-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 126 | Ngữ văn 12 Cánh diều (Tập 1)
Xin gửi tới quý thày cô và các em học sinh Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 126 | Ngữ văn 12 Cánh diều (Tập 1). Tài liệu giúp bạn tham khảo, chuẩn bị tốt cho bài học của mình. Mời bạn đọc đón xem!
Bài 4: Văn tế, thơ (CD) 6 tài liệu
Ngữ Văn 12 822 tài liệu
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 126 | Ngữ văn 12 Cánh diều (Tập 1)
Xin gửi tới quý thày cô và các em học sinh Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 126 | Ngữ văn 12 Cánh diều (Tập 1). Tài liệu giúp bạn tham khảo, chuẩn bị tốt cho bài học của mình. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 4: Văn tế, thơ (CD) 6 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 12 822 tài liệu
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 12
Preview text:
Câu 1 trang 126 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Tìm biện pháp tu từ nghịch ngữ trong các đoạn trích bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
của Nguyễn Đình Chiểu. Cho biết mỗi nghịch ngữ đó có tác dụng khắc hoạ hình ảnh
các nghĩa sĩ áo vải như thế nào.
a) Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.
Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập
mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.
b) Một mối xa thư đồ sộ, hả để ai chém rắn đuổi hươu; hai vầng nhật nguyệt chói
loà, đâu dung lũ treo dê bán chó. Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn
kình; chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.
c) Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu, bầu ngòi; trong tay cầm một
ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu, nón gõ. Chi nhọc quan quản gióng trống kì trống
giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn
to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.
d) Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp
nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành,
một chữ ẩm đủ đền công đó. Trả lời:
a) - Biện pháp nghịch ngữ: tay vốn quen làm – mắt chưa từng ngó
- Tác dụng: Nhằm thể hiện hình ảnh người nông dân chất phác, chân lấm tay bùn,
chưa từng biết đến giáo gươm hay các công việc luyện tập vốn có của một người
lính. Qua đó nổi bật lên hình ảnh người binh sĩ áo vải tuy chất phác nhưng vô cùng
mạnh mẽ khi đất nước gọi tên.
b) - Biện pháp nghịch ngữ: lũ treo dê bán chó – chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi
- Tác dụng: Đối lập với thủ đoạn “treo dê bán chó” của thực dân Pháp - mặt nạ
truyền giáo, khai hóa nhưng thực chất là bóc lột, đô hộ nhân dân ta. Chính là nghĩa
khí anh hùng, mạnh mẽ của những nghĩa sĩ Cần Giuộc. Ở họ nổi lên ý thức về sự
thống nhất của Tổ quốc, trách nhiệm trước công lí, lẽ phải.
c) - Biện pháp nghịch ngữ: “Ngoài cật có một manh áo vải,... dao tu, nón gõ” - “đạp
rào lướt tới, ... liều mình như chẳng có”
- Tác dụng: Thông qua câu văn đã lột tả sắc thái đối lập giữa sự thiếu thốn, thô sợ
của vật tư chiến đấu với lòng quyết tâm bền bỉ, mạnh mẽ tràn đầy trong người dân
Nam Bộ. Tuy thiếu thốn về vật tư là vậy, nhưng họ chỉ cầm một “ngọn tầm vông” đã
có thể xông lên phía trước, đánh đuổi giặc ngoại xâm. Hình ảnh những nghĩa sĩ Cần
Giuộc hiện lên thật hùng vĩ, cao cả, như những người anh hùng dũng mãnh.
d) - Biện pháp nghịch ngữ: “Sống đánh giặc”- “thác cũng đánh giặc”; “ Sống thờ vua”
– “Thác cũng thờ vua”
- Tác dụng: Bất tử hóa sự hy sinh của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc đã ngã
xuống. Họ đã chết nhưng khí phách và ý chí quyết tâm đánh giặc mãi còn đó với đất
trời, vang đến cả thế hệ mai sau.
Câu 2 trang 126 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Tìm những nghịch ngữ nói lên lòng thương tiếc và sự tri ân của người dân đối với
các nghĩa sĩ Cần Giuộc. Trả lời:
- “một trận khói tan” – “nghìn năm tiết rỡ”: Đối lập giữa tan hoang, tan biến thể xác
và danh tiếng mãi lưu truyền. Thể hiện sự trân trọng, tri ân của con cháu đối với
những người dũng sĩ đã ngã xuống.
- “Thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu
Tây; ở với Man di rất khổ”: Đối lập giữa việc hy sinh nhưng được về với tổ tiên, được
con cháu lưu truyền, đời đời kính trọng còn hơn được sống, mà phải sống trong nhục
nhã, áp bức của bọn thực dân, cuộc sống đó khổ gấp bội lần.
- “Mẹ già ngồi khóc trẻ”: Đối lập già – trẻ, đi ngược lại với quy luật tự nhiên, cũng
giống như câu thơ “kẻ đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh”. Thể hiện nỗi xót thương vô cùng
trước thực tế tàn khốc, những đứa con ra đi chống giặc không thể trở về, người mẹ ở
nhà chỉ biết đau đớn trong lòng.
Câu 3 trang 126 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Phân tích tác dụng của nghịch ngữ trong các ngữ liệu sau: a)
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức (Xuân Quỳnh) b)
Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện,
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên,
Thấy chú bé đi hài bảy dặm,
Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền. (Vũ Quần Phương) c)
Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian, (Xuân Diệu) Trả lời:
a) - Nghịch ngữ: Ngày – đêm ; mơ – thức
- Tác dụng: Con sóng ấy “nhớ bờ” đến độ “ngày đêm không ngủ được”. Vậy là cả
thời gian trong đoạn thơ cũng được mở rộng. Nỗi nhớ không chỉ trong một khoảnh
khắc mà kéo dài từ ngày đến đêm, một nỗi nhớ triền miên, khắc khoải, kéo đai như
vô tận. Nỗi nhớ ăn sâu vào tiềm thức của người con gái, đến cả trong những giấc
mơ. Nỗi nhớ từ đời thực, xuyên qua vào giấc mơ, khiến cho trái tim thổn thức không
nguôi. Qua đó, thể hiện khao khát tình yêu mãnh liệt mà tác giả muốn truyền tải.
b) - Nghịch ngữ: Nhắm mắt – nhìn thấy
- Tác dụng: Sự đối lập nhắn nhủ đến mỗi bạn đọc rằng, con người ta có thể cảm
nhận được nhiều thứ không chỉ qua con mắt. Nhắm đôi mắt lại nhưng có thể nhìn
thấy bao điều mới mẻ, trí tưởng tưởng sẽ phong phú biết bao nhiêu, ta sẽ được sống
trong mơ ước thần tiên. Ở trong bài thơ, người bà sẽ dẫn cháu đi vào thế giới thần
kì. Bà sẽ chắp cánh ước mơ cho cháu bay cao. Hình ảnh bà và thế giới cổ tích tạo
thành những kỉ niệm đẹp đẽ nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ.
c) - Nghịch ngữ: Đương tới – đương qua; non – già; rộng – chật
- Tác dụng: Chính sự đối lập ấy đã nhấn mạnh vào nỗi ám ảnh thời gian trong tác
giả, bởi mỗi phút giây quá đi là đời người lại thêm ngắn lại. Thời gian chẳng thể níu
giữ được mùa xuân, hay tuổi trẻ, mà thanh xuân chẳng bao giờ thắm lại, bởi thế mà
từng giây, từng phút đều phải trân trọng, phải vội vàng sống kẻo lỡ những thành
xuân cuộc đời. Qua biện pháp nghịch ngữ cho thấy cảm quan của thi nhân trước thời
gian đầy tinh tế. Đằng sau đó chính là nỗi niềm nuối tiếc sâu sắc trong tâm hồn nhà
thơ, ông gửi gắm lời nhắn nhủ tới độc giả rằng hãy sống hết mình vì tuổi trẻ, thời
gian đời người là hữu hạn.
Câu 4 trang 127 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) trình bày suy nghĩ của em về vẻ đẹp của
con người Việt Nam thể hiện trong đoạn trích Việt Bắc; trong đoạn văn có sử dụng
biện pháp tu từ nghịch ngữ Trả lời: Đang cập nhật...