Soạn bài Thực hành tiếng Việt Tập 2 trang 56 | Ngữ Văn 6 Kết nối tri thức
Soạn Thực hành tiếng Việt trang 56 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 tập 2 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Tài liệu được soạn dưới dạng file word, mời các em tham khảo và tải về dưới đây!
Chủ đề: Bài 8: Khác biệt và gần gũi (KNTT)
Môn: Ngữ Văn 6
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 Tập 2 trang 56 Kết nối tri thức
Câu 1 trang 56 Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức
Chỉ ra trạng ngữ trong các câu sau và cho biết chức năng của trạng ngữ ở từng câu:
a. Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ, tôi dần dần hiều ra rằng, thế giới này là muôn màu muôn vẻ, vô tận và hấp dẫn lạ lùng.
b. Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn.
c. Dù có ý định tốt đẹp, những người thân yêu của ta đôi lúc cũng không hẳn đúng khi ngăn cản, không để ta được sống với con người thực của mình.
Hướng dẫn trả lời
a. Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ, tôi dần dần hiều ra rằng, thế giới này là muôn màu muôn vẻ, vô tận và hấp dẫn lạ lùng.
- Trạng ngữ "Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ" bổ sung thông tin về thời gian cho câu
b. Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn.
- Trạng ngữ "Giờ đây" bổ sung thông tin về thời gian cho câu
c. Dù có ý định tốt đẹp, những người thân yêu của ta đôi lúc cũng không hẳn đúng khi ngăn cản, không để ta được sống với con người thực của mình.
- Trạng ngữ "Dù có ý định tốt đẹp" bổ sung thông tin về điều kiện cho câu
Câu 2 trang 57 Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức
Thử lược bỏ trạng ngữ trong các câu sau và chỉ ra sự khác nhau về nội dung giữa câu có trạng ngữ với câu không còn trạng ngữ:
a. Cùng với câu này, mẹ còn nói: “Người ta cười chết!”.
b. Trên đời, mọi người giống nhau nhiều điều lắm.
c. Tuy vậy, trong thâm tâm, tôi không hề cảm thấy dễ chịu mỗi lần nghe mẹ trách cứ.
Hướng dẫn trả lời
Lược bỏ trạng ngữ trong các câu sau và chỉ ra sự khác nhau về nội dung giữa câu có trạng ngữ với câu không còn trạng ngữ như sau:
Câu | Câu trước khi lược bỏ trạng ngữ | Câu đã lược bỏ trạng ngữ | Sự khác nhau về nội dung giữa câu có trạng ngữ với câu không còn trạng ngữ |
a | Cùng với câu này, mẹ còn nói: “Người ta cười chết!”. | Mẹ còn nói: “Người ta cười chết!”. | Câu văn trở nên chung chung, nội dung không gắn với điều kiện, tình huống cụ thể, trở nên khó hiểu, mất tính liên kết với phần trước |
b | Trên đời, mọi người giống nhau nhiều điều lắm. | Mọi người giống nhau nhiều điều lắm. | Câu văn mất đi phạm vi, tính phổ biển của sự "giống nhau nhiều điều" mà người nói muốn diễn đạt |
c | Tuy vậy, trong thâm tâm, tôi không hề cảm thấy dễ chịu mỗi lần nghe mẹ trách cứ. | Tôi không hề cảm thấy dễ chịu mỗi lần nghe mẹ trách cứ. | Khiến người đọc không rõ nội dung mà nhân vật muốn giãi bày được thể hiện bằng lời nói, hành động hay trong suy nghĩ |
Câu 3 trang 57 Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức
Thêm trạng ngữ cho các câu sau:
a. Hoa đã bắt đầu nở.
b. Bố sẽ đưa cả nhà đi công viên nước.
c. Mẹ rất lo lắng cho tôi.
Hướng dẫn trả lời:
Học sinh tham khảo các câu văn đã được thêm trạng ngữ sau:
Câu | Câu gốc | Câu đã thêm trạng ngữ |
a |
|
|
| ||
| ||
| ||
| ||
| ||
b |
|
|
| ||
| ||
| ||
| ||
| ||
c |
|
|
| ||
| ||
| ||
| ||
|
Câu 4 trang 57 Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức
Thành ngữ trong các câu sau có những cách giải thích khác nhau. Theo em, cách giải thích nào hợp Ií?
a. Đòi hỏi chung sức chung lòng không có nghĩa là gạt bỏ cái riêng của từng người.
Chung sức chung lòng có nghĩa là:
- Đoàn kết, nhất trí
- Giúp đỡ lẫn nhau
- Quyết tâm cao độ
b. Mẹ muốn tôi giống người khác, thì “người khác” đó trong hình dung của mẹ nhất định phải là người hoàn hảo, mười phân vẹn mười.
Mười phân vẹn mười có nghĩa là:
- Tài giỏi
- Toàn vẹn, không có khiếm khuyết
- Đầy đủ, toàn diện.
Hướng dẫn trả lời
Cách giải thích hợp lí là:
a. Đòi hỏi chung sức chung lòng không có nghĩa là gạt bỏ cái riêng của từng người.
- Chung sức chung lòng có nghĩa là: "Đoàn kết, nhất trí"
b. Mẹ muốn tôi giống người khác, thì “người khác” đó trong hình dung của mẹ nhất định phải là người hoàn hảo, mười phân vẹn mười.
- Mười phân vẹn mười có nghĩa là: "Toàn vẹn, không có khiếm khuyết"
Câu 5 trang 57 Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức
Hãy xác định nghĩa của thành ngữ (in đậm) trong các câu sau:
a. Tôi đã hiểu ra, mỗi lần bảo tôi: “Xem người ta kià!” là một lần mẹ mong tôi làm sao để bằng người, không thua em kém chị.
b. Kia, các bạn trong lớp tôi mỗi người một vẻ, sinh động biết bao.
c. Người ta thường nói học trò “nghịch như quỷ”, ai ngờ quỷ cũng là cả một thế giới, chẳng “quỷ” nào giống “quỷ” nào!
Hướng dẫn trả lời
Nghĩa của các thành ngữ in đậm là:
a. "thua em kém chị": thua kém, không bằng những người xung quanh, thân thiết, cùng trang lứa với mình
b. "mỗi người một vẻ": mỗi người đều có đặc điểm, tính cách riêng, không ai giống ai
c. "nghịch như quỷ": nghịch ngợm, phá phách, tinh quái hơn mức bình thường, khiến người ta khó chịu
-------------------------------------------------