Soạn Văn 8 Bài 5: Những tình huống khôi hài | Cái chúc thư | Chân trời sáng tạo
Soạn Văn 8 Bài 5: Những tình huống khôi hài | Cái chúc thư | Chân trời sáng tạo được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 5: Những tình huống khôi hài (CTST)
Môn: Ngữ Văn 8
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn Văn 8 Bài 5: Những tình huống khôi hài | Cái chúc thư |
Chân trời sáng tạo Chuẩn bị đọc
Các bản chúc thư thường có nội dung, mục đích thế nào và thường do ai lập? Điều
gì bảo đảm cho một bản chúc thư có giá trị? Hướng dẫn trả lời
- Các bản chúc thư thường là lời dặn dò của người chủ gia đình, người lãnh đạo đất nước trước khi mất.
- Chúc thư, di chúc viết thành văn bản có giá trị hành chính, pháp lý.
Trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1 (trang 105, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Điều gì sẽ xảy ra với các nhân vật khi họ tham dự vào màn kịch làm chúc thư mạo danh này? Hướng dẫn trả lời
Các nhân vật sẽ bị bại lộ và có khi bị bắt khi họ tham dự vào màn kịch làm chúc thư mạo danh này.
Câu 2 (trang 106, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Ở lớp kịch thứ III và thứ IV, khi sắp thực hiện mưu kế đã vạch sẵn, tâm trạng của Hy
Lạc, Khiết, Lý có gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau ấy? Hướng dẫn trả lời
Ở lớp kịch thứ III và thứ IV, khi sắp thực hiện mưu kế đã vạch sẵn, tâm trạng của Hy
Lạc, Khiết, Lý có sự khác nhau: Hy Lạc và Lý thúc giục, động viên Khiết làm điều sai
trái còn Khiết muốn làm nhưng còn lo sợ
Sự khác nhau ấy là do: Hy Lạc và Lý không phải là người đóng giả cụ Di Lung còn
Khiết là người đóng giả cụ và làm điều sai trái.
Câu 3 (trang 107, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Chú ý phân biệt các lượt thoại nhân vật nói với người khác (đối thoại) và nói với
chính mình (độc thoại) trong lớp thứ VI? Hướng dẫn trả lời
- Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người, đối thoại
được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp (mỗi lượt lời là một lần gạch đầu dòng)
- Độc thoại là lời của một người nào đó với chính mình hoặc nói với một ai đó trong
tưởng tượng, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu
dòng, có lời chỉ dẫn (nói riêng).
Câu 4 (trang 110, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Từng nhân vật: Hy Lạc, Khiết, Lý hiện ra trong màn kịch với nét tính cách như thế nào? Hướng dẫn trả lời
Từng nhân vật: Hy Lạc, Khiết, Lý hiện ra trong màn kịch với nét tính cách:
- Hy Lạc: Mưu mô, tính toán, trục lợi cho mình.
- Khiết: Sợ bị phát hiện, nhưng vì tiền nên dám liều
- Lý: Vui mừng khi được hưởng lợi mà không phải hy sinh gì.
Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1 (trang 111, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Nêu một số biểu hiện cụ thể của hành động kịch trong văn bản. Có thể sử dụng mẫu bảng sau: Nhân
Hành động kịch qua Hành động kịch qua
Hành động kịch qua vật lời đối thoại lời độc thoại cử chỉ, hành vi Hy Lạc Khiết Lý
Xung đột kịch trong văn bản là xung đột giữa “cái thấp kém” với “cái thấp kém” hay
“cái thấp kém” với “cái cao cả”? Hãy giải thích ý kiến của em.
Hướng dẫn trả lời
Nhân Hành động kịch qua
Hành động kịch qua Hành động kịch qua vật lời đối thoại lời độc thoại cử chỉ, hành vi Hy - Thuyết phục nhân vật
- Chửi thầm Khiết khi - Tức giận Lạc Khiết đóng giả chữ ký tự ý để tiền lại cho - Vui mừng
thay của người cụ bị tê mình và không làm -Vờ khóc, vờ đau đớn liệt tay. theo kế hoạch ban - Chửi thầm
- Trấn an nhân vật Khiết. đầu
- Làm mọi chuyện chỉ vì
tình yêu và để lấy được người yêu.
- Vờ đau đớn khi người bác để lại gia tài cho mình.
- Tức tối, chửi rủa khi biết mình nhận được tiền. Khiết
- Lúc đầu sợ sệt, nhưng
- Lúc đầu sợ sệt, nhưng khi nghe Hy Lạc cổ vũ khi nghe Hy Lạc cổ vũ thì vẫn làm liều. thì vẫn làm liều. - Ngồi cạnh Hy Lạc để - Ngồi cạnh Hy Lạc để
tránh bị mọi người phát
tránh bị mọi người phát hiện. hiện. - Không muốn làm đám - Không muốn làm đám tang của mình quá to. tang của mình quá to. - Không làm như đã - Không làm như đã
thỏa thuận ban đầu với
thỏa thuận ban đầu với
Hy Lạc, để lại toàn bộ
Hy Lạc, để lại toàn bộ gia sản cho bản thân gia sản cho bản thân mình. mình. Lý
- Bắt tay với Hy Lạc để - Lo lắng Khiết sẽ - Bất ngờ Khiết đóng giả người
quên phần của mình. - Mừng rỡ bác. - Vui sướng khi lấy - Vờ đau đớn khi nghe
được tiền và việc giả
Khiết muốn chia gia sản mạo thành công trót trước khi ra đi. lọt.
- Vờ khóc khi biết được chia gia tài. - Vui mừng, cảm ơn rối rít khi được nhận 200 ngàn đồng.
Câu 2 (trang 111, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Phân tích một số điểm tương đồng và khác biệt trong tính cách của các nhân vật: Hy Lạc, Khiết, Lý. Hướng dẫn trả lời
Điểm giống là cả ba đều ham tiền tài, tham của, và sẵn sàng làm mọi chuyện để đạt
lợi ích cho mình. Đặc biệt, qua cách thể hiện ta còn thấy ba người đều là những kẻ
giả dối, là đại diện cho cả một xã hội loạn lạc và suy đồi đạo đức.
Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa họ như sau:
- Hy Lạc: Mưu mô, tính toán nhưng vẫn bị Khiết trục lợi mà không thể làm gì.
- Khiết: Ban đầu thì lo sợ bị phát hiện, nhưng vì tiền nên dám liều, lợi dụng sơ hở để trục lợi cho mình.
- Lý: Là một kẻ ba phải, khi thấy mình được lợi thì vui mừng dù không can thiệp vào
tranh chấp của hai nhân vật trên. Chị ta còn là kẻ ngu muội, bị tiền tài làm mờ mắt
và có thể mua chuộc bằng 200 ngàn đồng.
Câu 3 (trang 111, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Tác giả muốn gửi đến người đọc/ người xem thông điệp gì qua văn bản trên? Căn
cứ vào đâu để xác định như vậy? Hướng dẫn trả lời
Qua văn bản trên, tác giả muốn gửi đến người đọc người xem thông điệp là sự phê
phán, lên án mãnh liệt với các hành vi giả dối để chuộc lợi cho bản thân.Vì tiền, họ
có thể không cần cả người thân, tham lam đến nỗi mờ và đánh mất cả lý trí. Vậy
nên đối với con người hiện nay, chúng ta cần trân trọng, yêu thương người thân
hơn, bằng cách dành nhiều thời gian và sự quan tâm hơn đến họ. Bởi có yêu
thương, biết ơn chúng ta mới nhận được những sự tử tế. Bởi người đối xử thật lòng
với chúng ta là người thân, ở cạnh ta đến cuối cùng cũng là người thân cận.
Câu 4 (trang 111, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Phân tích thủ pháp trào phúng mà em cho là đặc sắc trong văn bản Hướng dẫn trả lời
Thủ pháp trào phúng được tác giả thể hiện qua rất nhiều chi tiết, từ hành động đến
lời nói của các nhân vật.
- Khiết rất sợ, nhưng khi thấy tiền liền nổi lòng tham, đồng ý vào vai nhân vật và biết
cách lợi dụng sơ hở để trục lợi cho bản thân.
- Hy Lạc rất vui vì Khiết đã nhận lời diễn kịch, nhưng khi thấy lợi không về mình thì
liền tức tối và thậm chí chửi rủa Khiết.
- Lý là một kẻ ba phải, bất ngờ vì hành vi lật lọng của Khiết nhưng vì mình cũng
được chia lợi liền vui mừng.
- Những lời nói của nhân vật thể hiện rõ tính cách của các nhân vật, lại càng làm
tăng thêm bộ mặt giả nhân giả nghĩa. Các hành động giả vờ cũng được thể hiện một
cách rất mỉa mai, làm nổi bật được sự tương phản sâu sắc.
Câu 5 (trang 111, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Cho biết ý kiến của em về một trong hai nhận định dưới đây:
a. Nhân vật cụ Di Lung tuy không xuất hiện nhưng thực ra vẫn luôn luôn có mặt
trong các Lớp kịch III, IV, V, VI.
b. “Cái chúc thư” cũng là một nhân vật văn học có nhiều ý nghĩa. Hướng dẫn trả lời
a. Nhân vật cụ Di Lung tuy không xuất hiện nhưng thực ra vẫn luôn có mặt trong các
lớp kịch III, IV, V, VI. Đây là một nhận định đúng, tuy không thực sự xuất hiện nhưng
qua hình ảnh đóng vai của Khiết, người ta luôn nhớ về một nhân vật là cụ Di Lung.
b. “Cái chúc thư” cũng là một nhân vật văn học có nhiều ý nghĩa. Đây là một nhận
định chính xác. Tuy không phải là một người có hành vi, suy nghĩ hay lời nói riêng
nhưng cái chúc thư lại thể hiện được sự hiện diện của mình trong toàn tác phẩm. Nó
là một “minh chứng sống” về cuộc đấu đá và tranh giành của những nhân vật, cũng
tham gia trực tiếp vào quá trình đó.
Câu 6 (trang 111, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản Cái chúc thư là hài kịch? Hướng dẫn trả lời
- Dựa trên hành động kịch của các nhân vật Hy Lạc, Khiết, Lý.
- Qua lời đối thoại và lời độc thoại nội tâm của các nhân vật cho thấy sự mỉa mai của tác giả.
Câu 7 (trang 111, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Cùng với ba bạn trong lớp, em hãy nhập vai và thể hiện lời thoại của một trong bốn
nhân vật Hy Lạc, Khiết, Lý, Thận Trọng. Hướng dẫn trả lời
Để có thể diễn được vở kịch cần có 4 học sinh tương ứng với bốn nhân vật: Lạc,
Khiết, Lý, Thận Trọng. Thực hiện đóng vai diễn theo lời thoại và phần chỉ dẫn về
trang phục, cử chỉ, điệu bộ…
Để nhập được vai nhân vật cần tìm hiểu kỹ văn bản, chuẩn bị theo chỉ dẫn. ..................... .