-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Suy nghĩ về vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng | Văn mẫu lớp 9
TOP 6 bài Suy nghĩ về vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng hay, đặc sắc nhất, giúp các em học sinh lớp 9 hiểu rõ hơn ý nghĩa vầng trăng và những suy nghĩa, triết lí, chiêm nghiệm của nhà thơ Nguyễn Duy. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Văn mẫu lớp 9: Suy nghĩ về vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng
Dàn ý suy nghĩ về vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng I. Mở bài:
● Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Duy (những nét chính về con
người, cuộc đời, các sáng tác tiêu biểu, đặc điểm sáng tác,...)
● Giới thiệu khái quát về bài thơ "Ánh trăng" (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời,
những đặc sắc về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật,...)
● Giới thiệu vấn đề cần bàn luận: Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy. II. Thân bài:
a. Vầng trăng trong quá khứ
● Biện pháp liệt kê "đồng", "sông", "bể' cùng điệp ngữ "với" lặp lại nhiều
lần đã nhấn mạnh sự gắn bó, thắm thiết bền chặt giữa con người với thiên nhiên.
● Hình ảnh "hồi chiến tranh ở rừng": gợi lên những năm tháng chiến tranh
vất vả, gian khổ, ác liệt.
● Trong chính hoàn cảnh ấy, vầng trăng trở thành người bạn thân thiết, gắn
bó cùng con người, luôn đồng cam cộng khổ và chia sẻ cùng họ mọi nỗi
niềm trên chặng đường hành quân cũng như trong cuộc sống.
● Hình ảnh so sánh, ẩn dụ "trần trụi với thiên nhiên', "hồn nhiên như cây
cỏ": gợi lên vẻ đẹp bình dị, trong sáng của vầng trăng.
→ Như vậy, vầng trăng hiện diện như hình ảnh của quá khứ với những kí ức
chan hòa, tình nghĩ và thủy chung.
b. Vầng trăng ở hiện tại 1
Văn mẫu lớp 9: Suy nghĩ về vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng
● Hình ảnh ẩn dụ "vầng trăng đi qua ngõ/ như người dưng qua đường": thể
hiện rõ thay đổi tình cảm của con người trước sự biến đổi của hoàn cảnh.
● Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa con người với ánh trăng khi "đèn điện tắt khiến
con người nhận ra vầng trăng tròn đầy, thủy chung, tình nghĩa với bao kỉ
niệm tươi đẹp vẫn luôn còn đó chỉ có điều đôi lúc vì vô tình mà ta đã lãng quên chúng.
c. Vầng trăng và những suy nghĩ, triết lý, chiêm nghiệm của nhà thơ
- Hình ảnh thơ độc đáo "trăng cứ tròn vành vạnh":
● Diễn tả vầng trăng tròn đầy, tỏa sáng giữa thiên nhiên, vũ trụ bao la, rộng lớn
● Tượng trưng cho vẻ đẹp của quá khứ nghĩa tình, trọn vẹn dù lòng người có đổi thay.
- Nghệ thuật nhân hóa "ánh trăng im phăng phắc": gợi đến một cái nhìn nghiêm
khắc nhưng cũng đầy bao dung, độ lượng. III. Kết bài:
● Khái quát về hình ảnh vầng trăng trong bài thơ và nêu cảm nghĩ của bản thân.
Suy nghĩ về vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng - Mẫu 1
Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ quân đội trưởng thành trước cuộc chiến
chống Mỹ cứu nước. Thơ ông có giàu chất triết lý, thiên về chiều sâu nội tâm
với những trăn trở, day dứt, suy tư. Bài thơ Ánh trăng được viết năm 1978, ba
năm khi chiến tranh kết thúc. Thông qua cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa vầng trăng
và con người, bài thơ là lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của
cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước, bình dị, hiền hậu, từ đó, 2
Văn mẫu lớp 9: Suy nghĩ về vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng
gợi nhắc người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung
cùng quá khứ. Vầng trăng trong bài thơ là một biểu tượng đa nghĩa.
Trong thi ca trung đại, trăng là biểu tượng của cái đẹp, của thiên nhiên vô tư và
thuần khiết. Trong thi ca kháng chiến, trăng là ánh sáng, là người bạn, người
thân cùng con người sống và chiến đấu. Trăng canh gác cùng người chiến sĩ
trong bài thơ Đồng chí; trăng rọi đường hành quân trong bài thơ Việt Bắc của
Tố Hữu; trăng tâm tình, sẻ chia trong thơ Hồ Chí Minh,… Có thể nói, vầng
trăng luôn kề cận con người mọi lúc, mọi nơi với tấm lòng thủy chung, son sắt bền chặt nhất.
Trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, một lần nữa, vầng trăng hiện lên với
đầy đủ ý nghĩa ấy. Vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát,
là người bạn suốt thời nhỏ tuổi, rồi thời chiến tranh ở rừng. Vầng trăng là biểu
tượng cho quá khứ nghĩa tình, hơn thế trăng còn là vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống.
Thuở bé thơ, cuộc sống nơi đồng quê tuy vất vả gian lao nhưng gần gũi với
thiên nhiên, có vầng trăng và cây cỏ. Rồi đến khi đi kháng chiến ở rừng, vầng
trăng cũng theo bước hành quân:
“Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với biển
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ”
Trong dòng hồi tưởng, tác giả đã khái quát vẻ đẹp của cuộc sống bình dị, vô tư,
hồn nhiên và khẳng định tình cảm gắn bó bền chặt của con người với vầng trăng
là “tri kỷ”, “tình nghĩa”. Trăng là người bạn chia sẻ mọi vui buồn, trăng đồng
cam cộng khổ, xoa dịu những đau thương, nham nhở của chiến tranh bằng thứ 3
Văn mẫu lớp 9: Suy nghĩ về vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng
ánh sáng mát dịu. Trăng là người bạn đồng hành trên mỗi bước đường gian lao
nên trăng hiện diện như là hình ảnh của quá khứ, là hiện thân của ký ức chan
hoà tình nghĩa. Hai từ “tri kỷ” là một sự khẳng định đinh ninh nghĩa tình đậm
sâu và bền chặt đến nỗi, con người nghĩ rằng:
“ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa”.
Với sự gắn bó tình nghĩa ấy nhà thơ đã từng tâm niệm “không bao giờ quên”.
Giọng thơ hồi tưởng đều đặn nhưng từ “ngỡ” như báo hiệu trước sự xuất hiện
của những biến chuyển trong câu chuyện của nhà thơ. Sau chiến tranh, người
lính từ giã núi rừng nhưng không trở về miền quê mà lại lên thành phố – nơi đô
thị hiện đại – một không gian xa lạ. Khi đó mọi chuyện bắt đầu đổi khác:
“Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường”.
Sự thay đổi của hoàn cảnh sống – không gian khác biệt, thời gian cách biệt, điều
kiện sống cách biệt đã khiến con người đổi thay chóng quánh. Từ hồi về thành
phố, con người say mê trong cuộc sống tiện nghi với “ánh điện, cửa gương” rực
rỡ sắc màu. Người lính bình dị năm xưa bắt đầu quen sống với những tiện nghi
hiện đại như “ánh điện, cửa gương”. Cuộc sống công nghiệp hoá đã làm át đi
sức sống của ánh trăng trong tâm hồn con người. Anh lính đã quên đi chính ánh
trăng đã đồng cam cộng khổ cùng người lính, quên tình cảm chân thành, quá
khứ cao đẹp nhưng đầy tình người. 4
Văn mẫu lớp 9: Suy nghĩ về vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng
Vầng trăng tri kỷ ngày nào bỗng dưng trở thành “người dưng”, người khách qua
đường xa lạ, còn con người đâu còn son sắt thuỷ chung. Một sự thay đổi phũ
phàng khiến người ta không khỏi nhói đau. Tình cảm xưa kia nay chia lìa. Hành
động “vội bật tung cửa sổ” và cảm giác đột ngột “nhận ra vầng trăng tròn’ cho
thấy quan hệ giữa người và trăng không còn là tri kỷ, tình nghĩa như xưa, vì có
người lúc này thấy trăng như một vật chiếu sáng thay thế cho điện sáng mà thôi.
Câu thơ dưng dưng, lạnh lùng, nhức nhối, xót xa miêu tả một điều gì bội bạc,
nhẫn tâm vẫn thường xảy ra trong cuộc sống. Có lẽ nào sự biến đổi về kinh tế,
về điều kiện sống, tiện nghi lại kéo theo sự thay dạ đổi lòng?. Bởi thế mà ca dao
mới lên tiếng nói: “Thuyền về có nhớ bến chăng?”. Nhà thơ Tố hữu trong bài
thơ Việt Bắc cũng đã diễn tả nỗi băn khoăn của nhân dân việt Bắc khi tiễn đưa cán bộ về xuôi:
“Mình về thành thị xa xôi
Nhà cao còn thấy núi đồi nữa chăng?
Phố đông còn nhớ bản làng
Sáng đêm còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?”
Từ sự xa lạ giữa người với trăng ấy, nhà thơ muốn nhắc nhở: đừng để những giá
trị vật chất điều khiển chúng ta. Niềm suy tư của tác giả và tấm lòng của vầng
trăng được giải bày trung thực ở hai khổ thơ cuối. Trăng và con người đã gặp
nhau trong một giây phút tình cờ, không hẹn trước:
“Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng” 5
Văn mẫu lớp 9: Suy nghĩ về vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng
Sự đổi thay của con người không làm vầng trăng cau mặt. Vầng trăng xuất hiện
vẫn một tình cảm tràn đầy, không mảy may sứt mẻ. “Trăng tròn” là một hình
ảnh thơ khá hay, không chỉ là ánh trăng tròn mà còn là tình cảm bạn bè trong
trăng vẫn trọn vẹn, vẫn chung thuỷ như năm xưa. Tư thế “ngửa mặt lên nhìn
mặt” là tư thế đối mặt: “mặt” ở đây chính là vầng trăng tròn. Con người thấy
mặt trăng là thấy được người bạn tri kỷ ngày nào. Cách viết thật lạ và sâu sắc.
Từ cái đối mặt trực diện ấy, ánh trăng đã thức dậy những kỉ niệm quá khứ tốt
đẹp, đánh thức lại tình cảm bạn bè năm xưa, đánh thức lại những gì con người
đã lãng quên. Cảm xúc “rưng rưng” là biểu thị của một tâm hồn đang rung
động, xao xuyến, gợi nhớ gợi thương khi gặp lại bạn tri kỷ. Ngôn ngữ bây giờ là
nước mắt rưng rức dưới hàng mi. Nhịp thơ hối hả dâng trào như tình người dào
dạt. Niềm hạnh phúc của nhà thơ như đang được sống lại một giấc chiêm bao.
“Ánh trăng” nghĩa tình hiện lên đáng giá biết bao, cao thượng vị tha biết chừng nào:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”.
Trăng tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên chẳng thể phai mờ, là người bạn, là
nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta.
Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá
khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt. Mặc cho con người vô tình, “trăng cứ tròn vành
vạnh”, không thay đổi gì. Đó là vẻ đẹp tự nó và mãi mãi vĩnh hằng. Đó còn là
hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp và những giá trị truyền thống. 6
Văn mẫu lớp 9: Suy nghĩ về vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng
Ở đây, có sự đối lập giữa “tròn vành vạnh” và “kẻ vô tình”, giữa cái im lặng của
ánh trăng với sự “giật mình” thức tỉnh của con người. Trăng tròn vành vạnh,
trăng im phăng phắc không giận hờn trách móc mà chỉ nhìn thôi, một cái nhìn
thật sâu như soi tận đáy tim người lính đủ để giật mình nghĩ về cuộc sống hòa
bình hôm nay. Họ đã quên mất đi chính mình, quên những gì đẹp đẽ, thiêng
liêng nhất của quá khứ để chìm đắm trong một cuộc sống xô bồ, phồn hoa mà ít
nhiều sẽ mất đi những gì tốt đẹp nhất của chính mình.
Trăng tròn vành vạnh là hiện diện cho quá khứ đẹp đẽ không thể phai mờ. ánh
trăng chính là người bạn nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi
chúng ta : con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa
tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.
Phép nhân hoá trong câu thơ “Ánh trăng im phăng phắc” khiến hình ảnh vầng
trăng hiện ra như một con người cụ thể, một người bạn, một nhân chứng, rất
nghĩa tình, thủy chung nhưng cũng vô cùng nghiêm khắc đang nhắc nhở con
người. “Ánh trăng im phăng phắc” tuy tĩnh lặng nhưng đủ làm để làm con người
“giật mình” tự thức bản thân, nhận ra sự vô tình lãng quên quá khứ tốt đẹp, tức
là con người đang phản bội lại chính mình. Nó còn có ý nhắc nhở con người nên
trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp và những giá trị truyền thống.
Có thể thấy, hình ảnh vầng trăng trong bài thơ trước hết là vầng trăng của tự
nhiên. Nhưng vầng trăng còn là biểu tượng của quá khứ đầy tình cảm, khi con
người trần trụi giữa thiên nhiên, hồn nhiên, không so đo, tính toán. Khi đó, tâm
hồn con người rộng mở, khoáng đạt như sông, như đồng, như bể như rừng. Đó
hoàn toàn là những hình ảnh thiên nhiên rộng rãi, hùng vĩ. Nhưng khi kháng
chiến thành công thì con người nhốt mình vào cửa kính, buyn – đinh, sống riêng
cho mình, cho cái cá nhân nhỏ bé. Bởi thế mà không gần gũi, khổng mặn mà
với vầng trăng. Lúc này, trăng tượng trưng cho quá khứ ân tình, thủy chung; cho
những tình cảm lớn lao mộc mạc nhưng bất tử, sáng trong mãi mãi. 7
Văn mẫu lớp 9: Suy nghĩ về vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng
Con người có thể quên quá khứ, nhưng quá khứ không bao giờ quên. Trăng cứ
tròn vành vạnh cũng như quá khứ cứ tươi đẹp, không bao giờ mờ phai, không
bao giờ khuyết thiếu. Chỉ có những ai mê mải với cái riêng tư ích kỷ mới có thể
dửng dưng vô tình đến vậy. Nhưng vầng trăng ấy bao dung, không “kể chi
người vô tình”. Chính thái độ lặng im cao thượng ấy càng làm những ai sớm
quên quá khứ nghĩa tình phải giật mình.
Bài thơ “Ánh trăng” là tâm sự của Nguyễn Duy, là suy ngẫm của nhà thơ trước
sự đổi thay của hoàn cảnh sống, khi mà con người từ chiến tranh trở về cuộc
sống hòa bình. Những sông, đồng, bể, rừng là hình ảnh tượng trưng, nhưng
cũng là hình ảnh thật của những người kháng chiến. Thành phố là môi trường
mới, là hình ảnh thật của những người kháng chiến không đặt chân tới. Môi
trường mới, hoàn cảnh mới làm cho con người sống cách biệt với thiên nhiên
cũng có nghĩa là xa dần quá khứ, lạnh nhạt dần với quá khứ. Ánh trăng nghiêm
nghị vằng vặc soi sáng hay cũng chính là lời cảnh báo tình trạng suy thoái về
tình cảm, sẽ dẫn đến suy thoái lối sống, suy thoái đạo đức. Nó nhắc nhở con
người cần thuỷ chung với quá khứ, với những điều tốt đẹp của quá khứ.
Vầng trăng và ánh trăng mang ý nghĩa biểu trưng, trở thành hình tượng xuyên
suốt bài thơ, tạo thành dòng chảy liên hồi, là sợi dây kết nối con người trong
hiện tại và quá khứ đã qua. Cuộc gặp gỡ tình cờ nhưng có ý nghĩa nhân văn sâu
sắc. Từ câu chuyện tưởng như là thường tình nhưng đã thức tỉnh con người. Con
người tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm đối với những năm tháng quá
khứ gian khổ mà nghĩa tình đối với thiên nhiên, đất nước bình dị. Bài thơ có ý
nghĩa nhắc nhở, củng cố người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân
nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ.
Suy nghĩ về vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng - Mẫu 2 8
Văn mẫu lớp 9: Suy nghĩ về vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng
Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu
nước kiên cường, gian khổ của dân tộc. Nếu trước thời kỳ đổi mới, ông tập
trung viết về chiến tranh với khuynh hướng sử thi thì sau đổi mới ông táo bạo
và mạnh mẽ khi dám phơi bày những bất cập của xã hội đương thời. Và bài thơ
"Ánh trăng", ra đời vào năm 1978 là một trong số những sáng tác tiêu biểu cho
thơ của Nguyễn Duy sau đổi mới. Đọc bài thơ, người đọc sẽ bị ám ảnh khôn
nguôi bởi hình ảnh của vầng trăng - một hình ảnh giàu ý nghĩa và từ đó gợi lên nhiều suy ngẫm.
Trong hai khổ thơ mở đầu bài thơ, tác giả Nguyễn Duy đã vẽ nên hình ảnh của
vầng trăng trong quá khứ. Khổ thơ mở đầu bài thơ đã gợi nhắc lại những kỉ
niệm đẹp đẽ cùng tình cảm gắn bó giữa con người với vầng trăng.
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
Những câu thơ ngắn, với giọng điệu tâm tình kết hợp với biện pháp liệt kê
"đồng", "sông", "bể' cùng điệp ngữ "với" lặp lại nhiều lần đã nhấn mạnh sự gắn
bó, thắm thiết bền chặt giữa con người với thiên nhiên. Đặc biệt, hình ảnh "hồi
chiến tranh" ở rừng đã gợi lên những năm tháng chiến tranh vất vả, gian khổ, ác
liệt. Và để rồi, trong chính hoàn cảnh ấy, vầng trăng trở thành người bạn, trở
thành tri kỉ của con người. Trăng như một người bạn thân thiết, gắn bó cùng con
người, luôn đồng cam cộng khổ và chia sẻ cùng họ mọi nỗi niềm trên chặng
đường hành quân cũng như trong cuộc sống. Thêm vào đó, trong khổ thơ tiếp
theo, tác giả đã tập trung làm bật nổi vẻ đẹp của vầng trăng yêu thương, "vầng trăng tình nghĩa". 9
Văn mẫu lớp 9: Suy nghĩ về vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
Với việc sử dụng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ "trần trụi với thiên nhiên', "hồn
nhiên như cây cỏ", tác giả Nguyễn Duy đã gợi lên vẻ đẹp bình dị, trong sáng
của vầng trăng và có lẽ đó cũng chính là vẻ đẹp mộc mạc, đơn sơ trong tâm hồn con người.
Như vậy, vầng trăng hiện diện như hình ảnh của quá khứ với những kí ức chan
hòa, tình nghĩ và thủy chung. Trong những tháng ngày gian khổ, thiếu thốn và
vất vả, vầng trăng ấy vẫn luôn đồng hành với con người, trở thành người bạn tri
kỉ của họ, cùng họ trải qua và san sẻ bao nỗi niềm trong cuộc sống.
Nếu như trong quá khứ, vầng trăng là tri âm tri kỉ, thì trong cuộc sống hiện tại,
trước bước chuyển của thời gian, sự biến đổi của hoàn cảnh đã khiến mọi thứ đổi thay.
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Tác giả đã khéo léo tạo nên sự đối lập trong hoàn cảnh sống của con người ở
quá khứ và hiện tại với những tòa nhà cao tầng và ánh điện sáng chói. Sự thay
đổi ấy của hoàn cảnh đã làm cho tình cảm của con người thay đổi. Hình ảnh ẩn
dụ "vầng trăng đi qua ngõ/ như người dưng qua đường" đã thể hiện rõ sự thay 10
Văn mẫu lớp 9: Suy nghĩ về vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng
đổi đó. Giờ đây, dẫu vầng trăng thủy chung, tình nghĩa vẫn còn đó song nó
không còn là tri âm tri kỉ nữa mà ngược lại đã bị con người lãng quên, thờ ơ.
Câu thơ với hình ảnh ánh trăng đã mang đến một tầng nghĩa khái quát: khi hoàn
cảnh sống thay đổi thì con người có thể quên đi những gian khổ, nhọc nhằn của
quá khứ song sự lãng quên ấy lại là lẽ thường, bởi nó xuất phát từ những lo toan
của cuộc sống hằng ngày.
Những tưởng, giữa cuộc sống phố thị tấp nập và đầy đủ tiện nghi, vầng trăng
kia và con người sẽ chẳng còn có cơ hội để gặp lại nhau, song tác giả đã tạo ra
một tình huống đầy bất ngờ để làm nên một cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa.
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Hình ảnh "vầng trăng tròn" đột ngột xuất hiện, chiếu rọi ánh sáng vào căn
phòng tối om đã khiến con người nhận ra vầng trăng tròn đầy, thủy chung, tình
nghĩa với bao kỉ niệm tươi đẹp vẫn luôn còn đó, luôn sát cánh và đồng hành
cùng con người trong mọi hoàn cảnh, chỉ có điều đôi lúc vì vô tình mà ta đã lãng quên chúng.
Và để rồi, từ tình huống bất ngờ với cuộc gặp gỡ "đột ngột" ấy với vầng trăng
đã mở ra trong lòng nhân vật trữ tình những dòng cảm xúc, những triết lý mãnh liệt và sâu sắc.
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể 11
Văn mẫu lớp 9: Suy nghĩ về vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
Cuộc gặp gỡ, đối thoại không lời chỉ "ngửa mặt lên nhìn mặt" trong khoảnh
khắc nhưng có lẽ đủ để cảm xúc dâng trào, đủ để lòng người thấy "rưng rưng"
xúc động, nghẹn ngào và trước ánh trăng ấy, biết bao suy nghĩ, chiêm nghiệm
của nhà thơ đã ùa về. Hình ảnh "trăng cứ tròn vành vạnh" không chỉ diễn tả
vầng trăng tròn đầy, tỏa sáng giữa thiên nhiên, vũ trụ bao la, rộng lớn mà qua đó
còn tượng trưng cho vẻ đẹp của quá khứ nghĩa tình, trọn vẹn dù lòng người có
đổi thay. Thêm vào đó, với nghệ thuật nhân hóa "ánh trăng im phăng phắc" đã
gợi đến một cái nhìn nghiêm khắc nhưng cũng đầy bao dung, độ lượng. Sự im
lặng ấy khiến cho con người phải "giật mình" thức tỉnh.
Tóm lại, hình ảnh vầng trăng trong bài thơ là một hình ảnh giàu ý nghĩa. Nó
không chỉ là vầng trăng của thiên nhiên mà còn là vầng trăng tri kỉ, vầng trăng
của quá khứ nghĩa tình. Đồng thời, từ hình ảnh vầng trăng cũng gợi lên trong
chúng ta nhiều bài học có giá trị và ý nghĩa sâu sắc.
Suy nghĩ về vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng - Mẫu 3
Trăng - Hình ảnh giản dị, quen thuộc đã chắp cánh cho những hồn thơ bay bổng
để rồi những tác phẩm tuyệt vời được ra đời. Nếu Chính Hữu đã treo lên một
bức tranh tuyệt đẹp, lãng mạn qua hình ảnh "Đầu súng trăng treo" thì "Ánh
trăng" của Nguyễn Duy lại mang một tính chất triết lý thầm kín. Đó là đạo lí
"Uống nước nhớ nguồn". Đối với nhà thơ đây là vầng trăng tri kỷ, vầng trăng 12
Văn mẫu lớp 9: Suy nghĩ về vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng
tình nghĩa, vầng trăng dửng dưng và đặc biệt là vầng trăng thức tỉnh. Nó như
hồi chuông gióng lên, đánh thức tâm hồn u tối trong mỗi con người.
Có thể nói, với mỗi chúng ta, vầng trăng là một vật thể bình thường mà thiên
nhiên, đất trời ban tặng. Nhưng với Nguyễn Duy, vầng trăng không những là
hình ảnh của quê hương mà nó còn là người bạn tri âm, tri kỷ, là quá khứ nghĩa
tình, chan chứa yêu thương, là một quan tòa lương tâm trong tận sâu thẳm tâm hồn nhà thơ.
"Hồi nhỏ sống với đồng
Với sông rồi với bể
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỷ".
Tuổi thơ tác giả được gắn bó với "vầng trăng", "với đồng", "với sông" rồi "với
bể". Những hình ảnh gần gũi, quen thuộc với mỗi người dân quê Việt Nam. Đến
lúc đi chiến đấu trăng lại như người bạn thân luôn sát cánh bên người lính, cùng
người lính trải nghiệm sương gió, bom đạn của chiến tranh, của đời lính. Tình
cảm gắn bó bao lâu, nay chỉ biết hợp thành hai "tri kỷ". Một tình bạn thật đẹp,
thật cao cả và trong suy nghĩ của người lính:
"Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa"
Nhưng rồi năm tháng gian khổ qua đi, nay người lính năm nào đã xa làng quê
thanh bình của tuổi thơ về với thành phố cùng với những tiện nghi sinh hoạt:
"Từ hồi về thành phố
Quen ánh điện đi qua ngõ 13
Văn mẫu lớp 9: Suy nghĩ về vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường".
Những kỷ niệm tuổi thơ hồn nhiên, những ngày khó khăn trong chiến trường
cùng "vầng trăng" đã đi vào dĩ vãng. Người lính năm xưa đã vô tình lãng quên
quá khứ, quên người bạn "tri kỷ" của mình. Dẫu bạn - đồng chí, có đi ngang qua
ngõ thì cũng chỉ là một thoáng lướt qua. Một phần vô tâm của con người đã lấn
át lý trí người lính. Nhưng trong một hoàn cảnh đặc biệt "Đèn điện tắt", người
lính phải giật mình sững sờ: "Đột ngột vầng trăng tròn". "Vầng trăng" lại tìm
đến và đối mặt với người lính. Người bạn năm xưa đã tìm đến, bạn ư? Bao lâu
nay người lính đã quên mất rồi! Nhưng, "đột ngột" - một sự xuất hiện không dự báo trước.
"Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình".
Quá khứ khi xưa hiện về nguyên vẹn. Trăng - hay quá khứ nghĩa tình vẫn tràn
đầy, viên mãn, thuỷ chung. "Trăng cứ tròn vành vạnh". Trăng vẫn đẹp, quá khứ
vẫn tỏa sáng đầy ắp yêu thương dẫu con người đã lãng quên. Trăng "im phăng
phắc", một cái lặng lẽ đến đáng sợ. Trăng không hề trách móc con người quá vô
tâm như một sự khoan dung, độ lượng. "Vầng trăng" dửng dưng không có một
tiếng động nhưng lương tâm con người lại đang bộn bề trăm mối. "Ánh trăng"
hay chính là quan tòa lương tâm đang đánh thức một hồn người. Cái "giật mình"
của người lính phải chăng là sự thức tỉnh lương tâm của con người? Chỉ im lặng
thôi "vầng trăng" đã thức tỉnh, đánh thức con người sau một cơn mê dài đầy u tối. 14
Văn mẫu lớp 9: Suy nghĩ về vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng
Chỉ với một "vầng trăng" - "vầng trăng" của Nguyễn Duy cũng có thể làm được
những điều tưởng chừng như không thể. "Ánh trăng" là cội nguồn quê hương, là
nghĩa tình bè bạn, là quan tòa lương tâm, là sự thức tỉnh của con người. Trăng
vẫn đẹp, quá khứ vẫn còn và con người vẫn còn cơ hội sửa chữa sai lầm.
Mỗi con người chúng ta có thể đến một lúc nào đó sẽ lãng quên quá khứ, sẽ vô
tình với mọi người nhưng rồi sự khoan dung và độ lượng của quê hương sẽ tha
thứ tất cả. "Ánh trăng" của Nguyễn Duy sẽ mãi mãi soi sáng để đưa con người
hướng tới tương lai tươi đẹp. Đạo lý sống thủy chung, nghĩa tình với quá khứ,
với quê hương sẽ đưa lối mỗi chúng ta đến với cuộc đời hạnh phúc ở tương lai.
Suy nghĩ về vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng - Mẫu 4
Ánh trăng được viết vào năm 1978, tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau khi đất
nước thống nhất được ba năm. Tác phẩm là những suy ngẫm của tác giả về thái
độ, lối sống của con người trước quá khứ gian lao, tình nghĩa. Và những suy
ngẫm đó được thể hiện qua hình ảnh vầng trăng giàu giá trị ý nghĩa.
Sáng tác về trăng, lấy trăng làm đề tài trung tâm là chủ đề muôn thuở của thơ
ca. Ta có thể kể đến vầng trăng tri kỷ, bầu bạn với Bác: Nhân hướng song tiền
khán minh nguyệt/ Nguyệt tòng song khích khán thi gia , thơ hiện đại có thể kể
đến vầng trăng của Chính Hữu trong bài Đồng chí: Đêm nay rừng hoang sương
muối/ Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới/ Đầu súng trăng treo… Góp một phần
nhỏ bé vào chủ đề đó, Nguyễn Duy đã đem đến cho người đọc những suy nghĩ,
cảm nhận và chiêm nghiệm sâu sắc thông qua biểu tượng ánh trăng giàu ý nghĩa.
Ánh trăng trở đi trở lại trong văn bản, và ngay cả nhan đề của tác phẩm cũng
được đặt tên là Ánh trăng cho thấy ý nghĩa biểu tượng sâu sắc của hình tượng
này. Ánh trăng biểu tượng cho vẻ đẹp thiên nhiên gần gũi, trong sáng và tươi
mát. Ánh trăng còn là biểu tượng của tình cảm tri âm, tri kỷ. Và sâu sắc, ý nghĩa 15
Văn mẫu lớp 9: Suy nghĩ về vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng
hơn, ánh trăng còn biểu tượng cho quá khứ thủy chung, tình nghĩa. Ánh trăng
xuất hiện trải đều từ đầu đến cuối tác phẩm và ở mỗi khúc đoạn ánh trăng lại
mang những ý nghĩa riêng.
Trước hết ánh trăng trong tác phẩm Nguyễn Duy là hình ảnh đẹp của thiên
nhiên với tất cả những gì thi vị, đẹp đẽ, gần gũi nhất của thiên nhiên. Vẻ đẹp ấy
hiện lên thật rõ qua hai khổ thơ đầu của tác phẩm. Thời ấu thơ hồn nhiên tác giả
sống hòa mình với thiên nhiên, đồng, sông, bể, rừng, điệp từ với được lặp lại ba
lần càng đậm tô thêm sự gắn bó chan hòa của con người với thiên nhiên. Vầng
trăng trong quá khứ đẹp đẽ, bình dị : Trần trụi với thiên nhiên/ hồn nhiên như
cây cỏ. Hình ảnh so sánh càng cho ta thấy rõ hơn vẻ đẹp mộc mạc, rất đỗi hồn
nhiên trong sáng của vầng trăng. Và vẻ đẹp ấy cũng chính là biểu tượng cho tâm
hồn trong sáng, vô tư của con người. Từ tấm nhỏ cho đến khi khôn lớn trưởng
thành ra chiến trận, vầng trăng luôn gắn bó thân thiết bên con người. Trăng
chính là người bạn của con người, không chỉ vậy trăng là biểu tượng cho thiên
nhiên dịu dàng, tươi mát, mơ mộng, lưu giữ những kỉ niệm tuổi thơ của con người.
Và đặc biệt trong những năm chiến tranh gian khổ ác liệt nhất vầng trăng thành
tri kỉ của con người. Hai tiếng tri kỷ vang lên thật thiêng liêng, nồng ấm. Vầng
trăng được nhân hóa, trở thành người bạn thân thiết, người đồng chí chia sẻ mọi
buồn vui, gian khó với người lính trong những năm tháng khốc liệt của chiến
tranh. Những tưởng rằng, tình bạn tri kỉ ấy sẽ bền vững mãi mãi, cũng như
chính tác giả khẳng định: ngỡ không bao giờ quên/ cái vầng trăng tình nghĩa.
Không chỉ vậy, ánh trăng còn biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, thủy chung.
Hòa bình lập lại, hoàn cảnh sống thay đổi, con người giản dị, hồn nhiên trong
quá khứ không còn, họ sống an yên trong ánh điện cửa gương mà quên đi ánh
trăng thủy chung, quên đi người bạn tri âm, tri kỷ của họ. Bởi vậy, vầng trăng đi
qua ngõ/ như người dưng qua đường. Từ một người bạn thân thiết, từ một tri kỉ 16
Văn mẫu lớp 9: Suy nghĩ về vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng
trở thành một người dưng có gì đó đau đớn và chua xót biết nhường nào. Nhưng
ánh trăng vẫn vẹn nguyên nghĩa tình, không một lời trách than, oán thán vẫn
hàng ngày lặng lẽ quan sát người bạn năm xưa.
Ánh trăng giúp con người thức tỉnh, thoát khỏi lối sống bạc bẽo để trở về trân
trọng, nâng niu lối sống thủy chung, tình nghĩa. Trong giây phút đèn điện chợt
vụt tắt, như một lẽ rất tự nhiên con người vội bật tung cửa sổ để tìm một nguồn
sáng khác. Và cũng trong chính khoảnh khắc ấy, vầng trăng bất ngờ hiện ra
khiến nhà thơ ngỡ ngàng, bối rối, nhắc gợi biết bao kỉ niệm trong quá khứ. Ánh
trăng vẫn vậy, vẫn mang vẻ trăng cứ tròn vành vạnh/ kể chi người vô tình. Ở
đây ta thấy có sự đối lập giữa tròn vành vạnh và kẻ vô tình, giữa cái im lặng của
ánh trăng và sự thức tỉnh của con người. Ánh trăng vẫn mang vẻ đẹp tình nghĩa
vẹn nguyên, thủy chung không bao giờ thay đổi cho dù con người có thay đổi
như thế nào đi chăng nữa. Trước sự bối rối của con người, ánh trăng vẫn im
phăng phắc. Sự im lặng mang ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở, là sự trách móc
trong lặng im. Chính cái im phăng phắc của vầng trăng đã đánh thức con người,
làm xáo động tâm hồn người lính năm xưa. Con người “giật mình” trước ánh
trăng chính là sự bừng tỉnh của nhân cách, là sự trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp.
Với biểu tượng ánh trăng, Nguyễn Duy đã gửi gắm nhiều suy tư, triết lí. Đó là
lời gửi gắm với thế hệ hiện tại và cả tương lai về thái độ sống thủy chung, tình
nghĩa, luôn biết ơn quá khứ nghĩa tình sâu nặng. Phải ghi nhớ lối sống tốt đẹp
của cha ông ta uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Dù ra đời đã lâu
nhưng hình ảnh ánh trăng nói riêng và bài thơ Ánh trăng nói chung vẫn còn giữ
nguyên giá trị lâu bền của nó.
Suy nghĩ về vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng - Mẫu 5 17
Văn mẫu lớp 9: Suy nghĩ về vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng
Như là một nỗi nhớ, một kỉ niệm đã từ lâu lại hiện về trong kí ức của nhà thơ
Nguyễn Duy, Ánh trăng có phải là dòng cảm xúc từ quá khứ đến thực tại này
chăng? Có cái gì đó như một nỗi ám ảnh đột ngột hiện về khiến nhà thơ giật
mình. Những ý nghĩa sâu kín, Ánh trăng là nỗi niềm rất rộng của Nguyễn Duy mà ta phải đi tìm.
Ta nhận thấy trong bài thơ của Nguyễn Duy một niềm xúc cảm như bất chợt,
bàng hoàng khi nhận ra sự hiện diện của người bạn tri kỉ - ánh tráng sau những
tháng năm quên lãng. Đó cũng là lời thầm nhắc của nhà thơ về thái độ sống ân
nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
Đời người dù có đi đâu về đâu cũng không bao giờ xa vầng trăng tình nghĩa.
Trăng trên bầu trời như người bạn sẵn sàng cùng ta sẻ chia tâm sự. Có lẽ vì thế
mà đối với mọi người, vầng trăng là tri kỉ. Với Nguyễn Duy cũng vậy:
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
Vầng trăng gắn bó với nhà thơ từ hồi nhỏ cho tới lúc chiến tranh ở rừng. Đó là
một khoảng thời gian dài, đủ để xây đắp một tình cảm vững bền. Không phải dễ
dàng gì mà người ta coi nhau là tri kỉ, vậy mà chính nhà thơ đã thừa nhận: vầng
trăng thành tri kỉ. Điều này chứng tỏ đôi bạn ấy đã có sự sẻ chia, thấu hiểu và
đồng điệu. Thời gian thật dài mà Nguyễn Duy chỉ gói gọn trong bốn dòng thơ
ngắn gọn. Ta tưởng như có một nỗi lòng đang rưng rưng xúc động ẩn hiện trong
lời thơ, chỉ chực trào lên. Phải chăng đây là những dòng hồi tưởng? Gói gọn cả
một trời kỉ niệm trong những dòng thơ, Nguyễn Duy như cố giấu nỗi xúc động trong lòng mình. 18
Văn mẫu lớp 9: Suy nghĩ về vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng
Nhưng tấm lòng ấy vẫn dạt dào. Nó chưa thể vội vàng quay lưng với quá khứ đẹp đẽ:
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
Con người ấy đã sống hết lòng với thiên nhiên, chân thành và thắm thiết. Đối
với thiên nhiên, con người cũng như cây cỏ là những người bạn không thể tách
rời. Từ ngỡ như một điểm nhấn, một dấu hiệu đặc biệt. Nó gợi cho ta suy nghĩ
về những điều còn chưa nói. Từ ngỡ như một lối rẽ đưa ý thơ đi theo một lối
khác. Đó là giá trị của ngôn từ trong Ánh trăng, là tài năng của tác giả trong
cách thể hiện mà ta không dễ gì nhận được ra.
Chiến tranh qua đi, hoà bình lập lại, cũng như nhiều chiến sĩ khác, Nguyễn Duy
trở về nhưng không phải về với sông, với đồng, với bể mà là về với thành phố
tấp nập, đông vui. Sống trong bình yên, đủ đầy với: ánh điện, cửa gương, người
ấy dần quên đi người bạn tri kỉ hôm nào. Và không biết tự bao giờ trăng đã thành người dưng:
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Ánh trăng bị lu mờ bởi ánh điện chiếu rọi. Vầng ánh sáng ấy vẫn hiện hữu bên
ta, vẫn đồng hành từng bước bên ta vậy mà giờ đây ta lại vô tình, hờ hững. Có
lẽ vầng trăng cũng biết đau, biết khóc khi trở thành người dưng qua đường. Vẫn
là vầng trăng hồi nhỏ, vầng trăng lúc ở rừng nhưng sao ta lại không nhận ra? Lẽ
nào ta đã lãng quên quá khứ, quên đi những năm tháng chiến đấu trường kì của 19
Văn mẫu lớp 9: Suy nghĩ về vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng
dân tộc. Câu thơ không trực tiếp bộc lộ cảm xúc nhưng sức ám ảnh lại vô cùng mạnh mẽ.
Khổ thơ thứ tư là một bước ngoặt trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc, để
từ đó tác giả bộc lộ nỗi niềm của mình một cách rõ ràng hơn:
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Trăng vẫn luôn toả sáng nhưng chỉ khi đèn điện tắt ta mới thực sự cảm thấy ánh
trăng thật tuyệt vời. Khi không gian tối om, con người mong chờ ở một thứ ánh
sáng mới! Và khi nhìn thấy ánh trăng thì con người đột ngột nhận ra người bạn
tri kỉ: vầng trăng tròn. Hai từ láy thình lình, đột ngột thể hiện sự bất ngờ, ngẫu
nhiên của cuộc tri ngộ. Hoàn cảnh gặp gỡ đó càng khiến nhà thơ bàng hoàng.
Nhìn lên trăng mà lòng tràn ngập niềm xúc động. Những kỉ niệm một thời
tưởng như đã xa vắng nay lại trở về:
Ngửa mặt nhìn lên mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là
rừng Không phải là ngửa mặt nhìn lên trăng mà là ngửa mặt nhìn, lên mặt vì với
Nguyễn Duy lúc này, trăng đích thực là một con người có gương mặt, có ánh
nhìn và tâm trạng. Chính nhà thơ cũng không rõ mình đang nghĩ gì, chỉ biết
rằng có cái gì rưng rưng. Có thể là đôi mắt rưng rưng hay có thể là sự thức dậy
của tâm hồn con người. Một cảm giác vừa như buồn vui, vừa như mừng tủi trào
lên trong lòng đôi bạn. Khoảng trời xưa hồi sinh, đưa Nguyễn Duy trở về với
năm tháng đã qua cùng với sông, với đồng, với rừng... Nhà thơ tiếc nuối quá
khứ, khao khát mong gặp lại cảm giác thân thuộc ngày xưa. 20
Văn mẫu lớp 9: Suy nghĩ về vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng
Như một người bạn ân nghĩa thuỷ chung, vầng trăng vẫn trong sáng, tròn đầy phúc hậu:
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
Không trách móc hờn giận sự tình của con người, ánh trăng vẫn lặng lẽ soi bước
ta đi. Trăng hiền hoà và bao dung như chính đồng bào, dân tộc ta vậy. Nỗi mặc
cảm khiến nhà thơ phủ nhận chính mình: kể chi người vô tình. Không hẳn là
con người vô tình, hờ hững với những gì của quá khứ. Có chăng là do cuộc sống
còn đang trong quá trình xây dựng với những lo toan bộn bề chi phối nhiều suy
nghĩ của chúng ta. Quá khứ chỉ đi vào tiềm thức lặng yên chứ nó đâu có mất đi.
Vì thế mới có cái giật mình của Nguyễn Duy ở câu thơ cuối. Phải chăng đó
cũng là cái giật mình của chính chúng ta khi nhận ra được sự đánh thức từ Ánh trăng của Nguyễn Duy?
Bài thơ ra đời khi đất nước đã hoà bình. Những tháng ngày chiến đấu gian khổ
của người chiến sĩ Nguyễn Duy đã không còn. Trong thời gian này tác giả là đại
diện thường trú báo Văn nghệ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng không vì thế
mà Ánh trăng mất đi vẻ đẹp chân thực của mình. Dường như chẳng bao giờ
Nguyễn Duy không mang trong mình nỗi niềm hướng về quá khứ, hướng về cội
nguồn. Nó cho thấy một thái độ sống đẹp đẽ, thuỷ chung. Không chỉ có vậy, bài
thơ Ánh trăng còn như một lời nhắn nhủ sâu kín, nhẹ nhàng: hãy sống và lao
động hết mình nhưng đừng bao giờ phủ nhận quá khứ của dân tộc.
Cảm nhận hình ảnh vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng 21
Văn mẫu lớp 9: Suy nghĩ về vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng
Hình ảnh vầng trăng sáng đã trở thành đề tài thường xuyên xuất hiện trên những
trang thơ của các thi sĩ qua bao thời đại. Nếu như “ Tĩnh dạ tứ” của Lí Bạch tả
cảnh đêm trăng sáng tuyệt đẹp gợi lên nỗi niềm nhớ quê hương, “Vọng nguyệt”
của Hồ Chí Minh thể hiện tâm hồn lạc quan, phong thái ung dung và lòng yêu
thiên nhiên tha thiết của Bác thì đến với bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy,
chúng ta bắt gặp hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lí sâu sắc.
Những sáng tác thơ của Nguyễn Duy sâu lắng và thấm đẫm cái hồn của ca dao,
dân ca Việt Nam. Thơ ông không cố tìm ra cái mới mà lại khai thác, đi sâu vào
cái nghĩa tình muôn đời của người Việt. “Ánh trăng” là một bài thơ như
vậy.Trăng đối với nhà thơ có ý nghĩa đặc biệt: đó là vầng trăng tri kỉ, vầng trăng
tình nghĩa và vầng trăng thức tỉnh. Nó như một hồi chuông cảnh tỉnh cho mỗi
con người có lối sống quên đi quá khứ. Tác giả đã mở đầu bài thơ với hình ảnh
trăng trong kí ức tuổi thơ của nhà thơ và trong chiến tranh:
“Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ”
Hình ảnh vầng trăng đang được trải rộng ra trong cái không gian êm đềm và
trong sáng của tuổi thơ. Hai câu thơ với vỏn vẹn mười chữ nhưng dường như đã
diễn tả một cách khái quát về sự vận động cả cuộc sống con người. Mỗi con
người sinh ra và lớn lên có nhiều thứ để gắn bó và liên kết. Cánh đồng, sông và
bể là những nơi chôn cất giữ bao kỉ niệm của một thời ấu thơ mà khó có thể
quên được. Cũng chính nơi đó, ta bắt gặp hình ảnh vầng trăng. Với cách gieo
vần lưng “đồng”, “sông” và điệp từ “ với” đã diễn tả tuổi thơ được đi nhiều, tiếp
xúc nhiều và được hưởng hạnh phúc ngắm những cảnh đẹp của bãi bồi thiên nhiên của tác giả. 22
Văn mẫu lớp 9: Suy nghĩ về vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng
Tuổi thơ như thế không phải ai cũng có được! Khi lớn lên, vầng trăng đã theo
tác giả vào chiến trường để “chờ giặc tới’. Trăng luôn sát cách bên người lính,
cùng họ trải nghiệm sương gió, vượt qua những đau thương và khốc liệt của
bom đạn kẻ thù. Người lính hành quân dưới ánh trăng dát vàng con đường, ngủ
dưới ánh trăng, và cũng dưới ánh trăng sáng đù, tâm sự của những người lính lại
mở ra để vơi đi bớt nỗi cô đơn, nỗi nhớ nhà. Trăng đã thật sự trở thành “tri kỉ”
của người lính trong những năm tháng máu lửa.
Khổ thơ thứ hai như một lời nhắc nhở về những năm tháng đã qua của cuộc đời
người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước hiền hậu, bình dị. Vầng trăng đẹp,
người bạn tri kỉ đó, ngỡ như sẽ không bao giờ quên được:
“Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa”
Vần lưng một lần nữa lại xuất hiện: “trần trụi”, “hồn nhiên”, “thiên nhiên” làm
cho âm điệu câu thơ thêm liền mạch, dường như nguồn cảm xúc của tác giả vẫn
đang tràn đầy. Chính cái hình ảnh so sánh ẩn dụ đã tô đậm lên cái chất trần trụi,
cái chất hồn nhiên của người lính trong những năm tháng ở rừng. Cái vầng trăng
mộc mạc và giản dị đó là tâm hồn của những người nhà quê, của đồng, của
sông, của bể và của những người lính hồn nhiên, chân chất ấy. Thế rồi cái tâm
hồn – vầng trăng ấy sẽ phải làm quen với một hoàn cảnh sống hoàn toàn mới mẻ:
“Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương 23
Văn mẫu lớp 9: Suy nghĩ về vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường”
Thời gian trôi qua cuốn theo mọi thứ như một cơn lốc, chỉ có tình cảm là còn ở
lại trong tâm hồn mỗi con người như một ánh dương chói loà. Thế nhưng con
người không thể kháng cự lại sự thay đổi đó.Người lính năm xưa nay cũng làm
quen dần với những thứ xa hoa nơi “ánh điện, cửa gương”. Và rồi trong chính
sự xa hoa đó, người lính đã quên đi người bạn tri kỉ của mình, người bạn mà
tưởng chừng chẳng thể quên được, “người tri kỉ ấy” đi qua ngõ nhà mình nhưng
mình lại xem như không quen không biết.
Phép nhân hoá vầng trăng trong câu thơ thật sự có cái gì đó làm rung động lòng
người đọc bởi vì vầng trăng ấy chính là một con người. Cũng chính phép nhân
hoá đó làm cho người đọc cảm thương cho một “người bạn” bị chính người bạn
thân một thời của mình lãng quên. Sự ồn ã của phố phường, những công việc
mưu sinh và những nhu cầu vật chất thường nhật khác đã lôi kéo con người ra
khỏi những giá trị tinh thần ấy, một phần vô tâm của con người đã lấn át lí trí
của người lính, khiến họ trở thành kẻ quay lưng với quá khứ. Con người khi
được sống đầy đủ về mặt vật chất thì thường hay quên đi những giá trị tinh thần,
quên đi cái nền tảng cơ bản của cuộc sống, đó chính là tình cảm con người.
Nhưng rồi một tình huống bất ngờ xảy ra buộc người lính phải đối mặt:
“Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn – đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn”
Khi đèn điện tắt, cũng là khi không còn được sống trong cái xa hoa, đầy đủ về
vật chất, người lính bỗng phải đối diện với cái thực tại tối tăm. Trong cái “thình 24
Văn mẫu lớp 9: Suy nghĩ về vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng
lình”, “đột ngột” ấy, người lính vội bật tung cửa sổ và bất ngờ nhận ra một cái
gì đó. Đó chẳng phải ai xa lạ mà chính là người bạn tri kỉ năm xưa của mình đây
hay sao? Con người ấy không hề biết được rằng cái người bạn tri kỉ, tình nghĩa,
người bạn đã bị anh ta lãng quên luôn ở ngoài kia để chờ đợi anh ta. “Người bạn
ấy” không bao giờ bỏ rơi con người, không bao giờ oán giận hay trách móc con
người vì họ đã quên đi mình. Vầng trăng ấy vẫn rất vị tha và khoan dung, nó
cũng sẵn sàng đón nhận tấm lòng của một con người biết sám hối, biết vươn lên hoàn thiện mình.
Cuộc đời mỗi con người không ai có thể đoán biết trước được. Không ai mãi
sống trong một cuộc sống yên bình mà không có khó khăn, thử thách. Cũng như
một dòng sông, đời người là một chuỗi dài với những quanh co, uốn khúc. Và
chính trong những khúc quanh ấy, những biến cố ấy, con người mới thật sự hiểu
được cái gì là quan trọng, cái gì sẽ gắn bó với họ trong suốt hành trình dài và
rộng của cuộc đời. Dường như người lính trong bài thơ đã hiểu được điều đó:
“Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng”
Khi người đối mặt với trăng, có cái gì đó khiến cho người lính áy náy dù cho
không bị quở trách một lời nào. Hai từ “mặt” trong cùng một dòng thô: mặt
trăng và mặt người đang cùng nhau trò chuyện . Người lính cảm thấy có cái gì
“rưng rưng” tự trong tận đáy lòng và dường như nước mắt đang muốn trào ra vì
xúc động trước lòng vị tha của người bạn “tri kỉ” của mình . Đối mặt với vầng
trăng, bỗng người lính cảm thấy như đang xem một thước phim quay chậm về
tuổi thơ của mình ngày nào, nơi có “sông” và có “bể”. Chính những thước phim
quay chậm ấy làm người lính trào dâng nhưng nỗi niềm và những giọt nước mắt 25
Văn mẫu lớp 9: Suy nghĩ về vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng
tuôn ra tự nhiên, không chút gượng ép nào. Những giọt nước mắt ấy đã phần
nào làm cho người lính trở nên thanh thản hơn, làm tâm hồn anh trong sáng lại.
Một lần nữa những hình tượng trong tuổi thơ và chiến tranh được láy lại làm
sáng tỏ những điều mà con người cảm nhận được. Cái tâm hồn ấy, cái vẻ đẹp
mộc mạc ấy không bao giờ bị mất đi, nó luôn lặng lẽ sống trong tâm hồn mỗi
con người và nó sẽ lên tiếng khi con người bị tổn thương. Đoạn thơ hay ở chất
thơ mộc mạc, chân thành, ngôn ngữ bình dị mà thấm thía, những hình ảnh đi
vào lòng người. Vầng trăng trong khổ thơ thứ ba đã thực sự thức tỉnh con người:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”
Khổ thơ cuối cùng mang tính hàm súc độc đáo và đạt tới chiều sâu tư tưởng và
triết lí. “Trăng tròn vành vạnh” là vẻ đẹp của trăng vẫn viên mãn, tròn đầy và
không hề bị suy chuyển dù cho trải qua biết bao thăng trầm. Trăng chỉ im lặng
phăng phắc, trăng không nói gì cả, trăng chỉ nhìn, nhưng cái nhìn đó đủ khiến
cho con người giật mình. Ánh trăng như một tấm gương để cho con người soi
mình qua đó, để con người nhận ra mình để thức tỉnh lương tri. Con người có
thể chối bỏ, có thể lãng quên bất cứ điều gì trong tâm hồn anh ta . Nhưng dù gì
đi nữa thì những giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc cũng luôn vậy bọc và che chở cho con người.
“Ánh trăng” đã đi vào lòng người đọc bao thế hệ như một lời nhắc nhở đối với
mỗi người: Nếu ai đã lỡ quên đi, đã lỡ đánh mất những giá trị tinh thần quý giá
thì hãy thức tỉnh và tìm lại những giá trị đó. Còn ai chưa biết coi trọng những 26
Văn mẫu lớp 9: Suy nghĩ về vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng
giá trị ấy thì hãy nâng niu những kí ức quý giá của mình ngay từ bây giờ, đừng
để quá muộn. Bài thơ không chỉ hay về mắt nội dung mà còn có những nét đột
phá trong nghệ thuật. Thể thơ năm chữ được vận dụng sáng tạo, các chữ đầu
dòng thơ không viết hoa thể hiện những cảm xúc liền mạch của nhà thơ. Nhịp
thơ biến ảo rất nhanh, giọng điệu tâm tình đã gây ấn tượng mạnh trong lòng người đọc. 27