Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình CTST

Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình CTST được tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Son bài Viết văn bản ngh luận phân tích, đánh giá một tác
phm tr tình CTST
Tri thc v kiu bài
Kiu bài:
Phân tích, đánh giá một tác phm tr tình kiu bài ngh luận văn học
dùng lí l, bng chứng để làm ý nghĩa, giá tr ca ch đề những nét đc sc v
hình thc ngh thut ca tác phm tr tình y.
Yêu cầu đối vi kiu bài
Ngoài nhng yêu cu v nội dung năng nghị luận văn học nói
chung, khi thc hin bài ngh luận phân tích, đánh giá một tác phm tr tình
( thơ/văn xuôi tr tình ), cn nêu phân tích thỏa đáng những nét đc sc v hình
thc ngh thuật theo đặc trưng thể loi cu tác phm và tác dng ca chúng.
+ Vi các tác phẩm thơ trữ tình, cn tập trung phân tích, đánh giá các yếu t như
dng thc xut hin ca ch th tr tình, cách gieo vn, ngt nhp, ngt dòng,chia
đoạn.....
+ Vi các tác phẩm văn xuôi trữ tình như y bút, tản văn, cần tp trung phân tích,
đánh giá cách thể hin tình cm, cm xúc ca ch th tr tình qua mạch suy tư, cảm
xúc; cách s dng t ng; hình nh; bin pháp tu t nhm th hiện suy tư, cm xúc
y,...
B cc bài viết gm 3 phn:
M bài: gii thiu tác phm, tác gi; nêu nhn xét khái quát v ni dung, ngh thut
ca tác phm.
Thân bài: lần lượt phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sc v ngh thut ca
tác phm.
Kết bài: khẳng định li giá tr ca ch đềnhững nét đặc sc v ngh thut ca tác
phẩm; nêu tác động ca tác phẩm đối vi bn thân hoc cảm nghĩ về tác phm.
ng dn phân tích ng liu tham kho
Phân tích, đánh giá tác dng ca các bin pháp tu t trong bài thơ y sóng
(Tagore).
Câu 1 trang 19 sgk Ng văn lớp 10 Tp 2
Ng liu trên mt bài viết hoàn chỉnh hay trích đoạn? Dựa vào đâu để nhận định
như vậy?
Tr li:
- Ng liu trên là một trích đoạn.
- Da vào ký hiu [...], ta có th khẳng định như vậy.
Câu 2 trang 19 sgk Ng văn lớp 10 Tp 2
Xác đnh luận điểm đưc nêu trong ng liu.
Tr li:
Luận điểm được nêu trong ng liu:
- Hình nh mây và sóng n d cho thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng đầy hp dn.
- Bin pháp tu t đip ng tác dng trong vic th hin hình nh đoạn cui bài
thơ Mây và sóng.
- Nhân vt tr tình trong bài thơ một em rất đáng yêu với trái tim tràn đy yêu
thương, trí tưởng tưng phong phú và giàu óc sáng to.
Câu 3 trang 19 sgk Ng văn lớp 10 Tp 2
Luận điểm đó được làm sáng t bng nhng lí l, bng chng nào?
Tr li:
- Luận điểm đưc nêu trong ng liu:
- Hình nh mây và sóng n d cho thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng đầy hp dn.
- Bin pháp tu t đip ng tác dng trong vic th hin hình nh đoạn cui bài
thơ Mây và sóng.
- Nhân vt tr tình trong bài thơ một em rất đáng yêu với trái tim tràn đy yêu
thương, trí tưởng tưng phong phú và giàu óc sáng to.
Lun đim
Lí l, Bng chng
Hình nh mây sóng n d cho thiên
nhiên tươi đẹp, thơ mộng đầy hp dn.
Nhng kết hp t nh minh vàng (the
golden dawn), vầng trăng bạc (the silver
moon).
Bin pháp tu t điệp ng tác dng
trong vic th hin hình nh đoạn cui
bài thơy và sóng.
- Đip t con va khng định vai trò ch
th ca em bé, va gi cm giác v s
hiếu động, linh li, nhanh nhn ca em
trong những trò chơi.
- Đip t lăn gi hình ảnh em
hn nhiên, tinh nghịch vui chơi bên người
m hin t, du dàng, âu yếm che ch cho
con.
Nhân vt tr tình trong bài thơ một em
rất đáng yêu với trái tim tràn đầy yêu
thương, trí tưởng ng phong phú
giàu óc sáng to.
- Nhng câu hi ca em hi mây và
sóng th hin niềm yêu thích được vui
chơi, tình yêu thiên nhiên, khát vng
được đặt chân đến nhng thế gii xa xôi,
huyền bí để khám phá.
- Em t chi li mi ca những ngưi
trên mây, trong sóng em biết m rt
yêu thương em, muốn em bên em
cũng muốn như vậy.
Câu 4 trang 19 sgk Ng văn lớp 10 Tp 2
Nêu tác dng ca câu cui trong ng liu.
Tr li:
- Tác dng ca câu cui trong ng liu:
- Khẳng định tình cm của em trong bài thơ tình cm mang tính bao quát ca
tt c con ngưi, nhng ai có m đối vi m mình.
- M rộng liên tưởng, cho thy s gần gũi giữa tình cm ca em bé trong bài thơ đối
vi m và tình cm mu t được th hiện trong ca dao người Vit.
Thc hành viết theo quy trình
Đề bài trang 19 sgk Ng văn lớp 10 Tp 2
Hãy viết văn bản ngh luận phân tích, đánh giá chủ đề những nét đặc sc v hình
thc ngh thut ca mt tác phẩm thơ hoặc văn xuôi trữ tình.
c 1: Chun b viết
Xác định đề tài
+ Với đ bài y bn s chọn phân tích, đánh giá chủ đề những nét đặc sc v
ngh thut ca một bài thơ trữ tình hay mt tác phm văn xuôi tr tình (tùy bút, tn
văn,...)?
Bn có th chn mt tác phm đã học bc trung học cơ s như:
Thơ: Đợi m (Vũ Quần Phương), Sang thu (Hu Thnh), Bếp la (Bng Vit),...
Văn xuôi tr tình: Cm vòng (Vũ Bằng), Mùa phơi sân trước (Nguyn Ngọc Tư),..
+ Phm vi yêu cu của đề bài như thế nào?
Lưu ý: đề bài không yêu cầu phân tích, đánh giá mọi mt cu tác phẩm văn học
ch gii hn mt s nét đặc sc v ch đềngh thut ca tác phm.
Xác đnh mục đích viết và người đc
+ Bn viết bài này nhm mục đích gì?
+ Người đc ca bn có th là ai?
Thu thập tư liệu
Để viết được bài văn đáp ng yêu cu của đề bài, y tìm đọc các bài
viết, ý kiến liên quan đến tác phẩm đã chọn và t hi:
+ S chn tác phm văn hc nào đ viết?
+ Tìm tác phm đó ở đâu?
+ Có nhng tác phm nào cùng đề tài vi tác phẩm đã chọn
Bn th tìm chn mt tác phẩm đã học trong sách giáo khoa hoc mt tác
phm bt kì mà bn yêu thích và muốn phân tích, đánh giá về tác phẩm đó.
c 2: Tìm ý và lp dàn ý
Tìm ý
+ Đọc kĩ tác phẩm văn học đã chọn để hiểu đưc ch đề tác phm.
+ Tùy th loi c th ca tác phm tr tình mà nêu và tr li các câu hi tìm ý.
Chng hn:
- Khi tìm ý cho việc phân tích, đánh giá nét đặc sc v hình thc ngh thut ca tác
phm tr tình, cn tr li các câu hi: Trong tác phm, cách s dng các yếu t hình
thức nào sau đây th xem đặc sc: ch th tr tình, cách gieo vn, ngt nhp,
ngắt dòng, chia đoạn, t ng, hình nh,...? Cách s dng các yếu t đó tác dụng
thế nào trong vic th hin ch đề ca tác phm?,...
- Khi tìm ý cho vic phân tích, đánh giá chủ đề ca tác phm tr tình, cn tr li các
câu hi: Ch đ ca c phm y gì? Ch đề đó sâu sắc, mi m? Ch đề
đó bao gồm các khía cnh nào?,...
+ Đọc mt vài tác phẩm cùng đề tài để hiu tác phm đã chọn những nét đặc sc
gì v ch đề, các bin pháp ngh thut và ghi li thông tin (tham kho bng sau):
TT
Tên tác phm
Ch đề
Các bin pháp ngh thut tiêu biu
...
Tác phm A
...
...
...
Tác phm B
....
...
...
...
...
...
+ Chn những nét đặc sc nht ca tác phm và lit kê các ý bng mt vài cm t.
Lp dàn ý:
Sp xếp các ý đã tìm thành một dàn ý. Phn thân bài cn:
+ Lần lượt chi tiết hóa tng luận điểm.
Thân bài gm ít nht hai luận điểm. Mt luận điểm phân tích, đánh giá v ch đề.
Mt luận điểm phân tích, đánh giá: nét đặc sc v ngh thut tác dng cu chúng
(gn với đặc trưng thể loi) trong vic th hin ch đề ca tác phm. d: dàn ý
cho bài ngh lun v i thơ Bếp la (Bng Vit) có th được sp xếp như sau:
Luận đim th nht: Những nét đặc sc trong hình thc ngh thut tr
tình của bài thơ Bếp la
- Nét đc sc th nht: sáng to hình nh bếp la (lí l và bng chng).
- Nét đặc sc th hai: chuyn hóa hình nh bếp la t nghĩa đen sang nghĩa bóng (lí
l và bng chng).
- Nét đc sc th ba: ging điệu tr tình (lí l và bng chng).
Luận điểm th hai: Ch đề tình cháu đã được khơi sâu làm mới
trong Bếp la.
- Xác đnh ch đề ca tác phm: tình bà cháu.
- Phân tích đánh giá: ch đề tuy quen thuộc nhưng vẫn u sc, mi m, nh các
sáng to ngh thut ca tác gi (lí l và bng chng).
+ Nêu ý kiến nhận xét, đánh giá của ngưi viết v những nét đặc sc ca tác
phm.
+ Làm sáng t các ý kiến nhận xét, đánh giá về ch đềngh thut bng vic trích
dn các hình nh, chi tiết, bin pháp ngh thut tiêu biu trong tác phm.
c 3: Viết bài:
Bài mu tham kho:
Nhà thơ Bằng Vit trong những m tháng hc tp xa nhà vn da diết nh quê
hương, với khói bếp la cay nng hun nhoè mắt, cùng ngưi tn to sm hôm
nuôi dy cháu. Tt c nhng ức đẹp đẽ ca tuổi thơ đó đã đưc tác gi dn nén
trong tng câu ch qua bài thơ Bếp la.
Bếp lửa bài thơ được in trong tập thơ Hương y, bếp la, in chung cùng nhà thơ
Lưu Quang Vũ. thể nói Bếp la mt trong nhng tác phm xut sc nht ca
Bng Việt. Ông sáng tác bài thơ này vào năm 1963, khi đang hc tp ti Liên Xô.
M đầu bài thơ hình nh ngn la bp ng cháy, ngn la thc cũng chất
cha biết bao ý nghĩa:
Mt bếp la chn vn sương sớm
Mt bếp la p iu nồng đượm
Cháu thương bà biết my nắng mưa
Mt khung cảnh đơn sơ hết sc thân thuc hiện lên trước mắt người đọc. Ngn
la cháy bp bùng kia gi nhc biết bao nh thương, lòng biết ơn của người cháu xa
x đối vi bà. Hai t ấp iu” gợi lên hình ảnh đôi bàn tay tảo tn ca ngày ngày
nhen nhóm ngn la, thc khuya dy sớm chăm cho cháu từng miếng ăn giấc ng.
Và đ t đó trong cháu vỡ òa cảm xúc thương yêu bà vô tn:
“Cháu thương bà biết my nắng mưa” .
Để rồi sau đó, biết bao k nim ùa v trong lòng nhà thơ, đó là những k nim mà tác
gi chng th quên. V mt nn đói khủng khiếp đã ớp đi sinh mạng biết bao
người dân Vit Nam:
Lên bn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
B đi đánh xe khô rc nga gy
Ch nh khói hun nhèm mt cháu
Nghĩ li đến gi sng mũi còn cay
Khi hàng loạt người chết đói, thì vẫn kiên cưng, tn to sm hôm, cho cháu
c khoai, mót tng c sn, dành trn miếng ăn cho đứa cháu ợt qua cơn đói cn
cào. Ni ám ảnh đó vẫn ln sâu trong tâm chí tác giả, cái đói ghê rợn y, mà gi ch
cần nghĩ lại sống mũi cháu đã cay. Cái cay y không ch mùi khói, cái cay y
còn là nhng giọt nước mắt thương xót cho nhng nỗi cơ cực, vt v mà bà phi tri
qua, giọt c mt tri ân vi tm lòng dành cho cháu. Ch cn thì mi
giông bão ngoài kia bà cũng chở che để vượt qua, bo v cho cháu.
Tám năm xa cha mẹ, Bng Vit sống cùng bà, cũng là tám năm bà bên cháu bảo ban,
nuôi dạy cháu nên ngưi:
“M cùng cha công tác bn không v,
Cháu cùng bà, bà bo cháu nghe,
Bà dy cháu làm, bà chăm cháu học
Nhóm bếp la nghĩ thương bà khó nhc,
Tu hú ơi! Chẳng đến cùng bà,
Kêu chi hoài trên nhng cánh đồng xa?”
Câu thơ thực như lời k li giãi y ca tác giả, nhưng cũng chỉ cn vy
thôi đã nói n tấm lòng, s tn ty của đối với cháu. Bà đã trở thành người cha,
người m dy cháu khôn lớn, nên người. Cu trúc “ba-cháu” cho thy s gn
khăng khít giữa. Nếu không bên l cũng sẽ không cháu thành công,
nên ngưi ca thời điểm hin ti. Tác gi đã dồn hết lòng kính u, s tôn trng
dành cho người bà ca mình.
Sang đến kh thơ tiếp theo, khung cnh chiến tranh tr nên khng khiếp hơn, khi
giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi, để trơ trọi li ch nhng mảnh tro tàn. Nhưng
không khuu ngã, mà vẫn cùng kiên cường, dưi s giúp đỡ ca hàng xóm dng
li túp lu tranh cho hai bà cháu có ch trú mưa trú nắng. Không ch vy, s các con
công tác ngoài chiến tuyến lo lng, bà còn dặn trưc Bng Việt: “B chiến khu b
còn vic b/ y viết thư chớ k y k n/ C bo nhà vẫn được bình yên” .
Nhng li dn y đã nói lên hết tm lòng hi sinh cao c ca bà m Vit Nam anh
hùng.
Không ch chăm lo, bảo ban cháu, còn nhóm lên trong cháu nhng tình cm
thiêng liêng đẹp đẽ:
“Nhóm bếp la p iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sn ngt bùi,
Nhóm nim xôi go mi, s chung vui,
Nhóm dy c nhng tâm tình tui nhỏ…
Ôi k l và thiêng liêng bếp la!”
Kh thơ với đip t nhóm vang lên bn lần, đã tạo nên mt khung cnh thiêng liêng,
ấm cúng đầy tình yêu thương. Bếp la y dy cháu biết chia sẻ, yêu thương
những người xung quanh, bếp la y giúp cháu sống có mơ ước, khát vọng, vun đắp
ước cho cháu. Cũng bi vy, Bng Vit phi tốt lên : Ôi l thiêng
liêng bếp lửa” . để khẳng định ý nghĩa vai trò của bếp la, hay chính của đối
vi cuộc đời mình. Để ri ngn la của hơi m tình thương theo cháu đi muôn ng,
giúp cháu vươn đến thành công trong bước đường tương lai. Dù đã đi xa, đến nhng
nơi đẹp đẽ, cuc sống sung túc nhưng cháu vn không bao gi quên hình nh bà, và
vn t nhc nh bn thân:
Nhưng vẫn chng lúc nào quên nhc nh:
- Sm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?
Câu hi kết lại bài thơ như một li nhc nh khc khoi, khiến người đọc lưu giữ li
ấn tượng sâu đậm. Bng ngôn t mc mc, gin d tràn đầy cm xúc Bng Vit
đã y tỏ tm lòng biết ơn sâu sắc đối với bà. Đồng thi với bài thơ này cũng gi
gắm thông điệp v ý nghĩa tầm quan trng của gia đình đối vi mỗi người. Chúng ta
phi nâng niu, trân trng tình cm thiêng liêng, cao quý y.
c 4: Xem li và chnh sa
Sau khi viết xong, em đọc li bài viết và t đánh giá theo bảng điểm:
| 1/9

Preview text:

Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác
phẩm trữ tình CTST
Tri thức về kiểu bài Kiểu bài:
Phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình là kiểu bài nghị luận văn học
dùng lí lẽ, bằng chứng để làm rõ ý nghĩa, giá trị của chủ đề và những nét đặc sắc về
hình thức nghệ thuật của tác phẩm trữ tình ấy.
Yêu cầu đối với kiểu bài
Ngoài những yêu cầu về nội dung và kĩ năng nghị luận văn học nói
chung, khi thực hiện bài nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình
( thơ/văn xuôi trữ tình ), cần nêu và phân tích thỏa đáng những nét đặc sắc về hình
thức nghệ thuật theo đặc trưng thể loại cảu tác phẩm và tác dụng của chúng.
+ Với các tác phẩm thơ trữ tình, cần tập trung phân tích, đánh giá các yếu tố như
dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ tình, cách gieo vần, ngắt nhịp, ngắt dòng,chia đoạn.....
+ Với các tác phẩm văn xuôi trữ tình như tùy bút, tản văn, cần tập trung phân tích,
đánh giá cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình qua mạch suy tư, cảm
xúc; cách sử dụng từ ngữ; hình ảnh; biện pháp tu từ nhằm thể hiện suy tư, cảm xúc ấy,...
Bố cục bài viết gồm 3 phần:
Mở bài: giới thiệu tác phẩm, tác giả; nêu nhận xét khái quát về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
Thân bài: lần lượt phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.
Kết bài: khẳng định lại giá trị của chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác
phẩm; nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ về tác phẩm.
Hướng dẫn phân tích ngữ liệu tham khảo
Phân tích, đánh giá tác dụng của các biện pháp tu từ trong bài thơ Mây và sóng (Tagore).
Câu 1 trang 19 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2
Ngữ liệu trên là một bài viết hoàn chỉnh hay trích đoạn? Dựa vào đâu để nhận định như vậy? Trả lời:
- Ngữ liệu trên là một trích đoạn.
- Dựa vào ký hiệu [...], ta có thể khẳng định như vậy.
Câu 2 trang 19 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2
Xác định luận điểm được nêu trong ngữ liệu. Trả lời:
Luận điểm được nêu trong ngữ liệu:
- Hình ảnh mây và sóng ẩn dụ cho thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng đầy hấp dẫn.
- Biện pháp tu từ điệp ngữ có tác dụng trong việc thể hiện hình ảnh ở đoạn cuối bài thơ Mây và sóng.
- Nhân vật trữ tình trong bài thơ là một em bé rất đáng yêu với trái tim tràn đầy yêu
thương, trí tưởng tượng phong phú và giàu óc sáng tạo.
Câu 3 trang 19 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2
Luận điểm đó được làm sáng tỏ bằng những lí lẽ, bằng chứng nào? Trả lời:
- Luận điểm được nêu trong ngữ liệu:
- Hình ảnh mây và sóng ẩn dụ cho thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng đầy hấp dẫn.
- Biện pháp tu từ điệp ngữ có tác dụng trong việc thể hiện hình ảnh ở đoạn cuối bài thơ Mây và sóng.
- Nhân vật trữ tình trong bài thơ là một em bé rất đáng yêu với trái tim tràn đầy yêu
thương, trí tưởng tượng phong phú và giàu óc sáng tạo. Luận điểm
Lí lẽ, Bằng chứng
Hình ảnh mây và sóng ẩn dụ cho thiên
Những kết hợp từ bình minh vàng (the
nhiên tươi đẹp, thơ mộng đầy hấp dẫn.
golden dawn), vầng trăng bạc (the silver moon).
Biện pháp tu từ điệp ngữ có tác dụng
- Điệp từ con vừa khẳng định vai trò chủ
trong việc thể hiện hình ảnh ở đoạn cuối
thể của em bé, vừa gợi cảm giác về sự bài thơ Mây và sóng.
hiếu động, linh lợi, nhanh nhẹn của em trong những trò chơi.
- Điệp từ lăn gợi hình ảnh em bé vô tư
hồn nhiên, tinh nghịch vui chơi bên người
mẹ hiền từ, dịu dàng, âu yếm che chở cho con.
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là một em
- Những câu hỏi của em bé hỏi mây và
bé rất đáng yêu với trái tim tràn đầy yêu
sóng thể hiện niềm yêu thích được vui
thương, trí tưởng tượng phong phú và chơi, tình yêu thiên nhiên, khát vọng giàu óc sáng tạo.
được đặt chân đến những thế giới xa xôi, huyền bí để khám phá.
- Em bé từ chối lời mời của những người
trên mây, trong sóng vì em biết mẹ rất
yêu thương em, muốn em ở bên và em cũng muốn như vậy.
Câu 4 trang 19 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2
Nêu tác dụng của câu cuối trong ngữ liệu. Trả lời:
- Tác dụng của câu cuối trong ngữ liệu:
- Khẳng định tình cảm của em bé trong bài thơ là tình cảm mang tính bao quát của
tất cả con người, những ai có mẹ đối với mẹ mình.
- Mở rộng liên tưởng, cho thấy sự gần gũi giữa tình cảm của em bé trong bài thơ đối
với mẹ và tình cảm mẫu tử được thể hiện trong ca dao người Việt.
Thực hành viết theo quy trình
Đề bài trang 19 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2
Hãy viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình
thức nghệ thuật của một tác phẩm thơ hoặc văn xuôi trữ tình.
Bước 1: Chuẩn bị viết Xác định đề tài
+ Với đề bài này bạn sẽ chọn phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về
nghệ thuật của một bài thơ trữ tình hay một tác phẩm văn xuôi trữ tình (tùy bút, tản văn,...)?
Bạn có thể chọn một tác phẩm đã học ở bậc trung học cơ sở như:
Thơ: Đợi mẹ (Vũ Quần Phương), Sang thu (Hữu Thỉnh), Bếp lửa (Bằng Việt),...
Văn xuôi trữ tình: Cốm vòng (Vũ Bằng), Mùa phơi sân trước (Nguyễn Ngọc Tư),..
+ Phạm vi yêu cầu của đề bài như thế nào?
Lưu ý: đề bài không yêu cầu phân tích, đánh giá mọi mặt cảu tác phẩm văn học mà
chỉ giới hạn ở một số nét đặc sắc về chủ đề và nghệ thuật của tác phẩm.
Xác định mục đích viết và người đọc
+ Bạn viết bài này nhằm mục đích gì?
+ Người đọc của bạn có thể là ai? Thu thập tư liệu
Để viết được bài văn đáp ứng yêu cầu của đề bài, hãy tìm đọc các bài
viết, ý kiến liên quan đến tác phẩm đã chọn và tự hỏi:
+ Sẽ chọn tác phẩm văn học nào để viết?
+ Tìm tác phẩm đó ở đâu?
+ Có những tác phẩm nào cùng đề tài với tác phẩm đã chọn
Bạn có thể tìm và chọn một tác phẩm đã học trong sách giáo khoa hoặc một tác
phẩm bất kì mà bạn yêu thích và muốn phân tích, đánh giá về tác phẩm đó.
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý Tìm ý
+ Đọc kĩ tác phẩm văn học đã chọn để hiểu được chủ đề tác phẩm.
+ Tùy thể loại cụ thể của tác phẩm trữ tình mà nêu và trả lời các câu hỏi tìm ý. Chẳng hạn:
- Khi tìm ý cho việc phân tích, đánh giá nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác
phẩm trữ tình, cần trả lời các câu hỏi: Trong tác phẩm, cách sử dụng các yếu tố hình
thức nào sau đây có thể xem là đặc sắc: chủ thể trữ tình, cách gieo vần, ngắt nhịp,
ngắt dòng, chia đoạn, từ ngữ, hình ảnh,...? Cách sử dụng các yếu tố đó có tác dụng
thế nào trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm?,...
- Khi tìm ý cho việc phân tích, đánh giá chủ đề của tác phẩm trữ tình, cần trả lời các
câu hỏi: Chủ đề của tác phẩm này là gì? Chủ đề đó có gì sâu sắc, mới mẻ? Chủ đề
đó bao gồm các khía cạnh nào?,...
+ Đọc một vài tác phẩm cùng đề tài để hiểu tác phẩm đã chọn có những nét đặc sắc
gì về chủ đề, các biện pháp nghệ thuật và ghi lại thông tin (tham khảo bảng sau): TT Tên tác phẩm Chủ đề
Các biện pháp nghệ thuật tiêu biểu ... Tác phẩm A ... ... ... Tác phẩm B .... ... ... ... ... ...
+ Chọn những nét đặc sắc nhất của tác phẩm và liệt kê các ý bằng một vài cụm từ. Lập dàn ý:
Sắp xếp các ý đã tìm thành một dàn ý. Phần thân bài cần:
+ Lần lượt chi tiết hóa từng luận điểm.
Thân bài gồm ít nhất hai luận điểm. Một luận điểm phân tích, đánh giá về chủ đề.
Một luận điểm phân tích, đánh giá: nét đặc sắc về nghệ thuật và tác dụng cuả chúng
(gắn với đặc trưng thể loại) trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm. Ví dụ: dàn ý
cho bài nghị luận về bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt) có thể được sắp xếp như sau:
Luận điểm thứ nhất: Những nét đặc sắc trong hình thức nghệ thuật trữ
tình của bài thơ Bếp lửa
- Nét đặc sắc thứ nhất: sáng tạo hình ảnh bếp lửa (lí lẽ và bằng chứng).
- Nét đặc sắc thứ hai: chuyển hóa hình ảnh bếp lửa từ nghĩa đen sang nghĩa bóng (lí lẽ và bằng chứng).
- Nét đặc sắc thứ ba: giọng điệu trữ tình (lí lẽ và bằng chứng).
Luận điểm thứ hai: Chủ đề tình bà cháu đã được khơi sâu và làm mới trong Bếp lửa.
- Xác định chủ đề của tác phẩm: tình bà cháu.
- Phân tích đánh giá: chủ đề tuy quen thuộc nhưng vẫn sâu sắc, mới mẻ, nhờ các
sáng tạo nghệ thuật của tác giả (lí lẽ và bằng chứng).
+ Nêu rõ ý kiến nhận xét, đánh giá của người viết về những nét đặc sắc của tác phẩm.
+ Làm sáng tỏ các ý kiến nhận xét, đánh giá về chủ đề và nghệ thuật bằng việc trích
dẫn các hình ảnh, chi tiết, biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm. Bước 3: Viết bài: Bài mẫu tham khảo:
Nhà thơ Bằng Việt trong những năm tháng học tập xa nhà vẫn da diết nhớ quê
hương, với khói bếp lửa cay nồng hun nhoè mắt, cùng người bà tần tảo sớm hôm
nuôi dạy cháu. Tất cả những kí ức đẹp đẽ của tuổi thơ đó đã được tác giả dồn nén
trong từng câu chữ qua bài thơ Bếp lửa.
Bếp lửa là bài thơ được in trong tập thơ Hương cây, bếp lửa, in chung cùng nhà thơ
Lưu Quang Vũ. Có thể nói Bếp lửa là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của
Bằng Việt. Ông sáng tác bài thơ này vào năm 1963, khi đang học tập tại Liên Xô.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh ngọn lửa bập bùng cháy, ngọn lửa thực mà cũng chất chứa biết bao ý nghĩa:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
Một khung cảnh đơn sơ mà hết sức thân thuộc hiện lên trước mắt người đọc. Ngọn
lửa cháy bập bùng kia gợi nhắc biết bao nhớ thương, lòng biết ơn của người cháu xa
xứ đối với bà. Hai từ “ấp iu” gợi lên hình ảnh đôi bàn tay tảo tần của bà ngày ngày
nhen nhóm ngọn lửa, thức khuya dậy sớm chăm cho cháu từng miếng ăn giấc ngủ.
Và để từ đó trong cháu vỡ òa cảm xúc thương yêu bà vô tận:
“Cháu thương bà biết mấy nắng mưa” .
Để rồi sau đó, biết bao kỉ niệm ùa về trong lòng nhà thơ, đó là những kỉ niệm mà tác
giả chẳng thể quên. Về một nạn đói khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng biết bao người dân Việt Nam:
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay
Khi mà hàng loạt người chết đói, thì bà vẫn kiên cường, tần tảo sớm hôm, cho cháu
củ khoai, mót từng củ sắn, dành trọn miếng ăn cho đứa cháu vượt qua cơn đói cồn
cào. Nỗi ám ảnh đó vẫn lần sâu trong tâm chí tác giả, cái đói ghê rợn ấy, mà giờ chỉ
cần nghĩ lại sống mũi cháu đã cay. Cái cay ấy không chỉ là mùi khói, mà cái cay ấy
còn là những giọt nước mắt thương xót cho những nỗi cơ cực, vất vả mà bà phải trải
qua, là giọt nước mắt tri ân với tấm lòng bà dành cho cháu. Chỉ cần có bà thì mọi
giông bão ngoài kia bà cũng chở che để vượt qua, bảo vệ cho cháu.
Tám năm xa cha mẹ, Bằng Việt sống cùng bà, cũng là tám năm bà bên cháu bảo ban,
nuôi dạy cháu nên người:
“Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”
Câu thơ mà thực như là lời kể lời giãi bày của tác giả, nhưng cũng chỉ cần có vậy
thôi đã nói lên tấm lòng, sự tận tụy của bà đối với cháu. Bà đã trở thành người cha,
người mẹ dạy cháu khôn lớn, nên người. Cấu trúc “ba-cháu” cho thấy sự gắn bó
khăng khít giữa. Nếu không có bà ở bên có lẽ cũng sẽ không có cháu thành công,
nên người của thời điểm hiện tại. Tác giả đã dồn hết lòng kính yêu, sự tôn trọng
dành cho người bà của mình.
Sang đến khổ thơ tiếp theo, khung cảnh chiến tranh trở nên khủng khiếp hơn, khi
giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi, để trơ trọi lại chỉ là những mảnh tro tàn. Nhưng bà
không khuỵu ngã, mà vẫn vô cùng kiên cường, dưới sự giúp đỡ của hàng xóm dựng
lại túp lều tranh cho hai bà cháu có chỗ trú mưa trú nắng. Không chỉ vậy, sợ các con
công tác ngoài chiến tuyến lo lắng, bà còn dặn trước Bằng Việt: “Bố ở chiến khu bố
còn việc bố/ Mày có viết thư chớ kể này kể nọ/ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên” .
Những lời dặn dò ấy đã nói lên hết tấm lòng hi sinh cao cả của bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Không chỉ chăm lo, bảo ban cháu, bà còn nhóm lên trong cháu những tình cảm thiêng liêng đẹp đẽ:
“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ…
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”
Khổ thơ với điệp từ nhóm vang lên bốn lần, đã tạo nên một khung cảnh thiêng liêng,
ấm cúng và đầy tình yêu thương. Bếp lửa ấy dạy cháu biết chia sẻ, yêu thương
những người xung quanh, bếp lửa ấy giúp cháu sống có mơ ước, khát vọng, vun đắp
mơ ước cho cháu. Cũng bởi vậy, mà Bằng Việt phải tốt lên : “Ôi kì lạ và thiêng
liêng – bếp lửa” . để khẳng định ý nghĩa vai trò của bếp lửa, hay chính của bà đối
với cuộc đời mình. Để rồi ngọn lửa của hơi ấm tình thương theo cháu đi muôn ngả,
giúp cháu vươn đến thành công trong bước đường tương lai. Dù đã đi xa, đến những
nơi đẹp đẽ, cuộc sống sung túc nhưng cháu vẫn không bao giờ quên hình ảnh bà, và
vẫn tự nhắc nhở bản thân:
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?
Câu hỏi kết lại bài thơ như một lời nhắc nhở khắc khoải, khiến người đọc lưu giữ lại
ấn tượng sâu đậm. Bằng ngôn từ mộc mạc, giản dị và tràn đầy cảm xúc Bằng Việt
đã bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc đối với bà. Đồng thời với bài thơ này cũng gửi
gắm thông điệp về ý nghĩa tầm quan trọng của gia đình đối với mỗi người. Chúng ta
phải nâng niu, trân trọng tình cảm thiêng liêng, cao quý ấy.
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa
Sau khi viết xong, em đọc lại bài viết và tự đánh giá theo bảng điểm: