Sự tác động của yếu tố vĩ mô đến hoạt đông và sự phát triển của doanh nghiệp - Báo cáo tiểu luận môn Quản trị học | Đại học Hoa Sen

Báo cáo tiểu luận môn Quản trị học | Đại học Hoa Sen. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 28 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI:
SỰ TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ
PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP
GV: Bùi Thị Vân Quỳnh
Danh sách thành viên tham gia:
STT HỌ & TÊN MSSV
1 Ninh Tưởng Lâm Hưng
2 Lê Ngọc Gia Huệ
3 Nguyễn Trần Mỹ Huyền
4 Nguyễn Duy Khang
5 Nguyễn Ngọc Thuỳ Dương
6 Nghiêm Ngân Hà
LỜI CẺM ƠN
CẺM ƠN GẤC NHÀ CHƯỜNG GẤC NHÌU ĐÃ CHO EM CƠ HỘI
LÀM BÀI TẬP NÀY. CẢM ƠN GIA ĐÌNH ĐÃ CUNG CẤP ĐIỆN
VÀ WIFI CHO EM CÓ THỂ GÕ RA BÀI NÀY…
Lời đầu tiên nhóm chúng em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đối với Bùi
Thị Vân Quỳnh giảng viên môn Quản trị học. Từ những ngày đầu làm quen với môi
trường đại học cũng như môn Quản trọ học đã tận tình chỉ bảo giúp cho chúng em
hiểu hơn về sđổi mới thích nghi với môi trường cũng như bộ môn này. cũng đã
giúp chúng em hiểu hơn đề tài của chúng em đã chọn qua từng buổi học với những
dụ cũng như những hình ảnh video chân thực đã đưa ra cũng đã gợi ý cho
chúng em đề tài bổ ích này. Và cô đã truyền tải nhiều nền tảng về môn quản trị học. Giúp
chúng em có thể trở thành một quản trị giỏi thông qua những bài học và đặc biệt là chủ đề
này.
MỤC LỤC
Phần 1: KHÁI QUÁT MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ..........................................................................1
Phần 2: Các yếu tố môi trường vĩ mô.........................................................................................4
2.1. Các yếu tố kinh tế vĩ mô:..................................................................................................4
2.1.1. Tổng sản phẩm quốc nội GDP:..................................................................................5
2.1.2. Yếu tố lạm phát:.........................................................................................................6
2.1.3. Tỷ giá hối đoái và lãi suất cho vay:...........................................................................7
Tiền lương và thu nhập.............................................................................................................8
2.2. Các yếu tố xã hội – văn hoá..............................................................................................9
2.2.1. DÂN SỐ:...................................................................................................................9
2.2.2. VĂN HOÁ...............................................................................................................12
2.2.3. NGHỀ NGHIỆP:.....................................................................................................13
2.2.4. TÂM LÝ DÂN TỘC:..............................................................................................14
2.2.5. PHONG CÁCH VÀ LỐI SỐNG:..........................................................................14
2.2.6. HÔN NHÂN GIA ĐÌNH:........................................................................................15
2.2.7. TÔN GIÁO:.............................................................................................................16
2.3. Các yếu tố thuộc về hệ thống chính trị, về sự lãnh đạo và quản lý của Nhà nước:........17
2.4. Các yếu tố công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật........................................................18
2.5. CÁC YẾU TỐ QUỐC TẾ:..............................................................................................21
2.6. Các yếu tố thiên nhiên.....................................................................................................22
Phần 3: Kết luận.......................................................................................................................24
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1 – GDP là gì?...................................................................................................................................5
Hình 2 – Yếu tố lạm phát...........................................................................................................................6
Hình 3 – Money..........................................................................................................................................7
Hình 4 – Thu nhập và lương.....................................................................................................................8
Hình 5 – Những yếu tố về chính trị của quản lý Nhà nước....................................................................17
Phần 1: KHÁI QUÁT MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
Trong thời điểm dịch Corona Virus
đang lan tỏa rất phức tạp trên diện
rộng trong suốt hai năm qua khiến cho
rất nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa,
việc kinh doanh của doanh nghiệp bị
trì hoãn việc khôi phục của các
doanh nghiệp rất khó do ảnh hưởng
của dịch. nói một cách cụ thể đây
vấn đề nhức nhói khá đáng buồn
cho các doanh nghiệp, các tiểu thương
trong hội, từ các yếu tố dịch bệnh
đấy nó sẽ dẫn đến đến nhiều vấn đề nhức nhói khác ví dụ như là kinh tế, chính trị, y tế, thậm chí
luật pháp rất nhiều các thành phần khác. những thành phần này chắc chắn sẽ gây ảnh
hưởng đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố từ kinh tế, chính trị, y tế, luật pháp
và những yếu tố bên ngoài khác được gọi là các yếu tố trong môi trường vĩ mô. Vĩ mô là nơi bao
hàm các tác động bên ngoài đơn vị, doanh nghiệp, gây ảnh hưởng đến việc trao đổi, mua bán
hoạt động của các doanh nghiệp. bao hàm toàn bộ các thành phần chính tác động bên ngoài
doanh nghiệp khiến cho các nhà quản khó điều khiển làm chủ được nó, sức ảnh hưởng từ
môi trường gây ra cho doanh nghiệp không hề nhỏ đòi hỏi các nhà quản phải biết
nắm bắt, hoạch định chiến lược để sẵn sàng đối mặt với chúng.
Trước đây thì các doanh nghiệp Việt Nam đa số ít bận tâm đến môi trường
kể cả khi nhà nước ban hành ra những luật mới thì doanh nghiệp cũng không quan
tâm lắmnó không ảnh hưởngnhiều đến tổ. Tuy nhiên thì thời điểm hiện nay
chúng ta có thể thấy rấtViệt Nam hiệp định thương mại với liên minh Châu
Âu sản sinh ra rất nhiều những hội tiềm năng cho các ngành xuất nhập
khẩu. Tình hình dịch bệnh hiện nay chẳng hạn, gây thiệt hại nặng nề đến các
ngành nghề như vận tải, nhà hàng, quán bar, giải trí hầu hết các ngành nghề
kinh doanh trên thị trường. Qua đó, cá nhân mỗi người có nhận biết sự quan trọng
của yếu tố môi trưởng đấy khi nền thị trường kinh tế của chúng ta càng
ngày càng đi lên việc trao đổi trong tổ chức phát triển thì lại càng tác động
mạnh mẽ đến các doanh nghiệp. Thứ các nhà quản từng xem nhẹ thì bây giờ lại
là một trong những yếu tố quan trọng nhất.
Trong mối trường bao gồm 6 thành phần quan trọng môi trường kinh
tế, môi trường công nghệ - thuật, môi trường hội, môi trường tự nhiên, môi
trường chính trị pháp luật các yếu tố hội nhập quốc tế. Để thể nắm bắt
hiểu rõ về các thành phần này đòi hỏi các doanh nghiệp cần hiểu thật về chúng
như vậy doanh nghiệp mới thể phản ứng, dự đoán cũng như đưa ra các hoạch
định phù hợp với doanh nghiệp của mình.
1
Để xem xét yếu tố môi trường đối với doanh nghiệp một cách khả thi nhất, họ
phải nắm vững thực trạng từ môi trường gây ra để qua đó thúc đẩy doanh
nghiệp đưa ra những kế hoạch làm việc phù hợp, hành động một cách hiệu quả
mọi nguồn nguyên liệu, vật chất cần thiết để đưa doanh nghiệp đến những dự định
hoàn thành trong tương lai mang về cho họ doanh số cao nhất. Đặc biệt, các
doanh nghiệp phải chú trọng đến những ảnh hưởng của nhân tố nhằm
góp chung tay góp sức đạt được tìm năng hòa nhập với các yếu tố trong doanh
nghiệp, giúp họ hoạch định đưa ra những dự định quan trọng để làm bàn đạp
vững chắc cho việc ban hành các mục tiêu quản trị của mình.
2
hơn trong thực tế: Sau
trận sóng thần thảm khóc,
Nhật Bản cùng một lúc
phải đối mặt với nhiều
thách thức, phải phục hồi
nền kinh tế đang lâm vào
tình trạng gần như không
có thể trông cậy vào năng
lượng hạt nhân và các
thành phần khác, phải
đảm bảo lương thực cho
đời sống nhân dân trong
khi phần lớn đất canh tác
bị nhiễm chất phóng xạ và
xuất nhập khẩu bị tổn thất
nặng nề. Con số 150 tỷ
Euro là số tiền mà Nhật Bản đã bị thiệt hại do thiên tai gây ra. Nhiều doanh
nghiệp bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng và thậm chí bị phá sản do không đủ nguồn
cung ứng và tài chính để khôi phục công ty. Rất nhiều các doanh nghiệp bị thất
thoát nặng nề và hơn thế nữa là phá sản. Trong số đó, Toyota là một trong những
nạn nhân bị thiệt hại rất nặng nề về tài chính, vật chất lẫn tình thần do môi trường
vĩ mô tác động, họ không có sự tìm hiểu và không mấy quan tâm đến yếu tố và
hậu quả mang lại khiến họ phải lâm vào hoàn cảnh khốn cùng, tổn thất nặng nề.
Nhưng không vì thế mà Toyota bị sa sút và ngưng đọng nguồn vốn,họ đã take
notes được kinh nghiệm quý báu cho doanh nghiệp từ thảm họa 2011.Toyota lần
này đã chứng minh rằng họ có sự chuẩn bị trước, tìm hiểu và đưa ra hoạch định
rất kĩ càng để đối diện với trận sóng thần này, hãng đã gấp rút gửi các đơn hàng
ngắn hạn sang Trung Quốc để đặt mua linh kiện lắp ráp cần thiết dự trữ để tránh
tối đa những tổn thất nặng nề hơn so với thảm họa thiên tai năm 2011 - thời điểm
mà sóng thần, động đất hoành hành khiến nền công nghiệp ô tô của Nhật Bản trì
trệ hoàn toàn suốt nhiều tháng liền, và hơn thế nữa khiến các thị trường lớn khác
như Mỹ, Trung Quốc và các thị trường khác bị điêu đứng hoàn toàn. Đối với
trường hợp của Công ty Mercedes lại là một chủ thể khác, tập đoàn này đã kinh
doanh rất phát triển vào những năm 1970 vì ở khoảng thời gian đó, các quốc gia
trên thế giới đang trong thời kỳ thịnh vượng nhất và người tiêu dùng quan niệm
rằng nếu bạn có điều kiện, hãy sở hữu xe Mercedes cho bản thân. Loại xe này ở
thời điểm đó đã xuất hiện đúng nơi, hợp thời điểm. Tuy nhiên khi bước vào đầu
những năm 1990, nền kinh tế thế giới bị suy thoái kéo dài, các loại thuế chi cho
những mặt hàng đắt đỏ này trở nên tăng cao và tư duy suy nghĩ xã hội đã xoay
chuyển theo cục diện khác, họ bát bỏ thói quen chi xài tốn kém, xa hoa đó, những
sự thay đổi đó đã tạo ra sự ảnh hưởng rất nặng nề vào tài chính của tập đoàn
3
Mercedes. Doanh số thiệt hại không phải là do nhà quản trị thực hiện không tốt
nhiệm vụ của mình, mà là có rất ít những cá nhân trong xã hội có đủ điều kiện để
sở hữu được loại phương tiện giao thông này.Và kể cả những thành phần có dư
điều kiện để sở hữu, thì Mercedes không còn là mẫu xe phong cách thời trang giá
trị nữa. Qua đó cho thấy môi trường vĩ mô là một trong những vấn đề nhứt nhói
khiền các doanh nghiệp đau đầu tìm cách giải quyết khi chưa có sự phân tích sâu
rộng và thích ứng với vĩ mô. Tất cả cho thấy nhà quản lý chuỗi doanh nghiệp chỉ
là hình thức thôi. Đó là những ý kiến lập trường của nhiều sinh viên về việc học
quản trị thời bây giờ. Đến với ý nghĩa bao quát rộng hơn, môi trường quản trị này
có thể được phân thành hai loại thành phần đó là “vi mô và vĩ mô”. Hai loại môi
trường này có thể khác nhau nhưng đối với các công ty thì đây là những yếu tố
thiết yếu trong doanh nghiệp.
Các yếu tố môi trường tác động đến các hoạt động sự phát triển của
doanh nghiệp trong ngoài nước nhằm xác định các hướng tác động, yếu tố ảnh
hưởng mức độ nghiêm trọng của sự ảnh hướng xảy ra với các tổ chức. Để dễ
hiểu hơn, đó là việc rà soát các thành phần tác động từ vĩ mô và đưa ra những ảnh
hưởng những tiềm năng họ cần phải sẵn sàng đối mặt khi đưa ra kế
hoạch và thực hiện chiến lược.
Tuy nhiên, việc dung đến thông tin để biểu diễn môi trường trong kinh doanh là
chưa đủ, hơn thế nữa doanh nghiệp cần phải phối hợp hai yếu tố lại với nhau là
thông tin phân tích môi trường nội bộ của tổ công ty và tìm hiểu chi tiết môi
trường kinh doanh, qua đó quyết định được tầm nhìn cụ thể, định hướng và kế
hoạch rõ ràng giúp công ty đặt ra được các chủ thể phù hợp hợp và các mô hình,
chiến lược kinh doanh mang tính hiệu quả cao. Dẫn chứng cho thấy rằng: Các
công ty chuyên sản xuất mẫu áo thun theo phong cách châu Âu, và sau đó bán ra
thị trường Việt Nam nhưng do khác biệt về phong cách và thiết kế, khác biệt vùng
miền nên sản phẩm bán ra thị trường không được chạy khiến doanh thu kinh
doanh từ mặt hàng này không được cao so với mong muốn của doanh nghiệp.
Hơn thế nữa, dịch bệnh Corona Virus hoành hành trên diện rộng, điều này dẫn
đến tất cả các doanh nghiệp trên Việt Nam và tất cả các quốc gia bị ảnh hưởng
nghiêm trọng và tổn thất nặng nề về mọi mặt khiến cho nhiều doanh nghiệp bị trì
trệ và khả năng phục hồi rất thấp. Và nếu không có sự tìm hiểu sâu rộng về vĩ mô,
các công ty sẽ gặp những vấn đề khổ sở và sự ảnh hưởng từ môi trường này va
chạm đến các tổ chức doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ gặp những tình huống bất
trắc, khó thể giải quyết vấn đề; Việc đưa ra chiến lược, mục tiêu tổ chức sẽ trở
nên khó khăn và sẽ gây ảnh hưởng tác động đến doanh nghiệp.
4
Trong kinh doanh đối với quan điểm nào cũng vậy, nhà quản trị đều phải chịu trách nhiệm hoàn
toàn lên nhiệm vụ được tổ chức giao cho nhà quản trị thực hiện. Theo quan điểm vạn năng thì
các nhà quản trị chịu trách nhiệm trực
tiếp về sự thất bại hay thành công của tổ
chức. Đó là quan niệm:
“Nhà quản trị giỏi có thể biến sắt thành
kim.
Nhà quản trị tệ thì làm ngược lại”.
Trái ngược lại với điều này theo quan
điểm biểu tượng, đối với nhà quản trị
chỉ có một tác động một cách bị giới
hạn cụ thể đến thành tích hoạt động của
tổ chức vì ở đó có nhiều thành phần bên
ngoài tác động tới hệ quả của các vai trò
quản trị, của tổ chức.
Phần 2: Các yếu tố môi trường
vĩ mô
2.1. Các yếu tố kinh tế vĩ mô:
Môi trường kinh tế vĩ mô hay nói vắn tắt là nói có thể rộng hơn là bao quát các yếu Marco Enviroment
tố xoay quanh một hộ kinh doanh hay cá nhân nào đó. Chính vì nguyên nhân nó rất rộng nên rất khó để
nhà quản trị có thể tác động vận hành một cách cân bằng được vì chúng không phải là một lĩnh vực riêng
khác nào mà các yếu tố này nó bao phủ cả mọi mặt, lĩnh vực trong tổ chức, ảnh hưởng đến mọi yếu tố với
tất cả ngành, vấn đề trong doanh nghiệp, hành vi chi tiêu hay đầu tư của người tiêu dùng và phải bắt buộc
thuận theo, phải thích nghi theo sự đổi mới.
Ngoài ra ảnh hưởng đến khả năng tạo ra mặt chỉ tiêu hàng hoá và thu nhập, chi tiêu của người mua nên vì
vậy các doanh nghiệp thường dựa vào nó để đầu tư. Ví dụ: Từ khi ở thập kỷ 90, thực trạng nền kinh tế
như Pháp bị khủng hoảng về thị trường kinh tế nhưng
nhà kinh doanh lại không chú trọng nguyên nhân vấn đề
đó mà họ còn lên phương án giảm chi phí tiền nhân công,
giảm giá trị khi mua sức lao động. Thêm vào đó tăng
ngược lại khoảng khác như sản xuất, giá cả hàng thiết
yếu… và đã gây ra tác động một nhược điểm rất lớn đến
nhu cầu chi tiêu người dân
2.1.1. Tổng sản phẩm quốc nội GDP:
GDP là một công cụ thước đo quyền lực kinh tế được
dựa tính theo mức trung bình về sức mua tương đương
được tính trên bình quân đầu người, để ước tính được
chỉ số tăng của một nền kinh tế hay cũng như tốc độ gia
tăng của một đất nước. Do đó được xem là một sáng chế vĩ đại trong thời kỳ lịch sử và ra đời sau ngày
29 tháng 10 năm 1929 mặt khác là ngày thứ ba đen tối. Dù việc đo lường GDP để đánh giá tiềm năng
5
nhưng nó còn là một hình thức được phổ biến sử dụng trên thị trường và là một chiến lược tốt mà các
nhà hoạch định chính trị hay phân tích khi ra một nhận định nào được cân nhắc hơn nhưng nó vẫn
không thể không góp phần gây những vấn đề rủi ro.
Gross Domestic Product’ với tên gọi quen thuộc chung là GDP, bao hàm toàn bộ hàng hoá trên thị
trường, trên lĩnh vực sản xuất hàng hoá và còn
được tính trong phạm vi ở một lãnh thổ quốc gia
dưới một nhà kinh tế, hộ gia đình, thường được kết
thúc một kỳ trong thời hạn một năm. Ví dụ: Khi
bạn mua một vé xem phim, giá cả bao gồm dịch vụ
đều được GDP kiểm soát.
Được thực thi vào năm 1937 để đối phó các cuộc
Đại suy thoái và đến sau hơn 7 năm, vào năm 1944
mới được áp dụng công thức tính phổ biến như là
một thước đo chuẩn cho một nền kinh tế. Đến
nay, hình thức tính này vẫn được cải thiện, để đưa
ra những nhân tố mới, biện pháp liên tục để theo
kịp sự tăng trưởng của doanh nghiệp.
Tầm ảnh hưởng GDP với những nhà hoạch định nói riêng, trong chính phủ nói chung vì nó không chỉ là
thước đo sản lượng kinh tế mà chỉ số trong GDP có thể khái quát sự tăng trưởng về mặt kinh tế, tốc đ
mạnh hay yếu về mặt phát triển của một lãnh thổ. Ngoài ra còn là một dữ liệu, dấu hiệu để quan sát tình
hình kinh tế, thực trạng trên thị trường mà các nhà doanh nhân dựa vào nó như là một gợi ý hướng dẫn
để rồi tiến hành các chiến lược kinh doanh hợp lý hoặc đưa ra quyết định chắc chắn hơn để đầu tư vào
một thị trường tốt. Nếu không thể thích nghi với những biến cố, nắm bắt được nguyên nhân thay đổi
tình hình chính trị thì e rằng có thể gây ra một thị trường bị suy giảm lần nữa, làm nhiều nhà đầu tư phá
sản. Ví dụ: GDP trong một năm 2021 vừa qua ở Việt Nam, thống kê cho thấy chỉ tăng GDP từ 1-2%. Nói
cách khác là giảm mạnh vì bị chi phối bởi đại dịch bệnh COVID-19, gây ra nhiều thiệt hại không hề ngờ
đến về thị trường thương mại cũng như giao dịch nước ngoài đối với các nhà đầu tư. Cụ thể là ngành
sản xuất nhập khẩu và khâu vận chuyển giảm mạnh từ 5,6% góp phần giảm 0.5% về phương diện tốc đ
tăng trưởng. Tương tự như vậy sẽ giảm mạnh chỉ số GDP nếu như không đưa ra chiến lược, định kiến
hợp lý với thực trạng hiện nay.
Tuy nhiên trong thực tế hình thức này vẫn không thể trốn tránh khỏi rủi ro phức tạp nó không thể xử lý
được. Để minh hoạ GDP sẽ biểu hiện đầy đủ về tổng sản phẩm được sản xuất hợp pháp ra trên thị
trường nhưng vẫn sẽ có một số hàng hoá sẽ bỏ xót do có thể là sản phẩm, dịch vụ bất hợp pháp được
giao dịch trong chợ đen, thế giới ngầm. Mặt khác nó cũng không thể tính được lượng sản phẩm do gia
đình tự sản xuất để đáp ứng nhu cầu của riêng họ nên nó cũng là lý do chưa được đưa ra thị trường
cũng như không thể đo được sức khoẻ của một đất nước, cư dân và nhiều vấn đề khác do bản chất nó
chỉ nhấn mạnh về quá trình sản xuất ra gía trị chứ không cân nhắc về thực trạng tăng trưởng. Nhìn
chung vấn đề này vẫn luôn khiến các nhà kinh tế đau đầu vì phải nghiên cứu để kiểm soát sự biến thiên
của GDP nhằm vận hành chiến lược với năng suất cao. Bên cạnh đó, đã có những chỉ số ra đời để thay
thế nhưng ngược lại không thành công vì chỉ số ấy không thể hoạch định một cách chính xác tốt hơn để
thế cho chỉ số GDP nên chỉ có thể bổ sung vào phần thiếu sót. Ngoài GDP, không thể không nhắc đến
GNP, chỉ số dùng để bổ sung theo dõi được tình hình tổng sản lượng bên ngoài biên giới, bất kể nơi đâu.
6
Hình 1 – GDP là gì?
Tóm lại, dù là một phương thức tính không hoàn chỉnh nhưng việc đo lường GDP để đánh giá tiềm năng
môi trường cũng như là mức độ rủi ro cho doanh nghiệp vẫn sẽ là một trong những nguyên tố cũng như
nắm được chìa khoá quan trọng giúp mọi tổ chức vận hành tốt hơn dù hiện tại hay ở tương lai.
2.1.2. Yếu tố lạm phát:
Lạm phát được coi là sự gia tăng về mặt giá trị mức giá chung về hàng hoá hoặc về dịch vụ nào
đó, hiểu theo cách khác là sự rớt giá của đồng tiền qua thời gian nhất định. Tuy vậy, yếu tố lạm
phát không thể thấy được bằng đôi mắt thường, không thể
chạm được nhưng nó sẽ âm thầm ăn mòn ngân sách của bạn
và được ví như là thuế ngầm tính dưới dạng CPI. Ví dụ: Vào
năm 2020, bên công ty A bán một giỏ hàng với giá 50 Đôla,
năm sau 2021 với giỏ hàng ấy nó lại lên thêm 3 Đôla cộng
tổng là 53 Đôla. Khi đó CPI sẽ cho thấy lúc này tăng lên 3%
hay còn nói chỉ số lạm phát là 3%. Thực tế có rất nhiều yếu
tố từ môi trường gây ra nhưng chung quy lại chỉ có ba
nguyên tắc chính:
a) Do cầu kéo:
Với tên gọi khác ‘demand pull inflation’, theo lý thuyết nó có thể nói
cụ thể hơn là nhu cầu cho bên khâu hàng hoá nhiều hơn bên nguồn
cung. Ví dụ: Khí hậu, thời tiết luôn là chủ đề nóng hổi ở Việt Nam,
do nơi đây luôn nắng nóng thế nên nhu cầu về thiết bị làm mát như
máy lạnh sẽ tăng, tận dụng được cơ hội để đẩy giá mạnh. Vì hiện nay
sẽ có những nhà tiêu dùng họ sẽ cạnh tranh, chiến đấu với nhau để có được một chiếc máy lạnh mình
mong muốn hoặc với mức giá hời.
b) Do chi phí đẩy:
Hiện tượng này cho thấy những nguyên liệu, đồ cung cấp cho nguồn sản xuất dịch vụ tăng lên mức giá
khác dẫn đến các nhà cung ứng họ phải chia sẻ bớt nguồn áp lực tăng giá này đến người tiêu dùng bằng
cách tăng giá trị sản phẩm mua hàng. Nói chung xuất phát từ nhiều mặt ví dụ tiền lương nhân công đòi
tăng hay chính phủ đã đề ra một lối đi mới về thị trường kinh tế, cũng có thể nói do thảm hoạ từ khí hậu,
thiên nhiên khiến nguồn nguyên vật liệu trở nên hiếm hoi khó tìm. Ví dụ: Để làm một món ăn thật ngon
cần phải có nguyên liệu. Nếu bên phía cung ứng gia cầm tăng phí giá như về trứng, thịt thì điều đó cũng
sẽ khiến gia tăng giá cao trên dĩa ăn nhằm để bù đắp khoản vốn với nhà kinh doanh đã bỏ ra.
c) Do cơ cấu:
Khi một nhà doanh nhân tăng mạnh về thị trường kinh doanh, thì họ sẽ tăng thêm tiền công cho sức lao
động. Ngoài ra cũng có những môi trường kinh tế không tiến triển, dù vậy doanh nghiệp vẫn phải tăng
tiền công theo xu thế. Vì có hoàn cảnh kinh doanh không được tốt nên để công bằng như vậy họ buộc
phải đẩy mạnh giá thành hàng hoá để cân bằng tiền vốn, lãi, lời, làm cho nguy cơ lạm phát tăng cao.
Có thể lạm phát đã gây ra một nguồn sóng lớn với nhiều mặt khác như lạm phát thuyết
tiền tệ… Dù nó ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt tiêu cực nhưng không có nghĩa lạm phát
hoàn toàn xấu vì có thể lạm phát tăng ở mức thấp sẽ là một bước đệm để tận dụng làm
tăng trưởng cho nền kinh tế lẫn nhà doanh nghiệp, là điểm có thể thu hút người mua hàng
trong hôm nay vì đồng tiền giá trị còn lớn. Khiến môi trường kinh tế vĩ mô trở nên cân
đối, thuế sẽ luôn được giữ với mức giá an toàn. Nhưng suy cho cùng lạm phát quá cao
cũng bất ổn, ví dụ: Người lớn tuổi họ không còn đủ sức để tạo ra nguồn thu nhập riêng
cho mình, nếu việc lạm phát làm tăng giá cả thị trường thì sẽ khiến họ mất đi một chi phí
7
Hình 2 – Yếu tố lạm phát
dành dụm qua thời gian. Có thể minh hoạ thêm việc tác hại này, người tiêu dùng sẽ
không muốn dùng tiền trong nước do mất niềm tin và chuyển sang đồng ngoại tệ, giá trị
tiền nước khác, điều đó cũng làm mất đi giá trị tiền tệ trong nước. Ví dụ: Cộng hoà
Zimbabwe là thành phố đã bị tác động đến tình huống về việc không kiểm soát được lạm
phát nguyên nhân là do nhà nước chính phủ cứ liên tục in tiền với mệnh giá cao nhất như
100-500 triệu đô la Zimbabwe, gây ra lạm phát đạt đến đỉnh điểm 50%. 1 USD có thể
tương đương đổi 25 triệu với đồng tiền nội tệ Zimbabwe vào năm 2008. Nhờ đó khiến
cho thực trạng nơi đây bị khủng hoảng vì gía trị hàng hoá cho nhu cầu thiết yếu tăng lên
gấp bội như một chiếc bánh mì có trị giá lên tới 12 triệu đồng nội tệ ở đây. Cơn ác mộng
này mà nói đã phải khiến chính phủ đổi tiền nội tệ thành tiền đô la Mỹ vì tiền nội tệ
không còn có giá trị nữa.
2.1.3. Tỷ giá hối đoái và lãi suất cho vay:
Tỷ giá hối đoái với nhiều cách hiểu khác nhau nhưng nhận xét chung là dạng giá trị đồng
tiền của nước này thể hiện qua đồng tiền của nước khác. Phát sinh ra từ khi muốn dồi dào
về mặt kinh tế thì phải mở cửa ngoại, do đó tỷ lệ hối đoái sẽ xuất hiện do nhu cầu trao đổi
tiền tệ giữa hai nước tăng. Ví dụ: Tỷ giá bên Hàn Quốc và Việt Nam là 18.96 đồng. Tức
là 1 won=18.96đồng hay 18.96 đồng có thể mua được 1 won. Ngoài ra nó còn đảm nhiệm
là hình thức cực kì quan trọng đối với kinh tế phát triển Việt Nam và bao quốc gia khác
vì nó ảnh hưởng từ gián tiếp đến trực tiếp đến với nhập khẩu, xuất nhập khẩu hay nói bao
quát hơn là nền kinh tế cạnh tranh cao nếu tỷ giá cao của một lãnh thổ, quốc gia nào đó.
Để có thể đầu tư, bạn nên biết khi nào đồng tiền nó trở nên mạnh hay yếu hơn. Ví dụ:
USD mạnh hơn thì sẽ đổi được nhiều trị giá VNĐ
giúp thúc đẩy sức nhập khẩu của Mỹ do hàng hoá
Việt Nam kinh phí rẻ. Tình huống này nếu ngược
lại USD yếu hơn chỉ đổi được ít giá trị VNĐ, giúp
thúc đẩy xuất khẩu sẽ khiến hàng hoá trong nước
mang giá ít kinh phí hơn là hàng hoá nước ngoài vì
có thể do sản phẩm thị trường Việt Nam trở nên tốn
hao phí hơn.
Mặt tiếp theo là lãi xuất cho vay, nó tương tự như
định nghĩa về tiền lãi là số tiền bạn phải trả cho một
tổ chức hay cá nhân mà bạn đã vay nợ. Thì ở đây lãi suất cho vay cứ như là tỉ lệ theo đó
người nợ phải trả cho người cho vay. Ví dụ: Nếu bạn cần 10 triệu mà không có đủ ngân
sách để xây dựng một hộ kinh doanh thì bạn có thể tạo hợp đồng với ngân hàng. Lúc đó
ngân hàng đồng ý và thêm vào đó sẽ đưa ra lãi suất là 10% 1 năm. Tương đương lãi suất
mỗi năm là trả thêm 1 triệu đến khi hết nợ và con số 10% chính là lãi xuất cho vay vì đã
sử dụng dịch vụ của họ. Lãi suất này còn tác động đến mọi khía cạnh đến thị trường. Bởi
vì các nhà nghiên cứu về kinh tế cho rằng lãi suất thấp sẽ tạo một điểm gây thu hút, đánh
đòn tâm lý cho những nhà hoạch định muốn mở rộng môi trường với qui mô lớn, tăng
thêm cơ hội cho người lao động tránh bị nguy cơ kém phát triển dẫn đến không có việc
làm, luôn ở dưới đáy xã hội và có thêm nhu cầu chi tiêu nhiều hơn. Tất cả điều này sẽ
làm góp phần tăng kinh tế một cách vượt trội tại một quốc gia. Nhưng ngược lại, nếu như
lãi xuất cao khiến cho thu hẹp sản xuất, giảm nhân sự, khiến nền kinh tế tăng trưởng
chậm. Ví dụ: Khi nền kinh tế Mỹ bị giảm xuống khoảng năm 2006-2009 thì năm 2008
cục Liên Bang Mỹ đã giảm từ 5% thành 0%. Mặt khác để quá trình phát triển được đi
đúng lộ trình cố định thì buộc Chính phủ phải chỉnh sửa chính sách về lãi suất. Ví dụ: Khi
8
Hình 3 – Money
thực trạng kinh tế thúc đẩy mạnh, làm cho ngân sách người dân góp phần nâng cao, thêm
nhu cầu chi tiêu. Lúc này nhu cầu ngày càng cao nên nhà cung cấp sẽ lợi dụng tình thế đó
mà nâng giá lên, từ đó ảnh hưởng gia tăng lạm phát. Do nguyên nhân từ đó mà ra nên
giảm đi nhu cầu mua sắm của họ.
Cả hai yếu tố này dường như đều chi phối từ hoạt động đầu tư, giá thành hàng hoá, giá trị
của công ty kinh doanh. Suy cho cùng tỷ giá hối đoái này sẽ chiếm nhiều vị trí, vai trò
quan trọng, yếu tố chi phối đến kinh tế hơn vì nó có thể liên luỵ đến đánh giá được mặt
hàng trong nước, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng. Cụ thể tỷ lệ hối đoái còn có sự kết
nối với lạm phát, tỷ giá hối đoái giảm thì lạm phát không tăng sẽ thu hẹp phạm vi sản
xuất. Nguyên nhân đó dẫn đến tốc độ kinh tế chậm tuột không phanh Ví dụ: Khi lạm phát
nó thay đổi thì dẫn đến các mức giá, tỷ lệ đối thoái trao đổi trên thị trường thương mại sẽ
chênh lệch nhau ảnh hưởng đến nguồn cung ứng.
Tiền lương và thu nhập:
Hai yếu tố này có thể góp phần làm tăng
mạnh về sức cạnh tranh . Nhưng tiền
lương và thu nhập là hai yếu tố hoàn toàn
khác nhau. Dù khác nhau về khái niệm,
hình thức nhưng cả hai lại bổ sung, gắn
kết với nhau.
Về tiền có thể ngầm hiểu chúng ta không thể
dùng tiền để đầu tư cho sự thành công. Tương tự vậy tiền lương còn là một khía cạnh mà
các nhà hoạch định luôn phải tìm mọi cách để giải quyết rủi ro của vấn đề gian nan này.
Vì nó không chỉ phải tốn một khoản rất lớn không chỉ về khâu sản xuất mà nó cần phải
có sự hoà hợp, có mối quan hệ liên kết chung giữa lao động và vốn. Vì thế sẽ rất khó để
cân bằng nếu giá trị thị trường phát triển dẫn đến tình trạng không đủ ngân sách để tiếp
tục đáp ứng sức mua, phải giảm đi chi phí khác không kể đến sức lao động. Bao quát hơn
vấn đề tiền lương như là khoản chi phí để chi trả mua sức lao động của mình, là một yếu
tố để thoả thuận giữa người sử dụng sức lao động và chi trả cho người lao động và nó chỉ
cố định về mặt giá trị trong giới hạn cấp bậc của mình. Ví dụ: Bạn đảm nhiệm một chức
vụ nhân viên văn phòng trong công ty và lương phải trả cho bạn là 7 triệu chỉ tính trong
phạm vi môi trường bạn làm được việc gì, những việc khác sẽ không chi trả thêm và cố
định mức giá trong một khoảng cố định
Về thu nhập còn là khoản chi phí bạn có thể kiếm cho nhiều cơ sở từ một cá nhân nào đó.
Nó bao gồm về tiền lương từ công việc hay tiền bạn đã đem đầu tư cho một cổ phiếu nào
đó. Bên cạnh đó thu nhập cũng phải chịu thuế ví dụ: Bạn chơi xổ số và thắng được 1 tỷ,
nhưng để lấy được thu nhập từ tấm vé số bạn còn phải chi trả thuế thu nhập cá nhân tuỳ
vào số tiền bạn thắng cao hay thấp thì sẽ quyết định tiền thuế tương ứng. Ngoài ra nói cụ
thể hơn bạn kiếm tiền từ những mặt hàng quần áo kinh doanh tự do, đó được gọi là thu
nhập không phải là tiền lương vì nó có thể cao hay thấp thất thường.
Do vậy, nên xảy ra rất nhiều điều cạnh tranh gay gắt. Để tài trợ, thu hút tài năng mà
những nhà doanh nghiệp muốn có thì họ sẽ dùng những thu nhập khác nhau như học
bổng nước ngoài, cơ hội được du học miễn phí… Đó là lý do nhà nước Việt Nam luôn
9
Hình 4 – Thu nhập và lương
giải quyết về chính sách lương và đưa ra thu nhập hợp lý nhằm quá trình hoạt động phát
triển diễn ra bình đẳng, không phân biệt tầng lớp.
2.2. Các yếu tố xã hội – văn hoá
Sự đa dạng văn hoá
được thể hiện rất rõ
qua từng thời kì phát
triển của nhân loại,
từ khi sơ khai đến
thế giới bây giờ con
người có rất nhiều
nên văn hoá từ cổ đại
đến hiện đại như là
nền văn minh Lưỡng
Hà,Ai Cập, Ấn Độ,
Hoàng Hà,La Mã, Ba
Tư, Maya. Và các
nền văn minh này
cho ta thấy rõ về sức
ảnh hưởng của chúng đến hàng hóa bằng chứng cho ta thấy những hàng hoá khác
nhau cũng như công cụ lao động khác nhau. Và các nền văn minh này thể hiện rõ
nét qua các yếu tố như dân số, văn hoá, nghề nghiệp, tâm lý dân tộc, phong cách
và lối sống, hôn nhân gia đình, tôn giáo. Các yếu tố môi trường văn hoá, xã hội
này có ảnh hưởng đến sự tác động và sự phát triển doanh nghiệp rất lớn. Dường
như khi có sự thay đổi về các yếu tố này sẽ tạo nên sự thay đổi lớn về nhu cầu tiêu
dùng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
2.2.1. DÂN SỐ:
Dân số là một trong những điểu quan trọng nhất đối với doanh nghiệp. Vì đó là
thị trường đó là nguồn nhân lực chính của doanh nghiệp. Như chúng ta đều biết
trong 3 yếu tố của hàng hoá thì sức lao động là yéu tố quan trọng nhất. Không
những vậy dân số còn là thị trường của doanh nghiệp Là một điểm ảnh hưởng rất
lớn đến chiến lược phát triển của nhà đầu tư.
Không riêng gì dân số trên thế giới, mà kể cả Việt Nam cũng vậy. Tỉ lệ sinh tử
diễn ra khá chênh lệnh giữa các nước. Việt Nam đang là nước có dân đông thứ 13,
10
chiếm 1,25% trên thế giới. Đang là nước có dân số trẻ nên thuận lợi cho việc trao
đổi mua bán. Hiện nay thì rất ít các doanh nghiệp để tâm đến người già, các ngành
tiêu dùng hầu như đều tập trung hướng tới giới trẻ. Muốn trao đổi mua bán với
người già thì phải đáp ứng: các spa chăm sóc, khu giải trí giúp họ mua vui, bớt
căng thẳng khi đến tuổi, trung tâm y tế cao cấp, hay các viện dưỡng lão.. Ta cũng
có thể thấy Việt Nam đang có số dân ngày càng tăng nhanh nhất hiện tại, vượt
mặt qua cả Nhật Bản (tỉ lệ người cao tuổi tăng 10.5%), đã tăng vượt ngục so với
dự kiến ban đầu. Họ đã khai thác chính điểm yếu của mình để phát triển. Bằng sự
cải thiện các dịch vụ ổn định nhất, tìm tòi và thiết lập ra những thiết bị thông
minh, đòi hỏi hỗ trợ chăm sóc an ninh hay những phương pháp tiến sát lại gần
trong y tế về hỗ trợ sức khoẻ (bảo vệ bằng thời đại công nghệ 4.0), lương hưu..
Lợi dụng việc đó, họ đã lập nên các công ty trao đổi về “Bảo hiểm nhân thọ” để
khách hàng bảo vệ tính mạng hay đem lại quyền lợi cho bản thân. Dù đã chuyển
sang cơ cấu dân số già nhưng với thời điểm hiện tại thì ta cũng có thể thấy người
già đang ngày càng giàu có, có nhiều khoảng thời gian dưỡng già để sử dụng tiền
bac cách thoải mái hơn, chịu chi hơn. Và hơn thế nữa, là họ chịu bỏ tiền ra cho
các khoản chi tiêu như về mặt đất đai, nhà ở (bất động sản) hay các phương tiện đi
lại xa xỉ. Mặc dù trong thị trường hiện nay, phần lớn các ngành đã và đang nhắm
tới giới trẻ nhiều hơn, ít tập trung vô người già. Nhưng thực sự việc kinh doanh
chăm sóc người già lại có hướng đi tới đích tốt hơn. Vì đó xem như là một cơ hội
cho các các lãnh vực y tế hay các viện dưỡng lão phát triển. Một số các nước đang
trên đà xúc tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc họ vẫn có chiến lược để duy trì lao
động với kỹ năng cao. VD: Nhật có chiến lược hỗ trợ hưu trí trong việc tìm kiếm
tận dụng các dân số già để được cải thiện trong lao động.
Về vấn đề tuổi thì cũng là vấn đề cấp thiết để ảnh hưởng cho việc mua sắm và sử
dụng ở bất kì trong độ tuổi nào. Trong thời đại phát triển này, hầu như những cô
gái đang trạc tuổi mới lớn như em chẳng hạn thì thích diện những trang phục
sexy, có kiểu dáng nhí nhảnh, năng động, hay những bộ cánh tạo nên sự quyến rũ.
Ngược với lối sống đó, thì các bậc trung niên lại chọn cho mình những bộ trang
phục tạo nên sự quý phái, lịch sự và có phần sang trọng. Vì vậy, nhu cầu của
khách hàng đều tuỳ thuộc vào lứa tuổi và có sự khác biệt rõ ràng.
Theo nghiên cứu
thì tâm lý về mua
sắm giữa đàn ông
và các chị em
cũng có sự phân
chia rõ ràng. Phụ
nữ thường đề cao
và nâng tầm cao
trọng hơn trong
11
việc hoàn thiện, phần lớn là mua theo cảm nhận, lọc hết những đánh giá tốt hay xấu về sản phẩm,
đặc biệt là sẽ dựa vào tên thương hiệu để xem xét độ uy tín rồi mới đưa ra quyết định. Còn về
phía nam thì họ ưu tiên về chất liệu, mẫu mã và mức độ thoải mái của trang phục nhiều hơn.
Nước ta vào những năm gần đây thì người dân di cư rất nhiều. Họ chủ yếu di
chuyển từ nông thôn ra thành thị từ các vùng quê nghèo ra các thành phố lớn. Họ
gây bùng nổ về vấn đề nhà ở, đường xá và các dịch vụ cộng đồng (bệnh viện,
đường xá, trường học…). Và đáng chú ý hơn là trong tình hình dịch bệnh họ di cư
ngược lại (thành thị về nông thôn) khiến các nhà đầu tư về bất động sản, nhà trọ,
chung cư phải đau đầu vì tình trạng bán tháo mặt bằng, trả trọ,nhà, mặt bằng vì
không còn chi phí để sinh sống nơi thành thị đắt đỏ, thậm chí họ còn không có
việc làm. Nên các nhà đầu tư nên chú ý chuyện có nên thay đổi chiến lược hay
không, có nên đầu tư vào các dự án nhà ở ngay bây giờ hay không và có nên đầu
tư vào bất động sản ở những vùng ven hay không.
Đặc điểm, tính cách và thể trạng theo từng vùng miền cũng rất quan trọng. Như
những người dân vùng cao họ rất khoẻ và sống thọ vì họ lao động mỗi ngày họ
không bị ảnh hưởng vì ô nhiễm môi trường nhiều họ ăn những thực phẩm sạch đa
số là do họ tự chăn nuôi và trồng trọt nên họ có thể làm những công việc như
trồng chè, nương rẫy nhưng dân trí họ lại thấp. Ngược lại những người dân ở
thành thị dân trí của họ rất cao nhưng sức khoẻ lại không được đảm bảo do thực
phẩm và môi trường. Họ có thể làm những công việc trên máy tính, công việc tính
toán chuyên sâu dễ hội nhập với quốc tế hơn vì họ được học tập rất bài bản.
2.2.2. VĂN HOÁ
Văn hoá là các quan niệm, truyền
thống mà con người đã thành lập nên và
12
là các chuẩn mực hành vi (nhân cách, đạo đức, thái độ..). Văn hoá có thể coi là những nét riêng
về tinh thần, các hoạt động sáng tạo, sự hiểu biết về trí óc và cả mạch cảm xúc con người để
quyết định làm nên tính cách của con người trong một xã hội nào đó, cụ thể hơn là từng người.
Ảnh hưởng nhiều tới lối sống tiêu dùng, cách cư xử như thế nào trong xã hội và tôn trọng sở
thích riêng từng vùng miền. Hỗ trợ các doanh nghiệp làm nên nền văn hoá sâu ở trong con người
mình và cũng tác động tới các thái độ cư xử mà các doanh nghiệp hay trao đổi ở bên ngoài.
Văn hoá còn được nghĩ nôm na là một trong những tư tưởng được các doanh
nghiệp đặc biệt để tâm chú trọng nhất hay có thể là tham vọng mà các nhà quản trị
đang nhắm tới, hi vọng sẽ đạt được. Các giá trị văn hoá có sự tự do riêng hay
những thói quen trong việc ăn uống của mỗi người. Đó cũng có thể coi là văn hoá
riêng của cá nhân. Việc trao đổi qua lại giữa các nền văn hoá các nước với nhau
tác động đến nền kinh tế của doanh nghiệp. Phải tập sửa đổi, thích nghi cho phù
hợp với thị trường. Dẫn chứng cụ thể như: ở Sài Gòn có rất nhiều người từ các
vùng miền như Bắc, Trung vào sinh sống và làm ăn. Khi mở quán thì chúng ta
cần xác định khách hàng mình là người vùng nào để phân chia ra khâu chế biến
món ăn cho thích hợp với vùng, miền đó. Vì khẩu vị người miền Bắc khác hoàn
toàn miền Trung. Để đem lại được những lợi nhuận và giữ chân tên tuổi để đứng
vững thì cần phải có định hướng và chiến thuật riêng bằng cách tìm hiểu các văn
hoá truyền thống.
Thay đổi quan niệm về sự cân bằng giữa mối quan hệ vợ chồng. Hiện nay phụ nữ
đang tham gia vào kinh doanh nhiều hơn so với trước, họ có thể tự kiếm tiền độc
lập tài chính mà không dựa trên bất kì ai, những biến đổi về sản phẩm. Như làm
ra những món ăn nhanh, ăn liền, các món đã được chế biến sẵn hay là thức ăn
đóng hộp để phục vụ cho các nhân viên trong công sở, cơ hội kiếm tiền được mở
rộng hơn.
Những thói quen mua sắm và tiêu dùng của mọi ngưởi phụ thuộc rất lớn bởi văn
hoá và sự hiểu biết của họ, những người có trình độ văn hóa cao và hiện đại thì họ
ưa chuộng những món đồ công nghệ mang tính tiện lợi và hiệu suất cao, những
người thích những món đồ dễ sử dụng, quen thuộc với họ thì họ sẽ chọn những
món đồ sử dụng động cơ đơn giản mang tính cơ học hơn.
Văn hoá rất đa dạng nhưng lại dễ tìm hiểu. Vì vậy doanh nghiệp nên tập trung tìm
hiểu thật kỹ về yếu tố này tuy nó có thay đổi một ít nhưng có rất nhiều văn hoá
vẫn trường tồn đến tận bây giờ mà không bị biến chất. Để doanh nghiệp có thẻ
định hướng được thị trường, sản phẩm mà cung cấp cho phù hợp với văn hoá nơi
đây. Các nhà đầu tư có thể phát triển và nâng cao những nền văn hoá lạc hậu bằng
những sản phẩm và dịch vụ của mình.
13
2.2.3. NGHỀ NGHIỆP:
Nghề nghiệp ở nước ta phân hoá rất đa dạng chủ
yếu là theo từng vùng miền và độ phát triển ở
nơi đó. Như ở khu vực đồng bằng sông Hồng và
đồng bằng sông Cửu Long ngành trồng lúa
chiếm tỉ trong khá cao. Còn ở khu vực Tây Bắc
việc trồng chè và họ rất nổi tiếng với những
làng nghề thủ công truyền thống như đúc lưỡi
cày ở Bản Phố, chạm khắc bạc tại Cốc Môi, dệt
lanh thổ cẩm Lung Tám,…Còn những nơi phát
triển hơn như Thành phố Hồ Chí Minh lại tâjp
trung khá nhiều ngành nghề hơn không chỉ là
lao động đơn thuần mà còn phát triển nhiều
ngành nghề với nhiều loại hình như là dịch vụ,
công nghệ,…Cụ thể hơn như gia đình em về
việc kinh doanh buôn bán thì thường sử dụng nhiều giấy vở, bút, các dụng cụ khác để bưng bê.
Một nông dân làm vườn, làm rẫy thì sẽ luôn cần những dụng cụ chuyên dụng cho quá trình làm
việc như là máy cắt, máy tỉa, phân bón, bình tưới nước.v.v. Hay là một kỹ sư xây dựng thi công
các công trình thì không thể thiếu những đồ bảo hộ như găng tay, mũ, dây an toàn, quần áo, giàn
giáo.. Những loại hình dịch vụ giải trí, vui chơi chẳng hạn như ở mọi người làm những công việc
đơn giản, có nhiều thời gian rảnh thì sẽ có nhiều loại hình giải trí như rạp chiếu phim, karaoke,…
Còn những người thường làm những công việc đòi hỏi khá nhiều thời gian thì chúng ta nên tập
trung vào mô hình thư giãn như Spa, phòng xông hơi, Những người làm công việc cao cấp, có
nhiều kinh tế thì thị trường đồ hiệu, siêu xe nên nhắm tới họ như chổ ở, nơi làm việc của họ để
đặt những store hay showroom ở đó…Mỗi nghề nghiệp khác nhau thì sẽ sử dụng những vật
dụng, dụng cụ khác nhau (hàng hoá) và thời gian rảnh của họ cũng khác nhau. Dựa trên những
vấn đề này ta có thể rút ngắn được thời gian để xác định thị trường cho sản phẩm mà mình muốn
cung cấp.
2.2.4. TÂM LÝ DÂN TỘC:
Quan điểm tiêu dùng của mỗi dân tộc khác nhau nên cần chọn lọc các chiến lược
kinh doanh cụ thể để đề ta các kế hoạch kinh doanh và các chiến lược đáp ứng với
tâm lý của từng dân tộc. Như dân tộc Việt Nam ta là dân tộc luôn dồi dào tình yêu
quê hương đất nước, niềm tự tôn dân tộc kiên cường bất khuất, luôn tự hào vì
những giá trị cốt lõi của ông cha để lại. Chúng ta nên đánh vào điểm đó như sản
phẩm “Cao Sao Vàng” từ logo cũng ta đã thấy hình ảnh lá cờ Việt Nam lấp ló với
một ngôi sao vàng chính giữa và một vòng tròn đỏ bên ngoài rất thu hút người
Việt mỗi khi nhìn thấy. Chúng ta có thể áp dụng những đặc điểm này vào các
chiến lược marketing rất hiệu quả chẳng hạn như giới thiệu những nét đẹp làng
quê Việt Nam với bạn bè quốc tế, khẳng định chủ quyền Việt Nam với mọi người.
Và lưu ý thật kỹ đừng phạm vào những sai lầm khi đụng đến sự tự tôn của bất kỳ
dân tộc trên quốc gia nào như nhãn hàng “BurgerKing” đã sai lầm khi quảng cáo
14
ăn burger bằng đũa nó đã nỗi lên 1 làn sóng phẫn nộ và tẩy chay ở thị trường
Châu Á vì hành vi đó là hành vi phân biệt chủng tộc. Một nhãn hàng lớn khác như
“H&M” đã sử dụng bản đồ có “đường lưỡi bò” cũng nhận được rất nhiều sự chỉ
trích của những quốc gia có lãnh thổ trong bản đồ này. Nên cân nhắc thật kỹ khi
đưa ra sản phẩm hay quảng cáo nào đó ở những nơi có nền văn hoá đa dạng và
đặc biệt
2.2.5. PHONG CÁCH VÀ LỐI SỐNG:
Phong cách và lối sống của những người có điều kiện và những người không có điều kiện được
phân chia và có sự khác biệt rõ ràng. Không những vậy phong cách và lối sống còn dựa trên
nhiều yếu tố khác như đặc điểm dân tộc,địa lý và khí hậu. Dựa vào nguồn thu nhập để có thể xác
định phân khúc và phân chia được các đối tượng cho từng sản phẩm cụ thể phù hợp. Chắc mọi
người cũng biết rõ về những thương hiệu xe sang như Audi, BMW, hay Mercedes thường đề cập
và hướng tới những khách hàng chủ yếu có nguồn thu nhập cao, hay những giới thượng lưu,
doanh nhân giàu có.Phong cách cũng vậy tuỳ những quốc gia mà họ mặc những trang phục khác
nhau những người phương Tây thì họ mặc những trang phục hiện đại, những người Ấn Độ thì họ
lại thích những trang phục dân tộc của họ. Giới trẻ Việt Nam hiện nay họ ưu chuộng những mặc
hàng rẻ, đơn giản, và đa dạng mẫu mã nên rất nhiều Local Brand mở ra để phục vụ cho thị
trường này. Những người trung niên thì thích những bộ âu phục cổ điển được cách tân tinh tế
nên nhiều nhà may vẫn tồn tại đến bây giờ. Những vùng có núi và những địa hình hiểm trở thì
thường xây nhà sàn để tránh thú dữ hoặc những ngôi nhà kiên cố để tránh những thiên tai xảy ra,
nên các nhà thầu cần tránh những màu nhà “màu mè”, hiện đại nhưng lại không vững chắc. Khí
hậu cũng vậy ở mỗi nơi khác nhau thì có khí hậu khác nhau, những nơi có khí hậu lạnh quanh
năm như Bắc Cực thì nên kinh doanh những mẫu áo ấm có thể giữ nhiệt còn khí hậu nóng bức
nên cung cấp những mẫu áo mỏng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng để ngăn cản những tia UV ở
nơi đó. Đây là yếu tố có thể giúp các doanh nghiệp khoanh vùng để tập hợp các khách hàng.
2.2.6. HÔN NHÂN GIA ĐÌNH:
15
Đây có lẽ là máu chốt của tất cả tác động trên, là vị trí và có vai trò chiếm ưu thế
với mỗi người chúng ta. Tạo ra ý chí, tinh thần và sức mạnh đối với mỗi người,
không riêng gì các nhà quản trị. Khi hôn nhân hay trong gia đình đang gặp vấn đề
trục trặc thì chắc chắn bạn không bao giờ ngừng suy nghĩ và không thể nào tập
trung, và chú ý vô công việc được. Dường như không có năng lượng để làm việc,
có thể thấy đây là điều làm tác động đến hiệu quả làm việc.
Các doanh nghiệp đã đánh đồng chiến thuật kinh doanh vào hôn nhân. Vì vậy hôn
nhân có ảnh hưởng rất lớn vào
các nhu cầu trong xã hội.Và để
giải quyết những phiền toái do
những vấn đề trục trặc về hôn
nhân chúng ta nên làm ra nhiều
mô hình dich vụ giúp cải thiện
tình trạng hôn nhân cũng như
tâm trạng, nỗi lo lắng của họ.
Các nhu cầu cần có như nhà ở,
giường, bàn ghế, tủ đồ, tivi, hay
các dụng cụ cần thiết trong
nhà.. Ở những nơi dân cư đông và mức độ hôn nhân nhiều thì nên tập trung vào
các mặt hàng tả, sữa, những khu nhà trọ, chung cư, bất động sản nên tập trung vào
những nơi này. Không những vậy nhà đầu tư cũng nên xây dựng những khu vui
chơi cho trẻ có thể tự chơi còn phụ huynh có thể giải quyết tất cả nhu cầu của
mình mà vẫn an tâm về con của họ, hoặc những mô hình có thể giúp những phụ
huynh có thể vui chơi với con của mình sau một tuần bận rộn và cũng thêm phần
gắn bó gia đình hơn. Hoặc những phòng khám tâm lý để cho những người vừa lặp
gia đình có thể chia sẽ những áp lực về việc con cái hay những chi tiêu sinh hoạt
khi vừa xây dựng tổ ấm của mình, hoặc những người phải chịu áp lực về tình cảm
hôn nhân có thể thoải mái chia sẽ lấy lại tinh thần và giải quyết một cách đúng
đắn nhất và tránh ảnh hưởng đến công việc cũng như doanh nghiệp mà họ đang
làm việc.
2.2.7. TÔN GIÁO:
Trên thế giới có rất
nhiều loại đạo
nhưng chỉ có 3 đạo
chính và phát triển
mạnh mẽ là Thiên
Chúa Giáo, đạo
Phật và đạo Hồi.
Dường như tôn giáo
16
có ảnh hưởng lớn về đạo đức và cách sống từng người, mỗi đạo đều có mỗi quan
niệm và con đường dẫn dắt vào đời khác nhau. Hướng tới những điều tốt đẹp và
dắt mỗi người trở thành lợi ích hay là chút đóng góp nhỏ trong xã hội. Và điều
này cũng thuận lợi cho việc buôn bán cũng như cung cấp, đầu tư của các nhà quản
trị. Như bên đạo Phật, vào các dịp lễ lớn như là vào những ngày rằm (15) của
những tháng 4, tháng 7 và tháng 10 âm lịch hằng năm cần ăn chay, và cần một số
lượng lớn lương thực để nấu, có vài doanh nghiệp lớn có thể đáp ứng nhu cầu này
như là “Đà Lạt GAP”, “Orfarm”, “Organica”,… . Hay là trong tháng 12 này, đang
cận kề với Giáng Sinh ở bên Thiên Chúa Giáo, các nhà thờ hay nhà dẫn đều
chuẩn bị dây đèn màu, xốp, giấy bạc, dây kim tuyến, hay các vật liệu khác, đạo
Hồi thì họ phải kiêng rất nhiều món ăn nên những nơi tập trung những người Hồi
giáo nên cân nhắc việc bán những món ăn làm từ nguyên liệu cấm của họ như thịt
lợn, còn những nơi tập trung đông người Phật giáo như khu vực quận 5, TPHCM
thì sẽ tập trung nhiều cửa hàng cung cấp những vật cúng kiến như lư đồng những
món ăn thường có trong những nghi lễ như chè xôi, vịt quay, heo quay, v.v Nếu
ai nhạy bén, lanh lợi thì đều tìm ra những cơ hội để kinh doanh từ những yếu tố
đơn thuần nhất. Bên cạnh cái thuận lợi thì cũng sẽ có những mối đe doạ riêng. Ví
dụ trong trong ngành công nghiệp thực phẩm (kinh doanh thức ăn nhanh). Các
doanh nghiệp lớn như KFC, Lotteria đều được xây dựng dựa trên tôn giáo hay
phong tục của từng vùng, miền. Vì mỗi tôn giáo đều có món ăn kiêng kị khác
nhau nên phải biết đáp ứng phù hợp ở từng vùng và từng đối tượng khách hàng.
2.3. Các yếu tố thuộc về hệ thống chính trị, về sự lãnh đạo và quản lý của Nhà
nước:
Trong môi trường thương mại, sự ảnh hưởng
giữa nhà nước và thị trường luôn có chức
năng giải quyết lĩnh vực riêng nhưng đều là
quan hệ hỗ trợ nhau. Bên thị trường thì sẽ bị
khủng hoảng do nền kinh tế bất ổn nên lúc
này sẽ cần sự giúp đỡ của Chính quyền nhà
nước để khắc phục. Quản lý Nhà nước sẽ
luôn thay đổi chiến lược để thay đổi mới, cải
cách thông qua tình hình kinh tế trên toàn cầu
thông qua các giai đoạn, biến cố lịch sử. Tính
đến nay, từ các bộ phận đơn vị nhà nước
dường như chi phối tất cả hoạt động về mặt
pháp lý. Cầm quyền để quyết định yếu tố đưa
ra chiến lược cải cách hoá, là chủ thể hoạt
động hàng hoá nhằm nâng giá trị toàn bộ lĩnh
vực thị trường ở trong nước và mỗi nhà quản trị. Và ta có thể thấy Nhà nước thành công xây dựng nhân tố
đúng đắn đưa ra các chiến lược mới về quan hệ lợi ích công bằng giữa nhà cung cấp và khách hàng, thị
trường sẽ phát triển chủ yếu về mặt cơ sở kinh tế, giúp cho nhà nước luôn phát triển… đã thúc đẩy được
tăng trưởng mạnh, xây dựng một nền hành chính thích ứng, là một bước đệm giúp các nhà doanh nghiệp
17
Hình 5 – Những yếu tố về chính trị của quản lý Nhà nước.
đi lên một tầm cao mới, một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ. Vì vậy, chính sách của Nhà nước nó đã tác động
rất lớn về mọi mặt trong kinh tế đến với các nhà quản trị trong từng sự kiện lịch sử vừa qua.
Cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cũng đóng góp phần rất lớn đối với các chiếc lược
cho các nguồn cung ứng trong kinh doanh. Bởi lẽ nếu thực trạng thị trường không ổn
định sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực về đầu tư cũng như sự phát triển môi trường kinh doanh
trên toàn thế giới. Nhà nước luôn chủ trương tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho các ngành
kinh tế giữa nhà hoạch định kinh doanh trên toàn cầu, giúp mở rộng qui mô thị trường,
giá trị hàng hoá được xuất khẩu có kết quả cao. Cũng như về mọi mặt của kinh tế xã hội.
Dựng lên một mối quan hệ bình đẳng, công bằng, đôi bên đều có lợi trong quan hệ đối
tác. Ví dụ: Trước thời kỳ đổi mới, thị trường nước chúng ta chưa nhận thức được mối liên
kết giữa thị trường và nhà nước, do không cân bằng được nên chúng ta thường kinh
doanh theo kế hoạch định sẵn theo mục tiêu, do đó tăng việc làm khủng hoảng thị trường,
không được cân đối. Sau khi đổi mới, thì sản phẩm đã góp phần nhà nước quản lý để
công bằng trên thị trường. Từ đó làm tăng trưởng thị trường kinh tế hài hoà và cố định.
Nhà nước cũng đưa ra luật lệ liên quan đến: Luật cạnh tranh; Luật đầu tư; Luật kinh tế;
Luật kinh tế và thuế xuất nhập khẩu…nhằm duy trì thúc đẩy. Mặt khác còn bao gồm
chính sách khác về tài chính, ngân sách như chính sách quản lí về chi phí tiền mặt… tất
cả mọi luật lệ đều ảnh hướng, chi phối đến chiến lược, kế hoạch của các chủ thể kinh
doanh. Mặt khác chính sách về thuế cũng góp phần chi phối không nhỏ đến hành vi kinh
tế của các chủ thể kinh doanh. Tác động đến chiến lược, chính sách kinh doanh, lời lãi
đều do nguyên nhân sự bất ổn định về thực trạng thị trường…Ví dụ nếu như đại dịch
Covid 19 còn phát triển, từ những rủi ro xuất phát từ kinh tế, sản xuất sản phẩm mà
khoản thuế về quyền thuê mướn mặt bằng để kinh doanh không giảm thì sẽ khiến cho các
nhà doanh nghiệp bị thua lỗ, mất đi khách hàng do gia tăng về giá cả mặt hàng. Là yếu tố
chi phối rất nhiều đến nhà đầu tư sẽ dẫn tới phá sản. Vì thế cần thay đổi đường lối đổi
mới theo môi trường vĩ mô nền kinh tế xã hội theo từng giai đoạn và điều này yêu cầu
nhà kinh doanh phải luôn chấp hành, tuân lệ theo điều luật được ban hành
2.4. Các yếu tố công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật
Trong những năm vừa qua, kinh tế không ngừng biến động, các hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp diễn ra vô cùng sôi nổi, để có thể đáp ứng mọi nhu cầu đa dạng hóa
– hiện đại hóa của thị trường hiện nay thì các doanh nghiệp cần thay đổi phương thức sản
xuất và cách thức vận hành, áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật công nghệ vào
quá trình sản xuất hàng hóa nhằm nâng cao chất lượng cũng như tăng năng suất sản xuất.
Khoa học – kĩ thuật hiện nay chiếm vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp, nó đem
lại sự thuận tiện và lợi ích không hề nhỏ như:
Sử dụng công nghệ thông tin: dùng để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lí truyền và thu
nhập thông tin. Trong thời đại 4.0, công nghệ thông tin được ứng dụng trong các doanh
nghiệp một cách rộng rãi. Nó được thể hiện qua nhiều lĩnh vực trong kinh doanh như là:
+ Tuyển dụng nhân sự qua hình thức trực tuyến, doanh nghiệp sẽ nhận được hồ sơ
xin việc từ các ứng viên thông qua đó rà soát, chọn lọc những người phù hợp với
18
vị trí và yêu cầu mà công ty đưa ra. Nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cho việc
tuyển dụng nhân sự đem lại hiệu quả cao.
+ Giao tiếp giữa doanh nghiệp với khách hàng: thông qua công nghệ giúp việc
trao đổi giữa doanh nghiệp vs khách hàng diễn ra nhanh chóng và kịp thời. Tạo ra
nguồn khách hàng thân thiết.
+ Marketing: như chúng ta có thể thấy hiện nay việc quản cáo sản phẩm trên các
trang mạng xã hội rất phổ biến và rộng rãi. Sử dụng các nền tảng phương tiện
truyền thông góp phần quảng bá thương hiệu của công ty đến với mọi người. Một
vài trang mạng xã hội hiện nay như Facebook, TikTok, Instagram,... đang có
lượng người sử dụng đông đảo nên đây được coi như một vùng đất màu mỡ thực
hiện các chiến dịch truyền thông, quảng cáo thu hút được lượng khách hàng lớn
cho doanh nghiệp.
+ Thương mại điện tử: theo kết quả cuộc khảo sát của cục Thương mại điện tử và
Công nghệ thông tin (năm 2016) cho thấy số lượng người truy cập và đã mua
hàng qua các trang mua bán trực tuyến là 58%. Trong đó, 6% người mua hàng rất
hài lòng với phương thức này và 41% người hài lòng tăng hơn so với năm 2015
(29%).
Có thể nói hình thức kinh doanh, giao dịch điện tử đã đem lại một nguồn
lợi nhuận lớn cho các doanh nghiệp. Giúp các khách hàng tiếp cận nhiều
hơn với các mặt hàng, thuận tiện trong việc trao đổi và mua bán.
Nhưng bên cạnh đó doanh nghiệp lại mắc một số trở ngại thông qua cách
làm này. Đầu tiên về vấn đề bảo mật – an ninh mạng chưa được đảm bảo,
các website có thể bị các tin tặc tấn công đánh cắp thông tin gây bất lợi
cho doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng; trong cuộc khảo sát năm 2016, cho
biết rằng 31% website TMĐT gặp khó khăn vì nguồn nhân lực chưa đáp
ứng được yêu cầu phát triển. Tiếp theo đó phần đông số lượng khách hàng
chưa sử dụng phương thức này chiếm 38% do còn lo ngại sợ bị lộ thông
tin cá nhân, nghi ngờ về chất lượng sản phẩm, phí vận chuyển khá đắt,
không có thẻ tín dụng và thẻ thanh toán qua mạng.
Trí tuệ nhân tạo (AI) được sử dụng trong các quy trình sản xuất tối ưu hơn, giảm thiểu
hao tổn trong sản xuất ngăn ngừa
thiệt hại không đáng có. Ngày nay,
nhu cầu thị trường ngày càng cao
19
và sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng ngày càng tăng nên việc ứng dụng trí tuệ
nhân tạo là điều cần thiết.
Sử dụng các thiết bị máy móc trong sản xuất: mang lại hiệu quả tiện lợi, rút ngắn thời
gian, tiết kiệm chi phí và nhân công, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Các
dòng máy ngày nay trong sản xuất đa phần là hiện đại và sử dụng các vật liệu chất liệu
cao nên máy rất bền và chắc hoạt động rất hiệu quả. Trước khi nhập thiết bị về cần thực
hiện kiểm định chất lượng, số lượng, thực hiện đầy đủ các yêu cầu trong mua bán. Song
song với sản xuất các doanh nghiệp cần chú ý bảo trì, sữa chữa máy móc để thiết bị có
thể hoạt động tốt; tình trạng máy móc thiết bị trong khâu sản xuất nước ta có tuổi thọ
trung bình trên 20 năm chiếm khoảng 40% và dưới 5 năm chỉ chiếm 27%. Việc sử dụng
máy móc quá cũ sẽ gây hao phí điện năng, dễ gây cháy nổ dẫn tới thiệt hại cho doanh
nghiệp. Khi sản xuất phải tuân thủ về các quy định về môi trường trong sản xuất.
Khoa học – kĩ
thuật công
nghệ là công
cụ hữu ích cần
thiết nếu doanh
nghiệp ko áp
dụng những
thành tựu này sẽ là một thiệt thòi rất lớn. Không có những công cụ thiết bị hỗ trợ
doanh nghiệp sẽ khó mà phát triển cạnh tranh với các công ty khác, không đủ để
đáp ứng thị trường tiêu dùng; khó tiếp cận với khách hàng, thương hiệu ít người
biết đến, tiến độ công việc sẽ bị trì trệ.
Chúng ta có thể đưa ra một vài ví dụ về việc không áp dụng khoa học – kĩ thuật công nghệ vào
trong kinh doanh sản suất như sau:
+ Cả hai công ty A và B đều sản xuất bánh kẹo. Bên A có sử dụng trang thiết bị
máy móc để phục vụ sản xuất trong một giờ có thể hoàn thành 100kg sản phẩm.
Ngược lại bên B hoàn toàn làm bằng thủ công tốn rất nhiều nhân công và sức lao
động nhưng trong cùng khoảng thời gian như bên A, công ty B chỉ sản xuất ra
30kg sản phẩm.
+ Công ty A là một công ty nhỏ mới thành lập chưa lâu, sản phẩm thì mới ra và
chưa có trang thiết bị máy móc đầy đủ để đáp ứng việc sản xuất ra được nhiều sản
phẩm mới hơn, thời gian sản xuất sản phẩm chậm, mặt khác công ty cũng gặp khó
20
khăn trong việc tiếp cận sản phẩm của mình đến người tiêu dùng. Vì thế thị
trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra còn hạn chế, chưa thể giới thiệu sản phẩm đến
sâu hơn với tất cả khách hàng. Cảm thấy được điều mà công ty chưa có bước tiến
chỉnh vì vậy công ty đã quyết định họp các thành viên trong công ty lại và thảo
luận các phương án mới cho sự phát triển công ty, trong buổi họp họ đã tìm ra
được các vấn đề cần thiết và cấp bách nhất hiện tại là do công ty chưa biết cách áp
dụng sức mạnh của công nghệ vào sâu đến quá trình hoạt động của công ty nên
mới khiến công ty bị gặp nhiều khó khăn lại càng khó khăn hơn nữa, làm giảm sự
phát triển của công ty. Thế nên họ đã áp dụng các công nghệ vào. Đầu tiên về
khâu sản xuất, áp dụng thiết bị máy móc hiện đại, bằng chuyền sản xuất, thiết lập
hệ thống máy và các hoạt động nhân công và móc máy, tạo sự phát triển cho việc
tăng được sản phẩm sản xuất. Tiếp đến áp dụng công nghệ về truyền thông, thông
tin, họ đã cho quay các video về sản phẩm của họ và đăng lên các nền tảng mạng
xã hôi như Facebook, Tiktok,… để hấp dẫn người dùng và họ đã thành công trong
bước đầu quảng bá sản phẩm và họ đã tăng số lượng bán một cách đáng kể.
Nghiên cứu: trong lĩnh vực kinh doanh việc học hỏi, tiếp thu, chọn lọc là điều cực kì quan
trọng cho sự phát triển. Internet luôn là sự lựa chọn hàng đầu để tìm kiếm những nguồn
thông tin bổ ích để đưa vào kinh doanh sản xuất, khảo sát ý kiến của khách hàng từ đó chọn
lọc những ý kiến bổ ích đưa ra giải pháp thích hợp khắc phục cho doanh nghiệp. Muốn phát
triển và tồn tại bền vững thì doanh nghiệp phải luôn không ngừng đổi mới, thay đổi cách
thức vận hành phù hợp với xu hướng của thị trường không chỉ trong nước mà còn ở nước
ngoài.
Phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam (tapchitaichinh.vn)
Vai trò của các loại máy móc thiết bị trong sản xuất (caobangedu.vn)
Thực trạng máy móc thiết bị hiện nay của các doanh nghiệp (speedmaint.com)
2 CÁC YẾU TỐ QUỐC
TẾ:
21
Yếu tố này tạo nên sự hợp tác giữ các nước, các nhà quản trị với nhau. Hội nhập quốc tế tạo điều
kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thực hiện cho hoạt động kinh doanh của mình. Đây được xem
như là một sân chơi bình đẳng về các mặt thương mại mà trong đó các đối thủ cạnh tranh đều có
cơ hội bình đẳng như nhau. Không phân chia ranh giới địa lý, tạo nên một nền sân chơi sòng
phẳng cho các doanh nghiệp.Khiến doanh nghiệp có thể tự do cung cấp những mặt hàng của
mình.và góp phần thúc đẩy doanh nghiệp vươn lên cũng như đưa sản phẩm, dịch vụ của mình
đến gần hơn với người tiêu dùng. Nhưng bên cạnh những lợi ích đó thì doanh nghiệp sẽ phải
cạnh tranh khốc liệt hơn, nên đòi hỏi sự hiểu biết cũng như chất lượng sản phẩm của doanh
nghiệp phải thật sự chất lượng và phù hợp với xu hướng toàn cầu hoá như thời điểm hiện nay.
Như Coca-cola thời ông Muhta-Kent làm CEO ông biết cách mở rộng thị trường của loại đồ
uống quốc dân này, ông không chỉ đầu tư mãi ở một thị trường ông tìm kiếm những vùng đất
mới như những quốc gia Châu Á và ông rất thành công
2.6. Các yếu tố thiên nhiên
Môi trường kinh doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau bên cạnh yếu
tố KH-KT công nghệ, yếu tố tự nhiên cũng đóng một vai trò vô cùng lớn.
Điều kiện tự nhiên bao gồm: vị trí địa lí, đất đai, khí hậu, địa hình, tài nguyên
thiên nhiên, ... đây là yếu tố quan trọng quyết định đầu vào và hiệu quả sản xuất.
Đối với nhiều ngành nghề sản xuất và kinh doanh điều kiện tự nhiên là yếu tố
quạn trọng để tạo nên lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ. Chẳng hạn
như Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch
rất lớn vì có nhiều bờ biển dài, nhiều rừng núi với các hang động tuyệt đẹp.
Ngành nông nghiệp ở Nam bộ phát triển mạnh hơn miền Trung và miền Bắc vì có
hệ thống sông ngòi chằng chịt vì có đất đai phì nhiêu. Hiện nay cộng đồng người
tiêu dùng có xu hướng ủng hộ các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm thân thiện
với môi trường, các doanh nghiệp vận hành theo cách thức bảo toàn và tôn trọng
môi trường sẽ đưa mọi người đánh giá cao hơn và ngược lại.
Môi trường tự nhiên là thế giới xung quanh cuộc sống của chúng ta, là nguồn lực dồi dào
cho các nhà quản trị khai thác và phát triển cho doanh nghiệp của mình. Với sự ảnh
hưởng sâu sắc đến doanh nghiệp thì rất được các nhà quản trị xem xét và hướng đến sự
phát triển toàn diện phù hợp với nhu cầu và mục đích cho doanh nghiệp và cả người tiêu
22
dùng. Nếu ta nói công nghệ - kỹ thuật hay yếu tố chính trị, pháp luật, lãnh đạo và quản lý
của Nhà nước,… quan trọng thì ta cũng không thể không nhắc đến môi trường tự nhiên
ảnh hưởng như thế nào trong việc tạo nên thị trường cung ứng của các doanh nghiệp hiện
nay, nó ảnh hưởng đến sâu sắc đến sự phát triển của các doanh nghiệp trong và ngoài
nước. Sau đây là những tác động của của yếu tố tự nhiên đối với doanh nghiệp:
Nguồn cung cấp trữ lượng: Việt Nam có nguồn kháng sản phong phú, mang lại nhiên liệu có
sẵn trong nước để hoạt động sản xuất. Các loại khoáng sản như than, dầu khí phục vụ cho
ngành nhiệt điện. Là nguồn vật chất để khai thác chế biến cho các doanh nghiệp kinh doanh
khoáng sản. Nhưng nguồn tài nguyên này cần được khai thác một cách hợp lí, tránh khai thác
quá mức gây cạn kiệt và các doanh nghiệp phải tuân thủ bảo vệ môi trường không gây ô
nhiễm.
Khí hậu: tác động rất nhiều đến các sản phẩm nông sản của doanh nghiệp sản xuất nông
nghiệp. Đầu tiên, là về việc gieo trồng và thu hoạch mỗi giống, loại cây khác nhau sẽ phù
hợp với thời tiết khí hậu của từng mùa trong năm như là vào mùa đông sẽ trồng bắp cải vì
chúng chỉ có thể cuộn được lá khi ở nhiệt độ thấp, các loại rau thơm, xu hào,vv ... .
Vị trí địa lí: khu vực đồng bằng sở hũu địa hình bằng phẳng rất thuận tiện cho lưu thông, vận
chuyển hàng hóa. Các khu vực đồi núi thì có địa hình khá hiểm trở các tuyến đường lưu
thông thưa thớt, gây khó khăn trong việc vận chuyển.
Cảnh quan thiên nhiên: du lịch đang diễn ra rất sôi nổi ở nước ta, Việt Nam có nhiều điểm
đến đẹp và độc đáo thu hút được lượng khách du lịch trong nước và quốc tế mở ra nguồn
khách hàng cho các doanh nghiệp du lịch. Chúng ta có thể kể đến một vài điểm đến nổi bật ở
nước ta được UNESCO công nhận như vịnh Hạ Long, Tràng An ( được UNESCO công nhận
là di sản thế giới năm 2014), thánh địa Mỹ Sơn – Quảng Nam,...
Thiên tai: gây ra ảnh hưởng tiêu cực đối với hoạt động kinh doanh sản sản xuất. Miền Trung
là nơi thường xuyên xảy ra thiên tai, bão lũ gây nên ảnh hưởng nặng nề đối với hoạt động
kinh doanh mọi cơ sở vật chất, cây trồng, gia súc gia cầm đều bị thiệt hại nặng nề lên đến
hàng tỉ đồng.
♦ Yếu tố tự nhiên cũng tác động không hề nhỏ đến sức mua, khả năng tiêu thụ, bán hàng
cũng như chiến lược phát triển bền vững của các doanh nghiệp, tổ chức. Sự biến đổi khí
hậu đang là thách thức to lớn đối với Việt Nam cũng như trên thế giới hiện nay. Theo
đánh giá của các tổ chức quốc tế cho thấy Việt Nam được xem là 1 trong 5 quốc gia bị
ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu với nền nông nghiệp còn phụ thuộc rất nhiều vào
tự nhiên như hiện nay, có thể nói ở Việt Nam các doanh nghiệp làm về nông nghiệp đã
rất chủ động và thường xuyên xem xét, đánh giá và dự báo tác động của biến đổi khí hậu
để có thể kịp thời đưa ra nhiều giải pháp ứng phó và hỗ trợ kinh tế nông nghiệp được phát
triển bền vững. Nhưng cũng có thể thấy, ở nước ta hằng năm đều có bão lũ thường ảnh
hưởng rất lớn đến cuộc sống cũng như các doanh nghiệp mà yếu tố tự nhiên chiếm tỉ lệ
phần trăm cao trong quá trình sản xuất và phát triển của doanh nghiệp.
23
♦ Bên cạnh đó, nó không chỉ là lực lượng gây họa cho doanh nghiệp mà còn là cái cái nôi
của cuộc sống này, đem đến sự phát triển to lớn góp phần tạo nên sự phát triển sâu sắc
cho các doanh nghiệp mà rất cần có yếu tố tự nhiên tác động đến. Đối với nhiều doanh
nghiệp kinh doanh hải sản, lâm sản, khoáng sản,…. thì thiên nhiên đem đến nguồn
nguyên liệu phong phú, góp phần tạo nên giá trị đặc sắc cho doanh nghiệp. Cũng vì thế ta
có thể thấy rõ ở Việt Nam, vũng đất được tạo hóa ban tặng nguồn thiên nhiên phong phú
thích hợp phát triển về du lịch, nơi thích hợp cho những ai có nhu cầu đi du lịch. Và dầu
mỏ ở tận sâu trong lòng đất rất nhiều, các nước như Ả rập Saudi với số trữ lượng dầu mỏ
là 264,5 tỷ thùng, hay Venzuela với 211,1 tỷ thùng hay Iran với 150,31 tỷ thùng,….. đem
đến sự phát triển thịnh vượng của các doanh nghiệp khai thác dầu khí. Các rừng cây cao
su đem đến chất lượng cao su tốt nhất đến cho doanh nghiệp sản xuất nệm làm góp phần
đẩy mạnh nhu cầu cuộc sống con người được toàn vẹn và tốt hơn góp phần phát triển
kinh tế của doah nghiệp thậm chí kinh tế quốc gia phát triển làm cho thế giới được.
Phần 3: Kết luận
Doanh nghiệp cần phải hiểu biết sâu rộng các thành phần vĩ mô để hiểu rõ được
sự đặc trưng từng yếu tố lớn, nhỏ mà môi trường tác động lên các tổ chức. Qua
các yếu tố này cá nhân mỗi người có thể hiểu rõ, môi trường vĩ mô bao gồm các
thành phần trong xã hội xã hội phổ biến rộng rãi, các vấn đề có tác động lên toàn
bộ chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp. Chúng ta không thể kiểm soát, xoay
chuyển được các yếu tố trong môi trường vĩ mô. Các yếu tố này sẽ mang lại
những tiềm năng mới cho doanh nghiệp cũng như các thử thách đối với các doanh
nghiệp. Chú ý các yếu tố vĩ mô về kinh
tế, luật pháp, chính trị, công nghệ có
thể tác động chậm hoặc không rõ ràng
đến doanh nghiệp của bạn những nếu
nắm bắt được các xu hướng dù là nhỏ
nhất và tận dụng các yếu tố đó thành
công thì con đường phát triển công việc
của bạn sẽ gặt hái được nhiều thành quả
to lớn. Vì các tổ chức không thể giải
quyết bài toán khó từ môi trường vĩ
mô, vì thế họ phải tìm cách hòa nhập
với nó thì con đường kinh doanh có thể mở được cánh cửa của sự hiện hữa và
phát triển mạnh mẽ. Góp phần thúc đẩy các tổ chức đề ra những kế hoạch định
thông minh, mục tiêu táo bạo cho tổ chức của họ để đáp ứng nhiệm vụ đặt ra 1
cách hoàn thiện nhất có thể.
24
| 1/28

Preview text:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN BÁO CÁO TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI:
SỰ TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ
PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP GV: Bùi Thị Vân Quỳnh
Danh sách thành viên tham gia: STT HỌ & TÊN MSSV 1 Ninh Tưởng Lâm Hưng 2 Lê Ngọc Gia Huệ 3 Nguyễn Trần Mỹ Huyền 4 Nguyễn Duy Khang 5 Nguyễn Ngọc Thuỳ Dương 6 Nghiêm Ngân Hà LỜI CẺM ƠN
CẺM ƠN GẤC NHÀ CHƯỜNG GẤC NHÌU ĐÃ CHO EM CƠ HỘI
LÀM BÀI TẬP NÀY. CẢM ƠN GIA ĐÌNH ĐÃ CUNG CẤP ĐIỆN
VÀ WIFI CHO EM CÓ THỂ GÕ RA BÀI NÀY…
Lời đầu tiên nhóm chúng em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đối với cô Bùi
Thị Vân Quỳnh – giảng viên môn Quản trị học. Từ những ngày đầu làm quen với môi
trường đại học cũng như môn Quản trọ học cô đã tận tình chỉ bảo và giúp cho chúng em
hiểu rõ hơn về sự đổi mới thích nghi với môi trường cũng như bộ môn này. Cô cũng đã
giúp chúng em hiểu rõ hơn đề tài của chúng em đã chọn qua từng buổi học với những ví
dụ cũng như những hình ảnh và video chân thực mà cô đã đưa ra và cũng đã gợi ý cho
chúng em đề tài bổ ích này. Và cô đã truyền tải nhiều nền tảng về môn quản trị học. Giúp
chúng em có thể trở thành một quản trị giỏi thông qua những bài học và đặc biệt là chủ đề này. MỤC LỤC Phần 1:
KHÁI QUÁT MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ..........................................................................1 Phần 2:
Các yếu tố môi trường vĩ mô.........................................................................................4 2.1.
Các yếu tố kinh tế vĩ mô:..................................................................................................4 2.1.1.
Tổng sản phẩm quốc nội GDP:..................................................................................5 2.1.2.
Yếu tố lạm phát:.........................................................................................................6 2.1.3.
Tỷ giá hối đoái và lãi suất cho vay:...........................................................................7
Tiền lương và thu nhập.............................................................................................................8 2.2.
Các yếu tố xã hội – văn hoá..............................................................................................9 2.2.1.
DÂN SỐ:...................................................................................................................9 2.2.2.
VĂN HOÁ...............................................................................................................12 2.2.3.
NGHỀ NGHIỆP:.....................................................................................................13 2.2.4.
TÂM LÝ DÂN TỘC:..............................................................................................14 2.2.5.
PHONG CÁCH VÀ LỐI SỐNG:..........................................................................14 2.2.6.
HÔN NHÂN GIA ĐÌNH:........................................................................................15 2.2.7.
TÔN GIÁO:.............................................................................................................16 2.3.
Các yếu tố thuộc về hệ thống chính trị, về sự lãnh đạo và quản lý của Nhà nước:........17 2.4.
Các yếu tố công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật........................................................18 2.5.
CÁC YẾU TỐ QUỐC TẾ:..............................................................................................21 2.6.
Các yếu tố thiên nhiên.....................................................................................................22 Phần 3:
Kết luận.......................................................................................................................24 DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1 – GDP là gì?...................................................................................................................................5
Hình 2 – Yếu tố lạm phát...........................................................................................................................6
Hình 3 – Money..........................................................................................................................................7
Hình 4 – Thu nhập và lương.....................................................................................................................8
Hình 5 – Những yếu tố về chính trị của quản lý Nhà nước....................................................................17 Phần 1:
KHÁI QUÁT MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
Trong thời điểm dịch Corona Virus
đang lan tỏa rất phức tạp trên diện
rộng trong suốt hai năm qua khiến cho
rất nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa,
việc kinh doanh của doanh nghiệp bị
trì hoãn và việc khôi phục của các
doanh nghiệp là rất khó do ảnh hưởng
của dịch. Và nói một cách cụ thể đây
là vấn đề nhức nhói khá là đáng buồn
cho các doanh nghiệp, các tiểu thương
trong xã hội, từ các yếu tố dịch bệnh
đấy nó sẽ dẫn đến đến nhiều vấn đề nhức nhói khác ví dụ như là kinh tế, chính trị, y tế, thậm chí
là luật pháp và rất nhiều các thành phần khác. Và những thành phần này chắc chắn sẽ gây ảnh
hưởng đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố từ kinh tế, chính trị, y tế, luật pháp
và những yếu tố bên ngoài khác được gọi là các yếu tố trong môi trường vĩ mô. Vĩ mô là nơi bao
hàm các tác động bên ngoài đơn vị, doanh nghiệp, gây ảnh hưởng đến việc trao đổi, mua bán và
hoạt động của các doanh nghiệp. Nó bao hàm toàn bộ các thành phần chính tác động bên ngoài
doanh nghiệp khiến cho các nhà quản lý khó điều khiển và làm chủ được nó, sức ảnh hưởng từ
môi trường vĩ mô gây ra cho doanh nghiệp là không hề nhỏ và đòi hỏi các nhà quản lý phải biết
nắm bắt, hoạch định chiến lược để sẵn sàng đối mặt với chúng.
Trước đây thì các doanh nghiệp Việt Nam đa số ít bận tâm đến môi trường vĩ mô
kể cả khi nhà nước ban hành ra những luật mới thì doanh nghiệp cũng không quan
tâm lắm vì nó không ảnh hưởng gì nhiều đến tổ. Tuy nhiên thì thời điểm hiện nay
chúng ta có thể thấy rất rõ Việt Nam kí hiệp định thương mại với liên minh Châu
Âu sản sinh ra rất nhiều những cơ hội và tiềm năng cho các ngành xuất nhập
khẩu. Tình hình dịch bệnh hiện nay chẳng hạn, gây thiệt hại nặng nề đến các
ngành nghề như vận tải, nhà hàng, quán bar, giải trí và hầu hết các ngành nghề
kinh doanh trên thị trường. Qua đó, cá nhân mỗi người có nhận biết sự quan trọng
của yếu tố môi trưởng vĩ mô đấy và khi nền thị trường kinh tế của chúng ta càng
ngày càng đi lên việc trao đổi trong tổ chức phát triển thì nó lại càng tác động
mạnh mẽ đến các doanh nghiệp. Thứ các nhà quản lí từng xem nhẹ thì bây giờ lại
là một trong những yếu tố quan trọng nhất.
Trong mối trường vĩ mô bao gồm có 6 thành phần quan trọng là môi trường kinh
tế, môi trường công nghệ - kĩ thuật, môi trường xã hội, môi trường tự nhiên, môi
trường chính trị pháp luật và các yếu tố hội nhập quốc tế. Để có thể nắm bắt và
hiểu rõ về các thành phần này đòi hỏi các doanh nghiệp cần hiểu thật rõ về chúng
như vậy doanh nghiệp mới có thể phản ứng, dự đoán cũng như đưa ra các hoạch
định phù hợp với doanh nghiệp của mình. 1
Để xem xét yếu tố môi trường đối với doanh nghiệp một cách khả thi nhất, họ
phải nắm vững thực trạng từ môi trường vĩ mô gây ra để qua đó thúc đẩy doanh
nghiệp đưa ra những kế hoạch làm việc phù hợp, hành động một cách hiệu quả
mọi nguồn nguyên liệu, vật chất cần thiết để đưa doanh nghiệp đến những dự định
hoàn thành trong tương lai và mang về cho họ doanh số cao nhất. Đặc biệt, các
doanh nghiệp phải chú trọng đến những ảnh hưởng của nhân tố vĩ mô mô nhằm
góp chung tay góp sức đạt được tìm năng hòa nhập với các yếu tố trong doanh
nghiệp, giúp họ hoạch định và đưa ra những dự định quan trọng để làm bàn đạp
vững chắc cho việc ban hành các mục tiêu quản trị của mình. 2 hơn trong thực tế: Sau
trận sóng thần thảm khóc, Nhật Bản cùng một lúc
phải đối mặt với nhiều
thách thức, phải phục hồi
nền kinh tế đang lâm vào
tình trạng gần như không
có thể trông cậy vào năng lượng hạt nhân và các thành phần khác, phải
đảm bảo lương thực cho đời sống nhân dân trong
khi phần lớn đất canh tác
bị nhiễm chất phóng xạ và
xuất nhập khẩu bị tổn thất nặng nề. Con số 150 tỷ
Euro là số tiền mà Nhật Bản đã bị thiệt hại do thiên tai gây ra. Nhiều doanh
nghiệp bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng và thậm chí bị phá sản do không đủ nguồn
cung ứng và tài chính để khôi phục công ty. Rất nhiều các doanh nghiệp bị thất
thoát nặng nề và hơn thế nữa là phá sản. Trong số đó, Toyota là một trong những
nạn nhân bị thiệt hại rất nặng nề về tài chính, vật chất lẫn tình thần do môi trường
vĩ mô tác động, họ không có sự tìm hiểu và không mấy quan tâm đến yếu tố và
hậu quả mang lại khiến họ phải lâm vào hoàn cảnh khốn cùng, tổn thất nặng nề.
Nhưng không vì thế mà Toyota bị sa sút và ngưng đọng nguồn vốn,họ đã take
notes được kinh nghiệm quý báu cho doanh nghiệp từ thảm họa 2011.Toyota lần
này đã chứng minh rằng họ có sự chuẩn bị trước, tìm hiểu và đưa ra hoạch định
rất kĩ càng để đối diện với trận sóng thần này, hãng đã gấp rút gửi các đơn hàng
ngắn hạn sang Trung Quốc để đặt mua linh kiện lắp ráp cần thiết dự trữ để tránh
tối đa những tổn thất nặng nề hơn so với thảm họa thiên tai năm 2011 - thời điểm
mà sóng thần, động đất hoành hành khiến nền công nghiệp ô tô của Nhật Bản trì
trệ hoàn toàn suốt nhiều tháng liền, và hơn thế nữa khiến các thị trường lớn khác
như Mỹ, Trung Quốc và các thị trường khác bị điêu đứng hoàn toàn. Đối với
trường hợp của Công ty Mercedes lại là một chủ thể khác, tập đoàn này đã kinh
doanh rất phát triển vào những năm 1970 vì ở khoảng thời gian đó, các quốc gia
trên thế giới đang trong thời kỳ thịnh vượng nhất và người tiêu dùng quan niệm
rằng nếu bạn có điều kiện, hãy sở hữu xe Mercedes cho bản thân. Loại xe này ở
thời điểm đó đã xuất hiện đúng nơi, hợp thời điểm. Tuy nhiên khi bước vào đầu
những năm 1990, nền kinh tế thế giới bị suy thoái kéo dài, các loại thuế chi cho
những mặt hàng đắt đỏ này trở nên tăng cao và tư duy suy nghĩ xã hội đã xoay
chuyển theo cục diện khác, họ bát bỏ thói quen chi xài tốn kém, xa hoa đó, những
sự thay đổi đó đã tạo ra sự ảnh hưởng rất nặng nề vào tài chính của tập đoàn 3
Mercedes. Doanh số thiệt hại không phải là do nhà quản trị thực hiện không tốt
nhiệm vụ của mình, mà là có rất ít những cá nhân trong xã hội có đủ điều kiện để
sở hữu được loại phương tiện giao thông này.Và kể cả những thành phần có dư
điều kiện để sở hữu, thì Mercedes không còn là mẫu xe phong cách thời trang giá
trị nữa. Qua đó cho thấy môi trường vĩ mô là một trong những vấn đề nhứt nhói
khiền các doanh nghiệp đau đầu tìm cách giải quyết khi chưa có sự phân tích sâu
rộng và thích ứng với vĩ mô. Tất cả cho thấy nhà quản lý chuỗi doanh nghiệp chỉ
là hình thức thôi. Đó là những ý kiến lập trường của nhiều sinh viên về việc học
quản trị thời bây giờ. Đến với ý nghĩa bao quát rộng hơn, môi trường quản trị này
có thể được phân thành hai loại thành phần đó là “vi mô và vĩ mô”. Hai loại môi
trường này có thể khác nhau nhưng đối với các công ty thì đây là những yếu tố
thiết yếu trong doanh nghiệp.
Các yếu tố môi trường vĩ mô tác động đến các hoạt động và sự phát triển của
doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm xác định các hướng tác động, yếu tố ảnh
hưởng và mức độ nghiêm trọng của sự ảnh hướng xảy ra với các tổ chức. Để dễ
hiểu hơn, đó là việc rà soát các thành phần tác động từ vĩ mô và đưa ra những ảnh
hưởng và những tiềm năng gì mà họ cần phải sẵn sàng đối mặt khi đưa ra kế
hoạch và thực hiện chiến lược.
Tuy nhiên, việc dung đến thông tin để biểu diễn môi trường trong kinh doanh là
chưa đủ, hơn thế nữa doanh nghiệp cần phải phối hợp hai yếu tố lại với nhau là
thông tin phân tích môi trường nội bộ của tổ công ty và tìm hiểu chi tiết môi
trường kinh doanh, qua đó quyết định được tầm nhìn cụ thể, định hướng và kế
hoạch rõ ràng giúp công ty đặt ra được các chủ thể phù hợp hợp và các mô hình,
chiến lược kinh doanh mang tính hiệu quả cao. Dẫn chứng cho thấy rằng: Các
công ty chuyên sản xuất mẫu áo thun theo phong cách châu Âu, và sau đó bán ra
thị trường Việt Nam nhưng do khác biệt về phong cách và thiết kế, khác biệt vùng
miền nên sản phẩm bán ra thị trường không được chạy khiến doanh thu kinh
doanh từ mặt hàng này không được cao so với mong muốn của doanh nghiệp.
Hơn thế nữa, dịch bệnh Corona Virus hoành hành trên diện rộng, điều này dẫn
đến tất cả các doanh nghiệp trên Việt Nam và tất cả các quốc gia bị ảnh hưởng
nghiêm trọng và tổn thất nặng nề về mọi mặt khiến cho nhiều doanh nghiệp bị trì
trệ và khả năng phục hồi rất thấp. Và nếu không có sự tìm hiểu sâu rộng về vĩ mô,
các công ty sẽ gặp những vấn đề khổ sở và sự ảnh hưởng từ môi trường này va
chạm đến các tổ chức doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ gặp những tình huống bất
trắc, khó thể giải quyết vấn đề; Việc đưa ra chiến lược, mục tiêu tổ chức sẽ trở
nên khó khăn và sẽ gây ảnh hưởng tác động đến doanh nghiệp. 4
Trong kinh doanh đối với quan điểm nào cũng vậy, nhà quản trị đều phải chịu trách nhiệm hoàn
toàn lên nhiệm vụ được tổ chức giao cho nhà quản trị thực hiện. Theo quan điểm vạn năng thì
các nhà quản trị chịu trách nhiệm trực
tiếp về sự thất bại hay thành công của tổ chức. Đó là quan niệm:
“Nhà quản trị giỏi có thể biến sắt thành kim.
Nhà quản trị tệ thì làm ngược lại”.
Trái ngược lại với điều này theo quan
điểm biểu tượng, đối với nhà quản trị
chỉ có một tác động một cách bị giới
hạn cụ thể đến thành tích hoạt động của
tổ chức vì ở đó có nhiều thành phần bên
ngoài tác động tới hệ quả của các vai trò
quản trị, của tổ chức. Phần 2:
Các yếu tố môi trường vĩ mô 2.1.
Các yếu tố kinh tế vĩ mô:
Môi trường kinh tế vĩ mô hay nói vắn tắt là Marco Enviroment nói có thể rộng hơn là bao quát các yếu
tố xoay quanh một hộ kinh doanh hay cá nhân nào đó. Chính vì nguyên nhân nó rất rộng nên rất khó để
nhà quản trị có thể tác động vận hành một cách cân bằng được vì chúng không phải là một lĩnh vực riêng
khác nào mà các yếu tố này nó bao phủ cả mọi mặt, lĩnh vực trong tổ chức, ảnh hưởng đến mọi yếu tố với
tất cả ngành, vấn đề trong doanh nghiệp, hành vi chi tiêu hay đầu tư của người tiêu dùng và phải bắt buộc
thuận theo, phải thích nghi theo sự đổi mới.
Ngoài ra ảnh hưởng đến khả năng tạo ra mặt chỉ tiêu hàng hoá và thu nhập, chi tiêu của người mua nên vì
vậy các doanh nghiệp thường dựa vào nó để đầu tư. Ví dụ: Từ khi ở thập kỷ 90, thực trạng nền kinh tế
như Pháp bị khủng hoảng về thị trường kinh tế nhưng
nhà kinh doanh lại không chú trọng nguyên nhân vấn đề
đó mà họ còn lên phương án giảm chi phí tiền nhân công,
giảm giá trị khi mua sức lao động. Thêm vào đó tăng
ngược lại khoảng khác như sản xuất, giá cả hàng thiết
yếu… và đã gây ra tác động một nhược điểm rất lớn đến
nhu cầu chi tiêu người dân 2.1.1.
Tổng sản phẩm quốc nội GDP:
GDP là một công cụ thước đo quyền lực kinh tế được
dựa tính theo mức trung bình về sức mua tương đương
được tính trên bình quân đầu người, để ước tính được
chỉ số tăng của một nền kinh tế hay cũng như tốc độ gia
tăng của một đất nước. Do đó được xem là một sáng chế vĩ đại trong thời kỳ lịch sử và ra đời sau ngày
29 tháng 10 năm 1929 mặt khác là ngày thứ ba đen tối. Dù việc đo lường GDP để đánh giá tiềm năng 5
nhưng nó còn là một hình thức được phổ biến sử dụng trên thị trường và là một chiến lược tốt mà các
nhà hoạch định chính trị hay phân tích khi ra một nhận định nào được cân nhắc hơn nhưng nó vẫn
không thể không góp phần gây những vấn đề rủi ro.
Gross Domestic Product’ với tên gọi quen thuộc chung là GDP, bao hàm toàn bộ hàng hoá trên thị
trường, trên lĩnh vực sản xuất hàng hoá và còn
được tính trong phạm vi ở một lãnh thổ quốc gia
dưới một nhà kinh tế, hộ gia đình, thường được kết
thúc một kỳ trong thời hạn một năm. Ví dụ: Khi
bạn mua một vé xem phim, giá cả bao gồm dịch vụ
đều được GDP kiểm soát.
Được thực thi vào năm 1937 để đối phó các cuộc
Đại suy thoái và đến sau hơn 7 năm, vào năm 1944
mới được áp dụng công thức tính phổ biến như là
một thước đo chuẩn cho một nền kinh tế. Đến
nay, hình thức tính này vẫn được cải thiện, để đưa
ra những nhân tố mới, biện pháp liên tục để theo
kịp sự tăng trưởng của doanh nghiệp.
Hình 1 – GDP là gì?
Tầm ảnh hưởng GDP với những nhà hoạch định nói riêng, trong chính phủ nói chung vì nó không chỉ là
thước đo sản lượng kinh tế mà chỉ số trong GDP có thể khái quát sự tăng trưởng về mặt kinh tế, tốc độ
mạnh hay yếu về mặt phát triển của một lãnh thổ. Ngoài ra còn là một dữ liệu, dấu hiệu để quan sát tình
hình kinh tế, thực trạng trên thị trường mà các nhà doanh nhân dựa vào nó như là một gợi ý hướng dẫn
để rồi tiến hành các chiến lược kinh doanh hợp lý hoặc đưa ra quyết định chắc chắn hơn để đầu tư vào
một thị trường tốt. Nếu không thể thích nghi với những biến cố, nắm bắt được nguyên nhân thay đổi
tình hình chính trị thì e rằng có thể gây ra một thị trường bị suy giảm lần nữa, làm nhiều nhà đầu tư phá
sản. Ví dụ: GDP trong một năm 2021 vừa qua ở Việt Nam, thống kê cho thấy chỉ tăng GDP từ 1-2%. Nói
cách khác là giảm mạnh vì bị chi phối bởi đại dịch bệnh COVID-19, gây ra nhiều thiệt hại không hề ngờ
đến về thị trường thương mại cũng như giao dịch nước ngoài đối với các nhà đầu tư. Cụ thể là ngành
sản xuất nhập khẩu và khâu vận chuyển giảm mạnh từ 5,6% góp phần giảm 0.5% về phương diện tốc độ
tăng trưởng. Tương tự như vậy sẽ giảm mạnh chỉ số GDP nếu như không đưa ra chiến lược, định kiến
hợp lý với thực trạng hiện nay.
Tuy nhiên trong thực tế hình thức này vẫn không thể trốn tránh khỏi rủi ro phức tạp nó không thể xử lý
được. Để minh hoạ GDP sẽ biểu hiện đầy đủ về tổng sản phẩm được sản xuất hợp pháp ra trên thị
trường nhưng vẫn sẽ có một số hàng hoá sẽ bỏ xót do có thể là sản phẩm, dịch vụ bất hợp pháp được
giao dịch trong chợ đen, thế giới ngầm. Mặt khác nó cũng không thể tính được lượng sản phẩm do gia
đình tự sản xuất để đáp ứng nhu cầu của riêng họ nên nó cũng là lý do chưa được đưa ra thị trường
cũng như không thể đo được sức khoẻ của một đất nước, cư dân và nhiều vấn đề khác do bản chất nó
chỉ nhấn mạnh về quá trình sản xuất ra gía trị chứ không cân nhắc về thực trạng tăng trưởng. Nhìn
chung vấn đề này vẫn luôn khiến các nhà kinh tế đau đầu vì phải nghiên cứu để kiểm soát sự biến thiên
của GDP nhằm vận hành chiến lược với năng suất cao. Bên cạnh đó, đã có những chỉ số ra đời để thay
thế nhưng ngược lại không thành công vì chỉ số ấy không thể hoạch định một cách chính xác tốt hơn để
thế cho chỉ số GDP nên chỉ có thể bổ sung vào phần thiếu sót. Ngoài GDP, không thể không nhắc đến
GNP, chỉ số dùng để bổ sung theo dõi được tình hình tổng sản lượng bên ngoài biên giới, bất kể nơi đâu. 6
Tóm lại, dù là một phương thức tính không hoàn chỉnh nhưng việc đo lường GDP để đánh giá tiềm năng
môi trường cũng như là mức độ rủi ro cho doanh nghiệp vẫn sẽ là một trong những nguyên tố cũng như
nắm được chìa khoá quan trọng giúp mọi tổ chức vận hành tốt hơn dù hiện tại hay ở tương lai. 2.1.2. Yếu tố lạm phát:
Lạm phát được coi là sự gia tăng về mặt giá trị mức giá chung về hàng hoá hoặc về dịch vụ nào
đó, hiểu theo cách khác là sự rớt giá của đồng tiền qua thời gian nhất định. Tuy vậy, yếu tố lạm
phát không thể thấy được bằng đôi mắt thường, không thể
chạm được nhưng nó sẽ âm thầm ăn mòn ngân sách của bạn
và được ví như là thuế ngầm tính dưới dạng CPI. Ví dụ: Vào
năm 2020, bên công ty A bán một giỏ hàng với giá 50 Đôla,
năm sau 2021 với giỏ hàng ấy nó lại lên thêm 3 Đôla cộng
tổng là 53 Đôla. Khi đó CPI sẽ cho thấy lúc này tăng lên 3%
hay còn nói chỉ số lạm phát là 3%. Thực tế có rất nhiều yếu
tố từ môi trường gây ra nhưng chung quy lại chỉ có ba nguyên tắc chính:
a) Do cầu kéo:
Với tên gọi khác ‘demand pull inflation’, theo lý thuyết nó có thể nói
cụ thể hơn là nhu cầu cho bên khâu hàng hoá nhiều hơn bên nguồn
cung. Ví dụ: Khí hậu, thời tiết luôn là chủ đề nóng hổi ở Việt Nam,
do nơi đây luôn nắng nóng thế nên nhu cầu về thiết bị làm mát như
máy lạnh sẽ tăng, tận dụng được cơ hội để đẩy giá mạnh. Vì hiện nay
Hình 2 – Yếu tố lạm phát
sẽ có những nhà tiêu dùng họ sẽ cạnh tranh, chiến đấu với nhau để có được một chiếc máy lạnh mình
mong muốn hoặc với mức giá hời.
b) Do chi phí đẩy:
Hiện tượng này cho thấy những nguyên liệu, đồ cung cấp cho nguồn sản xuất dịch vụ tăng lên mức giá
khác dẫn đến các nhà cung ứng họ phải chia sẻ bớt nguồn áp lực tăng giá này đến người tiêu dùng bằng
cách tăng giá trị sản phẩm mua hàng. Nói chung xuất phát từ nhiều mặt ví dụ tiền lương nhân công đòi
tăng hay chính phủ đã đề ra một lối đi mới về thị trường kinh tế, cũng có thể nói do thảm hoạ từ khí hậu,
thiên nhiên khiến nguồn nguyên vật liệu trở nên hiếm hoi khó tìm. Ví dụ: Để làm một món ăn thật ngon
cần phải có nguyên liệu. Nếu bên phía cung ứng gia cầm tăng phí giá như về trứng, thịt thì điều đó cũng
sẽ khiến gia tăng giá cao trên dĩa ăn nhằm để bù đắp khoản vốn với nhà kinh doanh đã bỏ ra. c) Do cơ cấu:
Khi một nhà doanh nhân tăng mạnh về thị trường kinh doanh, thì họ sẽ tăng thêm tiền công cho sức lao
động. Ngoài ra cũng có những môi trường kinh tế không tiến triển, dù vậy doanh nghiệp vẫn phải tăng
tiền công theo xu thế. Vì có hoàn cảnh kinh doanh không được tốt nên để công bằng như vậy họ buộc
phải đẩy mạnh giá thành hàng hoá để cân bằng tiền vốn, lãi, lời, làm cho nguy cơ lạm phát tăng cao.
Có thể lạm phát đã gây ra một nguồn sóng lớn với nhiều mặt khác như lạm phát thuyết
tiền tệ… Dù nó ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt tiêu cực nhưng không có nghĩa lạm phát
hoàn toàn xấu vì có thể lạm phát tăng ở mức thấp sẽ là một bước đệm để tận dụng làm
tăng trưởng cho nền kinh tế lẫn nhà doanh nghiệp, là điểm có thể thu hút người mua hàng
trong hôm nay vì đồng tiền giá trị còn lớn. Khiến môi trường kinh tế vĩ mô trở nên cân
đối, thuế sẽ luôn được giữ với mức giá an toàn. Nhưng suy cho cùng lạm phát quá cao
cũng bất ổn, ví dụ: Người lớn tuổi họ không còn đủ sức để tạo ra nguồn thu nhập riêng
cho mình, nếu việc lạm phát làm tăng giá cả thị trường thì sẽ khiến họ mất đi một chi phí 7
dành dụm qua thời gian. Có thể minh hoạ thêm việc tác hại này, người tiêu dùng sẽ
không muốn dùng tiền trong nước do mất niềm tin và chuyển sang đồng ngoại tệ, giá trị
tiền nước khác, điều đó cũng làm mất đi giá trị tiền tệ trong nước. Ví dụ: Cộng hoà
Zimbabwe là thành phố đã bị tác động đến tình huống về việc không kiểm soát được lạm
phát nguyên nhân là do nhà nước chính phủ cứ liên tục in tiền với mệnh giá cao nhất như
100-500 triệu đô la Zimbabwe, gây ra lạm phát đạt đến đỉnh điểm 50%. 1 USD có thể
tương đương đổi 25 triệu với đồng tiền nội tệ Zimbabwe vào năm 2008. Nhờ đó khiến
cho thực trạng nơi đây bị khủng hoảng vì gía trị hàng hoá cho nhu cầu thiết yếu tăng lên
gấp bội như một chiếc bánh mì có trị giá lên tới 12 triệu đồng nội tệ ở đây. Cơn ác mộng
này mà nói đã phải khiến chính phủ đổi tiền nội tệ thành tiền đô la Mỹ vì tiền nội tệ
không còn có giá trị nữa. 2.1.3.
Tỷ giá hối đoái và lãi suất cho vay:
Tỷ giá hối đoái với nhiều cách hiểu khác nhau nhưng nhận xét chung là dạng giá trị đồng
tiền của nước này thể hiện qua đồng tiền của nước khác. Phát sinh ra từ khi muốn dồi dào
về mặt kinh tế thì phải mở cửa ngoại, do đó tỷ lệ hối đoái sẽ xuất hiện do nhu cầu trao đổi
tiền tệ giữa hai nước tăng. Ví dụ: Tỷ giá bên Hàn Quốc và Việt Nam là 18.96 đồng. Tức
là 1 won=18.96đồng hay 18.96 đồng có thể mua được 1 won. Ngoài ra nó còn đảm nhiệm
là hình thức cực kì quan trọng đối với kinh tế phát triển Việt Nam và bao quốc gia khác
vì nó ảnh hưởng từ gián tiếp đến trực tiếp đến với nhập khẩu, xuất nhập khẩu hay nói bao
quát hơn là nền kinh tế cạnh tranh cao nếu tỷ giá cao của một lãnh thổ, quốc gia nào đó.
Để có thể đầu tư, bạn nên biết khi nào đồng tiền nó trở nên mạnh hay yếu hơn. Ví dụ:
USD mạnh hơn thì sẽ đổi được nhiều trị giá VNĐ
giúp thúc đẩy sức nhập khẩu của Mỹ do hàng hoá
Việt Nam kinh phí rẻ. Tình huống này nếu ngược
lại USD yếu hơn chỉ đổi được ít giá trị VNĐ, giúp
thúc đẩy xuất khẩu sẽ khiến hàng hoá trong nước
mang giá ít kinh phí hơn là hàng hoá nước ngoài vì
có thể do sản phẩm thị trường Việt Nam trở nên tốn hao phí hơn.
Mặt tiếp theo là lãi xuất cho vay, nó tương tự như
Hình 3 – Money
định nghĩa về tiền lãi là số tiền bạn phải trả cho một
tổ chức hay cá nhân mà bạn đã vay nợ. Thì ở đây lãi suất cho vay cứ như là tỉ lệ theo đó
người nợ phải trả cho người cho vay. Ví dụ: Nếu bạn cần 10 triệu mà không có đủ ngân
sách để xây dựng một hộ kinh doanh thì bạn có thể tạo hợp đồng với ngân hàng. Lúc đó
ngân hàng đồng ý và thêm vào đó sẽ đưa ra lãi suất là 10% 1 năm. Tương đương lãi suất
mỗi năm là trả thêm 1 triệu đến khi hết nợ và con số 10% chính là lãi xuất cho vay vì đã
sử dụng dịch vụ của họ. Lãi suất này còn tác động đến mọi khía cạnh đến thị trường. Bởi
vì các nhà nghiên cứu về kinh tế cho rằng lãi suất thấp sẽ tạo một điểm gây thu hút, đánh
đòn tâm lý cho những nhà hoạch định muốn mở rộng môi trường với qui mô lớn, tăng
thêm cơ hội cho người lao động tránh bị nguy cơ kém phát triển dẫn đến không có việc
làm, luôn ở dưới đáy xã hội và có thêm nhu cầu chi tiêu nhiều hơn. Tất cả điều này sẽ
làm góp phần tăng kinh tế một cách vượt trội tại một quốc gia. Nhưng ngược lại, nếu như
lãi xuất cao khiến cho thu hẹp sản xuất, giảm nhân sự, khiến nền kinh tế tăng trưởng
chậm. Ví dụ: Khi nền kinh tế Mỹ bị giảm xuống khoảng năm 2006-2009 thì năm 2008
cục Liên Bang Mỹ đã giảm từ 5% thành 0%. Mặt khác để quá trình phát triển được đi
đúng lộ trình cố định thì buộc Chính phủ phải chỉnh sửa chính sách về lãi suất. Ví dụ: Khi 8
thực trạng kinh tế thúc đẩy mạnh, làm cho ngân sách người dân góp phần nâng cao, thêm
nhu cầu chi tiêu. Lúc này nhu cầu ngày càng cao nên nhà cung cấp sẽ lợi dụng tình thế đó
mà nâng giá lên, từ đó ảnh hưởng gia tăng lạm phát. Do nguyên nhân từ đó mà ra nên
giảm đi nhu cầu mua sắm của họ.
Cả hai yếu tố này dường như đều chi phối từ hoạt động đầu tư, giá thành hàng hoá, giá trị
của công ty kinh doanh. Suy cho cùng tỷ giá hối đoái này sẽ chiếm nhiều vị trí, vai trò
quan trọng, yếu tố chi phối đến kinh tế hơn vì nó có thể liên luỵ đến đánh giá được mặt
hàng trong nước, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng. Cụ thể tỷ lệ hối đoái còn có sự kết
nối với lạm phát, tỷ giá hối đoái giảm thì lạm phát không tăng sẽ thu hẹp phạm vi sản
xuất. Nguyên nhân đó dẫn đến tốc độ kinh tế chậm tuột không phanh Ví dụ: Khi lạm phát
nó thay đổi thì dẫn đến các mức giá, tỷ lệ đối thoái trao đổi trên thị trường thương mại sẽ
chênh lệch nhau ảnh hưởng đến nguồn cung ứng.
Tiền lương và thu nhập:
Hai yếu tố này có thể góp phần làm tăng
mạnh về sức cạnh tranh . Nhưng tiền
lương và thu nhập là hai yếu tố hoàn toàn
khác nhau. Dù khác nhau về khái niệm,
hình thức nhưng cả hai lại bổ sung, gắn kết với nhau.
Về tiền có thể ngầm hiểu chúng ta không thể
Hình 4 – Thu nhập và lương
dùng tiền để đầu tư cho sự thành công. Tương tự vậy tiền lương còn là một khía cạnh mà
các nhà hoạch định luôn phải tìm mọi cách để giải quyết rủi ro của vấn đề gian nan này.
Vì nó không chỉ phải tốn một khoản rất lớn không chỉ về khâu sản xuất mà nó cần phải
có sự hoà hợp, có mối quan hệ liên kết chung giữa lao động và vốn. Vì thế sẽ rất khó để
cân bằng nếu giá trị thị trường phát triển dẫn đến tình trạng không đủ ngân sách để tiếp
tục đáp ứng sức mua, phải giảm đi chi phí khác không kể đến sức lao động. Bao quát hơn
vấn đề tiền lương như là khoản chi phí để chi trả mua sức lao động của mình, là một yếu
tố để thoả thuận giữa người sử dụng sức lao động và chi trả cho người lao động và nó chỉ
cố định về mặt giá trị trong giới hạn cấp bậc của mình. Ví dụ: Bạn đảm nhiệm một chức
vụ nhân viên văn phòng trong công ty và lương phải trả cho bạn là 7 triệu chỉ tính trong
phạm vi môi trường bạn làm được việc gì, những việc khác sẽ không chi trả thêm và cố
định mức giá trong một khoảng cố định
Về thu nhập còn là khoản chi phí bạn có thể kiếm cho nhiều cơ sở từ một cá nhân nào đó.
Nó bao gồm về tiền lương từ công việc hay tiền bạn đã đem đầu tư cho một cổ phiếu nào
đó. Bên cạnh đó thu nhập cũng phải chịu thuế ví dụ: Bạn chơi xổ số và thắng được 1 tỷ,
nhưng để lấy được thu nhập từ tấm vé số bạn còn phải chi trả thuế thu nhập cá nhân tuỳ
vào số tiền bạn thắng cao hay thấp thì sẽ quyết định tiền thuế tương ứng. Ngoài ra nói cụ
thể hơn bạn kiếm tiền từ những mặt hàng quần áo kinh doanh tự do, đó được gọi là thu
nhập không phải là tiền lương vì nó có thể cao hay thấp thất thường.
Do vậy, nên xảy ra rất nhiều điều cạnh tranh gay gắt. Để tài trợ, thu hút tài năng mà
những nhà doanh nghiệp muốn có thì họ sẽ dùng những thu nhập khác nhau như học
bổng nước ngoài, cơ hội được du học miễn phí… Đó là lý do nhà nước Việt Nam luôn 9
giải quyết về chính sách lương và đưa ra thu nhập hợp lý nhằm quá trình hoạt động phát
triển diễn ra bình đẳng, không phân biệt tầng lớp. 2.2.
Các yếu tố xã hội – văn hoá Sự đa dạng văn hoá
được thể hiện rất rõ qua từng thời kì phát triển của nhân loại, từ khi sơ khai đến thế giới bây giờ con người có rất nhiều
nên văn hoá từ cổ đại đến hiện đại như là nền văn minh Lưỡng Hà,Ai Cập, Ấn Độ, Hoàng Hà,La Mã, Ba Tư, Maya. Và các nền văn minh này cho ta thấy rõ về sức
ảnh hưởng của chúng đến hàng hóa bằng chứng cho ta thấy những hàng hoá khác
nhau cũng như công cụ lao động khác nhau. Và các nền văn minh này thể hiện rõ
nét qua các yếu tố như dân số, văn hoá, nghề nghiệp, tâm lý dân tộc, phong cách
và lối sống, hôn nhân gia đình, tôn giáo. Các yếu tố môi trường văn hoá, xã hội
này có ảnh hưởng đến sự tác động và sự phát triển doanh nghiệp rất lớn. Dường
như khi có sự thay đổi về các yếu tố này sẽ tạo nên sự thay đổi lớn về nhu cầu tiêu
dùng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. 2.2.1. DÂN SỐ:
Dân số là một trong những điểu quan trọng nhất đối với doanh nghiệp. Vì đó là
thị trường đó là nguồn nhân lực chính của doanh nghiệp. Như chúng ta đều biết
trong 3 yếu tố của hàng hoá thì sức lao động là yéu tố quan trọng nhất. Không
những vậy dân số còn là thị trường của doanh nghiệp Là một điểm ảnh hưởng rất
lớn đến chiến lược phát triển của nhà đầu tư.
Không riêng gì dân số trên thế giới, mà kể cả Việt Nam cũng vậy. Tỉ lệ sinh tử
diễn ra khá chênh lệnh giữa các nước. Việt Nam đang là nước có dân đông thứ 13, 10
chiếm 1,25% trên thế giới. Đang là nước có dân số trẻ nên thuận lợi cho việc trao
đổi mua bán. Hiện nay thì rất ít các doanh nghiệp để tâm đến người già, các ngành
tiêu dùng hầu như đều tập trung hướng tới giới trẻ. Muốn trao đổi mua bán với
người già thì phải đáp ứng: các spa chăm sóc, khu giải trí giúp họ mua vui, bớt
căng thẳng khi đến tuổi, trung tâm y tế cao cấp, hay các viện dưỡng lão.. Ta cũng
có thể thấy Việt Nam đang có số dân ngày càng tăng nhanh nhất hiện tại, vượt
mặt qua cả Nhật Bản (tỉ lệ người cao tuổi tăng 10.5%), đã tăng vượt ngục so với
dự kiến ban đầu. Họ đã khai thác chính điểm yếu của mình để phát triển. Bằng sự
cải thiện các dịch vụ ổn định nhất, tìm tòi và thiết lập ra những thiết bị thông
minh, đòi hỏi hỗ trợ chăm sóc an ninh hay những phương pháp tiến sát lại gần
trong y tế về hỗ trợ sức khoẻ (bảo vệ bằng thời đại công nghệ 4.0), lương hưu..
Lợi dụng việc đó, họ đã lập nên các công ty trao đổi về “Bảo hiểm nhân thọ” để
khách hàng bảo vệ tính mạng hay đem lại quyền lợi cho bản thân. Dù đã chuyển
sang cơ cấu dân số già nhưng với thời điểm hiện tại thì ta cũng có thể thấy người
già đang ngày càng giàu có, có nhiều khoảng thời gian dưỡng già để sử dụng tiền
bac cách thoải mái hơn, chịu chi hơn. Và hơn thế nữa, là họ chịu bỏ tiền ra cho
các khoản chi tiêu như về mặt đất đai, nhà ở (bất động sản) hay các phương tiện đi
lại xa xỉ. Mặc dù trong thị trường hiện nay, phần lớn các ngành đã và đang nhắm
tới giới trẻ nhiều hơn, ít tập trung vô người già. Nhưng thực sự việc kinh doanh
chăm sóc người già lại có hướng đi tới đích tốt hơn. Vì đó xem như là một cơ hội
cho các các lãnh vực y tế hay các viện dưỡng lão phát triển. Một số các nước đang
trên đà xúc tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc họ vẫn có chiến lược để duy trì lao
động với kỹ năng cao. VD: Nhật có chiến lược hỗ trợ hưu trí trong việc tìm kiếm
tận dụng các dân số già để được cải thiện trong lao động.
Về vấn đề tuổi thì cũng là vấn đề cấp thiết để ảnh hưởng cho việc mua sắm và sử
dụng ở bất kì trong độ tuổi nào. Trong thời đại phát triển này, hầu như những cô
gái đang trạc tuổi mới lớn như em chẳng hạn thì thích diện những trang phục
sexy, có kiểu dáng nhí nhảnh, năng động, hay những bộ cánh tạo nên sự quyến rũ.
Ngược với lối sống đó, thì các bậc trung niên lại chọn cho mình những bộ trang
phục tạo nên sự quý phái, lịch sự và có phần sang trọng. Vì vậy, nhu cầu của
khách hàng đều tuỳ thuộc vào lứa tuổi và có sự khác biệt rõ ràng. Theo nghiên cứu thì tâm lý về mua sắm giữa đàn ông và các chị em cũng có sự phân chia rõ ràng. Phụ nữ thường đề cao và nâng tầm cao trọng hơn trong 11
việc hoàn thiện, phần lớn là mua theo cảm nhận, lọc hết những đánh giá tốt hay xấu về sản phẩm,
đặc biệt là sẽ dựa vào tên thương hiệu để xem xét độ uy tín rồi mới đưa ra quyết định. Còn về
phía nam thì họ ưu tiên về chất liệu, mẫu mã và mức độ thoải mái của trang phục nhiều hơn.
Nước ta vào những năm gần đây thì người dân di cư rất nhiều. Họ chủ yếu di
chuyển từ nông thôn ra thành thị từ các vùng quê nghèo ra các thành phố lớn. Họ
gây bùng nổ về vấn đề nhà ở, đường xá và các dịch vụ cộng đồng (bệnh viện,
đường xá, trường học…). Và đáng chú ý hơn là trong tình hình dịch bệnh họ di cư
ngược lại (thành thị về nông thôn) khiến các nhà đầu tư về bất động sản, nhà trọ,
chung cư phải đau đầu vì tình trạng bán tháo mặt bằng, trả trọ,nhà, mặt bằng vì
không còn chi phí để sinh sống nơi thành thị đắt đỏ, thậm chí họ còn không có
việc làm. Nên các nhà đầu tư nên chú ý chuyện có nên thay đổi chiến lược hay
không, có nên đầu tư vào các dự án nhà ở ngay bây giờ hay không và có nên đầu
tư vào bất động sản ở những vùng ven hay không.
Đặc điểm, tính cách và thể trạng theo từng vùng miền cũng rất quan trọng. Như
những người dân vùng cao họ rất khoẻ và sống thọ vì họ lao động mỗi ngày họ
không bị ảnh hưởng vì ô nhiễm môi trường nhiều họ ăn những thực phẩm sạch đa
số là do họ tự chăn nuôi và trồng trọt nên họ có thể làm những công việc như
trồng chè, nương rẫy nhưng dân trí họ lại thấp. Ngược lại những người dân ở
thành thị dân trí của họ rất cao nhưng sức khoẻ lại không được đảm bảo do thực
phẩm và môi trường. Họ có thể làm những công việc trên máy tính, công việc tính
toán chuyên sâu dễ hội nhập với quốc tế hơn vì họ được học tập rất bài bản. 2.2.2. VĂN HOÁ
Văn hoá là các quan niệm, truyền
thống mà con người đã thành lập nên và 12
là các chuẩn mực hành vi (nhân cách, đạo đức, thái độ..). Văn hoá có thể coi là những nét riêng
về tinh thần, các hoạt động sáng tạo, sự hiểu biết về trí óc và cả mạch cảm xúc con người để
quyết định làm nên tính cách của con người trong một xã hội nào đó, cụ thể hơn là từng người.
Ảnh hưởng nhiều tới lối sống tiêu dùng, cách cư xử như thế nào trong xã hội và tôn trọng sở
thích riêng từng vùng miền. Hỗ trợ các doanh nghiệp làm nên nền văn hoá sâu ở trong con người
mình và cũng tác động tới các thái độ cư xử mà các doanh nghiệp hay trao đổi ở bên ngoài.
Văn hoá còn được nghĩ nôm na là một trong những tư tưởng được các doanh
nghiệp đặc biệt để tâm chú trọng nhất hay có thể là tham vọng mà các nhà quản trị
đang nhắm tới, hi vọng sẽ đạt được. Các giá trị văn hoá có sự tự do riêng hay
những thói quen trong việc ăn uống của mỗi người. Đó cũng có thể coi là văn hoá
riêng của cá nhân. Việc trao đổi qua lại giữa các nền văn hoá các nước với nhau
tác động đến nền kinh tế của doanh nghiệp. Phải tập sửa đổi, thích nghi cho phù
hợp với thị trường. Dẫn chứng cụ thể như: ở Sài Gòn có rất nhiều người từ các
vùng miền như Bắc, Trung vào sinh sống và làm ăn. Khi mở quán thì chúng ta
cần xác định khách hàng mình là người vùng nào để phân chia ra khâu chế biến
món ăn cho thích hợp với vùng, miền đó. Vì khẩu vị người miền Bắc khác hoàn
toàn miền Trung. Để đem lại được những lợi nhuận và giữ chân tên tuổi để đứng
vững thì cần phải có định hướng và chiến thuật riêng bằng cách tìm hiểu các văn hoá truyền thống.
Thay đổi quan niệm về sự cân bằng giữa mối quan hệ vợ chồng. Hiện nay phụ nữ
đang tham gia vào kinh doanh nhiều hơn so với trước, họ có thể tự kiếm tiền độc
lập tài chính mà không dựa trên bất kì ai, những biến đổi về sản phẩm. Như làm
ra những món ăn nhanh, ăn liền, các món đã được chế biến sẵn hay là thức ăn
đóng hộp để phục vụ cho các nhân viên trong công sở, cơ hội kiếm tiền được mở rộng hơn.
Những thói quen mua sắm và tiêu dùng của mọi ngưởi phụ thuộc rất lớn bởi văn
hoá và sự hiểu biết của họ, những người có trình độ văn hóa cao và hiện đại thì họ
ưa chuộng những món đồ công nghệ mang tính tiện lợi và hiệu suất cao, những
người thích những món đồ dễ sử dụng, quen thuộc với họ thì họ sẽ chọn những
món đồ sử dụng động cơ đơn giản mang tính cơ học hơn.
Văn hoá rất đa dạng nhưng lại dễ tìm hiểu. Vì vậy doanh nghiệp nên tập trung tìm
hiểu thật kỹ về yếu tố này tuy nó có thay đổi một ít nhưng có rất nhiều văn hoá
vẫn trường tồn đến tận bây giờ mà không bị biến chất. Để doanh nghiệp có thẻ
định hướng được thị trường, sản phẩm mà cung cấp cho phù hợp với văn hoá nơi
đây. Các nhà đầu tư có thể phát triển và nâng cao những nền văn hoá lạc hậu bằng
những sản phẩm và dịch vụ của mình. 13 2.2.3. NGHỀ NGHIỆP:
Nghề nghiệp ở nước ta phân hoá rất đa dạng chủ
yếu là theo từng vùng miền và độ phát triển ở
nơi đó. Như ở khu vực đồng bằng sông Hồng và
đồng bằng sông Cửu Long ngành trồng lúa
chiếm tỉ trong khá cao. Còn ở khu vực Tây Bắc
việc trồng chè và họ rất nổi tiếng với những
làng nghề thủ công truyền thống như đúc lưỡi
cày ở Bản Phố, chạm khắc bạc tại Cốc Môi, dệt
lanh thổ cẩm Lung Tám,…Còn những nơi phát
triển hơn như Thành phố Hồ Chí Minh lại tâjp
trung khá nhiều ngành nghề hơn không chỉ là
lao động đơn thuần mà còn phát triển nhiều
ngành nghề với nhiều loại hình như là dịch vụ,
công nghệ,…Cụ thể hơn như gia đình em về
việc kinh doanh buôn bán thì thường sử dụng nhiều giấy vở, bút, các dụng cụ khác để bưng bê.
Một nông dân làm vườn, làm rẫy thì sẽ luôn cần những dụng cụ chuyên dụng cho quá trình làm
việc như là máy cắt, máy tỉa, phân bón, bình tưới nước.v.v. Hay là một kỹ sư xây dựng thi công
các công trình thì không thể thiếu những đồ bảo hộ như găng tay, mũ, dây an toàn, quần áo, giàn
giáo.. Những loại hình dịch vụ giải trí, vui chơi chẳng hạn như ở mọi người làm những công việc
đơn giản, có nhiều thời gian rảnh thì sẽ có nhiều loại hình giải trí như rạp chiếu phim, karaoke,…
Còn những người thường làm những công việc đòi hỏi khá nhiều thời gian thì chúng ta nên tập
trung vào mô hình thư giãn như Spa, phòng xông hơi, Những người làm công việc cao cấp, có
nhiều kinh tế thì thị trường đồ hiệu, siêu xe nên nhắm tới họ như chổ ở, nơi làm việc của họ để
đặt những store hay showroom ở đó…Mỗi nghề nghiệp khác nhau thì sẽ sử dụng những vật
dụng, dụng cụ khác nhau (hàng hoá) và thời gian rảnh của họ cũng khác nhau. Dựa trên những
vấn đề này ta có thể rút ngắn được thời gian để xác định thị trường cho sản phẩm mà mình muốn cung cấp. 2.2.4. TÂM LÝ DÂN TỘC:
Quan điểm tiêu dùng của mỗi dân tộc khác nhau nên cần chọn lọc các chiến lược
kinh doanh cụ thể để đề ta các kế hoạch kinh doanh và các chiến lược đáp ứng với
tâm lý của từng dân tộc. Như dân tộc Việt Nam ta là dân tộc luôn dồi dào tình yêu
quê hương đất nước, niềm tự tôn dân tộc kiên cường bất khuất, luôn tự hào vì
những giá trị cốt lõi của ông cha để lại. Chúng ta nên đánh vào điểm đó như sản
phẩm “Cao Sao Vàng” từ logo cũng ta đã thấy hình ảnh lá cờ Việt Nam lấp ló với
một ngôi sao vàng chính giữa và một vòng tròn đỏ bên ngoài rất thu hút người
Việt mỗi khi nhìn thấy. Chúng ta có thể áp dụng những đặc điểm này vào các
chiến lược marketing rất hiệu quả chẳng hạn như giới thiệu những nét đẹp làng
quê Việt Nam với bạn bè quốc tế, khẳng định chủ quyền Việt Nam với mọi người.
Và lưu ý thật kỹ đừng phạm vào những sai lầm khi đụng đến sự tự tôn của bất kỳ
dân tộc trên quốc gia nào như nhãn hàng “BurgerKing” đã sai lầm khi quảng cáo 14
ăn burger bằng đũa nó đã nỗi lên 1 làn sóng phẫn nộ và tẩy chay ở thị trường
Châu Á vì hành vi đó là hành vi phân biệt chủng tộc. Một nhãn hàng lớn khác như
“H&M” đã sử dụng bản đồ có “đường lưỡi bò” cũng nhận được rất nhiều sự chỉ
trích của những quốc gia có lãnh thổ trong bản đồ này. Nên cân nhắc thật kỹ khi
đưa ra sản phẩm hay quảng cáo nào đó ở những nơi có nền văn hoá đa dạng và đặc biệt 2.2.5.
PHONG CÁCH VÀ LỐI SỐNG:
Phong cách và lối sống của những người có điều kiện và những người không có điều kiện được
phân chia và có sự khác biệt rõ ràng. Không những vậy phong cách và lối sống còn dựa trên
nhiều yếu tố khác như đặc điểm dân tộc,địa lý và khí hậu. Dựa vào nguồn thu nhập để có thể xác
định phân khúc và phân chia được các đối tượng cho từng sản phẩm cụ thể phù hợp. Chắc mọi
người cũng biết rõ về những thương hiệu xe sang như Audi, BMW, hay Mercedes thường đề cập
và hướng tới những khách hàng chủ yếu có nguồn thu nhập cao, hay những giới thượng lưu,
doanh nhân giàu có.Phong cách cũng vậy tuỳ những quốc gia mà họ mặc những trang phục khác
nhau những người phương Tây thì họ mặc những trang phục hiện đại, những người Ấn Độ thì họ
lại thích những trang phục dân tộc của họ. Giới trẻ Việt Nam hiện nay họ ưu chuộng những mặc
hàng rẻ, đơn giản, và đa dạng mẫu mã nên rất nhiều Local Brand mở ra để phục vụ cho thị
trường này. Những người trung niên thì thích những bộ âu phục cổ điển được cách tân tinh tế
nên nhiều nhà may vẫn tồn tại đến bây giờ. Những vùng có núi và những địa hình hiểm trở thì
thường xây nhà sàn để tránh thú dữ hoặc những ngôi nhà kiên cố để tránh những thiên tai xảy ra,
nên các nhà thầu cần tránh những màu nhà “màu mè”, hiện đại nhưng lại không vững chắc. Khí
hậu cũng vậy ở mỗi nơi khác nhau thì có khí hậu khác nhau, những nơi có khí hậu lạnh quanh
năm như Bắc Cực thì nên kinh doanh những mẫu áo ấm có thể giữ nhiệt còn khí hậu nóng bức
nên cung cấp những mẫu áo mỏng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng để ngăn cản những tia UV ở
nơi đó. Đây là yếu tố có thể giúp các doanh nghiệp khoanh vùng để tập hợp các khách hàng. 2.2.6. HÔN NHÂN GIA ĐÌNH: 15
Đây có lẽ là máu chốt của tất cả tác động trên, là vị trí và có vai trò chiếm ưu thế
với mỗi người chúng ta. Tạo ra ý chí, tinh thần và sức mạnh đối với mỗi người,
không riêng gì các nhà quản trị. Khi hôn nhân hay trong gia đình đang gặp vấn đề
trục trặc thì chắc chắn bạn không bao giờ ngừng suy nghĩ và không thể nào tập
trung, và chú ý vô công việc được. Dường như không có năng lượng để làm việc,
có thể thấy đây là điều làm tác động đến hiệu quả làm việc.
Các doanh nghiệp đã đánh đồng chiến thuật kinh doanh vào hôn nhân. Vì vậy hôn
nhân có ảnh hưởng rất lớn vào
các nhu cầu trong xã hội.Và để
giải quyết những phiền toái do
những vấn đề trục trặc về hôn
nhân chúng ta nên làm ra nhiều
mô hình dich vụ giúp cải thiện
tình trạng hôn nhân cũng như
tâm trạng, nỗi lo lắng của họ.
Các nhu cầu cần có như nhà ở,
giường, bàn ghế, tủ đồ, tivi, hay
các dụng cụ cần thiết trong
nhà.. Ở những nơi dân cư đông và mức độ hôn nhân nhiều thì nên tập trung vào
các mặt hàng tả, sữa, những khu nhà trọ, chung cư, bất động sản nên tập trung vào
những nơi này. Không những vậy nhà đầu tư cũng nên xây dựng những khu vui
chơi cho trẻ có thể tự chơi còn phụ huynh có thể giải quyết tất cả nhu cầu của
mình mà vẫn an tâm về con của họ, hoặc những mô hình có thể giúp những phụ
huynh có thể vui chơi với con của mình sau một tuần bận rộn và cũng thêm phần
gắn bó gia đình hơn. Hoặc những phòng khám tâm lý để cho những người vừa lặp
gia đình có thể chia sẽ những áp lực về việc con cái hay những chi tiêu sinh hoạt
khi vừa xây dựng tổ ấm của mình, hoặc những người phải chịu áp lực về tình cảm
hôn nhân có thể thoải mái chia sẽ lấy lại tinh thần và giải quyết một cách đúng
đắn nhất và tránh ảnh hưởng đến công việc cũng như doanh nghiệp mà họ đang làm việc. 2.2.7. TÔN GIÁO: Trên thế giới có rất nhiều loại đạo nhưng chỉ có 3 đạo chính và phát triển mạnh mẽ là Thiên Chúa Giáo, đạo Phật và đạo Hồi. Dường như tôn giáo 16
có ảnh hưởng lớn về đạo đức và cách sống từng người, mỗi đạo đều có mỗi quan
niệm và con đường dẫn dắt vào đời khác nhau. Hướng tới những điều tốt đẹp và
dắt mỗi người trở thành lợi ích hay là chút đóng góp nhỏ trong xã hội. Và điều
này cũng thuận lợi cho việc buôn bán cũng như cung cấp, đầu tư của các nhà quản
trị. Như bên đạo Phật, vào các dịp lễ lớn như là vào những ngày rằm (15) của
những tháng 4, tháng 7 và tháng 10 âm lịch hằng năm cần ăn chay, và cần một số
lượng lớn lương thực để nấu, có vài doanh nghiệp lớn có thể đáp ứng nhu cầu này
như là “Đà Lạt GAP”, “Orfarm”, “Organica”,… . Hay là trong tháng 12 này, đang
cận kề với Giáng Sinh ở bên Thiên Chúa Giáo, các nhà thờ hay nhà dẫn đều
chuẩn bị dây đèn màu, xốp, giấy bạc, dây kim tuyến, hay các vật liệu khác, đạo
Hồi thì họ phải kiêng rất nhiều món ăn nên những nơi tập trung những người Hồi
giáo nên cân nhắc việc bán những món ăn làm từ nguyên liệu cấm của họ như thịt
lợn, còn những nơi tập trung đông người Phật giáo như khu vực quận 5, TPHCM
thì sẽ tập trung nhiều cửa hàng cung cấp những vật cúng kiến như lư đồng những
món ăn thường có trong những nghi lễ như chè xôi, vịt quay, heo quay, v.v Nếu
ai nhạy bén, lanh lợi thì đều tìm ra những cơ hội để kinh doanh từ những yếu tố
đơn thuần nhất. Bên cạnh cái thuận lợi thì cũng sẽ có những mối đe doạ riêng. Ví
dụ trong trong ngành công nghiệp thực phẩm (kinh doanh thức ăn nhanh). Các
doanh nghiệp lớn như KFC, Lotteria đều được xây dựng dựa trên tôn giáo hay
phong tục của từng vùng, miền. Vì mỗi tôn giáo đều có món ăn kiêng kị khác
nhau nên phải biết đáp ứng phù hợp ở từng vùng và từng đối tượng khách hàng. 2.3.
Các yếu tố thuộc về hệ thống chính trị, về sự lãnh đạo và quản lý của Nhà nước:
Trong môi trường thương mại, sự ảnh hưởng
giữa nhà nước và thị trường luôn có chức
năng giải quyết lĩnh vực riêng nhưng đều là
quan hệ hỗ trợ nhau. Bên thị trường thì sẽ bị
khủng hoảng do nền kinh tế bất ổn nên lúc
này sẽ cần sự giúp đỡ của Chính quyền nhà
nước để khắc phục. Quản lý Nhà nước sẽ
luôn thay đổi chiến lược để thay đổi mới, cải
cách thông qua tình hình kinh tế trên toàn cầu
thông qua các giai đoạn, biến cố lịch sử. Tính
đến nay, từ các bộ phận đơn vị nhà nước
dường như chi phối tất cả hoạt động về mặt
pháp lý. Cầm quyền để quyết định yếu tố đưa
ra chiến lược cải cách hoá, là chủ thể hoạt
Hình 5 – Những yếu tố về chính trị của quản lý Nhà nước.
động hàng hoá nhằm nâng giá trị toàn bộ lĩnh
vực thị trường ở trong nước và mỗi nhà quản trị. Và ta có thể thấy Nhà nước thành công xây dựng nhân tố
đúng đắn đưa ra các chiến lược mới về quan hệ lợi ích công bằng giữa nhà cung cấp và khách hàng, thị
trường sẽ phát triển chủ yếu về mặt cơ sở kinh tế, giúp cho nhà nước luôn phát triển… đã thúc đẩy được
tăng trưởng mạnh, xây dựng một nền hành chính thích ứng, là một bước đệm giúp các nhà doanh nghiệp 17
đi lên một tầm cao mới, một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ. Vì vậy, chính sách của Nhà nước nó đã tác động
rất lớn về mọi mặt trong kinh tế đến với các nhà quản trị trong từng sự kiện lịch sử vừa qua.
Cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cũng đóng góp phần rất lớn đối với các chiếc lược
cho các nguồn cung ứng trong kinh doanh. Bởi lẽ nếu thực trạng thị trường không ổn
định sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực về đầu tư cũng như sự phát triển môi trường kinh doanh
trên toàn thế giới. Nhà nước luôn chủ trương tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho các ngành
kinh tế giữa nhà hoạch định kinh doanh trên toàn cầu, giúp mở rộng qui mô thị trường,
giá trị hàng hoá được xuất khẩu có kết quả cao. Cũng như về mọi mặt của kinh tế xã hội.
Dựng lên một mối quan hệ bình đẳng, công bằng, đôi bên đều có lợi trong quan hệ đối
tác. Ví dụ: Trước thời kỳ đổi mới, thị trường nước chúng ta chưa nhận thức được mối liên
kết giữa thị trường và nhà nước, do không cân bằng được nên chúng ta thường kinh
doanh theo kế hoạch định sẵn theo mục tiêu, do đó tăng việc làm khủng hoảng thị trường,
không được cân đối. Sau khi đổi mới, thì sản phẩm đã góp phần nhà nước quản lý để
công bằng trên thị trường. Từ đó làm tăng trưởng thị trường kinh tế hài hoà và cố định.
Nhà nước cũng đưa ra luật lệ liên quan đến: Luật cạnh tranh; Luật đầu tư; Luật kinh tế;
Luật kinh tế và thuế xuất nhập khẩu…nhằm duy trì thúc đẩy. Mặt khác còn bao gồm
chính sách khác về tài chính, ngân sách như chính sách quản lí về chi phí tiền mặt… tất
cả mọi luật lệ đều ảnh hướng, chi phối đến chiến lược, kế hoạch của các chủ thể kinh
doanh. Mặt khác chính sách về thuế cũng góp phần chi phối không nhỏ đến hành vi kinh
tế của các chủ thể kinh doanh. Tác động đến chiến lược, chính sách kinh doanh, lời lãi
đều do nguyên nhân sự bất ổn định về thực trạng thị trường…Ví dụ nếu như đại dịch
Covid 19 còn phát triển, từ những rủi ro xuất phát từ kinh tế, sản xuất sản phẩm mà
khoản thuế về quyền thuê mướn mặt bằng để kinh doanh không giảm thì sẽ khiến cho các
nhà doanh nghiệp bị thua lỗ, mất đi khách hàng do gia tăng về giá cả mặt hàng. Là yếu tố
chi phối rất nhiều đến nhà đầu tư sẽ dẫn tới phá sản. Vì thế cần thay đổi đường lối đổi
mới theo môi trường vĩ mô nền kinh tế xã hội theo từng giai đoạn và điều này yêu cầu
nhà kinh doanh phải luôn chấp hành, tuân lệ theo điều luật được ban hành 2.4.
Các yếu tố công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật
Trong những năm vừa qua, kinh tế không ngừng biến động, các hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp diễn ra vô cùng sôi nổi, để có thể đáp ứng mọi nhu cầu đa dạng hóa
– hiện đại hóa của thị trường hiện nay thì các doanh nghiệp cần thay đổi phương thức sản
xuất và cách thức vận hành, áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật công nghệ vào
quá trình sản xuất hàng hóa nhằm nâng cao chất lượng cũng như tăng năng suất sản xuất.
Khoa học – kĩ thuật hiện nay chiếm vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp, nó đem
lại sự thuận tiện và lợi ích không hề nhỏ như:
Sử dụng công nghệ thông tin: dùng để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lí truyền và thu
nhập thông tin. Trong thời đại 4.0, công nghệ thông tin được ứng dụng trong các doanh
nghiệp một cách rộng rãi. Nó được thể hiện qua nhiều lĩnh vực trong kinh doanh như là:
+ Tuyển dụng nhân sự qua hình thức trực tuyến, doanh nghiệp sẽ nhận được hồ sơ
xin việc từ các ứng viên thông qua đó rà soát, chọn lọc những người phù hợp với 18
vị trí và yêu cầu mà công ty đưa ra. Nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cho việc
tuyển dụng nhân sự đem lại hiệu quả cao.
+ Giao tiếp giữa doanh nghiệp với khách hàng: thông qua công nghệ giúp việc
trao đổi giữa doanh nghiệp vs khách hàng diễn ra nhanh chóng và kịp thời. Tạo ra
nguồn khách hàng thân thiết.
+ Marketing: như chúng ta có thể thấy hiện nay việc quản cáo sản phẩm trên các
trang mạng xã hội rất phổ biến và rộng rãi. Sử dụng các nền tảng phương tiện
truyền thông góp phần quảng bá thương hiệu của công ty đến với mọi người. Một
vài trang mạng xã hội hiện nay như Facebook, TikTok, Instagram,... đang có
lượng người sử dụng đông đảo nên đây được coi như một vùng đất màu mỡ thực
hiện các chiến dịch truyền thông, quảng cáo thu hút được lượng khách hàng lớn cho doanh nghiệp.
+ Thương mại điện tử: theo kết quả cuộc khảo sát của cục Thương mại điện tử và
Công nghệ thông tin (năm 2016) cho thấy số lượng người truy cập và đã mua
hàng qua các trang mua bán trực tuyến là 58%. Trong đó, 6% người mua hàng rất
hài lòng với phương thức này và 41% người hài lòng tăng hơn so với năm 2015 (29%).
Có thể nói hình thức kinh doanh, giao dịch điện tử đã đem lại một nguồn
lợi nhuận lớn cho các doanh nghiệp. Giúp các khách hàng tiếp cận nhiều
hơn với các mặt hàng, thuận tiện trong việc trao đổi và mua bán.
Nhưng bên cạnh đó doanh nghiệp lại mắc một số trở ngại thông qua cách
làm này. Đầu tiên về vấn đề bảo mật – an ninh mạng chưa được đảm bảo,
các website có thể bị các tin tặc tấn công đánh cắp thông tin gây bất lợi
cho doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng; trong cuộc khảo sát năm 2016, cho
biết rằng 31% website TMĐT gặp khó khăn vì nguồn nhân lực chưa đáp
ứng được yêu cầu phát triển. Tiếp theo đó phần đông số lượng khách hàng
chưa sử dụng phương thức này chiếm 38% do còn lo ngại sợ bị lộ thông
tin cá nhân, nghi ngờ về chất lượng sản phẩm, phí vận chuyển khá đắt,
không có thẻ tín dụng và thẻ thanh toán qua mạng.
Trí tuệ nhân tạo (AI) được sử dụng trong các quy trình sản xuất tối ưu hơn, giảm thiểu
hao tổn trong sản xuất ngăn ngừa
thiệt hại không đáng có. Ngày nay,
nhu cầu thị trường ngày càng cao 19
và sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng ngày càng tăng nên việc ứng dụng trí tuệ
nhân tạo là điều cần thiết.
Sử dụng các thiết bị máy móc trong sản xuất: mang lại hiệu quả tiện lợi, rút ngắn thời
gian, tiết kiệm chi phí và nhân công, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Các
dòng máy ngày nay trong sản xuất đa phần là hiện đại và sử dụng các vật liệu chất liệu
cao nên máy rất bền và chắc hoạt động rất hiệu quả. Trước khi nhập thiết bị về cần thực
hiện kiểm định chất lượng, số lượng, thực hiện đầy đủ các yêu cầu trong mua bán. Song
song với sản xuất các doanh nghiệp cần chú ý bảo trì, sữa chữa máy móc để thiết bị có
thể hoạt động tốt; tình trạng máy móc thiết bị trong khâu sản xuất nước ta có tuổi thọ
trung bình trên 20 năm chiếm khoảng 40% và dưới 5 năm chỉ chiếm 27%. Việc sử dụng
máy móc quá cũ sẽ gây hao phí điện năng, dễ gây cháy nổ dẫn tới thiệt hại cho doanh
nghiệp. Khi sản xuất phải tuân thủ về các quy định về môi trường trong sản xuất. Khoa học – kĩ thuật công nghệ là công cụ hữu ích cần thiết nếu doanh nghiệp ko áp dụng những
thành tựu này sẽ là một thiệt thòi rất lớn. Không có những công cụ thiết bị hỗ trợ
doanh nghiệp sẽ khó mà phát triển cạnh tranh với các công ty khác, không đủ để
đáp ứng thị trường tiêu dùng; khó tiếp cận với khách hàng, thương hiệu ít người
biết đến, tiến độ công việc sẽ bị trì trệ.
Chúng ta có thể đưa ra một vài ví dụ về việc không áp dụng khoa học – kĩ thuật công nghệ vào
trong kinh doanh sản suất như sau:
+ Cả hai công ty A và B đều sản xuất bánh kẹo. Bên A có sử dụng trang thiết bị
máy móc để phục vụ sản xuất trong một giờ có thể hoàn thành 100kg sản phẩm.
Ngược lại bên B hoàn toàn làm bằng thủ công tốn rất nhiều nhân công và sức lao
động nhưng trong cùng khoảng thời gian như bên A, công ty B chỉ sản xuất ra 30kg sản phẩm.
+ Công ty A là một công ty nhỏ mới thành lập chưa lâu, sản phẩm thì mới ra và
chưa có trang thiết bị máy móc đầy đủ để đáp ứng việc sản xuất ra được nhiều sản
phẩm mới hơn, thời gian sản xuất sản phẩm chậm, mặt khác công ty cũng gặp khó 20
khăn trong việc tiếp cận sản phẩm của mình đến người tiêu dùng. Vì thế thị
trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra còn hạn chế, chưa thể giới thiệu sản phẩm đến
sâu hơn với tất cả khách hàng. Cảm thấy được điều mà công ty chưa có bước tiến
chỉnh vì vậy công ty đã quyết định họp các thành viên trong công ty lại và thảo
luận các phương án mới cho sự phát triển công ty, trong buổi họp họ đã tìm ra
được các vấn đề cần thiết và cấp bách nhất hiện tại là do công ty chưa biết cách áp
dụng sức mạnh của công nghệ vào sâu đến quá trình hoạt động của công ty nên
mới khiến công ty bị gặp nhiều khó khăn lại càng khó khăn hơn nữa, làm giảm sự
phát triển của công ty. Thế nên họ đã áp dụng các công nghệ vào. Đầu tiên về
khâu sản xuất, áp dụng thiết bị máy móc hiện đại, bằng chuyền sản xuất, thiết lập
hệ thống máy và các hoạt động nhân công và móc máy, tạo sự phát triển cho việc
tăng được sản phẩm sản xuất. Tiếp đến áp dụng công nghệ về truyền thông, thông
tin, họ đã cho quay các video về sản phẩm của họ và đăng lên các nền tảng mạng
xã hôi như Facebook, Tiktok,… để hấp dẫn người dùng và họ đã thành công trong
bước đầu quảng bá sản phẩm và họ đã tăng số lượng bán một cách đáng kể.
Nghiên cứu: trong lĩnh vực kinh doanh việc học hỏi, tiếp thu, chọn lọc là điều cực kì quan
trọng cho sự phát triển. Internet luôn là sự lựa chọn hàng đầu để tìm kiếm những nguồn
thông tin bổ ích để đưa vào kinh doanh sản xuất, khảo sát ý kiến của khách hàng từ đó chọn
lọc những ý kiến bổ ích đưa ra giải pháp thích hợp khắc phục cho doanh nghiệp. Muốn phát
triển và tồn tại bền vững thì doanh nghiệp phải luôn không ngừng đổi mới, thay đổi cách
thức vận hành phù hợp với xu hướng của thị trường không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài.
Phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam (tapchitaichinh.vn)
Vai trò của các loại máy móc thiết bị trong sản xuất (caobangedu.vn)
Thực trạng máy móc thiết bị hiện nay của các doanh nghiệp (speedmaint.com) 2 CÁC YẾU TỐ QUỐC TẾ: 21
Yếu tố này tạo nên sự hợp tác giữ các nước, các nhà quản trị với nhau. Hội nhập quốc tế tạo điều
kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thực hiện cho hoạt động kinh doanh của mình. Đây được xem
như là một sân chơi bình đẳng về các mặt thương mại mà trong đó các đối thủ cạnh tranh đều có
cơ hội bình đẳng như nhau. Không phân chia ranh giới địa lý, tạo nên một nền sân chơi sòng
phẳng cho các doanh nghiệp.Khiến doanh nghiệp có thể tự do cung cấp những mặt hàng của
mình.và góp phần thúc đẩy doanh nghiệp vươn lên cũng như đưa sản phẩm, dịch vụ của mình
đến gần hơn với người tiêu dùng. Nhưng bên cạnh những lợi ích đó thì doanh nghiệp sẽ phải
cạnh tranh khốc liệt hơn, nên đòi hỏi sự hiểu biết cũng như chất lượng sản phẩm của doanh
nghiệp phải thật sự chất lượng và phù hợp với xu hướng toàn cầu hoá như thời điểm hiện nay.
Như Coca-cola thời ông Muhta-Kent làm CEO ông biết cách mở rộng thị trường của loại đồ
uống quốc dân này, ông không chỉ đầu tư mãi ở một thị trường ông tìm kiếm những vùng đất
mới như những quốc gia Châu Á và ông rất thành công 2.6.
Các yếu tố thiên nhiên
Môi trường kinh doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau bên cạnh yếu
tố KH-KT công nghệ, yếu tố tự nhiên cũng đóng một vai trò vô cùng lớn.
Điều kiện tự nhiên bao gồm: vị trí địa lí, đất đai, khí hậu, địa hình, tài nguyên
thiên nhiên, ... đây là yếu tố quan trọng quyết định đầu vào và hiệu quả sản xuất.
Đối với nhiều ngành nghề sản xuất và kinh doanh điều kiện tự nhiên là yếu tố
quạn trọng để tạo nên lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ. Chẳng hạn
như Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch
rất lớn vì có nhiều bờ biển dài, nhiều rừng núi với các hang động tuyệt đẹp.
Ngành nông nghiệp ở Nam bộ phát triển mạnh hơn miền Trung và miền Bắc vì có
hệ thống sông ngòi chằng chịt vì có đất đai phì nhiêu. Hiện nay cộng đồng người
tiêu dùng có xu hướng ủng hộ các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm thân thiện
với môi trường, các doanh nghiệp vận hành theo cách thức bảo toàn và tôn trọng
môi trường sẽ đưa mọi người đánh giá cao hơn và ngược lại.
Môi trường tự nhiên là thế giới xung quanh cuộc sống của chúng ta, là nguồn lực dồi dào
cho các nhà quản trị khai thác và phát triển cho doanh nghiệp của mình. Với sự ảnh
hưởng sâu sắc đến doanh nghiệp thì rất được các nhà quản trị xem xét và hướng đến sự
phát triển toàn diện phù hợp với nhu cầu và mục đích cho doanh nghiệp và cả người tiêu 22
dùng. Nếu ta nói công nghệ - kỹ thuật hay yếu tố chính trị, pháp luật, lãnh đạo và quản lý
của Nhà nước,… quan trọng thì ta cũng không thể không nhắc đến môi trường tự nhiên
ảnh hưởng như thế nào trong việc tạo nên thị trường cung ứng của các doanh nghiệp hiện
nay, nó ảnh hưởng đến sâu sắc đến sự phát triển của các doanh nghiệp trong và ngoài
nước. Sau đây là những tác động của của yếu tố tự nhiên đối với doanh nghiệp:
Nguồn cung cấp trữ lượng: Việt Nam có nguồn kháng sản phong phú, mang lại nhiên liệu có
sẵn trong nước để hoạt động sản xuất. Các loại khoáng sản như than, dầu khí phục vụ cho
ngành nhiệt điện. Là nguồn vật chất để khai thác chế biến cho các doanh nghiệp kinh doanh
khoáng sản. Nhưng nguồn tài nguyên này cần được khai thác một cách hợp lí, tránh khai thác
quá mức gây cạn kiệt và các doanh nghiệp phải tuân thủ bảo vệ môi trường không gây ô nhiễm.
Khí hậu: tác động rất nhiều đến các sản phẩm nông sản của doanh nghiệp sản xuất nông
nghiệp. Đầu tiên, là về việc gieo trồng và thu hoạch mỗi giống, loại cây khác nhau sẽ phù
hợp với thời tiết khí hậu của từng mùa trong năm như là vào mùa đông sẽ trồng bắp cải vì
chúng chỉ có thể cuộn được lá khi ở nhiệt độ thấp, các loại rau thơm, xu hào,vv ... .
Vị trí địa lí: khu vực đồng bằng sở hũu địa hình bằng phẳng rất thuận tiện cho lưu thông, vận
chuyển hàng hóa. Các khu vực đồi núi thì có địa hình khá hiểm trở các tuyến đường lưu
thông thưa thớt, gây khó khăn trong việc vận chuyển.
Cảnh quan thiên nhiên: du lịch đang diễn ra rất sôi nổi ở nước ta, Việt Nam có nhiều điểm
đến đẹp và độc đáo thu hút được lượng khách du lịch trong nước và quốc tế mở ra nguồn
khách hàng cho các doanh nghiệp du lịch. Chúng ta có thể kể đến một vài điểm đến nổi bật ở
nước ta được UNESCO công nhận như vịnh Hạ Long, Tràng An ( được UNESCO công nhận
là di sản thế giới năm 2014), thánh địa Mỹ Sơn – Quảng Nam,...
Thiên tai: gây ra ảnh hưởng tiêu cực đối với hoạt động kinh doanh sản sản xuất. Miền Trung
là nơi thường xuyên xảy ra thiên tai, bão lũ gây nên ảnh hưởng nặng nề đối với hoạt động
kinh doanh mọi cơ sở vật chất, cây trồng, gia súc gia cầm đều bị thiệt hại nặng nề lên đến hàng tỉ đồng.
♦ Yếu tố tự nhiên cũng tác động không hề nhỏ đến sức mua, khả năng tiêu thụ, bán hàng
cũng như chiến lược phát triển bền vững của các doanh nghiệp, tổ chức. Sự biến đổi khí
hậu đang là thách thức to lớn đối với Việt Nam cũng như trên thế giới hiện nay. Theo
đánh giá của các tổ chức quốc tế cho thấy Việt Nam được xem là 1 trong 5 quốc gia bị
ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu với nền nông nghiệp còn phụ thuộc rất nhiều vào
tự nhiên như hiện nay, có thể nói ở Việt Nam các doanh nghiệp làm về nông nghiệp đã
rất chủ động và thường xuyên xem xét, đánh giá và dự báo tác động của biến đổi khí hậu
để có thể kịp thời đưa ra nhiều giải pháp ứng phó và hỗ trợ kinh tế nông nghiệp được phát
triển bền vững. Nhưng cũng có thể thấy, ở nước ta hằng năm đều có bão lũ thường ảnh
hưởng rất lớn đến cuộc sống cũng như các doanh nghiệp mà yếu tố tự nhiên chiếm tỉ lệ
phần trăm cao trong quá trình sản xuất và phát triển của doanh nghiệp. 23
♦ Bên cạnh đó, nó không chỉ là lực lượng gây họa cho doanh nghiệp mà còn là cái cái nôi
của cuộc sống này, đem đến sự phát triển to lớn góp phần tạo nên sự phát triển sâu sắc
cho các doanh nghiệp mà rất cần có yếu tố tự nhiên tác động đến. Đối với nhiều doanh
nghiệp kinh doanh hải sản, lâm sản, khoáng sản,…. thì thiên nhiên đem đến nguồn
nguyên liệu phong phú, góp phần tạo nên giá trị đặc sắc cho doanh nghiệp. Cũng vì thế ta
có thể thấy rõ ở Việt Nam, vũng đất được tạo hóa ban tặng nguồn thiên nhiên phong phú
thích hợp phát triển về du lịch, nơi thích hợp cho những ai có nhu cầu đi du lịch. Và dầu
mỏ ở tận sâu trong lòng đất rất nhiều, các nước như Ả rập Saudi với số trữ lượng dầu mỏ
là 264,5 tỷ thùng, hay Venzuela với 211,1 tỷ thùng hay Iran với 150,31 tỷ thùng,….. đem
đến sự phát triển thịnh vượng của các doanh nghiệp khai thác dầu khí. Các rừng cây cao
su đem đến chất lượng cao su tốt nhất đến cho doanh nghiệp sản xuất nệm làm góp phần
đẩy mạnh nhu cầu cuộc sống con người được toàn vẹn và tốt hơn góp phần phát triển
kinh tế của doah nghiệp thậm chí kinh tế quốc gia phát triển làm cho thế giới được. Phần 3: Kết luận
Doanh nghiệp cần phải hiểu biết sâu rộng các thành phần vĩ mô để hiểu rõ được
sự đặc trưng từng yếu tố lớn, nhỏ mà môi trường tác động lên các tổ chức. Qua
các yếu tố này cá nhân mỗi người có thể hiểu rõ, môi trường vĩ mô bao gồm các
thành phần trong xã hội xã hội phổ biến rộng rãi, các vấn đề có tác động lên toàn
bộ chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp. Chúng ta không thể kiểm soát, xoay
chuyển được các yếu tố trong môi trường vĩ mô. Các yếu tố này sẽ mang lại
những tiềm năng mới cho doanh nghiệp cũng như các thử thách đối với các doanh
nghiệp. Chú ý các yếu tố vĩ mô về kinh
tế, luật pháp, chính trị, công nghệ có
thể tác động chậm hoặc không rõ ràng
đến doanh nghiệp của bạn những nếu
nắm bắt được các xu hướng dù là nhỏ
nhất và tận dụng các yếu tố đó thành
công thì con đường phát triển công việc
của bạn sẽ gặt hái được nhiều thành quả
to lớn. Vì các tổ chức không thể giải
quyết bài toán khó từ môi trường vĩ
mô, vì thế họ phải tìm cách hòa nhập
với nó thì con đường kinh doanh có thể mở được cánh cửa của sự hiện hữa và
phát triển mạnh mẽ. Góp phần thúc đẩy các tổ chức đề ra những kế hoạch định
thông minh, mục tiêu táo bạo cho tổ chức của họ để đáp ứng nhiệm vụ đặt ra 1
cách hoàn thiện nhất có thể. 24