-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Soạn bài Viết bài thuyết minh giới thiệu cuốn sách yêu thích | Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức
Soạn bài Viết bài thuyết minh giới thiệu cuốn sách yêu thích | Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Bài 10: Sách – người bạn đồng hành (KNTT) 9 tài liệu
Ngữ Văn 8 1.2 K tài liệu
Soạn bài Viết bài thuyết minh giới thiệu cuốn sách yêu thích | Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức
Soạn bài Viết bài thuyết minh giới thiệu cuốn sách yêu thích | Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 10: Sách – người bạn đồng hành (KNTT) 9 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 8 1.2 K tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 8
Preview text:
Soạn Văn 8 Viết bài thuyết minh giới thiệu cuốn sách yêu thích * Yêu cầu:
- Giới thiệu được những thông tin cơ bản để nhận diện cuốn sách: nhan
đề, tác giả, loại, thể văn bản, đề tài, chủ đề, bố cục, nội dung chính (tóm tắt).
- Trình bày được cách nhìn (quan điểm, thái độ) của tác giả về đời sống.
- Nêu được những giá trị, đóng góp nổi bật hoặc những điểm mới, thú vị của cuốn sách.
- Nhấn mạnh được những đặc điểm gợi hứng thú đối với việc đọc, tìm hiểu cuốn sách.
* Phân tích bài viết tham khảo
“Mắt sói” – câu chuyện về cuộc phiêu lưu của những điều ngẫu nhiên và kì diệu
1. Giới thiệu nhan đề, tác giả, thể loại, thời gian ra đời, xuất bản của cuốn sách. - Nhan đề: Mắt sói
- Tác giả: người Pháp Đa-ni-en Pen-nắc
- Thể loại: tiểu thuyết
- Thời gian ra đời: năm 1984
- Xuất bản của cuốn sách: dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.
2. Trình bày ngắn gọn về đề tài, nội dung chính, chủ đề của cuốn sách.
- Đề tài: cuốn sách “Mắt sói” của nhà văn Đa- ni- en Pen- nắc
- Nội dung chính: cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Sói Lam và Phi Châu – hai nhân vật chính trong truyện.
3. Nêu những điểm đặc biệt, thú vị, mới mẻ của cuốn sách về nội dung và nghệ thuật.
- Nội dung: cuộc mưu sinh của các gia đình sói, lạc đà, báo, sư tử, và
những người từ đồng cỏ Châu Phi Vàng, Châu Phi Xám, Châu Phi Xanh.
- Nghệ thuật: cách kể chuyện sáng tạo, cốt truyện đa tuyến.
4. Nêu quan điểm của tác giả về đời sống qua nội dung phản ảnh trong cuốn sách.
Câu chuyện về bạn và thù, yêu thương và ghét bỏ, gắn bó và rời xa.
Trong sâu thẳm của đời sống, con người và thiên nhiên, con sói và mỗi
chúng ta không thể tách rời.
5. Gợi hứng thú, khuyến khích việc đọc cuốn sách.
Hãy đọc để phiêu lưu cùng những con mắt trong một thế giới đa chiều.
* Thực hành viết theo các bước 1. Trước khi viết a. Lựa chọn đề tài
Lựa chọn cuốn sách yêu thích và tìm hiểu thông tin quan trọng về cuốn
sách: nhan đề, tác giả, thể loại, đề tài, chủ đề, nội dung chính,... b. Tìm ý
Em có thể tìm ý bằng cách đặt ra và trả lời những câu hỏi sau:
- Nhan đề của cuốn sách là gì? Sách được viết hoặc xuất bản khi nào?
- Tác giả của cuốn sách là ai? Cuộc đời và sự nghiệp của tác giả có điều
gì đáng chú ý? Tác giả hướng tới đối tượng độc giả nào khi viết cuốn sách này?
- Loại, thể loại; đề tài và chủ đề của cuốn sách là gì?
- Cuốn sách có gì mới mẻ, thú vị về nội dung và nghệ thuật?
- Quan niệm của tác giả về đời sống, con người được thể hiện qua cuốn sách như thế nào?
- Vì sao nên đọc, tìm hiểu về cuốn này? c. Lập dàn ý
Sắp xếp các ý đã tìm được thành dàn ý của bài viết
- Mở bài: Giới thiệu nhan đề, tác giả và một số thông tin ngắn gọn về
hoàn cảnh ra đời, năm xuất bản, đối tượng độc giả của cuốn sách. - Thân bài:
+ Nêu thông tin về loại, thể loại; đề tài và chủ đề của cuốn sách.
+ Trình bày những điểm mới nổi bật về nội dung và nghệ thuật của cuốn sách.
+ Trình bày quan niệm của tác giả về đời sống, con người và thông điệp
chính mà tác giả muốn gửi đến độc giả.
- Kết bài: Nêu ngắn gọn hiệu quả tác động, giải thích rõ lí do vì sao nên
đọc, tìm hiểu về cuốn sách.
Bên cạnh những nội dung cơ bản như đã nêu trong dàn ý, có thể bổ sung
những ý khác mà em thấy cần thiết và có sức thuyết phục đối với người đọc 2. Viết bài
Khi thực hành viết bài văn thuyết minh giới thiệu cuốn sách yêu thích, em
cần chú ý bám sát các nội dung đã dự kiến ở dàn ý. Tuy nhiên, để nhấn
mạnh một nội dung mà em thấy cần thiết và thu hút sự chú ý của người
đọc, có thể bổ sung hoặc sắp xếp lại trật tự của các ý. Điều quan trọng
nhất là chỉ ra được sự mới mẻ, hấp dẫn của cuốn sách và lí do cần đọc,
tìm hiểu về cuốn sách này. Bài viết tham khảo
Tôi đã từng nghe nói ở đâu rằng “sách là thế giới”. Quả thật đúng như
vậy, sách là thế giới thu nhỏ, cho phép ta trải nghiệm, cảm nhận rất nhiều
cung bậc cảm xúc khác nhau. Qua những câu chuyện đầy xúc động mỗi
người lại tự rút ra những bài học cho riêng mình. Đối với tôi cuốn sách
gối đầu giường, cuốn sách tôi yêu thích nhất chính là “Cây chuối non đi
giày xanh” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
Câu chuyện được bắt đầu thật tự nhiên hợp lý. Nhân vật Đăng cũng là
nhân vật chính trong tác phẩm nhận được lời đề nghị của người bạn:
“Mày viết cho tao một bài về những kỉ niệm lúc mày còn ở đây… Mày
viết thật thơ mộng vào. Như viết tiểu thuyết càng tốt”. Nhận lời đề nghị
của người bạn, Đăng đã bắt tay vào viết, đó cũng là lúc biết bao kỉ niệm
xưa cũ, trong trẻo, hồn nhiên của tuổi thơ ùa về: tình bạn, tình yêu, tình
cảm thầy trò. Những kỉ niệm ấy thật đẹp đẽ, mơ mộng và đáng trân trọng
biết bao. Trong cuốn truyện điều tôi ấn tượng nhất là hành trình tuổi thơ
cũng là hành trình phát triển từ tình bạn thành tình yêu của Đăng và nhỏ
Thắm. Những đứa trẻ con ngây thơ, hồn nhiên bên nhau trong suốt thuở
thiếu thời: bị chết đuối hụt, chúng cùng đi học bơi, bảo vệ nhau trước
những kẻ xấu, cùng nhau đi học, cùng nhau cười đùa,… và chúng ngượng
ngùng, xấu hổ khi nghe thấy những lời chòng ghẹo, trêu đùa từ người
khác. Nhưng trên hết đó là sự quan tâm, giúp đỡ nhau chân thành, tha
thiết. Tôi đã vô cùng ngỡ ngàng, ngạc nhiên với hành động hồn nhiên mà
cũng đầy chân thành của chú tiểu Khôi, Phan… khi Thắm buộc phải lấy
người mà bố mẹ mai mối. Đó còn là sự yêu thương vô bờ của mẹ Thắm
dành cho đứa con của mình. Chẳng phải ai khác mà chính là bà đã dán tờ
giấy ấy trước nhà với nội dung phản đối hôn nhân lạc hậu. Bà mẹ ấy thật
bao dung và vĩ đại biết bao. Bà biết rằng nếu bị phát hiện chắc chắn nhỏ
Thắm sẽ bị ăn đòn, bởi vậy bà tình nguyện làm việc đó để đỡ đòn roi thay cho con.
Tác phẩm còn thể hiện tình người, tình làng nghĩa xóm đầm ấm, thân
thiết. Ông hớt tóc chẳng khác nào ông Ba Bị mà bố mẹ vẫn dọa mỗi lần
tôi hư. Ông hay chòng ghẹo những đứa bé trong làng, miệng ông nhai
trầu đỏ lòm làm tất cả những đứa trẻ trong làng phải khiếp sợ. Nhưng khi
thấy Đăng và Thắm bị ngã nước, sắp chết đuối ông đã vội vàng xuống
cứu. Ẩn sau con người gàn dở ấy là cả một tấm lòng nhân hậu và lương
thiện biết bao. Và còn rất nhiều câu chuyện nhỏ nhặt, vô cùng đời thường
trong truyện khiến người ta đọc một lần rồi chẳng thể nào quên được. Có
lẽ khi đọc cuốn sách này những đứa trẻ nông thôn sẽ như được sống lại
những kí ức ngây thơ, hồn nhiên của mình. Chỉ là những câu chuyện vặt,
câu chuyện nhỏ nhưng đầy chất nhân văn và thấm đẫm tình người.
Truyện được viết bằng giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng, thấm đẫm chất trữ
tình. Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, đậm chất Nam Bộ khiến người đọc cảm
nhận được thân thương, gần gũi. Không chỉ vậy, Nguyễn Nhật Ánh còn
tạo dựng tình huống đặc sắc, những chi tiết bất ngờ làm câu chuyện trở
nên hấp dẫn, lý thú hơn.
Gấp cuốn sách lại, những gì đọng lại trong lòng mỗi người không chỉ là
giọng văn đằm thắm, chân thành mà còn bởi tình người sâu sắc, cảm
động, bởi những suy nghĩ hồn nhiên, ngây thơ nhưng hết sức chân thành.
Qua tác phẩm, không chỉ tôi mà rất nhiều bạn khác sẽ rút ra cho mình bài
học riêng cho mình: bài học về tình bạn, tình cảm hàng xóm, về tình cảm gia đình,…
Document Outline
- Soạn Văn 8 Viết bài thuyết minh giới thiệu cuốn sách yêu thích