-
Thông tin
-
Quiz
Sự biến đổi của gia đình Việt Nam của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội | Tiểu luận Chủ nghĩa xã hội khoa học
Biến đổi về quy mô, kết cấu gia đình. Biến đổi chức năng tái sản xuất con người. Biến đổi chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng. Biến đổi chức năng giáo dục. Biến đổi chức năng đáp ứng nhu cầu tâm sinh lý, tình cảm con người. Biến đổi về các mối quan hệ cơ bản trong gia đình. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Chủ nghĩa xã hội khoa học (CN211) 136 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.7 K tài liệu
Sự biến đổi của gia đình Việt Nam của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội | Tiểu luận Chủ nghĩa xã hội khoa học
Biến đổi về quy mô, kết cấu gia đình. Biến đổi chức năng tái sản xuất con người. Biến đổi chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng. Biến đổi chức năng giáo dục. Biến đổi chức năng đáp ứng nhu cầu tâm sinh lý, tình cảm con người. Biến đổi về các mối quan hệ cơ bản trong gia đình. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (CN211) 136 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.7 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ
KHOA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TUYÊN TRUYỀN KHOA HỌC TRẦN QUỲNH NHI
SỰ BIẾN ĐỔI CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ QUÁ
ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Tiểu luận môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học Hà Nội - 2021
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ
KHOA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TUYÊN TRUYỀN KHOA HỌC TRẦN QUỲNH NHI
SỰ BIẾN ĐỔI CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ QUÁ
ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Lớp: Xuất Bản Điện Tử K41
Mã số sinh viên: 2508020051
Tiểu luận môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học Hà Nội - 2021 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................1
NỘI DUNG...............................................................................3
CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ GIA
ĐÌNH TRONG THỜI KỲ ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI...................3
1.1, Khái niệm về gia đình....................................................3
1.2, Vị trí của gia đình trong xã hội.......................................4
1.3, Chức năng cơ bản của gia đình......................................6
CHƯƠNG 2: SỰ BIẾN ĐỔI CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG
THỜI KỲ ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI......................................11
2.1, Biến đổi về quy mô, kết cấu gia đình...........................11
2.2, Biến đổi chức năng tái sản xuất con người..................12
2.3, Biến đổi chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng.........13
2.4, Biến đổi chức năng giáo dục........................................13
2.5, Biến đổi chức năng đáp ứng nhu cầu tâm sinh lý, tình
cảm con người....................................................................14
2.6, Biến đổi về các mối quan hệ cơ bản trong gia đình.....15
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN GIA
ĐÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ
HỘI.......................................................................................17
KẾT LUẬN..............................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................21 1 MỞ ĐẦU
1, Tính cấp thiết của vấn đề
Trong quá trình phát triển của lịch sử, gia đình còn được coi là
một yếu tố đầy giá trị nhân văn trong xã hội; là một biểu
tượng của tổ ấm, của sự hạnh phúc đủ đầy của từng cá nhân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói rằng: “... nhiều gia
đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt,
gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia
đình”[7, tr.300]. Gia đình luôn là một chủ đề thiết yếu và
không bao giờ hạ nhiệt, luôn cần được bàn luận và nghiên cứu
ở mọi đất nước trên thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Đặc biệt trong quá trình quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam. Đây là một bước tiến mới, góp phần đưa Việt Nam có
những bước phát triển về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa – xã
hội, xu thế toàn cầu hóa và hòa nhập cùng với quốc tế,... đây
cũng chính là những yếu tố ảnh hưởng đến gia đình Việt Nam
và gây ra những tác động đến biển đổi về một số chức năng,
cơ cấu. Về mặt thực tiễn, đề tài sẽ có nhiệm vụ củng cố và
phát triển cho hệ thống gia đình – một trong những vấn đề
quan trọng với nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước Việt
Nam ta hiện nay. Bên cạnh đó về mặt lý luận, sẽ góp phần
làm phong phú thêm những đề tài khoa học nghiên cứu về gia
đình. Từ đó cũng chính là cơ sở để chúng ta đưa ra những giải
pháp cho việc xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
2, Những công trình nghiên cứu có liên quan 2
TS. Nghiêm Sỹ Liêm (2017), Lý luận gia đình, bình đẳng giới ở
Việt Nam; GS.TS. Lê Thị Quý (2018), Cơ sở lý luận và thực tiễn
xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay, Tạp chí tổ chức nhà
nước; PGS, TS. Trần Thị Minh Thi (2020), Những biến đổi của
gia đình Việt Nam hiện nay và một số khuyến nghị chính sách, Tạp chí cộng sản.
3, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Sự biến đổi của gia đình.
Phạm vi nghiên cứu: Việt Nam vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
4, Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Làm rõ sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội qua đó đưa ra giải pháp xây
dựng và phát triển gia đình Việt Nam trong thời kỳ đi lên chủ nghĩa xã hội.
Để dạt được mục đích đó, đề tài sẽ giải quyết những nhiệm vụ sau đây:
Chương 1: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về gia
đình trong thời kỳ đi lên chủ nghĩa xã hội
Chương 2: Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời
kỳ đi lên chủ nghĩa xã hội
Chương 3: Một số giải pháp xây dựng và phát triển gia
đình Việt Nam trong thời kỳ đi lên chủ nghĩa xã hội 3
5, Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề
gia đình trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương thức logic và
lịch sử, tổng hợp và khái quát hóa.
6, Kết cấu của đề tài
Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề
tài gồm 3 chương 9 tiết. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ
GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1.1, Khái niệm về gia đình
Từ trước đến nay, không thiếu những bài nghiên cứu về vấn
đề gia đình nhưng đa phần đều được luận giải theo chủ nghĩa
duy tâm. Nhưng khi C.Mác và Ph.Ăngghen đưa ra những
nghiên cứu về vấn đề này thì nó lại được dựa trên chủ nghĩa
duy vật, các sự luận giải về gia đình đều được đưa ra dưới góc
nhìn của chủ nghĩa xã hội khoa học. C.Mác và Ph.Ăngghen
nhận định rằng: “Quan hệ thứ ba tham dự ngay từ đầu vào
quá trình phát triển lịch sử: hàng ngày tái tạo ra đời sống của
bản thân mình, con người bắt đầu tái tạo ra những người
khác, sinh sôi nẩy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha
mẹ và con cái, đó là gia đình”[2, tr.41]. 4
Gia đình được cho là sự hình thành của hai yếu tố: quan hệ
hôn nhân (giữa vợ và chồng) và quan hệ huyết thống (giữa bố
mẹ và con cái). Quan hệ hôn nhân là nền tảng, cơ sở để tạo ra
và phát triển nên một gia đình. Quan hệ huyết thống là quan
hệ giữa những người cùng một dòng máu, được bắt nguồn từ
quan hệ hôn nhân. Đây cũng là mối quan hệ tự nhiên, tạo nên
sự gắn kết đối với các thành viên trong một gia đình. Các hình
thức, chức năng cơ bản của xã hội cũng được hình thành từ sự
liên kết chặt chẽ của mối quan hệ trên. Từ đó, gia đình và xã
hội có những mối quan hệ tác động qua lại với nhau và sự
phát triển của xã hội sẽ quyết định đến sự thay đổi của các quan hệ này.
Ngày nay, ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới cũng thừa
nhận mối quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi. Dù là hình thức
nào thì cũng là quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc quan tâm giữa
các thành viên trong gia đình.
Từ đó, ta có thể hiểu gia đình chính là một hình thức xã hội
đặc biệt. Nhờ mối quan hệ hôn nhân, huyết thống và quan hệ
nuôi dưỡng để duy trì và tồn tại. Bên cạnh đó còn có những
luật, quyền và nghĩa vũ của từng thành viên trong gia đình.
1.2, Vị trí của gia đình trong xã hội
Gia đình được coi là một phần cốt lõi, tế bào của xã hội
Nói gia đình là tế bào của xã hội là một sự khẳng định gia
đình và xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau. Theo từng
giai đoạn lịch sử, gia đình biến đổi và mang từng đặc điểm
khác nhau tương ứng với từ giai đoạn từ nô lệ, phong kiến, tư 5
bản,... Theo Ph.Ăngghen, đã xuất hiện một hình thức gia đình
mới trong tầng lớp nhân dân lao động. Tuy nhiên chỉ trong
hoàn cảnh xã hội có tự do, bình đẳng thì hình thức này mới có
thể hình thành và phát triển một cách toàn diện. Từ đó, gia
đình mới thể hiện được vị trí của mình đối với sự phát triển của xã hội
Chú ý và xây dựng một tế bào gia đình tốt là một nhiệm vụ
tất yếu để xã hội phát triển một cách lành mạnh. Gia đình
phát triển thì xã hội mới phát triển, nếu không có sự tái sản
xuất con người của gia đình thì xã hội sẽ không thể phát triển.
Và việc tái sản xuất con người khiến cho gia đình như một tế
bào tự nhiên là tiền đề tạo ra cơ thể - xã hội. Ngoài ra còn có
sự góp mặt của sản xuất ra tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất.
“Trong hệ thống cơ cấu xã hội có nhiều bộ phận khác nhau
(dân tộc, giai cấp, giới...); nhiều thiết chế lớn nhỏ (nhà nước,
ngành, đoàn thể...)... Với tính cách của tế bào xã hội, gia đình
là tổ chức cơ sở, cơ cấu và thiết chế xã hội nhỏ nhất”[8,
tr.419]. Tuy thiết chế nhỏ nhưng vẫn rất đa dạng và phong
phú, tuân thủ song song cả quy luật, cơ chế chung của toàn
xã hội và cả của riêng mình.
“Trong các xã hội xưa trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu
sản xuất, sự bất bình đẳng trong quan hệ xã hội và quan hệ
gia đình đã hạn chế rất lớn đến sự tác động của gia đình đối
với xã hội. Chỉ khi con người được yên ấm, hòa thuận trong
gia đình thì mới có thể yên tâm lao động, sáng tạo và đóng
góp sức mình cho xã hội và ngược lại”[9, tr.243]. Cho nên, 6
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội việc xây dựng và
phát triển gia đình bình đẳng, công bằng, văn minh là vô cùng cấp thiết.
Gia đình là tổ ấm, là nơi đem lại hạnh phúc, cân bằng
trong cuộc sống mỗi người
Gia đình chính là nơi nuôi dưỡng, đùm bọc chăm sóc và yêu
thương chúng ta về cả thể chất lẫn tinh thần, là nơi để ta phát
triển và thành người. Chính vì thế một môi trường gia đình
lành mạnh, tích cực, hạnh phúc chính là tiền đề cho sự hình
thành và phát triển nhân cách, trí tuệ của mỗi cá nhân. Gia
đình thế nào sẽ tạo ra một con người như vậy. Một gia đình tốt
đẹp, yên bình, ấm êm hạnh phúc sẽ là nguồn động lực to lớn
cho mỗi cá nhân trở thành một công dân có ích cho xã hội và ngược lại.
“... Liên hợp quốc đã lấy năm 1994 là năm Quốc tế gia đình
với biểu tượng hình ảnh một mái nhà trong đó ôm ấp những
trái tim để nhắc nhở các quốc gia cần quan tâm đúng mức
đến gia đình”[5, tr.3].
Gia đình là sợ dây liên kết của cá nhân với toàn xã hội
Đối với mỗi cá nhân, gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên mà
họ gắn bó cùng từ khi mới chào đời, có sự ảnh hưởng rất lớn
đến sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người.
Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình được coi là một
mối quan hệ đặc biệt của quan hệ các thành viên trong xã hội
vì không nơi nào có thể tìm được những tình cảm gắn bó, 7
khăng khít như tình cảm của bố mẹ với con cái, của anh chị
em với nhau hay tình cảm vợ chồng.
Gia đình chính là bước đệm trung gian cho mỗi cá nhân khi
bước đầu đặt chân vào mối quan hệ xã hội. Vậy nên quan hệ
giữa các thành viên trong gia đình cũng chính là mối quan hệ
giữa các thành viên bên ngoài xã hội. Do đó một cá nhân
không thể sống tách biệt hẳn với gia đình và xã hội. Gia đình
là cộng đồng đầu tiên cho phép mỗi người được trải qua các
mối quan hệ bên ngoài xã hội. Nếu thiếu một trong hai thứ, cá
nhân đó sẽ không thể phát triển nhân cách một cách hài hòa, trọn vẹn và toàn diện.
Không những thế, gia đình còn ảnh hưởng đến cách mỗi cá
nhân biểu hiện ra ngoài xã hội. Vậy nên trong thời kỳ nào, chế
độ nào nếu giai cấp cầm quyền muốn xã hội đi theo đúng chủ
ý của mình thì việc làm thất yếu chính là cải tạo và phát triển
gia đình theo hướng tích cực nhất. Một môi trường gia đình
tích cực sẽ tạo nên một con người tích cực khi đối nhân xử
thế, giao tiếp trong môi trường xã hội. Những hiện tượng bên
ngoài xã hội tác động thế nào lên nhân cách, suy nghĩ, hành
động của mỗi con người đều thông qua gia đình. Tất cả những
điều mà mỗi cá nhân thể hiện hay bộc lộ ra ngoài đều phản
ánh lên hình ảnh của gia đình họ. Chính vì vậy, ở mỗi xã hội
đặc điểm của gia đình sẽ không giống nhau. Trong xã hội
phong kiến cũng khác với trong quá trình xây dựng chủ nghĩa
xã hội. Trong khi xã hội phong kiến độc đoán, chuyên quyền
coi thường người phụ nữ, chỉ đề cao vai trò của người đàn 8
ông. Thì trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa, phụ nữ
được tôn trọng, yêu cầu bình đẳng giữa hai giới, bảo vệ chế
độ một vợ một chồng.
1.3, Chức năng cơ bản của gia đình
Chức năng tái sản xuất con người
Đây là chức năng cơ bản và đặc thù của gia đình mà không
cộng đồng nào có thể thay thế. Nó không những đáp ứng nhu
cầu tâm, sinh lý cho con người; duy trì nòi giống để nối dõi
trong gia đình, dòng họ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến dân
số, lực lượng lao động và duy trì sự tồn tại của xã hội.
Thực hiện tái sản xuất con người không chỉ là vấn đề riêng
của gia đình mà là vấn đề của toàn xã hội. Khi mỗi con người
được sinh ra, dân số và nguồn lao động trên thế giới sẽ có sự
thay đổi rất lớn vậy nên tùy theo tình hình của từng nơi mà
nên có biện pháp khuyến khích hay hạn chế. Điều nay ảnh
hướng một trực tiếp đến sự phát triển và tồn tại của xã hội trong một quốc gia.
Thực tế chỉ ra rằng, có sự chênh lệch rất rõ ràng trong việc tái
sản xuất con người ở các quốc gia phương Đông và phương
Tây. Ở những quốc gia phương Đông do nhiều nơi vẫn còn
quan niệm trọng nam khinh nữ nên vẫn còn những trường hợp
đẻ cố để có con trai từ đó dẫn đến tình trạng bùng nổ dân số
gây ảnh hưởng đến kinh tế, chính trị và xã hội của đất nước
đó. Ngược lại với các nước phương Tây thì hầu đa người dân
đều sinh quá ít hoặc tránh né việc tái sản xuất con người 9
khiến suy giảm quy mô dân số của đất nước. Số người trong
độ tuổi lao động giảm, ngoài độ tuổi lao động tăng ảnh hưởng
trực tiếp đến nền kinh tế quốc gia. Vì vậy cần phải phát triển
cân bằng về số lượng, chất lượng của từng gia đình rồi mới đến của quốc gia.
Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục
Giáo dục luôn là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan
trọng mà đất nước nào cũng hướng đến nếu muốn một cá
nhân trở nên tài giỏi và làm một người công dân có ích cho
cộng đồng và xã hội. Trước hết, mỗi cá nhân sẽ nhận được
nền giáo dục từ gia đình của họ, từ bố mẹ ông bà và anh chị
em. Chức năng này thể hiện sự gắn kết, tình cảm thiêng liêng,
sự quan tâm chăm sóc của mỗi gia đình với nhau. Gia đình sẽ
có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách và
đạo đức của mỗi con người, tất cả những điều học được từ gia
đình sẽ để lại ấn tượng sâu đậm và khó quên trong trí nhớ mỗi
người. Cho nên gia đình cũng chính là một môi trường giáo dục.
Mặc dù còn một số cộng đồng khác góp phần trong công cuộc
giáo dục con người như: nhà trường, chính quyền, đoàn thể,...
nhưng cũng không thể nào thay thế được hoàn chức năng
giáo dục của gia đình. Vì giáo dục trong gia đình tác động đến
mỗi cá nhân từ khi chào đời đến lúc về già, ảnh hưởng rất
nhiều đến nhân các của họ. Việc giáo dục của gia đình dựa rất
nhiều vào hoàn cảnh kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội của
đất nước đó. Gia đình góp phần đào tạo và phát triển ra 10
những lực lượng công dân có ích cho xã hội, những con người
thể chất tốt và trí tuệ thông minh, tạo ra nguồn lao động dồi
dào để tiếp tục suy trì sự tồn tại của xã hội. Tuy vậy cũng
không thể coi thường giáo dục bên ngoài xã hội, nếu một
người chỉ nhận được giáo dục từ gia đình thì sẽ không hoàn
thiện được kỹ năng và nhân cách, khi ra ngoài xã hội sẽ gặp
rất nhiều khó khăn và ngược lại. Vì thế chúng ta không được
xem nhẹ bất cứ hình thức giáo dục nào cả.
Để thực hiện tốt giáo dục gia đình ông bà, cha mẹ,... nên
trang bị cho mình nền tảng kiến thức thật tốt về tâm lý, văn
hóa, gia đình, lối sống lành mạnh và đặc biệt là về giáo dục.
Chức năng về kinh tế và tổ chức tiêu dùng
Có hai nhóm gia đình cơ bản: gia đình tiêu dùng, gia đình
tham gia vào hoạt động kinh tế (sản xuất – kinh doanh – tiêu
dùng) hoặc chỉ là (kinh doanh – tiêu dùng). Khác với những
đơn vị kinh tế khác, các gia đình tham gia trực tiếp vào quá
trình sản xuất và tái sản xuất ra tư liệu sản xuất và tiêu dùng
là đơn vị duy nhất thực hiện những công việc đó. Còn về
những gia đình chỉ tham gia vào tiêu thụ, đó là một hành
động nhằm mục đích duy trì sự sống và năng lực lao động của
từng thành viên trong gia đình. Nhờ đó mà thu nhập của các
thành viên cũng được sử dụng một cách hợp lý đáp ứng được
nhu cầu về cả vật chất và tinh thần của mỗi người khiến
không khí trong gia đình tích cực, lành mạnh; tăng cường sức
khỏe, duy trì lối sống riêng của mỗi người. 11
Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, nhiều
gia đình bị cuốn theo chuyện làm ăn, kiếm tiền mà quên đi
trách nhiệm của mình còn có việc chăm sóc con cái. Khi ấy
chất lượng cuộc sống trong gia đình, mối quan hệ giữa các
thành viên trong gia đình sẽ bị suy giảm. Nhưng nếu không
quan tâm đến kinh tế thì gia đình sẽ không đủ điều kiện trang
trải cuộc sống, sau đó cũng sẽ dẫn đến sự thiếu thốn vật chất,
không có khả năng quản lý cuộc sống, cơ hội học tập và phát
triển của con cái bị hạn chế và cuối cùng cũng sẽ làm cho tình
cảm gia đình sứt mẻ. Vậy nên, cần cân bằng và hài hòa giữa
việc sản xuất và tiêu dùng trong từng gia đình đảm bảo được
lợi ích cho tất cả các thành viên và để cho họ có cơ hội tốt để phát triển.
Chức năng đáp ứng nhu cầu tâm sinh lý, tình cảm con người
Gia đình là tổ ấm, là nơi mỗi chúng ta tìm về sau những giông
bão của cuộc đời, nơi xoa dịu tâm hồn, cảm xúc của mỗi con
người sau những ngày lao động nặng nhọc mệt mỏi. Vậy nên
nhu cầu cảm xúc tâm sinh lý trong mỗi gia đình là một điều vô cùng cơ bản
Chỉ khi ở gia đình, chúng ta mới có thể bộc lộ cảm xúc, tâm tư
một cách thoải mái nhất, được chia sẻ được cảm thông cùng
với những người thân yêu một điều rất khó thực hiện bên
ngoài xã hội. Đặc biệt trong hoàn cảnh xã hội ngày càng phát
triển, tất cả các lĩnh vực đều có yêu cầu rất cao nên không dễ 12
dàng gì đối với cá nhân trong việc đối mặt với cuộc sống. Vậy
nên vấn đề về tâm sinh lý lại càng trở nên quan trọng.
Trong một gia đình, trẻ nhỏ cần được bảo vệ và phát triển
toàn diện; người già cần được chăm sóc. Và hơn nữa có thể
đáp ứng được nhu cầu giữa vợ chồng, tránh việc quan hệ bừa
bãi dẫn đến các bệnh liên quan đến quan hệ tình dục không mong muốn.
Tất cả các chức năng trên đều góp phần xây dựng nên một
gia đình hoàn hiện và toàn diện. Mỗi gia đình đều cần phải
dốc hết sức mình để góp sức mình vào việc phát huy rõ ràng
tất cả các chức năng đó của xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. 13
CHƯƠNG 2: SỰ BIẾN ĐỔI CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, gia đình Việt
Nam đã có sự biến đổi về quy mô kết cấu gia đình; chức năng
tái sản xuất con người; kinh tế và tổ chức tiêu dùng; nhu cầu
tâm sinh lý con người và quan hệ cơ bản của gia đình. Những
điều đó đều là ảnh hưởng bởi những yếu tố khách quan và
chủ quan của thời kỳ như: định hướng xã hội chủ nghĩa về sự
phát triển thị trường; xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
xu thế toàn cầu hóa... Tất cả những biến đổi ấy còn tạo nên
sự phát triển của xã hội.
2.1, Biến đổi về quy mô, kết cấu gia đình
Hiện nay, kiểu gia đình hạt nhân (gia đình chỉ gồm hai thế hệ
cha mẹ và con cái; số con cũng không nhiều như trước kia)
ngày càng tăng ở cả thành thị và nông thôn; chiếm ưu thế
hơn so với gia đình đa thế hệ như trước kia (gia đình gồm từ
ba thế hệ trở lên). Từ đó cho thấy, quy mô gia đình ở Việt
Nam đang có xu hướng thu nhỏ, số lượng các thành viên
trong gia đình trở nên ít đi còn được gọi là “gia đình quá độ”.
“Chỉ trong vòng 40 năm quy mô gia đình đã giảm từ 5.22
người/hộ năm 1979 xuống còn 4 người năm 2018”[1]. Số ít 14
còn có những gia đình đơn thân, nhưng số lượng gia đình hai
thế hệ vẫn là phổ biến nhất. Trong quá trình này, sự giải thể
của hình thức gia đình truyền thống và phát triển hình thức
gia đình mới là một điều tất yếu.
Khi quy mô gia đình ngày càng thu nhỏ, cũng đáp ứng yêu
cầu và điều kiện thời đại mới đặt ra. Số lượng các thành viên
trong gia đình ít đi, khiến cho các thành viên trong gia đình có
điều kiện để quan tâm lẫn nhau; đặc biệt bố mẹ có nhiều thời
gian để chăm sóc, quan tâm đến con cái. Tuy nhiên, cũng
không thiếu những trường hợp vì bị cuốn theo guồng quay
của tiền bạc, của cơm áo gạo tiền mà các thành viên trong
gia đình càng dần trở nên xa cách, bố mẹ không có đủ thời
gian quan tâm đến con cái, khiến tình cảm gia đình ngày càng
mờ nhạt. Bên cạnh đó vì số lượng con được sinh ra ít hơn, nên
quan niệm trọng nam kinh nữ, cố đẻ con trai cũng giảm
mạnh, sự bình đẳng nam-nữ tăng cao, đề cao cuộc sống riêng
tư của mỗi cá nhân, hạn chế những mâu thuẫn trong gia đình
nhiều thế hệ trước kia. Sức khỏe sinh sản của người phụ nữ
cũng được đảm bảo. Gia đình ngày càng thay đổi một cách
tích cực và tốt đẹp hơn cũng chính là phản ánh nên sự thay
đổi của xã hội để dần thích nghi với thời đại mới.
2.2, Biến đổi chức năng tái sản xuất con người
Hiện nay, tùy theo chính sách của xã hội, tình hình dân số và
nhu cầu lao động mà việc sinh con phải chịu sự ảnh hưởng
theo. Không những thế nhờ y học và sinh học ngày càng phát
triển nên còn có thể quyết định được số lượng và thời gian 15
sinh con. Trước kia vào những năm 70 và 80 của thế kì XX,
nhà nước đã tuyên truyền và phổ biến rộng rãi về điều lệ
khuyến khích mỗi hộ gia đình sinh từ một đến hai con. Nhưng
vì số lượng dân số già nước ta ngày càng có xu hướng tăng
nên nhà nước đã lập ra kế hoạch khuyến khích sinh hai con để
đảm bảo lợi ích của từng hộ gia đình và duy trì sự phát triển của toàn xã hội
“Quyết định 588 về “Chương trình điều chỉnh mức sinh
phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030” vừa được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có nhiều nội dung đáng
chú ý, được người dân quan tâm như: ... bãi bỏ chính
sách sinh ít con, khuyến khích sinh đủ 2 con...”[4]
Trước kia, trong gia đình Việt Nam truyền thống thường sinh
rất nhiều con do quan niệm càng đông con càng tốt, cố đẻ
con trai để nối dõi tông đường hay đơn giản hơn chỉ là nhu
cầu về sản xuất nông nghiệp. Nhưng hiện nay số lượng con
trong gia đình đã được giảm đi đáng kể do xã hội phát triển
nên mọi thứ cũng thay đổi và phát triển theo được thể hiện ở:
quan niệm trong nam khinh nữ cũng đã giảm đi khá nhiều;
quyền bình đẳng giữa nam-nữa được đề cao; mức sinh của
phụ nữ đã giảm đi rất nhiều. Hạnh phúc gia đình không chỉ
được quyết định dự trên số lượng con trong gia đình mà còn
phụ thuộc vào yếu tố tâm lý, kinh tế và giáo dục.
2.3, Biến đổi chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng
Trong tình hình hiện nay, có nhiều gia đình đã chuyển từ sản
xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu cá nhân sang kinh doanh