Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác phẩm văn học) trang 137 | SGK Ngữ Văn 9 Kết nối tri thức (Tập 1)
Xin gửi tới quý thày cô và các em học sinh Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác phẩm văn học) trang 137 | SGK Ngữ Văn 9 Kết nối tri thức (Tập 1). Tài liệu giúp bạn tham khảo, chuẩn bị tốt cho bài học của mình. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 5: Đối diện với nỗi đau (KNTT)
Môn: Ngữ Văn 9
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn Văn 9 Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm
trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác
phẩm văn học)
Đề bài: Hãy trình bày một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi
(làm thế nào để học tốt môn ngữ văn?)
Hướng dẫn các bước Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm
trong đời sống phù hợp với lứa tuổi
Bước 1: Chuẩn bị trước khi thảo luận
- Chuẩn bị cho Vòng 1: Thảo luận trong nhóm:
● Cần chia lớp thành các nhóm và phân công người chủ trì, thư kí cho mỗi nhóm
● Phân công người chủ trì và thư kí cho thảo luận ở Vòng 2
- Chuẩn bị cho Vòng 2: Thảo luận trong phạm vi lớp học:
● Thống nhất vấn đề thảo luận dựa trên nội dung những tác phẩm văn học
đã học hoặc đã đọc
● Mỗi thành viên cần nắm nội dung khái quát và các chi tiết trong tác phẩm
có liên quan đến vấn đề lựa chọn, suy nghĩ về vấn đề và ghi lại ý kiến của
mình để chuẩn bị tham gia thảo luận
Bước 2: Thảo luận - Vòng 1:
● Mỗi thành viên phát biểu ý kiến theo chỉ định của người chủ trì
● Thư kí ghi chép nội dung các ý kiến thảo luận
● Cử đại diện tham gia vòng 2 - Vòng 2:
● Người chủ trì nêu vấn đề thảo luận đã được thống nhất và giới thiệu trước
lớp, mời đại diện các nhóm tham gia thảo luận
● Đại diện mỗi nhóm trình bày ý kiến dựa trên kết quả thảo luận nhóm đã
thực hiện ở vòng 1. Khi đại diện mỗi nhóm phát biểu, các thành viên trong
lớp lắng nghe, ghi chép, dự kiến các ý kiến hoặc câu hỏi tham gia thảo luận
● Sau khi đại diện các nhóm phát biểu hết một lượt, dưới sự điều hành của
người chủ trì, các thành viên trong nhóm lần lượt nêu ý kiến đóng góp
hoặc đặt câu hỏi để đại diện các nhóm trao đổi, tra rlowif
● Thư kí ghi chép nội dung các ý kiến thảo luận thành biên bản
● Kết thúc cuộc thảo luận, chủ trì tổng kết các nội dung chính đã thảo luận,
kahwnrg định ý nghĩa của buổi thảo luận
Bước 3: Đánh giá
● Đánh giá ý nghĩa của việc thảo luận về vấn đề, chất lượng các ý kiến phát biểu
● Trao đổi, rút kinh nghiệm về cách tổ chức, điều hành buổi thảo luận