-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 95 | Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo
Xin gửi tới bạn đọc bài viết Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 95 Chân trời sáng tạo để bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết để có thêm tài liệu học Văn 11 Chân trời sáng tạo nhé.
Chủ đề: Bài 4: Nét đẹp văn hóa và cảnh quan (Văn bản thông tin)
Môn: Ngữ Văn 11
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Thực hành tiếng Việt trang 95
Câu 1: Xác định những phần trích dẫn trong đoạn trích sau và cho biết đó là kiểu trích dẫn nào:
Theo Nguyễn Thị Phương Châm (2013), nhìn vào hầu hết các khía cạnh
của văn hoá Việt Nam trong hai thập kỉ qua, có thể dễ dàng nhận ra màu
sắc toàn cầu trong đó, nhất là trong đời sống văn hoá thường ngày. “Có lẽ
chỉ trong bối cảnh hiện tại, khi loàn cầu hoá đã “phủ sóng” rộng khắp thì
ngay tại Việt Nam, dân chúng mới có thể ngắm hoa anh đào, thường thức
su si (sushi), đọc truyện tranh Nhật Bản, nghe nhạc, xem phim Hàn Quốc,
thưởng thức quốc họa Trung Hoa, lễ hội hoá trang Bra- xin (Brazil), rồi
hip- hop, truyện Ha-ri Pót-tơ (Harry Potter), phim Hô-li-út (Hollywood),
các thần tượng bóng đá, ca nhạc, điện ảnh quốc tế của giới trẻ...” (Nguyễn
"Thị Phương Châm, 2013). Rõ ràng, toàn cầu hoá có những tác động mạnh
mẽ đến văn hoá giới trẻ, mà một trong những khía cạnh tiêu biểu là văn hoá giải trí của họ.
(Định Việt Hà, Văn hoá giải trí của giới trẻ Việt Nam trong bối cảnh toàn
cầu hoá, tạp chí Văn hoá đân gian, số 5 /2017) Bài làm
Các phần trích dẫn: Theo Nguyễn Thị Phương Châm (2013), nhìn vào hầu
hết các khía cạnh của văn hoá Việt Nam trong hai thập kỉ qua, có thể dễ
dàng nhận ra màu sắc toàn cầu trong đó, nhất là trong đời sống văn hoá
thường ngày. “Có lẽ chỉ trong bối cảnh hiện tại, khi loàn cầu hoá đã “phủ
sóng” rộng khắp thì ngay tại Việt Nam, dân chúng mới có thể ngắm hoa
anh đào, thường thức su si (sushi), đọc truyện tranh Nhật Bản, nghe nhạc,
xem phim Hàn Quốc, thưởng thức quốc họa Trung Hoa, lễ hội hoá trang
Bra- xin (Brazil), rồi hip- hop, truyện Ha-ri Pót-tơ (Harry Potter), phim
Hô-li-út (Hollywood), các thần tượng bóng đá, ca nhạc, điện ảnh quốc tế
của giới trẻ...” (Nguyễn "Thị Phương Châm, 2013).-> Kiểu trích dẫn trực tiếp.
Câu 2: Quan sát những phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn
bản Sơn Đoòng - thế giới chỉ có một, Đồ gốm gia dụng của ngời Việt và
thực hiện các yêu cầu sau:
a. Xác định loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong các văn bản trên
b. Cách trình bày các phương tiện ấy trong văn bản có gì đáng lưu ý?
c. Chỉ ra tác đụng của từng loại phương tiện trong mỗi văn bản. Bài làm
a. Loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong các văn bản trên là hình ảnh
b. Văn bản sử dụng các hình ảnh xuyên suốt bài, mỗi phần đều có các yếu
tố hình thức là các hình ảnh minh họa
c. Trong văn bản Đồ gốm gia dụng của người Việt: Các yếu tố này giúp
cho các ý tưởng và thông tin sinh động, hấp dẫn, sinh động hơn, người
đọc dễ hiểu và hình dung vấn đề hơn.
Trong văn bản Sơn Đoòng - thế giới chỉ có một: Các yếu tố hình thức của
văn bản đã hỗ trợ chứng minh và giải thích, nêu được ý và nội dung cho
việc biểu đạt nội dung chính.
Câu 3: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
a, Loại phương tiện phi ngôn ngữ nào được sử dụng trong văn bản?
b, Nhận xét về hiệu quả của việc sử dụng kết hợp phương tiện phi ngôn
ngữ với phương tiện ngôn ngữ trong văn bản. Bài làm
a, Loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng là Hình ảnh
b, Tác dụng của việc kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp ngôn ngữ với
phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản thông là:
+ Văn bản trở nên rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu hơn.
+ Những phần không thể diễn đạt được bằng ngôn ngữ thì đã có phương
tiện phi ngôn ngữ như: hình ảnh minh họa khiến cho việc đọc hiểu vẫn
diễn ra một cách thuận lợi
Câu 4: Tìm một văn bản thông tin có sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ
( lưu ý dẫn nguồn đầy đủ). Cho biết loại phương tiện phi ngôn ngữ được
sử dụng và tác dụng của phương tiện ấy trong văn bản. Bài làm
Văn bản Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam -
Trích “Nét tinh hoa văn hóa dân gian Việt Nam”: có sử dụng phương tiện
phi ngôn ngữ hình ảnh, số liệu. Tác dụng:
Từ Đọc đến Viết
Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) đề xuất một giải pháp phát
triển tình yêu văn hóa dân tộc cho học sinh trong trường. Bài làm
Mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ lại có một bản sắc, một nét đẹp văn hóa
khác nhau. Chúng ta cần phải biết giữ gìn bản sắc văn hóa của mình cũng
như quảng bá những nét đắc sắc đó đến với bạn bè năm châu. Bản sắc văn
hóa dân tộc là những nét văn hóa từ lâu đời của dân tộc được truyền từ
đời này sang đời khác đã trở thành những phong tục tập quán, những đặc
trưng vùng miền của cả đất nước ta. Bên cạnh đó, bản sắc văn hóa dân tộc
còn là những giá trị tạo nên sự khác biệt của mỗi quốc gia, sự phong phú
trong lối sống, sinh hoạt tập thể của con người và tạo nên sự đa dạng màu
sắc cho cuộc sống. Bản sắc văn hóa dân tộc có tầm quan trọng lớn lao đối
với cuộc sống của mỗi người nói riêng và sự phát triển của đất nước nói
chung. Bản sắc văn hóa dân tộc hay cụ thể hơn là văn hóa vùng miền là
nơi con người giao lưu văn hóa, cùng nhau tôn vinh vẻ đẹp của quê hương
mình, cũng là nơi con người gắn kết với nhau, vui đùa. Bản sắc văn hóa
dân tộc còn là những đặc trưng về văn hóa của quốc gia đó, là nét làm cho
đất nước mình không bị nhầm lẫn với bất kì đất nước nào khác. Tuy nhiên,
hiện nay, nhiều nét đẹp trong bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam ta
đang bị mai một, mất dần đi hoặc suy thoái, biến tướng thành nhiều thể
loại khác. Chính vì thế, mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải có
ý thức tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát
huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Nhà trường cần tổ chức nhiều
hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri
thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Mỗi người học sinh cần phải đặt trách
nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu, tích cực trau dồi hiểu
biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà.
------------------------------------