Soạn bài Trao đổi về một vấn đề | Ngữ văn 7 sách Cánh diều

Soạn bài Trao đổi về một vấn đề | Ngữ văn 7 sách Cánh diều được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Chủ đề:

Bài 7: Thơ (CD) 23 tài liệu

Môn:

Ngữ Văn 7 1.4 K tài liệu

Thông tin:
4 trang 9 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Soạn bài Trao đổi về một vấn đề | Ngữ văn 7 sách Cánh diều

Soạn bài Trao đổi về một vấn đề | Ngữ văn 7 sách Cánh diều được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

85 43 lượt tải Tải xuống
Soạn bài Trao đổi về một vấn đề | Ngữ văn 7
Định hướng (trang 31 SGK Ngữ văn 7 tập 2)
a) Các em đã học mục đích, nội dung cách thức trao đổi về một vấn đề Bài 2
trong sách Ngữ văn 7, tập một. Bài này tập trung vào thực hành trao đổi gắn với các
vấn đề đặt ra trong phần Đọc hiểu văn bản.
b) Để trao đổi, thảo luận về một vấn đề, cần chú ý:
- Lựa chọn vấn đề cần trao đổi (đặc điểm nội dung hoặc nghệ thuật của một bài thơ)
- Xác định các ý kiến khác nhau về vấn đề cần trao đổi
- Chuẩn bị lẽ dẫn chứng để làm ý kiến của mình
- Khi trao đổi, cần tôn trọng các ý kiến khác biệt
Thực hành (trang 31 SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Chọn một trong hai đề sau để thực hành:
(1) Sau khi học bài thơ “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), bạn cho rằng:
Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người
con. Lại bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước
chưa đạt được của người cha. Ý kiến của em như thế nào?
(2) bạn cho rằng: Chủ đề của bài thơ “Mây sóng” (Ta-go) ca ngợi tình mẫu
tử. Bạn khác lại cho rằng: Chủ đề bài thơ ấy ca ngợi trí tưởng tượng của em nhỏ. Ý
kiến của em như thế nào?
- Tìm ý lập dàn ý bài nói.
+ Mở đầu: Nêu vấn đề cần trao đổi (có hai ý kiến khác nhau về hình ảnh cánh buồm
trong bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông)
+ Thân bài: Nêu phân tích các ý kiến khác nhau, từ đó, phát biểu ý kiến của em
Nêu điểm giống nhau khác nhau của hai ý kiến
Nêu giải thích những điểm hợp chưa hợp của mỗi ý kiến
Ý kiến của em: thể tán thành một trong hai ý kiến hoặc không tán thành cả hai
đưa ra ý kiến khác
Khẳng định lại ý kiến của bản thân những điểm hợp trong hai ý kiến đã nêu
+ Kết thúc: Khẳng định lại ý kiến của bản thân những điểm hợp trong hai ý kiến
đã nêu
- Chuẩn bị dụng cụ (tranh ảnh minh họa, bút,...) để trình bày/trao đổi.
Bài tham khảo
Đề (1):
Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông
hình ảnh mang tính biểu tượng để lại nhiều suy trong tâm tưởng người đọc.
hai ý kiến khác nhau khi đi giải về hình ảnh này. bạn cho rằng: Hình ảnh cánh
buồm trong bài thơ tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Lại ý kiến
khác: Hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước chưa đạt được của
người cha.
Điểm giống nhau của hai ý kiến đó đều nói rằng hình ảnh cánh buồm dùng để chỉ
ước mơ. điều, nếu ý kiến thứ nhất cho rằng hình ảnh cánh buồm tượng trưng
cho khát vọng vươn xa của người con thì luồng ý kiến thứ hai lại suy khác. Cụ
thể, ý kiến này khẳng định hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước
chưa đạt được của người cha.
Đối với ý kiến thứ nhất, người nói rất khi cho rằng hình ảnh cánh buồm tượng
trưng cho khát vọng người con. Điều đó được thể hiện rất qua những lời nói,
hành động của cậu trong bài:
Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ:
Cha mượn cho con buồm trắng nhé,
Để con đi…”
Cậu dùng hành động kết hợp với lời nói nhỏ nhẹ như sợ cảnh vật giật mình, làm phá
tan không gian thanh bình. Lời đề nghị rất ngây ngô, cậu muốn mượn “buồm trắng”
để thỏa mong ước khám phá thế giới bao la rộng lớn ngoài kia. Như vậy, cánh buồm
đây chính phương tiện, cánh cửa mở ra những hoài bão lớn lao của đứa con
nhỏ.
Tuy nhiên, nói như vậy không nghĩa luồng ý kiến thứ hai hoàn toàn không
căn cứ. Cánh buồm cũng thể hiện những ước xưa của người cha. Điều đó
được thể hiện ràng qua hai câu thơ:
“Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng lòng cha từ một thời xa thẳm”
Lời nói gián tiếp câu hỏi tu từ thể hiện sự không chắc chắn nơi người cha, rằng
câu nói vừa rồi của con, của sóng hay của chính lòng mình. Cánh buồm kiêu hãnh
ngoài biển khơi thể hiện khao khát được đi xa để khám phá, hay cũng chính nơi
chất chứa hình cha thuở trước. Như vậy, người cha đã thấy mình trong chính ước
của con nhỏ.
Như vậy, hai ý kiến trên đều đúng thể bổ sung cho nhau để hợp thành một ý
hoàn chỉnh, nói lên ý nghĩa của hình ảnh cánh buồm trong bài thơ Những cánh
buồm của Nguyễn Trung Thông.
Xuyên suốt toàn bài thơ, cánh buồm chứa đựng nhiều ý nghĩa khác nhau. Cánh
buồm tượng trưng cho những ước mơ, khát vọng, hoài bão, của bao thế hệ, bao
gồm cả thế hệ cha thế hệ con. Đó cánh buồm của con thuyền chở ước của
tuổi thơ đi đến những chân trời mới, cuộc sống mới, khát vọng mới. Ngoài ra, cánh
buồm cũng tượng trưng cho tinh thần, ý chí sẵn sàng đương đầu với thử thách, đối
mặt với sóng gió để vươn tới thành công.
Tham khảo thêm tại đây: Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ tượng trưng cho khát
vọng vươn xa của người con
Đề 2:
Rabindranath Tagore (Ta-go) nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch lớn, một hoạ
tài, một nhạc nổi tiếng, một nhà giáo, một nhà hoạt động hội, một vị hiền triết
hiểu sâu biết rộng. Ông thiên tài của Ấn Độ thế giới. Ông đã để lại một sự
nghiệp thơ ca đồ sộ bao gồm nhiều đề tài khác nhau. Đặc biệt, khi viết về trẻ thơ,
Ta-go luôn hướng trẻ thơ đến tình mẫu tử, hướng trẻ thơ đến thế giới của mẹ hiền
với sự bao dung độ lượng đến khôn cùng.
Trong thế giới ấy, Ta-go khẳng định chỉ tình mẫu tử bất tử, chỉ tình mẹ mới
sức mạnh duy nhất cứu rỗi con người. Đọc các bài thơ như Trăng non, Cánh
diều, Mùa hái quả đặc biệt bài thơ Mây Sóng in trong tập thơ Trẻ thơ, người
đọc sẽ cảm nhận được được sự thiêng liêng bất tử của tình mẹ.
Lời lẽ hồn nhiên, tinh nghịch, thủ thỉ giọng điệu bản trong bài thơ này. Đó
cách sử dụng từ ngữ của Ta-go trong sự phù hợp với tính cách hồn nhiên của trẻ
thơ. Chính vậy, ngay mở đầu bài thơ, Tagore đã “dụ dỗ trẻ thơ đến với một trò
chơi hết sức thú vị đó trò chơi lướt mây trên cao:
“Mẹ ơi, trên mây người gọi con: Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà.
Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc…”
Lời mời gọi hấp dẫn đến chừng nào, được vọng từ trên mây cao với trò chơi hết sức
thú vị. T chơi ấy sức lôi cuốn tâm hồn ham vui ham chơi của con trẻ. Chính
vậy, xuất hiện trong câu trả lời của em sự thắc mắc làm sao thể lên trên đó
hòa nhập với trò chơi thú vị ấy được:
“Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được ?”.
Sự đơn giản để hòa nhập với trò chơi ấy chỉ cần đi đến tận cùng trái đất, đưa tay
lên trời em sẽ được nhấc bổng lên mây. Đang vui háo hức khi chuẩn bị
được hòa nhập với trò chơi mới thì bỗng nhiên chú nhớ đến một điều đó đang
chờ mình nhà. Điều đó không khác đó chính người mẹ.
“Mẹ đang đợi mình nhà làm sao mình thể rời mẹ được”.
Như một sự hồn nhiên nhưng đã được cố hữu trong lòng mẹ, đứa trẻ nhớ về người
mẹ đang chờ đợi mình đương nhiên chú phát hiện ra một trò chơi còn thú vị
hơn dường như trò chơi ấy được tạo ra tổ chức bằng chính tình yêu thương
của người mẹ:
“Con mây mẹ sẽ trăng, hai bàn tay con ôm lấy mẹ, mái nhà ta sẽ bầu
trời xanh thẳm”.
Trong câu thơ này, Tag-go đã hết sức khéo léo lựa chọn hai hình ảnh ẩn dụ sóng đôi
đó mây vầng trăng. Hai hình ảnh luôn luôn đi cùng nhau trong sự vận động của
trụ. Từ sự vận động sóng đôi ấy, khúc xạ rọi chiếu vào trò chơi giữa mẹ
con đã đem đến trong trí tưởng tượng của đứa trẻ một hành động kỳ diệu trong sự
gần gũi của tình mẹ con. Bàn tay con ôm lấy mẹ cũng giống như đám mây kia ôm
lấy vầng trăng. mái nhà của mình sẽ bầu trời xanh thẳm. Mái nhà ấy được ôm
ấp bao bọc bởi sự ấm áp của tình mẹ con. Như một trò chơi trong trí tưởng
tượng của đứa trẻ song đó sự hiện hữu của tình mẹ con, vượt lên trên tất cả
những trò chơi thú vị khác.
Tâm hồn nhạy cảm của đứa trẻ còn phát hiện ra trò chơi khác cũng thú vị không
kém. Nếu trò chơi trước trên mây cao thì đối lập với nó, trò chơi lần này lại rào
dưới biển xanh lời mời gọi lại cất lên từ sự lắc chất chứa lời dụ dỗ của những
con sóng.
“Trong sóng người gọi con: Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn
tớ ngao du nơi này nơi nọ không biết từng đến nơi nao”.
Cũng thú vị trong khoảng thời gian khá dài từ sáng sớm cho đến hoàng hôn với sự
ngao du không bao giờ biết chán. Điều đó đã sức lay động đến lòng ham chơi
của đứa trẻ. Đứa trẻ nào chẳng ham chơi, ham vui, muốn khám phá thế giới này.
Sóng ngoài đại dương bao la đang đến với đứa trẻ với lời nói ngọt ngào thủ thỉ mời
gọi về một cuộc viễn du đại dương hết sức thú vị. Em muốn đến để hòa nhập vào
cuộc ngao du đầy thú vị ấy. Nhưng làm sao để đến được đó? Đơn giản hơn lần
trước, chỉ cần nhắm mắt lại khi đứng ngoài rìa biển cả sẽ được con sóng nâng đi.
Đang say sưa với sự thú vị của trò chơi mới, ước đi xa nhưng lại vẻ lưỡng lự
ngập ngừng bởi bỗng nhiên như sự thức dậy của tiềm thức, đứa trẻ nhớ đến người
mẹ, nhớ đến rằng mình không thể nào rời mẹ được vào mỗi buổi chiều về. Từ sự
nhớ nhung bất chợt trong niềm ham chơi khó lòng cưỡng lại được, đứa trẻ một
lần nữa lại nhận ra hay nói cách khác tưởng tượng ra một trò chơi mới còn thú vị
hơn nhiều lần trò chơi này.
-----------------------------------------------------------------------------------
| 1/4

Preview text:

Soạn bài Trao đổi về một vấn đề | Ngữ văn 7
Định hướng (trang 31 SGK Ngữ văn 7 tập 2)
a) Các em đã học mục đích, nội dung và cách thức trao đổi về một vấn đề ở Bài 2
trong sách Ngữ văn 7, tập một. Bài này tập trung vào thực hành trao đổi gắn với các
vấn đề đặt ra trong phần Đọc hiểu văn bản.
b) Để trao đổi, thảo luận về một vấn đề, cần chú ý:
- Lựa chọn vấn đề cần trao đổi (đặc điểm nội dung hoặc nghệ thuật của một bài thơ)
- Xác định các ý kiến khác nhau về vấn đề cần trao đổi
- Chuẩn bị lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ ý kiến của mình
- Khi trao đổi, cần tôn trọng các ý kiến khác biệt
Thực hành (trang 31 SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Chọn một trong hai đề sau để thực hành:
(1) Sau khi học bài thơ “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), có bạn cho rằng:
Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người
con. Lại có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ
chưa đạt được của người cha. Ý kiến của em như thế nào?
(2) Có bạn cho rằng: Chủ đề của bài thơ “Mây và sóng” (Ta-go) là ca ngợi tình mẫu
tử. Bạn khác lại cho rằng: Chủ đề bài thơ ấy ca ngợi trí tưởng tượng của em nhỏ. Ý
kiến của em như thế nào?
- Tìm ý và lập dàn ý bài nói.
+ Mở đầu: Nêu vấn đề cần trao đổi (có hai ý kiến khác nhau về hình ảnh cánh buồm
trong bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông)
+ Thân bài: Nêu và phân tích các ý kiến khác nhau, từ đó, phát biểu ý kiến của em
Nêu điểm giống nhau và khác nhau của hai ý kiến
Nêu và giải thích những điểm hợp lí và chưa hợp lí của mỗi ý kiến
Ý kiến của em: có thể tán thành một trong hai ý kiến hoặc không tán thành cả hai và đưa ra ý kiến khác
Khẳng định lại ý kiến của bản thân và những điểm hợp lí trong hai ý kiến đã nêu
+ Kết thúc: Khẳng định lại ý kiến của bản thân và những điểm hợp lí trong hai ý kiến đã nêu
- Chuẩn bị dụng cụ (tranh ảnh minh họa, bút,...) để trình bày/trao đổi. Bài tham khảo Đề (1):
Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông là
hình ảnh mang tính biểu tượng để lại nhiều suy tư trong tâm tưởng người đọc. Có
hai ý kiến khác nhau khi đi lý giải về hình ảnh này. Có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh
buồm trong bài thơ tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Lại có ý kiến
khác: Hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha.
Điểm giống nhau của hai ý kiến đó là đều nói rằng hình ảnh cánh buồm dùng để chỉ
ước mơ. Có điều, nếu ý kiến thứ nhất cho rằng hình ảnh cánh buồm tượng trưng
cho khát vọng vươn xa của người con thì luồng ý kiến thứ hai lại suy tư khác. Cụ
thể, ý kiến này khẳng định hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ
chưa đạt được của người cha.
Đối với ý kiến thứ nhất, người nói rất có lý khi cho rằng hình ảnh cánh buồm tượng
trưng cho khát vọng người con. Điều đó được thể hiện rất rõ qua những lời nói,
hành động của cậu bé trong bài:
Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ:
Cha mượn cho con buồm trắng nhé, Để con đi…”
Cậu dùng hành động kết hợp với lời nói nhỏ nhẹ như sợ cảnh vật giật mình, làm phá
tan không gian thanh bình. Lời đề nghị rất ngây ngô, cậu muốn mượn “buồm trắng”
để thỏa mong ước khám phá thế giới bao la rộng lớn ngoài kia. Như vậy, cánh buồm
ở đây chính là phương tiện, là cánh cửa mở ra những hoài bão lớn lao của đứa con nhỏ.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là luồng ý kiến thứ hai hoàn toàn không có
căn cứ. Cánh buồm cũng thể hiện những ước mơ xưa cũ của người cha. Điều đó
được thể hiện rõ ràng qua hai câu thơ:
“Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng lòng cha từ một thời xa thẳm”
Lời nói gián tiếp và câu hỏi tu từ thể hiện sự không chắc chắn nơi người cha, rằng
câu nói vừa rồi là của con, của sóng hay của chính lòng mình. Cánh buồm kiêu hãnh
ngoài biển khơi thể hiện khao khát được đi xa để khám phá, hay cũng chính là nơi
chất chứa hình cha thuở trước. Như vậy, người cha đã thấy mình trong chính ước mơ của con nhỏ.
Như vậy, hai ý kiến trên đều đúng và có thể bổ sung cho nhau để hợp thành một ý
hoàn chỉnh, nói lên ý nghĩa của hình ảnh cánh buồm trong bài thơ Những cánh
buồm của Nguyễn Trung Thông.
Xuyên suốt toàn bài thơ, cánh buồm chứa đựng nhiều ý nghĩa khác nhau. Cánh
buồm tượng trưng cho những ước mơ, khát vọng, hoài bão, … của bao thế hệ, bao
gồm cả thế hệ cha và thế hệ con. Đó là cánh buồm của con thuyền chở ước mơ của
tuổi thơ đi đến những chân trời mới, cuộc sống mới, khát vọng mới. Ngoài ra, cánh
buồm cũng tượng trưng cho tinh thần, ý chí sẵn sàng đương đầu với thử thách, đối
mặt với sóng gió để vươn tới thành công.
Tham khảo thêm tại đây: Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ tượng trưng cho khát
vọng vươn xa của người con
Đề 2:
Rabindranath Tagore (Ta-go) là nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch lớn, một hoạ sĩ có
tài, một nhạc sĩ nổi tiếng, một nhà giáo, một nhà hoạt động xã hội, một vị hiền triết
hiểu sâu biết rộng. Ông là thiên tài của Ấn Độ và thế giới. Ông đã để lại một sự
nghiệp thơ ca đồ sộ bao gồm nhiều đề tài khác nhau. Đặc biệt, khi viết về trẻ thơ,
Ta-go luôn hướng trẻ thơ đến tình mẫu tử, hướng trẻ thơ đến thế giới của mẹ hiền
với sự bao dung độ lượng đến khôn cùng.
Trong thế giới ấy, Ta-go khẳng định chỉ có tình mẫu tử là bất tử, chỉ có tình mẹ mới
là sức mạnh duy nhất cứu rỗi con người. Đọc các bài thơ như Trăng non, Cánh
diều, Mùa hái quả và đặc biệt là bài thơ Mây và Sóng in trong tập thơ Trẻ thơ, người
đọc sẽ cảm nhận được được sự thiêng liêng bất tử của tình mẹ.
Lời lẽ hồn nhiên, tinh nghịch, thủ thỉ là giọng điệu cơ bản trong bài thơ này. Đó là
cách sử dụng từ ngữ của Ta-go trong sự phù hợp với tính cách hồn nhiên của trẻ
thơ. Chính vì vậy, ngay mở đầu bài thơ, Tagore đã “dụ dỗ “ trẻ thơ đến với một trò
chơi hết sức thú vị đó là trò chơi lướt mây trên cao:
“Mẹ ơi, trên mây có người gọi con: Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà.
Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc…”
Lời mời gọi hấp dẫn đến chừng nào, được vọng từ trên mây cao với trò chơi hết sức
thú vị. Trò chơi ấy có sức lôi cuốn tâm hồn ham vui ham chơi của con trẻ. Chính vì
vậy, xuất hiện trong câu trả lời của em bé là sự thắc mắc làm sao có thể lên trên đó
và hòa nhập với trò chơi thú vị ấy được:
“Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được ?”.
Sự đơn giản để hòa nhập với trò chơi ấy là chỉ cần đi đến tận cùng trái đất, đưa tay
lên trời là em bé sẽ được nhấc bổng lên mây. Đang vui và háo hức khi chuẩn bị
được hòa nhập với trò chơi mới thì bỗng nhiên chú bé nhớ đến một điều gì đó đang
chờ mình ở nhà. Điều đó không gì khác đó chính là người mẹ.
“Mẹ đang đợi mình ở nhà và làm sao mình có thể rời mẹ được”.
Như một sự hồn nhiên nhưng đã được cố hữu trong lòng mẹ, đứa trẻ nhớ về người
mẹ đang chờ đợi mình và đương nhiên chú bé phát hiện ra một trò chơi còn thú vị
hơn mà dường như trò chơi ấy được tạo ra và tổ chức bằng chính tình yêu thương của người mẹ:
“Con là mây và mẹ sẽ là trăng, hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm”.
Trong câu thơ này, Tag-go đã hết sức khéo léo lựa chọn hai hình ảnh ẩn dụ sóng đôi
đó là mây và vầng trăng. Hai hình ảnh luôn luôn đi cùng nhau trong sự vận động của
vũ trụ. Từ sự vận động sóng đôi ấy, khúc xạ và rọi chiếu vào trò chơi giữa mẹ và
con đã đem đến trong trí tưởng tượng của đứa trẻ một hành động kỳ diệu trong sự
gần gũi của tình mẹ con. Bàn tay con ôm lấy mẹ cũng giống như đám mây kia ôm
lấy vầng trăng. Và mái nhà của mình sẽ là bầu trời xanh thẳm. Mái nhà ấy được ôm
ấp và bao bọc bởi sự ấm áp của tình mẹ con. Như một trò chơi trong trí tưởng
tượng của đứa trẻ song đó là sự hiện hữu của tình mẹ con, nó vượt lên trên tất cả
những trò chơi thú vị khác.
Tâm hồn nhạy cảm của đứa trẻ còn phát hiện ra trò chơi khác cũng thú vị không
kém. Nếu trò chơi trước ở trên mây cao thì đối lập với nó, trò chơi lần này lại rì rào
dưới biển xanh mà lời mời gọi lại cất lên từ sự lắc lư chất chứa lời dụ dỗ của những con sóng.
“Trong sóng có người gọi con: Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn
tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”.
Cũng thú vị trong khoảng thời gian khá dài từ sáng sớm cho đến hoàng hôn với sự
ngao du không bao giờ biết chán. Điều đó đã có sức lay động đến lòng ham chơi
của đứa trẻ. Đứa trẻ nào mà chẳng ham chơi, ham vui, muốn khám phá thế giới này.
Sóng ngoài đại dương bao la đang đến với đứa trẻ với lời nói ngọt ngào thủ thỉ mời
gọi về một cuộc viễn du đại dương hết sức thú vị. Em bé muốn đến để hòa nhập vào
cuộc ngao du đầy thú vị ấy. Nhưng làm sao để đến được đó? Đơn giản hơn lần
trước, chỉ cần nhắm mắt lại khi đứng ngoài rìa biển cả là sẽ được con sóng nâng đi.
Đang say sưa với sự thú vị của trò chơi mới, ước mơ đi xa nhưng lại có vẻ lưỡng lự
ngập ngừng bởi bỗng nhiên như sự thức dậy của tiềm thức, đứa trẻ nhớ đến người
mẹ, nhớ đến rằng mình không thể nào rời mẹ được vào mỗi buổi chiều về. Từ sự
nhớ nhung bất chợt trong niềm ham chơi khó lòng mà cưỡng lại được, đứa trẻ một
lần nữa lại nhận ra hay nói cách khác là tưởng tượng ra một trò chơi mới còn thú vị
hơn nhiều lần trò chơi này.
-----------------------------------------------------------------------------------