Soạn bài Thực hành đọc: Tiếp xúc với tác phẩm Kết nối tri thức
Văn bản Tiếp xúc với tác phẩm trích trong "Tiếp xúc với nghệ thuật" của Thái Bá Vân. Tài liệu Soạn văn 11: Thực hành đọc: Tiếp xúc với tác phẩm, cung cấp những kiến thức vô cùng hữu ích.
Chủ đề: Bài 3: Cấu trúc của văn bản nghị luận
Môn: Ngữ Văn 11
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn bài Thực hành đọc: Tiếp xúc với tác phẩm
Câu 1. Nội dung các khái niệm đời sống vật thể và đời sống hình tượng được
tác giả sử dụng trong văn bản.
⚫ Đời sống vật thể là sự tồn tại vật thể, như đời sống đồ vật.
⚫ Đời sống hình tượng là sự tồn tại tinh thần như một hình tượng nghệ thuật, của giá trị thẩm mĩ.
Câu 2. Vấn đề giá trị chủ quan của tác phẩm.
- Bản chất hiện thực ở một tác phẩm không hề là cái kết cấu vật thể của đề tài,
hình thù, màu sắc nằm trên mặt tranh, như thế này hay như thế khác, gọi tên này
hay gọi tên khác, mà chính là cái hiện thực hình tượng.
- Ví dụ về bức tranh Em Thúy: không biết người đó là ai, xấu hay đẹp mà chỉ
biết về tác giả Trần Văn Cẩn, hiện thực hình tượng của Em Thúy là cái thế giới
nội tâm của Trần Văn Cẩn, là con mắt nhìn đời vào những năm 40 của thế kỉ này…
Câu 3. Vai trò của người xem, người đọc trong việc giúp hình tượng nghệ thuật.
⚫ Người đọc, người xem là người bình phẩm, đáng giá giá trị của tác phẩm.
⚫ Hiện thực và nội dung của tác phẩm còn sinh nở vô hạn trong đầu óc và con mắt của ngươi xem.
⚫ Một tác phẩm bao giờ cũng dành cho trí tưởng tượng của người xem một
cánh cửa tự do hé mở, chờ đợi ở người xem sự bù đắp chủ quan.
Câu 4. Cách triển khai các luận điểm trong văn bản.
Các luận điểm trong văn bản được triển khai một cách rõ ràng, mạch lạc. Các
tiểu mục được được đánh số, ngắn gọn nhưng phản ánh được nội dung.
=> Cách trình bày như vậy giúp nội dung của tác phẩm được rõ ràng, khoa học;
Người đọc, người nghe cũng dễ dàng nắm bắt được ý chính của văn bản.