Some ideals for someone who need p3 - Tài liệu tham khảo môn Tiếng Anh(TA8 ISW) | Đại học Hoa Sen
Some ideals for someone who need p3 - Tài liệu tham khảo môn Tiếng Anh(TA8 ISW) | Đại học Hoa Sen được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN BÀI THU HOẠCH Họ và tên : Phạm Thành Lộc Mã số sinh viên : 22014603 Môn :Lịch Sử Đảng Giảng viên : Đỗ Thị Hiện
Trường : Đại học Hoa Sen Mã Lớp : 0400
Ca : Sáng thứ 3 và thứ 7 ( 7h-9h30 )
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2021
Đề bài : Ấn tượng sâu sắc của em khi tham gia bảo tàng , cảm nhận của bản thân,…. I.
Sơ lược về bảo tàng Chiến tích chiến tranh :
Ngày 31/8/1858 thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc chiến tranh xâm
lược đặt ách thống trị thuộc địa lên đất nước Việt Nam. Trong gần 100 năm nhân dân
Việt Nam đã anh dũng tiến hành cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc giành độc lập
tự do cho Tổ quốc. Ngày 2/9/1945, sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, chấm dứt ách đô hộ của thực dân Pháp,
khẳng định quyền độc lập tự do của nhân dân Việt Nam. Nhưng thực dân Pháp và
sau đó là đế quốc Mỹ tiếp tục tiến hành chiến tranh xâm lược, âm mưu khôi phục ách
thống trị và thiết lập chế độ thực dân kiểu mới ở Việt Nam. Trong suốt 30 năm, nhân
dân Việt Nam lại phải kiên cường chiến đấu với biết bao hy sinh gian khổ để bảo vệ
nền độc lập tự do của mình.
Ngày 30/4/1975, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam giành thắng lợi hoàn
toàn: hòa bình, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc được khôi phục.
Để lưu lại những chứng tích anh hùng của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu
tranh chống các thế lực xâm lược, đồng thời để tố cáo những tội ác và nêu bật những
hậu quả tàn khốc của cuộc chiến tranh xâm lược, ngày 04/9/1975 Nhà Trưng bày tội
ác Mỹ - Ngụy được mở cửa phục vụ công chúng. Sau đó, Nhà Trưng bày tội ác Mỹ -
Ngụy được đổi tên thành Nhà Trưng bày Tội ác Chiến tranh xâm lược (ngày
10/11/1990) trước khi trở thành Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh (ngày 4/7/1995).
Hiện nay Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa và
Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm trong hệ thống các bảo tàng Việt Nam, các
bảo tàng vì hòa bình thế giới và là thành viên của Hội đồng các bảo tàng thế giới
(ICOM). Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là Bảo tàng chuyên đề nghiên cứu, sưu
tầm, lưu trữ, bảo quản và trưng bày những tư liệu, hình ảnh, hiện vật về những chứng
tích tội ác và hậu quả của các cuộc chiến tranh mà các thế lực xâm lược đã gây ra đối
với Việt Nam. Qua đó, Bảo tàng giáo dục công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ, về tinh
thần đấu tranh bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc, về ý thức chống chiến tranh xâm
lược, bảo vệ hòa bình và tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. Bảo tàng lưu giữ hơn
20.000 tài liệu, hiện vật và phim ảnh, trong đó hơn
1.500 tài liệu, hiện vật,
phim ảnh đã được đưa vào
giới thiệu ở 8 chuyên đề trưng bày thường xuyên. Trong 35 năm hoạt động,
Bảo tàng đã đón tiếp trên
15 triệu lượt khách tham quan trong và ngoài nước. Hiện nay với khoảng 500.000
lượt khách tham quan mỗi năm, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là một trong những
địa chỉ văn hóa du lịch có sức thu hút cao, được sự tín nhiệm của công chúng trong và ngoài nước.
Với những thành quả đạt được, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh đã được Nhà
nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 3 (năm 1995), Huân chương Lao động hạng 2 (năm 2001). II.
Cảm nhận khi tới bảo tàng :
Khi đặt chân vào bảo tàng, em đã ấn tượng với những chiếc chiến cơ và những cỗ
xe tăng hạng nặng cực kì ngầu và trông rất mạnh mẽ. Ở tầng trệt, ta có thể thấy rõ
rằng , đã từng có rất nhiều quốc gia và người dân từ những nước khác ủng hộ Việt
Nam trong cuộc chiến chống lại các đế quốc xưa, từ Ai Cập, Pháp, Nga, có cả những
người dân Mỹ đã đứng lên biểu tình chống lại cuộc chiến tranh vô nghĩa vì đất nước
ta. Ở tầng 2, cảm giác thật rùng rợn và kinh sợ trước những thứ vũ khí độc ác,
những quả bom mang tính sát thương cực cao và quan trọng là những thứ vũ khí
như bom lân tinh, bom đinh là những món vũ khí được dùng để tra tấn những nạn nhân xấu số.
Tầng 3 là nơi kinh hãi nhất khi được tận mắt chứng kiến những tội ác tày đình của
chất độc màu da cam, những hệ quả mà nó gây ra thật sự cực kì, cực kì khủng khiếp,
rất nhiều người vô tội đã phải sống một cuộc đời khuyết tật, tàn phế chỉ vì thứ vũ khí hóa học này. III.
Cảm nhận của bản thân :
Có thể nói, nỗi đau của dân tộc Việt Nam trong chiến tranh ắt hẳn mỗi người trong
chúng ta ít nhiều cũng đã đọc, đã biết qua. Thế nhưng khi đến với bảo tàng chứng
tích chiến tranh, được tận mắt nhìn thấy những bức ảnh mà thực dân Mỹ tàn sát,
đồng bào mình, không ai là không khỏi cảm thấy nghẹt thở. Cùng là đồng loại với
nhau, thế mà những tên thực dân Mỹ có thể thản nhiên xách mảnh xác tả tơi của 1
chiến sĩ cộng sản lên để chụp hình. Rồi trong 1 bức ảnh khác là 5 tên lính Mỹ chặt
đầu các chiến sĩ của ta để chụp ảnh lưu niệm! Em không thể nói gì hơn ngoài cảm
giác điếng ngừơi vì phẫn uất. Bên dưới những tấm ảnh là dòng chữ được trích ra từ
1 quyển sách của tác giả người Pháp: “Quân viễn chinh Mỹ đã đi đến chỗ coi người
VN là 1 sinh vật hạ đẳng, coi việc giết họ không phải là tội ác…Người VN không có
1 chút quỳên sở hữu và quyền được sống. Tất cả cái mà họ có: thân thể, tính mạng
của họ đều thuộc quyền sở hữu của người Mỹ…” Thật xót xa!
Từng tấm ảnh hiện lên, rõ nét như chứng minh cho tội ác lịch sử của quân Mỹ. Kia
là hình ảnh xác người chồng chất trên bờ ruộng nhắc nhở ta không bao giờ được
quên cái ngày mà quân Mỹ tàn sát 504 người dân vô tội làng Sơn Mỹ, tỉnh Quảng
Ngãi. Chúng giết phụ nữ, mổ bụng trẻ sơ sinh, và không bỏ qua cả ngừơi già. Thật
không bằng loài cầm thú! Những người dân ấy nào có tội tình gì đâu? Họ chỉ là
những con người yếu ớt không có khả năng tự vệ. Bọn thực dân dã man hình như đã
mất hết tính người, chúng nhẫn tâm nổ súng vào những con người vô tội như thế!
Thử hỏi nếu mẹ già của chúng, vợ chúng, con cái bé bỏng của chúng cũng bị chĩa
súng vào người như thế, liệu chúng sẽ có suy nghĩ gì?
Những người sống sót sau cuộc tàn sát của quân Mỹ chưa hẳn đã có thể sống cuộc
sống bình thường. Em nhìn thấy những vết phỏng sâu hoắm trên cơ thể chị Kim
Phúc sau mấy chục năm kể từ khi bị phỏng bom Napalm của Mỹ mà không khỏi đau
lòng, em giật mình khi nhìn thấy gương mặt bị biến dạng hoàn toàn, dường như chỉ
còn trơ lại đầu lâu của 1 nạn nhân bom phosphore, em cắn chặt răng khi nhìn thấy
những thân người teo tóp xiêu vẹo của các nạn nhân chất độc màu da cam, và em
sững sờ trước những quái thai trong lồng kính. Phải, tội ác của Mỹ đã huỷ hoại
không chỉ 1 mà rất nhiều thế hệ của con người Việt Nam như thế!
Và khi nghe thuyết minh về những thủ đoạn tra tấn của quân Mỹ đối với các người
tù cộng sản, em lại 1 lần nữa cảm nhận được nỗi đau của dân tộc mình. Càng rùng
mình trước những cảnh tra tấn kinh hoàng bao nhiêu, em lại càng cảm phục những
người con gan dạ của đất Việt Nam bấy nhiêu. Thật tự hào khi được mang trong
mình dòng máu của 1 dân tộc anh hùng. Em cứ ngỡ thành ngữ “thịt nát xương tan”
chỉ có trong trang giấy, nhưng hôm nay em tin là nó có thật! Những người tù cộng
sản kiên cường bất khuất đã bị chúng bẻ gãy cả 2 tay, 6 lần cưa chân ra từng khúc
nhỏ, máu trong người cạn kiệt chỉ còn lại da bọc xương, nhưng lửa cách mạng vẫn
còn! Em nghiêng mình kính cẩn trước những con người như thế!
Những gì mà em đã chứng kiến có lẽ chỉ là 1 phần rất nhỏ đối với những mất mát
đau thương của dân tộc. Nhưng nó cũng đã một lần nữa nhắc nhở em không thể, và
không bao giờ được lãng quên quá khứ.