Soạn Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em trang 77 | Ngữ Văn 6 Kết nối tri thức

Soạn Ngữ văn 6 Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em trang 77 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 tập 1 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.Tài liệu được soạn dưới dạng file word, mời các em tham khảo và tải về dưới đây

Soạn Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em trang 77 Kết nối tri thức
Lập dàn ý Kể lại một trải nghiệm của em lớp 6
1. Mở bài:Giới thiệu câu chuyện
2. Thân bài:Kể lại diễn biến của câu chuyện
- Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra câu chuyện những nhân vật liên
quan
- Kể lại các sự việc trong câu chuyện theo trình tự hợp (không gian, thời gian,
nguyên nhân - kết quả, mức độ quan trọng của sự việc…):
Sự việc 1
Sự việc 2
Sự việc 3…
3. Kết bài:Nêu cảm xúc của người viết rút ra ý nghĩa, sự quan trọng của trải
nghiệm đối với bản thân
Các bước viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em lớp 6
Bước 1:Trước khi viết
- Chọn đề tài: HS nhớ lại và liệt kê những sự kiện quan trọng đã xảy ra với mình để
chọn ra đề tài phù hợp (kỉ niệm buồn, kỉ niệm vui, kỉ niệm đi chơi, kỉ niệm quê,
kỉ niệm ở lớp học, kỉ niệm với bạn bè, kỉ niệm đi tham quan...)
- Dựa trên đề tài đã chọn, HS tìm các ý liên quan đến đề tài:
Tự đặt một số câu hỏi trả lời: Chuyện gì? Khi nào? đâu? Ai? sao? Thế
nào?
Hình dung, tưởng tượng: Nhắm mắt lại hình dung về câu chuyện trong trí
nhớ của em. Hãy viết nhanh những xuất hiện trong tâm trí em, thoáng
qua, bằng một vài cụm từ hoặc câu ngắn gọn.
Sử dụng kỉ vật: Tìm lại những kỉ vật (nếu có) liên quan đến câu chuyện em
định kể (một bức tranh, món quà, bài hát, dòng nhật kí... gợi lại cho em
những điều đã xảy ra)
Phỏng vấn: Nếu thể, hãy tới gặp những người liên quan đến câu chuyện
của em, phỏng vấn họ và ghi chép lại.
Kể trải nghiệm của em cho các bạn trong nhóm nghe. Các bạn sẽ hỏi em về
những chi tiết quan trọng của câu chuyện. Hãy ghi lại để bổ sung cho câu
chuyện của mình.
- Lập dàn ý chi tiết từ các ý đã tìm được, bố cục như sau:
Mở bài: Giới thiệu câu chuyện em muốn kể
Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện theo trình tự thích hợp (thông thường
sẽ kể theo trình tự thời gian)
Kết bài: Nêu cảm xúc của em về câu chuyện và bài học rút ra từ trải nghiệm đó
Bước 2:Viết bài
Dựa trên dàn ý đã lập, Hs viết bài văn hoàn chỉnh. Chú ý:
Sử dụng các chi tiết miêu tả không gian, thời gian, hoạt động của nhân vật
Sử dụng các chi tiết biểu cảm để khắc họa cảm xúc của nhân vật
Rút ra kết luận, bài học thuyết phục và liên hệ trực tiếp tới bản thân
Bước 3:4Chỉnh sửa bài viết
Gợi ý các chi tiết cần chỉnh sửa:
Nếu chưa giới thiệu trải nghiệm, hãy viết một vài câu giới thiệu câu chuyện em
định kể
Khoanh tròn những từ ngữ chỉ người kể chuyện trong bài viết. Nếu chưa nhất
quán, cần sửa lại
Bổ sung các thông tin cần thiết để người đọc hiểu được câu chuyện
Lược bớt các chi tiết thừa, dài dòng, không quan trọng
Đánh số thứ tự các sự việc, để xem đã đầy đủ và logic chưa
Bổ sung các chi tiết về cột mốc thời gian, không gian, nhân vật nếu thiếu
Gạch dưới các từ ngữ thể hiện cảm xúc của nhân vật trước sự kiện chính, nếu
thiếu thì bổ sung
Điều chỉnh các câu văn lập luận chưa logic, thiếu hợp lí
Rà soát lỗi chính tả và chỉnh sửa
-------------------------------------------------
| 1/3

Preview text:

Soạn Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em trang 77 Kết nối tri thức

Lập dàn ý Kể lại một trải nghiệm của em lớp 6

1. Mở bài: Giới thiệu câu chuyện

2. Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện

- Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra câu chuyện và những nhân vật có liên quan

- Kể lại các sự việc trong câu chuyện theo trình tự hợp lí (không gian, thời gian, nguyên nhân - kết quả, mức độ quan trọng của sự việc…):

  • Sự việc 1
  • Sự việc 2
  • Sự việc 3…

3. Kết bài: Nêu cảm xúc của người viết và rút ra ý nghĩa, sự quan trọng của trải nghiệm đối với bản thân

Các bước viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em lớp 6

Bước 1: Trước khi viết

- Chọn đề tài: HS nhớ lại và liệt kê những sự kiện quan trọng đã xảy ra với mình để chọn ra đề tài phù hợp (kỉ niệm buồn, kỉ niệm vui, kỉ niệm đi chơi, kỉ niệm ở quê, kỉ niệm ở lớp học, kỉ niệm với bạn bè, kỉ niệm đi tham quan...)

- Dựa trên đề tài đã chọn, HS tìm các ý liên quan đến đề tài:

  • Tự đặt một số câu hỏi và trả lời: Chuyện gì? Khi nào? Ở đâu? Ai? Vì sao? Thế nào?
  • Hình dung, tưởng tượng: Nhắm mắt lại và hình dung về câu chuyện trong trí nhớ của em. Hãy viết nhanh những gì xuất hiện trong tâm trí em, dù thoáng qua, bằng một vài cụm từ hoặc câu ngắn gọn.
  • Sử dụng kỉ vật: Tìm lại những kỉ vật (nếu có) liên quan đến câu chuyện em định kể (một bức tranh, món quà, bài hát, dòng nhật kí... có gợi lại cho em những điều đã xảy ra)
  • Phỏng vấn: Nếu có thể, hãy tới gặp những người có liên quan đến câu chuyện của em, phỏng vấn họ và ghi chép lại.
  • Kể trải nghiệm của em cho các bạn trong nhóm nghe. Các bạn sẽ hỏi em về những chi tiết quan trọng của câu chuyện. Hãy ghi lại để bổ sung cho câu chuyện của mình.

- Lập dàn ý chi tiết từ các ý đã tìm được, bố cục như sau:

  • Mở bài: Giới thiệu câu chuyện em muốn kể
  • Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện theo trình tự thích hợp (thông thường sẽ kể theo trình tự thời gian)
  • Kết bài: Nêu cảm xúc của em về câu chuyện và bài học rút ra từ trải nghiệm đó

Bước 2: Viết bài

Dựa trên dàn ý đã lập, Hs viết bài văn hoàn chỉnh. Chú ý:

  • Sử dụng các chi tiết miêu tả không gian, thời gian, hoạt động của nhân vật
  • Sử dụng các chi tiết biểu cảm để khắc họa cảm xúc của nhân vật
  • Rút ra kết luận, bài học thuyết phục và liên hệ trực tiếp tới bản thân

Bước 3: Chỉnh sửa bài viết

Gợi ý các chi tiết cần chỉnh sửa:

  • Nếu chưa giới thiệu trải nghiệm, hãy viết một vài câu giới thiệu câu chuyện em định kể
  • Khoanh tròn những từ ngữ chỉ người kể chuyện trong bài viết. Nếu chưa nhất quán, cần sửa lại
  • Bổ sung các thông tin cần thiết để người đọc hiểu được câu chuyện
  • Lược bớt các chi tiết thừa, dài dòng, không quan trọng
  • Đánh số thứ tự các sự việc, để xem đã đầy đủ và logic chưa
  • Bổ sung các chi tiết về cột mốc thời gian, không gian, nhân vật nếu thiếu
  • Gạch dưới các từ ngữ thể hiện cảm xúc của nhân vật trước sự kiện chính, nếu thiếu thì bổ sung
  • Điều chỉnh các câu văn lập luận chưa logic, thiếu hợp lí
  • Rà soát lỗi chính tả và chỉnh sửa

-------------------------------------------------