-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Soạn bài Tôi muốn được là tôi toàn vẹn | Ngữ văn 11 Cánh diều
Soạn bài Tôi muốn được là tôi toàn vẹn Cánh diều được sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu học Văn 11 Cánh diều nhé.
Bài 8: Bi kịch 9 tài liệu
Ngữ Văn 11 1.1 K tài liệu
Soạn bài Tôi muốn được là tôi toàn vẹn | Ngữ văn 11 Cánh diều
Soạn bài Tôi muốn được là tôi toàn vẹn Cánh diều được sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu học Văn 11 Cánh diều nhé.
Chủ đề: Bài 8: Bi kịch 9 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 11 1.1 K tài liệu
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn bài Tôi muốn được là tôi toàn vẹn Cánh diều Trước khi đọc
Câu 1 trang 102 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Đọc trước văn bản Tôi muốn được là tôi toàn vẹn, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Lưu Quang Vũ? Bài làm - Tác giả:
+ Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) là nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch. Ông sinh tại Phú
Thọ nhưng quê ở Đà Nẵng, cha ông là nhà viết kịch Lưu Quang Thuận, mẹ là bà Vũ
Thị Khánh, ông có tuổi thơ gắn bó tại quê Phú Thọ cùng bố mẹ. Đến 1954, ông
chuyển về Hà Nội sống. Ngay từ khi còn bé ông đã mang trong mình những tài
năng thiên bẩm về nghệ thuật.
+ Nhắc đến Lưu Quang Vũ là ta lại nhớ đến một nhà soạn kịch tài hoa trong nền văn
học hiện đại Việt Nam. Một tài năng trong lĩnh vực văn chương nghệ thuật, trong
mỗi một lĩnh vực ông đều để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc.
+ Thơ ca của Lưu Quang Vũ không chỉ giàu cảm xúc, nỗi niềm trăn trở mà còn rất
bay bổng. Sự nghiệp sáng tác của ông vô cùng phong phú ở nhiều thể loại khác
nhau như: Truyện ngắn, thơ, kịch,…
+ Những tác phẩm của Lưu Quang Vũ bắt đầu nổi lên từ những năm 80, lúc ấy đất
nước đang trong giai đoạn chiến tranh, vô cùng khó khăn. Các tác phẩm của ông đã
để lại một dấu ấn trong lòng bạn đọc bởi tính chân thật, nhân văn. Ra đi ở tuổi đời
còn trẻ và sự nghiệp đang trên đà đỉnh cao thế nhưng những tác phẩm để lại rất
nhiều. 10 năm miệt mài sáng tác của ông đã cho ra gần 50 vở kịch và hầu hết các vở
kịch ấy đều được các đoàn kịch lớn dựng lại của nhiều đạo diễn nổi tiếng.
Câu 2 trang 102 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Tìm đọc truyện cổ tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt và cho biết điểm khác biệt
quan trọng nhất giữa tác phẩm kịch của Lưu Quang Vũ và truyện cổ tích là gì? Bài làm
Sự khác biệt: Lưu Quang Vũ đã hiện đại hóa để chuyển thành vở kịch và phân tích
cụ thể những rắc rối khi trong hình hài và linh hồn không đồng nhất với nhau, thể
hiện rõ hơn mâu thuẫn những tranh cãi trong chính nhân vật Trương Ba.
Cái kết khác nhau hoàn toàn, trong truyện cổ tích sẽ chấp nhận sự sắp đặt của thần
linh nhưng bên vở kịch là Trương Ba không chịu được khi phải sống trong thân xác
người khác không còn là chính mình cho nên đã chọn cách ra đi trả lại thân xác cho anh Hàng Thịt. Trong khi đọc
Câu 1 trang 104 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Chú ý những phản ứng của Hồn Trương Ba trước lời nói của Xác Hàng Thịt. Bài làm
Trước lời nói của Xác Hàng Thịt, Hồn Trương Ba bịt tai, không muốn nghe.
Câu 2 trang 104 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Chú ý sắc thái giọng điệu của Xác Hàng Thịt. Bài làm
Sắc thái giọng điệu: Xác Hàng Thịt nói một cách buồn rầu về việc không phải lỗi tại
anh ta, anh ta cũng đáng được trân trọng.
Câu 3 trang 105 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Vì sao càng về cuối, lời thoại của Trương Ba càng ngắn lại? Bài làm
Vì: Càng về cuối, Trương Ba càng ngày càng tuyệt vọng, hiểu về những gì Xác
Hàng Thịt đang nói rất hợp lý, không thể chối cãi.
Câu 4 trang 106 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Lập luận này của Đế Thích có ý nghĩa gì trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm? Bài làm
- Lập luận của Đế Thích: Đế Thích nói về việc mỗi con người không ai có thể toàn
vẹn mọi việc, ai cũng sẽ phải chịu những khó khăn, khuôn ép, không được là chính mình.
Thể hiện ý nghĩa tác phẩm đó là làm sao để được là chính mình, sống đúng với con người mình.
Câu 5 trang 106 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Chú ý sự thay đổi trong quan niệm về “xác” và “hồn” của Hồn Trương Ba. Bài làm
Nếu lúc đầu, Hồn Trương Ba không để ý đến việc xác và hồn phải đồng nhất với
nhau nhưng sau những chuyện xảy ra, ông đã biết rằng nếu mình sống trong thân
xác của người khác sẽ không bao giờ có thể sống thoải mái và là chính mình được.
Chỉ có Hồn Hàng Thịt mới hợp với Xác Hàng Thịt.
Câu 6 trang 107 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Suy nghĩ về cách hành xử của các nhân vật trên Thiên Đình. Bài làm
Cách hành xử: Những nhân vật trên Thiên Đình dù làm những công việc rất quan
trọng ảnh hưởng trực tiếp đến con người nhân gian nhưng lại làm việc tắc trách
hoặc chỉ vì cảm xúc cá nhân mà để cho một đứa trẻ con phải chết, làm việc cho có,
sửa chữa những lỗi sai một cách vô tội vạ.
Câu 7 trang 108 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Em có bất ngờ trước quyết định này của Trương Ba không? Bài làm
Em không bất ngờ vì sau khi nhập vào Xác Hàng Thịt, Hồn Trương Ba đã hiểu
được dù nhập vào ai đi nữa thì sẽ không thể đồng nhất được, chỉ có Xác Trương Ba
mới có thể hợp với Hồn Trương Ba. Nhân vật này đã nhận thức được rõ điều này và
không muốn lặp lại bi kịch như trước nữa.
Câu 8 trang 108 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Chú ý những câu văn mang tính triết lí. Bài làm
- Câu văn mang tính triết lí:
+ Có những cái sai không thể sửa được…Chỉ có cách đừng bao giờ sai nữa, hoặc
phải bù lại bằng việc đúng khác.
+ Không thể sống với bất cứ giá nào được…
Câu 9 trang 109 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Chú ý mối quan hệ giữa “sống” và “chết” trong Đoạn kết. Bài làm
+ Trương Ba chết nhưng hồn của ông hiện diện trong những đồ vật, trong cây trồng…
Sống và chết có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nếu còn sống nhưng sống mà không
tạo ra giá trị ý nghĩa không ai nhớ đến thì cũng như đã chết. Ngược lại khi chết đi
nhưng người nhà vẫn quý trọng, luôn nhớ đến những hình ảnh đẹp thì người đó luôn
sống mãi trong lòng mọi người. Sau khi đọc
Câu 1 trang 109 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Xác Hàng Thịt cho thấy xung đột nào trong
Hồn Trương Ba? Em có nhận xét gì về sự thay đổi thái độ của Hồn Trương Ba trong
cuộc đối thoại với Xác Hàng Thịt? Ý nghĩa của sự thay đổi này là gì? Bài làm
- Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Xác Hàng Thịt trong Hồn Trương Ba đã
cho thấy những xung đột như:
+ Lời đối thoại: "tôi đã chán cái chỗ ở không phải của tôi… ra khỏi cái xác này, dù
chỉ một lát" đã cho thấy sự chán ngất cảnh phải ở trong thân xác người khác. Đó
chính là bi kịch bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo.
+ Linh hồn và thể xác đều là hai thứ rất quan trọng và có mối quan hệ mật thiết với
nhau. Bất chấp sự phủ nhận yếu ớt của phần hồn, phần xác đã hùng hồn đưa ra
những chứng cứ cho thấy hồn Trương Ba cũng tha hóa theo nhu cầu của hắn.
→ Qua đây có thể thấy sự thay đổi thái độ của Hồn Trương Ba trong cuộc đối thoại
với Xác Hàng Thịt từ hùng hồn, kiên quyết đã trở nên yếu ớt hơn sau khi nghe phần xác đưa ra minh chứng.
Câu 2 trang 110 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Tìm những ví dụ tiêu biểu cho thấy các chỉ dẫn sân khấu có vai trò quan trọng trong
việc làm sáng tỏ bối cảnh, hành động, tâm trạng nhân vật, sự biến đổi và vận động của xung đột kịch. Bài làm
- Những ví dụ tiêu biểu cho thấy các chỉ dẫn sân khấu có vai trò quan trọng trong
việc làm sáng tỏ bối cảnh, hành động, tâm trạng nhân vật, sự biến đổi và vận động của xung đột kịch
+ Đoạn chỉ dẫn "Tới đây, bắt đầu lớp kịch.... chỉ còn là thân xác" đã giúp cho việc
miêu tả khung cảnh diễn ra việc thay đổi thân xác cho Trương Ba một cách rõ nét,
giúp người đọc có thể hình dung dễ dàng hơn.
+ Câu chỉ dẫn "như tuyệt vọng" trước lời thoại "Trời!" của Hồn Trương Ba đã nhấn
mạnh tâm trạng của nhân vật trong hoàn cảnh câu chuyện.
Câu 3 trang 110 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Sự khác biệt đến mức đối lập về quan điểm giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích được
thể hiện qua những lời thoại tiêu biểu nào? Sự khác biệt này có vai trò gì trong việc
xây dựng xung đột kịch? Bài làm
- Sự khác biệt đến mức đối lập về quan điểm giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích
được thể hiện qua những lời thoại tiêu biểu như:
- Đế Thích: Với ông, được sống là tốt rồi nên sống dù đôi khi người ta không được
là chính mình vẫn không sao. Do đó, ông đã nói với Trương Ba: "Ông phải sống, dù với bất cứ giá nào".
- Trương Ba: Với ông, được sống là chính mình mới là tuyệt vời nhất. Do đó, ông
đã nói với Đế Thích rằng "tôi muốn được là tôi toàn vẹn", "không thể sống với bất
cứ giá nào được". Sống không là mình toàn vẹn "còn khổ hơn là cái chết".
- Trương Ba đã trách Đế Thích rằng: “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng
sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!” rất đúng đắn vì sự sống chỉ có ý nghĩa khi
con người được sống là chính mình một cách toàn vẹn. Việc Trương Ba sống dựa
vào xác hàng thịt đã khiến hồn ông trở thành nô lệ cho thân xác và không được sống
thật với con người mình.
Sự khác biệt này có vai trò thúc đẩy cao trào trong việc xây dựng xung đột kịch,
nhấn mạnh quan niệm sống của Trương ba.
Câu 4 trang 110 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Điều gì đã khiến Hồn Trương Ba cương quyết lựa chọn cái chết cho mình? Theo em,
cái chết này cho thấy đặc điểm nào của nhân vật trong thể loại bi kịch? Bài làm
- Điều khiến Hồn Trương Ba cương quyết lựa chọn cái chết cho mình là ông cảm
thấy đau khổ, chán nản và xấu hổ khi phải sống dưới thân xác của Hàng thịt.
Trương Ba cảm thấy mình dần thay đổi, trở nên bạo lực hơn, ham vật chất hơn và
có những cảm xúc không đúng đắn khi ở bên vợ người hàng thịt.
- Theo em, cái chết này cho thấy đặc điểm bi kịch của con người khi sống mà không
được là chính mình của nhân vật trong thể loại bi kịch.
Câu 5 trang 110 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Trong truyện cổ tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Đế Thích cho hồn Trương Ba
nhập vào anh hàng thịt để sống lại. Vợ anh hàng thịt kiện lên quan, quan xử cho vợ
Trương Ba thắng kiện vì người mới sống dậy rất giỏi đánh cờ, không biết mổ lợn.
Theo em, vì sao Lưu Quang Vũ đã không lựa chọn cách kết thúc như truyện cổ tích cho vở kịch của mình? Bài làm
Lưu Quang Vũ đã không lựa chọn cách kết thúc như truyện cổ tích cho vở kịch của
mình vì ông muốn truyền tải thông điệp sống chết là quy luật tự nhiên ở đời, chế
không phải là hết. Bằng cái chết, dường như Trương Ba đã gìn giữ được những kỉ
niệm tốt lành, đã giữ cho các thế hệ sau niềm tin vào con người, cuộc sống.
Câu 6 trang 110 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều
Em tâm đắc nhất với triết lý nhân sinh nào trong trích đoạn Tôi muốn được là tôi
toàn vẹn? Triết lí ấy còn có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống hôm nay? Bài làm
- Em tâm đắc nhất với triết lý nhân sinh về quan niệm sống của Lưu Quang Vũ
trong trích đoạn Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.
- Được sống làm chính mình mới là điều quý giá nhất. Sự sống chỉ trọn vẹn khi có
được sự hài hòa giữa phần hồn và phần xác. Con người để có cuộc sống tốt đẹp hơn
phải biết đấu tranh với nghịch cảnh, bảo vệ nhân phẩm và phẩm chất tốt đẹp của mình.
Nó mang ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống hôm nay khi mà có rất nhiều
vấn đề, nghịch cảnh xảy ra khiến cho chúng ta không thể là chính mình.