Soạn bài Thuyền trưởng tàu viễn dương - Chân trời sáng tạo
Soạn bài Thuyền trưởng tàu viễn dương Chân trời sáng tạo được biên soạn ra cho các em học sinh tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức để chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 5: Những tình huống khôi hài (CTST)
Môn: Ngữ Văn 8
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Thuyền trưởng tàu viễn dương
Câu 1. Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản trên là hài kịch?
- Nhân vật: ông Toàn Nha là một người mắc bệnh sĩ.
- Xung đột kịch: Bị bỏng nặng, ông Toàn Nha phải đi cấp cứu trên chiếc tàu chở
phân đạm của Hưng, nhưng vẫn mơ màng hãnh diện rằng đang được chở đi trên
chuyến “tàu viễn dương” do chàng rể tương lai - một vị thuyền trưởng dày dặn
kinh nghiệm điều khiển.
- Các lời đối thoại, độc thoại của từng nhân vật, những chỉ dẫn sân khấu được đặt trong ngoặc đơn.
Câu 2. Phân tích một số thủ pháp trào phúng trong bài.
Một số thủ pháp trào phúng trong bài: phóng đại (việc ông Toàn Nha đi được chở
đi trên chuyến “tàu viễn dương”), tương phản giữa bên ngoài và bên trong (thuyền
trưởng - anh lái thợ lái tàu đường sông, tàu viễn dương - tàu chở phân đạm),...
Câu 3. Nêu một số ví dụ trong văn bản về lời đối thoại và lời chỉ dẫn sân khấu. a. Lời đối thoại: - Hưng và Nhàn: Hưng – Lửa… cháy!
Nhàn – Anh ở trong đó à?
Hưng – Vâng, không phải chuột, mà là tôi, thuyền trưởng con tàu chở phân này, tôi
không phải thuyền trưởng viễn dương, tôi đã dối Nhàn, Nhàn đã không biết! Nhàn – Biết chứ. Hưng – Biết gì?
Nhàn – Biết là anh đã nói dối… Biết ngay từ lúc anh mới về, bác Thân đi đánh vỏ
đã nhìn thấy anh lái con tàu chở đạm cặp bến sông nhà, đã kể với em. Em chỉ
không hiểu tại sao anh lại phải nói dối như vậy… Vì sao? Văn Sửu - ông Toàn Nha:
Văn Sửu – Bác Nha! Bác đã tỉnh?
Ông Nha – Lễ rước đuốc mừng công… kết thúc tốt đẹp chứ Sửu?
Văn Sửu – Báo cáo bác… dù sao vẫn tốt đẹp ạ. Chúng em đưa bác lên con tàu…
chở phân này… đến bệnh viện cấp cứu ạ.
b. Lời chỉ dẫn sân khấu:
Tiến – Điên à? Trời rét thế này! Xem nào (suy nghĩ). Mình sẽ trao đổi rất ngắn
gọn rồi tìm cách đẩy họ rời khỏi tàu ngay. Họ sẽ bận bốc dỡ dưới mấy xà lan kia…
Còn cậu… (chỉ vào một thùng gỗ to, ở ngoài có vẽ hình cái ô và cái cốc) chui
vào, không ngạt đâu, có mấy khe đủ thở. Nằm im. Mình sẽ đẩy họ rời khỏi đây
ngay. Nhanh thôi. Nhưng cậu phải nằm im đấy! Chui vào nhanh lên!
(Đẩy Hưng chui vào hòm, đóng nắp lại. Nhàn và Xoan xuất hiện.) *
Xoan − (giật mình) Ối chị ơi! (vội nhảy khỏi cái hòm) Có tiếng gì trong cái hòm
này… như tiếng thở ấy… Eo ơi!
Tiến – Đâu! Tôi chẳng nghe thấy gì. Hòm không ấy mà.
Xoan – Rõ ràng có tiếng lục cục rồi tiếng gì… như khịt mũi ấy.
Tiến − À, đúng rồi: chuột ấy mà, trên tàu này lắm chuột.
Xoan – Eo ôi! Chuột à? Khiếp, em ghét chuột lắm! Sao các anh lại để chuột hoành hành trên tàu như vậy?
Tiến – Ai để? Tự nhiên nó cứ ở, nó thích thì nó ở.
Xoan – (thì thào) Giết đi! Em rất ghét chuột. Chị Nhàn là kĩ sư chăn nuôi, cũng rất
ghét chuột. Bọn em vừa mở một chiến dịch tiêu diệt chuột, bảo vệ hoa màu. Khéo
mà chuột ở tàu các anh lây lan xuống xã em. Chị Nhàn sẽ cho anh một ít bả chuột. …
Câu 4. Tóm tắt các hành động làm nảy sinh xung đột và giải quyết xung đột giữa
một trong các nhóm nhân vật sau: giữa Tiến, Hưng và Xoan, Nhàn; giữa Hưng và Nhàn.
- Tiến, Hưng và Xoan, Nhàn:
⚫ Hành động làm nảy sinh xung đột: Bắt nguồn từ cuộc trò chuyện trên thuyền
chở phân đạm cho địa phương. Khi Nhàn và Xoan luôn khen ngợi chiếc tàu
viễn dương và tài năng của những người lái chiếc tàu đó, đồng thời phủ nhận
chiếc tàu chở phân đạm.
⚫ Hành động giải quyết xung đột: Khi mọi người nghe thấy tiếng nổ lớn và cùng nhau đi dập lửa. - Hưng và Nhàn:
⚫ Hành động làm nảy sinh xung đột: Hưng nói dối Nhàn về thân phận là người
lái con tàu chở phân đạm.
⚫ Hành động giải quyết xung đột: Hưng nói sự thật cho Nhàn biết.
Câu 5. Từ câu nói của ông Toàn Nha ở gần cuối văn bản: “Chính anh Hưng thân
chinh lái con tàu này để chở tôi, chính đồng chí thuyền trưởng viễn dương tự tay
lái đưa đồng chí giám đốc bố vợ anh đi. Đúng lắm! Phải thế! Rất tốt! Toàn Nha
này không đi thì thôi, đã đi thì phải…”, em có nhận xét gì về nhân vật này?
Câu nói cho thấy ông Toàn Nha là một người cố chấp, háo danh và sĩ diện.
Câu 6. Theo em, giữa người coi trọng “sĩ diện” với người mắc “bệnh sĩ” có gì
khác nhau? Văn bản trên (và đoạn tóm tắt vở kịch Bệnh sĩ ) cho thấy nhân vật nào
hiện thân đầy đủ cho người mắc “bệnh sĩ”? Phân tích một số chi tiết tiêu biểu để làm rõ ý kiến. - Phân biệt:
⚫ Người coi trọng sĩ diện là người có lòng tự trọng cao, rất mực coi trọng và bảo
vệ danh dự của bản thân.
⚫ Người mắc bệnh sĩ diện: trọng hình thức, làm mọi việc để có danh tiếng thậm chí là dối trá,...
- Văn bản trên cho thấy nhân vật ông Toàn Nha hiện thân đầy đủ cho người mắc “bệnh sĩ”.
- Ví dụ: bị bỏng nặng, ông Toàn Nha phải đi cấp cứu trên chiếc tàu chở phân đạm
của Hưng, nhưng vẫn mơ màng hãnh diện rằng đang được chở đi trên chuyến “tàu
viễn dương” do chàng rể tương lai - một vị thuyền trưởng dày dặn kinh nghiệm điều khiển.
Câu 7. Cùng các bạn trong nhóm phân vai, diễn xuất hoặc đọc diễn cảm một cảnh trong văn bản trên.
Học sinh tự thực hiện.