Soạn bài Tự đánh giá: Kép Tư Bền | Văn 11 Cánh diều
Soạn bài Tự đánh giá: Kép Tư Bền | Văn 11 Cánh diều được trình bày khoa học, chi tiếtgiúp cho các bạn học sinh chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Các bạn hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi giới thiệu và tải về ở bên dưới.
Preview text:
Tự đánh giá: Kép Tư Bền
Câu 1. Nhận định nào đúng về sự thay đổi điểm nhìn trong truyện Kép Tư Bản?
A. Chủ yếu chuyển từ điểm nhìn của người kể chuyện sang khán giả
B. Chủ yếu chuyển từ điểm nhìn của người kể chuyện sang kép Tư Bền
C. Chủ yếu chuyển từ điểm nhìn của người kể chuyện sang ông chủ rạp
D. Chủ yếu chuyển từ điểm nhìn của người kể chuyện sang người bạn hát của kép Tư Bền
Câu 2. Truyện Kép Tư Bản chủ yếu kể câu chuyện gì?
A. Kép Tư Bền là người hát bội rất giỏi ở Hà Nội đã ba năm nay
B. Kép Tư Bản hát bội rất giỏi nhưng anh phải nghỉ việc vì cha ốm
C. Cha của kép Tư Bền ốm, để có tiền mua thuốc và trả nợ, anh phải đi diễn hài
D. Cha của kép Tư Bền mất trong lúc anh đang đi hát để trả nợ cho chủ rạp hát
Câu 3. Nhân vật kép Tư Bốn không được khắc họa ở phương diện nào? A. Ngoại hình B. Hành động C. Lời nói D. Nội tâm
Câu 4. Qua tác phẩm, tác giả chủ yếu ca ngợi điều gì ở nhân vật kép Tư Bền?
A. Tài năng của nhân vật
B. Sự cống hiến của nhân vật
C. Lòng hiếu thảo của nhân vật
D. Lòng tự trọng của nhân vật
Câu 5. Phương án nào sau đây không phải là thành công về mặt nghệ thuật của tác phẩm?
A. Xây dựng tình huống truyện độc đáo
B. Kết hợp giữa cái bi với cái hài
C. Kết hợp giữa điểm nhìn của tác giả và nhân vật
D. Ngôn ngữ giàu chất thơ
Câu 6. Nêu hoàn cảnh, tính cách, phẩm chất của nhân vật kép Tư Bền. Ở mỗi
đặc điểm, nêu một số dẫn chứng cụ thể.
Câu 7. Chỉ ra những biểu hiện tâm trạng của nhân vật kép Tư Bền trong đoạn
trích từ “Một hồi chuông vừa dứt.” đến hết.
Câu 8. Em thích nhất điều gì trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Công
Hoan ở tác phẩm Kép Tư Bền? Lí giải cụ thể.
Câu 9. Có thể rút ra triết lí nhân sinh nào từ truyện ngắn Kép Tư Bền?
Câu 10. Viết một đoạn văn (khoảng 12 – 15 dòng) nêu suy nghĩ của em về một
vấn đề xã hội đặt ra từ truyện Kép Tư Bền. Gợi ý: Câu 1. A Câu 2. C Câu 3. D Câu 4. C Câu 5. D Câu 6.
- Hoàn cảnh: Kép Tư Bền là một diễn viên hài kịch nổi tiếng. Các buổi kịch có
anh biểu diễn rất đông khách. Nhưng hơn tháng rồi, anh không đi diễn do cha bị
bệnh nặng. Ông chủ rạp kịch đến đòi tiền đã cho anh vay và dồn kép Tư Bền
vào thế buộc phải nhận vai diễn mới. Trong khi đó, bệnh của cha anh ngày càng nặng hơn.
- Phẩm chất, tính cách của kép Tư Bền:
l Tấm lòng hiếu thảo: Cha bị ốm phải nghỉ diễn để ở nhà chăm sóc, vay tiền
ông chủ rạp kịp để chữa bệnh cho cha; Khi bị đòi nợ, anh phải đến diễn hài
dù trong lòng như lửa đốt, lúc được nghỉ lại nghe tin tức của cha, kết thúc
vai diễn mau chóng trở về…
l Trách nhiệm với công việc: Dù lo lắng cho cha vẫn cố gắng diễn xong vở diễn. Câu 7.
Những biểu hiện tâm trạng trong đoạn văn:
- Anh Tư Bền lững thững bước ra, cúi đầu chào rồi đứng thần người ra như phỗng một lúc.
- Suốt buổi diễn, anh phải cố rặn ra mà cười ha hả, nhưng trong lòng đầy lo âu.
Khi được nghỉ một chốc thì nhờ người về thăm xem tình hình của cha anh ra làm sao.
- Vừa thắt dải áo, vừa sụt sịt mếu máo, ông chủ rạp xiếc bắt im đi, chùi nước
mắt diễn tiếp. Anh lại phải hò, hét, ngâm, cười, múa, nhảy, để mua gượng lấy những tràng pháo tay.
- Cảnh cuối kết thúc, anh tưởng được về phen này quyết hết nợ, quyết được về
cạnh giường của cha, nhưng khán giá lại bắt diễn lại. Anh lại phải giấu bộ mặt
rầu rầu để vui vẻ diễn lại cảnh cuối lần nữa.
- Kết thúc, khán giả vây quanh để khen ngợi, bắt tay… khiến lòng anh như lửa đốt… Câu 8.
- Nghệ thuật: Kết hợp giữa điểm nhìn của tác giả và nhân vật
- Tâm trạng nhân vật được bộc lộ một cách rõ ràng, dưới điểm nhìn của tác giả
sẽ khách quan; lột tả rõ tâm trạng mâu thuẫn, đau đớn với nỗi niềm day dứt, xót
thương cho người cha già đau ốm của anh.
Câu 9. Triết lí nhân sinh trong truyện ngắn Kép Tư Bền:
Tác giả đã khắc họa nên bối cảnh hiện thực Việt Nam đương thời dưới chế độ
thực dân và phong kiến trước cách mạng tháng Tám. Tưởng chừng những
phương thức giải trí như hài kịch khi du nhập vào xã hội sẽ giúp cho bộ mặt đời
sống thay đổi nhưng phía sau việc đổi mới ấy lại là bi kịch của những kiếp
người bị cái nghèo đeo bám, không ai cảm thông, giúp đỡ và họ luôn đặt lợi ích cá nhân lên hàng đầu. Câu 10.
Nguyễn Công Hoan là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc với nhiều
tác phẩm, trong đó có Kép Tư Bền” là một trong những truyện ngắn nổi tiếng
nhất của nhà văn Nguyễn Công Hoan. Chỉ với vài nét, nhà văn đã khắc họa một
tranh sống động giữa sự phân biệt cái giàu và cái nghèo trong một xã hội mà
đồng tiền được đặt lên đầu quả tim. Kép Tư Bền là một diễn viên hài kịch nổi
tiếng. Các buổi kịch có anh biểu diễn rất đông khách. Nhưng hơn tháng rồi, anh
không đi diễn do cha bị bệnh nặng. Ông chủ rạp kịch đến đòi tiền đã cho anh
vay và dồn kép Tư Bền vào thế buộc phải nhận vai diễn mới. Trong khi đó,
bệnh của cha anh ngày càng nặng hơn. Sự đối lập giữa một bên là Kép Tư Bền
đang ra sức pha trò trên sân khấu với ở nhà người cha đang lạnh dần từng phần
cơ thể. Đặc biệt nhất phải kể đến cảnh cuối kết thúc, anh tưởng được về phen
này quyết hết nợ, quyết được về cạnh giường của cha, nhưng khán giả lại bắt
diễn lại. Anh lại phải giấu bộ mặt rầu rầu để vui vẻ diễn lại cảnh cuối lần nữa.
Với tác phẩm này, Nguyễn Công Hoan đều đã thành công lột tả những góc
khuất, những oái oăm của cái nghề mua vui cho người khác.