Suy nghĩ về thơ lục ngôn xen thất ngôn trong Quốc âm thi tập | Tạp chí văn học số 4, 1980

Suy nghĩ về thơ lục ngôn xen thất ngôn trong Quốc âm thi tập; Sự sáng tạo thể thơ đầu tiên trong văn học Việt Nam thời trung đại,... Tài liệu gồm 66 trang giúp bạn tham khảo. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:

Văn học 91 tài liệu

Trường:

Tài liệu khác 1.4 K tài liệu

Thông tin:
66 trang 8 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Suy nghĩ về thơ lục ngôn xen thất ngôn trong Quốc âm thi tập | Tạp chí văn học số 4, 1980

Suy nghĩ về thơ lục ngôn xen thất ngôn trong Quốc âm thi tập; Sự sáng tạo thể thơ đầu tiên trong văn học Việt Nam thời trung đại,... Tài liệu gồm 66 trang giúp bạn tham khảo. Mời bạn đọc đón xem!

102 51 lượt tải Tải xuống
1
MẤY SUY NGHĨ VỀ THỂ THƠ SÁU LỜI (LỤC NGÔN)
XEN BẢY LỜI TRONG QUỐC ÂM THI TẬP
NGÔ VĂN PHÚ
Thơ Nguyễn Trãi (Ức Trai di tập) bao gồm một phần thơ chữ Hán và một phần thơ
Nôm. Theo tài llệu n sưu tập được đến ngày nay của Trần Khắc Kiệm, Quý Đôn,
Dương Cung những người đời sau, thì, phần chữ Hán, gồm 105 bài (không kể các
bài còn xác đinh chưa hẳn của tác giả, phần thơ Nôm bao gồm 254 bài… Thơ chữ Hán
của Nguyễn Trãi làm theo thể năm lời bảy lời. Theo thể thức thơ Đường thì đó thuộc
loại cổ thể cận thể. Thơ m của Nguyễn Trãi không hẳn thế. Trong Quốc âm thi tập
thì thơ bảy lời và sáu lời chen nhau khá nhiều. Tập thơ này, nhiều người đã nghiên cứu về
mặt nội dung, nhưng chưa ai đi sâu nghiên cứu thể loại. Mà, cho đến nay, ngoài giá trị
tưởng, ngôn ngữ, tập thơ còn là cái mốc, mang đậm dấu ấn thời gian, ghi lại được một thể
thơ Việt Nam khá đặc biệt thời kỳ chữ Nôm bắt đầu phát triển, lưu hành cho mãi đến
lúc thơ bảy lời, thơ lục bát, song thất lục bát định hình, chiếm ưu thế. Do hoàn cành đất
nước luôn luôn phải chống ngoại xâm, ch vở phần tthất lạc, không được lưu trữ,
phần do bọn xâm lược đốt hoặc vét theo chính sách văn hóa dịch, triệt hạ các tinh
hoa của các dân tộc mà chúng đến cướp nước và thống trị; do định kiến của các triều đình
phong kiến còn coi rẻ chữ Nôm, nên phần thơ Nôm trước Nguyễn Trãi, không được
truyền lại. Trong Hợp tuyển thơ văn từ thế kỷ thứ X đến thế kthứ XVII (Nhà xuất bản
Văn học) phần thơ Nôm, trừ Nguyễn Trãi, Thánh Tông, c truyện Nôm khuyết danh,
hầu như các tác giả khác chỉ sưu tập được các bài thơ chữ Hán.
Một hiện ợng thật độc đáo: những tác giả lớn, những câu lạc bộ thơ lớn, thơ
Nôm lại khá tập trung. Đó trường hợp của tập thơ Nôm của Nguyễn Trãi tập thơ
Nôm đời Hồng Đức.
Riêng Ức Trai di tập, thì phần thơ Nôm cũng khá nhiều, tỷ lệ gấp đôi thơ chữ Hán.
Điều đó chứng tỏ, Nguyễn Trãi cũng thích làm thơ Nôm lắm. Xét theo mặt đề tài, thơ chữ
Hán bao gồm nhiều i trong suốt cuộc đời xuất xứ của ông lúc đắc thời cũng nkhi
2
long đong, lận đận; lúc công thành danh toại cũng như khi bị bỏ rơi, ẩn dật Côn Sơn.
Tập thơ Nôm thì không thế, dấu ấn thời làm quan, giúp vua Lê rất ít, các bài thơ phần lớn
nghiêng về việc nói chí mình, nói những quan niệm của mình về cuộc sống, về đạo đức,
thác m trạng trong sáng ưu thời mẫn thế của ông… Triều đình cho nôm na cha
mách qué, nhưng thơ Nôm vẫn là nguồn tâm đắc của ngườ làm thơ. Dù không được coi là
chính thống, thơ m, vẫn chiếm một vị trí văn học khá quan trọng trong đời sống văn
hóa thời ky. Việc ngâm vịnh thơ Nôm cũng một sinh hoạt phổ biến của các nhà
nho.
Thơ m thời y, thì thể thơ sáu lời xen bảy lời lại thịnh hành n thơ bảy lời.
Quốc âm thi tập một tập thơ rất quý. Chúng ta thể coi đó cái mốc để hình dung ra
diện mạo của một thể tViệt Nam xưa không còn nữa, cùng với các tập thơ đời Hồng
Đức và thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm sau này.
(…)
1. Về ngôn ngữ thơ và từ vựng
Giữa thơ chữ Hán tNôm chia Nguyễn Trãi, do nhiều đề khác biệt đồng
nhất. Những điểm đồng nhất là:
nhất quán về nội dung tư tưởng
nhất quán về bút pháp
- nhất quán về phong cách.
Điểm khác biệt thơ Nôm thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, do tính hội chi
phối, do quan niệm thơ chính thống đương thời về thơ Nôm. không thoát khỏi những
quy luật phát triển giữa hai dòng thơ, một được chính quyển phong kiến chọn làm
phương tiện giao lưu văn hoá; truyền ởng, quan niệm đạo đức, nhân sinh quan
thế giới quan; một phát triển theo tính đấu tranh để tồn tại, để tự khẳng định, theo sự bảo
tồn những tinh hoa của tiếng mẹ đẻ.
3
Không riêng thể thơ 6 lời với thơ 7 lời việc Đường luật hóa đến mức hoàn
thiện thể thơ m 7 lời, việc hoàn thiện đến mức tinh xảo thể thơ dân tộc 6 - 8, 77
6–8. thể hiện sức sống tuyệt vời của tiếng Việt. Đó một sự sàng lọc cái hay, cái thích
hợp với lối nói bị hạn chế; sự vươn tới và chiến thắng của tiếng Việt, của chữ Nôm so với
tiếng Hán và chữ Hán.
Sự trỗi dậy mạnh mẽ của một dân tộc ý thức về tự do độc lập, hàng nghìn năm
không tiếc u xương để giành cho được nền tự do độc lập ấy cũng phản ánh vào
trong cuộc đấu tranh ngôn ngữ. Nếu trong triết học, đã bị du nhập từ nước ngoài một cách
chính thống như: Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo; tưởng nhiều hạn chế, chi phối,
chịu ảnh hưởng sâu sắc nhưng các n n hoa Việt Nam như Trần Thái Tông, Trần
Nhân Tông, Huyền Quang, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thì Nhậm… vẫn tìm
cách lập hệ thống tư tưởng mang đậm đà bản sắc Việt Nam vì trong việc tạo lập một khoa
học ngôn ngữ bao gồm chviết các ngành liên quan với việc phát triển tiếng Việt,
trong đó văn học chủ yếu, cũng đi từ tự phát thành quy luật hóa từ phôi thai đến một
phong trào sâu rộng, đạt những thành… tựu khá nhanh. Chữ Nôm đến thời Trần (Hàn
Thuyên Nguyễn Cố) mới ra đời, đánh dấu một cái mốc lớn đầy tự hào của dân tộc.
Không được chính quyền phong kiến ủng hộ đưa vào chính thống, phát triển theo con
đường nhân dân. được các phu hâm mộ, được các nhà thơ ưu ái qua những tài
năng lớn, nó đạt hết thành tựu này đến thành tựu khác.
Từ Hàn Thuyên đến Nguyễn Trãi, liệu chữ Nôm không còn bao nhiêu. Nhưng
qua Quốc âm thi tập, qua vốn từ vựng, qua thể loại của tập thơ, ta cũng thể thấy rằng,
phải thông qua một phong trào bên ngoài như thế nào thì thơ m trong Quốc âm thi tập
mới đạt tới trình độ như thế. Mặt khác với tài thơ của Nguyễn Trãi, tiếng Nôm, thơ Nôm
ngày càng được khẳng định, vị trí vững vàng báo hiệu những triển vọng lớn sau y.
Tuy nhiên thời điểm ấy tiếng Nôm, chữ Nôm do còn non trẻ n còn nhiều mặt hạn
chế so với tiếng n, chữ Hán. Đem so sánh thơ chữ Hán của Đặng Trần Côn với bản
dịch: Chinh phụ ngầm; thơ Nôm, thơ Hán của Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Cao
Quát, ta cảm giác sự đồng nhất gần như hoàn toàn. Trình độ hai thứ thơ y hầu như
4
không chuyện phải bàn cãi. Những thơ Nguyễn Trãi, thì không thế. Ta hãy xem
hai bài thơ về mùa xuân, một Nôm, một Hán của Nguyễn Trãi:
THANH MINH
Nhất tòng luân lạc tha hương khứ,
Khuất chỉ thanh minh kỷ độ qua.
Thiên lý phần uynh vi bái tảo,
Thập niên thân cựu tận tiêu ma.
Sạ tình thiên khí mô lăng vũ,
Quá bán xuân quang tê cú hoa.
Liêu bả nhất bôi hoàn tự cưỡng,
Mạc giao nhật nhật khổ tư gia.
Dịch nghĩa:
Từ khi lưu lạc khỏi quê hương,
Đếm đốt tay đã boa lần tiết thanh minh.
Vệc chăm sóc phần mộ tổ tiền,
(Kẻ) đi xa khôn chu tất được.
Mười năm đi qua, người thân thích đã chết gần hết
Trời ấm chợt sắp vào tuần mưa rào.
Hoa đồng nở đã báo mùa xuân gần hết,
Thổi hãy gượng uống chén rượu để ngày ngày quên nỗi nhớ nhà.
CUỐI XUÂN
Tính từ gặp tiết lương thần,
Thiếu một hai mà no chín tuần
5
Kiếp thiếu niên đi, thương đến tuổi
Ốc dương hòa lại, ngõ dừng chân
Vườn hoa khóc. tiếc mặt Phi tử,
Trì cỏ tươi, nhưng lòng tiểu nhân
Cầm đuốc chơi đêm ngày khách nói,
Tiếng chuông chưa gióng ắt còn xuân
Về mặt cấu tứ, hai bài thơ hầu như đồng điệu. Bài trên xem ra vẻ buồn, nhưng
tấm lòng đôn hậu. Nén nỗĩ riêng để làm việc lớn là điều ta cảm thấy ngoài bàì.
Bài thợ thứ hai, có thdiễn ra nsau: Gặp thời tiết tốt, vài lần nữa (vài chục
ngày) thì đã gần hết chín tuần rồi. Thương cho thời thơ trẻ đã đi mất. Nhà ấm áp dần, nên
qua ngõ muốn dừng chân. Đến vườn, thấy hoa phù dung nở (xưa kẻ) còn khóc tiếc
nàng Dương Quý Phi. (Nhìn) cỏ tươi bên hồ, nhưng cỏ ấy thì chỉ ví với phường tiểu nhân
thôi. Khách say cảnh còn nói câu “Cầm đuốc đi chơi đêm mùa xuân” kia mà! Tiếng
chuông chùa chưa báo sáng thì ắt là còn hương xuân đấy!
Ý thơ của bài y khá kín đáo, mang nhiều tính ẩn dù. lẽ Nguyễn Trãi m
trong lúc lưu lạc chưa vào Lam Sơn tìm Lợi. Bài y nằm trong chùm thơ về mùa
xuân, gồm bốn bài Đầu xuân đắc ý, Đêm trừ tịch, Cuối xuân, Hoa xuân… Cả bốn bài
đều nhuần thấm một ý tứ trong cái lạnh lẽo, cái muộn màng của thời tiết đã thấy cái hơi
xuân về, một mùa xuân rất đẹp… Mỗi bài hàm một tứ. Bài thơ trên, ý tứ y lại càng rõ.
Thời gian cứ đi. Tuổi thơ, thiếu niên cũng qua đi luôn… trời đất, mùa xuân đẹp cứ
lặng lẽ nhuần thấm vào muôn cảnh vật. Mùa xuân làm m áp mọi nhà, làm bừng tỉnh thứ
hoa khiến người nhớ tới vẻ đẹp của Dương Quý Phi. Đến bờ ao, bao loài cỏ dại, cũng
sống động một cách rực rỡ… Từ thể phú, thể tỷ, tác giả tả luôn cảm xúc riêng: “Mùa
xuân còn mãi với lòng ta chứ… tiết xuân muộn nhưng lòng ta vẫn nhận ra cái vẻ
đẹp của mùa xuân”. Bài thờ nói về cảnh cũng khẳng định niềm tin tưởng triển vọng
của đất nước.
6
Tứ thơ rất mới, rất thâm thúy. Đến y giờ đọc, ta vẫn còn rung động. Tâm hồn
Nguyễn Trãi trong sáng quá! Nhưng bài trơ quả khó hiểu. thể nói, đây bài thơ
khá tiêu biểu cho thơ Nôm của Nguyễn Trãi. Nó có những yếu tố sau đây:
a) Một số từ dùng nguyên tiếng Hán chưa được dịch ra tiếng Nôm. dụ lương
thần: thời tiết tốt, ốc: nhà; trì: ao; Phi tử: nàng Phi.
b) Một số từ mang nghĩa cổ, đến nay không còn thông dụng hoặc đã được thay thế
bằng từ khác: Ví dụ: no = đủ; gióng: đánh, thỉnh,
c) Lối nói tắt mang dấu ấn của ngôn ngữ nói chứ chưa phải ngôn ngữ thành văn.
dụ các câu: Thiếu một hai no chín tuần” (Còn hai tuần nữa thì mới đủ chín tuần
của mùa xuân); “Vườn hoa khóc, tiếc mặt Phi tử” (Trong vườn, hoa đượm sương như
khóc, khiến nhớ đến ơng mặt nàng Dương Quý Phi); “Trì cỏ tươi, nhưng lòng tiểu
nhân…” (Bên ao, cỏ tươi đấy, nhưng loài cỏ với bọn tiểu nhân ta không thích);
“Tiếng chuông chưa gióng, ắt còn xuân: (Chuông chùa chưa đánh, chưa báo ban mai, ắt
hẳn đêm mùa xuân vẫn còn chưa dứt…).
d) Bài thơ dẫu không thoát được lối nói vận dụng điển tích trong sách xưa của
Trung Quốc để tả cái đẹp, tuy vậy đây còn ít chứ không đậm đặc như thơ Nôm các
thế kỷ XVII trở đi… Bài Cuối xuân trên chhai điển cố: Câu 5 gợi đến câu thơ tả
Đường Minh Hoàng nhớ ơng Quý Phi của Bạch Dị: “Phù dung như diện, liễu như
mi; Đối thử như bất lệ thùy” (Hoa phù dung như gương mặt, lá liễu như lông mày;
Trước cảnh ấy ai người chẳng khóc…), câu 7 dẫn câu: “Cổ nhân bỉnh chúc dạ du”
(Người xưa thắp đuốc chơi đêm) trong bài Xuân dạ yến đào viên từ của Lý Bạch.
Nhưng cũng những yếu tố y khiến Quốc âm thi tập thành văn bản giá trị nhiều
mặt. Từ đây ta thể tìm thấy nghĩa xuất phát của những từ đã biến nghĩa, dụ: no
trong no đủ; ngặt trong ngặt nghèo, gìn trong giữ gìn, tây trong riêng y… những từ cổ
hiện nay không còn lưu hành trong sinh hoạt nữa như: mựa, liễn, tua, bui, nhẫn, dắng dõi,
đâu đang, anh tam, song viết, v.v…
7
Những từ thời quá độ của âm gốc ờng sang âm Việt. dụ: giầu (tlầu, trầu),
trời (blời), trâng (blăng), giận (tlận, trận), v.v…
Những từ Hán Việt sau y được thay thế bằng tiếng Việt. dụ: trì (ao), nhi tôn
(con cháu), trợ đánh (đánh hôi), đệ huynh (anh em), lục (xanh), thức (vẻ), cố gia (nhà cũ),
thi khách (khách thơ), v.v…
Rõ ràng, những yếu tốy cản trở việc giao lưu tình cảm giữa người viết và người
đọc, phản ánh tiếng Nôm chưa được hoàn thiện và trong sáng; ngữ pháp, cú pháp chưa ổn
định. Ta không lạ trong Hồng Đức quốc âm thi tập, do quy luật phát triển với một tốc
độ nhanh, một khi đấu tranh thắng lợi, tự khẳng định, tiến tới được coi trọng, được
chính vua, tôi triều đình dùng ngâm vịnh, tiếng Việt đã nhanh chóng khắc phục được
những yếu tố kể trên. Ngay một bài thơ khó hiểu nhất thời Hồng Đức cũng dễ hiểu n,
gần với chúng ta hơn về ngôn ngữ. Ví dụ, bài Chùa Trấn Quốc:
Trung lập kiền khôn giữa đế đô,
Mang danh Trấn Quốc ở Tây hồ.
Xuân thu thêm có mười phần lạ,
Hoa cỏ dành hay một thức phô
Hây hẩy hương trời thơm nữa xạ
Làu làu đèn bụt rạng như tô.
Kìa ai đủng đỉnh làm chi đấy,
Một tiếng kình khua, một chữ mô.
2. Sự hình thành thể thơ sáu lời
Cho đến nay chúng ta chưa đủ tài liệu để trở về nguồn gốc của thể thơ 6 lời
này. Trước Quốc âm thi tập chưa có tập thơ nào ghi lại được ththơ 6 lời xen 7 lời. Theo
sử sách, đến thời Trần, Hàn Thuyên, làm văn tế m đuổi sấu, nhưng bài văn của
ông cũng không được giữ lại.
8
Do lấy tiếng Hán, chữ Hán m phương tiện chính thức giao lưu văn hóa trong
ngoài nước, nên các thể thơ Đường, Nhạc phủ, phú lục, văn sách đã sớm du nhập vào
nước ta. Khi tiếng Nôm, các nhà thơ Việt Nam ứng dụng ngay. Điều đó cũng dễ hiểu
dễ tìm nguồn gốc. Nhưng với thể thơ 6 lời, thì trong Kinh thi, Sở từ các thể thơ
khác cũng không tìm thấy. Kinh thi đó đây chỉ thấy mấy câu thơ 6 lời xen vào không
đáng kể với khối lượng ba trăm bài (Bắc Môn, Phạt đàn, ơng chi thủy, Thượng u
điền hành…). Những câu 6 trong các bài y xen với các u 3, 4, 7, 9 lời chứ không
phải cách xen 6 lời 7 lời trong Quốc âm thi tập. Tthời Trần còn u lại bài thơ của
nàng Điểm Bích:
Vằng vặc trăng mai ánh nước,
Hiu hiu gió trúc ngâm sênh.
Người hòa thanh lịch cảnh hòa lạ,
Mâu Thích Ca nào thuở hữu tình.
Dòng thơ m trong truyện Nôm, trong văn học dân gian (ca dao, dân ca) lại
hướng đi khác, nghiêng về lục bát, song thất lục bát, các câu dài ngắn khác nhau, tạo
được sự bổng trầm, luyến láy của âm thanh, tạo được nhiều vẻ của giai điệu, dễ nhạc,
dễ hát.
Thể thơ 6 lời xen 7 lời, thể do các nhà nho ta tự sáng tạo ra… Trong Việt
Nam văn học sử yếu, ông Dượng Quảng m gọi thể y loại lục ngôn. Ông định
nghĩa: “Thơ lục ngôn thể thơ c câu lục ngôn xen với các câu thất ngôn”. Thật ra
đây loại thơ 6 lời xen 7 lời (từ hai thể 6 lời 7 lời chế biến thành). Chứ lục ngôn thể
như đúng nghĩa của chỉ tìm thấy vài bài ở trong Hồng Đức quốc âm thi tập. Vậy là thơ
Nôm thời kỳ này có những thể loại sau, cùng song song tồn tại:
thơ sáu lời
thơ sáu lời xen bảy lời
thơ bảy lời
9
thơ lục bát (6-8)
thơ song thất lục bát (7 –76-8)
Những thể thơ y ngày càng được hoàn thiện làm trong ng tiếng Việt trong
văn học có chữ viết.
Từ những điều trên, chúng tôi thấy, Nguyễn Trãi, với tài tcủa mình, về hình
thức, đặc biệt về mặt nội dung, đã chính thức coi thơ Nôm là một điều tâm đắc. Với Quốc
âm thi tập, Nguyễn Trãi đã đem một cách nghĩ Việt Nam, một tâm hồn thơ Việt Nam;
đặc biệt tâm hồn vằng vực như sao Khuê của ông. Đó nét mới, một đóng góp lớn
cho loại thơ y định hình tồn tại. Ông đưa vào những đề tài Việt Nam, cảnh sắc Việt
Nam hoàn toàn, những đề tài hết sức dung dị như lợn, cây mía… Như trên đã nói, đề tài ở
hai phần thơ Nôm Hán khác nhau. Những bài viết vchiến công, về hiện thực trong
lúc làm quan, thơ khẩu khí tặng bạn Nguyễn Trãi đều m bằng thơ chữ Hán: Tặng
hữu nhân (Tặng bạn), Thần Phù hải khẩu (Cửa Thần Phù), Quan duyệt thủy trận (xem
duyệt thutrận), Đề kiếm (Đề ơm), Hạ tiệp (Mừng thắng trận), Họa vận Trần Thượng
thư đề Nguyễn bố chánh thảo đường (Hồn thơ Thượng thư họ Trần đề nhà tranh của quan
bố chánh họ Nguyễn)… nhưng những bài thơ kín đáo, tâm trạng hòa đằm vào tình yêu,
thiên nhiên, đất ớc, ông lại viết bằng thơ Nôm. ng một chủ đề, ông diễn đạt nhiều
vẻ. sau y, người sưu tầm đưa các bài thơ làm những thời kỳ khác nhau, vào một
thể loại như Mạn thuật, Thơ y cỏ, Thơ cầm thú, Thơ giãi y tâm sự (Trần tình)…, ta
đọc qua bài nọ sang bài kia không thấy nhàm. Thời y, tiếng Nôm so với tiếng Hán, số
vốn liếng về ngôn ngữ còn ít ỏi hơn, nhưng Nguyễn Trãi đã vận dụng hết ưu thế của nó.
Ông chỉ thêm vào những từ nào ngày y còn dùng từ Hán Việt tiếng Nôm chưa từ
thôi.
Ví dụ: Bài Ngôn chí thứ 13:
Tà dương bóng ngã thuở giang lâu,
Thế giới đông nên ngọc một bầu
Tuyết sóc treo (bleo) cây điểm phấn,
10
Cõi đông gii nguyệt in câu
Khói chìm thủy quốc quyên phẳng,
Nhạn triệu hư không gió thâu.
Thuyền mọn còn chèo chăng khứng đỗ,
Trời (blời) bạn tối ước về đâu.
Trong bài này các từ Hán Việt là: tà dương (ánh mặt trời chiều), giang lâu (lầu bên
sông), sóc (phương bắc); thủy quốc (mặt nước), hư không (trời thẳm), những từ ấy thì các
nhà thơ thế ksau vẫn còn dùng lẫn với tiếng Nôm. Nhiều bài, hầu như Nôm cả.
dụ:
Gốc thành Nam, lều một gian,
No nước uống, thiếu cơm ăn
Con đòi trốn, dường ai quyến,
Bà ngựa gầy, thiếu kẻ chăn.
Ao bởi hẹp hòi khôn thả cá,
Như quen xú xưa, ngại nuôi vằn.
Triều quan chắng phải, án chẳng phải,
c thành Nam, lều một gian
(Thủ vĩ ngâm)
Hoặc:
Thân nhàn dầu tới dầu lui,
Thua được bằng cờ ai kẻ đôi
Bạn cũ thiếu đâu đèn liễn sách,
Tính quen chăng kiếm trúc cùng mai.
11
Cày chống tuyết ngâm đòi cảnh,
Cuốc chơi xuân khắp mọi đồi.
Con cháu mựa hiềm nô bộc tiện,
Nhìn đầu cam quýt ấy là tôi.
(Ngôn chí bài 12)
Nguyễn Trãi người mở đường cho việc khi làm thơ vận dụng cho hết cái đẹp
của tiếng mẹ đẻ. Ông coi thơ Nôm phương tiện để mình giãi y những điều thầm kín;
hấp thụ, nghiền ngẫm của mình về cuộc sống. Ông dùng thơ m nói khá nhiều về đạo
làm người, về cách xử thầm nhủ giữ sao cho nguyên vẹn phẩm chất cao đẹp của con
người. Ông thương dân, yêu nước, chỉn chu với tất cả mọi người. Mỗi bài thơ của ông
một lời gửi gắm, một nỗi giãi y tâm trạng hồn hậu của Nguyễn Trãi dành trút vào phần
thơ Nôm nhiều hơn.
Không phải ngẫu nhiên, Hồng Đức quốc âm thi tập có những giá trị rất quý
về nhiều mặt, tạ đọc Quốc âm thi tập vẫn thích hơn. Bởi lẽ, sang thời Hồng Đức lối thơ
ngâm vịnh, thù tạc, vui vẻ, khoe tài thơ nhiều hơn là ký thác tâm sự, đã bắt đầu xuất hiện.
Thêm vào đó lối nói khẩu khí đế vương, anh hùng (Vịnh cái cối xay, Thăng ăn mày…) đã
thành một lối thời thượng. Rơi vào điều đó rất dễ nhàm. Mặc dù thời Hồng Đức có lợi thế
rất nhiều về vốn liếng từ vựng, về ngữ pháp, lại một phòng trào thơ Nôm rộng rãi
phát triển, nhưng nhiều bài không được hay bằng thơ Nguyễn Trãi. Cùng vịnh y Mai
già, Nguyễn Trãi viết:
Hoa nẩy cây nên thuở đốc sương,
Chẳng tàn chẳng cỗi hay phong quạng.
Cách song khác ngỡ hồn Cô Dịch,
Quáng bóng in nên mặt Thọ Dương
Đêm có mây, nào quyến nguyệt,
Ngày tuy gió, chẳng bay hương
12
Nhờ ơn vũ lộ đà no hết,
Đông đổi dầu dông, hãy một dường
Hồng Đức quốc âm thi tập viết:
Dòng dõi Giang Lăng tiếng đã đồn,
Già còn hơn nữa thuở còn non.
Xuân thêm cốt cách hương còn bội,
Tuyết giúp tinh thần ngọc hãy còn
Kể mặt hay thông đều bạn tác,
Theo chân chiếm bảng những em con.
Tiết là đá sắt thêm khoe muộn,
Sực nức danh thơm kiếp chẳng mòn.
Rõ ràng bài trên lối thể hiện khác hẳn, từ cây Mai già, cách dựng ý của bài thơ tìm
từ phẩm chất của loài hoa. Hai câu 3 4 i: Khi được dùng thì sự trong trắng của hoa
càng tôn thêm vẻ đẹp của nữ thần núi Dịch gương mặt con gái Tống Đế. Đến
lúc trời không trăng, lúc gió mạnh thì hoa vẫn thể tạo lấy được vẻ đẹp, hương thơm.
Trời đất đã tạo cho mai phẩm chất y, nên, giữa mùa đông lạnh lẽo thế nào, y Mai già
vẫn giữ nguyên cốt ch. Bài thơ sau thì những ý tứ đều mượn trong sách vở, trong thơ
cổ, rơi vào thứ sáo mòn đã gặp.
Trong Hồng Đức quốc âm, lối chơi chữ để thấy cái lạ chứ không phải chuyện
cách tân về nội dung, đã dần dần lộ. Ví dụ bài Ngư giang hiểu vọng (Sông và thuyền nhìn
qua buổi sớm) theo lối thơ song điệp:
Sông lồng lộng, nước mênh mênh,
Lườn lượn chèo qua nép nép mình
Gió hiu hiu, thuyền bé bé,
13
Mưa lún phún, nón kềnh kềnh.
Chuông chiều mỗi mỗi, coong coong gióng,
Mõ xã lâu lâu, cốc cốc lềnh
Bến liễu đâu đâu, tìm mộng mộng,
Đường về thản thản, nguyệt chênh chênh
Thơ Nguồn Trãi hầu như không lối chơi chữ như thế. Thơ của ông mỗi tiếng
một tiếng tâm tình, nói được điều mình muốn nói với mình hoặc nói với mọi người. Ông
không bao giờ chỉ tả cảnh đẹp, mà thường ký thác tâm sự trong bài thơ:
Đủng đỉnh chiều hôm dắt tay,
Trông thế giới phút chim bay.
Non cao, non thấp, mây thuộc,
Cây cứng, cây mềm, gió hay
Nước mấy trăm thu còn vậy,
Nguyệt bao nhiêu kiếp, nhẫn này.
Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết,
Bui một lòng người cực hiểm thay.
(Mạn thuật – bài 4)
Cũng tả cảnh nhưng hai câu: “Non cao, non thấp, y thuộc; y cứng, y mềm,
gió hay” (Núi cao hay núi thấp mây thuộc cả mà; y cứng hay cây mềm thì ngọn gió
đã biết) thì tả cảnh mà là nhận xét về việc đời.
Tất nhiên ở tập thơ Nôm Hồng Đức cũng có nhiều vẻ đẹp, cái hay về mặt nội dung
lẫn hình thức, nhưng cũng không giấu được nhiều ảnh hưởng không tốt của lối thơ sáo
mòn từ phần văn học chữ Hán phả vào… Quốc âm thi tập, càng đọc, càng thấy vẻ hay, vẻ
độc đáo của nó…
14
***
Nguyễn Trãi không để lại những quan niệm của ông về thơ ca, về ngôn ngữ.
Nhưng qua Quốc âm thi tập của ông, ta thấy được sự đóng góp rất lớn của ông trong lĩnh
vực này, nhất là nhờ tiếng Việt, trong giai đoạn tiếng Nôm chữ Nôm mới hình thành, phải
vượt lên biết bao khó khăn về công luận, về quan niệm, về những quy luật khách quan
của bản thân ngôn ng để tồn tại, để đấu tranh với thứ ngôn ngữ phải mượn từ ớc
ngoài.
Nếu như địa chí là sách mẫu mực về khoa nghiên cứu địa thời Tiền Lê,
Quân trung từ mệnh tập mẫu mực cho lối thư từ, công hàm, bị vong lục cổ về đối
ngoại, thơ Nộm của Nguyễn Trãi giữ một vị trí mở đường cả một dòng văn học mới của
thơ ca Việt Nam.
(Theo Sáu trăm năm Nguyễn Trãi, NXB Tác phẩm mới, H, 1980)
15
NGUYỄN TRÃI VÀ THỂ THƠ VIỆT NAM TRONG
QUỐC ÂM THI TẬP
PHẠM LUẬN
Sáng tác thơ của Nguyễn Trãi hiện còn gồm hơn một trăm bài viết bằng chữ Hán
254 bài bằng tiếng Việt. Làm thơ bằng tiếng Việt khi tiếng đó chưa trở thành chủ ngữ
trong văn học dân tộc, khi văn học chữ nôm chưa hình thành được lời thơ riêng, Nguyễn
Trãi vẫn phải dùng thluật Đường như khi sáng tác tbằng chữ Hán. Thơ m của
Nguyễn Trãi những bài rất đúng quy cách niêm luật thơ Đường hay như bài 158
diễn tả tâm tình những ngày về hưu bắt buộc Côn Sơn; cũng những câu luật Đường
rất đẹp đã đi vào trí nhớ mọi người:
Nước biếc nón xanh thuyền gối bãi,
Đêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu.
(Bài 153)
Nguyễn Trãi đã vận dùng thi pháp đời Đường môt cách thành thạo. Thi đã thử
thách ngòi bút của nh theo hai ớng tiếng Hán tiếng Việt. đã ghi được một
thành công vẻ vang
Tuy nhiên, Nguyễn Trãi cũng như nhiêu nhà thơ đương thời, vẫn muốn đim một
thể thơ dân tộc, một thể thơ khả năng diễn đạt những đối tượng thơ bằng tiếng nói
nước nhà theo nếp cảm nghĩ của đồng bào mình.
Làm thì cũng phải bắt đầu từ những cái đã có, Nguyễn Trãi đã bắt đầu từ thể
luật Đường. Nhìn chung dáng dấp thơ trong Quốc âm thi tập không khác mấy so với thơ
thể luật Đường. Nhưng quan sát tỷ mỷ thì thấy trong Quốc âm thi tập số bài hoàn toàn
đúng quy cách thơ Đường không nhiều. Số lớn các bài thơ đều ít nhiều chỗ viết khác
niêm luật thơ Đường. Đây không phải trường hợp câu thơ “khổ độc” Xuân Diệu đã
mấy lần lưu ý người đọc:
16
Tuổi cao, tóc bạc, cái râu bạc
(Bài 99)
Và câu thơ “khổ độc” ấy được tác giả “cứu” ở câu tiếp theo:
Nhà ngặt, đèn xanh, con mắt xanh.
Hai câu y, thể tĐường vẫn dung nạp. Đấy nói đến những hiện tượng “vi
phạm” niêm luật thể thơ Đường, hay nói đúng hơn, những hiện ợng viết khác quy cách
thể thơ ấy, những hiện tượng không thấy trong thơ chữ Hán của cùng một tác giả.
Trước hết vnhững câu 7 tiếng. Ta gặp trong Quốc âm thi tập những câu 7 tiếng
lối ngắt nhịp (3/4) khác lối ngắt nhịp của thể thơ Đường (4/3). Loại câu y thường
sóng hàng trong cùng một bài thơ:
Vừa sáu mươi dư tám chín thu,
Lưng gầy da sĩ tướng lù khù
(Bài 15)
Đất thiên tử dưỡng tôi thiên tử,
Đời thái bình ca khúc thái bình
(Bài 65)
Áng cúc thông quen vầy bậu bạn,
Cửa quyền quý ngại lượm chân tay.
(Bài 75)
Rượu đối cầm đâm thơ một thủ,
Ta cùng bóng liễn nguyệt ba người.
(Bài 76)
Trúc Tưởng Hủ nên thêm tiết cứng,
Mai Lâm Bô đâm được câu thần.
17
(Bài 81)
Đứng về mặt ý nghĩa, một câu thơ thường khả năng phân tích bằng những lối
ngắt nhịp khác nhau. Nhưng cũng có trường hợp chỉ có một lối:
Vừa sáu mươi dư tám chín thu.
Câu thơ giọng đùa. Đã “vừa” lại còn “dư”: mình mới 51, 52 tuổi nhưng đã
dáng ông lão 60.
Câu thơ không thể ngắt:
Vừa sáu mươi dư / tám chín thu
Ai cũng biết Nguyễn Trãi mất năm 63 tuổi.
Hoặc:
Trúc Tướng Hủ nên thêm tiết cứng,
Mai Lâm Bô đậm được câu thần
Hai câu thơ trên chỉ có một lối ngắt nhịp 3/4. Do ngắt nhịp khác, nên các tiếng
thanh bàng, thanh trắc cũng không theo trật tự của thể luật Đường. Điều này lại dẫn đến
một hệ quả nữa là “thất niêm” theo thể luật Đường vẫn được tuân thtrong thơ chữ Hán
của Nguyễn Trãi. Ta hãy xem câu tiếp theo (bài 81):
Mai Lâm Bô đâm được câu thần,
Trưng phu non vng là tri kỷ.
Trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi, hiện tượng viết khác quy ch niêm luật thơ
Đường đặc biệt dễ thấy cũng rất phổ biến: dùng câu 6 tiếng xen với câu 7 tiếng trong
bài thơ bát cũng như tứ tuyệt. Nhiều bài chỉ dùng 1,2 câu 6 tiếng, nhưng ng một
số ít bài dùng tới 7 câu 6 tiếng xen 1 câu 7 tiếng. Câu 6 tiếng có khi ở dòng đầu, có khi lại
được bố trí giữa hay cuối bài. Đây hẳn không phải điều tình tới non 3/4 số
bài trong Quốc âm thi tập, tác giả dùng lối pha câu lục ngôn với câu thất ngôn y. Đặng
Thai Mai nhận xét: “Đây một điểm đáng cý. Trong kthuật viết thơ của Nguyễn
18
Trãi ng một sự cố gắng để xây dựng một lối thơ Việt Nam, trong đó câu 6 tiếng
dùng xen với những câu 7 tiếng, khác hẳn với quy cách niêm luật thơ Đường”.
Lịch sử phát triển văn học của nhiều dân tộc thường hiện tượng một thể thơ từ
lúc manh nha đến lúc được nhiều thế hệ nhà thơ điều chỉnh đã đạt đến một khuôn dạng
tương đối ổn định thì các dòng của thường số âm đều đặn bằng nhau. Thể thơ khi
ấy được coi “chỉnh thể”. Việt Nam cũng hiện tượng ấy. Nhưng ta lại những thể
thơ đã quen ng như “chỉnh thể” hạn độ các dòng vẫn số âm chênh nhau, như
thể lục bát, song thất lục bát, hát nói… Ta vẫn ưa thích xếp các dòng dài ngắn xen nhau
trong một bài thơ. Phải chăng đó cũng một nguyên nhân dẫn đến lối gieo vần đặc biệt
của ta: lối gieo vần lưng? Thơ Nguyễn Trãi không gieo vần lưng, nhưng sáng kiến đề
xuất một lối thơ cách luật, trong đó câu 6 tiếng xen với u 7 tiếng (theo tài liệu hiện còn
và đáng tin cậy thì Nguyễn Trãi ngươi đầu tiên dùng nhiều lối thơ này, tạm gọi thể 6
7) phải chăng bắt nguồn từ sự ưa thích vốn trong ng tác tca của người Việt
Nam?
Trong bố cục bài thơ thể 6 - 7 của Nguyễn Trãi, vị trí câu 6 tiếng không cố định.
Dùng o dòng thứ mấy, dường như tùy thuộc vào nội dung ý tứ, cảm xúc của từng
bài thơ. Chẳng hạn về đề tài Tùng, tác giả viết 3 bài tứ tuyệt liên hoàn, một bài có một
câu 6 tiếng. Bài 1 được dùng ở dòng 2, bài 2 ở dòng 3, bài 3 ở dòng 4. Sự phân lượng câu
6 tiếng trong các vòng như sau:
Trong 159 bài bát cú có 391 câu 6 tiếng: dòng 1: 50 câu; dòng 2: 43 câu; dòng 3:
56 câu; dòng 4: 56 câu; dông 5: 54 câu.; dòng 6: 54 câu; dòng 7: 37 câu; dòng 8: 41 câu.
Trong 25 i tứ tuyệt 35 câu 6 tiếng: dòng 1: 8 câu; dòng 2: 9 câu, dòng 3: 8
câu; dòng 4: 10 câu.
Đúng “Câu thơ lục ngôn đã được sử dụng những vị trí khác nhau”. (Đặng
Thai Mai). Tuy nhiên như trên, ta thấy hơn một nửa tổng số câu 6 tiếng được dùng ở vị trí
những dòng theo quy cách luật đường phải đối, tức những dòng 3, 4, 5, phần thân
của bài thơ bát hình thành một lệ không di dịch: hễ dòng 3 câu 6 tiếng thì dòng 4
19
phải là câu 6 tiếng, quan hệ giữa dòng 5 với dòng 6 cũng vậy. Thơ Nguyễn Trãi có những
bài sôi nổi, phóng túng nhưng dáng vẫn nghiêm trang phần do ông duy trì nghiêm
ngặt biện pháp đối ở phần giữa bài thơ.
Ta thể nhận rõ hơn chiều hướng thích dụng của câu 6 tiếng những vị trí có
đối, khi quan sát cách phân bố của c giả trong những loại bài sợng khác nhau về
câu đó:
Bài bát nếu 2 câu 6 tiếng thì chúng được dành nhiều hơn cho cặp dòng
đối (31 bài trong số 50 bài lối phân bố như vậy). Bài từ 3 đến 5 câu thì hoặc cặp
dòng 3 + 4, hoặc cặp dòng 5 + 6, khi cả 2 cặp những câu 6 tiếng (trong số 54 bài
thuộc loại y chỉ một bài ngoại lệ: bài 192). Bài 6, 7 câu 6 tiếng thì cả hai cặp
dòng đối đều câu 6 tiếng. Nếu chỉ 1 câu 6 tiếng thì sẽ được xếp vào một trong
các dòng 1, 2, 7, 8, tức những vị trí không đối. Không thấy trường hợp nào câu đó lại
nằm ở các dòng 3; 4 hay 5, 6.
Bài thất ngôn tứ tuyệt thường không dùng đối nên câu 6 tiếng thể được dùng
nhiều vị trí. Trong số 25 bài thất ngôn tứ tuyệt thể 6 7 chỉ 1 bài, bài 200, 2 câu 6
tiếng đối ở cặp dòng 1 - 2 (bài tứ tuyệt này được coi là nửa phần sau bài bát cú thể 6 - 7)
Thể 6–7 trong thơ Nguyễn Trãi đã giữ nguyên phép “đối” của thể luật Đường
điều đó, như trên đã trình y, có quan hệ nhất định đối với việc thiên dùng câu 6 tiếng
vị trí nào hơn. Bây giờ cần xem vị trí của câu 6 tiếng trong mối tương quan với yêu cầu
“niêm” ra sao.
Trước hết phải nói rằng bản thân việc dùng xen những câu số âm chênh nhau
trong một bài thơ, sẽ khó tránh khỏi “thất niêm”. thể luật Đường, để 2 câu có thể
“niêm” với nhau được cần thỏa mãn các điều kiện:
Số âm của hai câu đó phải bằng nhau, số âm của những đoạn nhịp tương ứng
phải bằng nhau.
Trừ âm chót cuối dòng, âm đỉnh các đoạn nhịp tương ứng (cụ thể tiếng thứ
2, thứ 4, thứ 6 mỗi câu) phải giống nhau về loại thanh bằng hoặc trắc.
20
Nếu hai câu theo luật Đường phải niêm với nhau, nhưng một trong hai câu đó
số âm ít hơn, do đó một đoạn nhịp của sẽ ngắn hơn đoạn nhịp tương ng câu kia,
như vậy niêm ở chỗ đó bị đứt.
Ví dụ: Bài 127 (bài bát cú có 1 câu 6 tiếng):
Dòng 1: Làm người thì giữ đạo trung dung,
Dòng 2: Khăn khắn dặn dò x thửa lòng.
Dòng 3: Hết kính hết gìn bề tiến thoái,
Bài 50 (bài bát cú có 2 câu 6 tiếng):
Dòng 4: Hứng nhiều Bắc hải chén chưa không.
Dòng 5: Mai chẳng x bé thương cành ngọc,
Dòng 6: Trúc nhặt x vun tiếc cháu rồng
Dòng 7: Bui một tấc lòng ưu ái cũ,
Muốn nói những câu thơ trên vẫn “đúng niêm”, người đã biện luận: (bài 50)
“tiếng thứ ba dòng 6 làm nhiệm vụ của tiếng thứ tư; tiếng thứ m làm nhiệm vụ của
tiếng thứ sáu hai dòng ấy”. Như vậy khi đọc ta phải thêm vào trước tiếng “bẻ”, tiếng
“vun” một âm vô nghĩa (“ư” hay “ứ” chẳng hạn) tạo nên một đoạn nhịp có độ dài bằng độ
dài của đoạn nhịp tương ứng dòng thứ thứ bảy. Giả dụ trong một câu thơ, một
tiếng (tương đương một âm tiết, một chữ) thể “làm nhiệm vụ” của hai tiếng: của bạn
thân của tiếng bên cạnh, hoặc không được “làm nhiệm vụ” của phải đảm
đương vai trò của tiếng vị trị khác thì biện luận này may lắm cũng chỉ thể áp dụng
đối với trường hợp bài 50. ở bài 50, giữa câu thứ 4 và câu thứ 5, giữa câu thứ 6 câu
thứ 7, trừ ba tiếng cuối câu, những tiếng còn lại không sự tương ứng trong lối cấu tạo
đoạn nhịp, xét về mặt âm thanh cũng như mặt ý nghĩa. Không thể đọc:
Mai chăng l…bẻ // thương cành ngọc//
Trúc nhặt/… vun // tiếc cháu rồng //
21
Mà phải đọc:
Mai chăng bẻ // thương cành ngọc //.
Trúc nhặt vun // tiếc cháu rồng //
Hoặc:
Mai /chăng bẻ// thương cành ngọc
Trúc /nhặt vun// tiếc cháu rồng
Thật ra trong Quốc âm thi tập rất nhiều chỗ tác giả không theo niêm” thể luật
Đường. Bài 38:
Dòng 2: Lành thay cơm cám được no ăn,
Dòng 3: Lọn thủa đông hằng nhờ bếp
Dòng 4: Suốt mùa hè kẻo đắp chăn,
Dòng 5: Ác thỏ tựa thoi xem lặn mọc.
Theo thể luật Đường để “niêm” được thì bài thơ này:
ng 3 phải là: BB TT BB T
dòng 4 phải là: TT BB TT B
Nhưng tác giả đã viết:
dòng 3: TT BB BT
dòng 4: TB BT TB
Đến đây câu hỏi cần đặt ra : Việc dùng câu 6 tiếng đã tác đông thế nào đối
với hiện tượng “thất niêm”, hiện tượng thường thấy trong Quốc âm thi tập?
những bài bát cú tứ tuyệt, nếu số câu 6 tiếng trong bài số lẻ (1, 3, 5, 7
câu) thì bài thơ phải chỗ “thất niêm”. Quốc âm thi tập 108 bài số câu 6 tiếng số
lẻ trong số 167 bài thể 6 7 (chiếm khoảng 75%).
22
Nếu số câu 6 tiếng trong bài số chẵn, hoặc bài từ 2 câu 6 tíếng trở lên thì
chỉ trừ trường hợp 2 câu 6 tiếng vào vị trí dòng 1 dòng 8 (“niêm” được với nhau với
điều kiện 2 câu đó cùng một lối ngắt nhịp), ngoài ra vào vị trí nào khác chúng cũng
đều gây ra hiện tượng “thất niêm”. Lấy ví dụ bài 98:
Dòng 2. Nhìn đỉnh tùng thu vẳng chừng
Dòng 3: Thư nhạn lạc lài khi gió
Dòng 4: Tiếng quyên khắc khoải thuở trăng
Dòng 5: Gia san cũ còn mường tượng
Dòng 6: Thân sự già biếng nói năng
Dòng 7: Khó ngặt qua ngày xin sống…
Những câu này đều thất niêm”, không phải chúng lối ngắt nhịp khác nhau
(cặp 4–5, cặp 6–7), còn đoạn nhịp cuối của từng cặp dòng phải niêm đều đối nhau
về thanh:
vẳng chừng / khi gió
thuở trăng / còn mường tượng
biếng nói năng / xin sống
Đối với thể ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, tiếng chót của từng cặp dòng phải niêm
cũng đối nhau về thanh, nhưng trong những thể thơ này, tiếng thứ 4 (trong thể ngữ ngôn
luật), tiếng thứ 6 (trong thể thất ngôn luật) luôn luôn kết hợp với tiếng trước để làm
thành một đoạn nhịp; còn trong câu 6 tiếng, tiếng thứ 5 riêng không thành một đoạn
nhịp, cũng không thể kết hợp với tiếng trước nó, chỉ thể đi với tiếng thứ 6 với
tư cách là phần đầu của đoạn nhịp cuối.
Xem xét như trên thì tất cả những bài tứ tuyệt thể 6 - 7 dù câu 6 tiếng vị trí nào,
bài thơ cũng chỗ thất niêm. Loại bát có từ 2 câu 6 tiếng trở lên gồm 113 bài, trong
đó 9 bài câu 6 tiếng được xếp vị trí dòng 1,8, còn lại 104 bài câu 6 tiếng vào
những vị trí khác, tạo nên hiện tượng “thất niêm”.
23
Như vậy, “thất niêm” hiện tượng khó tránh một khi đã dùng thể 6 7 để làm thơ.
Nếu muốn, vấn đề chỉ còn hạn chế số lần thất niêm bằng cách sắp xếp những câu 6
tiếng như thế nào để cho số lần thất niêm giảm xuống mức tối thiểu. Nhưng “vấn đề” y
hình như không được đặt ra với tác giả Quốc âm thi tập. Trên thực tế, nhiều bài thơ
thường có xu hướng để cho số lần “thất niêm” tăng lên mức tối đa.
sao trong khi sử dụng đến mức tối đa thi pháp thể luật Đường, chỉ riêng yêu
cầu “niêm” của thể thơ đó lại không được thể 6–7 xem là nguyên tắc?
Ta đã biết trong thể luật Đường, niêm biện pháp để gắn các bộ phận của bài t
với nhau, đồng thời ng biện pháp để giảm bớt sự đơn điệu khó tránh đối với một lối
thơ khuôn khổ quy cách nghiêm ngặt. Câu thơ luật Đường, lấy sự thay đổi luân phiên
các thanh bằng, thanh tú m nguyên tắc cấu tạo. Trong khuôn khổ 8 dòng 7 tiếng, 5 vần
hình thành 4 kiểu câu:
BB
BB
TT
TT
TT
TT
BB
BB
TBB
BBT
TTB
BTT
(A)
(a)
(B)
(b)
Mỗi kiểu câu đều lặp lại một lần trong bài bát cú. Để giảm bớt đơn điệu, thể luật
Đường tận dụng biện pháp tương phản trong cách sắp xếp trật tự các thanh bằng, trắc. Bài
thơ gồm 4 cặp câu, trong mỗi cặp câu trật tự bằng trắc câu trên (xuất cú) phải “đối” với
trật tự bằng trắc câu dưới (đối cú). Nếu các cặp câu liền nhau giống nhau vtrậ từ bằng
trắc thì bài thợ sẽ đơn điệu. thế biện pháp tương phản về trật tự bằng sắc không chỉ
được dùng trong quan hệ giữa 2 câu trong 1 cặp, mà phải được dùng trong quan hệ giữa 2
cặp liền nhau:
Dòng 1
xuất
BB
TT
TBB
(A)
ng 2
đối cú
TT
BB
TTB
(B)
Dòng 3
xuất cú
TT
BB
BTT
(b)
24
Dòng 4
đối cú
BB
TT
TBB
(A)
Nếu câu 1 “nhập vận”, các kiểu câu sẽ được viết theo trật tự như sau:
AB, bA, aB, bA (bài thơ bắt đầu bằng tiếng bằng)
hoặc BA, aB, bA, aB (bài thơ bắt đầu bằng tiếng trắc)
Thể 6–7 trong Quốc âm thi tập cũng dùng những câu kiểu luật Đường nên cũng
vận dụng “tính hợp lý” của biện pháp “niêm” của thể tấy. Nhưng khi những câu kiểu
luật Đường cùng với thi pháp của thể thơ ấy (bao gồm cả niêm) không đủ khả năng để
diễn tả tình ý, cảm c của nhà thơ, nghĩa khi hình thức thể thở trở thành đơn điệu với
nội dung thì nhà thơ phải tìm đến những hình thức thể thơ khác, kiểu câu thơ khác. Mỗi
thể thơ thường những tiềm năng diễn tả riêng thể thơ khác không có. Người ta
nhận xét, so với câu 7 tiếng, câu 6–8 của ta “động” hơn, thích hợp với lối kể chuyện:
gợi một cái đang trôi, đang đi. Trái lại, câu thơ 7 tiếng thích hợp hơn với những trạng
thái ngưng đọng tâm tình, gợi một cái dừng lại. Nếu không làm cho mọi sự quy
định trở thành máy móc, tuyệt đối thì cũng có thể nói thơ thất ngôn luật Đường thường
thích hợp diễn tả những khoảnh khắc trầm tự nội dung suy đó những mâu
thuẫn, xung đột thì những mâu thuẫn, xung đột y vẫn thể đi đến hòa giải. Phần lớn
các bài thơ trong Quốc âm thi tập “là những bài viết vào thời kỳ cuối đời thi sĩ” (Đặng
Thai Mai), thời kỳ Ức Trai có nhiều tâm sự hơn hết, và nhiều khi bao nhiêu ý nghĩ vướng
vít trong lòng vẫn không tìm được lời giải đáp ổn thỏa. Để diễn tả trạng thái tâm
như vậy, thể thơ 6 – 7 có lẽ “đắc thể” hơn. Lấy ví dụ bài 65:
Non Phú Xuân cao, nước Vị thanh,
Mây quen, nguyệt khách, vô tình.
Đất thiên tứ, dưỡng tôi thiên tử,
Đời thái bình, ca khúc thái bình
Cơm áo khôn đền Nghiêu Thuấn trị,
Tóc tơ chưa báo mẹ cha sinh.
25
Rày mừng thiên hạ hai của
Tể tướng hiền tài, chúa thánh minh.
Trên cái nền nhìn chung cân xứng thẳng bằng (chủ yếu do phép “đối ngẫu”
thân bài), bài thơ đồi dào những cảm xúc xen lẫn nhau cái vui thảnh thơi thoát khỏi
vòng danh lợi được sống thanh sạch, cao đẹp, có nỗi dằn vặt xót xa không thực hiện được
khát vọng về cuộc đời mình hằng ôm p; cái bực tức bật lên thành giọng mỉa mai
chua chát về những con người tầm thường đang ngự trị hội… Không đều đều, do cách
sáp xếp từ ngữ cách ngắt nhịp thay đổi những câu thơ vang lên những âm hưởng khác
nhau, đối lập nhau, bài thơ là hợp thể của nhiều kiểu câu. Và đây là câu 7 câu 8:
Thuyền mọn còn chèo chăng khứng đổ,
Trời ban tối ước về đâu?
(Bài 14)
Tuổi đã già, thế đã suy cái hăng hái muốn được tiếp tục đem công sức
nhỏ mọn - công hiến cho đời vẫn không chịu dừng. Nhưng trong đâu cũng mịt biết
đem cái hăng hái đó hướng về đâu? Bài thơ phải đi đến phần “kết”, nhưng “kết” vẫn
chưa tìm ra một sự hòa giải ổn thỏa nào. Câu thơ 6 tiếng đặt ở vị trí cuối cùng của bài thơ
nói lên đầy đủ hơn nỗi băn khoăn đó của tâm tình. Thơ Nguyễn Trãi bài buồn, câu
buồn, nhưng ngay cả thời kgay cần nhất, Nguyễn Trãi vẫn những bài thơ vui những
câu thơ rất tươi, rất trẻ đôi khi lại còn dí dỏm nghịch ngợm:
Dầu ngặt ta vui đạo ta.
(Bài 168)
Thế những cười ta rằng đánh thơ,
Dại hòa vụng nết lừ khừ.
(Bài 90)
Bít bả hài gai khăn cóc,
26
Xuềnh xoàng làm mấy đứa thôn nhân
(Bài 33)
Tình thư một bức phong còn kín,
Gió nơi đâu? Gượng mở xem!
(Bài 236)
Loàn đan ướm hỏi khách lầu hồng,
Đầm ấm thì thương kẻ lạnh lùng
Ngoài ấy dầu còn áo lẻ,
Cả lòng mượn đắp lấy hai cùng
(Bài 208)
Trong “cố gắng để xây dựng một lối thơ Viết Nam”, Nguyễn Trãi đã đưa vào thể
thơ Nôm câu 7 tiếng với lối ngắt 3/4 câu 6 tiếng. Đó kết qua những tìm tòi sáng tạo
của người Việt Nam, mà người đặt mốc đầu tiên là Nguyễn Trãi.
lẽ cũng trong xu hướng tìm tòi kiểu câu tiết tấu hợp với tiếng Việt,
Nguyễn Trãi đã đi đến câu thơ 6 tiếng. Trong Quốc âm thi tập số câu 6 tiếng chỉ chiếm
khoảng 30% số câu những bài thể 6-7, nhiều bài chỉ 1 câu 6 tiếng (50 bài/161 bài bát
cú; 15 bài/25 bài tứ tuyệt) tức so với thất ngôn bát cú, bài thất ngôn tứ tuyệt chỉ bớt đi
1 tiếng hoặc 2 tiếng. Như vậy đối với Nguyễn Trãi thêm bớt 1 tiếng, 2 tiếng trong một bài
thơ điều cân nhắc. thể chất thơ càng đẹp, càng khi được biểu hiện trên
một diện tích ngôn ngữ nhỏ nhất. Thà nói chặt chẽ đủ ý rồi, câu tchỉ 6 tiếng t
cho nó chính thức là lục ngôn, bất tất phải kéo dài nó ra cho đủ một câu thất ngôn” (Xuân
Diệu). Hãy so sánh:
Một mình lạt thủa ba đông.
với:
Một mình lạt lẽo thủa ba đông.
27
nếu ta thêm 1 tiếng vào câu 6 tiếng dưới đây, thì u thơ sẽ kém hay một cách
rõ rệt:
Tình thư một bức phong còn kín,
Gió nơi đâu? Gượng mở xem!
Cũng thể Nguyễn Trãi ưa dùng những câu ngắn… Nhưng chỗ y câu
hỏi: sao lại 6 tiếng chứ không phải 5 chẳng hạn? Nguyễn Trãi đã hai lần thử cho
câu 5 tiếng đi với câu 6 tiếng, 7 tiếng, rồi bỏ không dùng, lối thơ đó không hợp. Tại
sao không hợp? Cắt nghĩa điều đkhông dễ, nhưng chắc hẳn phần do nếp cảm, nếp
nghĩ của dân tộc, do thói quen diễn đạt của người Việt Nam. Trong thơ ta, câu thất ngôn
đi với câu ngắn hơn số tiếng lẻ (5 tiếng, 3 tiếng) ít dùng, trong khi đó Trung Quốc
hiện tượng ấy lại rất thường thấy. Nghiên cứu sự phát triển thể thơ viết bằng chữ Hán
Trung Quốc, người ta đã nhận xét khái quát: Sau khi Trung Quốc thơ ngũ ngôn thì
câu số chữ lđược người Trung Quốc xem câu tiết tấu bóp với thơ. Do đó, thơ
thất ngôn thường dùng xen với câu ngũ ngôn, tam ngôn thường không xen lục ngôn
và tứ ngôn.
Trong thể 6–7, câu 6 tiếng so với câu 7 tiếng, biến thái về nhịp dồi dào n.
Nguyễn Trãi đã vận dụng rộng rãi những đặc tính của âm thanh tiếng Việt tạo nên những
đoạn nhịp có hình thái đa dạng:
Giang sơn / cách đường / ngàn dặm /
Sự nghiệp / buồn đêm / trống ba /
Lưng khôn uốn / lộc nên từ /
Đen / gần mực / đỏ / gần son /
Một muốn / lạt / thủa ba đông /
Dành / còn để trợ / dân này /
28
Tiết tấu nhiều câu thơ thể hiện được “sự hài hoà giữa tiếng nhạc tiếng đập của
trái tim” (A–ra–gông), tiết tấu người m tphải phấn đấu nhiều mới thể đạt tới.
Xin dẫn chứng một bài thơ có tiết tấu đẹp, bài 26:
Đủng đỉnh, chiều hôm, dắt tay,
Trong thế giới, phút chim bay.
Non cao, non thấp, mây thuộc,
Cây cứng, cây mềm, gió hay.
Nước, mấy trăm thù, còn vậy,
Nguyện bao nhiêu kiếp, nhẫn này
Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết,
Bui một lòng người, cực hiểm thay
Để kết thúc bài viết n cần được đi sâu hơn y, xin nhắc lại lời đánh giá căn
cứ của giáo Đặng Thai Mai: “Cố gắng của Nguyễn Trãi trong công việc y đựng nền
thơ Nằm (trong đó thể thơ m P. L)… sẽ một hướng dẫn qbáu đối với nhiều
thi sĩ Việt Nam các thế kỷ sau này”.
(Theo Tạp chí Văn học, số 4, 1980)
29
THỂ LOẠI THƠ TRONG QUỐC ÂM THI TẬP
CỦA NGUYỄN TRÃI VÀ THI PHÁP VIỆT NAM”
PHẠM LUẬN
Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi kể từ lần đầu tiên được phiên âm đến nay vừa
được 25 năm. Đã nhiều công trình nghiên cứu về mặt nội dung ởng, tình cảm của
tập thơ, nhưng về mặt thể loại thơ thì gần đây mới được tìm hiểu.
Thể loại của tập thơ Nôm xưa nhất còn lưu lại đến nay không phải một cái
đơn nhất. Căn cứ vào hình thức loại biệt trong tổ chức chất liệu ngôn ngữ, thể thấy
Nguyễn Trãi làm thờ Nôm theo ba thể khác nhau.
1. Thể luật Đường: 42 bài (29 bài thất ngôn bát cú, 13 bài tứ tuyệt). Quy cách của
các bài thơ Nôm này không có gì khác quy cách của hầu hết những bài thơ chữ Hán trong
Ức Trai thi tập, nghĩa “đều theo Đường luật, niêm, luật, vẫn rất nghiêm chỉnh, câu
chữ đối nhau rất cân xứng” như nhận xét của cụ Tôn Quang Phiệt trong bài viết về thơ
chữ Hán của Nguyễn Trãi đăng trên báo Nhân dân, ngày 23-9-1962.
2. Thể thất ngôn trong đó kiểu tiết tấu luật Đường 4-3 dùng xen với kiểu tiết tấu 3-
4: 26 bài (loại 8 câu: 18 bài, loại 4 câu: 8 bài).
3. Thể câu sáu chữ ng xen với câu bảy chữ: 186 bài (loại 8 câu: 161 bài, loại 4
câu: 25 i), tức chiếm non 1/3 tổng số các bài của tập thơ. Chưa Nguyễn Trãi
phải người sáng tạo ra thể thơ này không, ta chỉ biết sau Nguyễn Trãi còn được
nhiều thế hệ thi sĩ làm thơ Nôm tiếp tục sử dụng như một trong những thể thơ chính
suốt thời gian dài từ nửa sau thể kXV đến thế kXVII. nửa sau thế kỷ XVIII, trong
Ngôn ẩn thi tập của Nguyễn Hữu Chỉnh, lác đác vẫn thấy những bài viết theo thể này.
Do vai trò của thể thơ y trong nền thơ viết bằng tiếng Viết thời cổ, một vai trò
không thể phủ nhận được nên người ta phủ định cho một cái tên xếp vào một
30
trong hai loại thơ: loại mượn của thơ Trung Quốc, loại do các nhà thơ Việt Nam tự
sáng tạo ra.
Trong Việt Nam văn học sử yếu, cụ Dương Quảng Hàm định danh cho “lục
ngôn thể. “lối thơ thất ngôn xen vào vài câu chỉ sáu chữ”, xếp vào loại “bắt
chước của Tàu”. Soạn giả sách Thơ ca Việt Nam hình thức thể loại còn nói hơn, đó
là “một trong các thể đặc biệt” của thơ luật Đường. Đúng là giữa bài thơ viết theo thể tạm
gọi “thể 6 - 7” với bài thơ luật Đường, vthi pháp nhiều nét tương đồng: tương
đồng về số câu trong một bài thơ (8 câu hoặc 4 câu); tương đồng về số vần lối hiệp
vần (trừ bài 126 bài 200, câu thứ nhất không “nhập vần”, bài tám câu m vần, bài
bốn câu ba vần; chữ cuối ở các câu thứ nhất, thứ hai, thứ tư, thư sáu, thứ tám hiệp vần với
nhau); tương đồng về lối đối ngẫu (trong bài tám câu, u thứ ba câu thứ tư, câu thứ
năm câu thứ sáu đối nhau). Nhưng giữa hai thể thơ sự khác biệt rất căn bản, thể
luật Đường, do yêu cầu niệm, luật chặt chẽ, nên số chữ trong các câu của một bài thơ
nhất loạt phải bằng nhau, hặc đều là năm chữ, hoặc đều là bảy chữ, còn ở Quốc âm thi tập
các câu số chữ chênh nhau lại cùng tồn tại trong một bài thơ. Đã xem thể 6 - 7 một
thể đặc biệt của tluật Đường, thì không thể không biện giải về “niêm” đối với câu sáu
chữ. Theo soạn giả ch nói trên thì những câu sáu chữ xen vào cũng phải theo đúng
niêm luật vần trong toàn bài. Trong một bài thơ “thể 6-7”, chẳng hạn câu thứ bảy
chữ, câu thứ năm chỉ có sáu chữ, vậy phải “quan niệm” thế nào để câu sáu chữ y vẫn
“niêm” được với câu bảy chữ ở trên nó? Nhà làm sách về hình thức thể loại thơ đã dẫn
cho rằng chữ thứ ba của câu thứ sáu sẽ “làm nhiệm vụ” của chữ thứ trong câu để
“niêm” với chữ thứ của câu bảy, chữ thứ năm trong câu sáu phải “làm nhiệm vụ”
của chữ thứ sáu để “niêm” được với chữ thứ sáu trong câu bảy. Tóm lại theo ch biện
giải này, câu dù chỉ có sáu chữ, nhưng nó vẫn phải làm nhiệm vụ của câu bảy chữ.
Thật ra, trong một bài đã đem câu sáu chữ, chỉ một câu, dùng xen với câu thất
ngôn, thì điều không tránh khỏi là: nếu không “thất niêm” thì cũng thất luật”. nhiên
“niêm, “luật” nói đây là “niêm”, “luật” theo thi pháp luật Đường.
31
Cũng thể nghĩ “thể 6–7” một thể đặc biệt của lối thơ cổ phong người
Trung Quốc gọi thể “tạp ngôn”. Nhưng giữa “thể 6– 7” trong Quốc âm thi tập với thể
tạp ngôn của Trung Quốc những điểm khác nhau rất căn bản. Một là, thể “tạp ngôn”
không hạn định số câu của một bài thơ, bài chỉ năm câu (như bài Bạch đà minh của
Trương Tịch), bài mười ba câu (như bài Trường tương của Lý Bạch), dài hơn nữa,
thể tới ba mươi câu (như bài thơ chữ Hán Côn sơn ca của Nguyễn Trãi); trong khi đó,
thơ viết theo “thể 6–7” của Nguyễn Trãi chỉ gồm hai loại, loại tám câu loại bốn câu,
Hai là thể “tạp ngôn”, người ta cũng dùng xen những câu số chữ xen nhau thường
loại câu số chữ lẽ. Câu ba chữ, câu năm chữ, câu bảy chữ, ít thấy câu số chữ chẵn
được dùng xen với câu số chữ lẻ, câu sáu chữ xen với câu bảy chữ, như tình hình phổ
biến trong tập thơ Nôm của Nguyễn Trãi. Về đặc điểm y của thể “tạp ngôn”, theo nhà
nghiên cứu nổi tiếng của Trung Quốc Vương Lực, thể giải thích như sau: Sau khi thể
thơ ngữ ngôn xuất hiện từ khoảng đời Đông Hán (thế k I II) trở đi, câu số chữ lẽ
thường được xem thích hợp với tiết tấu thơ Trung Quốc, thế xen vào câu bảy chữ
thường là câu năm chữ, câu ba chữ, ít thấy câu bốn chữ hoặc câu sáu chữ.
Vậy phải xem thiếu căn cứ khi nói “thể 6-7” do “bắt chước của Tàu”, hoặc
khẳng định một thể đặc biệt của c thể thơ Trung Quốc, cổ phong hay luật Đường.
người lại muốn định danh cho bằng thuật ngữ “thơ Đường luật pha lục ngôn”
nhưng xem ra vẫn điều không ổn. Bởi nói thế nghĩa thể thơ y được cấu tạo
bằng hai thành phần luật Đường không phải luật Đường. Thành phần luật Đường
chính được thể hiện trong những câu bảy. Nhưng trong Quốc âm thi tập lại tình
hình không phải câu bảy nào cũng câu luật Đường. Bên cạnh những câu bảy tiết
tấu 2-2-2-1, hoặc 4-3, nhịp cuối câu một nhịp lẻ, còn xuất hiện không ít những câu
bảy kiểu tiết tấu khác hẳn, trong đó nhịp cuối câu một nhịp chẵn: 12–2 2, hoặc
3–4. Như trên đã kể, Quốc âm thi tập 26 bài thất ngôn, trong đó câu kiểu tiết tấu 3
4 dùng xen với câu kiểu tiết tấu thất ngôn luật Đường. Tlệ trung bình giữa chúng
1/5. Ở những bài “thể 6-7” cũng có tới 50 câu ngắt nhịp theo kiểu này. Ví dụ:
Bảy tám mươi /bằng một bát tay
32
(Bài 45)
Rượu/đối cầm / đâm thơ / một thủ,
Ta / cùng bóng / liễn nguyệt / ba người.
(Bài 76)
Thạch lựu hiên / còn phun l thức đỏ,
Hồng liên trì / đã tiễn / mùi hương.
(Bài 170)
Bài bốn câu thường chỉ một câu ngắt kiểu 3–4, bài tám câu thường cũng chỉ
một, hai câu. Nhưng cũng bài tới ba câu, như các bài 15, 146, 195… Xin dẫn bài
195:
Tính từ gặp tiết lương thần
Thiếu một hai / mà no chín tuần
Kiếp thiếu niên đi, thương đến tuổi,
Ốc dương hòa lại, ngõ dừng chân.
Vườn hoa khóc / tiếc mặt Phi tử,
Trì cỏ tươi / nhưng lòng tiểu nhân.
Cầm đuốc chơi đêm này khách nói,
Tiếng chuông chưa gióng ắt còn xuân!
Đem thuật ngữ “thơ Đường luật pha lục ngôn” chiếu ứng vào bài thơ trên thấy
rõ là không thích hợp.
Tuy nhiên đến đây có điều cần làm rõ: Trong Quốc âm thi tập, những câu bảy ngắt
nhịp 3–4, những câu sáu ngắt nhịp 2-2-2, 2-4. 42, 1-3-2… tức là nhịp ở phần cuối là một
nhịp chẵn, những câu này được tạo ra phải chăng chủ yếu do tác động của thơ ca dân
gian Việt Nam? Cần xem xét lại mức độ đúng đắn của ý kiến cho rằng: “Thành tựu lớn
33
nhất của Nguyễn Trãi không phải ở chỗ đồng hoa kho từ vựng và văn liệu Hán học, mà là
ở chỗ xây dựng ngôn ngữ văn học dân tộc trên cơ sở ngôn ngữ của nhân dân và ngôn ngữ
của văn học dân gian”. Nói ngôn ngữ n học đây nói ngôn ngữ thơ, mà đơn vị của
câu thơ. Những câu thơ bảy chữ, sáu chữ của Nguyễn Trãi nói trên một đặc
điểm giống với đặc điểm của câu thơ dân gian, hoặc gốc từ thơ dân gian Việc Nam ở ch
nhịp cuối câu một nhịp chẵn: Nhưng tình hình phổ biến đặt những câu loại đó
vào trong tổng thể một bài thơ cụ thể thì thấy cơ sở để tạo ra chúng lại là chính những câu
thất ngôn luật. Hầu hết những câu loại đó ta đều thể phục hồi được nguyên thể của
chúng, vốn những câu thất ngôn luật. Mọi người đều biết cấu trúc của thể thất ngôn
luật, bát cú hay tứ tuyệt cũng vậy, là sự luân phiên của bốn kiểu câu:
BB TT TBB (Kiu A)
TT BB TTB (kiểu B)
TT BB BTT (kiểu b).
BB TT BBT (kiểu a)
Quan sát câu thơ m sáu chữ trong một bài thơ cụ thể, ta thấy được “xây
dựng trên cơ sở” của một trong bốn kiểu câu thất ngôn luật. vốn câu thất ngôn luật
bị bớt đi một chữ.
Ví dụ 1: Bài 113, m câu, câu mở bài sáu chữ, các câu khác đều thất ngôn luật.
Câu 1: “Tính ắt trần trần nẻo sinh”. Câu này xét về mặt sắp xếp âm tiết trong chuỗi ngữ
lưu, vốn thuộc kiểu câu thất ngôn luật, kiểu B, nhưng bớt đi chữ thứ năm, âm tiết trắc:
TT BB (T) TB -> TT BB TB
dụ 2: “Cội rễ bền đời chẳng động” (câu thứ 3, bài 219) nguyên thể thuộc kiu b,
bớt đi chữ thứ 5, âm tiết bằng:
TT BB (B) TT -> TT BB TT
Các câu sáu đều được tạo ra từ câu thất ngôn luật bằng cách bỏ đi một chữ trong
câu y. Chữ bị bỏ thường chữ thứ 5, chữ th4. Cũng khi chữ thứ 6 trong trường
34
hợp u sáu ngắt nhịp 3-3. dụ: “Nghỉ chờ thu / cực lạ dường” (câu thứ 2, bài 216),
nguyên thể kiểu B, bớt chữ thứ nhất, âm tiết trắc; “Nợ quân thân / chưa báo được” (câu
thứ 7, bài 12), nguyên thể kiểu b, bớt chữ thứ nhất, âm tiết trắc; “Trong tạo hóa /
mầu” (câu thứ 1, bài 153), nguyên thể kiểu A, bớt chữ thứ nhất, âm tiết bằng…
Đó là các câu sáu, còn trường hợp các câu bảy ngắt nhịp 3-4 trong Quốc âm thi tập
thì sao? Nếu chỉ quan sát về mặt tiết tấu, không xét về mặt nghĩa, thì số lớn các câu bảy
này đều có khả năng chuyển thành câu thất ngôn luật với lối ngắt nhịp 43.
Hai câu:
Rượu đối cầm đâm thơ một thủ,
Ta cùng bóng liễn nguyệt ba người.
(Bài 76)
hiện ra như sau:
TT BB BTT
BB TT TBB
hệt đúng với kiểu b và kiểu A của thất ngôn luật.
Và hai câu:
Chang cài cửa tiếc non che khuất,
Sá để thuyền cho nguyệt chở nhờ.
(Bài 108)
cũng hiện ra đúng với kiểu a và kiểu B của thất ngôn luật:
BB TT BBT
TT BB TTB
Vì thế mà cùng là hai câu thơ:
Khách lạ đến ngàn hoa chửa rụng,
35
Câu mầu ngâm dạ nguyệt càng cao.
các cụ Trần n Giáp Phạm Tròng Điềm ngắt nhịp 4–3, nhưng cụ Đào Duy
Anh lại ngắt thành 34.
Sở tình hình như vậy do phân tích nhịp theo ý nghĩa trong nhiêu trường
hợp chỉ là khả năng chứ không phải là tất yếu”
Mặt khác còn do trong ngôn ngữ Quốc âm thi tập, lớp từ đơn âm (từ thuần Việt,
từ Hán Việt, thực từ, hư từ) chiếm một tỷ lệ rất cao, tới trên 70% số từ trong toàn bộ tác
phẩm.
Qua trình y trên, ta thấy trong q trình sáng tác thơ bằng tiếng Việt;
Nguyễn Trãi đã tiếp thu sâu sắc thi pháp luật Đường như thế nào. Những điều đáng chú ý
hơn là, từ những tiềm năng quý báu của thể thơ Trung quốc y, Nguyễn Trãi đã có “một
cố gắng để xây dựng một lối thơ Việt Nam” một thi pháp Việt Nam giai đoạn văn học
chữ Nôm mới bắt đầu được hình tnh phát triển. những hiện tượng minh chứng
cho hướng cố gắng này của tác giả Quốc âm thi tập:
1. Về lối kiến tạo tiết tấu: Nhiều câu bảy trong Quốc âm thi tập lối kiến tạo tiết
tấu (hoặc lối y dựng các bước thơ) rất gần với lối kiến tạo tiết tu câu bảy chữ của thể
thơ tự do Việt Nam tự sáng tạo ra thể song thất lục bát. Câu thơ tiếng Việt viết theo thể
luật Đường câu bảy chữ của thể thơ Việt Nam cùng một ợng âm tiết bằng nhau,
trong trường hợp này, lối kiến tạo tiết tấu là căn cứ để phân biệt đâu là câu thơ Việt Nam,
đâu là câu thơ ngoại lai. Câu thất ngôn luật, xét về mặt kiến tạo tiết tấu, đều có thể xem là
câu ngũ ngôn luật, được thêm o đằng trước câu một bước thơ, gồm hai âm tiết. thế
nhiều câu thất ngôn luật thể rút thành câu ngũ ngôn luật không phương hại đến
tiết tấu câu thơ xét về mặt âm điệu cũng như ý nghĩa.
Ví dụ: Hai câu thơ thất ngôn luật của bài 160:
Hé cửa đêm chờ hương quế lọt,
Quét hiên ngày lệ bóng hoa tan.
36
có thể rút thành hai câu ngũ ngôn luật:
Đêm chờ hương quế lọt,
Ngày là bóng hoa tàn.
Từ hai câu ngũ ngôn luật:
Mọi sự đều nguôi hết,
Quân thân chẳng khứng nguôi.
thể tạo thành hai u thất ngôn luật, nếu thêm vào trước câu ngũ ngôn này hai
âm tiết:
Nhân gian mọi sự đều nguôi hết,
Một sự quân thần chẳng khứng nguôi.
(Bài 106)
Những câu song thất của ta lối kiến tạo tiết tấu khác hẳn. Đó những câu sáu
âm tiết, được thêm vào một âm tiết đầu câu, âm tiết y thể tự làm thành một bước
thơ. vậy, câu bảy chữ thể rút thành câu sáu chữ không phương hại đến tiết
tấu thơ. Ví dụ:
Thuở / trời đất / nổi cơn / gió bụi,
Khách / má hồng / nhiều nỗi / truân chuyên
(Chinh phụ ngâm)
có thể rút thành:
Trời đất / nổi cơn / gió bụi,
Má hồng / nhiều nỗi / truân chuyên
Hay:
Nền / vũ tạ / nhện giăng / cửa mốc,
Đường / thế đồ // gót rỗ / kỳ khu.
37
(Cung oán ngâm)
có thể rút thành:
Vũ tạ / nhện giăng / cửa mốc,
Thế đồ / gót rỗ / kỳ khu.
Điều y giải sao câu bảy chữ của thể thơ Việt Nam luôn luôn nhịp chẵn,
trong khi du thất ngôn luật, nhịp lẻ lại giành được ưu thế ở phần cuối câu.
Trong Quốc âm thi tập ta gặp khá nhiêu câu lối kiến tạo tiết tấu giống lối kiến
tạo của thể ngâm sau này:
(Ắt) / đã tròn / bằng nước / ở bầu
(Bài 40)
(Tính) / ở nhu / hơn tính / ở cương
(Bài 147)
Ở những loại câu này chỉ cần một điều kiện: Tiếng đầu câu phải là một từ đơn tiết.
2. Về lối gieo vần lưng: Trong tập thơ Nôm của Nguyễn Trãi, không kể những bài
thất ngôn luật, ta gặp khá nhiều trường hợp âm cuối của câu trên bắt vần với âm lưng
chừng câu được.
a) Loại vần bằng:
C. 1: Ngủ thì nằm, đói lại ăn,
C. 2: Việc vàn ai hỏi áo bô cằn
(Bài 110)
C. 2: Cảnh lạ đêm thanh hứng bởi đâu?
C.3: Nguyệt mọc đầu non kình dội tiếng.
(Bài 19)
b) Loại vần trắc:
38
C. 7: Tay ai thì lại làm nuôi miệng,
C. 8: Làm biếng ngồi ăn lở núi non
(Bài 149)
C.3: Rủ vượn hạc xin phương giải tục,
C. 4: Quyến mai trúc kết bạn tri âm.
(Bài 119)
Về hiện ợng này, người nhật xét: “Đây chỉ do sự ngẫu nhiên chứ không
phải do dụng ý của nthơ”. Nhưng “ngẫu nhiên” thế nào mà hiện tượng đó lặp đi lặp lại
tới 215 vần, trong những 145 bài, chiếm tỷ lệ 2/5!
Hiện chưa hình thù câu thơ Việt Nam trước thời Nguyễn Trãi thế nào, nhưng
điều chắc chắn việc xây dựng “lối thơ Việt Nam”, thi pháp Việt Nam cả một quá
trình m kiếm lâu dài. Từ chỗ số chữ trong câu không nhất định đến chỗ định hình kết
hợp 6–8, kết hợp 7–76–8, thời gian cũng phải tới bốn năm thế kỷ ở thể 6–8, vầnng từ
chỗ khi gieo vào chữ đầu, khi gieo vào chữ thứ hai, thứ ba, nhất chữ thứ của câu
dưới, câu thơ đã trải qua những bước ngập ngừngcuối cùng mới định vị ở chữ thứ sáu của
câu tám. Việc định vị vần lưng thể 7–7-6–8 phải đợi đến nửa cuối thế kỷ XVIII mới
được hoàn tất với sự ra đời Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều. Trước đó qua bản
dịch Chinh phụ ngâm chẳng hạn, ta thấy vần lưng trắc có khi còn gieo vào chữ thứ ba của
câu bảy dưới, gần nửa thế kỷ sau mới được nhất loạt chuyển dịch lên chữ thứ năm.
Vần lưng bằng của câu m của khổ thơ trên khi còn gieo vào chữ thứ ba của câu bảy
của khổ thơ dưới, từ Cung oán ngâm trở đi nó mới được định vị dứt khoát ở chữ thứ năm.
Sáng tác thơ Nôm của Nguyễn Trãi phải chăng sự thể hiện một bước trong quá
trình xây dựng thi pháp Việt Nam, cuộc vận động tạo vần lưng một đặc sắc. Thơ
Nôm Nguyễn Trãi chưa thể đạt tới chỗ định vị được vần lưng. Vần được gieo vào hầu hết
các chữ của câu dưới, từ chữ thứ nhất đến chữ thứ m (nếu câu sáu), chữ thứ hai, thứ
sáu ít, chữ thứ ba nhiều hơn một chút, chiếm ưu thế hơn hết vẫn trường hợp vần
được gieo vào chữ thứ (của câu 6), chữ thứ m (của câu 7). Tức là, sau vần lưng,
39
câu thơ còn đi tiếp một bước thơ nữa, gồm hai âm tiết, rất phù hợp với lối gieo vần lưng
của thể 6–8, thể 7–7- 6–8, khi hai thể thơ dân tộc này đã đi đến ổn định.
(Theo Tạp chí Văn học, số 4, 1991)
40
MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA THỂ THƠ NÔM
CỦA NGUYỄN TRÃI VỚI THỂ THẤT NGÔN LUẬT Ở TRUNG QUỐC
PHẠM LUẬN – NGUYỄN PHẠM HÙNG
Thơ tiếng vệt bằng chNôm, thực bắt đầu từ Hàn Thuyên, đầu thế kỷ XIII
(theo Đại Việt sử toàn thư, nguyên văn ghi: “[Hàn] Thuyên hiệu năng quốc ngữ phú
thi; Ngã quốc phú thi đa đụng quốc ngữ thực thử thủy”. Phú thi đây không nghĩa
phú thơ, nghĩa như tác thi tức m thơ [1]. Nhưng thơ Nôm của Hàn Thuyên
cũng như thơ Nôm của những nho khác đời nhà Trần từ lầu đều đã thất truyền [2]
(bài tựa viết năm 1750, xếp Phi sa tập “trong tập nhiều thơ quốc ngữ” của Hàn
Thuyên Quốc ngữ thi của Chu An vào loại thơ văn “chỉ tên sách thực ra thì
không sách”) nên hiện không cứ liệu gì, ít nhưng đáng tin cậy, để biết thơ ấy
làm bằng thể gì. Việt sử thông giám cương mục (nửa cuối thế kỷ XIX) gọi thơ Nôm thời
Hàn Thuyên đời sau “Hàn luật”, nhưng sao gọi như thế thì sách lại giải thích đó
do đời sau làm thơ quốc âm bắt chước Hàn Thuyên, người tài làm thơ phú bằng
quốc ngữ [3](nguyên văn chép: “Hàn Thuyên - thiện vi quốc ngữ thi phú; Nhân đa hiệu
chi, hậu vi quốc âm thi viết Hàn luật giả thư”). Như vậy chỉ thể coi phỏng đoán
khi nói Hàn luật “là lối thơ Đường luật bằng quốc âm” [4] hoặc “Thi pháp Hàn luật chính
là áp dụng luật thơ Đường vào ngôn ngữ Việt” [5].
Một điểm đáng chú ý là Lê Thánh Tông (1442 - 1497) có lần đã nói đến “luật” của
một thể thơ Nam ông gọi thể quốc ng(“Quốc ngữ chi thể”). Đại Việt sử
đoạn ghi lại chuyện năm 1463. Thánh ng phê phán Lương Như Hộc, tác giả Hồng
Châu quốc ngữ thi, đã không biết “luật” của “thể quốc ngữ”. Nhà vua kể lại: Trước kia
“Nguyễn Vĩnh Trinh không học thể quốc ngữ, làm thơ không hợp luật” (“Nguyễn Vĩnh
Trinh bất học quốc ngữ chi thể, tác thi bất nhập pháp”). Đưa thơ y ra hỏi thử, Lương
Như Hộc không biết không hợp luật chỗ nào. Ngay trong Hồng Châu quốc ngữ thi của
Lương Như Hộc, nhà vua cũng thấy còn nhiều chỗ thất luật” [6]. Như vậy, theo Lê Thánh
41
Tông, thể quốc ngữ luật riêng, không biết luật riêng đó thì giỏi làm thơ luật Đường
bằng chữ Hán như Thám hoa ơng Như Hộc, khi làm thơ Nôm vẫn chỗ bị thất luật.
Cũng qua câu nói của Lê Thánh Tông, ta biết luật này được hình thành từ thực tế sáng tác
thơ Nôm của thế hệ nhà thơ lớp trước. Nhà thơ thuộc thế hệ lớp trước viết nhiều thơ Nôm
nhất thành công hơn hết chỉ Nguyễn Trãi, tác giả Quốc âm thi tập. thể tin rằng
luật của thể quốc ngữ chủ yếu được hình thành từ những cố gắng tìm tòi của Nguyễn Trãi
nhằm xây dựng nền thơ quốc âm của dân tộc.
Trong ngôn ngữ Quốc âm thi tập, lớp từ đơn âm chiếm tỷ lệ hơn 70%. Đại đa số từ
đơn âm là thuần Việt, chủ yếu trong lời ăn tiếng nói, trong khẩu ngữ của người Việt Nam.
Điều đó không nghĩa Nguyễn Trãi đã sử dụng những hình thức diễn đạt thơ của thơ
dân gian Việt Nam. i “Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi cho ta biết đến thế kỷ XV
hiện tượng văn học dân gian đã ào ạt vào văn học thành văn và tạo cho nó một chất lượng
mới” không căn cứ. Sự thật thì về hình thức diễn đạt của câu thơ, thể thơ trong
Quốc âm thi tập đều có gốc từ thơ thất ngôn luật Đường của Trung Quốc. Trong Quốc âm
thi tập vừa nhân tố hợp luật Đường, lại vừa có nhân tố phi luật Đường. Những nhân tố
phi luật Đường hoặc do tác giả phát triển từ tiềm năng sản trong thơ của các thi
Đường Tống hoặc là do tác giả cải biến từ nhân tố hợp luật Đường mà thành.
Sau đây xin trình bày chi tiết nhận xét nói trên.
I. CÁCH HIP VẦN TRONG THƠ
Các bài thơ trong Quốc âm thi tập từ đầu đến cuối chỉ dùng một vần vần
bằng. Trừ bài 126 bài 200 [7] câu đầu không nhập vần, vần được hiệp chữ cuối câu
1 chữ cuối các câu chẵn. Như thế xét về vị trí hiệp vần, thơ trong Quốc âm thi tập
không khác thơ chữ Hán m theo luật Đường của tác giả. Nhưng về luật dùng chữ
để hiệp vần giữa thơ Nôm với thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi lại khác nhau rất căn bản.
Luật dùng chữ hiệp vần trong 103 bài thơ chữ Hán làm theo luật Đường đều có căn cứ từ
Quảng Vận, bvận thư được biên soạn đầu đời Tống (in m 1008). mấy trường
hợp không khớp Quảng Vận, nhưng ít nhiều đã tiền lệ từ thơ trước đời Đường, hoặc
do cách đọc âm tiếng Hán của người Việt Nam đương thời [8] (trong các bài: 6, 10, 32,
42
39, 76, 95) những chữ thuộc hai vận mục ca và ma (giai) hiệp vần với nhau; thơ đời Lục
Triều ca ma hiệp vần với nhau. Do vậy ngẫu nhiên người đời Đường xem ca - ma
thông vận. Còn theo Nguyễn Tài Cẩn [9], tiếng Việt từ trước tới nay chỉ một nguyên
âm a duy nhất, nên nguyên âm ở ca ma vào Việt Nam phải thống nhất làm một. Trong
thơ Nôm luật dùng vần theo Quảng Vận chỉ thấy còn lại vài ba dấu vết.
Bài 119: vần im hiệp với vần âm (dầm, m, âm, trầm, kim); Quảng Vận các
chữ âm, trầm, kim thuộc vận mục xâm.
Bài 111: vần uyên hiệp với vần ôn (quyền, nên, khôn, chôn, tôn) Quảng Vận
các chữ quyền, môn, tôn thuộc vận mục nguyên.
Bài 84; vần oe hiệp với vần ai (đài, ai, dài, tại, hòe); ở Quảng Vận đài, hòe thuộc
vận mục giai.
Luật dùng chữ “hiệp” vần trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi căn bản dựa vào hệ
thống ngữ âm Việt Nam đương thời. Các tiếng thể hiệp vần được với nhau, ngoài yêu
cầu phải giống nhau về thanh âm cuối (giống như Quảng Vận) chỉ cần phải
nguyên âm chính cùng dòng. Từ thực tế hiệp vần trong Quốc âm thi tập thể lập được
danh sách những vần hiệp với nhau theo quy tắc nguyên âm cùng dòng:
1.1.1 Vần mở:
i, uy, e, oe [ue], ê, uê
ư ơ, ưa [ươ]
u, o, âu, ưu
1.1.2 Vần có âm cuối là i:
ai, ơi, ươi, ai / oi, ôi, ui
ay, ây, uây.
ui, oi, ôi, uôi
1 1.3 Vần có âm cuối là u:
43
iu, êu, iêu, eo [eu], ao [au]
1 1.4 Vần có âm cuối là m:
im, em, êm, m
am, âm, ơm, âm/ im, am/em
1.1.5 Vần có âm cuối n:
in, ên, iên, uyên
an, oan [uan], ăn, ân, uân, ơn, an/en
on, ôn, uôn
1 1.6 Vần có âm cuối là ng:
inh [ing], ênh [êng], anh [eng], uynh [uyng]
ang, ương, âng, uâng, ăng, ang, ương / uông
ong, ông, uông, ung
Trong bảng trên, các vần hiệp với nhau thường theo quy tắc nguyên âm chính
cùng dòng, tức vài âm sắc nghe bổng (dòng trước), trung hòa (dòng giữa), hay trầm
(dòng sau). Tuy nhiên cũng một số trường hợp nếu theo cách ghi của chữ quốc ngữ
Latinh thì không đúng như thế.
1.2.1 Vần u hiệp với vần âu, vần ưu (bài 3)
1.2.2 Vần ai hiệp với vần oi, ôi, ui (bài 13)
1.2.3 Vần iêu hiệp với vần ao [au] (bài 197)
1.2.4 Vần am hiệp với vần em (bài 64)
1.2.5 Vần am hiệp với vần em (bài 46)
1.2.6 Hai vần inh, ênh hiệp với vần anh (bài 158)
1.2.7 Hai vần ang, ương hiệp với vần uông (bài 147)
44
Nguyên nhân của những hiện tượng hiệp vần không cùng ng ghi ở trên có thể
do:
a) Một chữ Hán người Việt Nam có thể có hai cách đọc:
Chu còn có thể đọc là châu, ưu đọc là âu (trường hợp 1)
Trào còn có thể đọc là triều (trường hợp 3)
b) Cách phát âm của người Việt Nam đương thời:
Cương thường đọc là cưâng thưâng
(Tỏ) tường đọc là (tỏ) từâng
Buông đọc là bưâng (trường hợp 7)
1.3. Những trường hợp còn lại liên quan đến vấn đề hiện vẫn chưa được giải
quyết: tiếng Việt trung đại một âm a hay nhiều hơn. thể tiếng Việt thời y vẫn
còn hai âm a: âm a dòng trước âm trị gần e; ae; ie: âm a khoảng từ dòng giữa tới
dòng sau.
Ví dụ:
Âm a trong xa (xe), ma (mè); anh (em) còn đọc eng; tinh chiên còn đọc tanh
chiên; an còn đọc là yên.
Âm a trong nam còn đọc là (chữ) nôm, (gió) nồm, mai còn đọc là môi (giới)
sao trong thực tế dùng chữ hiệp vần cũng chệch rất xa luật chữ hiệp vần theo
Quảng Vận. lẽ đây hiện tượng chính đthể nói Nguyễn Trãi đã “Việt hóa” thể
thơ luật Đường mượn của Trung Quốc. Nguyên nhân do ngôn luận quốc âm thi tập từ
thuần Việt chiếm một tỷ lệ rất cao, hơn nữa ông lại ưa thích dùng những vần thuần Việt
vào vị trí các “nút tiếng vọng”. Mặt khác còn do sự khác biệt về cấu tạo giữa chữ Hán
chữ Nôm. Chữ n theo La Thường Bối trong Hán ngữ âm vận học đạo luận, vốn
thuộc thể hệ “biểu ý” mà không phải “biểu âm” [10]. thế trong những chữ tuy
nguyên âm cùng dòng nhưng Quảng Vận lại không xem đồng vận. Như đông (một
trong bốn phương) âm trị với đông (mùa cuối trong bốn mùa), âm trị hai vận mục
45
khác nhau; n(cá) vẫn âm trị [ư] với hồ (trong hồ cầm) âm trị, cả hai đều nguyên
âm dòng sau nhưng chữ thuộc hai vận mục theo Quảng Vận không hiệp vần với nhau
được. Cấu tạo chữ Nôm thiên về “biểu âm”, trong hiệp vần, thuỷ âm phụ âm không
vai trò gì trong căn cứ để xác định chữ thuộc nhóm vần nào. Cho nên ngoài thanh điệu và
âm cuối, luật hiệp vần phải lấy căn cứ là âm sắc.
thể nói quy tắc trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi lần đầu tiên đã cung cấp cho
thơ tiếng Việt đời sau một cấu trúc vần sát với mô hình lý tưởng của vần thơ nhất.
Bên cạnh lối hiệp vần chân, trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi ta còn gặp hiện tượng
tiếng cuối câu thơ trên bắt vần với tiếng giữa ở câu dưới.
Có khi cả hai tiếng là thanh bằng:
Đỗ Phủ nên thơ bút thần;
Nợ quân thân chưa báo được.
(Bài 12)
Có khi hai tiếng là thanh trắc:
Lòng người tựa mặt ai ai khác,
Sự thế bằng cờ bước nước nghèo
(Bài 32)
Có khi trong một bài kết hợp cả tiếng thanh bằng và tiếng thanh trắc như bài 68:
Bình sinh nhiễm được tật sơ cuồng,
Con cháu nhiều ngày chịu khó dường.
La ỷ lấy đâu chăng lái xái,
Hùng ngư khôn kiếm phải thèm thuồng.
Ao quan thả gửi hai bè muống,
Đất bụt ương nhờ một lảnh mồng.
46
Còn có một lòng âu việc nước,
Đêm đêm thức nhẫn nẻo sơ chung.
Về hiện tượng trên ý kiến nhận xét: Đây chỉ do sự ngẫu nhiên chứ không
phải do dụng ý của nhà thơ”. Trong thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi thỉnh thoảng cũng thấy
hiện tượng này và thể khẳng định ngẫu nhiên. Trong thơ Nôm người ta cũng chỉ
gặp hiện tượng này 40 bài tám câu 2 i 4 câu. điều với 380 câu của từng y
bài thơ, Nguyễn Trãi đã viết 134 câu trong đó tiếng cuối câu trên hiệp vần với tiếng
giữa ở dưới.
II. VỀ CẤU TẠO NHỊP CÂU THƠ THẤT NGÔN
Câu thất ngôn trong thơ Trung Quốc câu thất ngôn của thơ n gian đời Hán
hay câu thất ngôn của thơ cổ thể, hoặc thơ luật Đường, phổ biến ngắt nhịp 4 3. Nhịp
4 lại thể chia làm hai nhịp nhỏ 2 2, nhịp 3 cũng thể chia m hai nhịp nhỏ, nhưng
thường 2 1. Như vậy nhịp số chữ lẻ (1, 3) chiếm ưu thế tuyệt đối nhịp cuối câu
thất ngôn. Trong thơ thất ngôn luật Đường đời Đường Tống hoạ hoằn mới thấy những
câu có hai chữ ở cuối là một nhịp. Như ở bài Túc phủ của Đỗ Phủ đời Đường [11]:
Câu 3: Vĩnh dạ giốc thành bị tự ngữ,
Câu 4: Trung thiên nguyệt sắc hảo thùy khan!
(Đêm vắng tiếng còi buồn tự thét,
Giữa trời bóng nguyệt đẹp ai coi!)
(ÁI NAM dịch)
Người dịch đã thể hiện đúng dụng ý ngắt nhịp của bài thơ:
2 3 2
Hoặc như hai câu đầu bài thơ Hoàng châu của Lục Du đời Tống:
Cục súc thường bi loại Sở tù,
Thiên lưu hoàn thán học Tề ưu.
47
(Tạm dịch
Khúm núm thường buồn giống Sở tù,
Long đong lại chán tựa Tề ưu)
Hai câu thơ trên nhịp ngắt:
2 2 1 2
2 2 1 2
Câu thất ngôn luật Đường lối ngắt nhịp như dẫn chứng nêu trên tuy hiếm thấy
nhưng chúng cũng đã từng tồn tại như nhân tố tiềm năng. Trong sáng tác thơ Nôm
Nguyễn Trãi “thức tỉnh” nhân tố tiềm năng sẵn có này của thơ luật Đường.
Sau bài Hạnh Thiên Trường hành cung nổi tiếng của Trần Thánh Tông, trong đó
4 câu thất ngôn ngắt 3 - 4, xen vào 4 câu ngắt 4 -3, thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi
loáng thoáng cũng thấy vài câu có lối ngắt nhịp tương tự:
Nhân gian lụy - bất đáo thương châu
(Văn lập).
(Tạm dịch: Lụy nhân gian - không đến bãi nhàn)
Ưu dụ – thả phục ngôn – dư hiếu.
(Mạn hứng – bài 2)
(Tạm dịch: Ưu du – lại nói rằng - ta thích)
Thơ m Nguyễn Trãi, lối ngắt nhịp y trở thành kphổ biến. Trong số 45
bài 8 câu 15 bài 4 câu tới 114 câu thất ngôn nhịp cuối nhịp chẵn. Hình thức ngắt
nhịp cũng khá đa đạng:
Ngắt 3 4:
Áng cúc thông - quen vầy bậu bạn,
Cửa quyền quý - ngại lượm chân tay.
48
(Bài 75)
Ngắt 2 3 2:
Ai hay - ai chẳng hay - thì chớ.
(Bài 83)
Ngắt 4 - 1 2:
Cơm của bất nhân - ăn – ấy chớ,
Áo người vô nghĩa – mặc – chẳng thà.
III. THỂ THƠ THẤT NGÔN XEN LỤC NGÔN
Tập thơ Nôm 254 i của Nguyễn Trãi 186 bài trong đó câu lục ngôn dùng
xen với câu thất ngôn (tạm gọi thất ngôn xen lục ngôn). Như thế số bài làm theo thể
thơ này chiếm xấp xỉ 2/3 số bài trong tập.
Đối chiếu với thể thất ngôn luật Đường ta thấy thể thất ngôn một số tương
đồng:
Tương đồng về số câu của mỗi bài (hoặc 8 câu hoặc 4 câu)
Tương đồng về vị trí hiệp vần
Tương đồng về các câu phải đối ngẫu (ở bài bát cú, câu 3 đối ngẫu với câu 4, câu
5 và câu 6 cũng thế).
Nhìn qua chỉ thấy khác chỗ bài thơ câu lục ngôn xen với câu thất ngôn, trong
khi đã gọi thơ luật Đường ngũ ngôn luật, thất ngôn luật hoặc lục ngôn luật, số
chữ các câu trong bài đều nhất loạt phải bằng nhau.
Số câu lục ngôn trong các bài thơ không nhất định. Phần lớn các i một, hai
câu (120 bài), riêng bài bốn câu tối đa cũng chỉ hai câu. Một số ít bài tới 6 hay 7
câu (13 bài)
Số câu lục ngôn không nhất định, nghĩa số chữ trong mỗi bài cũng không nhất
định. Đã thế câu lục ngôn lại được sử dụng những vị trí khác nhau trong bài tám câu
49
hoặc bốn câu. Duy trường hợp bài một câu lục ngôn thì câu này không đặt vào vị trí
một trong bốn câu phải đối ngẫu.
Thể thất ngôn xen lục ngôn được tạo như thế nào? Phải chăng đây sự “phối
hợp giữa Đường luật với các thể dân gian dân tộc”? [12]. Câu thất ngôn bài nào cũng
phải có tối thiểu một câu, nếu xét từng câu thì đúng thất ngôn luật Đường. Còn câu lục
ngôn ta thấy không phải do Nguyễn Trãi sử dụng câu lục của thơ n gian Việt Nam.
được hình thành từ chính câu thất ngôn luật Đường. Mỗi câu lục ngôn được tạo ra chỉ
bằng một cách giảm một chữ câu thất ngôn luật Đường. Chữ giảm câu thất ngôn,
tùy từng bài, thể một trong các chữ thứ nhất, thứ ba, thứ năm, thứ sáu. Duy chữ thứ
bảy và chữ thứ hai của câu thất ngôn thì bất cứ trường hợp nào cũng không thể giảm.
Để chứng minh cho nhận xét trên, trước hết xin được nhắc qua về cách thức bằng
trắc của thể thất ngôn luật Đường trong cấu tạo các kiểu câu và sắp đặt các kiểu câu đó.
Trong bài thất ngôn bát luật Đường trước sau chỉ có 4 kiểu câu được luân phiên
sử dụng:
Kiểu A:
TT BB TTB
Kiểu a:
TT BB BTT
Hai hiểu A a đều khởi đầu bằng tiếng thanh trắc. Nhưng hai kiểu chỗ hơi
khác:
A kết thúc câu là thanh bằng
a kết thúc câu là thanh trắc
Kiểu B:
BB TT TBB
Kiểu b:
50
BB TT BBT
Hai kiểu B và b đu khi đầu bằng tiếng thanh bằng.
B kết thúc câu là thanh bằng
b kết thúc câu là thanh trắc.
Các câu kiểu này phải sắp đặt thế nào để đảm bảo luật “đối” và “niêm”.
Luật bằng, trắc phải sử dụng “phân minh”, nhưng trong một số trường hợp thể
áp dụng lệ “nhất, tam, ngũ bất luận”.
Bài thất ngôn bátluật Đường, câu một nhập vận, nếu khởi đầu bằng tiếng thanh
bằng (lấy tiếng thú hai làm căn cứ) thì nó có dạng thức:
BA, aB, bA, aB.
Nếu khởi đầu là tiếng thanh trắc sẽ có dạng thức:
AB, bA, Ab, bA
Vận dụng hai dạng câu trên, ta tìm hiểu câu lục ngôn được tạo ra bằng cách nào?
1. Trường hợp 1: Ví dự bài 19.
C1: Thương lang mấy khóm một thuyền câu,
C2: Cảnh lạ đem thanh hứng bởi đâu?
C3: Nguyệt mọc đầu non kình dội tiếng,
C4: Khói tan mật nước thẫn không lầu
C5: Giang san đạm được đồ hai bức,
C6: Thế giới đông nên ngọc một bầu
C7: Ta ắt lòng bng Văn Chính nữa,
C8: Vui xưa chẳng quản đeo âu
51
Bài khởi đấu bằng tiếng thanh bằng, từ câu 1 đến câu 7 hoàn toàn đúng luật
Đường. Dạng thức 7 câu đó có thể viết như sau:
BA, aB, bA, a
Câu tám lục ngôn: BB TT BB. Nếu thêm vào trước hai chữ thanh bằng, phần
cuối câu một chữ thanh trắc thì nó sẽ thành câu thất ngôn kiểu B:
BB TT TBB.
Và dạng thức cả bài có thể viết như sau:
BB TT TBB
Toàn bài sẽ hoàn toàn đúng với cách thức bằng trắc của thơ luật Đường. Như thế
chứng tỏ câu tám lục ngôn được tạo ra bằng cách giảm câu thất ngôn luật Đường một
chữ, đó là chữ thứ năm thanh trắc.
2. Trường hợp 2: Ví dụ bài 51
C1: Cảnh cũ non quê nhặt chốc mòng,
C2: Chiêm bao ng đã đến trong.
C3: Chè tiên nước ghín bầu in nguyệt,
C4: Mai rụng hoa đeo bóng cách song
C5: Gió nhặt đưa qua trúc ổ,
C6: Mây tuôn phủ rợp thư phòng.
C7: Thức nằm nghĩ ngợi còn mường tượng,
C8: Lá chưa ai quét cửa thông
Bài gồm bốn câu thất ngôn xen với bốn câu lục ngôn
Câu 1 thất ngôn, kiểu A
Câu 2 lục ngôn, chữ cuối thành bằng chữ hiệp vần. được tạo ra bằng cách
giảm ở câu thất ngôn kiểu B chữ thứ sáu thanh bằng.
52
Câu 3 và câu 4: Thất ngôn kiểu b và kiểu A
Ta có thể viết dạng thức bốn câu phần trên bài như sau:
AB, bA
Câu 5 lục ngôn, chữ cuối thanh trắc. câu thất ngôn kiểu giảm chữ thứ 5
thanh trắc.
Câu 6 lục ngôn, chữ cuối thanh bằng đồng thời là chữ hiệp với nó là câu thất ngôn
kiểu B giảm từ chữ thứ 5 thanh trắc.
Câu 7 thất ngôn kiểu b.
Câu 8 lục ngôn, chữ cuối thanh bằng đồng thời chữ hiệp vần. do câu thất
ngôn kiểu A giảm chữ thứ nhất:
T T BB TTB
Lá chưa ai quét cửa thông.
Và ta có thể viết tiếp dạng thức bốn câu phần sau như sau:
aB, bA
Trong 186 bài thất ngôn xen lục ngôn, 436 câu lục ngôn đều được tạo ra bằng cách
duy nhất như ta thấy bài 19 bài 51. Như vậy đây không phải câu lục trong thơ lục
bát dân gian Việt Nam. Câu lục trong thơ dân gian được hình thành khác hẳn. Nó là câu 4
âm tiết được thêm vào hai âm tiết. Vả lại câu lục của thơ dân gian có tiếng cuối thanh trắc
như câu:
Chết thì bỏ con bỏ cháu,
Sống thì không bỏ mồng sáu tháng ba.
rất ít thấy. Còn ở thơ thất ngôn xen lục ngôn, câu lục ngôn tiếng cuối thanh trắc
lại phổ biến.
Câu lục ngôn trong Quốc âm thi tập cũng không phải do Nguyễn Trãi mượn từ thể
lục ngôn luật Đường của Trung Quốc, nước ta cũng nhà thơ sử dụng. Bởi câu
53
lục ngôn viết theo thể này vẫn phải đúng quy cách niêm luật thơ Đường. Trong thơ Nôm
của Nguyễn Trãi nếu câu lục ngôn đặt trước hoặc sau liền với câu thất ngôn thì sẽ y
ra hiện tượng thất đối; khi thất niêm, nhiên “đối”, “niêm” theo luật thơ Đường, do
số chữ chênh nhau lối ngắt nhịp khác nhau. Trường hợp bài 6, 7 câu lục ngôn viết
liền nhau, tuy về số chữ thì cân nhau, nhưng thể do lối ngắt nhịp mỗi câu khác nhau
mà thành ra “thất đối” hoặc “thất niêm”.
Ví dụ bài 26 là bài có 6 câu lục ngôn viết liền nhau:
C1: Đủng đình chiều hôm – dắt tay,
C2: Trông thế giới phút chim bay.
C3: Non cao non thấp – y thuộc,
C4: Cây cứng - y mềm - gió hay.
C5: Nước - mấy trăm thu - còn vậy,
C6: Nguyệt – bao nhiêu kiếp – nhẫn này
C7: Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết,
C8: Bui một lòng người cực hiểm thay.
Câu lục ngôn 1 với câu lục ngôn 2 có lối ngắt nhịp khác nhau nên thất đối. Câu
2, câu 3 cũng do nguyên nhân đó nên thất niêm.
Đời Lý, Quảng Nghiêm thiền cũng từng viết một bài 4 câu, trong đó hai u
đầu là lục ngôn, hai câu cuối thất ngôn, bài Thị tật:
Ly tịch phương ngôn tịch diệt,
Khứ sinh hậu thuyết vô sinh.
Nam nhi tự hữu xung thiên chí,
Hưu hướng Như Lai hành xứ hành
(Thân uyển tập anh)
54
Dịch nghĩa:
CÁO BỆNH VỚI MỌI NGƯỜI
Lìa được cõi tịch mới có thể nói chuyện tịch diệt,
Thoát được sự sinh mới nói chuyện vô sinh.
Tài trai tự có cái chí xông lên trời,
Không cần phải đi vào con đường Như Lai đã đi.
Bài thơ của Quảng Nghiêm thiền thể chỉ ngẫu nhiên, còn trong Quốc âm
thì tập thì dụng ý. Trong tập tới gần năm chục bai tám câu một u lục
ngôn, tức 55 chữ. Chẳng phải kiệm chữ mà muốn làm cho câu thơ, bài thơ
thêm tiết diệu.
Các nhà thơ đời Đường, đời Tống đã gắng sức dùng nhiều biện pháp để tránh
cho thơ thất ngôn luật Đường khỏi rơi vào đơn điệu, nên đã định ra những “kiểu câu khác
nhau; “đối” “niêm, các chữ cuối câu lẻ tuy đều tiếng thanh trắc, nhưng thượng,
khứ, nhập phải luân phiện thay đổi. Hoặc tạo ra những câu hình thức đặc tncâu
kiểu a: TT BBB TT cải thành T TBB TBT. Hoặc tạo ra những câu “ảo” để “cứu”.
Tuy nhiên trong câu thất ngôn luật Đường vẫn không tránh khỏi chỗ đơn điệu,
đó lối ngắt trong bài thơ từ câu đầu đến câu kết trước sau chỉ một lối. Điều y
nguyên nhân của nó. Thơ thất ngôn luật Đường ra đời sau thơ ngũ ngôn luật Đường. Về
mặt tiết tấu thơ thất ngôn do thơ ngũ ngôn thêm đầu câu hai âm tiết. Nhưng thơ
ngũ ngôn luật Đường từ lâu vẫn chỉ một lối ngắt 2-2–1 hoặc 2–3. Như vậy lối ngắt
nhịp của thể thất ngôn luật Đường không thêm so với lối ngắt nhịp thế ngũ ngôn
luật.
Dùng câu lục ngôn xen với câu thất ngôn sẽ làm cho điệu tiết bài thơ phong phú
hơn do mối tương tác giữa những câu đó chênh nhau, nhất khả năng ngắt nhịp của câu
lục ngôn dồi dào hơn. Câu lục ngôn trong thơ Nguyễn Trãi có tới 6 lối ngắt nhịp:
1. 222: Non cao - non thấp – mây thuộc,
55
Cây cng - cây mềm gió hay.
(Bài 26)
2. 42
Giũ bao nhiêu bụi - bụi lầm.
(Bài 5)
3. 24
Bữa ăn - dầu có dưa muối.
Áo mặc - nài chi gấm là:
(Bài 4)
4. 1 3 2
- chưa ai quét – cửa thông.
(Bài 51)
5. 3 -3
Say minh nguyệt - chè ba chén,
Thú thanh phong - lều một gian.
(Bài 27)
6. 1 23
Rồi - hóng mát - thủa ngày trường
(Bài 170)
Cũng cần kể thêm khả năng dồi dào trong kết hợp tiếng thanh bằng với thanh trắc
để tạo ra những kiểu câu khác nhau. Nếu thể thất ngôn luật Đường chỉ có bốn kiểu câu
chính thì thể lục ngôn trong thơ Nôm có tới 27 kiểu câu.
56
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
[1] Quốc sử quán triều Lê. Đại Việt sử toàn thư (Bản kỷ), tập II, quyển 5, NXB
khoa học xã hội, H, 1971.
[2] Lê Quý Đôn. Đại Việt thông sử, NXB Khoa học xã hội, H 1978.
[3] Quốc sử quán triều Nguyên. Việt sử thông giám cương mục, chính biên; tập II,
quyển 12, NXB Văn Sử Địa, H, 1957.;
[4] Bùi Văn Nguyên - Minh Đức. Thơ ca Việt Nam (hình thức thể loại),
NXB Khoa học xã hội, H, 1971, tr. 44.
[5] Nhiều tác giả. Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập II, NXB Văn học, H, 1976, tr.
30.
[6] Quốc sử quán triều Lê. Đại Viết sử toàn thư (Bản kỷ), tập II, quyển 12,
NXB Khoa học xã hội, H, 1972
[7] Nguyển Trãi. Nguyễn Trãi toàn tập, tái bản lần thứ nhất, NXB Khoa học
hội, H, 1976
[8] Vương Lực. Hán ngữ thi luật học, NXB Giáo dục, Bắc Kinh, 1962, tr.332
[9] Nguyễn Tài Cẩn. Tạp chí Ngôn ngữ, số 1, 1981
[10] La Thường Bối. Hán ngữ âm vận học đạo luận, Trung Hoa thư cục, Bắc Kinh,
1962, tr. 94
[11] Vương lực (chủ biên) Cổ đại Hán ngữ, Trung Hoa thư cục, Bắc Kinh, 1964,
tr. 1458.
[12]. Nguyễn Huệ Chi. Phần khảo luận văn bản, trong sách Thơ văn - Trần, tập
I, NXB Khoa học xã hội, H, 1971, tr. 148 -152.
(Theo Tạp ckhoa học,Trường Đại học Khoa học hội nhân văn thuộc Đại
học quốc gia Hà Nội xuất bản, số 3, 1997)
| 1/66

Preview text:

1
MẤY SUY NGHĨ VỀ THỂ THƠ SÁU LỜI (LỤC NGÔN)
XEN BẢY LỜI TRONG QUỐC ÂM THI TẬP NGÔ VĂN PHÚ
Thơ Nguyễn Trãi (Ức Trai di tập) bao gồm một phần thơ chữ Hán và một phần thơ
Nôm. Theo tài llệu còn sưu tập được đến ngày nay của Trần Khắc Kiệm, Lê Quý Đôn,
Dương Bá Cung và những người đời sau, thì, phần chữ Hán, gồm 105 bài (không kể các
bài còn xác đinh chưa hẳn là của tác giả, phần thơ Nôm bao gồm 254 bài… Thơ chữ Hán
của Nguyễn Trãi làm theo thể năm lời và bảy lời. Theo thể thức thơ Đường thì đó thuộc
loại cổ thể và cận thể. Thơ Nôm của Nguyễn Trãi không hẳn thế. Trong Quốc âm thi tập
thì thơ bảy lời và sáu lời chen nhau khá nhiều. Tập thơ này, nhiều người đã nghiên cứu về
mặt nội dung, nhưng chưa ai đi sâu nghiên cứu thể loại. Mà, cho đến nay, ngoài giá trị tư
tưởng, ngôn ngữ, tập thơ còn là cái mốc, mang đậm dấu ấn thời gian, ghi lại được một thể
thơ Việt Nam khá đặc biệt ở thời kỳ chữ Nôm bắt đầu phát triển, lưu hành cho mãi đến
lúc thơ bảy lời, thơ lục bát, song thất lục bát định hình, chiếm ưu thế. Do hoàn cành đất
nước luôn luôn phải chống ngoại xâm, sách vở phần thì thất lạc, không được lưu trữ,
phần do bọn xâm lược đốt hoặc vơ vét theo chính sách văn hóa nô dịch, triệt hạ các tinh
hoa của các dân tộc mà chúng đến cướp nước và thống trị; do định kiến của các triều đình
phong kiến còn coi rẻ chữ Nôm, nên phần thơ Nôm trước Nguyễn Trãi, không được
truyền lại. Trong Hợp tuyển thơ văn từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ XVII (Nhà xuất bản
Văn học) phần thơ Nôm, trừ Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, các truyện Nôm khuyết danh,
hầu như các tác giả khác chỉ sưu tập được các bài thơ chữ Hán.
Một hiện tượng thật độc đáo: ở những tác giả lớn, ở những câu lạc bộ thơ lớn, thơ
Nôm lại khá tập trung. Đó là trường hợp của tập thơ Nôm của Nguyễn Trãi và tập thơ Nôm đời Hồng Đức.
Riêng Ức Trai di tập, thì phần thơ Nôm cũng khá nhiều, tỷ lệ gấp đôi thơ chữ Hán.
Điều đó chứng tỏ, Nguyễn Trãi cũng thích làm thơ Nôm lắm. Xét theo mặt đề tài, thơ chữ
Hán bao gồm nhiều bài trong suốt cuộc đời xuất xứ của ông lúc đắc thời cũng như khi 2
long đong, lận đận; lúc công thành danh toại cũng như khi bị bỏ rơi, ẩn dật ở Côn Sơn.
Tập thơ Nôm thì không thế, dấu ấn thời làm quan, giúp vua Lê rất ít, các bài thơ phần lớn
nghiêng về việc nói chí mình, nói những quan niệm của mình về cuộc sống, về đạo đức,
ký thác tâm trạng trong sáng và ưu thời mẫn thế của ông… Triều đình cho nôm na là cha
mách qué, nhưng thơ Nôm vẫn là nguồn tâm đắc của ngườ làm thơ. Dù không được coi là
chính thống, thơ nôm, vẫn chiếm một vị trí văn học khá quan trọng trong đời sống văn
hóa ở thời kỳ này. Việc ngâm vịnh thơ Nôm cũng là một sinh hoạt phổ biến của các nhà nho.
Thơ Nôm thời ấy, thì thể thơ sáu lời xen bảy lời lại thịnh hành hơn thơ bảy lời.
Quốc âm thi tập là một tập thơ rất quý. Chúng ta có thể coi đó là cái mốc để hình dung ra
diện mạo của một thể thơ Việt Nam xưa không còn nữa, cùng với các tập thơ đời Hồng
Đức và thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm sau này. (…)
1. Về ngôn ngữ thơ và từ vựng
Giữa thơ chữ Hán và thơ Nôm chia Nguyễn Trãi, do nhiều đề khác biệt mà đồng
nhất. Những điểm đồng nhất là:
– nhất quán về nội dung tư tưởng
– nhất quán về bút pháp
- nhất quán về phong cách.
Điểm khác biệt ở thơ Nôm và thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, do tính xã hội chi
phối, do quan niệm thơ chính thống đương thời về thơ Nôm. Nó không thoát khỏi những
quy luật phát triển giữa hai dòng thơ, một được chính quyển phong kiến chọn làm
phương tiện giao lưu văn hoá; truyền bá tư tưởng, quan niệm đạo đức, nhân sinh quan và
thế giới quan; một phát triển theo tính đấu tranh để tồn tại, để tự khẳng định, theo sự bảo
tồn những tinh hoa của tiếng mẹ đẻ. 3
Không riêng gì ở thể thơ 6 lời với thơ 7 lời việc Đường luật hóa đến mức hoàn
thiện thể thơ Nôm 7 lời, việc hoàn thiện đến mức tinh xảo thể thơ dân tộc 6 - 8, và 7–7–
6–8. thể hiện sức sống tuyệt vời của tiếng Việt. Đó là một sự sàng lọc cái hay, cái thích
hợp với lối nói bị hạn chế; sự vươn tới và chiến thắng của tiếng Việt, của chữ Nôm so với tiếng Hán và chữ Hán.
Sự trỗi dậy mạnh mẽ của một dân tộc ý thức về tự do độc lập, hàng nghìn năm
không tiếc máu xương để giành cho được nền tự do và độc lập ấy cũng phản ánh vào
trong cuộc đấu tranh ngôn ngữ. Nếu trong triết học, đã bị du nhập từ nước ngoài một cách
chính thống như: Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo; dù tư tưởng có nhiều hạn chế, chi phối,
chịu ảnh hưởng sâu sắc nhưng các nhà văn hoa Việt Nam như Trần Thái Tông, Trần
Nhân Tông, Huyền Quang, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thì Nhậm… vẫn tìm
cách lập hệ thống tư tưởng mang đậm đà bản sắc Việt Nam vì trong việc tạo lập một khoa
học ngôn ngữ bao gồm chữ viết và các ngành có liên quan với việc phát triển tiếng Việt,
trong đó văn học là chủ yếu, cũng đi từ tự phát thành quy luật hóa từ phôi thai đến một
phong trào sâu rộng, đạt những thành… tựu khá nhanh. Chữ Nôm đến thời Trần (Hàn
Thuyên – Nguyễn Sĩ Cố) mới ra đời, đánh dấu một cái mốc lớn đầy tự hào của dân tộc.
Không được chính quyền phong kiến ủng hộ đưa vào chính thống, nó phát triển theo con
đường nhân dân. Nó được các sĩ phu hâm mộ, được các nhà thơ ưu ái và qua những tài
năng lớn, nó đạt hết thành tựu này đến thành tựu khác.
Từ Hàn Thuyên đến Nguyễn Trãi, tư liệu chữ Nôm không còn bao nhiêu. Nhưng
qua Quốc âm thi tập, qua vốn từ vựng, qua thể loại của tập thơ, ta cũng có thể thấy rằng,
phải thông qua một phong trào bên ngoài như thế nào thì thơ Nôm trong Quốc âm thi tập
mới đạt tới trình độ như thế. Mặt khác với tài thơ của Nguyễn Trãi, tiếng Nôm, thơ Nôm
ngày càng được khẳng định, có vị trí vững vàng báo hiệu những triển vọng lớn sau này.
Tuy nhiên ở thời điểm ấy tiếng Nôm, chữ Nôm do còn non trẻ nên còn có nhiều mặt hạn
chế so với tiếng Hán, chữ Hán. Đem so sánh thơ chữ Hán của Đặng Trần Côn với bản
dịch: Chinh phụ ngầm; thơ Nôm, thơ Hán của Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Cao Bá
Quát, ta có cảm giác sự đồng nhất gần như hoàn toàn. Trình độ hai thứ thơ này hầu như 4
không có chuyện gì phải bàn cãi. Những ở thơ Nguyễn Trãi, thì không thế. Ta hãy xem
hai bài thơ về mùa xuân, một Nôm, một Hán của Nguyễn Trãi: THANH MINH
Nhất tòng luân lạc tha hương khứ,
Khuất chỉ thanh minh kỷ độ qua.
Thiên lý phần uynh vi bái tảo,
Thập niên thân cựu tận tiêu ma.
Sạ tình thiên khí mô lăng vũ,
Quá bán xuân quang tê cú hoa.
Liêu bả nhất bôi hoàn tự cưỡng,
Mạc giao nhật nhật khổ tư gia. Dịch nghĩa:
Từ khi lưu lạc khỏi quê hương,
Đếm đốt tay đã boa lần tiết thanh minh.
Vệc chăm sóc phần mộ tổ tiền,
(Kẻ) đi xa khôn chu tất được.
Mười năm đi qua, người thân thích đã chết gần hết
Trời ấm chợt sắp vào tuần mưa rào.
Hoa đồng nở đã báo mùa xuân gần hết,
Thổi hãy gượng uống chén rượu để ngày ngày quên nỗi nhớ nhà. CUỐI XUÂN
Tính từ gặp tiết lương thần,
Thiếu một hai mà no chín tuần 5
Kiếp thiếu niên đi, thương đến tuổi
Ốc dương hòa lại, ngõ dừng chân
Vườn hoa khóc. tiếc mặt Phi tử,
Trì cỏ tươi, nhưng lòng tiểu nhân
Cầm đuốc chơi đêm ngày khách nói,
Tiếng chuông chưa gióng ắt còn xuân
Về mặt cấu tứ, hai bài thơ hầu như đồng điệu. Bài trên xem ra có vẻ buồn, nhưng
tấm lòng đôn hậu. Nén nỗĩ riêng để làm việc lớn là điều ta cảm thấy ngoài bàì.
Bài thợ thứ hai, có thể diễn ra như sau: Gặp thời tiết tốt, vài lần nữa (vài chục
ngày) thì đã gần hết chín tuần rồi. Thương cho thời thơ trẻ đã đi mất. Nhà ấm áp dần, nên
qua ngõ muốn dừng chân. Đến vườn, thấy hoa phù dung nở (xưa có kẻ) còn khóc tiếc
nàng Dương Quý Phi. (Nhìn) cỏ tươi bên hồ, nhưng cỏ ấy thì chỉ ví với phường tiểu nhân
thôi. Khách say cảnh còn nói câu “Cầm đuốc đi chơi đêm mùa xuân” kia mà! Tiếng
chuông chùa chưa báo sáng thì ắt là còn hương xuân đấy!
Ý thơ của bài này khá kín đáo, mang nhiều tính ẩn dù. Có lẽ Nguyễn Trãi làm
trong lúc lưu lạc chưa vào Lam Sơn tìm Lê Lợi. Bài này nằm trong chùm thơ về mùa
xuân, gồm bốn bài Đầu xuân đắc ý, Đêm trừ tịch, Cuối xuân, và Hoa xuân… Cả bốn bài
đều nhuần thấm một ý tứ trong cái lạnh lẽo, cái muộn màng của thời tiết đã thấy cái hơi
xuân về, một mùa xuân rất đẹp… Mỗi bài hàm một tứ. Bài thơ trên, ý tứ ấy lại càng rõ.
Thời gian cứ đi. Tuổi thơ, thiếu niên cũng qua đi luôn… Mà trời đất, mùa xuân đẹp cứ
lặng lẽ nhuần thấm vào muôn cảnh vật. Mùa xuân làm ấm áp mọi nhà, làm bừng tỉnh thứ
hoa khiến người tá nhớ tới vẻ đẹp của Dương Quý Phi. Đến bờ ao, bao loài cỏ dại, cũng
sống động một cách rực rỡ… Từ thể phú, thể tỷ, tác giả tả luôn cảm xúc riêng: “Mùa
xuân còn mãi với lòng ta chứ… Dù là tiết xuân muộn nhưng lòng ta vẫn nhận ra cái vẻ
đẹp của mùa xuân”. Bài thờ nói về cảnh cũng là khẳng định niềm tin tưởng ở triển vọng của đất nước. 6
Tứ thơ rất mới, rất thâm thúy. Đến bây giờ đọc, ta vẫn còn rung động. Tâm hồn
Nguyễn Trãi trong sáng quá! Nhưng bài trơ quả là khó hiểu. Có thể nói, đây là bài thơ
khá tiêu biểu cho thơ Nôm của Nguyễn Trãi. Nó có những yếu tố sau đây:
a) Một số từ dùng nguyên tiếng Hán chưa được dịch ra tiếng Nôm. Ví dụ lương
thần: thời tiết tốt, ốc: nhà; trì: ao; Phi tử: nàng Phi.
b) Một số từ mang nghĩa cổ, đến nay không còn thông dụng hoặc đã được thay thế
bằng từ khác: Ví dụ: no = đủ; gióng: đánh, thỉnh,
c) Lối nói tắt mang dấu ấn của ngôn ngữ nói chứ chưa phải ngôn ngữ thành văn.
Ví dụ các câu: “Thiếu một hai mà no chín tuần” (Còn hai tuần nữa thì mới đủ chín tuần
của mùa xuân); “Vườn hoa khóc, tiếc mặt Phi tử” (Trong vườn, hoa đượm sương như
khóc, khiến nhớ đến gương mặt nàng Dương Quý Phi); “Trì cỏ tươi, nhưng lòng tiểu
nhân…” (Bên ao, cỏ tươi đấy, nhưng loài cỏ là ví với bọn tiểu nhân ta không thích);
“Tiếng chuông chưa gióng, ắt còn xuân: (Chuông chùa chưa đánh, chưa báo ban mai, ắt
hẳn đêm mùa xuân vẫn còn chưa dứt…).
d) Bài thơ dẫu không thoát được lối nói vận dụng điển tích trong sách xưa của
Trung Quốc để tả cái đẹp, tuy vậy ở đây còn ít chứ không đậm đặc như thơ Nôm ở các
thế kỷ XVII trở đi… Bài Cuối xuân trên chỉ có hai điển cố: Câu 5 gợi đến câu thơ tả
Đường Minh Hoàng nhớ Dương Quý Phi của Bạch Cư Dị: “Phù dung như diện, liễu như
mi; Đối thử như hà bất lệ thùy” (Hoa phù dung như gương mặt, lá liễu như lông mày;
Trước cảnh ấy ai là người chẳng khóc…), câu 7 dẫn câu: “Cổ nhân bỉnh chúc dạ du”
(Người xưa thắp đuốc chơi đêm) trong bài Xuân dạ yến đào viên từ của Lý Bạch.
Nhưng cũng những yếu tố ấy khiến Quốc âm thi tập thành văn bản có giá trị nhiều
mặt. Từ đây ta có thể tìm thấy nghĩa xuất phát của những từ đã biến nghĩa, ví dụ: no
trong no đủ; ngặt trong ngặt nghèo, gìn trong giữ gìn, tây trong riêng tây… những từ cổ
hiện nay không còn lưu hành trong sinh hoạt nữa như: mựa, liễn, tua, bui, nhẫn, dắng dõi,
đâu đang, anh tam, song viết, v.v… 7
Những từ ở thời quá độ của âm gốc Mường sang âm Việt. Ví dụ: giầu (tlầu, trầu),
trời (blời), trâng (blăng), giận (tlận, trận), v.v…
Những từ Hán Việt sau này được thay thế bằng tiếng Việt. Ví dụ: trì (ao), nhi tôn
(con cháu), trợ đánh (đánh hôi), đệ huynh (anh em), lục (xanh), thức (vẻ), cố gia (nhà cũ),
thi khách (khách thơ), v.v…
Rõ ràng, những yếu tố này cản trở việc giao lưu tình cảm giữa người viết và người
đọc, phản ánh tiếng Nôm chưa được hoàn thiện và trong sáng; ngữ pháp, cú pháp chưa ổn
định. Ta không lạ gì trong Hồng Đức quốc âm thi tập, do quy luật phát triển với một tốc
độ nhanh, một khi nó đấu tranh thắng lợi, tự khẳng định, tiến tới được coi trọng, được
chính vua, tôi triều đình dùng ngâm vịnh, tiếng Việt đã nhanh chóng khắc phục được
những yếu tố kể trên. Ngay một bài thơ khó hiểu nhất thời Hồng Đức cũng dễ hiểu hơn,
gần với chúng ta hơn về ngôn ngữ. Ví dụ, bài Chùa Trấn Quốc:
Trung lập kiền khôn giữa đế đô,
Mang danh Trấn Quốc ở Tây hồ.
Xuân thu thêm có mười phần lạ,
Hoa cỏ dành hay một thức phô
Hây hẩy hương trời thơm nữa xạ
Làu làu đèn bụt rạng như tô.
Kìa ai đủng đỉnh làm chi đấy,
Một tiếng kình khua, một chữ mô.
2. Sự hình thành thể thơ sáu lời
Cho đến nay chúng ta chưa có đủ tài liệu để trở về nguồn gốc của thể thơ 6 lời
này. Trước Quốc âm thi tập chưa có tập thơ nào ghi lại được thể thơ 6 lời xen 7 lời. Theo
sử sách, đến thời Trần, Hàn Thuyên, có làm văn tế Nôm đuổi cá sấu, nhưng bài văn của
ông cũng không được giữ lại. 8
Do lấy tiếng Hán, chữ Hán làm phương tiện chính thức giao lưu văn hóa trong và
ngoài nước, nên các thể thơ Đường, Nhạc phủ, phú lục, văn sách đã sớm du nhập vào
nước ta. Khi có tiếng Nôm, các nhà thơ Việt Nam ứng dụng ngay. Điều đó cũng dễ hiểu
và dễ tìm nguồn gốc. Nhưng với thể thơ 6 lời, thì trong Kinh thi, Sở từ và các thể thơ
khác cũng không tìm thấy. Ở Kinh thi đó đây chỉ thấy mấy câu thơ 6 lời xen vào không
đáng kể với khối lượng ba trăm bài (Bắc Môn, Phạt đàn, Dương chi thủy, Thượng lưu
điền hành…). Những câu 6 trong các bài này xen với các câu 3, 4, 7, 9 lời chứ không
phải cách xen 6 lời và 7 lời trong Quốc âm thi tập. Thơ thời Trần còn lưu lại bài thơ của nàng Điểm Bích:
Vằng vặc trăng mai ánh nước,
Hiu hiu gió trúc ngâm sênh.
Người hòa thanh lịch cảnh hòa lạ,
Mâu Thích Ca nào thuở hữu tình.
Dòng thơ Nôm trong truyện Nôm, trong văn học dân gian (ca dao, dân ca) lại có
hướng đi khác, nghiêng về lục bát, song thất lục bát, các câu dài ngắn khác nhau, tạo
được sự bổng trầm, luyến láy của âm thanh, tạo được nhiều vẻ của giai điệu, dễ có nhạc, dễ hát.
Thể thơ 6 lời xen 7 lời, có thể là do các nhà nho ta tự sáng tạo ra… Trong Việt
Nam văn học sử yếu, ông Dượng Quảng Hàm gọi thể này là loại lục ngôn. Ông định
nghĩa: “Thơ lục ngôn là thể thơ có các câu lục ngôn xen với các câu thất ngôn”. Thật ra
đây là loại thơ 6 lời xen 7 lời (từ hai thể 6 lời và 7 lời chế biến thành). Chứ lục ngôn thể
như đúng nghĩa của nó chỉ tìm thấy vài bài ở trong Hồng Đức quốc âm thi tập. Vậy là thơ
Nôm thời kỳ này có những thể loại sau, cùng song song tồn tại: – thơ sáu lời
– thơ sáu lời xen bảy lời – thơ bảy lời 9 – thơ lục bát (6-8)
– thơ song thất lục bát (7 –7–6-8)
Những thể thơ này ngày càng được hoàn thiện và làm trong sáng tiếng Việt trong văn học có chữ viết.
Từ những điều trên, chúng tôi thấy, Nguyễn Trãi, với tài thơ của mình, về hình
thức, đặc biệt về mặt nội dung, đã chính thức coi thơ Nôm là một điều tâm đắc. Với Quốc
âm thi tập, Nguyễn Trãi đã đem một cách nghĩ Việt Nam, một tâm hồn thơ Việt Nam;
đặc biệt là tâm hồn vằng vực như sao Khuê của ông. Đó là nét mới, một đóng góp lớn
cho loại thơ này định hình và tồn tại. Ông đưa vào những đề tài Việt Nam, cảnh sắc Việt
Nam hoàn toàn, những đề tài hết sức dung dị như lợn, cây mía… Như trên đã nói, đề tài ở
hai phần thơ Nôm và Hán khác nhau. Những bài viết về chiến công, về hiện thực trong
lúc làm quan, thơ khẩu khí tặng bạn bè Nguyễn Trãi đều làm bằng thơ chữ Hán: Tặng
hữu nhân (Tặng bạn), Thần Phù hải khẩu (Cửa Thần Phù), Quan duyệt thủy trận (xem
duyệt thuỷ trận), Đề kiếm (Đề gươm), Hạ tiệp (Mừng thắng trận), Họa vận Trần Thượng
thư đề Nguyễn bố chánh thảo đường (Hồn thơ Thượng thư họ Trần đề nhà tranh của quan
bố chánh họ Nguyễn)… nhưng những bài thơ kín đáo, tâm trạng hòa đằm vào tình yêu,
thiên nhiên, đất nước, ông lại viết bằng thơ Nôm. Cùng một chủ đề, ông diễn đạt nhiều
vẻ. Dù sau này, người sưu tầm đưa các bài thơ làm ở những thời kỳ khác nhau, vào một
thể loại như Mạn thuật, Thơ cây cỏ, Thơ cầm thú, Thơ giãi bày tâm sự (Trần tình)…, ta
đọc qua bài nọ sang bài kia không thấy nhàm. Thời này, tiếng Nôm so với tiếng Hán, số
vốn liếng về ngôn ngữ còn ít ỏi hơn, nhưng Nguyễn Trãi đã vận dụng hết ưu thế của nó.
Ông chỉ thêm vào những từ nào ngày ấy còn dùng từ Hán Việt vì tiếng Nôm chưa có từ thôi.
Ví dụ: Bài Ngôn chí thứ 13:
Tà dương bóng ngã thuở giang lâu,
Thế giới đông nên ngọc một bầu
Tuyết sóc treo (bleo) cây điểm phấn, 10
Cõi đông giải nguyệt in câu
Khói chìm thủy quốc quyên phẳng,
Nhạn triệu hư không gió thâu.
Thuyền mọn còn chèo chăng khứng đỗ,
Trời (blời) bạn tối ước về đâu.
Trong bài này các từ Hán Việt là: tà dương (ánh mặt trời chiều), giang lâu (lầu bên
sông), sóc (phương bắc); thủy quốc (mặt nước), hư không (trời thẳm), những từ ấy thì các
nhà thơ thế kỷ sau vẫn còn dùng lẫn với tiếng Nôm. Nhiều bài, hầu như là Nôm cả. Ví dụ:
Gốc thành Nam, lều một gian,
No nước uống, thiếu cơm ăn
Con đòi trốn, dường ai quyến,
Bà ngựa gầy, thiếu kẻ chăn.
Ao bởi hẹp hòi khôn thả cá,
Như quen xú xưa, ngại nuôi vằn.
Triều quan chắng phải, án chẳng phải,
Góc thành Nam, lều một gian (Thủ vĩ ngâm) Hoặc:
Thân nhàn dầu tới dầu lui,
Thua được bằng cờ ai kẻ đôi
Bạn cũ thiếu đâu đèn liễn sách,
Tính quen chăng kiếm trúc cùng mai. 11
Cày chống tuyết ngâm đòi cảnh,
Cuốc chơi xuân khắp mọi đồi.
Con cháu mựa hiềm nô bộc tiện,
Nhìn đầu cam quýt ấy là tôi.
(Ngôn chí – bài 12)
Nguyễn Trãi là người mở đường cho việc khi làm thơ vận dụng cho hết cái đẹp
của tiếng mẹ đẻ. Ông coi thơ Nôm là phương tiện để mình giãi bày những điều thầm kín;
hấp thụ, nghiền ngẫm của mình về cuộc sống. Ông dùng thơ Nôm nói khá nhiều về đạo
làm người, về cách cư xử thầm nhủ giữ sao cho nguyên vẹn phẩm chất cao đẹp của con
người. Ông thương dân, yêu nước, chỉn chu với tất cả mọi người. Mỗi bài thơ của ông là
một lời gửi gắm, một nỗi giãi bày tâm trạng hồn hậu của Nguyễn Trãi dành trút vào phần thơ Nôm nhiều hơn.
Không phải ngẫu nhiên, mà dù Hồng Đức quốc âm thi tập có những giá trị rất quý
về nhiều mặt, tạ đọc Quốc âm thi tập vẫn thích hơn. Bởi lẽ, sang thời Hồng Đức lối thơ
ngâm vịnh, thù tạc, vui vẻ, khoe tài thơ nhiều hơn là ký thác tâm sự, đã bắt đầu xuất hiện.
Thêm vào đó lối nói khẩu khí đế vương, anh hùng (Vịnh cái cối xay, Thăng ăn mày…) đã
thành một lối thời thượng. Rơi vào điều đó rất dễ nhàm. Mặc dù thời Hồng Đức có lợi thế
rất nhiều về vốn liếng từ vựng, về ngữ pháp, lại có một phòng trào thơ Nôm rộng rãi –
phát triển, nhưng nhiều bài không được hay bằng thơ Nguyễn Trãi. Cùng vịnh cây Mai già, Nguyễn Trãi viết:
Hoa nẩy cây nên thuở đốc sương,
Chẳng tàn chẳng cỗi hay phong quạng.
Cách song khác ngỡ hồn Cô Dịch,
Quáng bóng in nên mặt Thọ Dương
Đêm có mây, nào quyến nguyệt,
Ngày tuy gió, chẳng bay hương 12
Nhờ ơn vũ lộ đà no hết,
Đông đổi dầu dông, hãy một dường
Hồng Đức quốc âm thi tập viết:
Dòng dõi Giang Lăng tiếng đã đồn,
Già còn hơn nữa thuở còn non.
Xuân thêm cốt cách hương còn bội,
Tuyết giúp tinh thần ngọc hãy còn
Kể mặt hay thông đều bạn tác,
Theo chân chiếm bảng những em con.
Tiết là đá sắt thêm khoe muộn,
Sực nức danh thơm kiếp chẳng mòn.
Rõ ràng bài trên lối thể hiện khác hẳn, từ cây Mai già, cách dựng ý của bài thơ tìm
từ phẩm chất của loài hoa. Hai câu 3 và 4 nói: Khi được dùng thì sự trong trắng của hoa
càng tôn thêm vẻ đẹp của nữ thần núi Cô Dịch và gương mặt con gái Tống Vũ Đế. Đến
lúc trời không trăng, lúc gió mạnh thì hoa vẫn có thể tạo lấy được vẻ đẹp, hương thơm.
Trời đất đã tạo cho mai phẩm chất ấy, nên, giữa mùa đông lạnh lẽo thế nào, cây Mai già
vẫn giữ nguyên cốt cách. Bài thơ sau thì những ý tứ đều mượn trong sách vở, trong thơ
cổ, rơi vào thứ sáo mòn đã gặp.
Trong Hồng Đức quốc âm, lối chơi chữ để thấy cái lạ chứ không phải là chuyện
cách tân về nội dung, đã dần dần lộ. Ví dụ bài Ngư giang hiểu vọng (Sông và thuyền nhìn
qua buổi sớm) theo lối thơ song điệp:
Sông lồng lộng, nước mênh mênh,
Lườn lượn chèo qua nép nép mình
Gió hiu hiu, thuyền bé bé, 13
Mưa lún phún, nón kềnh kềnh.
Chuông chiều mỗi mỗi, coong coong gióng,
Mõ xã lâu lâu, cốc cốc lềnh
Bến liễu đâu đâu, tìm mộng mộng,
Đường về thản thản, nguyệt chênh chênh
Thơ Nguồn Trãi hầu như không có lối chơi chữ như thế. Thơ của ông mỗi tiếng là
một tiếng tâm tình, nói được điều mình muốn nói với mình hoặc nói với mọi người. Ông
không bao giờ chỉ tả cảnh đẹp, mà thường ký thác tâm sự trong bài thơ:
Đủng đỉnh chiều hôm dắt tay,
Trông thế giới phút chim bay.
Non cao, non thấp, mây thuộc,
Cây cứng, cây mềm, gió hay
Nước mấy trăm thu còn vậy,
Nguyệt bao nhiêu kiếp, nhẫn này.
Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết,
Bui một lòng người cực hiểm thay.
(Mạn thuật – bài 4)
Cũng tả cảnh nhưng hai câu: “Non cao, non thấp, mây thuộc; Cây cứng, cây mềm,
gió hay” (Núi cao hay núi thấp mây thuộc rõ cả mà; Cây cứng hay cây mềm thì ngọn gió
đã biết) thì tả cảnh mà là nhận xét về việc đời.
Tất nhiên ở tập thơ Nôm Hồng Đức cũng có nhiều vẻ đẹp, cái hay về mặt nội dung
lẫn hình thức, nhưng nó cũng không giấu được nhiều ảnh hưởng không tốt của lối thơ sáo
mòn từ phần văn học chữ Hán phả vào… Quốc âm thi tập, càng đọc, càng thấy vẻ hay, vẻ độc đáo của nó… 14 ***
Nguyễn Trãi không để lại những quan niệm của ông về thơ ca, về ngôn ngữ.
Nhưng qua Quốc âm thi tập của ông, ta thấy được sự đóng góp rất lớn của ông trong lĩnh
vực này, nhất là nhờ tiếng Việt, trong giai đoạn tiếng Nôm chữ Nôm mới hình thành, phải
vượt lên biết bao khó khăn về công luận, về quan niệm, về những quy luật khách quan
của bản thân ngôn ngữ để tồn tại, để đấu tranh với thứ ngôn ngữ phải mượn từ nước ngoài.
Nếu như Dư địa chí là sách mẫu mực về khoa nghiên cứu địa lý thời Tiền Lê,
Quân trung từ mệnh tập là mẫu mực cho lối thư từ, công hàm, bị vong lục cổ về đối
ngoại, thơ Nộm của Nguyễn Trãi giữ một vị trí mở đường cả một dòng văn học mới của thơ ca Việt Nam.
(Theo Sáu trăm năm Nguyễn Trãi, NXB Tác phẩm mới, H, 1980) 15
NGUYỄN TRÃI VÀ THỂ THƠ VIỆT NAM TRONG
QUỐC ÂM THI TẬP PHẠM LUẬN
Sáng tác thơ của Nguyễn Trãi hiện còn gồm hơn một trăm bài viết bằng chữ Hán
và 254 bài bằng tiếng Việt. Làm thơ bằng tiếng Việt khi tiếng đó chưa trở thành chủ ngữ
trong văn học dân tộc, khi văn học chữ nôm chưa hình thành được lời thơ riêng, Nguyễn
Trãi vẫn phải dùng thể luật Đường như khi sáng tác thơ bằng chữ Hán. Thơ Nôm của
Nguyễn Trãi có những bài rất đúng quy cách niêm luật thơ Đường và hay như bài 158
diễn tả tâm tình những ngày về hưu bắt buộc ở Côn Sơn; cũng có những câu luật Đường
rất đẹp đã đi vào trí nhớ mọi người:
Nước biếc nón xanh thuyền gối bãi,
Đêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu. (Bài 153)
Nguyễn Trãi đã vận dùng thi pháp đời Đường môt cách thành thạo. Thi sĩ đã thử
thách ngòi bút của mình theo hai hướng tiếng Hán và tiếng Việt. Và đã ghi được một thành công vẻ vang
Tuy nhiên, Nguyễn Trãi cũng như nhiêu nhà thơ đương thời, vẫn muốn đi tìm một
thể thơ dân tộc, một thể thơ có khả năng diễn đạt những đối tượng thơ bằng tiếng nói
nước nhà theo nếp cảm nghĩ của đồng bào mình.
Làm gì thì cũng phải bắt đầu từ những cái đã có, Nguyễn Trãi đã bắt đầu từ thể
luật Đường. Nhìn chung dáng dấp thơ trong Quốc âm thi tập không khác mấy so với thơ
thể luật Đường. Nhưng quan sát tỷ mỷ thì thấy trong Quốc âm thi tập số bài hoàn toàn
đúng quy cách thơ Đường không nhiều. Số lớn các bài thơ đều ít nhiều có chỗ viết khác
niêm luật thơ Đường. Đây không phải trường hợp câu thơ “khổ độc” mà Xuân Diệu đã
mấy lần lưu ý người đọc: 16
Tuổi cao, tóc bạc, cái râu bạc (Bài 99)
Và câu thơ “khổ độc” ấy được tác giả “cứu” ở câu tiếp theo:
Nhà ngặt, đèn xanh, con mắt xanh.
Hai câu này, thể thơ Đường vẫn dung nạp. Đấy là nói đến những hiện tượng “vi
phạm” niêm luật thể thơ Đường, hay nói đúng hơn, những hiện tượng viết khác quy cách
thể thơ ấy, những hiện tượng không thấy trong thơ chữ Hán của cùng một tác giả.
Trước hết về những câu 7 tiếng. Ta gặp trong Quốc âm thi tập những câu 7 tiếng
có lối ngắt nhịp (3/4) khác lối ngắt nhịp của thể thơ Đường (4/3). Loại câu này thường
sóng hàng trong cùng một bài thơ:
– Vừa sáu mươi dư tám chín thu,
Lưng gầy da sĩ tướng lù khù (Bài 15)
– Đất thiên tử dưỡng tôi thiên tử,
Đời thái bình ca khúc thái bình (Bài 65)
– Áng cúc thông quen vầy bậu bạn,
Cửa quyền quý ngại lượm chân tay. (Bài 75)
– Rượu đối cầm đâm thơ một thủ,
Ta cùng bóng liễn nguyệt ba người. (Bài 76)
– Trúc Tưởng Hủ nên thêm tiết cứng,
Mai Lâm Bô đâm được câu thần. 17 (Bài 81)
Đứng về mặt ý nghĩa, một câu thơ thường có khả năng phân tích bằng những lối
ngắt nhịp khác nhau. Nhưng cũng có trường hợp chỉ có một lối:
Vừa sáu mươi dư tám chín thu.
Câu thơ có giọng đùa. Đã “vừa” lại còn “dư”: mình mới 51, 52 tuổi nhưng đã có dáng ông lão 60.
Câu thơ không thể ngắt:
Vừa sáu mươi dư / tám chín thu
Ai cũng biết Nguyễn Trãi mất năm 63 tuổi. Hoặc:
Trúc Tướng Hủ nên thêm tiết cứng,
Mai Lâm Bô đậm được câu thần
Hai câu thơ trên chỉ có một lối ngắt nhịp 3/4. Do ngắt nhịp khác, nên các tiếng
thanh bàng, thanh trắc cũng không theo trật tự của thể luật Đường. Điều này lại dẫn đến
một hệ quả nữa là “thất niêm” theo thể luật Đường vẫn được tuân thủ trong thơ chữ Hán
của Nguyễn Trãi. Ta hãy xem câu tiếp theo (bài 81):
Mai Lâm Bô đâm được câu thần,
Trượng phu non vắng là tri kỷ.
Trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi, hiện tượng viết khác quy cách niêm luật thơ
Đường đặc biệt dễ thấy và cũng rất phổ biến: dùng câu 6 tiếng xen với câu 7 tiếng trong
bài thơ bát cú cũng như tứ tuyệt. Nhiều bài chỉ dùng 1,2 câu 6 tiếng, nhưng cũng có một
số ít bài dùng tới 7 câu 6 tiếng xen 1 câu 7 tiếng. Câu 6 tiếng có khi ở dòng đầu, có khi lại
được bố trí ở giữa hay cuối bài. Đây hẳn không phải là điều vô tình vì có tới non 3/4 số
bài trong Quốc âm thi tập, tác giả dùng lối pha câu lục ngôn với câu thất ngôn này. Đặng
Thai Mai nhận xét: “Đây là một điểm đáng chú ý. Trong kỹ thuật viết thơ của Nguyễn 18
Trãi rõ ràng có một sự cố gắng để xây dựng một lối thơ Việt Nam, trong đó câu 6 tiếng
dùng xen với những câu 7 tiếng, khác hẳn với quy cách niêm luật thơ Đường”.
Lịch sử phát triển văn học của nhiều dân tộc thường có hiện tượng một thể thơ từ
lúc manh nha đến lúc được nhiều thế hệ nhà thơ điều chỉnh đã đạt đến một khuôn dạng
tương đối ổn định thì các dòng của nó thường có số âm đều đặn bằng nhau. Thể thơ khi
ấy được coi là “chỉnh thể”. Việt Nam cũng có hiện tượng ấy. Nhưng ta lại có những thể
thơ đã quen dùng như là “chỉnh thể” mà hạn độ các dòng vẫn có số âm chênh nhau, như
thể lục bát, song thất lục bát, hát nói… Ta vẫn ưa thích xếp các dòng dài ngắn xen nhau
trong một bài thơ. Phải chăng đó cũng là một nguyên nhân dẫn đến lối gieo vần đặc biệt
của ta: lối gieo vần lưng? Thơ Nguyễn Trãi không gieo vần lưng, nhưng sáng kiến đề
xuất một lối thơ cách luật, trong đó câu 6 tiếng xen với câu 7 tiếng (theo tài liệu hiện còn
và đáng tin cậy thì Nguyễn Trãi là ngươi đầu tiên dùng nhiều lối thơ này, tạm gọi là thể 6
– 7) phải chăng bắt nguồn từ sự ưa thích vốn có trong sáng tác thơ ca của người Việt Nam?
Trong bố cục bài thơ thể 6 - 7 của Nguyễn Trãi, vị trí câu 6 tiếng không cố định.
Dùng nó vào dòng thứ mấy, dường như tùy thuộc vào nội dung ý tứ, cảm xúc của từng
bài thơ. Chẳng hạn về đề tài Tùng, tác giả viết 3 bài tứ tuyệt liên hoàn, một bài có một
câu 6 tiếng. Bài 1 được dùng ở dòng 2, bài 2 ở dòng 3, bài 3 ở dòng 4. Sự phân lượng câu
6 tiếng trong các vòng như sau:
– Trong 159 bài bát cú có 391 câu 6 tiếng: dòng 1: 50 câu; dòng 2: 43 câu; dòng 3:
56 câu; dòng 4: 56 câu; dông 5: 54 câu.; dòng 6: 54 câu; dòng 7: 37 câu; dòng 8: 41 câu.
– Trong 25 bài tứ tuyệt có 35 câu 6 tiếng: dòng 1: 8 câu; dòng 2: 9 câu, dòng 3: 8 câu; dòng 4: 10 câu.
Đúng là “Câu thơ lục ngôn đã được sử dụng ở những vị trí khác nhau”. (Đặng
Thai Mai). Tuy nhiên như trên, ta thấy hơn một nửa tổng số câu 6 tiếng được dùng ở vị trí
những dòng theo quy cách luật đường phải đối, tức là những dòng 3, 4, 5, là phần thân
của bài thơ bát cú hình thành một lệ không di dịch: hễ dòng 3 là câu 6 tiếng thì dòng 4 19
phải là câu 6 tiếng, quan hệ giữa dòng 5 với dòng 6 cũng vậy. Thơ Nguyễn Trãi có những
bài sôi nổi, phóng túng nhưng dáng vẫn nghiêm trang có phần là do ông duy trì nghiêm
ngặt biện pháp đối ở phần giữa bài thơ.
Ta có thể nhận rõ hơn chiều hướng thích dụng của câu 6 tiếng ở những vị trí có
đối, khi quan sát cách phân bố của tác giả trong những loại bài có số lượng khác nhau về câu đó:
– Bài bát cú nếu có 2 câu 6 tiếng thì chúng được dành nhiều hơn cho cặp dòng có
đối (31 bài trong số 50 bài có lối phân bố như vậy). Bài có từ 3 đến 5 câu thì hoặc cặp
dòng 3 + 4, hoặc cặp dòng 5 + 6, có khi cả 2 cặp là những câu 6 tiếng (trong số 54 bài
thuộc loại này chỉ có một bài ngoại lệ: bài 192). Bài có 6, 7 câu 6 tiếng thì cả hai cặp
dòng đối đều là câu 6 tiếng. Nếu chỉ có 1 câu 6 tiếng thì nó sẽ được xếp vào một trong
các dòng 1, 2, 7, 8, tức là những vị trí không đối. Không thấy trường hợp nào câu đó lại
nằm ở các dòng 3; 4 hay 5, 6.
Bài thất ngôn tứ tuyệt thường không dùng đối nên câu 6 tiếng có thể được dùng ở
nhiều vị trí. Trong số 25 bài thất ngôn tứ tuyệt thể 6 – 7 chỉ có 1 bài, bài 200, 2 câu 6
tiếng đối ở cặp dòng 1 - 2 (bài tứ tuyệt này được coi là nửa phần sau bài bát cú thể 6 - 7)
Thể 6–7 trong thơ Nguyễn Trãi đã giữ nguyên phép “đối” của thể luật Đường và
điều đó, như trên đã trình bày, có quan hệ nhất định đối với việc thiên dùng câu 6 tiếng ở
vị trí nào hơn. Bây giờ cần xem vị trí của câu 6 tiếng trong mối tương quan với yêu cầu “niêm” ra sao.
Trước hết phải nói rằng bản thân việc dùng xen những câu có số âm chênh nhau
trong một bài thơ, sẽ khó tránh khỏi “thất niêm”. Ở thể luật Đường, để có 2 câu có thể
“niêm” với nhau được cần thỏa mãn các điều kiện:
– Số âm của hai câu đó phải bằng nhau, số âm của những đoạn nhịp tương ứng phải bằng nhau.
– Trừ âm chót cuối dòng, âm ở đỉnh các đoạn nhịp tương ứng (cụ thể là tiếng thứ
2, thứ 4, thứ 6 mỗi câu) phải giống nhau về loại thanh bằng hoặc trắc. 20
Nếu hai câu theo luật Đường phải niêm với nhau, nhưng một trong hai câu đó có
số âm ít hơn, do đó một đoạn nhịp của nó sẽ ngắn hơn đoạn nhịp tương ứng ở câu kia,
như vậy niêm ở chỗ đó bị đứt.
Ví dụ: Bài 127 (bài bát cú có 1 câu 6 tiếng):
Dòng 1: Làm người thì giữ đạo trung dung,
Dòng 2: Khăn khắn dặn dò x thửa lòng.
Dòng 3: Hết kính hết gìn bề tiến thoái,
Bài 50 (bài bát cú có 2 câu 6 tiếng):
Dòng 4: Hứng nhiều Bắc hải chén chưa không.
Dòng 5: Mai chẳng x bé thương cành ngọc,
Dòng 6: Trúc nhặt x vun tiếc cháu rồng
Dòng 7: Bui một tấc lòng ưu ái cũ,
Muốn nói những câu thơ trên vẫn “đúng niêm”, có người đã biện luận: (bài 50)
“tiếng thứ ba ở dòng 6 làm nhiệm vụ của tiếng thứ tư; tiếng thứ năm làm nhiệm vụ của
tiếng thứ sáu ở hai dòng ấy”. Như vậy khi đọc ta phải thêm vào trước tiếng “bẻ”, tiếng
“vun” một âm vô nghĩa (“ư” hay “ứ” chẳng hạn) tạo nên một đoạn nhịp có độ dài bằng độ
dài của đoạn nhịp tương ứng ở dòng thứ tư và thứ bảy. Giả dụ trong một câu thơ, một
tiếng (tương đương một âm tiết, một chữ) có thể “làm nhiệm vụ” của hai tiếng: của bạn
thân nó và của tiếng bên cạnh, hoặc không được “làm nhiệm vụ” của nó mà phải đảm
đương vai trò của tiếng ở vị trị khác thì biện luận này may lắm cũng chỉ có thể áp dụng
đối với trường hợp bài 50. Vì ở bài 50, giữa câu thứ 4 và câu thứ 5, giữa câu thứ 6 và câu
thứ 7, trừ ba tiếng cuối câu, những tiếng còn lại không có sự tương ứng trong lối cấu tạo
đoạn nhịp, xét về mặt âm thanh cũng như mặt ý nghĩa. Không thể đọc:
Mai chăng l…bẻ // thương cành ngọc//
Trúc nhặt/… vun // tiếc cháu rồng // 21 Mà phải đọc:
Mai chăng bẻ // thương cành ngọc //.
Trúc nhặt vun // tiếc cháu rồng // Hoặc:
Mai /chăng bẻ// thương cành ngọc
Trúc /nhặt vun// tiếc cháu rồng
Thật ra trong Quốc âm thi tập rất nhiều chỗ tác giả không theo “niêm” thể luật Đường. Bài 38:
Dòng 2: Lành thay cơm cám được no ăn,
Dòng 3: Lọn thủa đông hằng nhờ bếp
Dòng 4: Suốt mùa hè kẻo đắp chăn,
Dòng 5: Ác thỏ tựa thoi xem lặn mọc.
Theo thể luật Đường để “niêm” được thì bài thơ này:
dòng 3 phải là: BB TT BB T
dòng 4 phải là: TT BB TT B
Nhưng tác giả đã viết: dòng 3: TT BB BT dòng 4: TB BT TB
Đến đây câu hỏi cần đặt ra là: Việc dùng câu 6 tiếng đã có tác đông thế nào đối
với hiện tượng “thất niêm”, hiện tượng thường thấy trong Quốc âm thi tập?
– Ở những bài bát cú và tứ tuyệt, nếu số câu 6 tiếng trong bài là số lẻ (1, 3, 5, 7
câu) thì bài thơ phải có chỗ “thất niêm”. Quốc âm thi tập có 108 bài có số câu 6 tiếng số
lẻ trong số 167 bài thể 6 – 7 (chiếm khoảng 75%). 22
– Nếu số câu 6 tiếng trong bài là số chẵn, hoặc bài có từ 2 câu 6 tíếng trở lên thì
chỉ trừ trường hợp 2 câu 6 tiếng ở vào vị trí dòng 1 và dòng 8 (“niêm” được với nhau với
điều kiện 2 câu đó cùng có một lối ngắt nhịp), ngoài ra ở vào vị trí nào khác chúng cũng
đều gây ra hiện tượng “thất niêm”. Lấy ví dụ bài 98:
Dòng 2. Nhìn đỉnh tùng thu vẳng chừng
Dòng 3: Thư nhạn lạc lài khi gió
Dòng 4: Tiếng quyên khắc khoải thuở trăng
Dòng 5: Gia san cũ còn mường tượng
Dòng 6: Thân sự già biếng nói năng
Dòng 7: Khó ngặt qua ngày xin sống…
Những câu này đều “thất niêm”, không phải vì chúng có lối ngắt nhịp khác nhau
(cặp 4–5, cặp 6–7), mà còn vì đoạn nhịp cuối của từng cặp dòng phải niêm đều đối nhau về thanh:
vẳng chừng / khi gió
thuở trăng / còn mường tượng
biếng nói năng / xin sống
Đối với thể ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, tiếng chót của từng cặp dòng phải niêm
cũng đối nhau về thanh, nhưng trong những thể thơ này, tiếng thứ 4 (trong thể ngữ ngôn
luật), tiếng thứ 6 (trong thể thất ngôn luật) luôn luôn kết hợp với tiếng trước nó để làm
thành một đoạn nhịp; còn trong câu 6 tiếng, tiếng thứ 5 riêng nó không thành một đoạn
nhịp, nó cũng không thể kết hợp với tiếng trước nó, mà chỉ có thể đi với tiếng thứ 6 với
tư cách là phần đầu của đoạn nhịp cuối.
Xem xét như trên thì tất cả những bài tứ tuyệt thể 6 - 7 dù câu 6 tiếng ở vị trí nào,
bài thơ cũng có chỗ thất niêm. Loại bát cú có từ 2 câu 6 tiếng trở lên gồm 113 bài, trong
đó có 9 bài câu 6 tiếng được xếp ở vị trí dòng 1,8, còn lại 104 bài câu 6 tiếng ở vào
những vị trí khác, tạo nên hiện tượng “thất niêm”. 23
Như vậy, “thất niêm” là hiện tượng khó tránh một khi đã dùng thể 6 7 để làm thơ.
Nếu muốn, vấn đề chỉ còn là hạn chế số lần thất niêm bằng cách sắp xếp những câu 6
tiếng như thế nào để cho số lần thất niêm giảm xuống mức tối thiểu. Nhưng “vấn đề” này
hình như không được đặt ra với tác giả Quốc âm thi tập. Trên thực tế, nhiều bài thơ
thường có xu hướng để cho số lần “thất niêm” tăng lên mức tối đa.
Vì sao trong khi sử dụng đến mức tối đa thi pháp thể luật Đường, chỉ riêng yêu
cầu “niêm” của thể thơ đó lại không được thể 6–7 xem là nguyên tắc?
Ta đã biết trong thể luật Đường, niêm là biện pháp để gắn các bộ phận của bài thơ
với nhau, đồng thời cũng là biện pháp để giảm bớt sự đơn điệu khó tránh đối với một lối
thơ có khuôn khổ quy cách nghiêm ngặt. Câu thơ luật Đường, lấy sự thay đổi luân phiên
các thanh bằng, thanh tú làm nguyên tắc cấu tạo. Trong khuôn khổ 8 dòng 7 tiếng, 5 vần hình thành 4 kiểu câu: BB TT TBB (A) BB TT BBT (a) TT BB TTB (B) TT BB BTT (b)
Mỗi kiểu câu đều lặp lại một lần trong bài bát cú. Để giảm bớt đơn điệu, thể luật
Đường tận dụng biện pháp tương phản trong cách sắp xếp trật tự các thanh bằng, trắc. Bài
thơ gồm 4 cặp câu, trong mỗi cặp câu trật tự bằng trắc câu trên (xuất cú) phải “đối” với
trật tự bằng trắc câu dưới (đối cú). Nếu các cặp câu liền nhau giống nhau về trậ từ bằng
trắc thì bài thợ sẽ đơn – điệu. Vì thế biện pháp tương phản về trật tự bằng sắc không chỉ
được dùng trong quan hệ giữa 2 câu trong 1 cặp, mà phải được dùng trong quan hệ giữa 2 cặp liền nhau: Dòng 1 xuất cú BB TT TBB (A) Dòng 2 đối cú TT BB TTB (B) Dòng 3 xuất cú TT BB BTT (b) 24 Dòng 4 đối cú BB TT TBB (A)
Nếu câu 1 “nhập vận”, các kiểu câu sẽ được viết theo trật tự như sau:
AB, bA, aB, bA (bài thơ bắt đầu bằng tiếng bằng)
hoặc BA, aB, bA, aB (bài thơ bắt đầu bằng tiếng trắc)
Thể 6–7 trong Quốc âm thi tập cũng dùng những câu kiểu luật Đường nên cũng
vận dụng “tính hợp lý” của biện pháp “niêm” của thể thơ ấy. Nhưng khi những câu kiểu
luật Đường cùng với thi pháp của thể thơ ấy (bao gồm cả niêm) không đủ khả năng để
diễn tả tình ý, cảm xúc của nhà thơ, nghĩa là khi hình thức thể thở trở thành đơn điệu với
nội dung thì nhà thơ phải tìm đến những hình thức thể thơ khác, kiểu câu thơ khác. Mỗi
thể thơ thường có những tiềm năng diễn tả riêng mà thể thơ khác không có. Người ta có
nhận xét, so với câu 7 tiếng, câu 6–8 của ta “động” hơn, thích hợp với lối kể chuyện: nó
gợi một cái gì đang trôi, đang đi. Trái lại, câu thơ 7 tiếng thích hợp hơn với những trạng
thái ngưng đọng tâm tình, nó gợi một cái gì dừng lại. Nếu không làm cho mọi sự quy
định trở thành máy móc, tuyệt đối thì cũng có thể nói thơ thất ngôn luật Đường thường
thích hợp diễn tả những khoảnh khắc trầm tự và nội dung suy tư đó dù có những mâu
thuẫn, xung đột thì những mâu thuẫn, xung đột ấy vẫn có thể đi đến hòa giải. Phần lớn
các bài thơ trong Quốc âm thi tập “là những bài viết vào thời kỳ cuối đời thi sĩ” (Đặng
Thai Mai), thời kỳ Ức Trai có nhiều tâm sự hơn hết, và nhiều khi bao nhiêu ý nghĩ vướng
vít trong lòng mà vẫn không tìm được lời giải đáp ổn thỏa. Để diễn tả trạng thái tâm tư
như vậy, thể thơ 6 – 7 có lẽ “đắc thể” hơn. Lấy ví dụ bài 65:
Non Phú Xuân cao, nước Vị thanh,
Mây quen, nguyệt khách, vô tình.
Đất thiên tứ, dưỡng tôi thiên tử,
Đời thái bình, ca khúc thái bình
Cơm áo khôn đền Nghiêu Thuấn trị,
Tóc tơ chưa báo mẹ cha sinh. 25
Rày mừng thiên hạ hai của
Tể tướng hiền tài, chúa thánh minh.
Trên cái nền nhìn chung là cân xứng thẳng bằng (chủ yếu do phép “đối ngẫu” ở
thân bài), bài thơ đồi dào những cảm xúc xen lẫn nhau có cái vui thảnh thơi thoát khỏi
vòng danh lợi được sống thanh sạch, cao đẹp, có nỗi dằn vặt xót xa không thực hiện được
khát vọng về cuộc đời mà mình hằng ôm ấp; có cái bực tức bật lên thành giọng mỉa mai
chua chát về những con người tầm thường đang ngự trị xã hội… Không đều đều, do cách
sáp xếp từ ngữ cách ngắt nhịp thay đổi những câu thơ vang lên những âm hưởng khác
nhau, đối lập nhau, bài thơ là hợp thể của nhiều kiểu câu. Và đây là câu 7 câu 8:
Thuyền mọn còn chèo chăng khứng đổ,
Trời ban tối ước về đâu? (Bài 14)
Tuổi đã già, thế đã suy mà cái hăng hái muốn được tiếp tục đem công sức – dù là
nhỏ mọn - công hiến cho đời vẫn không chịu dừng. Nhưng trong đâu cũng mịt mù biết
đem cái hăng hái đó hướng về đâu? Bài thơ phải đi đến phần “kết”, nhưng “kết” mà vẫn
chưa tìm ra một sự hòa giải ổn thỏa nào. Câu thơ 6 tiếng đặt ở vị trí cuối cùng của bài thơ
nói lên đầy đủ hơn nỗi băn khoăn đó của tâm tình. Thơ Nguyễn Trãi có bài buồn, có câu
buồn, nhưng ngay cả thời kỳ gay cần nhất, Nguyễn Trãi vẫn có những bài thơ vui những
câu thơ rất tươi, rất trẻ đôi khi lại còn dí dỏm nghịch ngợm:
Dầu ngặt ta vui đạo ta. (Bài 168)
Thế những cười ta rằng đánh thơ,
Dại hòa vụng nết lừ khừ. (Bài 90)
Bít bả hài gai khăn cóc, 26
Xuềnh xoàng làm mấy đứa thôn nhân (Bài 33)
Tình thư một bức phong còn kín,
Gió nơi đâu? Gượng mở xem! (Bài 236)
Loàn đan ướm hỏi khách lầu hồng,
Đầm ấm thì thương kẻ lạnh lùng
Ngoài ấy dầu còn áo lẻ,
Cả lòng mượn đắp lấy hai cùng (Bài 208)
Trong “cố gắng để xây dựng một lối thơ Viết Nam”, Nguyễn Trãi đã đưa vào thể
thơ Nôm câu 7 tiếng với lối ngắt 3/4 và câu 6 tiếng. Đó là kết qua những tìm tòi sáng tạo
của người Việt Nam, mà người đặt mốc đầu tiên là Nguyễn Trãi.
Và có lẽ cũng trong xu hướng tìm tòi kiểu câu có tiết tấu hợp với tiếng Việt,
Nguyễn Trãi đã đi đến câu thơ 6 tiếng. Trong Quốc âm thi tập số câu 6 tiếng chỉ chiếm
khoảng 30% số câu những bài thể 6-7, nhiều bài chỉ có 1 câu 6 tiếng (50 bài/161 bài bát
cú; 15 bài/25 bài tứ tuyệt) tức là so với thất ngôn bát cú, bài thất ngôn tứ tuyệt chỉ bớt đi
1 tiếng hoặc 2 tiếng. Như vậy đối với Nguyễn Trãi thêm bớt 1 tiếng, 2 tiếng trong một bài
thơ là điều có cân nhắc. Có thể vì chất thơ càng đẹp, càng rõ khi nó được biểu hiện trên
một diện tích ngôn ngữ nhỏ nhất. Thà nói chặt chẽ đủ ý rồi, mà câu thơ chỉ có 6 tiếng thì
cho nó chính thức là lục ngôn, bất tất phải kéo dài nó ra cho đủ một câu thất ngôn” (Xuân Diệu). Hãy so sánh:
Một mình lạt thủa ba đông. với:
Một mình lạt lẽo thủa ba đông. 27
Và nếu ta thêm 1 tiếng vào câu 6 tiếng dưới đây, thì câu thơ sẽ kém hay một cách rõ rệt:
Tình thư một bức phong còn kín,
Gió nơi đâu? Gượng mở xem!
Cũng có thể vì Nguyễn Trãi ưa dùng những câu ngắn… Nhưng chỗ này có câu
hỏi: Vì sao lại là 6 tiếng chứ không phải là 5 chẳng hạn? Nguyễn Trãi đã hai lần thử cho
câu 5 tiếng đi với câu 6 tiếng, 7 tiếng, rồi bỏ không dùng, vì lối thơ đó không hợp. Tại
sao không hợp? Cắt nghĩa điều độ không dễ, nhưng chắc hẳn có phần do nếp cảm, nếp
nghĩ của dân tộc, do thói quen diễn đạt của người Việt Nam. Trong thơ ta, câu thất ngôn
đi với câu ngắn hơn có số tiếng lẻ (5 tiếng, 3 tiếng) ít dùng, trong khi đó ở Trung Quốc
hiện tượng ấy lại rất thường thấy. Nghiên cứu sự phát triển thể thơ viết bằng chữ Hán ở
Trung Quốc, người ta đã có nhận xét khái quát: Sau khi Trung Quốc có thơ ngũ ngôn thì
câu có số chữ lẽ được người Trung Quốc xem là câu có tiết tấu bóp với thơ. Do đó, thơ
thất ngôn thường dùng xen với câu ngũ ngôn, tam ngôn mà thường không xen lục ngôn và tứ ngôn.
Trong thể 6–7, câu 6 tiếng so với câu 7 tiếng, có biến thái về nhịp dồi dào hơn.
Nguyễn Trãi đã vận dụng rộng rãi những đặc tính của âm thanh tiếng Việt tạo nên những
đoạn nhịp có hình thái đa dạng:
– Giang sơn / cách đường / ngàn dặm /
– Sự nghiệp / buồn đêm / trống ba /
– Lưng khôn uốn / lộc nên từ /
– Đen / gần mực / đỏ / gần son /
– Một muốn / lạt / thủa ba đông /
– Dành / còn để trợ / dân này / 28
Tiết tấu nhiều câu thơ thể hiện được “sự hài hoà giữa tiếng nhạc và tiếng đập của
trái tim” (A–ra–gông), tiết tấu mà người làm thơ phải phấn đấu nhiều mới có thể đạt tới.
Xin dẫn chứng một bài thơ có tiết tấu đẹp, bài 26:
Đủng đỉnh, chiều hôm, dắt tay,
Trong thế giới, phút chim bay.
Non cao, non thấp, mây thuộc,
Cây cứng, cây mềm, gió hay.
Nước, mấy trăm thù, còn vậy,
Nguyện bao nhiêu kiếp, nhẫn này
Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết,
Bui một lòng người, cực hiểm thay
Để kết thúc bài viết còn cần được đi sâu hơn này, xin nhắc lại lời đánh giá có căn
cứ của giáo sư Đặng Thai Mai: “Cố gắng của Nguyễn Trãi trong công việc xây đựng nền
thơ Nằm (trong đó có thể thơ Nôm – P. L)… sẽ là một hướng dẫn quý báu đối với nhiều
thi sĩ Việt Nam các thế kỷ sau này”.
(Theo Tạp chí Văn học, số 4, 1980) 29
THỂ LOẠI THƠ TRONG QUỐC ÂM THI TẬP
CỦA NGUYỄN TRÃI VÀ THI PHÁP VIỆT NAM” PHẠM LUẬN
Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi kể từ lần đầu tiên được phiên âm đến nay vừa
được 25 năm. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về mặt nội dung tư tưởng, tình cảm của
tập thơ, nhưng về mặt thể loại thơ thì gần đây mới được tìm hiểu.
Thể loại của tập thơ Nôm xưa nhất còn lưu lại đến nay không phải là một cái gì
đơn nhất. Căn cứ vào hình thức loại biệt trong tổ chức chất liệu ngôn ngữ, có thể thấy
Nguyễn Trãi làm thờ Nôm theo ba thể khác nhau.
1. Thể luật Đường: 42 bài (29 bài thất ngôn bát cú, 13 bài tứ tuyệt). Quy cách của
các bài thơ Nôm này không có gì khác quy cách của hầu hết những bài thơ chữ Hán trong
Ức Trai thi tập, nghĩa là “đều theo Đường luật, niêm, luật, vẫn rất là nghiêm chỉnh, câu
chữ đối nhau rất là cân xứng” như nhận xét của cụ Tôn Quang Phiệt trong bài viết về thơ
chữ Hán của Nguyễn Trãi đăng trên báo Nhân dân, ngày 23-9-1962.
2. Thể thất ngôn trong đó kiểu tiết tấu luật Đường 4-3 dùng xen với kiểu tiết tấu 3-
4: 26 bài (loại 8 câu: 18 bài, loại 4 câu: 8 bài).
3. Thể câu sáu chữ dùng xen với câu bảy chữ: 186 bài (loại 8 câu: 161 bài, loại 4
câu: 25 bài), tức là chiếm non 1/3 tổng số các bài của tập thơ. Chưa rõ Nguyễn Trãi có
phải là người sáng tạo ra thể thơ này không, ta chỉ biết sau Nguyễn Trãi nó còn được
nhiều thế hệ thi sĩ làm thơ Nôm tiếp tục sử dụng như là một trong những thể thơ chính
suốt thời gian dài từ nửa sau thể kỷ XV đến thế kỷ XVII. Ở nửa sau thế kỷ XVIII, trong
Ngôn ẩn thi tập của Nguyễn Hữu Chỉnh, lác đác vẫn thấy những bài viết theo thể này.
Do vai trò của thể thơ này trong nền thơ viết bằng tiếng Viết thời cổ, một vai trò
không thể phủ nhận được nên người ta phủ định cho nó một cái tên và xếp nó vào một 30
trong hai loại thơ: loại mượn của thơ Trung Quốc, và loại do các nhà thơ Việt Nam tự sáng tạo ra.
Trong Việt Nam văn học sử yếu, cụ Dương Quảng Hàm định danh cho nó là “lục
ngôn thể. “lối thơ thất ngôn xen vào vài câu chỉ có sáu chữ”, và xếp nó vào loại “bắt
chước của Tàu”. Soạn giả sách Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại còn nói rõ hơn, đó
là “một trong các thể đặc biệt” của thơ luật Đường. Đúng là giữa bài thơ viết theo thể tạm
gọi là “thể 6 - 7” với bài thơ luật Đường, về thi pháp có nhiều nét tương đồng: tương
đồng về số câu trong một bài thơ (8 câu hoặc 4 câu); tương đồng về số vần và lối hiệp
vần (trừ bài 126 và bài 200, câu thứ nhất không “nhập vần”, bài tám câu năm vần, bài
bốn câu ba vần; chữ cuối ở các câu thứ nhất, thứ hai, thứ tư, thư sáu, thứ tám hiệp vần với
nhau); tương đồng về lối đối ngẫu (trong bài tám câu, câu thứ ba và câu thứ tư, câu thứ
năm và câu thứ sáu đối nhau). Nhưng giữa hai thể thơ có sự khác biệt rất căn bản, ở thể
luật Đường, do yêu cầu niệm, luật chặt chẽ, nên số chữ trong các câu của một bài thơ
nhất loạt phải bằng nhau, hặc đều là năm chữ, hoặc đều là bảy chữ, còn ở Quốc âm thi tập
các câu có số chữ chênh nhau lại cùng tồn tại trong một bài thơ. Đã xem thể 6 - 7 là một
thể đặc biệt của thơ luật Đường, thì không thể không biện giải về “niêm” đối với câu sáu
chữ. Theo soạn giả sách nói trên thì những câu sáu chữ xen vào cũng phải theo đúng
niêm luật và vần trong toàn bài. Trong một bài thơ “thể 6-7”, chẳng hạn câu thứ tư bảy
chữ, câu thứ năm chỉ có sáu chữ, vậy phải “quan niệm” thế nào để câu sáu chữ này vẫn
“niêm” được với câu bảy chữ ở trên nó? Nhà làm sách về hình thức và thể loại thơ đã dẫn
cho rằng chữ thứ ba của câu thứ sáu sẽ “làm nhiệm vụ” của chữ thứ tư trong câu để
“niêm” với chữ thứ tư của câu bảy, và chữ thứ năm trong câu sáu phải “làm nhiệm vụ”
của chữ thứ sáu để “niêm” được với chữ thứ sáu trong câu bảy. Tóm lại theo cách biện
giải này, câu dù chỉ có sáu chữ, nhưng nó vẫn phải làm nhiệm vụ của câu bảy chữ.
Thật ra, trong một bài đã đem câu sáu chữ, dù chỉ một câu, dùng xen với câu thất
ngôn, thì điều không tránh khỏi là: nếu không “thất niêm” thì cũng “thất luật”. Dĩ nhiên
“niêm, “luật” nói đây là “niêm”, “luật” theo thi pháp luật Đường. 31
Cũng có thể nghĩ “thể 6–7” là một thể đặc biệt của lối thơ cổ phong mà người
Trung Quốc gọi là thể “tạp ngôn”. Nhưng giữa “thể 6– 7” trong Quốc âm thi tập với thể
tạp ngôn của Trung Quốc có những điểm khác nhau rất căn bản. Một là, thể “tạp ngôn”
không hạn định số câu của một bài thơ, có bài chỉ có năm câu (như bài Bạch đà minh của
Trương Tịch), có bài mười ba câu (như bài Trường tương tư của Lý Bạch), dài hơn nữa,
có thể tới ba mươi câu (như bài thơ chữ Hán Côn sơn ca của Nguyễn Trãi); trong khi đó,
thơ viết theo “thể 6–7” của Nguyễn Trãi chỉ gồm hai loại, loại tám câu và loại bốn câu,
Hai là ở thể “tạp ngôn”, người ta cũng dùng xen những câu có số chữ xen nhau thường là
loại câu có số chữ lẽ. Câu ba chữ, câu năm chữ, câu bảy chữ, ít thấy câu có số chữ chẵn
được dùng xen với câu có số chữ lẻ, câu sáu chữ xen với câu bảy chữ, như tình hình phổ
biến trong tập thơ Nôm của Nguyễn Trãi. Về đặc điểm này của thể “tạp ngôn”, theo nhà
nghiên cứu nổi tiếng của Trung Quốc Vương Lực, có thể giải thích như sau: Sau khi thể
thơ ngữ ngôn xuất hiện từ khoảng đời Đông Hán (thế kỷ I – II) trở đi, câu có số chữ lẽ
thường được xem là thích hợp với tiết tấu thơ Trung Quốc, vì thế xen vào câu bảy chữ
thường là câu năm chữ, câu ba chữ, ít thấy câu bốn chữ hoặc câu sáu chữ.
Vậy phải xem là thiếu căn cứ khi nói “thể 6-7” là do “bắt chước của Tàu”, hoặc
khẳng định nó là một thể đặc biệt của các thể thơ Trung Quốc, cổ phong hay luật Đường.
Có người lại muốn định danh cho nó bằng thuật ngữ “thơ Đường luật có pha lục ngôn”
nhưng xem ra vẫn có điều không ổn. Bởi vì nói thế có nghĩa là thể thơ này được cấu tạo
bằng hai thành phần luật Đường và không phải luật Đường. Thành phần luật Đường là
chính và được thể hiện trong những câu bảy. Nhưng trong Quốc âm thi tập lại có tình
hình là không phải câu bảy nào cũng là câu luật Đường. Bên cạnh những câu bảy có tiết
tấu 2-2-2-1, hoặc 4-3, nhịp ở cuối câu là một nhịp lẻ, còn xuất hiện không ít những câu
bảy có kiểu tiết tấu khác hẳn, trong đó nhịp ở cuối câu là một nhịp chẵn: 1–2–2 2, hoặc
3–4. Như trên đã kể, Quốc âm thi tập có 26 bài thất ngôn, trong đó câu có kiểu tiết tấu 3–
4 dùng xen với câu có kiểu tiết tấu thất ngôn luật Đường. Tỷ lệ trung bình giữa chúng là
1/5. Ở những bài “thể 6-7” cũng có tới 50 câu ngắt nhịp theo kiểu này. Ví dụ:
– Bảy tám mươi /bằng một bát tay 32 (Bài 45)
– Rượu/đối cầm / đâm thơ / một thủ,
Ta / cùng bóng / liễn nguyệt / ba người. (Bài 76)
– Thạch lựu hiên / còn phun l thức đỏ,
Hồng liên trì / đã tiễn / mùi hương. (Bài 170)
Bài bốn câu thường chỉ có một câu ngắt kiểu 3–4, bài tám câu thường cũng chỉ có
một, hai câu. Nhưng cũng có bài có tới ba câu, như các bài 15, 146, 195… Xin dẫn bài 195:
Tính từ gặp tiết lương thần
Thiếu một hai / mà no chín tuần
Kiếp thiếu niên đi, thương đến tuổi,
Ốc dương hòa lại, ngõ dừng chân.
Vườn hoa khóc / tiếc mặt Phi tử,
Trì cỏ tươi / nhưng lòng tiểu nhân.
Cầm đuốc chơi đêm này khách nói,
Tiếng chuông chưa gióng ắt còn xuân!
Đem thuật ngữ “thơ Đường luật có pha lục ngôn” chiếu ứng vào bài thơ trên thấy rõ là không thích hợp.
Tuy nhiên đến đây có điều cần làm rõ: Trong Quốc âm thi tập, những câu bảy ngắt
nhịp 3–4, những câu sáu ngắt nhịp 2-2-2, 2-4. 4–2, 1-3-2… tức là nhịp ở phần cuối là một
nhịp chẵn, những câu này được tạo ra phải chăng chủ yếu là do tác động của thơ ca dân
gian Việt Nam? Cần xem xét lại mức độ đúng đắn của ý kiến cho rằng: “Thành tựu lớn 33
nhất của Nguyễn Trãi không phải ở chỗ đồng hoa kho từ vựng và văn liệu Hán học, mà là
ở chỗ xây dựng ngôn ngữ văn học dân tộc trên cơ sở ngôn ngữ của nhân dân và ngôn ngữ
của văn học dân gian”. Nói ngôn ngữ văn học ở đây là nói ngôn ngữ thơ, mà đơn vị của
nó là câu thơ. Những câu thơ bảy chữ, sáu chữ của Nguyễn Trãi nói ở trên có một đặc
điểm giống với đặc điểm của câu thơ dân gian, hoặc gốc từ thơ dân gian Việc Nam ở chỗ
nhịp ở cuối câu là một nhịp chẵn: Nhưng có tình hình phổ biến là đặt những câu loại đó
vào trong tổng thể một bài thơ cụ thể thì thấy cơ sở để tạo ra chúng lại là chính những câu
thất ngôn luật. Hầu hết những câu loại đó ta đều có thể phục hồi được nguyên thể của
chúng, vốn là những câu thất ngôn luật. Mọi người đều biết cấu trúc của thể thất ngôn
luật, bát cú hay tứ tuyệt cũng vậy, là sự luân phiên của bốn kiểu câu: BB TT TBB (Kiểu A) TT BB TTB (kiểu B) TT BB BTT (kiểu b). BB TT BBT (kiểu a)
Quan sát câu thơ Nôm sáu chữ trong một bài thơ cụ thể, ta thấy rõ nó được “xây
dựng trên cơ sở” của một trong bốn kiểu câu thất ngôn luật. Nó vốn là câu thất ngôn luật bị bớt đi một chữ.
Ví dụ 1: Bài 113, tám câu, câu mở bài sáu chữ, các câu khác đều là thất ngôn luật.
Câu 1: “Tính ắt trần trần nẻo sinh”. Câu này xét về mặt sắp xếp âm tiết trong chuỗi ngữ
lưu, vốn thuộc kiểu câu thất ngôn luật, kiểu B, nhưng bớt đi chữ thứ năm, âm tiết trắc: TT BB (T) TB -> TT BB TB
Ví dụ 2: “Cội rễ bền đời chẳng động” (câu thứ 3, bài 219) nguyên thể thuộc kiểu b,
bớt đi chữ thứ 5, âm tiết bằng: TT BB (B) TT -> TT BB TT
Các câu sáu đều được tạo ra từ câu thất ngôn luật bằng cách bỏ đi một chữ trong
câu ấy. Chữ bị bỏ thường là chữ thứ 5, chữ thứ 4. Cũng có khi là chữ thứ 6 trong trường 34
hợp câu sáu ngắt nhịp 3-3. Ví dụ: “Nghỉ chờ thu / cực lạ dường” (câu thứ 2, bài 216),
nguyên thể kiểu B, bớt chữ thứ nhất, âm tiết trắc; “Nợ quân thân / chưa báo được” (câu
thứ 7, bài 12), nguyên thể kiểu b, bớt chữ thứ nhất, âm tiết trắc; “Trong tạo hóa / có cơ
mầu” (câu thứ 1, bài 153), nguyên thể kiểu A, bớt chữ thứ nhất, âm tiết bằng…
Đó là các câu sáu, còn trường hợp các câu bảy ngắt nhịp 3-4 trong Quốc âm thi tập
thì sao? Nếu chỉ quan sát về mặt tiết tấu, không xét về mặt nghĩa, thì số lớn các câu bảy
này đều có khả năng chuyển thành câu thất ngôn luật với lối ngắt nhịp 4–3. Hai câu:
Rượu đối cầm đâm thơ một thủ,
Ta cùng bóng liễn nguyệt ba người. (Bài 76) hiện ra như sau: TT BB BTT BB TT TBB
hệt đúng với kiểu b và kiểu A của thất ngôn luật. Và hai câu:
Chang cài cửa tiếc non che khuất,
Sá để thuyền cho nguyệt chở nhờ. (Bài 108)
cũng hiện ra đúng với kiểu a và kiểu B của thất ngôn luật: BB TT BBT TT BB TTB
Vì thế mà cùng là hai câu thơ:
Khách lạ đến ngàn hoa chửa rụng, 35
Câu mầu ngâm dạ nguyệt càng cao.
các cụ Trần Văn Giáp và Phạm Tròng Điềm ngắt nhịp 4–3, nhưng cụ Đào Duy
Anh lại ngắt thành 3–4.
Sở dĩ có tình hình như vậy là do phân tích nhịp theo ý nghĩa trong nhiêu trường
hợp chỉ là khả năng chứ không phải là tất yếu”
Mặt khác còn là do trong ngôn ngữ Quốc âm thi tập, lớp từ đơn âm (từ thuần Việt,
từ Hán – Việt, thực từ, hư từ) chiếm một tỷ lệ rất cao, tới trên 70% số từ trong toàn bộ tác phẩm.
Qua trình bày ở trên, ta thấy rõ trong quá trình sáng tác thơ bằng tiếng Việt;
Nguyễn Trãi đã tiếp thu sâu sắc thi pháp luật Đường như thế nào. Những điều đáng chú ý
hơn là, từ những tiềm năng quý báu của thể thơ Trung quốc này, Nguyễn Trãi đã có “một
cố gắng để xây dựng một lối thơ Việt Nam” một thi pháp Việt Nam ở giai đoạn văn học
chữ Nôm mới bắt đầu được hình thành và phát triển. Có những hiện tượng minh chứng
cho hướng cố gắng này của tác giả Quốc âm thi tập:
1. Về lối kiến tạo tiết tấu: Nhiều câu bảy trong Quốc âm thi tập có lối kiến tạo tiết
tấu (hoặc lối xây dựng các bước thơ) rất gần với lối kiến tạo tiết tấu câu bảy chữ của thể
thơ tự do Việt Nam tự sáng tạo ra – thể song thất lục bát. Câu thơ tiếng Việt viết theo thể
luật Đường và câu bảy chữ của thể thơ Việt Nam cùng có một lượng âm tiết bằng nhau,
trong trường hợp này, lối kiến tạo tiết tấu là căn cứ để phân biệt đâu là câu thơ Việt Nam,
đâu là câu thơ ngoại lai. Câu thất ngôn luật, xét về mặt kiến tạo tiết tấu, đều có thể xem là
câu ngũ ngôn luật, được thêm vào đằng trước câu một bước thơ, gồm hai âm tiết. Vì thế
nhiều câu thất ngôn luật có thể rút thành câu ngũ ngôn luật và không phương hại gì đến
tiết tấu câu thơ xét về mặt âm điệu cũng như ý nghĩa.
Ví dụ: Hai câu thơ thất ngôn luật của bài 160:
Hé cửa đêm chờ hương quế lọt,
Quét hiên ngày lệ bóng hoa tan. 36
có thể rút thành hai câu ngũ ngôn luật:
Đêm chờ hương quế lọt,
Ngày là bóng hoa tàn.
Từ hai câu ngũ ngôn luật:
Mọi sự đều nguôi hết,
Quân thân chẳng khứng nguôi.
có thể tạo thành hai câu thất ngôn luật, nếu thêm vào trước câu ngũ ngôn này hai âm tiết:
Nhân gian mọi sự đều nguôi hết,
Một sự quân thần chẳng khứng nguôi. (Bài 106)
Những câu song thất của ta có lối kiến tạo tiết tấu khác hẳn. Đó là những câu sáu
âm tiết, được thêm vào một âm tiết ở đầu câu, âm tiết này có thể tự làm thành một bước
thơ. Vì vậy, câu bảy chữ có thể rút thành câu sáu chữ mà không phương hại gì đến tiết tấu thơ. Ví dụ:
Thuở / trời đất / nổi cơn / gió bụi,
Khách / má hồng / nhiều nỗi / truân chuyên (Chinh phụ ngâm) có thể rút thành:
Trời đất / nổi cơn / gió bụi,
Má hồng / nhiều nỗi / truân chuyên Hay:
Nền / vũ tạ / nhện giăng / cửa mốc,
Đường / thế đồ // gót rỗ / kỳ khu. 37 (Cung oán ngâm) có thể rút thành:
Vũ tạ / nhện giăng / cửa mốc,
Thế đồ / gót rỗ / kỳ khu.
Điều này lý giải vì sao câu bảy chữ của thể thơ Việt Nam luôn luôn có nhịp chẵn,
trong khi du thất ngôn luật, nhịp lẻ lại giành được ưu thế ở phần cuối câu.
Trong Quốc âm thi tập ta gặp khá nhiêu câu có lối kiến tạo tiết tấu giống lối kiến
tạo của thể ngâm sau này:
– (Ắt) / đã tròn / bằng nước / ở bầu (Bài 40)
– (Tính) / ở nhu / hơn tính / ở cương (Bài 147)
Ở những loại câu này chỉ cần một điều kiện: Tiếng đầu câu phải là một từ đơn tiết.
2. Về lối gieo vần lưng: Trong tập thơ Nôm của Nguyễn Trãi, không kể những bài
thất ngôn luật, ta gặp khá nhiều trường hợp âm cuối của câu trên bắt vần với âm ở lưng chừng câu được. a) Loại vần bằng:
– C. 1: Ngủ thì nằm, đói lại ăn,
– C. 2: Việc vàn ai hỏi áo bô cằn (Bài 110)
– C. 2: Cảnh lạ đêm thanh hứng bởi đâu?
– C.3: Nguyệt mọc đầu non kình dội tiếng. (Bài 19) b) Loại vần trắc: 38
– C. 7: Tay ai thì lại làm nuôi miệng,
– C. 8: Làm biếng ngồi ăn lở núi non (Bài 149)
C.3: Rủ vượn hạc xin phương giải tục,
C. 4: Quyến mai trúc kết bạn tri âm. (Bài 119)
Về hiện tượng này, có người nhật xét: “Đây chỉ là do sự ngẫu nhiên chứ không
phải do dụng ý của nhà thơ”. Nhưng “ngẫu nhiên” thế nào mà hiện tượng đó lặp đi lặp lại
tới 215 vần, trong những 145 bài, chiếm tỷ lệ 2/5!
Hiện chưa rõ hình thù câu thơ Việt Nam trước thời Nguyễn Trãi thế nào, nhưng
điều chắc chắn là việc xây dựng “lối thơ Việt Nam”, thi pháp Việt Nam là cả một quá
trình tìm kiếm lâu dài. Từ chỗ số chữ trong câu không nhất định đến chỗ định hình ở kết
hợp 6–8, kết hợp 7–7–6–8, thời gian cũng phải tới bốn năm thế kỷ ở thể 6–8, vần lưng từ
chỗ khi gieo vào chữ đầu, khi gieo vào chữ thứ hai, thứ ba, nhất là chữ thứ tư của câu
dưới, câu thơ đã trải qua những bước ngập ngừngcuối cùng mới định vị ở chữ thứ sáu của
câu tám. Việc định vị vần lưng ở thể 7–7-6–8 phải đợi đến nửa cuối thế kỷ XVIII mới
được hoàn tất với sự ra đời Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều. Trước đó qua bản
dịch Chinh phụ ngâm chẳng hạn, ta thấy vần lưng trắc có khi còn gieo vào chữ thứ ba của
câu bảy dưới, gần nửa thế kỷ sau nó mới được nhất loạt chuyển dịch lên chữ thứ năm.
Vần lưng bằng của câu tám của khổ thơ trên có khi còn gieo vào chữ thứ ba của câu bảy
của khổ thơ dưới, từ Cung oán ngâm trở đi nó mới được định vị dứt khoát ở chữ thứ năm.
Sáng tác thơ Nôm của Nguyễn Trãi phải chăng là sự thể hiện một bước trong quá
trình xây dựng thi pháp Việt Nam, mà cuộc vận động tạo vần lưng là một đặc sắc. Thơ
Nôm Nguyễn Trãi chưa thể đạt tới chỗ định vị được vần lưng. Vần được gieo vào hầu hết
các chữ của câu dưới, từ chữ thứ nhất đến chữ thứ năm (nếu là câu sáu), chữ thứ hai, thứ
sáu là ít, chữ thứ ba nhiều hơn một chút, chiếm ưu thế hơn hết vẫn là trường hợp vần
được gieo vào chữ thứ tư (của câu 6), và chữ thứ năm (của câu 7). Tức là, sau vần lưng, 39
câu thơ còn đi tiếp một bước thơ nữa, gồm hai âm tiết, rất phù hợp với lối gieo vần lưng
của thể 6–8, thể 7–7- 6–8, khi hai thể thơ dân tộc này đã đi đến ổn định.
(Theo Tạp chí Văn học, số 4, 1991) 40
MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA THỂ THƠ NÔM
CỦA NGUYỄN TRÃI VỚI THỂ THẤT NGÔN LUẬT Ở TRUNG QUỐC
PHẠM LUẬN – NGUYỄN PHẠM HÙNG
Thơ tiếng vệt bằng chữ Nôm, thực bắt đầu có từ Hàn Thuyên, ở đầu thế kỷ XIII
(theo Đại Việt sử ký toàn thư, nguyên văn ghi: “[Hàn] Thuyên hiệu năng quốc ngữ phú
thi; Ngã quốc phú thi đa đụng quốc ngữ thực tư thử thủy”. Phú thi ở đây không có nghĩa
là phú và thơ, mà có nghĩa như tác thi tức làm thơ [1]. Nhưng thơ Nôm của Hàn Thuyên
cũng như thơ Nôm của những nho sĩ khác ở đời nhà Trần từ lầu đều đã thất truyền [2]
(bài tựa viết năm 1750, xếp Phi sa tập – “trong tập có nhiều thơ quốc ngữ” của Hàn
Thuyên và Quốc ngữ thi của Chu An vào loại thơ văn “chỉ có tên sách mà thực ra thì
không có sách”) nên hiện không có cứ liệu gì, dù ít nhưng đáng tin cậy, để biết thơ ấy
làm bằng thể gì. Việt sử thông giám cương mục (nửa cuối thế kỷ XIX) gọi thơ Nôm thời
Hàn Thuyên và đời sau là “Hàn luật”, nhưng vì sao gọi như thế thì sách lại giải thích đó
là do đời sau làm thơ quốc âm là bắt chước Hàn Thuyên, người có tài làm thơ phú bằng
quốc ngữ [3](nguyên văn chép: “Hàn Thuyên - thiện vi quốc ngữ thi phú; Nhân đa hiệu
chi, hậu vi quốc âm thi viết Hàn luật giả dĩ thư”). Như vậy chỉ có thể coi là phỏng đoán
khi nói Hàn luật “là lối thơ Đường luật bằng quốc âm” [4] hoặc “Thi pháp Hàn luật chính
là áp dụng luật thơ Đường vào ngôn ngữ Việt” [5].
Một điểm đáng chú ý là Lê Thánh Tông (1442 - 1497) có lần đã nói đến “luật” của
một thể thơ Nam mà ông gọi là thể quốc ngữ (“Quốc ngữ chi thể”). Đại Việt sử ký có
đoạn ghi lại chuyện năm 1463. Lê Thánh Tông phê phán Lương Như Hộc, tác giả Hồng
Châu quốc ngữ thi, là đã không biết “luật” của “thể quốc ngữ”. Nhà vua kể lại: Trước kia
“Nguyễn Vĩnh Trinh không học thể quốc ngữ, làm thơ không hợp luật” (“Nguyễn Vĩnh
Trinh bất học quốc ngữ chi thể, tác thi bất nhập pháp”). Đưa thơ ấy ra hỏi thử, Lương
Như Hộc không biết không hợp luật ở chỗ nào. Ngay trong Hồng Châu quốc ngữ thi của
Lương Như Hộc, nhà vua cũng thấy còn nhiều chỗ thất luật” [6]. Như vậy, theo Lê Thánh 41
Tông, thể quốc ngữ có luật riêng, không biết luật riêng đó thì dù giỏi làm thơ luật Đường
bằng chữ Hán như Thám hoa Lương Như Hộc, khi làm thơ Nôm vẫn có chỗ bị thất luật.
Cũng qua câu nói của Lê Thánh Tông, ta biết luật này được hình thành từ thực tế sáng tác
thơ Nôm của thế hệ nhà thơ lớp trước. Nhà thơ thuộc thế hệ lớp trước viết nhiều thơ Nôm
nhất và thành công hơn hết chỉ có Nguyễn Trãi, tác giả Quốc âm thi tập. Có thể tin rằng
luật của thể quốc ngữ chủ yếu được hình thành từ những cố gắng tìm tòi của Nguyễn Trãi
nhằm xây dựng nền thơ quốc âm của dân tộc.
Trong ngôn ngữ Quốc âm thi tập, lớp từ đơn âm chiếm tỷ lệ hơn 70%. Đại đa số từ
đơn âm là thuần Việt, chủ yếu trong lời ăn tiếng nói, trong khẩu ngữ của người Việt Nam.
Điều đó không có nghĩa là Nguyễn Trãi đã sử dụng những hình thức diễn đạt thơ của thơ
dân gian Việt Nam. Nói “Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi cho ta biết đến thế kỷ XV có
hiện tượng văn học dân gian đã ào ạt vào văn học thành văn và tạo cho nó một chất lượng
mới” là không có căn cứ. Sự thật thì về hình thức diễn đạt của câu thơ, thể thơ trong
Quốc âm thi tập đều có gốc từ thơ thất ngôn luật Đường của Trung Quốc. Trong Quốc âm
thi tập vừa có nhân tố hợp luật Đường, lại vừa có nhân tố phi luật Đường. Những nhân tố
phi luật Đường hoặc là do tác giả phát triển từ tiềm năng sản có trong thơ của các thi sĩ
Đường Tống hoặc là do tác giả cải biến từ nhân tố hợp luật Đường mà thành.
Sau đây xin trình bày chi tiết nhận xét nói trên.
I. CÁCH HIỆP VẦN TRONG THƠ
Các bài thơ trong Quốc âm thi tập từ đầu đến cuối chỉ dùng một vần và là vần
bằng. Trừ bài 126 và bài 200 [7] câu đầu không nhập vần, vần được hiệp ở chữ cuối câu
1 và chữ cuối các câu chẵn. Như thế xét về vị trí hiệp vần, thơ trong Quốc âm thi tập
không có gì khác thơ chữ Hán làm theo luật Đường của tác giả. Nhưng về luật dùng chữ
để hiệp vần giữa thơ Nôm với thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi lại khác nhau rất căn bản.
Luật dùng chữ hiệp vần trong 103 bài thơ chữ Hán làm theo luật Đường đều có căn cứ từ
Quảng Vận, bộ vận thư được biên soạn ở đầu đời Tống (in năm 1008). Có mấy trường
hợp không khớp Quảng Vận, nhưng ít nhiều đã có tiền lệ từ thơ trước đời Đường, hoặc
do cách đọc âm tiếng Hán của người Việt Nam đương thời [8] (trong các bài: 6, 10, 32, 42
39, 76, 95) những chữ thuộc hai vận mục ca và ma (giai) hiệp vần với nhau; thơ đời Lục
Triều ca và ma hiệp vần với nhau. Do vậy ngẫu nhiên người đời Đường xem ca - ma là
thông vận. Còn theo Nguyễn Tài Cẩn [9], tiếng Việt từ trước tới nay chỉ có một nguyên
âm a duy nhất, nên nguyên âm ở ca và ma vào Việt Nam phải thống nhất làm một. Trong
thơ Nôm luật dùng vần theo Quảng Vận chỉ thấy còn lại vài ba dấu vết.
– Bài 119: vần im hiệp với vần âm (dầm, xâm, âm, trầm, kim); ở Quảng Vận các
chữ âm, trầm, kim thuộc vận mục xâm.
– Bài 111: vần uyên hiệp với vần ôn (quyền, nên, khôn, chôn, tôn) ở Quảng Vận
các chữ quyền, môn, tôn thuộc vận mục nguyên.
– Bài 84; vần oe hiệp với vần ai (đài, ai, dài, tại, hòe); ở Quảng Vận đài, hòe thuộc vận mục giai.
Luật dùng chữ “hiệp” vần trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi căn bản là dựa vào hệ
thống ngữ âm Việt Nam đương thời. Các tiếng có thể hiệp vần được với nhau, ngoài yêu
cầu phải giống nhau về thanh và âm cuối (giống như ở Quảng Vận) chỉ cần phải có
nguyên âm chính cùng dòng. Từ thực tế hiệp vần trong Quốc âm thi tập có thể lập được
danh sách những vần hiệp với nhau theo quy tắc nguyên âm cùng dòng: 1.1.1 Vần mở:
– i, uy, e, oe [ue], ê, uê – ư ơ, ưa [ươ] – u, o, âu, ưu
1.1.2 Vần có âm cuối là i:
– ai, ơi, ươi, ai / oi, ôi, ui – ay, ây, uây. – ui, oi, ôi, uôi
1 1.3 Vần có âm cuối là u: 43
– iu, êu, iêu, eo [eu], ao [au]
1 1.4 Vần có âm cuối là m: – im, em, êm, iêm
– am, âm, ơm, âm/ im, am/em
1.1.5 Vần có âm cuối là n:
– in, ên, iên, uyên
– an, oan [uan], ăn, ân, uân, ơn, an/en – on, ôn, uôn
1 1.6 Vần có âm cuối là ng:
– inh [ing], ênh [êng], anh [eng], uynh [uyng]
– ang, ương, âng, uâng, ăng, ang, ương / uông – ong, ông, uông, ung
Trong bảng kê trên, các vần hiệp với nhau thường theo quy tắc nguyên âm chính
cùng dòng, tức là vài âm sắc nghe bổng (dòng trước), trung hòa (dòng giữa), hay trầm
(dòng sau). Tuy nhiên cũng có một số trường hợp nếu theo cách ghi của chữ quốc ngữ
Latinh thì không đúng như thế.
1.2.1 Vần u hiệp với vần âu, vần ưu (bài 3)
1.2.2 Vần ai hiệp với vần oi, ôi, ui (bài 13)
1.2.3 Vần iêu hiệp với vần ao [au] (bài 197)
1.2.4 Vần am hiệp với vần em (bài 64)
1.2.5 Vần am hiệp với vần em (bài 46)
1.2.6 Hai vần inh, ênh hiệp với vần anh (bài 158)
1.2.7 Hai vần ang, ương hiệp với vần uông (bài 147) 44
Nguyên nhân của những hiện tượng hiệp vần không cùng dòng ghi ở trên có thể là do:
a) Một chữ Hán người Việt Nam có thể có hai cách đọc:
– Chu còn có thể đọc là châu, ưu đọc là âu (trường hợp 1)
– Trào còn có thể đọc là triều (trường hợp 3)
b) Cách phát âm của người Việt Nam đương thời:
– Cương thường đọc là cưâng thưâng
– (Tỏ) tường đọc là (tỏ) từâng
– Buông đọc là bưâng (trường hợp 7)
1.3. Những trường hợp còn lại có liên quan đến vấn đề hiện vẫn chưa được giải
quyết: tiếng Việt trung đại có một âm a hay có nhiều hơn. Có thể tiếng Việt thời ấy vẫn
còn hai âm a: âm a dòng trước có âm trị gần e; ae; ie: âm a ở khoảng từ dòng giữa tới dòng sau. Ví dụ:
Âm a trong xa (xe), ma (mè); anh (em) còn đọc là eng; tinh chiên còn đọc là tanh
chiên; an còn đọc là yên.
Âm a trong nam còn đọc là (chữ) nôm, (gió) nồm, mai còn đọc là môi (giới)
Dù sao trong thực tế dùng chữ hiệp vần cũng chệch rất xa luật chữ hiệp vần theo
Quảng Vận. Có lẽ đây là hiện tượng chính để có thể nói Nguyễn Trãi đã “Việt hóa” thể
thơ luật Đường mượn của Trung Quốc. Nguyên nhân là do ngôn luận quốc âm thi tập từ
thuần Việt chiếm một tỷ lệ rất cao, hơn nữa ông lại ưa thích dùng những vần thuần Việt
vào vị trí các “nút tiếng vọng”. Mặt khác còn là do sự khác biệt về cấu tạo giữa chữ Hán
và chữ Nôm. Chữ Hán theo La Thường Bối trong Hán ngữ âm vận học đạo luận, vốn
thuộc thể hệ “biểu ý” mà không phải “biểu âm” [10]. Vì thế trong những chữ tuy có
nguyên âm cùng dòng nhưng Quảng Vận lại không xem là đồng vận. Như đông (một
trong bốn phương) âm trị với đông (mùa cuối trong bốn mùa), có âm trị là hai vận mục 45
khác nhau; ngư (cá) vẫn có âm trị [ư] với hồ (trong hồ cầm) âm trị, cả hai đều có nguyên
âm dòng sau nhưng chữ thuộc hai vận mục theo Quảng Vận không hiệp vần với nhau
được. Cấu tạo chữ Nôm thiên về “biểu âm”, trong hiệp vần, thuỷ âm là phụ âm không có
vai trò gì trong căn cứ để xác định chữ thuộc nhóm vần nào. Cho nên ngoài thanh điệu và
âm cuối, luật hiệp vần phải lấy căn cứ là âm sắc.
Có thể nói quy tắc trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi lần đầu tiên đã cung cấp cho
thơ tiếng Việt đời sau một cấu trúc vần sát với mô hình lý tưởng của vần thơ nhất.
Bên cạnh lối hiệp vần chân, trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi ta còn gặp hiện tượng
tiếng cuối câu thơ trên bắt vần với tiếng giữa ở câu dưới.
Có khi cả hai tiếng là thanh bằng:
Đỗ Phủ nên thơ bút thần;
Nợ quân thân chưa báo được. (Bài 12)
Có khi hai tiếng là thanh trắc:
Lòng người tựa mặt ai ai khác,
Sự thế bằng cờ bước nước nghèo (Bài 32)
Có khi trong một bài kết hợp cả tiếng thanh bằng và tiếng thanh trắc như bài 68:
Bình sinh nhiễm được tật sơ cuồng,
Con cháu nhiều ngày chịu khó dường.
La ỷ lấy đâu chăng lái xái,
Hùng ngư khôn kiếm phải thèm thuồng.
Ao quan thả gửi hai bè muống,
Đất bụt ương nhờ một lảnh mồng. 46
Còn có một lòng âu việc nước,
Đêm đêm thức nhẫn nẻo sơ chung.
Về hiện tượng trên có ý kiến nhận xét: “Đây chỉ là do sự ngẫu nhiên chứ không
phải do dụng ý của nhà thơ”. Trong thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi thỉnh thoảng cũng thấy
có hiện tượng này và có thể khẳng định là ngẫu nhiên. Trong thơ Nôm người ta cũng chỉ
gặp hiện tượng này ở 40 bài tám câu và 2 bài 4 câu. Có điều là với 380 câu của từng ấy
bài thơ, Nguyễn Trãi đã viết 134 câu trong đó tiếng ở cuối câu trên hiệp vần với tiếng giữa ở dưới.
II. VỀ CẤU TẠO NHỊP CÂU THƠ THẤT NGÔN
Câu thất ngôn trong thơ Trung Quốc dù là câu thất ngôn của thơ dân gian đời Hán
hay là câu thất ngôn của thơ cổ thể, hoặc thơ luật Đường, phổ biến ngắt nhịp 4 – 3. Nhịp
4 lại có thể chia làm hai nhịp nhỏ 2 – 2, nhịp 3 cũng có thể chia làm hai nhịp nhỏ, nhưng
thường là 2 – 1. Như vậy nhịp có số chữ lẻ (1, 3) chiếm ưu thế tuyệt đối ở nhịp cuối câu
thất ngôn. Trong thơ thất ngôn luật Đường đời Đường – Tống hoạ hoằn mới thấy những
câu có hai chữ ở cuối là một nhịp. Như ở bài Túc phủ của Đỗ Phủ đời Đường [11]:
Câu 3: Vĩnh dạ giốc thành bị tự ngữ,
Câu 4: Trung thiên nguyệt sắc hảo thùy khan!
(Đêm vắng tiếng còi buồn tự thét,
Giữa trời bóng nguyệt đẹp ai coi!) (ÁI NAM dịch)
Người dịch đã thể hiện đúng dụng ý ngắt nhịp của bài thơ: 2 – 3 – 2
Hoặc như hai câu đầu bài thơ Hoàng châu của Lục Du đời Tống:
Cục súc thường bi loại Sở tù,
Thiên lưu hoàn thán học Tề ưu. 47 (Tạm dịch
Khúm núm thường buồn giống Sở tù,
Long đong lại chán tựa Tề ưu)
Hai câu thơ trên nhịp ngắt: 2 – 2 – 1 – 2 2 – 2 – 1 – 2
Câu thất ngôn luật Đường có lối ngắt nhịp như dẫn chứng nêu trên tuy hiếm thấy
nhưng chúng cũng đã từng tồn tại như là nhân tố tiềm năng. Trong sáng tác thơ Nôm
Nguyễn Trãi “thức tỉnh” nhân tố tiềm năng sẵn có này của thơ luật Đường.
Sau bài Hạnh Thiên Trường hành cung nổi tiếng của Trần Thánh Tông, trong đó
có 4 câu thất ngôn ngắt 3 - 4, xen vào 4 câu ngắt 4 -3, ở thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi
loáng thoáng cũng thấy vài câu có lối ngắt nhịp tương tự:
– Nhân gian lụy - bất đáo thương châu (Văn lập).
(Tạm dịch: Lụy nhân gian - không đến bãi nhàn)
– Ưu dụ – thả phục ngôn – dư hiếu.
(Mạn hứng – bài 2)
(Tạm dịch: Ưu du – lại nói rằng - ta thích)
Ở Thơ Nôm Nguyễn Trãi, lối ngắt nhịp này trở thành khá phổ biến. Trong số 45
bài 8 câu và 15 bài 4 câu có tới 114 câu thất ngôn nhịp cuối là nhịp chẵn. Hình thức ngắt
nhịp cũng khá đa đạng: – Ngắt 3 – 4:
Áng cúc thông - quen vầy bậu bạn,
Cửa quyền quý - ngại lượm chân tay. 48 (Bài 75) – Ngắt 2 – 3 – 2:
Ai hay - ai chẳng hay - thì chớ. (Bài 83) – Ngắt 4 - 1 – 2:
Cơm của bất nhân - ăn – ấy chớ,
Áo người vô nghĩa – mặc – chẳng thà.
III. THỂ THƠ THẤT NGÔN XEN LỤC NGÔN
Tập thơ Nôm 254 bài của Nguyễn Trãi có 186 bài trong đó có câu lục ngôn dùng
xen với câu thất ngôn (tạm gọi là thất ngôn xen lục ngôn). Như thế số bài làm theo thể
thơ này chiếm xấp xỉ 2/3 số bài trong tập.
Đối chiếu với thể thất ngôn luật Đường ta thấy thể thất ngôn có một số tương đồng:
– Tương đồng về số câu của mỗi bài (hoặc 8 câu hoặc 4 câu)
– Tương đồng về vị trí hiệp vần
– Tương đồng về các câu phải đối ngẫu (ở bài bát cú, câu 3 đối ngẫu với câu 4, câu 5 và câu 6 cũng thế).
Nhìn qua chỉ thấy khác ở chỗ bài thơ có câu lục ngôn xen với câu thất ngôn, trong
khi đã gọi là thơ luật Đường dù là ngũ ngôn luật, thất ngôn luật hoặc lục ngôn luật, số
chữ các câu trong bài đều nhất loạt phải bằng nhau.
Số câu lục ngôn trong các bài thơ không nhất định. Phần lớn các bài có một, hai
câu (120 bài), riêng ở bài bốn câu tối đa cũng chỉ có hai câu. Một số ít bài có tới 6 hay 7 câu (13 bài)
Số câu lục ngôn không nhất định, có nghĩa số chữ trong mỗi bài cũng không nhất
định. Đã thế câu lục ngôn lại được sử dụng ở những vị trí khác nhau trong bài tám câu 49
hoặc bốn câu. Duy trường hợp bài có một câu lục ngôn thì câu này không đặt vào vị trí
một trong bốn câu phải đối ngẫu.
Thể thất ngôn xen lục ngôn được tạo như thế nào? Phải chăng ở đây có sự “phối
hợp giữa Đường luật với các thể dân gian dân tộc”? [12]. Câu thất ngôn mà bài nào cũng
phải có tối thiểu một câu, nếu xét từng câu thì đúng là thất ngôn luật Đường. Còn câu lục
ngôn ta thấy không phải do Nguyễn Trãi sử dụng câu lục của thơ dân gian Việt Nam. Nó
được hình thành từ chính câu thất ngôn luật Đường. Mỗi câu lục ngôn được tạo ra chỉ
bằng một cách là giảm một chữ ở câu thất ngôn luật Đường. Chữ giảm ở câu thất ngôn,
tùy từng bài, có thể là một trong các chữ thứ nhất, thứ ba, thứ năm, thứ sáu. Duy chữ thứ
bảy và chữ thứ hai của câu thất ngôn thì bất cứ trường hợp nào cũng không thể giảm.
Để chứng minh cho nhận xét trên, trước hết xin được nhắc qua về cách thức bằng
– trắc của thể thất ngôn luật Đường trong cấu tạo các kiểu câu và sắp đặt các kiểu câu đó.
Trong bài thất ngôn bát cú luật Đường trước sau chỉ có 4 kiểu câu được luân phiên sử dụng: Kiểu A: TT BB TTB Kiểu a: TT BB BTT
Hai hiểu A và a đều khởi đầu bằng tiếng thanh trắc. Nhưng hai kiểu có chỗ hơi khác:
A kết thúc câu là thanh bằng
a kết thúc câu là thanh trắc Kiểu B: BB TT TBB Kiểu b: 50 BB TT BBT
Hai kiểu B và b đều khởi đầu bằng tiếng thanh bằng.
B kết thúc câu là thanh bằng
b kết thúc câu là thanh trắc.
Các câu kiểu này phải sắp đặt thế nào để đảm bảo luật “đối” và “niêm”.
Luật bằng, trắc phải sử dụng “phân minh”, nhưng trong một số trường hợp có thể
áp dụng lệ “nhất, tam, ngũ bất luận”.
Bài thất ngôn bát cú luật Đường, câu một nhập vận, nếu khởi đầu bằng tiếng thanh
bằng (lấy tiếng thú hai làm căn cứ) thì nó có dạng thức: BA, aB, bA, aB.
Nếu khởi đầu là tiếng thanh trắc sẽ có dạng thức: AB, bA, Ab, bA
Vận dụng hai dạng câu trên, ta tìm hiểu câu lục ngôn được tạo ra bằng cách nào?
1. Trường hợp 1: Ví dự bài 19.
C1: Thương lang mấy khóm một thuyền câu,
C2: Cảnh lạ đem thanh hứng bởi đâu?
C3: Nguyệt mọc đầu non kình dội tiếng,
C4: Khói tan mật nước thẫn không lầu
C5: Giang san đạm được đồ hai bức,
C6: Thế giới đông nên ngọc một bầu
C7: Ta ắt lòng bằng Văn Chính nữa,
C8: Vui xưa chẳng quản đeo âu 51
Bài khởi đấu bằng tiếng thanh bằng, từ câu 1 đến câu 7 hoàn toàn đúng luật
Đường. Dạng thức 7 câu đó có thể viết như sau: BA, aB, bA, a
Câu tám lục ngôn: BB TT BB. Nếu thêm vào trước hai chữ thanh bằng, ở phần
cuối câu một chữ thanh trắc thì nó sẽ thành câu thất ngôn kiểu B: BB – TT – TBB.
Và dạng thức cả bài có thể viết như sau: BB – TT – TBB
Toàn bài sẽ hoàn toàn đúng với cách thức bằng trắc của thơ luật Đường. Như thế
chứng tỏ câu tám lục ngôn được tạo ra bằng cách giảm ở câu thất ngôn luật Đường một
chữ, đó là chữ thứ năm thanh trắc.
2. Trường hợp 2: Ví dụ bài 51
C1: Cảnh cũ non quê nhặt chốc mòng,
C2: Chiêm bao ngờ đã đến trong.
C3: Chè tiên nước ghín bầu in nguyệt,
C4: Mai rụng hoa đeo bóng cách song
C5: Gió nhặt đưa qua trúc ổ,
C6: Mây tuôn phủ rợp thư phòng.
C7: Thức nằm nghĩ ngợi còn mường tượng,
C8: Lá chưa ai quét cửa thông
Bài gồm bốn câu thất ngôn xen với bốn câu lục ngôn Câu 1 thất ngôn, kiểu A
Câu 2 lục ngôn, chữ cuối thành bằng và chữ hiệp vần. Nó được tạo ra bằng cách
giảm ở câu thất ngôn kiểu B chữ thứ sáu thanh bằng. 52
Câu 3 và câu 4: Thất ngôn kiểu b và kiểu A
Ta có thể viết dạng thức bốn câu phần trên bài như sau: AB, bA
Câu 5 lục ngôn, chữ cuối thanh trắc. Nó là câu thất ngôn kiểu giảm chữ thứ 5 thanh trắc.
Câu 6 lục ngôn, chữ cuối thanh bằng đồng thời là chữ hiệp với nó là câu thất ngôn
kiểu B giảm từ chữ thứ 5 thanh trắc. Câu 7 thất ngôn kiểu b.
Câu 8 lục ngôn, chữ cuối thanh bằng đồng thời chữ hiệp vần. Nó là do câu thất
ngôn kiểu A giảm chữ thứ nhất: T T BB TTB
□ Lá chưa ai quét cửa thông.
Và ta có thể viết tiếp dạng thức bốn câu phần sau như sau: aB, bA
Trong 186 bài thất ngôn xen lục ngôn, 436 câu lục ngôn đều được tạo ra bằng cách
duy nhất như ta thấy ở bài 19 và bài 51. Như vậy đây không phải là câu lục trong thơ lục
bát dân gian Việt Nam. Câu lục trong thơ dân gian được hình thành khác hẳn. Nó là câu 4
âm tiết được thêm vào hai âm tiết. Vả lại câu lục của thơ dân gian có tiếng cuối thanh trắc như câu:
Chết thì bỏ con bỏ cháu,
Sống thì không bỏ mồng sáu tháng ba.
rất ít thấy. Còn ở thơ thất ngôn xen lục ngôn, câu lục ngôn có tiếng cuối thanh trắc lại phổ biến.
Câu lục ngôn trong Quốc âm thi tập cũng không phải do Nguyễn Trãi mượn từ thể
lục ngôn luật Đường của Trung Quốc, mà ở nước ta cũng có nhà thơ sử dụng. Bởi vì câu 53
lục ngôn viết theo thể này vẫn phải đúng quy cách niêm luật thơ Đường. Trong thơ Nôm
của Nguyễn Trãi nếu câu lục ngôn đặt ở trước hoặc sau liền với câu thất ngôn thì sẽ gây
ra hiện tượng thất đối; có khi thất niêm, dĩ nhiên “đối”, “niêm” theo luật thơ Đường, do
số chữ chênh nhau và lối ngắt nhịp khác nhau. Trường hợp bài có 6, 7 câu lục ngôn viết
liền nhau, tuy về số chữ thì cân nhau, nhưng có thể do lối ngắt nhịp mỗi câu khác nhau
mà thành ra “thất đối” hoặc “thất niêm”.
Ví dụ bài 26 là bài có 6 câu lục ngôn viết liền nhau:
C1: Đủng đình – chiều hôm – dắt tay,
C2: Trông thế giới – phút chim bay.
C3: Non cao– non thấp – mây thuộc,
C4: Cây cứng - cây mềm - gió hay.
C5: Nước - mấy trăm thu - còn vậy,
C6: Nguyệt – bao nhiêu kiếp – nhẫn này
C7: Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết,
C8: Bui một lòng người cực hiểm thay.
Câu lục ngôn 1 với câu lục ngôn 2 vì có lối ngắt nhịp khác nhau nên thất đối. Câu
2, câu 3 cũng do nguyên nhân đó nên thất niêm.
Đời Lý, Quảng Nghiêm thiền sư cũng từng viết một bài 4 câu, trong đó hai câu
đầu là lục ngôn, hai câu cuối thất ngôn, bài Thị tật:
Ly tịch phương ngôn tịch diệt,
Khứ sinh hậu thuyết vô sinh.
Nam nhi tự hữu xung thiên chí,
Hưu hướng Như Lai hành xứ hành
(Thân uyển tập anh) 54 Dịch nghĩa:
CÁO BỆNH VỚI MỌI NGƯỜI
Lìa được cõi tịch mới có thể nói chuyện tịch diệt,
Thoát được sự sinh mới nói chuyện vô sinh.
Tài trai tự có cái chí xông lên trời,
Không cần phải đi vào con đường Như Lai đã đi.
Bài thơ của Quảng Nghiêm thiền sư có thể chỉ là ngẫu nhiên, còn trong Quốc âm
thì tập thì rõ là có dụng ý. Trong tập có tới gần năm chục bai tám câu có một câu lục
ngôn, tức là 55 chữ. Chẳng phải là vì kiệm chữ mà là muốn làm cho câu thơ, bài thơ có thêm tiết diệu.
Các nhà thơ ở đời Đường, đời Tống đã gắng sức dùng nhiều biện pháp để tránh
cho thơ thất ngôn luật Đường khỏi rơi vào đơn điệu, nên đã định ra những “kiểu câu khác
nhau; “đối” và “niêm, các chữ ở cuối câu lẻ tuy đều là tiếng thanh trắc, nhưng thượng,
khứ, nhập phải luân phiện thay đổi. Hoặc tạo ra những câu có hình thức đặc thù như câu
kiểu a: TT BBB TT cải thành T TBB TBT. Hoặc tạo ra những câu “ảo” để “cứu”.
Tuy nhiên trong câu thất ngôn luật Đường vẫn không tránh khỏi có chỗ đơn điệu,
đó là lối ngắt trong bài thơ từ câu đầu đến câu kết trước sau chỉ có một lối. Điều này có
nguyên nhân của nó. Thơ thất ngôn luật Đường ra đời sau thơ ngũ ngôn luật Đường. Về
mặt tiết tấu thơ thất ngôn là do thơ ngũ ngôn thêm ở đầu câu hai âm tiết. Nhưng ở thơ
ngũ ngôn luật Đường từ lâu vẫn chỉ có một lối ngắt 2-2–1 hoặc 2–3. Như vậy lối ngắt
nhịp của thể thất ngôn luật Đường không có gì thêm so với lối ngắt nhịp ở thế ngũ ngôn luật.
Dùng câu lục ngôn xen với câu thất ngôn sẽ làm cho điệu tiết bài thơ phong phú
hơn do mối tương tác giữa những câu đó chênh nhau, nhất là khả năng ngắt nhịp của câu
lục ngôn dồi dào hơn. Câu lục ngôn trong thơ Nguyễn Trãi có tới 6 lối ngắt nhịp:
1. 2–2–2: Non cao - non thấp – mây thuộc, 55
Cây cứng - cây mềm – gió hay. (Bài 26) 2. 4–2
Giũ bao nhiêu bụi - bụi lầm. (Bài 5) 3. 2–4
Bữa ăn - dầu có dưa muối.
Áo mặc - nài chi gấm là: (Bài 4) 4. 1– 3 – 2
Lá - chưa ai quét – cửa thông. (Bài 51) 5. 3 -3
Say minh nguyệt - chè ba chén,
Thú thanh phong - lều một gian. (Bài 27) 6. 1– 2–3
Rồi - hóng mát - thủa ngày trường (Bài 170)
Cũng cần kể thêm khả năng dồi dào trong kết hợp tiếng thanh bằng với thanh trắc
để tạo ra những kiểu câu khác nhau. Nếu ở thể thất ngôn luật Đường chỉ có bốn kiểu câu
chính thì thể lục ngôn trong thơ Nôm có tới 27 kiểu câu. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
[1] Quốc sử quán triều Lê. Đại Việt sử ký toàn thư (Bản kỷ), tập II, quyển 5, NXB
khoa học xã hội, H, 1971.
[2] Lê Quý Đôn. Đại Việt thông sử, NXB Khoa học xã hội, H 1978.
[3] Quốc sử quán triều Nguyên. Việt sử thông giám cương mục, chính biên; tập II,
quyển 12, NXB Văn Sử Địa, H, 1957.;
[4] Bùi Văn Nguyên - Hà Minh Đức. Thơ ca Việt Nam (hình thức và thể loại),
NXB Khoa học xã hội, H, 1971, tr. 44.
[5] Nhiều tác giả. Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập II, NXB Văn học, H, 1976, tr. 30.
[6] Quốc sử quán triều Lê. Đại Viết sử ký toàn thư (Bản kỷ), tập II, quyển 12,
NXB Khoa học xã hội, H, 1972
[7] Nguyển Trãi. Nguyễn Trãi toàn tập, tái bản lần thứ nhất, NXB Khoa học xã hội, H, 1976
[8] Vương Lực. Hán ngữ thi luật học, NXB Giáo dục, Bắc Kinh, 1962, tr.332
[9] Nguyễn Tài Cẩn. Tạp chí Ngôn ngữ, số 1, 1981
[10] La Thường Bối. Hán ngữ âm vận học đạo luận, Trung Hoa thư cục, Bắc Kinh, 1962, tr. 94
[11] Vương lực (chủ biên) Cổ đại Hán ngữ, Trung Hoa thư cục, Bắc Kinh, 1964, tr. 1458.
[12]. Nguyễn Huệ Chi. Phần khảo luận văn bản, trong sách Thơ văn Lý - Trần, tập
I, NXB Khoa học xã hội, H, 1971, tr. 148 -152.
(Theo Tạp chí khoa học,Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thuộc Đại
học quốc gia Hà Nội xuất bản, số 3, 1997)