Soạn bài Tôi yêu em | Ngữ văn 11 Cánh diều

 Xin gửi tới bạn đọc bài viết Soạn bài Tôi yêu em Cánh diều để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu học Văn 11 Cánh diều nhé. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết.

Chủ đề:
Môn:

Ngữ Văn 11 1.1 K tài liệu

Thông tin:
5 trang 9 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Soạn bài Tôi yêu em | Ngữ văn 11 Cánh diều

 Xin gửi tới bạn đọc bài viết Soạn bài Tôi yêu em Cánh diều để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu học Văn 11 Cánh diều nhé. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết.

100 50 lượt tải Tải xuống
Câu hỏi giữa bài
Câu hỏi: Lời giãi bày thể hiện tình cảm, tâm trạng gì của nhân vật trữ
tình?
Bài làm
Lời giãi bày thể hiện: Cảm xúc bị ghìm nén, chi phối bởi lí trí, mạch
cảm xúc tuôn trào, tuân theo mệnh lệnh lí trí khẳng định tình yêu. Đồng
thời cũng thể hiện nỗi buồn trong sáng của tâm hồn yêu đương chân
thành, mãnh liệt, vị tha.
Câu hỏi cuối bài
Câu 1: Hãy nêu cảm xúc của nhân vật trữ tình trong từng khổ thơ. Cụm
từ nào trở thành điệp khúc? Xác định vị trí, tác dụng nghệ thuật của cụm
từ đó trong bài thơ.
Bài làm
Cảm xúc của nhân vật trữ tình trong từng khổ thơ:
Bốn câu thơ đầu là cảm xúc bị ghìm nén, chi phối bởi lí trí, mạch cảm
xúc tuôn trào, tuân theo mệnh lệnh lí trí khẳng định tình yêu. Đồng thời
cũng là lời từ giã thấm đượm nỗi buồn của tình cảm vô vọng, đầy ắp tình
yêu nồng cháy, thấm đượm nỗi buồn trong mối tình vô vọng. Càng giã
từ lại càng say đắm, thiết tha, mãnh liệt.
Hai câu thơ 5 và 6 là sự kìm nén cảm xúc, chế ngự nhưng xúc cảm vẫn
trào dâng, da diết. Nhân vật trữ tình thành thực hết mức, không né tránh
phân tích cùng kiệt tất cả những yếu đuối, bất lực, những góc tối tận đáy
sâu tâm hồn. Nếu hai câu 5- 6 là sự dằn vặt, u buồn thì hai câu kết là s
thanh thoát, hóa giải sự nuối tiếc, xót xa, để tự tin kiêu hãnh với tình yêu
của mình. Nhân vật trữ tình vượt lên trên sự ích kỉ để cầu mong người
yêu được hạnh phúc.
Cụm từ nào trở thành điệp khúc là "Tôi yêu em". Cụm từ được dùng
trong câu mở đầu khổ một, hai, câu ba khổng hai. Tôi yêu em được tấu
lên 3 lần, đó cũng chính là giọng điệu của toàn bài, là lời giãi bày tình
cảm của chủ thể trữ tình "tôi".
Câu 2: Tâm trạng phức tạp của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế
nào qua khổ thơ đầu?
Bài làm
Trong khổ thơ đầu, tác giả đã diễn tả lời từ giã tình yêu nhưng cũng
chính là lời giãi bày tình cảm. Bài thơ mở đầu với lời thú nhận đáng yêu
tôi yêu em, như lời thú nhận tự nhủ trực tiếp, ngắn gọn, giản dị nhưng
cũng chân thành, tha thiết. Bốn câu thơ đầu cảm xúc bị ghìm nén, chi
phối bởi lí trí, mạch cảm xúc tuôn trào, tuân theo mệnh lệnh lí trí khẳng
định tình yêu. Lời từ giã thấm đượm nỗi buồn của tình cảm vô vọng, đầy
ắp tình yêu nồng cháy, thấm đượm nỗi buồn trong mối tình vô vọng-
Càng giã từ lại càng say đắm, thiết tha, mãnh liệt
=> Khổ thơ thể hiện nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương
chân thành, mãnh liệt, vị tha. Đó là là lời giã từ này có sự đúng đắn của
lí trí, cả sự cao thượng, vị tha. Nó không chỉ đẹp, mà còn vươn tới giá trị
tinh thần cao đẹp của loài người.
Câu 3: Phân tích trạng thái cảm xúc của nhân vật trữ tình trong hai dòng
đầu của khổ thơ thứ hai.
Bài làm
Hai câu thơ 5- 6 mở đầu bằng “Tôi đã yêu em”
- Sự kìm nén cảm xúc, chế ngự nhưng xúc cảm vẫn trào dâng, da diết
- Cách ngắt nhịp đứt quãng, rối bời
→ Nhân vật trữ tình thành thực hết mức, không né tránh phân tích cùng
kiệt tất cả những yếu đuối, bất lực, những góc tối tận đáy sâu tâm hồn
Câu 4: Trong mạch cảm xúc của bài thơ, hai dòng thơ kết có gì đặc biệt
và cho thấy điều gì trong tình cảm, quan niệm về tình yêu của nhà thơ?
Bài làm
Câu thơ cuối vừa thể hiện sự vị tha, dâng hiến trong tình yêu, vừa ngầm
khẳng định tình yêu của mình là không ai có thể sánh bằng. Trong tình
yêu, Puskin không đòi hỏi nhận về mà luôn trao đi trái tim chân thành, vị
tha. Câu thơ cuối vừa thể hiện sự vị tha khi yêu vừa thể hiện sự thông
minh và khéo léo trong cách thổ lộ tình cảm.
Câu 5: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 10 dòng) ghi lại suy nghĩ của
em về nhân vật xưng "tôi" trong bài thơ Tôi yêu em.
Bài làm
Tác phẩm "Tôi yêu em" thể hiện những quan điểm của đại thi hào
Puskin về tình yêu đôi lứa. Tình yêu không chỉ xuất phát từ tình cảm cá
nhân mà nó xuất phát từ lí trí. Với Puskin tình yêu luôn được thể hiện
một cách trực tiếp bằng những ngôn ngữ giản dị nhưng tha thiết, thể hiện
một tình yêu mãnh liệt. Tình yêu đó bắt đầu từ những điều bình dị nhất
như cách xung hô Tôi / em. Nó thể hiện sự trang trọng, dành trọn trái tim
cho người mà mình yêu thương. Tình yêu của Puskin không một tình
yêu ích kỉ, vụ lợi, ông tự nguyện chấp nhận sự lựa chọn của người con
gái, không hờn dỗi, trách móc hay oán thán. Với Puskin, tình yêu không
phải là sự ép buộc mà là sự tự nguyện: tự nguyện của những tâm hồn
đồng cảm, đồng điệu. Hai người tuy chia tay nhưng không trở thành thù
địch của nhau mà chia tay để nối thêm, để mở rộng tình đời. Đó là văn
hoá ứng xử trong tình yêu. Tình yêu cần hướng đến sự đồng điệu, đồng
cảm, sự tận tụy hi sinh, cần mãnh liệt để yêu và cần tinh tế để cảm nhận.
Đó mới là cách úng xử tuyệt vời nhất, thông minh và có văn hóa.
Câu 6: So sánh nội dung cảm xúc của Puskin qua hai dòng thơ: “Tôi
yêu em, yêu chân thành, đằm thắm, / Cầu em được người tình như tôi đã
yêu em." với cảm xúc của Hồ Xuân Hương qua hai câu thơ: “Có phải
duyên nhau thì thắm lại / Đừng xanh như lá, bạc như vôi" (Mời trầu). Từ
đó, nêu lên suy nghĩ của em về một tình yêu cao đẹp.
Bài làm
Qua hai câu thơ “Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm, / Cầu em được
người tình như tôi đã yêu em." có thể thấy: Với Puskin, tình yêu chứa
đựng rất nhiều những cung bậc cảm xúc, khi nhẹ nhàng đằm thắm, khi
mãnh mẽ đến điên cuồng, khi lại đau đớn như vỡ nát. Dù sao, tình yêu
thì luôn luôn khó hiểu. Hai câu thơ khiến người ta lại càng thấy rõ cái
nội tâm đầy mâu thuẫn giằng xé, cái sự tuyệt vọng đến đau lòng của tác
giả. Tác giả muốn bày tỏ nhưng lại rụt rè, e ngại bị khước từ; thấy người
mình yêu ở bên ai đó cũng ghen tuông, đau khổ.
Quan niệm tình yêu của Puskin là vậy thì tình yêu trong thơ của Hồ
Xuân Hương lại là sự khát khao được yêu thương, được sống trong tình
yêu. Đó là sự khao khát vả người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ
khát khao được yêu thương, được hạnh phúc. Qua hai câu thơ, nữ thi sĩ
Hồ Xuân Hương đã truyền tải thông điệp: có yêu thì yêu cho chân thật
để tính chuyện lâu dài, đừng giở cái trò cợt ớm trêu hoa, giữa đường
quất ngựa truy phong.
Từ hai quan niệm về tình yêu trên, em cho rằng tình yêu cao đẹp là khi
hai người tôn cùng trọng nhau, cùng vun đắp cho tình yêu chung. Tôn
trọng là một trong những điều kiện thiết yếu cho một tình yêu đẹp nói
riêng và cho những tình cảm đẹp của đôi lứa nói chung.
| 1/5

Preview text:

Câu hỏi giữa bài
Câu hỏi: Lời giãi bày thể hiện tình cảm, tâm trạng gì của nhân vật trữ tình? Bài làm
Lời giãi bày thể hiện: Cảm xúc bị ghìm nén, chi phối bởi lí trí, mạch
cảm xúc tuôn trào, tuân theo mệnh lệnh lí trí khẳng định tình yêu. Đồng
thời cũng thể hiện nỗi buồn trong sáng của tâm hồn yêu đương chân
thành, mãnh liệt, vị tha. Câu hỏi cuối bài
Câu 1: Hãy nêu cảm xúc của nhân vật trữ tình trong từng khổ thơ. Cụm
từ nào trở thành điệp khúc? Xác định vị trí, tác dụng nghệ thuật của cụm từ đó trong bài thơ. Bài làm
Cảm xúc của nhân vật trữ tình trong từng khổ thơ:
Bốn câu thơ đầu là cảm xúc bị ghìm nén, chi phối bởi lí trí, mạch cảm
xúc tuôn trào, tuân theo mệnh lệnh lí trí khẳng định tình yêu. Đồng thời
cũng là lời từ giã thấm đượm nỗi buồn của tình cảm vô vọng, đầy ắp tình
yêu nồng cháy, thấm đượm nỗi buồn trong mối tình vô vọng. Càng giã
từ lại càng say đắm, thiết tha, mãnh liệt.
Hai câu thơ 5 và 6 là sự kìm nén cảm xúc, chế ngự nhưng xúc cảm vẫn
trào dâng, da diết. Nhân vật trữ tình thành thực hết mức, không né tránh
phân tích cùng kiệt tất cả những yếu đuối, bất lực, những góc tối tận đáy
sâu tâm hồn. Nếu hai câu 5- 6 là sự dằn vặt, u buồn thì hai câu kết là sự
thanh thoát, hóa giải sự nuối tiếc, xót xa, để tự tin kiêu hãnh với tình yêu
của mình. Nhân vật trữ tình vượt lên trên sự ích kỉ để cầu mong người yêu được hạnh phúc.
Cụm từ nào trở thành điệp khúc là "Tôi yêu em". Cụm từ được dùng
trong câu mở đầu khổ một, hai, câu ba khổng hai. Tôi yêu em được tấu
lên 3 lần, đó cũng chính là giọng điệu của toàn bài, là lời giãi bày tình
cảm của chủ thể trữ tình "tôi".
Câu 2: Tâm trạng phức tạp của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào qua khổ thơ đầu? Bài làm
Trong khổ thơ đầu, tác giả đã diễn tả lời từ giã tình yêu nhưng cũng
chính là lời giãi bày tình cảm. Bài thơ mở đầu với lời thú nhận đáng yêu
tôi yêu em, như lời thú nhận tự nhủ trực tiếp, ngắn gọn, giản dị nhưng
cũng chân thành, tha thiết. Bốn câu thơ đầu cảm xúc bị ghìm nén, chi
phối bởi lí trí, mạch cảm xúc tuôn trào, tuân theo mệnh lệnh lí trí khẳng
định tình yêu. Lời từ giã thấm đượm nỗi buồn của tình cảm vô vọng, đầy
ắp tình yêu nồng cháy, thấm đượm nỗi buồn trong mối tình vô vọng-
Càng giã từ lại càng say đắm, thiết tha, mãnh liệt
=> Khổ thơ thể hiện nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương
chân thành, mãnh liệt, vị tha. Đó là là lời giã từ này có sự đúng đắn của
lí trí, cả sự cao thượng, vị tha. Nó không chỉ đẹp, mà còn vươn tới giá trị
tinh thần cao đẹp của loài người.
Câu 3: Phân tích trạng thái cảm xúc của nhân vật trữ tình trong hai dòng
đầu của khổ thơ thứ hai. Bài làm
Hai câu thơ 5- 6 mở đầu bằng “Tôi đã yêu em”
- Sự kìm nén cảm xúc, chế ngự nhưng xúc cảm vẫn trào dâng, da diết
- Cách ngắt nhịp đứt quãng, rối bời
→ Nhân vật trữ tình thành thực hết mức, không né tránh phân tích cùng
kiệt tất cả những yếu đuối, bất lực, những góc tối tận đáy sâu tâm hồn
Câu 4: Trong mạch cảm xúc của bài thơ, hai dòng thơ kết có gì đặc biệt
và cho thấy điều gì trong tình cảm, quan niệm về tình yêu của nhà thơ? Bài làm
Câu thơ cuối vừa thể hiện sự vị tha, dâng hiến trong tình yêu, vừa ngầm
khẳng định tình yêu của mình là không ai có thể sánh bằng. Trong tình
yêu, Puskin không đòi hỏi nhận về mà luôn trao đi trái tim chân thành, vị
tha. Câu thơ cuối vừa thể hiện sự vị tha khi yêu vừa thể hiện sự thông
minh và khéo léo trong cách thổ lộ tình cảm.
Câu 5: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) ghi lại suy nghĩ của
em về nhân vật xưng "tôi" trong bài thơ Tôi yêu em. Bài làm
Tác phẩm "Tôi yêu em" thể hiện những quan điểm của đại thi hào
Puskin về tình yêu đôi lứa. Tình yêu không chỉ xuất phát từ tình cảm cá
nhân mà nó xuất phát từ lí trí. Với Puskin tình yêu luôn được thể hiện
một cách trực tiếp bằng những ngôn ngữ giản dị nhưng tha thiết, thể hiện
một tình yêu mãnh liệt. Tình yêu đó bắt đầu từ những điều bình dị nhất
như cách xung hô Tôi / em. Nó thể hiện sự trang trọng, dành trọn trái tim
cho người mà mình yêu thương. Tình yêu của Puskin không một tình
yêu ích kỉ, vụ lợi, ông tự nguyện chấp nhận sự lựa chọn của người con
gái, không hờn dỗi, trách móc hay oán thán. Với Puskin, tình yêu không
phải là sự ép buộc mà là sự tự nguyện: tự nguyện của những tâm hồn
đồng cảm, đồng điệu. Hai người tuy chia tay nhưng không trở thành thù
địch của nhau mà chia tay để nối thêm, để mở rộng tình đời. Đó là văn
hoá ứng xử trong tình yêu. Tình yêu cần hướng đến sự đồng điệu, đồng
cảm, sự tận tụy hi sinh, cần mãnh liệt để yêu và cần tinh tế để cảm nhận.
Đó mới là cách úng xử tuyệt vời nhất, thông minh và có văn hóa.
Câu 6: So sánh nội dung cảm xúc của Puskin qua hai dòng thơ: “Tôi
yêu em, yêu chân thành, đằm thắm, / Cầu em được người tình như tôi đã
yêu em." với cảm xúc của Hồ Xuân Hương qua hai câu thơ: “Có phải
duyên nhau thì thắm lại / Đừng xanh như lá, bạc như vôi" (Mời trầu). Từ
đó, nêu lên suy nghĩ của em về một tình yêu cao đẹp. Bài làm
Qua hai câu thơ “Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm, / Cầu em được
người tình như tôi đã yêu em." có thể thấy: Với Puskin, tình yêu chứa
đựng rất nhiều những cung bậc cảm xúc, khi nhẹ nhàng đằm thắm, khi
mãnh mẽ đến điên cuồng, khi lại đau đớn như vỡ nát. Dù sao, tình yêu
thì luôn luôn khó hiểu. Hai câu thơ khiến người ta lại càng thấy rõ cái
nội tâm đầy mâu thuẫn giằng xé, cái sự tuyệt vọng đến đau lòng của tác
giả. Tác giả muốn bày tỏ nhưng lại rụt rè, e ngại bị khước từ; thấy người
mình yêu ở bên ai đó cũng ghen tuông, đau khổ.
Quan niệm tình yêu của Puskin là vậy thì tình yêu trong thơ của Hồ
Xuân Hương lại là sự khát khao được yêu thương, được sống trong tình
yêu. Đó là sự khao khát vả người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ
khát khao được yêu thương, được hạnh phúc. Qua hai câu thơ, nữ thi sĩ
Hồ Xuân Hương đã truyền tải thông điệp: có yêu thì yêu cho chân thật
để tính chuyện lâu dài, đừng giở cái trò cợt bướm trêu hoa, giữa đường quất ngựa truy phong.
Từ hai quan niệm về tình yêu trên, em cho rằng tình yêu cao đẹp là khi
hai người tôn cùng trọng nhau, cùng vun đắp cho tình yêu chung. Tôn
trọng là một trong những điều kiện thiết yếu cho một tình yêu đẹp nói
riêng và cho những tình cảm đẹp của đôi lứa nói chung.