-
Thông tin
-
Quiz
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 28 | SGK Ngữ Văn 9 Kết nối tri thức (Tập 2)
Xin gửi tới quý thày cô và các em học sinh Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 28 | SGK Ngữ Văn 9 Kết nối tri thức (Tập 2). Tài liệu giúp bạn tham khảo, chuẩn bị tốt cho bài học của mình. Mời bạn đọc đón xem!
Bài 6: Giải mã những bí mật (KNTT) 14 tài liệu
Ngữ Văn 9 830 tài liệu
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 28 | SGK Ngữ Văn 9 Kết nối tri thức (Tập 2)
Xin gửi tới quý thày cô và các em học sinh Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 28 | SGK Ngữ Văn 9 Kết nối tri thức (Tập 2). Tài liệu giúp bạn tham khảo, chuẩn bị tốt cho bài học của mình. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 6: Giải mã những bí mật (KNTT) 14 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 9 830 tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 9
Preview text:
Soạn văn 9 Tập 2 trang 28 Kết nối tri thức
Câu 1 trang 28 Ngữ Văn 9 Tập 2 Kết nối tri thức: Xác định quan hệ ý nghĩa giữa
các vế trong những câu ghép dưới đây. Có thể tách mỗi vế của câu ghép thành một
câu đơn được không? Vì sao?
a. Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc các ngươi cũng mất; chẳng
những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn; chẳng những xã tắc
tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên; chẳng những
thân ta kiếp này chịu nhục, rồi đến trăm năm sau, tiếng dơ khôn rửa, tên xấu còn
lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng là tướng bại trận.
(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)
b. Nếu con chưa đi, cụ Nghị chưa giao tiền cho, u chưa có tiền nộp sưu thì không
khéo thầy con sẽ chết ở đình, chứ không sống được.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn) Trả lời:
a) Chẳng những thái ấp của ta(CN1) không còn(VN1), mà bổng lộc các ngươi(CN2) cũng
mất(VN2); chẳng những gia quyến của ta(CN3) bị tan(VN3), mà vợ con các ngươi(CN4)
cũng khốn(VN4); chẳng những xã tắc tổ tông ta(CN5) bị giày xéo(VN5), mà phần mộ cha
mẹ các ngươi(CN6) cũng bị quật lên(VN6); chẳng những thân ta(CN7) kiếp này chịu nhục,
rồi đến trăm năm sau, tiếng dơ khôn rửa, tên xấu còn lưu(VN7), mà đến gia thanh các
ngươi(CN8) cũng không khỏi mang tiếng là tướng bại trận(VN8).
→ Câu ghép trên gồm có 8 vế câu: mỗi hai vế câu liên tiếp sẽ được nối với nhau
bằng cặp kết từ "chẳng những - mà"
→ Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu là quan hệ liệt kê, tăng cấp
→ Không nên tách các vế câu ghép trên thành câu đơn, bởi vì các vế câu vốn đang
có quan hệ chặt chẽ với nhau, biểu thị những hậu quả khôn lường được sắp xếp
theo cấp độ tăng dần của việc mất nước. Nếu tác thành câu đơn, sẽ làm giảm mất sự liên kết đó.
b. Nếu con(CN1) chưa đi(VN1), cụ Nghị(CN2) chưa giao tiền cho(VN2), u(CN3) chưa có tiền
nộp sưu(VN3) thì không khéo thầy con(CN4) sẽ chết ở đình, chứ không sống được(VN4).
→ Câu ghép trên gồm có 2 vế câu nối với nhau bằng cặp kết từ "nếu thì" chỉ quan
hệ nguyên nhân kết quả. Trong đó vế câu thứ nhất (bắt đầu bằng kết từ "nếu" gồm 3
vế câu có quan hệ liệt kê
→ Không nên tách các vế câu ghép trên thành câu đơn, bởi vì các vế câu cung cấp
những thông tin chi tiết, cụ thể về tình huống hiện tại của gia đình cho người con
nghe - người con còn rất nhỏ. Nên nếu tách thành câu đơn thì thông tin sẽ không
còn đầy đủ, và giảm tính cấp bách của vấn đề được nêu
Câu 2 trang 29 Ngữ Văn 9 Tập 2 Kết nối tri thức: Hãy chuyển đổi các câu đơn
trong mỗi trường hợp sau thành câu ghép và nhận xét sự khác biệt về ý nghĩa giữa
các câu đơn ban đầu và câu ghép có được sau khi chuyển đổi.
a. Rõ ràng Phạm Xuân Ẩn có cuộc đời của nhân vật tiểu thuyết. Nhưng các nhà báo
Việt Nam cũng như nhà báo nước ngoài mới chỉ có được “vài chớp đèn flash” nắm
bắt những nét thoáng qua nào đó của cuộc đời ông theo một số sự kiện lịch sử lớn lao...
(Nguyễn Thị Ngọc Hải, Phạm Xuân Ẩn - tên người như cuộc đời)
b. Thầy dạy rất ân cần, tỉ mỉ, chỉ bảo cho chúng tôi từng li từng tí: cách tô màu, đánh
bóng, cả cách gọt bút chì thế nào cho đẹp và dễ vẽ. Nhưng thú vị hơn cả là những
câu chuyện của thầy.
(Xuân Quỳnh), Thầy giáo dạy vẽ của tôi)
c. Chắc cô giáo rất vui trước món quà của em, giữa bao món quà của các bạn. Và
em sẽ không để tên mình - tên người mang cánh buồm tặng cô.
(Lâm Thị Mỹ Dạ, Cánh buồm ngũ sắc) Trả lời:
Chuyển đổi các câu đơn thành câu
Nhận xét sự khác biệt về ý nghĩa ghép
giữa các câu đơn ban đầu và câu
ghép có được sau khi chuyển đổi
a. Rõ ràng Phạm Xuân Ẩn có cuộc đời → Khi diễn đạt bằng 2 câu đơn (như
của nhân vật tiểu thuyết nhưng các trước khi chuyển đổi), thông tin "các
nhà báo Việt Nam cũng như nhà báo nhà báo Việt Nam cũng như nhà báo
nước ngoài mới chỉ có được “vài chớp nước ngoài mới chỉ có được “vài chớp
đèn flash” nắm bắt những nét thoáng đèn flash” nắm bắt những nét thoáng
qua nào đó của cuộc đời ông theo một qua nào đó của cuộc đời ông theo một
số sự kiện lịch sử lớn lao...
số sự kiện lịch sử lớn lao..." được
nhấn mạnh hơn, gây chú ý hơn với người đọc
b. Thầy dạy rất ân cần, tỉ mỉ, chỉ bảo → Việc diễn đạt bằng 2 câu đơn giúp
cho chúng tôi từng li từng tí: cách tô nhấn mạnh hơn hơn thông tin "thú vị
màu, đánh bóng, cả cách gọt bút chì hơn cả là những câu chuyện của thầy"
thế nào cho đẹp và dễ vẽ nhưng thú vị
hơn cả là những câu chuyện của thầy.
c. Chắc cô giáo rất vui trước món quà → Việc diễn đạt bằng hai câu đơn
của em, giữa bao món quà của các giúp nhấn mạnh hơn hành động của
bạn và em sẽ không để tên mình - tên nhân vật "em" không để tên mình - tên
người mang cánh buồm tặng cô.
người mang cánh buồm tặng cô
Câu 3 trang 29 Ngữ Văn 9 Tập 2 Kết nối tri thức: Các đoạn trích sau vừa có câu
đơn vừa có câu ghép. Hãy chỉ ra sự phù hợp giữa kiểu cấu trúc câu và ý nghĩa cần
biểu đạt của mỗi câu.
a. Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân
nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!
Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định
không chịu làm nô lệ.
(Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến)
b. Vì sao sau khi đất nước giải phóng, cả nước và thế giới biết rõ ông là tình báo,
vậy mà người Mỹ trong giới báo chí hoạt động cùng thời với ông nay trở lại Việt Nam
vẫn đem lòng tin tưởng và kính trọng ông? Đó là một nhân cách, một tài năng. Đời
ông là một câu trả lời lớn cho nhiều câu hỏi vẫn làm đau đầu nhiều người bạn Mỹ của ông.
(Nguyễn Thị Ngọc Hải, Phạm Xuân Ẩn - tên người như cuộc đời) Đang cập nhật...
Câu 4 trang 29 Ngữ Văn 9 Tập 2 Kết nối tri thức: Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu)
trình bày cảm nghĩ của em về nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn sau khi đọc văn bản
Phạm Xuân Ẩn - tên người như cuộc đời, trong đoạn văn có ít nhất một câu ghép. Đang cập nhật...