-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Suy nghĩ về vai trò của quê hương đối với đời sống tâm hồn của mỗi người | Văn mẫu lớp 9
Quê hương: nơi mỗi con người được sinh ra, lớn lên, là mảnh đất chúng ta chôn rau cắt rốn, gắn bó suốt một khoảng thời gian dài với những kỉ niệm đẹp đẽ khó quên. Mỗi người có một quê hương, mỗi quê hương có một bản sắc khác nhau nuôi dưỡng nên những tâm hồn con người khác nhau vô cùng phong phú. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Suy nghĩ về vai trò của quê hương đối với đời sống tâm hồn của mỗi người
I. Dàn ý Suy nghĩ về vai trò của quê hương đối với con người
Dàn ý Suy nghĩ về vai trò của quê hương đối với con người - Mẫu 1 1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vai trò của quê hương đối với đời sống tâm hồn của mỗi người. 2. Thân bài a. Giải thích
Quê hương: nơi mỗi con người được sinh ra, lớn lên, là mảnh đất chúng ta chôn rau cắt rốn,
gắn bó suốt một khoảng thời gian dài với những kỉ niệm đẹp đẽ khó quên. Mỗi người có một
quê hương, mỗi quê hương có một bản sắc khác nhau nuôi dưỡng nên những tâm hồn con
người khác nhau vô cùng phong phú. b. Phân tích
Quê hương trước hết là mảnh đất chúng ta sinh ra, lớn lên. Từ tinh túy của mảnh đất này,
chúng ta trau dồi bản thân cả về thể xác lẫn tinh thần, trở thành một công dân hoàn thiện,
mang trong mình những ước mơ, khát vọng to lớn để sau này giúp đời, giúp người.
Mỗi quê hương có một nền văn hóa khác nhau. Khi con người ta trưởng thành, mang theo
nét đặc trưng của quê hương mình đi nơi khác sẽ là những nét giao thoa độc đáo của văn
hóa từng vùng miền, góp phần chung vào đa dạng nền văn hóa của cả dân tộc.
Quê hương không chỉ là nơi chúng ta lớn lên mà còn là nơi con người ta quay trở về sau
những bão tố, những khó khăn ngoài kia. Bất cứ người con nào khi xa quê trở về đều cảm
thấy thanh thản, yên bình bởi cái không khí quen thuộc, bởi con người mộc mạc nơi xứ mình. c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về vai trò to lớn của quê hương đối với cuộc sống con người. d. Phản đề
Vẫn còn có nhiều người chưa nhận thức được tầm quan trọng của quê hương. Lại có những
người tuy có nhận thức đúng về tầm quan trọng của quê hương nhưng lại chưa có ý thức
xây dựng quê hương thêm giàu đẹp hơn,… 3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: vai trò của quê hương đối với đời sống tâm hồn của mỗi
người; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.
Dàn ý Suy nghĩ về vai trò của quê hương đối với con người- Mẫu 2 1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vai trò của quê hương đối với đời sống tâm hồn của mỗi người.
Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình. 2. Thân bài a. Giải thích
Vai trò của quê hương đối với đời sống tâm hồn của mỗi người mang ý nghĩa: quê hương -
nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, mảnh đất cho ta sự sống sẽ ghi dấu lại những kỉ niệm của ta,
cho ta những nhận thức căn bản về cuộc đời. Mỗi người có một quê hương, mỗi quê hương
có một bản sắc khác nhau nuôi dưỡng nên những tâm hồn con người khác nhau vô cùng phong phú. b. Phân tích
Con người khi sinh ra và lớn lên chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa của quê hương, từ đó hình
thành nên tính cách, tư duy và suy nghĩ cá nhân, có thể thấy quê hương đóng vai trò quan
trọng trong việc hình thành nên con người.
Quê hương rộng hơn là đất nước, nơi nhiều nền văn hóa khác nhau cùng hòa hợp để con
người cùng học tập, giữ gìn và phát huy.
Chúng ta được sống trong thời bình như hiện nay là một hạnh phúc lớn lao mà thế hệ đi
trước đã phải hi sinh sương máu, chính vì thế chúng ta cần trân trọng cuộc sống hiện tại.
c. Liên hệ bản thân
Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với
thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và
giúp đỡ những người xung quanh,… d. Phản biện
Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức được tầm quan trọng của quê hương,
đất nước đối với bản thân mình và sự phát triển của mình. Lại có những người tuy có nhận
thức đúng và đủ về tầm quan trọng của quê hương đối với đời sống tâm hồn của mình
nhưng lại chưa có ý thức xây dựng quê hương thêm giàu đẹp hơn,… những người này đáng
bị xã hội thẳng thắn lên án. 3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: vai trò của quê hương đối với đời sống tâm hồn của mỗi
người; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.
II. Văn mẫu Suy nghĩ về vai trò của quê hương đối với con người
Đoạn văn Suy nghĩ của em về vai trò của quê hương đối với đời sống tâm hồn của mỗi người mẫu 1
Quê hương có một vai trò vô cùng quan trọng trong trái tim và thế giới tình cảm của con
người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của
mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với
quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động,
rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê
hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở
nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ
hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu
thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi
lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu
thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó
với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con
người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua
một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...
Suy nghĩ về vai trò của quê hương đối với con người - Mẫu 2
Quê hương! Vốn chỉ là hai tiếng nhưng đó lại là sự thiêng liêng và đúc kết nên bao thế hệ
con người. Dường như, không có mực giấy nào có thể cắt nghĩa trọn vẹn về vai trò của quê
hương với đời sống. Quê hương là nơi chúng ta được sinh ra ra và lớn lên, bởi vậy mà nhắc
đến quê hương người ta thường nhớ về những gì thân thuộc, gần gũi nhất. Đó là một buổi
sáng tinh mơ với cánh đồng vàng ươm, là tiếng cạp cạp đòi ăn của đàn vịt trước sân, là tiếng
xôn xao của những người nông dân ra đồng làm lụng… Tất cả tạo nên một bản hòa nhạc
đồng quê vui tươi và tràn đầy nhựa sống. Quê hương là vậy đấy, luôn mang đến cho con
người những ký ức, những trải nghiệm đáng nhớ, những giá trị văn hóa và phong tục đặc
trưng của một vùng miền. Đó là nơi chúng ta học được những bài học đầu tiên về tình yêu
thương, sự chia sẻ, tôn trọng và hiếu khách. Ngoài ra, quê hương còn là nguồn cảm hứng
bất tận để con người ta làm nên những điều kỳ diệu và phi thường. Với những người sống xa
quê, tình yêu và niềm tự hào với quê hương thường được coi là một điểm tựa tinh thần lớn
lao, một nguồn động lực để vươn lên trước những khó khăn cuộc đời. Quê hương gần gũi,
thiêng liêng là thế! Thật hổ thẹn thay những ai nguội lạnh với chính nơi chôn rau cắt rốn của
mình, chê bai và che giấu đi nguồn cội của bản thân. Do đó, mỗi người chúng ta cần phải
tích tham gia vào các hoạt động xây dựng và phát triển quê hương để có thể duy trì, phát
triển các giá trị cao đẹp của dân tộc, xây dựng một xã hội văn minh, giàu đẹp. Thật không
phải tự nhiên mà Đỗ Trung Quân khẳng định rằng: “Quê hương nếu ai không nhớ/ Sẽ không
lớn nổi thành người”.
Suy nghĩ về vai trò của quê hương đối với con người - Mẫu 3
Người xưa thường lấy câu; "Con người có tổ có tông/Như cây có cội như sông có nguồn" để
răn dạy chúng ta về vai trò của quê hương, lối sống nhớ ơn tổ tiên. Quả thực, quê hương là
nguồn là cội, chứa đựng ý nghĩa lớn lao vô cùng. Hai chữ "quê hương" đơn giản mà thiêng
liêng. Quê hương chính là nơi chôn rau cắt rốn. Nó thường gắn với quốc tịch, dân tộc, huyết
thống của con người. Quê hương vừa là Tổ quốc rộng lớn, đồng thời cũng là miền quê ta
sống, là con phố ta đi học, là mái ấm gia đình, là tất cả những gì xung quanh ta. Quê hương,
đất nước có vai trò quan trọng đối với đời sống con người. Quê hương đã sinh thành và nuôi
dưỡng, che chở biết bao thế hệ, trong đó có chính ta. Không chỉ vậy, nhờ có quê hương mà
ta được thừa hưởng những giá trị văn hóa, lịch sử, truyền thống,.. là hành trang để phát triển
cuộc sống. Từ đó, con người còn được bồi đắp biết bao đức tính tốt đẹp: chăm chỉ, nhân ái,
kiên cường, dũng cảm,... Đất nước trao cho ta một "mã định danh", để ta luôn biết mình là
ai, mình thuộc về đâu dù đi đến bất cứ nơi nào trên thế giới. Ngoài ra, quê hương còn trở
thành động lực thúc đẩy con người không ngừng phấn đấu, sánh vai với bạn bè quốc tế.
Quê hương tạo nên sự gắn kết cộng đồng, giúp con người biết đoàn kết, yêu thương. Đối với
những người xa quê, nỗi nhớ và tình yêu dành cho quê hương còn hóa thành niềm an ủi,
chốn bình yên trong tâm hồn. Không có quê hương, con người sẽ là kẻ lạc loài, vô hướng.
Câu chuyện về M.Gandhi - vị "lãnh tụ tinh thần" của nhân dân Ấn Độ đã cho ta thấy ý nghĩa
của quê hương và tình yêu của con người đối với Tổ quốc. Dù có cơ hội du học Anh, ngưỡng
mộ sự phát triển ở đây nhưng Gandhi không bao giờ quên gốc gác của mình. Ông vẫn mặc
đồ truyền thống của Ấn Độ, giữ vững những quy chuẩn đạo đức của Ấn Độ giáo,.. Về sau,
ông đã lãnh đạo nhân dân Ấn Độ đấu tranh giành độc lập, trở thành vị anh hùng dân tộc.
Ngược lại, trong xã hội vẫn tồn tại những kẻ phản bội truyền thống dân tộc, sống ích kỉ,
không trân trọng quê hương. Đây là điều rất đáng lên án và phê phán. Bên cạnh đó, để quê
hương có thể phát triển bền vững, ta cũng cần biết kết hợp hài hòa giữa lòng tự tôn dân tộc,
đề cao bản sắc với việc hội nhập thế giới. Mỗi chúng ta, hãy biết yêu lấy quê hương, lấy quê
hương là điểm xuất phát và đích đến cho lý tưởng của mình.
Suy nghĩ về vai trò của quê hương đối với con người - Mẫu 4
Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã từng viết:
“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi”
Đúng vậy. Mỗi chúng ta chỉ có một quê hương duy nhất, nơi khởi nguồn cho tâm hồn ta.
Chính vì thế, quê hương có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống tâm hồn của mỗi người.
Quê hương - hai từ thiêng liêng vang lên khiến ta nghĩ ngay đến cha mẹ, đến người thân, đến
gia đình, đến mảnh đất ta đã được sinh ra, lớn lên với những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ ấu,
thời đến trường ngây dại cùng bạn bè. Quê hương trong mỗi người là những kỉ niệm khác
nhau nhưng cùng chung một cảm giác bình yên, nhẹ nhàng, khiến con người ta tạm quên đi
những áp lực cuộc sống mà họ đang phải gánh chịu. Quê hương quả thực là cội nguồn của
tâm hồn. Chúng ta lớn lên, tiếp thu và chịu ảnh hưởng bởi những giá trị của quê hương,
mang trong mình dòng máu và bản sắc của quê hương mình. Khi ở mảnh đất xa xứ, bất chợt
gặp một người đồng hương, ta như tìm được sự bấu víu, được sự an ủi, niềm vui cho tâm
hồn mình. Tuổi thơ tạo nên những kỉ niệm đẹp, là tiền đề để con người phát triển sau này.
Tình yêu quê hương luôn gắn liền với tình yêu đất nước. Có yêu quê hương, con người mới
có ý thức học tập, hoàn thiện bản thân để trở nên tốt đẹp hơn, cống hiến được nhiều điều
có ích hơn cho quê hương cũng như đất nước. Có yêu quê hương, ta mới sẵn sàng dang
rộng vòng tay, giúp đỡ, đùm bọc, chở che những người có hoàn cảnh, số phận bất hạnh. Có
yêu quê hương, con người ta mới có động lực để trở thành người công dân có ích, có chỗ
đứng trong xã hội. Quê hương - nói trừu tượng thì cũng rất trừu tượng, nhưng nói thân thuộc
thì cũng rất đỗi thân thuộc đối với mỗi người.
Mỗi người chỉ có một quê hương cũng như có một chốn thanh bình để đi về. Hãy biết trân
trọng và yêu thương quê hương của mình, góp sức để giúp cho quê hương ngày càng giàu
đẹp, văn minh hơn để con cháu đời sau có thể tự hào về những thứ ngày hôm nay ta đã làm.
Suy nghĩ về vai trò của quê hương đối với con người - Mẫu 5
Cuộc sống thật ngắn ngủi, chúng ta không thể biết được ngày mai hoặc tương lai sẽ như thế
nào. Chính vì thế, ngay từ bây giờ hãy sống trọn vẹn, hết mình yêu thương, rèn luyện tâm
hồn để cảm nhận tròn trịa ý nghĩa của của cuộc đời. Có thể thấy, quê hương có vai trò vô
cùng quan trọng đối với đời sống tâm hồn con người. Quê hương là nơi mỗi con người được
sinh ra, lớn lên, là mảnh đất chúng ta chôn rau cắt rốn, gắn bó suốt một khoảng thời gian
dài với những kỉ niệm đẹp đẽ khó quên. Mỗi người có một quê hương, mỗi quê hương có
một bản sắc khác nhau nuôi dưỡng nên những tâm hồn con người khác nhau vô cùng
phong phú. Còn đời sống tâm hồn con người là những suy tư, tình cảm, ý nghĩ bên trong mỗi
người, nó ảnh hưởng trực tiếp và có tác động to lớn đối với hành động, lí tưởng sống của con
người. Quê hương là nơi chúng ta được sinh ra và lớn lên, bởi vậy mà nhắc đến quê hương
người ta thường nhớ về những gì thân thuộc, gần gũi nhất. Quê hương không chỉ nuôi lớn
chúng ta về mặt thể chất mà nuôi dưỡng những tình cảm đẹp đẽ cho tâm hồn mỗi người.
Tình yêu quê hương bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt hàng ngày, những tình cảm đôi lứa, tình
yêu sự gắn bó với gia đình, làng quê, đó là tình cảm trong sáng nhất, cao cả và góp phần
làm thanh lọc tâm hồn con người. Đó cũng là tình cảm gắn kết cá nhân với cộng đồng, tạo
nên sự đồng cảm, sự lắng đọng sâu sắc và thường trực trong trái tim con người. Quê hương
rộng hơn là đất nước, nơi nhiều nền văn hóa khác nhau cùng hòa hợp để con người cùng
học tập, giữ gìn và phát huy. Dù bạn ở bất cứ nơi nào trên đất nước này cũng sẽ mang đến
cho bạn những trải nghiệm quý báu khác nhau, nuôi dưỡng tâm hồn phong phú hơn. Tình
yêu quê hương, đất nước là thứ tình cảm tự nhiên, đẹp đẽ, thiêng liêng nhất trong thế giới
tình cảm của con người. Mỗi chúng ta cần có ý thức gắn bó với quê hương, bồi đắp tình yêu
quê hương bằng những hành động và việc làm cụ thể. Cố gắng học tập, rèn luyện bản thân
thật tốt để trở thành người công dân tốt góp phần dựng xây quê hương, đất nước trong
tương lai. Bên cạnh đó, ta cũng cần lên án những hành động quay lưng với quê hương và
những cá nhân thiếu ý thức trách nhiệm, sống vô tâm, ích kỉ chỉ biết đến bản thân mà làm
ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng. Mỗi ngày cố gắng hoàn thiện bản thân một ít ta
sẽ trở thành người con tốt đẹp giúp cho quê hương, đất nước phát triển bền đẹp hơn.
Suy nghĩ về vai trò của quê hương đối với con người - Mẫu 6
Để rèn luyện tri thức vốn đã khó, để nuôi dưỡng tâm hồn càng khó hơn. Ngoài việc nỗ lực
rèn luyện đạo đức thì một yếu tố vô cùng quan trọng khác làm lên một đời sống tâm hồn
phong phú cho chúng ta chính là quê hương. Quê hương là nơi mỗi con người được sinh ra,
lớn lên, là mảnh đất chúng ta chôn rau cắt rốn, gắn bó suốt một khoảng thời gian dài với
những kỉ niệm đẹp đẽ khó quên. Mỗi người có một quê hương, mỗi quê hương có một bản
sắc khác nhau nuôi dưỡng nên những tâm hồn con người khác nhau vô cùng phong phú.
Quê hương trước hết là mảnh đất chúng ta sinh ra, lớn lên. Từ tinh túy của mảnh đất này,
chúng ta trau dồi bản thân cả về thể xác lẫn tinh thần, trở thành một công dân hoàn thiện,
mang trong mình những ước mơ, khát vọng to lớn để sau này giúp đời, giúp người. Mỗi quê
hương có một nền văn hóa khác nhau. Khi con người ta trưởng thành, mang theo nét đặc
trưng của quê hương mình đi nơi khác sẽ là những nét giao thoa độc đáo của văn hóa từng
vùng miền, góp phần chung vào đa dạng nền văn hóa của cả dân tộc. Quê hương còn là nơi
con người ta quay trở về sau những bão tố, những khó khăn ngoài kia. Bất cứ người con nào
khi xa quê trở về đều cảm thấy thanh thản, yên bình bởi cái không khí quen thuộc, bởi con
người mộc mạc nơi xứ mình. Là một người con của quê hương, đất nước, chúng ta cần yêu
thương chính mảnh đất khôn lớn của mình và có trách nhiệm làm cho mảnh đất đó thêm
giàu đẹp, văn minh, thịnh vượng hơn. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người
chưa nhận thức được tầm quan trọng của quê hương. Lại có những người tuy có nhận thức
đúng về tầm quan trọng của quê hương nhưng lại chưa có ý thức xây dựng quê hương thêm
giàu đẹp hơn,… Những người này đáng bị phê phán và cần cố gắng thay đổi bản thân nếu
muốn có được cuộc sống tốt đẹp hơn. Bao nhiêu thi nhân đã ca ngợi vai trò to lớn của quê
hương, bao đời nay quê hương luôn là một phần quan trọng đối với cuộc sống con người.
Hãy yêu quý, trân trọng quê hương của mình và cống hiến cho quê hương những điều tuyệt
vời nhất để quê hương ngày càng giàu đẹp hơn.
Suy nghĩ về vai trò của quê hương đối với con người - Mẫu 7
Quê hương không chỉ là nơi chôn rau cắt rốn của con người mà còn là nơi nuôi dưỡng chúng
ta trở thành những người có ích cho xã hội. Chính vì thế, chúng ta có thể khẳng định: quê
hương có vai trò vô cùng to lớn đối với đời sống tâm hồn của mỗi người. Quê hương là nơi
mỗi con người được sinh ra, lớn lên, là mảnh đất chúng ta chôn rau cắt rốn, gắn bó suốt
một khoảng thời gian dài với những kỉ niệm đẹp đẽ khó quên. Mỗi người có một quê hương,
mỗi quê hương có một bản sắc khác nhau nuôi dưỡng nên những tâm hồn con người khác
nhau vô cùng phong phú. Quê hương là cái nôi đầu tiên đón nhận tiếng khóc chào đời,
những bước đi chập chững, gắn với kí ức tuổi thơ không thể nào quên theo ta đến suốt cuộc
đời này. Quê hương không chỉ nuôi lớn chúng ta về mặt thể chất mà nuôi dưỡng những tình
cảm đẹp đẽ cho tâm hồn mỗi người. Quê hương dạy chúng ta biết yêu thương, gắn bó, đó
không chỉ là sự gắn bó với gia đình, mảnh đất mà chúng ta được sinh ra, lớn lên mà còn là
sự gắn bó về tình cảm với bố mẹ, bạn bè và những người xung quanh. Quê hương cũng đóng
vai trò quan trọng trong việc hình thành nên nhân cách, lối sống và bản sắc của mỗi người.
Văn hóa, truyền thống của quê hương sẽ ảnh hưởng đến những nhận thức, tính cách và lối
sống của con người. Bên cạnh đó, quê hương tạo nên sức mạnh tinh thần mạnh mẽ để con
người vượt qua mọi khó khăn, thách thức của hoàn cảnh. Chính tình yêu quê hương, xóm
làng đã thôi thúc con người đứng lên đấu tranh để bảo vệ mảnh đất quê hương, giành độc
lập cho đất nước. Trong cuộc sống hiện đại, quê hương lại là điểm tựa tinh thần vững chãi,
nơi nuôi dưỡng những ước mơ, khát vọng; nơi chúng ta bước vào đời để thực hiện những
hoài bão và cũng là nơi dang rộng vòng tay đón chúng ta trở về sau những sóng gió, thất bại.
Mỗi chúng ta cần có ý thức gắn bó với quê hương, bồi đắp tình yêu quê hương bằng những
hành động và việc làm cụ thể: học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô.
Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ
những người xung quanh, cố gắng trở thành một công dân tốt và cống hiến trọn vẹn cho
nước nhà. Mỗi chúng ta chỉ được sống một lần cũng như chỉ có một quê hương để trở về, để
yêu thương, để cống hiến. Hãy sống và hướng đến những điều tốt đẹp nhất, làm những điều
tốt đẹp nhất cho quê hương của mình ngày càng giàu đẹp hơn.
Suy nghĩ về vai trò của quê hương đối với con người - Mẫu 8
Mỗi con người khi xây dựng cuộc sống của chính mình và phát triển bản thân cũng chính là
xây dựng đất nước. Chúng ta cần có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, nhất là
quê hương - nơi chốn rau cắt rốn của mình. Quê hương chính là nơi mỗi con người được
sinh ra, lớn lên, là mảnh đất chúng ta chôn rau cắt rốn, gắn bó suốt một khoảng thời gian
dài với những kỉ niệm đẹp đẽ khó quên. Mỗi người có một quê hương, mỗi quê hương có
một bản sắc khác nhau nuôi dưỡng nên những tâm hồn con người khác nhau vô cùng
phong phú. Quê hương có vai trò to lớn và vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Mỗi người
một hành động, dù nhỏ dù lớn nhưng cùng hướng về một mục tiêu xây dựng quê hương,
nước nhà giàu đẹp sẽ khiến cho cộng đồng tốt đẹp và vững mạnh hơn. Mỗi người khi học
tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc.
Bên cạnh đó, chúng ta cần phải yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho
chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh
đại đoàn kết dân tộc. Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông
bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc.
Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh, cố gắng trở thành một công dân
tốt và cống hiến trọn vẹn cho nước nhà. Tuy nhiên, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng trong
cuộc sống hiện nay vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của
mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của
người khác,… những người này đáng bị lên án. Đất nước này là của chúng ta, bầu trời này là
của chúng ta, do chúng ta làm chủ. Chính vì thế, chúng ta cần có ý thức bảo vệ và phát triển
nước nhà ngày càng giàu đẹp hơn.
Suy nghĩ về vai trò của quê hương đối với con người - Mẫu 9
Viết về ý nghĩa của quê hương với cuộc đời của mỗi người, nhà thơ Đỗ Trung Quân trong bài
thơ "Quê hương" có viết:
"Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay"
"Quê hương" - tiếng gọi thân thương ấy mỗi khi cất lên đều gợi ra những kỉ niệm tuổi thơ tươi
đẹp, khơi dậy những cảm xúc bình dị, thân thuộc nhưng cũng thiêng liêng, đẹp đẽ nhất
trong tâm hồn và trái tim của mỗi con người. Quê hương là miền nhớ, miền thương và là thế
giới tình cảm đong đầy, ấm áp.
"Quê hương" là nơi chúng ta được sinh ra ra và lớn lên, bởi vậy mà nhắc đến quê hương
người ta thường nhớ về những gì thân thuộc, gần gũi nhất. Quê hương không chỉ nuôi lớn
chúng ta về mặt thể chất mà nuôi dưỡng những tình cảm đẹp đẽ cho tâm hồn mỗi người.
Quê hương dạy chúng ta biết yêu thương, gắn bó, đó không chỉ là sự gắn bó với gia đình,
mảnh đất mà chúng ta được sinh ra, lớn lên mà còn là sự gắn bó về tình cảm với bố mẹ, bạn
bè và những người xung quanh.
Quê hương đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên nhân cách, lối sống và bản
sắc của mỗi người. Văn hóa, truyền thống của quê hương sẽ ảnh hưởng đến những nhận
thức, tính cách và lối sống của con người. Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết "dấu ấn" đậm
nét của quê hương trong mỗi người qua những lời nói, hành động và thái độ sống. Đó là nét
hào hoa, thanh lịch của người Hà Nội, là sự phóng khoáng, thân thiện của người Sài Gòn
hay sự cố gắng, hiếu học của người Hà Tĩnh. Truyền thống, vẻ đẹp của quê hương nuôi
dưỡng ở con người những tình cảm, tính cách tốt đẹp hay nói cách khác mỗi người con trên
mảnh đất ấy kế thừa và phát huy được vẻ đẹp của quê hương mình.
Quê hương tạo nên sức mạnh tinh thần mạnh mẽ để con người vượt qua mọi khó khăn,
thách thức của hoàn cảnh. Đó là sức mạnh quật cường của con người Việt Nam trong hai
cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ trường kì. Chính tình yêu quê hương, xóm làng
đã thôi thúc con người đứng lên đấu tranh để bảo vệ mảnh đất quê hương, giành độc lập
cho đất nước bởi như nhà văn Ê-ren-bua từng nói "lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên tình
yêu Tổ quốc". Trong cuộc sống hiện đại, quê hương lại là điểm tựa tinh thần vững chãi, nơi
nuôi dưỡng những ước mơ, khát vọng; nơi tiễn bước chúng ta bước vào đời để thực hiện
những hoài bão và cũng là nơi dang rộng vòng tay đón chúng ta trở về sau những sóng gió, thất bại.
Dù cuộc sống có bao đổi thay, cuộc đời xoay vần khiến con người trở nên mệt mỏi thì quê
hương vẫn thủy chung ở đó, mãi là chùm khế ngọt, là con đường đến trường thân thương và
là vòng tay ấm áo, che chở đón chúng ta trở về.
Tình yêu quê hương, đất nước là thứ tình cảm tự nhiên, đẹp đẽ, thiêng liêng nhất trong thế
giới tình cảm của con người. Mỗi chúng ta cần có ý thức gắn bó với quê hương, bồi đắp tình
yêu quê hương bằng những hành động và việc làm cụ thể. Cố gắng học tập, rèn luyện bản
thân cũng là hành động thể hiện tình yêu quê hương, bởi sự cố gắng ấy không chỉ giúp
chúng ta trở nên hoàn thiện, ưu tú hơn mà còn góp phần dựng xây quê hương, đất nước
trong tương lai. Cần lên án những hành động quay lưng với quê hương và những cá nhân
thiếu ý thức trách nhiệm, sống vô tâm, ích kỉ chỉ biết đến bản thân mà làm ảnh hưởng đến
lợi ích chung của cộng đồng.
Tình yêu quê hương sẽ trở nên ý nghĩa hơn không chỉ tồn tại trong suy nghĩ, tình cảm mà
được bộc lộ qua những hành động cụ thể. Chúng ta hãy nỗ lực cố gắng từng ngày để có thể
cống hiến phần sức lực nhỏ nhoi cho sự phát triển của quê hương, đất nước.
Suy nghĩ về vai trò của quê hương đối với con người - Mẫu 10
Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có
tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao
động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc
chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc
chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền
thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn
luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành
cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an
ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi
xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con
người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ
chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên.
Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một
địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...
Suy nghĩ về vai trò của quê hương đối với con người - Mẫu 11
Chúng ta từ khi sinh ra và lớn lên trải qua nhiều giai đoạn, quá trình khác nhau để hoàn
thiện và trưởng thành. Có thể thấy, môi trường, những tác động xung quanh có ý nghĩa to
lớn đối với việc hình thành nên con người mỗi người. Và quê hương - nơi chôn rau cắt rốn có
một vai trò đặc biệt đối với đời sống tâm hồn của ta.
Quê hương là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, mảnh đất cho ta sự sống sẽ ghi dấu lại những
kỉ niệm của ta từ khi ta lọt lòng mẹ, cho ta những nhận thức căn bản về cuộc đời. Mỗi người
có một quê hương, mỗi quê hương có một bản sắc khác nhau nuôi dưỡng nên những tâm
hồn con người khác nhau vô cùng phong phú. Quê hương mang đến cho ta những trải
nghiệm, kỉ niệm đầu đời đẹp đẽ nhất, đáng nhớ nhất để ta lớn khôn và nhớ về.
Con người khi sinh ra và lớn lên, tiếp thu, chịu ảnh hưởng từ những sự kiện, nền văn hóa
của quê hương, từ đó hình thành nên tính cách, tư duy và suy nghĩ cá nhân, có thể thấy quê
hương đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên con người. Quê hương rộng hơn là
đất nước, nơi nhiều nền văn hóa khác nhau cùng hòa hợp để con người cùng học tập, giữ
gìn và phát huy. Dù bạn ở bất cứ nơi nào trên đất nước này cũng sẽ mang đến cho bạn
những trải nghiệm quý báu khác nhau, nuôi dưỡng tâm hồn phong phú hơn. Chúng ta được
sống trong thời bình như hiện nay là một hạnh phúc lớn lao mà thế hệ đi trước đã phải hi
sinh sương máu, chính vì thế chúng ta cần trân trọng cuộc sống hiện tại cũng như cố gắng
hoàn thiện bản thân, cống hiến nhiều hơn cho quê hương đất nước. Là một học sinh trước
hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức
đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,…
Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn có nhiều người chưa có nhận thức được tầm quan
trọng của quê hương, đất nước đối với bản thân mình và sự phát triển của mình. Lại có
những người tuy có nhận thức đúng và đủ về tầm quan trọng của quê hương đối với đời sống
tâm hồn của mình nhưng lại chưa có ý thức xây dựng quê hương thêm giàu đẹp hơn,…
những người này đáng bị phê phán.
Mỗi chúng ta chỉ có một quê hương cũng như chỉ được sống một lần. Hãy sống thật ý nghĩa,
sống và cống hiến, tận hưởng hết mình. Không một ai sinh ra đã ở vạch đích hay hoàn hảo,
chỉ cần ta biết sống và biết yêu, ta sẽ cảm thấy cuộc đời này ý nghĩa và tươi đẹp hơn.
Suy nghĩ về vai trò của quê hương đối với con người - Mẫu 12
Đã có một thời gian xã hội chúng ta quan niệm một cách đơn giản rằng quê hương chỉ gắn
với tình cảm công dân. Thế nhưng có thật như thế không khi quê hương còn là sự gắn bó
thân thương, máu thịt; là hình ảnh đọng mãi trong tim mỗi con người khi xa quê. Bấy giờ,
chúng ta mới thật sự nhận ra quê hương còn đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với
cuộc sống tâm hồn con người. Vậy chúng ta hiểu quê hương có vai trò quan trọng như thế nào?
Quả đúng như vậy, quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi mà ta có nhiều kỉ niệm gắn liền
với kí ức và tâm hồn của mỗi con người, là một thứ vô hình, vô dạng nhưng đã in sâu vào
trong tâm trí chúng ta để khi đi xa ta vẫn nhớ về nó. Cho nên quê hương là một cái gì đó
không thể thiếu trong cuộc sống tâm hồn mỗi con người.
Vậy quê hương có vai trò quan trọng như thế nào đối với cuộc sống tâm hồn mỗi con người?
Ta phải hiểu rằng yêu quê hương trước hết phải yêu thương gắn bó với mảnh đất, con người
quê hương, biết rung động trước những vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. Quê hương còn
bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt hàng ngày, những tình cảm đôi lứa, sự gắn bó gia đình, làng
quê, đó là tình cảm trong sáng nhất, cao cả và góp phần thanh lọc tâm hồn con người. Tôi
sinh ra và lớn lên ở Đà Lạt, một thành phố của những bông hoa thơm ngào ngạt. Khi tôi học
cấp 2, gia đình chuyển lên sống ở Tp. Hồ Chí Minh. Những hình ảnh về quê hương Đà Lạt
sương mù vẫn khắc sâu vào tâm hồn của tôi.
Ngược lại với những điều đó, có những kẻ hô hào khẩu hiệu, nhưng thực tế lại sống giả tạo.
Không thể yêu quê hương mà không xuất phát từ tình cảm, gắn bó với nơi chôn nhau cắt
rốn, gia đình, làng xóm, yêu những con người gần gũi quanh ta với những kẻ không nhớ về
quê hương, cội nguồn thì đó là những kẻ vô tâm, vô cảm, không một chút quan tâm về sự
thay đổi của chính nơi mình sinh ra.
Bản thân mỗi học sinh chúng ta phải luôn xác định quan niệm đúng đắn về vai trò của quê
hương, đất nước, bằng cách trau dồi tu dưỡng những tình cảm nhân văn, phải biết rung
động trước cái đẹp của cuộc sống quanh ta. Khi còn là học sinh ta phải biết yêu mến con
người và mảnh đất mà ta đang sống, tiếp xúc hàng ngày, biến tình cảm ấy thành mục đích,
hoài bão để sau này cống hiến cho đất nước.
Suy nghĩ về vai trò của quê hương đối với con người - Mẫu 13
Chắc chắn mỗi người sinh ra đều có một quê hương để sinh ra, lớn lên và để trở về. Chúng
ta đọc được những dòng cảm xúc chân thành, mộc mạc, tình yêu quê hương tha thiết của
các nhà thơ nhà văn. Còn đối với bạn, bạn hiểu thế nào về tình yêu quê hương?
Tình yêu quê hương là gì? Là tình yêu gắn bó, yêu mến, vun đắp, dựng xây quê hương ngày
càng giàu mạnh, đóng góp một phần sức lực của mình cho công cuộc dựng xây quê hương.
Tình yêu quê hương không phải là tình cảm trừu tượng, nó được biểu hiện rất cụ thể và rõ
nét. Đó là dạng tình cảm đã được cụ thể hóa bằng hành động.
Quê hương là cái nôi đầu tiên đón nhận tiếng khóc chào đời, những bước đi chập chững,
gắn với kí ức tuổi thơ không thể nào quên. Đó là nơi mà cuối cùng ai cũng muốn trở về và gắn bó.
Tình yêu quê hương luôn gắn liền với yêu gia đình, làng xóm, luôn mong ngóng về quê hương
dù ở nơi xa xôi. Mỗi con người sau khi lớn lên, trưởng thành, vươn mình đến những vùng đất
mới nhưng tấm lòng luôn hướng về nơi mình đã sinh ra và lớn lên.
Biểu hiện của tình yêu quê hương thực sự rất nhiều, ngay trong chính hành động của mỗi
người. Là nỗi nhớ thường trực mỗi lần xa quê, là háo hức, mong chờ khi sắp được lên
chuyến xe mang tên trở về, là lòng thổn thức, lưu luyến khi phải rời xa quê. Đó là tình cảm xuất phát từ tim.
Tình yêu quê hương còn là yêu những gì thuộc về mảnh đất mà mình sinh ra ấy, yêu làng
xóm, yêu những con đường sỏi đá, yêu nắng, yêu gió dù thời tiết khắc nghiệt. Hơn hết là yêu
những con người thuộc về mảnh đất đó, thương dáng mẹ tảo tần nắng mưa, thương dáng cha nhọc nhằn sớm hôm.
Quê hương gắn với những con người, những gương mặt mà đi đâu cũng nhớ về.
Khi đất nước ngày càng phát triển, quá trình xây dựng nông thôn mới cũng được đẩy mạnh.
Tình yêu quê hương đã được hiển hiện thành hành động. Có nhiều người thành đạt, xa quê
trở về quyên góp tiền bạc và sức lực để cùng xây dựng trạm xá, làm đường, trồng cây để
giúp cho quê hương thoát nghèo. Đó đều là những biểu hiện thiết thực nhất của tình yêu quê hương, làng xóm.
Yêu quê hương còn phải có trách nhiệm với quê hương, đó là trách nhiệm bảo vệ, dựng xây.
Trách nhiệm ấy không của riêng ai mà của tất cả mọi người.
Tuy nhiên hiện nay vẫn có những người quên đi cội nguồn, quên đi quê hương. Họ đi xa lập
nghiệp, quên mất tiếng quê. Có nhiều người khi trở về quê hương mang theo thứ ngôn ngữ
"lạ" để nói chuyện với người dân quê. Điều này thật đáng buồn. Người ta bảo "Chém cha
không bằng pha tiếng". Chính bản thân họ đã đánh mất đi tình yêu đáng trân trọng và thiêng liêng ấy.
Mỗi người đều có một quê hương để nhớ, để tìm về. Vậy thì ngay từ bây giờ, khi còn đang
ngồi trên ghế nhà trường chúng ta hãy là những người có ích, học tập tốt để mai sau có thể
đóng góp sức mình đựng xây quê hương. Đó là tình yêu lớn lao nhất.
Suy nghĩ về vai trò của quê hương đối với con người - Mẫu 14
Điển tích Trung Hoa có nói về trường hợp: "Cáo chết ba năm quay đầu về núi". Dẫu cho đó
là hiện tượng vận động trong lòng trái đất sinh ra, nhưng cũng hàm ý niềm thiết tha hướng
về quê cha đất tổ. Câu chuyện cảm động ấy làm ta suy nghĩ đến bổn phận của mình đối với
nơi "chôn nhau cắt rốn": Quê hương, Mỗi người có cách yêu quê hương khác nhau, nhưng
sự chân thành thì không bao giờ khác, trong đó các thi nhân Việt Nam hiện đại: Nguyễn
Đình Thi, Tế Hanh, Đỗ Trung Quân cũng không ngoại lệ.
Hình như cả nhân loại cùng một cách hiểu quê hương là nơi mình sinh ra, nơi có những
người thân thiết ruột rà nhất, mà ai cũng thương cũng nhớ — nhớ cho đến hết kiếp người.
Người Trung Hoa gọi "hương" là làng mạc. Người Việt Nam nói "quê" là đồng nghĩa với
"hương" của Trung Hoa nhưng ghép vào thành hai tiếng "quê hương" cho sắc điệu trữ tình
thêm đậm đà. Đi bên cạnh chiều dài lịch sử đất nước, dân tộc chúng ta có một nền văn
minh lúa nước khá có bề sâu. Cho nên hình ảnh cánh đồng, mà đặc biệt những buổi chiều
quê đã đi sâu vào tâm thức của con dân Lạc Việt. Cái hình ảnh bình dị như thân thương đến
nào lòng "Trên đồng cạn, dưới đồng sâu; Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa", mà từ thuở
nằm nôi, đứa trẻ nào cũng được nghe và rưng rưng nhớ mẹ ở "đồng xa", rồi êm đềm đi vào
giấc ngủ. Ngày nay đất nước có biết bao nhiêu thành thị, có bao người sinh ra ở thành thị,
nhưng cái gốc sâu xa trong mỗi chúng ta đều là một người nhà quê. Mất cái điều ấy là vong
bản, nên Nguyễn Bính mới năn nỉ cô gái quê đỏng đảnh: "Nói ra sợ mất lòng em; Van em,
em hãy giữ nguyên quê mùa". Có bức tranh nào yên bình và mơn man lòng người bằng hình
ảnh "gõ sừng mục tử lại cô thôn" trong một buổi chiều muộn! Bởi nó gợi trong mỗi chúng ta
niềm xúc cảm lạ thường về hồn quê, xứ sở.
Trong lòng kẻ xa quê, Tế Hanh vẫn canh cánh nỗi niềm thương nhớ dòng sông tuổi thơ có
nước gương trong "soi bóng những hàng tre". Cái màu xanh của trúc tre bát ngát và thân cây
mềm mại ôm ấp xóm làng như cha mẹ che chở, âu yếm đứa con ngoan. Dòng nước trong
veo cũng như tấm lòng trong trẻo thật thà của bác nông phu, người ngư phủ. Trong tâm
tưởng Nguyễn Đình Thi có lẽ sâu đậm thân thương nhất cũng là một niềm quê. Nhìn xứ sở bị
tàn phá: Cánh đồng quê bị giày xéo như thân người chảy máu; buổi chiều quê u ám tan
hoang trong lửa đạn chiến tranh, ông thảng thốt kêu lên một tiếng "ôi" xé lòng! Với Đỗ Trung
Quân, nhà thơ thời hậu chiến của lớp thanh niên xung phong sau đại thắng mùa xuân 1975
cũng có cái tình quê bình dị mà sâu thẳm vô cùng: Mẹ, chiếc cầu tre nho nhỏ và chiếc nón
lá nghiêng nghiêng theo mẹ về nhà. Chỉ thế thôi mà thành thơ, thành nhạc, thành lẽ sống
cho cả đời người. Quê hương bắt đầu từ những điều tưởng chừng đơn sơ như vậy đấy. Thế
nhưng, nó là những dòng sữa đầu tiên nuôi ta khôn lớn, để mai kia ta càng thấy quê hương
thiêng liêng thêm, bao la hơn và không bao giờ được hững hờ lúc nhớ lúc quên! Nhà bác
học L. Pasteur từng nói: Học vấn không có quê hương, nhưng người học phải có Tổ quốc". Tổ
quốc là khái niệm trừu tượng được cụ thể bằng những hình ảnh từ giản dị đến cao lớn, như
một dòng sông, mái đình, bến nước, những đêm trăng ra đồng cấy lúa, những điệu hò và nỗi
nhớ, một ngọn núi, hay đôi khi chỉ là một chú mục đồng ngủ gà, ngủ gật trên lưng trâu,... thế
mà tất cả đi vào tâm tưởng mỗi người thành một tình yêu thiêng liêng. Tổ quốc là vậy đấy!
Quê hương là vậy đấy!
Tuy nhiên, quê hương không dừng lại ở cái mái đình, bến nước, con đường làng của xóm A
xóm B mà cả lãnh thổ này, cả văn hiến ngàn năm của giống nòi; của lịch sử ngàn năm dựng
xây bờ cõi. Vì thế, khi đất nước lâm nguy thì mọi người cùng ra trận. Khi một người Lạc Việt
ốm đau thì cha, ông ta liền bảo "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ", để rồi cụ thể hơn "Người
trong một nước phải thương nhau cùng"... tất cả những hình ảnh, hành động, nghĩa cử ấy là
thể hiện tình yêu quê hương và khái quát hơn là đất nước, Tổ quốc! Hiểu như thế để loại bỏ
thái độ "cục bộ địa phương" – người làng tôi nên tôi nâng đỡ, người làng anh, anh tự gánh gồng.
Đất nước ngày nay đang trong những ngày tháng thanh bình và giàu có chưa từng thấy trong
lịch sử giống nòi. Có ngày hôm nay, là đã có biết bao nhiêu máu xương của tiền nhân, cha
anh ngã xuống. Họ ngã xuống vì điều gì, có khi nào ta tự vấn? Họ ngã xuống cho đất nước
trường tồn, cho hậu sinh an vui hưởng thái bình. Họ ngã xuống vì lòng yêu quê hương, đất
nước. Hãy nghĩ thế để chúng ta rèn luyện nhân cách và trân trọng tại sao ta được sống yên bình!