Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 52 | Ngữ văn 11 Cánh diều
Xin gửi tới bạn đọc bài viết Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 52 Cánh diều. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu học Văn 11 Cánh diều. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Chủ đề: Bài 2: Thơ văn Nguyễn Du
Môn: Ngữ Văn 11
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Thực hành tiếng Việt trang 52
Câu 1. Chỉ ra các cặp câu hoặc vế câu đối nhau trong những câu thơ
dưới đây. Phân tích một cặp đối để thấy các từ ngữ và cấu trúc câu trong
cặp ấy đối nhau về những mặt nào. Khúc sông, bên lở bên bồi Bên lở thì đục, bên bồi thì trong a)
Khúc sông, bên lở bên bồi
Bên lở thì đục, bên bồi thì trong (Ca dao) b)
Lom khom dưới núi, tiều vài chủ,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. (Bà Huyện Thanh Quan) a)
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng, trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo. (Nguyễn Khuyến) Bài làm
a. Bên lở đối với bên bồi, đục đối với trong => Phép đối diễn tả sự tương
phản giữa bên lở bên bồi của khúc sông.
b. Lom khom đối với lác đác (hình thể và số lượng), dưới núi đối với
bên sông (vị trí địa hình). => Nhấn mạnh sự vất vả, đói nghèo, lam lũ
của người dân vùng Đèo Ngang; sự thưa thớt, vắng vẻ, bé nhỏ, tiêu điền hoang vắng ở nơi đây.
c. Cặp câu có sự sóng đôi của hình ảnh “sóng biếc” và “lá vàng”, màu
“biếc” và sắc “vàng” tạo nên sự hài hoà của bức tranh ngày thu. Bức
tranh thu có sự chuyển động của các sự vật khá gần gũi trong cuộc sống
con người, nhưng sự chuyện động ấy lại có sự đối lập bởi bên dưới mặt
ao sóng nước nương theo làn hơi để “gợn tí” nhưng bên trên khoảng
không là trạng thái “khẽ đưa vèo” của lá vàng trước gió.
Câu 2. Tìm biện pháp đối trong đoạn thơ dưới đây (trích Truyện Kiều
của Nguyễn Du). Biện pháp đối trong đoạn trích giúp người đọc hình
dung về hai chị em Thuý Vân, Thuý Kiều như thế nào? Đầu lòng hai ả tố nga
Thuỷ Kiều là chị, em là Thuỷ Vân.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.
Vân xem trang trọng khác với
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo, mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. Bài làm
Trong đoạn thơ dưới đây (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) tác giả sử
dụng phép đối trong việc miêu tả vẻ đẹp của hại em Thúy Vân và Thúy
Kiều. Trong khi Thùy Vân mang vẻ đẹp nhẹ nhàng, hài hòa thì Thúy
Kiều mang vẻ đẹp sắc sảo khiến thiên nhiên phải ghe tị, nhún nhường.
- Miêu tả sắc đẹp của Thúy Vân: Tả cụ thể: “Khuôn trăng đầy đặn, nét
ngài nở nang” (nghĩa là gương mặt phúc hậu, mắt phượng mày ngài. Nụ
cười tươi như hoa, tiếng nói trong như ta trắng như tuyết, tóc đen như mây).
- Miêu tả sắc đẹp của Thúy Kiều: tả vẻ đẹp của đôi mắt: “làn thu thủy,
nét xuân sơn” (mắt long lanh như nước hồ thu, lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân).
Những yếu tố miêu tả này giúp cho bức chân dung của hai chị em Thúy
kiều, Thúy Vân hiện lên đầy ấn tượng, sinh động và gợi cảm.
Câu 3. Biện pháp đối được vận dụng trong các đoạn văn sau như thế
nào? Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó trong các đoạn văn đã dẫn.
a) Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý
báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần
ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó
lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước
và lũ cướp nước. (Hồ Chí Minh)
b) Với một nếp sống phong lưu về vật chất, phong phú về tinh thần, lịch
sử ngàn năm văn vật của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội đã hun đúc
cho người Hà Nội một nếp sống thanh lịch: từng trải mà nhẹ nhàng, kiên
định mà duyên dáng, hào hoa mà thanh thoát, sang trọng mà không xa
hoa, cởi mở mà không lố bịch, nhố nhăng, ... từ lời ăn tiếng nói đến
phong cách làm ăn, suy nghĩ. (Trần Quốc Vượng)
c) Hội nhập là việc sông kết vào với biển, chứ không phải việc sông tan
biến vào trong biển. Chúng ta gắn kết với thế giới, chứ không phải
chúng ta tan biến vào thế giới. (Nguyễn Sĩ Dũng) Bài làm
a. Tác giả đã khóe léo miêu tả trên ngòi bút nghệ thuật biện pháp đối
được tác giả sử dụng trong câu "Tinh thần yêu nước" như "một làn sóng
vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó
nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước." được thể hiện một cách
cụ thể và độc đáo. Tác dụng: Bằng việc sử dụng biện pháp tu từ đối tác
giả đã làm nổi bật sức mạnh cuồn cuộn, vô song của tinh thần yêu nước.
b. Đối trong "từng trải mà nhẹ nhàng, kiên định mà duyên dáng, hào hoa
mà thanh thoát, sang trọng mà không xa hoa, cởi mở mà không lố bịch,
nhố nhăng, ... " Việc sử dụng pháp đối giúp làm nổi bật nét đẹp trong
phong cách sống của người Hà Nội.
c. Việc sử dụng "Kết vào" đối với "tan biến" nhằm nhấn mạnh người đọc
cần hòa nhập chứ không hòa tan.
Câu 4. Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) giới thiệu một câu đối
Tết mà em đã sưu tầm. Đoạn văn cần giúp người đọc thấy được cái hay
của biện pháp đối trong câu đối ấy. Bài làm
Câu đối Tết là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống của người
Việt Nam ta từ trước đến nay. Một trong những câu đối được nhiều
người Việt Nam biết đến phải kể đến "Cung chúc tân xuân - Vạn sự như
ý". Chúng ta có thể hiểu cung chúc tân xuân là cách nói khác của từ chúc
mừng năm mới mà chúng ta thường sử dụng. Cung chúc tân xuân còn
thường được viết trong bản thư pháp và treo trong nhà với ý nghĩa mừng
một năm mới nhiều may mắn. Đối với cung chúc tân niên là vạn sự như
ý. Vạn sự như ý có nghĩa là chúc gia chủ năm mới không có điều phiền
muộn, mọi sự như mong muốn.