Sự ra đời của nền dân chủ xã hội - Chủ Nghĩa Xã hội khoa học | Đại học Tôn Đức Thắng
Ở Việt Nam, tháng Tám năm 1945, nắm vững thời cơ khi phát xít Nhật đầu hàng đồng minh, Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đã phát động nhân dân ta vùng lên làm nên sự thành công của Cách mạng tháng Tám, lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (TĐT02)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1. Sự ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nhĩa ở Việt Nam
Intro: Trong lịch sử chế độ chính trị tốt đẹp nhất là chế độ dân chủ XHCN. Đó là xh mà
đại đa số người dân đc xác định là chủ thể, nhân dân làm chủ XH. Khi nhân dân đc làm
chủ XH, đc hưởng thụ đầy đủ những thành quả do mình tạo ra thì nó sẽ trở thành động
lực to lớn, thúc đẩy XH phát triển Nội dung:
Ở Việt Nam, tháng Tám năm 1945, nắm vững thời cơ khi phát xít Nhật đầu hàng
đồng minh, Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đã phát động nhân dân ta vùng
lên làm nên sự thành công của Cách mạng tháng Tám, lập ra nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.
Ngay từ khi mới ra đời, Nhà nước cộng hòa non trẻ đã phải tiến hành cuộc kháng
chiến chín năm chống thực dân Pháp, năm 1954 miền Bắc được giải phóng, miền Nam
vẫn tiếp tục cuộc kháng chiến chống xâm lược và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước. Trong điều kiện đó chính quyền dân chủ nhân dân ở nước ta đã làm nhiệm
vụ lịch sử của chuyên chính vô sản.
Tháng 04/1975 đất nước hoàn toàn giải phóng, Việt Nam bước sang một giai đoạn
phát triển mới - giai đoạn cả nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Năm 1976, nước ta
được đổi tên thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, cụm từ “Dân chủ
XHCN” ít được sử dụng mà thay vào đó là quan điểm “Xây dựng chế độ làm chủ tập thể
xã hội chủ nghĩa” và “Nắm vững chuyên chính vô sản”.
Tuy nhiên, lúc bấy giờ, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta vẫn gặp
nhiều khó khăn, trắc trở. Bản chất của dân chủ XHCN cũng như mối quan hệ giữa dân
chủ XHCN và nhà nước pháp quyền chưa được xác định rõ ràng. Hệ thống pháp luật, kỷ
cương được đặt ra cũng còn thiếu tính cụ thể, thiết thực.Các vấn đề liên quan đến dân chủ
XHCN như: dân sinh, dân quyền, dân trí cũng chưa được đặt vào đúng vị trí cũng như cách giải quyết.
2. Sự phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nhĩa ở Việt Nam
- Năm 1986, tại đại hội lần thứ VI, Đảng đã đề ra đường lối đổi mới ở mọi mặt cho
đất nước. Trong đó, nhấn mạnh việc phát huy dân chủ để tạo ra động lực mạnh mẽ cho
việc phát triển đất nước; quán triệt tư tưởng: “lấy dân làm gốc, xây dựng và phát huy
quyền làm chủ của nhân dân lao động”.
Hơn 30 năm đổi mới, nhận thức về DCXHCN , vị trí, vai trò của dân chủ ở nước
ta đã có nhìu điểm mới. Qua mỗi thời kỳ đại hội của Đảng thời kỳ đổi mới, dân chủ ngày
càng đc nhận thức, phát triển và hoàn thiện đúng đắn, phù hợp hơn với điều kiện cụ thể của nước ta.
-Trước hết Đảng ta khẳng định một đặc trưng tiêu biểu và quan trọng của xã hội
Việt Nam là do nhân dân làm chủ.Xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã
hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đảng, Nhà nước luôn luôn
thực hiện quan điểm nhất quán là “dân là gốc”, với phương châm “dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
- Ngày nay, chủ nghĩa tư bản hiện đại bước sang giai đoạn mới là chủ nghĩa tư bản toàn
cầu hóa, có nhiều thành tựu trong giải phóng, phát triển lực lượng sản xuất, phát triển
khoa học và công nghệ, nên đã đạt được năng suất lao động cao. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư
bản vẫn không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó;
Ví dụ: Các cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, các tệ nạn xã hội, nhất là khi đại dịch
COVID-19 diễn ra lại càng làm bộc lộ rõ bản chất chế độ chính trị - xã hội của các nước
này không vì sức khỏe, hạnh phúc của đại đa số nhân dân lao động. Các phong trào đấu
tranh phản kháng xã hội đã bùng nổ mạnh mẽ, với những nội dung và hình thức mới ở
nhiều nước tư bản phát triển trong thời gian qua, càng làm bộc lộ rõ sự thật về những mâu
thuẫn mang tính bản chất không thể hóa giải của chế độ tư bản chủ nghĩa.
Công cuộc đổi mới, kết hợp phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại cùng các
nguồn lực khác, như phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ
động, tích cực tăng cường hợp tác, mở rộng hội nhập quốc tế đã đem lại những thay đổi
to lớn, thành tựu có ý nghĩa lịch sử cho đất nước trong 35 năm thực hiện đường lối đổi mới.
Hiện nay, chúng ta đang ở chặng đường “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước” và phấn đấu trở thành “nước phát triển, thu nhập cao”, thực hiện nhiệm vụ xây
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đó vừa là tính
phổ biến, vừa mang tính đặc thù của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một nước có
điểm xuất phát thấp từ nền sản xuất lạc hậu như Việt Nam. Thách thức
Thời gian tới, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, tuy nhiên chúng ta cũng
đứng trước nhiều khó khăn, trở ngại. Đó là: Tình hình chính trị, an ninh, kinh tế thế giới
có những biến động lớn, nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo; cạnh tranh chiến lược giữa
các nước lớn, xung đột cục bộ tiếp tục diễn ra phức tạp, quyết liệt; chủ nghĩa dân tộc cực
đoan, chủ nghĩa dân túy, cường quyền nước lớn trong quan hệ quốc tế gia tăng. Cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia, dân tộc...
3. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Về cơ bản, bản chất của dân chủ XHCN ở Việt Nam cũng giống như nền dân chủ XHCN
đó là dựa vào Nhà nước xã hội chủ nghĩa và sự ủng hộ, giúp dỡ của nhân dân.
Từ việc kế thừa trực tiếp tư tưởng dân chủ của chủ tịch Hồ Chí Minh kết hợp với tư
tưởng dân chủ trong lịch sử, Đảng xác định nền dân chủ của chế độ XHCN là:
- Mục tiêu (dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh)
- Bản chất (do dân làm chủ, quyền lực thuộc về nhân dân)
- Động lực để xây dựng CNXH (phát huy sức mạnh của nhân dân, của toàn dân tộc)
- Dân chủ còn gắn với pháp luật, đi đôi với kỷ luật và kỷ cương.
Dân chủ của Nhà nước ta chú trọng thể hiện một cách toàn diện, trên các lĩnh vực kình tế,
chính trị, tư tưởng, văn hóa và xã hội.
Một trong những khía cạnh quan trọng là nhà nước Việt Nam với tư cách là công cụ để
thực hiện quyền lực của nhân dân, Đảng đã đặt ra cho mình nhiệm vụ phải phấn đấu đạt
tới việc mở rộng cho nhân dân tham gia vào công việc của nhà nước.
Bản chất của dân chủ XHCN ở nước ta được thực hiện thông qua 2 hình thức:
- Dân chủ trực tiếp: Thể hiện ở các quyền được thông tin, bàn bạc về hoạt động,
công việc của nhà nước và cộng đồng dân cư. Nhân dân là người kiểm tra, giám
sát các hoạt động của cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cơ sở. Tất cả đều thực
hiện theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. - Dân chủ gián tiếp: o
Là hình thức dân chủ đại diện, được thực hiện bằng việc “ủy quyền”, nhân
dân giao quyền lực của mình cho tổ chức mà mình bầu ra theo nhiệm kỳ 5 năm – Quốc Hội. o
Quốc Hội là cơ quan có quyền lực cao nhất trong hệ thống Nhà nước. Dưới
Quốc Hội còn có sự phân công, phối hợp và kiểm soát của các cơ quan nhà
nước trong việc thực hiện luật pháp, hành pháp và tư pháp.
Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xác định trong Hiến pháp năm 2013:
1- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
2- Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân và đội ngũ trí thức.
3. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ
quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp" (Điều 2).
(Nhà nước Việt Nam là nhà nước gần dân và thân dân. Nhà nước luôn coi trọng việc lắng
nghe ý kiến của nhân dân, chú trọng việc xem xét, giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố
cáo của nhân dân, tổ chức để nhân dân tham gia góp ý kiến xây dựng đất nước.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong tất cả các thời kỳ phát triển của
mình đều coi "đại đoàn kết dân tộc" là một nguyên tắc cơ bản để thiết lập chế độ dân chủ,
phát huy quyền lực nhân dân, bảo đảm công bằng xã hội, đồng thời là cơ sở để tạo ra sức
mạnh của một nhà nước thống nhất.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện tính xã hội rộng rãi: Không
giống với các nhà nước khác, nhà nước ta một mặt vẫn thể hiện rõ tính chất giai cấp của
mình, là nhà nước mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với nông dân và tầng lớp
trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhưng mặt khác nó lại thể hiện tính chất xã hội rất
rộng rãi. )(Đoạn này hơi bị lạc sang nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN rồi)
4. Thực hiện dân chủ XHCN ở Việt Nam
Thực hiện dân chủ chính là: o
Hình thành những cơ chế, chính sách, những quy định, nguyên tắc và biện
pháp hữu hiệu để bảo đảm cho mọi người dân thực hiện quyền dân chủ o
Là hiện thực hóa phương châm mà Đảng đã xác định.
Mục tiêu của thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là củng cố và tăng
cường sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân, xây dựng hệ thống chính
trị xã hội chủ nghĩa vững mạnh; giữ ổn định chính trị, phát triển kinh tế nhanh và bền
vững, tạo tiền đề đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tăng
cường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, thể hiện bản chất ưu việt của chế độ.
Thành công của Việt Nam trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa chính là
kết hợp hài hòa giữa nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về dân chủ để có chủ trương,
đường lối, chính sách, pháp luật phù hợp, là giữa lý thuyết về dân chủ với việc thực hiện
dân chủ trên mọi mặt của đời sống xã hội.
Qua các kỳ đại hội, Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng nhận thức sâu sắc và cụ
thể hơn về dân chủ và thực hiện dân chủ:
- Đại hội IV của Đảng khẳng định: Để đưa cách mạng xã hội chủ nghĩa đến toàn
thắng, một trong những điều kiện tiên quyết là thực hiện và không ngừng phát huy quyền
làm chủ tập thể của nhân dân lao động.
- Đại hội VI của Đảng nhấn mạnh chủ trương phát huy dân chủ để tạo động lực
mạnh mẽ cho phát triển đất nước “trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán
triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động”.
- Đại hội XII của Đảng khẳng định: “Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội xã hội chủ
nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Mọi đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải xuất phát từ nguyện vọng, quyền và
lợi ích chính đáng của nhân dân, được nhân dân tham gia ý kiến. Dân chủ phải được thực
hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Và gần đây nhất, tại Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Đảng và Nhà
nước ban hành đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật tạo nền tảng chính trị, pháp
lý, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân. Đề cao vai trò chủ thể, vị trí
trung tâm toàn bộ quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.