Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội | Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức
Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội | Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 5: Những câu chuyện hài (KNTT)
Môn: Ngữ Văn 8
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội | Ngữ
văn 8 sách Kết nối tri thức
Đề bài (trang 118, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Ở phần Viết, em đã học cách viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến phê phán một
thói xấu của con người trong xã hội hiện đại. Khi viết, ta thường nêu ý kiến một cách
thẳng thắn, phân tích vấn đề rõ ràng, có trình tự. Cũng đề tài ấy, khi đối thoại trực
tiếp với người nghe, làm thế nào để ý kiến phê phán của mình thuyết phục được
người nghe mà không gây cảm giác căng thẳng? Ở bài học này, em sẽ học cách
trình bày ý kiến phê phán sao cho hiệu quả. Mặt khác, trước một vấn đề xã hội cần
phê phán, sẽ có nhiều ý kiến khác nhau. Phải có những kĩ năng cần thiết mới có thể
nắm bắt được nội dung chính của các ý kiến khác và xử lí thông tin đúng hướng.
Muốn như vậy, em cần luyện thao tác nghe và tóm tắt nội dung trình bày của người
khác về vấn đề được quan tâm. 1. Trước khi nói
- Dựa vào kết quả đã thực hiện ở phần Viết, hãy lập một dàn ý ngắn gọn cho bài nói
bao gồm các phần Mở đầu, Triển khai, Kết luận và thể hiện được các ý chính ở mỗi phần.
- Gạch dưới những ý em dự định sẽ nhấn mạnh trong bài nói.
- Nếu nội dung bài nói tương tự những vấn đề đã đề cập trong các văn bản của
phần Đọc (thói khoe khoang, sự thiếu chủ kiến, thói khoác lác, thói đạo đức giả,…),
em có thể dựa vào đó để bổ sung bằng chứng.
- Tìm kiếm các thông tin từ sách báo, tranh ảnh, phương tiện nghe nhìn (nếu có),… để minh họa vấn đề. 2. Trình bày bài nói
Về phía người nói:
- Giới thiệu vấn đề (có thể đi thẳng vào vấn đề hoặc kể một tình huống dẫn tới vấn đề).
- Lần lượt trình bày từng nội dung của vấn đề theo dàn ý đã chuẩn bị.
- Nêu ý phê phán một cách đúng mực, có thể thêm chút hài hước. Chú ý phản ứng
của người nghe để tìm kiếm sự đồng thuận hoặc sẵn sàng đối thoại. Về phía người nghe:
- Lắng nghe, theo dõi để nắm bắt ý kiến của người nói về vấn đề. Bản tóm tắt cần
thể hiện đầy đủ, chính xác những nội dung chính trong bài nói. Các thông tin này
cần ghi ngắn gọn, rõ ràng, được trình bày kết hợp với các ký hiệu tạo sơ đồ tóm tắt
văn bản (gạch đầu dòng, gạch nối, mũi tên,…). Ghi chú những thắc mắc hoặc
những suy nghĩ riêng của mình vào bảng tóm tắt nhằm chuẩn bị cho phần trao đổi. Lời giải chi tiết
Có một thực tế không thể phủ nhận trong xã hội hiện nay, đó là cùng với mức sống
ngày càng cao, lớp trẻ dễ dàng bị cuốn vào những thói quen, lối sống không tốt.
Trong đó, thói ăn chơi đua đòi của giới trẻ hiện nay rất đáng chú ý.
Vậy thói ăn chơi đua đòi là gì? “Thói” là lối, cách sống hay hoạt động có chiều
hướng tiêu cực, được lặp đi lặp lại, lâu ngày thành quen khó bỏ. “Ăn chơi đua đòi”
chỉ hành động a dua, tụ tập thành một đám đông để làm gì đó theo ý muốn, sở thích
cá nhân. Thói ăn chơi đua đòi là lối sống có xu hướng bắt chước, học theo, đua
theo người khác và thể hiện nó một cách tự tin thái quá. Thói ăn chơi đua đòi trái
ngược với sống giản dị, hài hòa.
Thói ăn chơi đua đòi là tình trạng phổ biến trong xã hội, có ở tất cả các quốc gia trên
thế giới nhưng thường nghiêm trọng hơn ở các nước đang phát triển, trong đó có
Việt Nam. Hiện nay, một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ nước ta mắc phải “căn
bệnh” này. Nó biểu hiện ở việc đua nhau mặc “mốt” mới, học nhau xài đồ hiệu, hút
thuốc lá cho thật “ngầu”, xăm trổ thật “nghệ thuật”, phì phèo điếu shisha nhả làn khói
trắng cho “đúng điệu”… rồi khoe khoang, đo xem ai “hoàng gia” hơn. Đa phần
những thói quen đó không chỉ tiêu tốn nhiều tiền của mà còn tạo nên những “phong
cách” vô cùng dị hợm, quái thai, kệch cỡm và mất đi thuần phong mỹ tục của con người Việt Nam.
Nguyên nhân đầu tiên dẫn tới thói xấu này là do cám dỗ. Trong mỗi con người luôn
tồn tại hai bộ mặt: thiên thần và ác quỷ. Chính mặt ác quỷ khiến cho con người luôn
bị cái xấu hấp dẫn, cám dỗ. Trong khi đó tuổi trẻ luôn tò mò, ham thú cái mới, cái lạ,
lòng tự trọng cao luôn muốn khẳng định bản thân. Cùng với đó là một nền giáo dục
chưa đủ sát sao trong vấn đề trang bị kiến thức, kĩ năng sống cần thiết cho học sinh,
sinh viên. Do đó, giới trẻ rất dễ rơi vào vòng xoáy của những thói quen xấu. Phụ
huynh học sinh phải chịu một phần trách nhiệm khi không có sự quan tâm đúng
mức, chỉ lo làm ra thật nhiều tiền rồi về cho con vài đồng tiêu “vặt”. Nói là tiêu vặt
nhưng số tiền đó không hề ít một chút nào. Tuy nhiên, tôi tin rằng, bản thân mỗi
người vẫn là nguyên nhân chính. Bởi bộ phận nhóm trẻ không hoàn thành tốt nhiệm
vụ học tập, không tự rèn luyện lối sống hợp lí cho bản thân cũng là nhóm mắc phải thói ăn chơi đua đòi.
Và hậu quả mà thói xấu này không hề nhỏ. Thói ăn chơi đua đòi làm suy đồi thuần
phong mỹ tục tốt đẹp của Việt Nam, làm tha hóa bản chất giản dị, thanh cao của
người Việt, khiến chúng ta trở nên xấu xí, tầm thường, thảm hại trong con mắt của
bạn bè quốc tế. Thậm chí, nó không chỉ còn là vấn đề đạo đức, văn hóa đơn thuần
mà còn vấn đề về tính mạng của con người. Thói đua xe là một thí dụ điển hình.
Không ít những vụ tai nạn thương tâm xảy ra dẫn tới cái chết của bản thân những
thanh niên tham gia và cả thương vong không đáng có của những người đi đường.
Thí dụ trên là lời cảnh tỉnh với các bạn trẻ hãy thực hiện nghĩa vụ học tập thật tốt,
trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng sống cần thiết để luôn tỉnh táo và cẩn trọng trước
mọi điều trong cuộc sống. Tri thức mới là sức mạnh thực sự chứ không phải ở điện
thoại “xin” trên tay hay chiếc xe “sang” bạn ngồi mỗi sáng đến trường.
Tóm lại, ăn chơi đua là một hiện tượng xấu cần loại bỏ trong xã hội. Mặc dù nó
thuộc về bộ phận nhỏ song không ngăn chặn sớm nó sẽ thành “bệnh dịch” lây lan ra
toàn xã hội. Câu hỏi đặt ra là bản thân giới trẻ cũng như các phụ huynh, nhà trường
và Nhà nước cần làm gì để ngăn chặn và loại bỏ căn bệnh đó mà thôi. Câu trả lời có ở tự thân mỗi người.
-----------------------------------------------------------------------------------