-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Soạn bài Viết bài nghị luận về một vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ | Ngữ văn 12 Cánh diều (Tập 1)
Xin gửi tới quý thày cô và các em học sinh Soạn bài Viết bài nghị luận về một vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ | Ngữ văn 12 Cánh diều (Tập 1). Tài liệu giúp bạn tham khảo, chuẩn bị tốt cho bài học của mình. Mời bạn đọc đón xem!
Bài 4: Văn tế, thơ (CD) 6 tài liệu
Ngữ Văn 12 822 tài liệu
Soạn bài Viết bài nghị luận về một vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ | Ngữ văn 12 Cánh diều (Tập 1)
Xin gửi tới quý thày cô và các em học sinh Soạn bài Viết bài nghị luận về một vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ | Ngữ văn 12 Cánh diều (Tập 1). Tài liệu giúp bạn tham khảo, chuẩn bị tốt cho bài học của mình. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 4: Văn tế, thơ (CD) 6 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 12 822 tài liệu
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 12
Preview text:
Bài tập thực hành 1 trang 128 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Bài tập: “Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm” có đoạn: “Tuổi trẻ của mình đã thấm đượm mồ
hôi, nước mắt, máu xương của những người đang sống và những người đã chết.
Tuổi trẻ của mình đã cứng cáp trong thử thách gian lao của chiến trường, tuổi trẻ
của mình cũng đã nóng rực vì ngọn lửa căm thù đang ngày đêm hun đốt. Và gì nữa,
phải chăng mùa xuân của tuổi trẻ cũng vẫn thắm đượm thêm vì màu sắc của mơ
ước và yêu thương vẫn ánh lên trong những đôi mắt nhìn mình”.
Qua đoạn văn trên, em có suy nghĩ gì về lẽ sống của tuổi trẻ Việt Nam trong những
năm kháng chiến bảo vệ Tổ quốc? Từ đó, hãy bàn luận về lẽ sống của thế hệ trẻ ngày nay.
*Bài viết mẫu tham khảo:
Lẽ sống, đó là mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà con người phấn đấu để đạt tới, lẽ
sống cũng giống như lí tưởng - ngọn đèn dẫn lối, chỉ cho con người con đường họ
phải đi để đạt được mục đích, nó tạo ra động lực, thúc đẩy con người khôn ngừng đi
lên phát triển. Bởi lẽ vậy mà trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ thanh thiếu niên
cần thiết phải tìm ra một lý tưởng trong mình. Trong thời kì kháng chiến cũng như
trong thời bình, mỗi thanh thiếu niên đều có lý tưởng sống để theo đuổi, tuy nhiên
giữa lẽ sống của một thế hệ nhưng ở hai thời kì khác nhau sẽ có đôi điều khác biệt.
Lẽ sống tuổi trẻ việt nam trong những năm kháng chiến bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ Tổ
quốc, giành lại độc lập, tự do cho đất nước, cho nhân dân.
Như trong “nhật kí Đặng Thùy Trâm”, cô có viết “tuổi trẻ đã nóng rực vì ngọn lửa
căm thù”, “ tuổi trẻ của mình đã thấm đượm mồ hôi, nước mắt, máu xương”. Ấy là
một tuổi trẻ bắt đầu trong chiến tranh và cũng sẵn sàng gục ngã nơi chiến trận. Một
tuổi trẻ sẵn sàng gạt bỏ những ước nguyện cá nhân vì một lí tưởng chung của dân
tộc, ấy là độc lập, tự do. Đó chính là lý tưởng sống mà muôn vàn thế hệ theo đuổi.
Cũng bởi vậy, họ không tiếc hi sinh thân mình, họ vẫn quyết tâm, kiên cường dẫu
bao hi sinh, gian khó, họ “cứng cáp trong thử thách gian lao chiến trường”, đó là lẽ
sống của một thế hệ thanh niên thời chống Mỹ.
Trong thời kì kháng chiến chống Pháp cũng vậy, biết bao áng văn chương đã viết về
tuổi trẻ nơi chiến trận. Như trong bài thơ “Tây Tiến”. Một đặc điểm nổi bật của đoàn
quân Tây Tiến đó là hầu hết họ đều là những sinh viên, học sinh tình nguyện tham
gia chiến đấu. Ở đó, những người thanh thiếu niên vì sự nghiệp giải phóng dân tộc
mà không sợ hiểm nguy, họ sống thiếu thốn, nghèo khổ, lam lũ, thậm chí phải chịu
những nỗi đau đớn, vật vã của căn bệnh sốt rét rừng.… Nhưng tất cả mọi thử thách
dù nhọc nhằn gian khổ đến đâu, đều không quật ngã được ý chí sắt đá, sự kiên
cường bất khuất của những con người được tôi rèn và soi sáng bằng lí tưởng cách mạng.
Trong một bài thơ khác của nhà thơ Huy Cận cũng thể hiện rất rõ lẽ sống của thế hệ
thanh niên Việt Nam thời kháng chiến, đó là bài thơ “Ngã ba đồng lộc”, viết về một
“ngã ba Đồng Lộc làm bằng xương máu”. Những câu thơ vang lên như lời đau xót,
tiếc thương cho số phận “Các cô như còn đứng đó /Chờ lấp hồ bom/Đường thông xe
các cô mới đi nằm/ Các cô để lại tuổi thanh niên/ Mười chín, hai mươi, hăm hai tuổi /
Cho đất nước, quê hương”. Các cô gái không tiếc tuổi trẻ đang độ xuân thì đẹp đẽ,
họ đã “chờ”, chờ lấp hố bom, chờ đường thông xe qua, trọn vẹn nghĩa vũ mới dám yên lòng.
Dường như, với tất cả sự năng động, nhiệt huyết của tuổi trẻ, họ sẵn sàng là lực
lượng tiên phong thực hiện lý tưởng của Đảng, họ sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp giải
phóng dân tộc của đất nước, cho lí tưởng cách mạng, sống và chiến đấu vì độc lập
tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Lẽ sống của họ chính là Tổ quốc, họ
dâng hiến cuộc đời mình cho Tổ quốc, đúng như tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc
quyết sinh”. Độc lập tự do chính là điều mà họ hướng tới.
Trong thời đại ngày nay, khi đất nước hoà bình, lẽ sống của thế hệ trẻ cũng có nhiều
chuyển biến. Dường như mỗi người đều có lẽ sống của riêng mình, đó có thể là khát
khao thể hiện bản thân, được đóng góp cho gia đình và cộng đồng xã hội.
Dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế, đã tạo ra
nhiều cám dỗ, thanh niên dễ đánh mất bản ngã của mình. Sinh ra trong thời bình, họ
thờ ơ, lãnh đạm đối với con đường phát triển của đất nước, tỏ ra xa lạ với lý tưởng
cách mạng, thậm chí có sự chống phá bởi lôi kéo của các thế lực phản động. Thậm
chí, một bộ phân giới trẻ không có ước mơ, hoài bão hoặc có ước mơ nhưng không
cố gắng thực hiện. Trước thực trạng đó, chúng ta cần cảnh giác cao độ trước âm
mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch. Cần xây dựng cho mình một lẽ
sống cao đẹp, khát khao đóng góp, dựng xây quê hương, Tổ quốc.
Nếu lẽ sống của thế hệ thanh niên trước đây là hy sinh tuổi thanh xuân của mình
cho độc lập tự do của Tổ quốc thì lẽ sống của thanh niên hôm nay là xây dựng nước
Việt Nam hùng mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu. Dù xưa hay nay thì
vẫn chung một lý tưởng. Bởi lẽ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đã trở
thành mục tiêu, lý tưởng xuyên suốt. Vì vậy, mỗi người, đặc biệt là thanh thiếu niên,
cần phải biết phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống, nỗ lực hết mình để đạt được
những thành tựu cho riêng mình. Đặc biệt khi vấp ngã không được chán nản, buông
xuôi mà tìm cách đứng dậy để tiếp tục kiên trì trên con đường mình đã chọn. Bên
cạnh đó, mỗi thanh niên phải có đủ bản lĩnh, lập trường lựa chọn hướng đi cho mình
để quyết định tương lai của mình, quyết định tương lai của đất nước. Cần phải ra
sức học hỏi kinh nghiệm, tinh hoa văn hoá nhân loại để rồi trở thành hành trang
dựng xây cho quê hương đất nước mình.
Như lời Bác đã dạy:“Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền /Đào núi và lấp
biển /Quyết chí ắt làm nên”. Thanh niên chúng ta, dù trong thời đại nào đi nữa cũng
cần phải có một lẽ sống tốt đẹp để dựng xây và theo đuổi.
Bài tập thực hành 2 trang 129 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Bài tập: Hãy viết đoạn văn giải thích ý nghĩa của nhan đề văn bản “Quyết định khó
khăn nhất” (Võ Nguyên Giáp) hoặc “Khúc tráng ca nhà giàn” (Xuân Ba). Trả lời:
Võ Nguyên Giáp là một trong những nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt
Nam. Văn bản “Quyết định khó khăn nhất” chính là một đoạn trích trong tác phẩm
của ông. Đoạn trích viết về một sự kiện quan trọng trong chiến dịch Điện Biên Phủ,
một sự kiện đưa đến bước ngoặt lớn. Nhan đề “Quyết định khó khăn nhất” đã thể
hiện một cách rõ ràng và trực tiếp tư tưởng chủ đề cũng như nội dung văn bản. Bởi
lẽ “Quyết định khó khăn nhất” ở đây chính là việc thay đổi phương châm tác chiến,
văn bản xoay quanh những cuộc họp bàn để đưa ra quyết định cuối cùng, có nên
thay đổi hay không, vì vậy có thể nói, nhan đề đã thể hiện trực tiếp nội dung tư
tưởng của văn bản. Thứ nữa, nhan đề tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện. Thông qua
nhan đề, người đọc biết được nội dung tác phẩm hướng tới, qua đó, tăng thêm lòng
hiếu kì và mong muốn tìm hiểu quyết định khó khăn nhất ở đây là gì. Như vậy, nhan
đề đoạn trích tuy đơn giản, dễ hiểu nhưng lại bao chứa nhiều ý nghĩa, vừa giúp
người đọc nhanh chóng nắm bắt thông tin chính trong văn bản, vừa khơi gợi lòng
hiếu kì, hấp dẫn người đọc, nhan đề như một cột mốc vẻ vang trong trang sử hào hùng của dân tộc.