Soạn văn Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội | Ngữ văn 8 Cánh Diều
Soạn văn Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội | Ngữ văn 8 Cánh Diều được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 1: Truyện ngắn (CD)
Môn: Ngữ Văn 8
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn văn Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội | Ngữ văn 8 Cánh Diều
Định hướng (trang 33, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội là nêu rõ ý kiến (quan điểm) của người nói, sử
dụng các luận điểm (ý kiến xác đáng) và bằng chứng tin cậy, cụ thể nhằm thuyết
phục người nghe về một vấn đề xã hội. Trong khi trình bày có thể sử dụng công
nghệ thông tin để tăng hiệu quả.
Vấn đề xã hội có thể là một câu hỏi cần trả lời, một điều cần giải quyết, một hiện
tượng tích cực hoặc tiêu cực hay vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực trong cuộc sống. Ví dụ:
- Giúp người cao tuổi — một việc làm đẹp.
- Hay đổ lỗi cho người khác – một thói hư tật xấu cần tránh.
- Những hành vi đẹp và không đẹp trong khi tham gia giao thông đường bộ.
Vấn đề xã hội cũng có thể được rút ra từ những tác phẩm văn học (đã học, đọc) vì
văn học luôn gắn với cuộc sống, luôn đặt ra các vấn đề cần giải quyết của cuộc sống. Chẳng hạn:
- Em hiểu thế nào là lòng nhân ái trong cuộc sống sau khi học truyện Gió lạnh dầu mùa (Thạch Lam)?
- Truyền thống “uống nước nhớ nguồn" của dân tộc được gợi ra sau khi học truyện
ngắn Người mẹ vườn cau (Nguyễn Ngọc Tư).
Thực hành (trang 34, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Chọn một trong hai đề bài sau:
Đề 1: Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: “Hay đổ lỗi cho người khác – một thói hư tật xấu cần tránh”.
Đề 2: Suy nghĩ của em về lòng nhân ái trong cuộc sống sau khi học truyện “Gió lạnh đầu mùa” (Thạch Lam) Hướng dẫn trả lời: Đề 1
Trong cuộc đời chúng ta ai cũng sẽ mắc phải những lỗi lầm, nhưng sau khi mắc lỗi
chúng ta cần phải biết nhận lỗi và sửa lỗi không thể chỉ biết đổ lỗi cho người khác.
Nếu việc đổ lỗi diễn ra thường xuyên nó sẽ trở thành một thói xấu khiến ta trở nên
xấu xí trong mắt người khác.
Hay đổ lỗi cho người khác là một thói hư tật xấu cần tránh. Khi chúng ta mắc lỗi, dù
là lớn hay nhỏ thì điều đầu tiên cần làm đó là nhìn nhận, xem xét lại chính bản thân
mình. Những lỗi lầm trong cuộc đời ta luôn xuất phát từ chính bản thân ta, chính vì
vậy ta cần phải biết nhận lỗi và sửa lỗi có như thế ta mới có thể vững vàng, trưởng
thành hơn trong cuộc sống. Thói hư tật xấu là tổng hợp của nhiều thói xấu khác
nhau trong đó có đổ lỗi. Chúng ta luôn luôn phải nhìn nhận sự việc dưới nhiều góc
độ để nhận thức rõ những sai lầm của mình. Nếu ta chỉ biết đổ lỗi thì mãi mãi ta sẽ
không thể khá lên được. Thử tưởng tượng nếu một người cả đời chỉ biết đổ lỗi thì
liệu rằng anh ta có thể trở nên cứng cáp, vững chãi trước cuộc sống đầy những bất
trắc này? Nếu chỉ biết đổ lỗi ta mãi mãi không thể trưởng thành và sẽ chẳng có ai
muốn ở cạnh người hay đổ lỗi cả. Khi ta biết nhận lỗi cuộc sống của ta trở nên yên
bình hơn rất nhiều, không cần phải lo lắng hay làm người khác khó chịu khi tiếp xúc.
Người hay đổ lỗi là người không bao giờ nhận ra khuyết điểm của mình, luôn tự cho
mình là đúng và đổ lỗi cho người khác sau mọi thất bại của mình. Một lời xin lỗi
không khiến chúng ta trở nên kém cỏi, một hành động thể hiện sự biết lỗi không
khiến chúng ta trở nên hèn mọn. Có sai có sửa, ta luôn cần cố gắng phát huy những
điều này để hoàn thiện bản thân ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.
Khi chúng ta biết nhận lỗi, sửa lỗi chúng ta sẽ trưởng thành hơn rất nhiều. Vì vậy
mong rằng sẽ không có ai mắc phải căn bệnh “đổ lỗi” này nữa. Đề 2:
Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa là một truyện ngắn xuất sắc của Thạch Lam viết về
đề tài trẻ em. Truyện đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về phong cách nghệ thuật của Thạch Lam.
Tác giả đã khắc họa trước mắt người đọc hình ảnh thiên nhiên lúc giao mùa thật
tinh tế. Chỉ sau một đêm mưa rào, trời bắt đầu nổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến
khiến con người tưởng rằng mình đang ở giữa mùa đông rét mướt. Sơn tung chăn
tỉnh dậy, cậu thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị đã trở dậy, ngồi quạt hỏa lò để
pha nước chè uống. Mọi người đều “đã mặc áo rét cả rồi”. Ở ngoài sân “Gió vi vu
làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Bầu trời không u
ám, toàn một màu trắng đục”. Những cây lan trong chậu “lá rung động và hình như
sắt lại vì rét”. Chỉ vài chi tiết nhưng người đọc đã thấy được sự chuyển biến về thời tiết, thiên.
Câu chuyện tiếp tục diễn biến, đem đến cho người đọc niềm đồng cảm sâu sắc. Mẹ
Sơn đã bảo Lan - chị gái của Sơn vào buồng lấy thúng áo ra. Mẹ Sơn lật cái vỉ
buồm, lục đống quần áo rét. Bà giơ lên một chiếc áo bông cánh xanh đã cũ nhưng
còn lành. Đó chính là chiếc áo của Duyên - đứa em gái đáng thương của Sơn đã
mất năm lên bốn tuổi. Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay
mân mê các đường chỉ”. Khi nghe mẹ nhắc về em gái, Sơn cũng cảm thấy “nhớ em,
cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”.
Chiếc áo bông chính là kỉ vật gợi nhớ về người em gái đã mất với biết bao tình yêu
thương sâu sắc. Điều đó cho thấy tình cảm gia đình thắm thiết, sâu sắc.
Trái ngược với cuộc sống sung túc của gia đình Sơn. Những nhân vật trẻ em trong
xóm trọ lại có hoàn cảnh thật bất hạnh. Nào tằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc -
những đứa trẻ em nghèo khổ vẫn phải mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá
nhiều chỗ. Môi chúng nó “tím lại”, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”. Gió lạnh thổi
đến, chúng nó lại “run lên, hai hàm răng đập vào nhau”. Khi nhìn thấy Sơn và Lan
trong những bộ quần áo ấm áp, chúng cảm thấy xuýt xoa, ngưỡng mộ. Hai chị em
Sơn tỏ ra thân thiết với chúng chứ không khinh khỉnh như các em họ của Sơn.
Câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn khi Lan nhìn thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột
quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Cả hai chị
em đều cảm thấy thương xót cho con bé. Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo,
nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt
thoáng qua trong tâm trí Sơn - đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên.
Nghĩ vậy, cậu đã nói với chị gái của mình, nhận được sự đồng tình của chị. Chị Lan
đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự
nhiên thấy “ấm áp vui vui”.
Kết thúc đem đến cho người đọc nhiều điều ấn tượng. Hai chị em Sơn lo lắng khi
người vú già biết mẹ đã biết chuyện hai chị em lén mang áo cho Hiên. Sơn cảm thấy
lo lắng, sợ hãi và sang nhà tìm Hiên để đòi lại áo. Nhưng đó là một phản ứng bình
thường của một đứa trẻ khi mắc lỗi và bị phát hiện. Đến khi trở về nhà, chị em Sơn
vô cùng ngạc nhiên khi thấy mẹ con cái Hiên đang ở nhà mình. Mẹ Hiên đem chiếc
áo bông đến trả mẹ của Sơn. Có thể thấy dù sống khó khăn, khổ cực nhưng bà vẫn
giữ vững phẩm chất tốt đẹp: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Còn người mẹ của Sơn,
sau khi nghe rõ việc, bà đã cho mẹ của Hiên mượn năm hào về may áo ấm cho con.
Điều đó thể hiện mẹ Sơn là một người trái tim nhân hậu. Sau khi mẹ con Hiên về,
mẹ Sơn không tức giận, đánh mắng con mà còn “vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm”.
Truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” giàu giá trị nhân văn sâu sắc. Tác phẩm đã để lại
những dấu ấn nhất định trong lòng độc giả.
-----------------------------------------------------------------------------------