Tác động của cục diện thế giới và khu vực đến mặt trận ngoại giao & chính sách đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1954-1975 | Tiểu luận Lịch sử ngoại giao và chính sách đối ngoại

Đối ngoại là toàn bộ mục tiêu, nhiệm vụ, phương hướng, nguyên tắc, phương  châm, biện pháp mà quốc gia theo đuổi trong quan hệ với các quốc gia khác hoặc  chủ thể khác trong cộng đồng quốc tế nhằm phục vụ cho lợi ích của quốc gia. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Môn:
Thông tin:
35 trang 2 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tác động của cục diện thế giới và khu vực đến mặt trận ngoại giao & chính sách đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1954-1975 | Tiểu luận Lịch sử ngoại giao và chính sách đối ngoại

Đối ngoại là toàn bộ mục tiêu, nhiệm vụ, phương hướng, nguyên tắc, phương  châm, biện pháp mà quốc gia theo đuổi trong quan hệ với các quốc gia khác hoặc  chủ thể khác trong cộng đồng quốc tế nhằm phục vụ cho lợi ích của quốc gia. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

13 7 lượt tải Tải xuống
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
----------- -----------




BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: LỊCH SỬ NGOẠI GIAO & CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT
NAM
Đề tài: Tác động của cục diện thế giới và khu vực đến mặt trận ngoại
giao & chính sách đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1954-1975
Sinh viên thực hiện: Vũ Thu Ngân
Mã sinh viên: 2056100030
Lớp: Thông tin đối ngoại 40
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Quế
Hà Nội – tháng 12 năm 2022
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
----------- -----------




BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: LỊCH SỬ NGOẠI GIAO & CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT
NAM
Đề tài: Tác động của cục diện thế giới và khu vực đến mặt trận ngoại giao
& chính sách đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1954-1975
Sinh viên thực hiện: Vũ Thu Ngân
Mã sinh viên: 2056100030
Lớp: Thông tin đối ngoại 40
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Quế
Hà Nội – tháng 12 năm 2022
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................5
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................5
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..................................................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................5
5. Kết cấu tiểu luận:........................................................................................................5
NỘI DUNG.........................................................................................................................6
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ ĐỐI NGOẠI, NGOẠI GIAO VÀ LỊCH SỬ ĐẤU
TRANH NGOẠI GIAO CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM..............................................6
1.1 Một số khái niệm và khái lược lịch sử đấu tranh ngoại giao.........................6
1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại................................................................8
1.3 Quan điểm và chủ trương của Đảng về đấu tranh ngoại giao trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước.................................................................................15
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC GIAI ĐOẠN 1954-1975.16
2.1 Tình hình thế giới............................................................................................16
2.2 Bối cảnh khu vực.............................................................................................18
CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA CỤC DIỆN THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC ĐẾN
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954-1975..............................22
3.1 Đường lối đối ngoại Việt Nam giai đoạn 1954-1975.....................................22
3.2 Những thắng lợi trong đường lối đối ngoại và trên mặt trận ngoại giao
Việt Nam giai đoạn 1954-1975. Bài học kinh nghiệm................................................29
CHƯƠNG 4: ĐẢNG TA TIẾP TỤC KẾ THỪA, PHÁT TRIỂN VÀ VẬN DỤNG
NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀO CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐƯỜNG LỐI ĐỐI
NGOẠI THỜI KỲ ĐỔI MỚI ................................................................................................31
KẾT LUẬN......................................................................................................................34
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngoài ra, đề tài cũng sử dụng
tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: phân tích và tổng hợp, logic và lịch sử,
tổng hợp và khái quát hóa…
5. Kết cấu tiểu luận:
Chương 1: Lý luận về đối ngoại, ngoại giao và lịch sử đấu tranh ngoại
giao của cách mạng Việt Nam. .
Chương 2: Tình hình thế giới và khu vực giai đoạn 1954-1975.
Chương 3: Tác động cục diện thế giới và khu vực đến chính sách đối
ngoại Việt Nam giai đoạn 1954-1975.
Chương 4: Đảng ta tiếp tục kế thừa, phát triển và vận dụng những bài
học kinh nghiệm vào công tác xây dựng đường lối đối ngoại thời kỳ
đổi mới.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ ĐỐI NGOẠI, NGOẠI GIAO VÀ LỊCH SỬ
ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM.
1.1 Một số khái niệm và khái lược lịch sử đấu tranh ngoại giao.
Một số khái niệm
Đối ngoại và ngoại giao là hai khái niệm riêng biệt tuy gắn bó chặt chẽ với
nhau, nhưng vẫn có sự khác biệt nhất định.
Đối ngoại là toàn bộ mục tiêu, nhiệm vụ, phương hướng, nguyên tắc,
phương châm, biện pháp mà quốc gia theo đuổi trong quan hệ với các quốc gia
khác hoặc chủ thể khác trong cộng đồng quốc tế nhằm phục vụ cho lợi ích của
quốc gia.
Còn ngoại giao được hiểu là: Là hoạt động của nhà nước trong lĩnh vực
đối ngoại, ngoại giao là công cụ quan trọng nhất, công cụ hòa bình thực hiện
chính sách đối ngoại của quốc gia; Là tất cả các cơ quan chuyên trách về quan
hệ đối ngoại ở trung ương cũng như ở nước ngoài và những cán bộ làm công
tác ngoại giao nhà nước; Là nghề nghiệp của các nhà ngoại giao; Là khoa học
và nghệ thuật, trước hết là nghệ thuật đàm phán; Mang tính giai cấp sâu sắc.
Lịch sử đấu tranh ngoại giao.
Đấu tranh ngoại giao là một trong những nội dung quan trọng, xuyên suốt
chiều dài lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, góp phần giữ yên bờ cõi,
bảo vệ nền độc lập, khẳng định chủ quyền quốc gia.
Nghệ thuật đấu tranh ngoại giao Việt Nam trải qua hàng nghìn năm lịch sử
với các giai đoạn: Từ thời kỳ Bắc thuộc, đến khi các vua Hùng dựng nước, tiếp
đó là thời kỳ xuất hiện các nhà nước phong kiến tự chủ đến khi Đảng Cộng sản
Việt Nam thành lập dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch . Với chiều dài Hồ Chí Minh
lịch sử hàng nghìn năm, trải qua sự trị vì, cai quản của các triều đại phong kiến
Việt Nam từ nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần đến nhà Hồ, Lê Sơ, Mạc, Tây
Sơn và nhà Nguyễn, nghệ thuật ngoại giao của nước ta được nghiên cứu, phát
triển, vận dụng khá hiệu quả, trở thành nội dung cốt lõi, xuyên suốt, đóng góp
quan trọng vào bảo vệ, khẳng định nền độc lập, tự chủ, giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc không bị đồng hóa bởi sự thống trị của các nền văn hóa ngoại bang.
Truyền thống ngoại giao Việt Nam có những đặc điểm rất đáng tự hào,
kiên định chủ trương “nội yên ngoại tĩnh”, thể hiện tinh thần hòa bình, hữu
nghị, nhân văn, thân thiện với láng giềng, ngoại giao tâm công, lấy lẽ phải,
công lý và chính nghĩa để thuyết phục lòng người. Cùng với đấu tranh trên mặt
trận quân sự, nhân dân ta còn linh hoạt vận dụng các chính sách ngoại giao
mềm dẻo, khôn khéo nhưng thông minh,cứng rắn; khẳng định tư duy, trí tuệ,
hào khí của một dân tộc không chịu khuất phục, không chịu làm chư hầu, lệ
thuộc, bảo đảm “trong ấm, ngoài êm”, giữ yên bờ cõi. Các chính sách ngoại
giao của nước ta được thực thi một cách thiên biến vạn hóa, đa dạng, phù hợp
với từng thời kỳ lịch sử, mang đậm nét đặc trưng, bản sắc văn hóa dân tộc, sắc
thái chính trị của mỗi chế độ, triều đại phong kiến Việt Nam, nhưng đều nhằm
giữ vững độc lập, tự chủ, ngăn chặn họa xâm lăng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ,
xây dựng nền thái bình lâu bền cho nhân dân.
Trong bản sắc của ngoại giao Việt Nam, tinh thần độc lập, tự cường và bảo
đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc là nguyên tắc bất biến. Đây được xem
là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử, xuất phát từ tinh thần yêu nước của
dân tộc - không trông đợi vào bên ngoài, mà phải dựa vào chính mình để bảo
vệ lợi ích chân chính của đất nước, dân tộc.
Kiên quyết, kiên trì, vừa đánh vừa đàm, biết thắng từng bước để đạt thắng
lợi cuối cùng, cũng là một trong những bản sắc truyền thống nổi bật của ngoại
giao Việt Nam. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, do đặc
điểm là quốc gia nhỏ, Việt Nam liên tục phải đấu tranh, đương đầu với các đế
chế hùng mạnh gấp nhiều lần, luôn lăm le xâm chiếm..., do đó, cần biết thắng
từng bước để đạt thắng lợi cuối cùng.
Ngoại giao Việt Nam luôn vì sự phát triển phồn vinh của dân tộc, điều này
được chứng minh qua việc: Các hoạt động ngoại giao không chỉ phục vụ mục
đích chính trị, quân sự, đấu tranh giữ vững độc lập, tự chủ của dân tộc, bảo vệ
chủ quyền, lãnh thổ đất nước, bảo toàn thể diện quốc gia, kiến tạo hòa bình cho
dân tộc, mà còn góp phần mở rộng các mối quan hệ giao lưu thương mại, tiếp
nhận những giá trị tinh hoa văn hóa của nhân loại.
1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại.
Là người khai sinh ra nền ngoại giao của nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa, ngày nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tư tưởng ngoại
giao Hồ Chí Minh hình thành và phát triển gắn liền với toàn bộ sự nghiệp hoạt
động cách mạng của Người.
Tư tưởng đối ngoại và đoàn kết quốc tế của Người đã thể hiện nổi bật
trong hệ thống các tác phẩm báo chí, các bức thư, các lời kêu gọi, các tác phẩm
chính luận của Người. Các quan điểm đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh phát
triển, hoàn thiện được thể hiện tập trung trong “Đường cách mệnh” (1927),
Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt (1930), Chương trình 10 điểm của mặt
trận Việt Minh (1944), Tuyên ngôn Độc lập (2.9.1945), thể hiện tập trung nhất
trong đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong văn kiện Đại hội, Nghị
quyết của Trung ương, nghị quyết của Bộ chính trị từ 1930 đến nay.
Thực tiễn hoạt động cách mạng cùng nền tảng tri thức và vốn văn hóa đã
kết tinh Hồ Chí Minh hệ thống tưởng toàn diện, sâu sắc. Trong đó,
tưởng của Người về đối ngoại chứa đựng nhiều nội dung không chỉ bền vững
qua thời gian, mà còn có những tư duy đi trước thời đại; thể hiện ở những điểm
sau:
Một là, phải độc lập, tự chủ trong đối ngoại và hợp tác quốc tế
Độc lập, tự chủ duy nổi bật, nhất quán trong toàn bộ hoạt động
chính trị của Hồ Chí Minh, nguyên lý chủ yếu của tư tưởng đó là “muốn người
ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã”. Giữ vững độc lập, tự chủ
vừa là đường lối, vừa là nguyên tắc bất biến để bảo vệ tốt nhất lợi ích quốc gia
- dân tộc. Đường lối nguyên tắc đó cũng được kết tinh trong tưởng
thực tiễn hoạt động đối ngoại của Hồ Chí Minh.
Theo Người, độc lập không phụ thuộc, không bắt chước, theo đuôi,
giáo điều; tự chủ chủ động suy nghĩ làm chủ suy nghĩ của mình, tự chịu
trách nhiệm trước nhân dân, trước đất nước, biết làm chủ bản thân công
việc. Trong quan hệ quốc tế, Người khẳng định: “Độc lập nghĩa chúng tôi
điều khiển lấy mọi công việc của chúng tôi, không sự can thiệp ngoài
vào”; nhấn mạnh: “Độc lập không quân đội riêng, ngoại giao riêng,
kinh tế riêng. Nhân dân Việt Nam quyết không thèm thứ thống nhất và độc lập
giả hiệu ấy”.
Như vậy, dân tộc Việt Nam độc lập, tự chủ, thống nhất không chỉ là toàn
vẹn về lãnh thổ mà ngoại giao, đối ngoại của dân tộc cũng phải độc lập, không
bị bất kỳ thế lực, lực lượng nào chi phối. Trong quan hệ giữa các đảng thuộc
phong trào cộng sản, công nhân quốc tế, Người xác định: “Các đảng dù lớn dù
nhỏ đều độc lập và bình đẳng, đồng thời đoàn kết nhất trí giúp đỡ lẫn nhau”.
Người cũng đã thể hiện rất cụ thể và sâu sắc mối quan hệ biện chứng, sự
gắn kết giữa độc lập, tự chủ với mở rộng và tăng cường đoàn kết, hợp tác quốc
tế; giữa tự lực, tự cường với hợp tác phát triển. Trong mối quan hệ biện
chứng đó, “độc lập, tự chủ” luôn giữ vai trò quyết định, nền tảng vững chắc
để đoàn kết quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân thế giới.
Hai là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong công
tác đối ngoại
Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh của khối đại
đoàn kết toàn dân. Đây là những nhân tố đặc biệt quan trọng trong ngoại giao
với các nước lớn, quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên,
không phải bao giờ yếu tố ngoại lực và nội lực cũng được nhận thức một cách
đầy đủ. Sự sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức cũng dẫn đến sự trì trệ trong
quá trình phát triển.
Phát huy sức mạnh nội lực trước hết là phát huy sức mạnh của tập thể,
cộng đồng. Sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc là nguồn lực nội sinh
quan trọng, nó luôn được coi là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối, chiến lược
của Đảng trong chiến tranh cũng như trong đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất
nước. Sức mạnh thời đại là những yếu tố “ngoại lực”; có tác dụng hỗ trợ, bổ
sung cho “nội lực”, là điều kiện không thể thiếu trong chiến lược đối ngoại
của Việt Nam. Hồ Chí Minh cho rằng, cần phải đưa phong trào giải phóng
dân tộc Việt Nam đi theo quỹ đạo cách mạng vô sản, đưa dân tộc Việt
Nam hội nhập với trào lưu chung của thời đại.
Mục tiêu của Đảng Cộng sản Việt Nam là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con
người. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta không tách rời mà gắn liền với cuộc
đấu tranh của nhân dân các nước trên thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ xã hội. Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại đã
trở thành quy luật của cách mạng Việt Nam, góp phần làm cho Việt Nam trở
thành nước độc lập, thống nhất, xã hội chủ nghĩa. Ngày nay, sức mạnh thời đại
còn bao hàm cả hòa bình. Sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại khi kết hợp
sẽ tạo ra nguồn lực to lớn, góp phần đưa cách mạng vượt qua khó khăn,
thách thức.
Trên sở xác định vị trí, vai trò của từng nguồn sức mạnh, Người chỉ
rõ sự cần thiết phải chú trọng xây dựng và phát huy sức mạnh của công tác đối
ngoại nhân dân nhằm vận động được nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế
giới ủng hộ sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của
Đảng và nhân dân Việt Nam. Bởi như Người khẳng định: “Sức mạnh, sự vĩ đại
và sự bền bỉ của nhân dân Việt Nam cơ bản là ở sự đoàn kết của nhân dân Việt
Nam và sự ủng hộ của nhân dân thế giới...”.
Ba là, luôn yêu chuộng hòa bình, chống chiến tranh xâm lược
tưởng yêu chuộng hòa bình, chống chiến tranh xâm lược được thể
hiện từ rất sớm luôn nhất quán trong suốt quá trình hoạt động cách mạng
của Người. Ngay sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Hồ Chí Minh viết Thư
gửi những người Pháp Đông Dương (tháng 10-1945), thể hiện sự kính trọng
đối với nhân dân Pháp, nêu lên những điểm tương đồng giữa hai dân tộc Việt -
Pháp khát vọng độc lập, tự do kêu gọi: “Hỡi những người Pháp Đông
Dương! Các bạn không nghĩ rằng máu nhân loại đã chảy nhiều, rằng hòa bình -
một nền hòa bình chân chính xây trên công bình tưởng dân chủ - phải
thay cho chiến tranh, rằng tự do, bình đẳng, bác ái phải thực hiện trên khắp các
nước không phân biệt chủng tộc và màu da ư?”.
Ngay cả khi phải tiến hành cuộc chiến tranh một mất một còn với đế
quốc thực dân để giành độc lập dân tộc, Người cũng luôn tìm kiếm những
hội đối thoại, đàm phán để tránh một cuộc chiến bạo lực phi nghĩa.
Bốn là, luôn có tinh thần hòa hiếu, “thêm bạn, bớt thù”
Trong thực tiễn lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh luôn phân biệt
giữa bạn và thù, tìm cách giảm bớt kẻ thù, tránh đối phó với nhiều kẻ thù cùng
một lúc, xác định kẻ thù chính để tập trung mũi nhọn đấu tranh. Người khẳng
định: “Muốn làm cách mạng thắng lợi thì phải phân biệt ai bạn ai thù,
phải thực hiện thêm bầu bạn, bớt kẻ thù”. Để “thêm bạn, bớt thù”, Người chủ
trương phân biệt giữa nhân dân yêu chuộng hòa bình với lực lượng phản động,
hiếu chiến trong chính phủ của nước đối phương. Trả lời phỏng vấn của nhà
báo Ôxtrâylia W.Bớcsét tháng 8-1963 tháng 4-1964, Hồ Chí Minh khẳng
định: “Trước đây, chúng tôi đã chú ý phân biệt thực dân Pháp với nhân dân
Pháp yêu chuộng hòa bình, thì ngày nay chúng tôi cũng chú ý phân biệt nhân
dân Mỹ vĩ đại có truyền thống tự do, với bọn can thiệp Mỹ và bọn quân phiệt ở
Hoa Thịnh Đốn đang nâng đỡ chúng”; “... chúng tôi phân biệt nhân dân Mỹ
với đế quốc Mỹ.”
(11)
.
Như vậy, trong lực lượng của đối phương thì “thêm bạn” chính “bớt
thù”, khi đó nhân dân Việt Nam chỉ phải chống chính phủ hiếu chiến của Pháp
và Mỹ chứ không phải chống toàn bộ nước Pháp và nước Mỹ. Tương quan lực
lượng thế đã xoay chuyển theo chiều hướng lợi cho ta. Trong khi kẻ thù
bị lập trên thế giới ngay trong nội bộ đất nước mình thì sự nghiệp đấu
tranh giải phóng dân tộc của Đảng nhân dân Việt Nam lại được cả nhân
loại, kể cả nhân dân nước đi xâm lược - vượt lên tình cảm dân tộc - hết mình
ủng hộ.
Năm là, xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên sở
tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
Tiếp cận với bản Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và
vấn đề thuộc địa của Lênin, Hồ Chí Minh thấy được sự cần thiết phải liên hiệp
giữa các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc.
Với trách nhiệm của người cộng sản chân chính, Người đã nêu rõ nguyên nhân
đầu tiên gây ra sự suy yếu của các dân tộc phương Đông là “Sự biệt lập” - hậu
quả của chính sách “chia để trị” của bọn thực dân đế quốc. Người chỉ ra: “Sẽ rất
có ích cho người An Nam biết bao, nếu họ được biết những người anh em Ấn
Độ của họ tự tổ chức như thế nào để đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc Anh,
hoặc biết công nhân Nhật Bản đoàn kết nhau lại như thế nào để chống lại ách
bóc lột của chủ nghĩa tư bản...”.
Người kiến nghị với Ban phương Đông của Quốc tế Cộng sản những biện
pháp nhằm tăng cường sự hiểu biết giữa các dân tộc ở phương Đông. Vì theo
Người: “Làm cho các dân tộc thuộc địa, từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau,
hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một Liên minh phương Đông
tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô
sản”.
Trên báo L’Humanite (ngày 2/8/1919), Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “... Xét
về nguyên tắc, tiến bộ chung phụ thuộc vào việc phát triển chủ nghĩa quốc tế
và văn minh chỉ có lợi khi các quan hệ quốc tế được mở rộng và tăng cường.”
Năm 1921, Người chủ trì và sáng lập tổ chức Hội liên hiệp thuộc địa và
xuất bản tờ báo Người cùng khổ (Le Paria). Trong lời kêu gọi thành lập Hội,
Người viết: Đồng bào thân mến, nếu câu phương ngôn “Đoàn kết làm ra sức
mạnh” không phải là một câu nói suông, nếu đồng bào muốn giúp đỡ lẫn nhau,
nếu đồng bào muốn bênh vực cho quyền lợi của bản thân mình, cũng như quyền
lợi của tất cả đồng bào ở các xứ thuộc địa, hãy gia nhập Hội liên hiệp thuộc địa”.
Hội này và báo Le Paria- tờ báo đầu tiên trên thế giới lấy đối tượng phục
vụ là các dân tộc thuộc địa - đã góp phần tích cực thức tỉnh các dân tộc thuộc địa
Pháp đứng lên làm cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thực hiện đoàn kết quốc
tế. Trong thời kỳ hoạt động tại Trung Quốc, Người đã cùng các đồng chí Trung
Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên, Inđônêxia, Miến Điện... thành lập Hội Liên hiệp các
dân tộc bị áp bức (1925) nhằm đoàn kết các dân tộc nhỏ yếu bị áp bức trong một
tổ chức cách mạng vì mục tiêu giải phóng đất nước khỏi ách thực dân.
Trong những năm 1938 - 1940, Hồ Chí Minh hoạt động và chiến đấu bên
cạnh nhân dân Trung Quốc do Đảng Trung Quốc lãnh đạo. Hoạt động này của
Người đã gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng Trung Quốc, tạo cơ sở vững
chắc cho quan hệ đoàn kết Việt -Trung.
Sau ngày Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, Bác Hồ đã dành thời
gian suy nghĩ đến việc mở rộng quan hệ quốc tế nhằm phát triển kinh tế-xã hội
đất nước. Việc đầu tiên mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nghĩ đến là cử cán bộ học tập
khoa học-kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài...
Song tư tưởng chiến lược kinh tế mở được đề cập Chủ tịch Hồ Chí Minh
tập trung, đầy đủ và rõ ràng nhất trong bức thư “Lời kêu gọi Liên hợp quốc”
(tháng 12/1946), với những nội dung chính: “Đối với các nước dân chủ, nước
Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực:
Nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà
kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình; Nước Việt Nam
sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường sá giao thông cho việc buôn bán
và quá cảnh quốc tế; Nước Việt Nam chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác
kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc; Nước Việt Nam sẵn sàng ký
kết với các lực lượng hải quân, lục quân trong khuôn khổ của Liên hợp quốc
những hiệp định an ninh đặc biệt và những hiệp ước liên quan đến việc sử dụng
một vài căn cứ hải quân và không quân.” Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, các dân
tộc phải mở cửa giao lưu, quan hệ bình đẳng, cùng có lợi và phê phán tư tưởng
biệt lập giữa dân tộc này với dân tộc khác.
Từ 1954 trở đi, Người dành nhiều sự quan tâm và đóng góp tích cực trong
việc xây dựng khối đoàn kết giữa các thuộc địa ở châu Á là Việt Nam, Ấn Độ,
Inđônêxia, Miến Điện... đặc biệt là khối đoàn kết giữa ba nước Đông Dương là
Việt - Miến - Lào. Suốt quá trình cách mạng, với những quan điểm trên, đã thể
hiện tư duy nhìn xa trông rộng của Bác Hồ.
Thời gian này, mặc dù tình hình thế giới diễn biến phức tạp, Chủ tịch Hồ
Chí Minh vẫn cố gắng tìm cách mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế
giới để vừa tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước bạn cho sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời, cũng để xây dựng mặt trận nhân
dân thế giới ủng hộ Việt Nam đấu tranh thống nhất đất nước.Với tư duy của một
lãnh tụ thiên tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện chính sách đối ngoại đúng
đắn với các nước làm cơ sở cho việc hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta hiện
nay và sau này.
Sáu là, nhất quán phương châm “Dĩ bất biến ứng vạn biến” trong
hoạt động đối ngoại.
“Dĩ bất biến ứng vạn biến” là câu nói được Hồ Chí Minh nêu lên lần đầu
tiên vào ngày 31-5-1946, khi Người trao nhiệm vụ thiêng liêng giữ gìn nền độc
lập của Tổ quốc vừa giành lại được cho cụ Huỳnh Thúc Kháng; Người căn
dặn: “Tôi nhiệm vụ quốc dân giao phó phải đi xa ít lâu, nhà trăm sự khó
khăn nhờ cậy ở Cụ cùng anh em giải quyết cho, mong Cụ “Dĩ bất biến ứng vạn
biến”.
“Dĩ bất biến ứng vạn biến” lấy cái không thể thay đổi (bất biến) để
ứng phó với muôn sự thay đổi (vạn biến). Theo đó, cái “bất biến” là lợi ích của
quốc gia, dân tộc, độc lập dân tộc, chủ quyền... cốt lõi; cái “vạn biến”
cách ứng phó tài tình, khéo léo, linh hoạt, kết hợp hài hòa giữa mềm dẻo
kiên quyết, giữa chiến lược và sách lược, giữa cương và nhu, giữa chủ động và
sáng tạo trong những tình huống cụ thể. Để thực hiện “ứng vạn biến”, điều
quan trọng là phải đánh giá đúng tình hình quốc tế và sự tác động đối với nước
ta, cả mặt thuận và khó khăn.
1.3 Quan điểm và chủ trương của Đảng về đấu tranh ngoại giao trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Trong tình hình đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền, Đảng và
Chính phủ đề ra cho cách mạng mỗi miền những nhiệm vụ chiến lược phù hợp
với đặc điểm tình hình và yêu cầu của cách mạng từng miền, nhằm chấm dứt
tình trạng đất nước bị chia cắt.
Ở miền Bắc, sau khi kháng chiến chống Pháp kết thúc, cuộc cách mang
dân tộc dân chủ nhân dân căn bản hoàn thành, Đảng chủ trương chuyển sang
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trước khi bắt đầu những nhiệm vụ xây dựng chủ
nghĩa xã hội, miền Bắc phải trải qua giai đoạn đấu tranh đòi phía Pháp thi hành
nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ, tiếp quản vùng mới giải phóng, hoàn thành
cải cách ruộng đất, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế. Xây dựng
chủ nghĩa xã hội còn nhằm xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa cách mạng của
cả nước và là hậu phương cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của toàn
dân tộc.
Ở miền Nam, do vẫn còn dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay
sai, Đảng chủ trương tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Mở đầu
thời kỳ ta đấu tranh đòi Mỹ-Diệm thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ
1954 về Việt Nam. Trong quá trình diễn biến, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân phát triển thành cuộc chiến tranh nhân dân, chiến tranh giải phóng dân
tộc chống cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ, nhằm giải phóng
miền Nam, bảo vệ miền Bắc, phối hợp với cuộc chiến đấu của nhân dân hai
nước Lào và Campuchia...
Hai miền đồng thời thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu chung của cách
mạng cả nước là đánh Mỹ và bọn tay sai của chúng, giải phóng miền Nam, bảo
vệ miền Bắc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước,
thống nhất đất nước, tạo điều kiện để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần
bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và thế giới. Trong việc thực hiện những nhiệm
vụ, mục tiêu chung của cách mạng cả nước, cách mạng mỗi miền có vị trí và vai
trò khác nhau. Miền Bắc là hậu phương, có vai trò quyết định nhất đối với sự
phát triển của toàn bộ cách mạng cả nước và sự nghiệp thống nhất đất nước.
Miền Nam là tiền tuyến có vai trò quyết định trực tiếp trong việc đánh đổ ách
thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC GIAI ĐOẠN 1954-
1975.
2.1 Tình hình thế giới.
Ngoại giao có vài trò rất quan trọng trong giai đoạn 1954-1975, cũng chính
là thời kỳ diễn ra cuộc kháng chiến chống Mỹ. Với chủ trương “vừa đánh vừa
đàm”, ngoại giao kết hợp với quân sự, chúng ta đã từng bước giành thắng lợi
và đi đến thắng lợi hoàn toàn.
* Thuận lợi
Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam diễn ra vào thời kỳ
cao điểm của chiến tranh lạnh. Thế giới hình thành hai phe chống đối nhau gay
gắt bằng chiến tranh lạnh và chạy đua vũ trang. Mỹ xâm lược Việt Nam vì lợi
ích chiến lược toàn cầu. Liên Xô luôn theo đuổi mục tiêu cân bằng chiến lược
với Mỹ. Trung Quốc nhằm mục tiêu vươn lên thành cường quốc thứ ba. Liên
Xô, Trung Quốc vừa giúp Việt Nam vừa sử dụng vấn đề Việt Nam để chống hai
nước lớn kia. Chiến tranh Việt Nam, về mặt quốc tế, luôn nằm trên trục chuyển
động của ba cặp quan hệ Mỹ-Xô, Mỹ-Trung, Xô-Trung. Thất bại ở Việt Nam,
Mỹ hoà hoãn với Liên Xô, Trung Quốc cùng hai nước này dàn xếp vấn đề Việt
Nam, hình thành “tam giác chiến lược Mỹ-Xô-Trung”, tác động mạnh mẽ tới
diễn biến chiến tranh.
Sau Điện Biên Phủ, phong trào giải phóng dân tộc lên cao, đưa tới việc
hình thành lực lượng thứ ba. Năm 1961, chính thức ra đời phong trào Không
liên kết, năm 1963, tổ chức Thống nhất châu Phi và năm 1966 tổ chức Đoàn kết
ba châu ra đời.
Thời kỳ này phong trào đấu tranh cho hoà bình, dân chủ, tiến bộ xã hội
trên thế giới lên mạnh. Thông tin bùng nổ, lương tri loại người thức tỉnh. Các
tầng lớp nhân dân, tổ chức chính trị, xã hội, tôn giáo của các nước đều ủng hộ sự
nghiệp chính nghĩa của các dân tộc.
* Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi, bối cảnh quốc tế cũng có những phức tạp, khó
khăn cho Việt Nam:
Mỹ rất mạnh về tiềm lực, có liên minh quân sự khắp nơi NATO-SEATO,
AMZUS; Mỹ khống chế Liên Hợp Quốc, Mỹ kéo Liên Hợp Quốc vào Triều
Tiên, dùng Liên Hợp Quốc can thiệp vào Công gô. Tâm lý phục Mỹ, sợ Mỹ
còn khá phổ biến trên thế giới.
Phong trào cách mạng thế giới cũng trải qua những thăng trầm. Phong trào
xã hội chủ nghĩa khủng hoảng về đường lối, không thống nhất quan điểm, sách
lược đấu tranh. Phong trào Không liên kết thời đầu không nhất trí về mục tiêu
và phương hướng hành động.
Nổi cộm nhất là mâu thuẫn Xô-Trung, hai đồng minh chiến lược của Việt
Nam. Mâu thuẫn và đối chọi nhau ngay cả trên vấn đề Việt Nam và giúp Việt
Nam. Mâu thuẫn lợi ích đưa tới xung đột vũ trang trên biên giới hai nước.
Đặc điểm lớn nhất trong cuộc chiến tranh là tương quan giữa hai bên tham
chiến. Mỹ là nước giàu mạnh; Việt Nam là nước nghèo. Có nhà nghiên cứu nói
về thực lực, Mỹ mạnh hơn Việt Nam một ngàn lần. Cũng khó đo đếm, nhưng
nếu tính riêng về sự giàu có, về tiềm lực kinh tế, đúng là Mỹ hơn Việt Nam đến
ngàn lần. Việt Nam có chỗ mạnh áp đảo về chính trị, chiến đấu vì độc lập dân
tộc. Mỹ làm chiến tranh phi nghĩa, chỗ yếu của Mỹ là về chính trị.
Do đặc điểm của thời đại, Mỹ dùng ngoại giao để khắc phục chỗ yếu về
chính trị - Mỹ sử dụng thế ngoại giao, đặt ngoại giao thành một bộ phận của
chiến lược chiến tranh. Trong cuộc họp tại Nhà trắng ngày đầu chiến tranh,
Johnson nói: “Cuộc chiến tranh này giống như một trận đấu ăn giải. Tay phải ta
nắm lực quân sự, song tay trái cần có các đề nghị hòa bình. Mỗi khi đưa quân
lên phía trước, thì cũng đưa các nhà ngoại giao lên phía trước. Các vị tướng
cần đưa quân nhiều hơn nữa; song Bộ Ngoại giao cũng phải cung cấp cho tôi
thêm cái gì nữa...” Chính vì vậy mà thời kỳ Mỹ leo thang (1965-1966), Mỹ mở
nhiều “chiến dịch hòa bình” và không ngớt lời đòi Hà Nội “thương lượng
không điều kiện” với Mỹ. Rồi suốt cuộc chiến tranh, Mỹ đều dùng ngoại giao
và đàm phán trên thế mạnh để che chắn cho quân Mỹ ở chiến trường.
2.2 Bối cảnh khu vực.
Sự thất bại của Nhật vào tháng 8 năm 1945 kéo theo sự nổi lên của một
nền Hòa bình kiểu Mỹ ở Châu Á- Thái Bình Dương trong thời kì hậu Chiến
tranh thế giới lần thứ 2. Mặc dù Chiến tranh Lạnh ở Châu Á- Thái Bình Dương
được đặc trưng bởi cấu trúc tam cực, với Mỹ, Trung Quốc và Liên Xô đứng
đầu mỗi cực, cũng như sự dịch chuyển tương quan lực lượng trong trật tự hình
tam giác này, nhưng yếu tố trung tâm lại chính là địa vị ưu việt, hay như quan
điểm của một số người, là vị thế bá quyền của Mỹ. Không giống như Tây Âu,
nơi vai trò lãnh đạo an ninh của Mỹ được đặt trong cấu trúc đa phương xoay
quanh NATO, một hệ thống các liên minh song phương được coi như là xương
sống của quan hệ an ninh trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Cố gắng
duy nhất trong việc xây dựng liên minh đa phương thời kì Chiến tranh Lạnh đã
thất bại: Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) được thành lập năm 1954
và bao gồm Australia, Anh, Pháp, New Zealand, Pakistan (cho tới năm 1973),
Philippines, Thái Lan và Mỹ. Sự hợp tác không bao giờ thực sự đạt được vì
mức độ da dạng cao giữa các thành viên. SEATO cuối cùng tan rã vào năm
1977. Một hệ thống các hiệp ước an ninh song phương mà Mỹ khởi xướng với
các đồng minh chủ chốt của nó tại Châu Á- Thái Bình Dương là Nhật Bản,
Hàn Quốc, Đài Loan và Philippines sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2 đã tỏ ra
là một sự thay thế triển vọng hơn cho chủ nghĩa đa phương.
Trong các đồng minh, trục đồng minh Mỹ – Nhật nổi lên như là mối quan
hệ quan trọng nhất. Năm 1951, Mỹ và Nhật kí Hòa ước San Francisco và các
Hiệp ước An ninh Tương hỗ hết sức bất bình đẳng. Trong khi Hòa ước San
Francisco chính thức chấm dứt tình trạng chiếm đóng của Mỹ ở Nhật, Hiệp
ước An ninh Tương hỗ đưa Nhật lên vị thế vệ tinh quân sự của Mỹ. Năm 1960,
một hiệp ước quốc phòng song phương giữa hai nước nâng cao vị thế của Nhật
vì nó loại bỏ các quy định trước đây cho phép Mỹ can thiệp vào chính trị Nhật,
cung cấp một chiếc “ô hạt nhân” và buộc Mỹ phải có nghĩa vụ bảo vệ Nhật nếu
Nhật bị tấn công. Hiệp ước đó cũng đòi hỏi Washington phải thảo luận với
Tokyo về việc sử dụng các căn cứ quân sự đặt tại Nhật. Đồng thời, hiệp ước
quân sự càng gắn kết Nhật hơn nữa vào bàn cờ chiến lược an ninh và quốc
phòng Chiến tranh Lạnh toàn cầu của Mỹ với tư cách là một con cờ quan trọng
(xem phân tích sâu hơn tại Umbach 2000).
Kiến trúc an ninh Chiến tranh Lạnh của Châu Á- Thái Bình Dương đặc
biệt khác với Châu Âu, không chỉ về cấu trúc mà còn về cả tác động. Trong khi
cân bằng quyền lực Mỹ – Xô giữ cho Châu Âu được ổn định và an toàn thì sự
đối lập về chính trị và ý thức hệ giữa hai cường quốc đã dẫn tới những xung
đột an ninh trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Trên thực tế, hai “cuộc
chiến tranh nóng” thời Chiến tranh Lạnh lại xảy ra ở Đông Á, đó là ở Triều
Tiên (1950-53) và Việt Nam (1965-73).
Khoảng từ năm 1949 đến 1975, sự hiện diện của Mỹ ở khu vực Châu Á-
Thái Bình Dương chủ yếu nhằm phục vụ chiến lược chống cộng toàn cầu của
nó. Duy trì ưu thế quân sự so với Liên Xô và Trung Quốc là ưu tiên cao nhất.
Nỗ lực đầu tiên trong việc này là ủng hộ Quốc Dân Đảng trong cuộc nội chiến
Trung Quốc, cuộc chiến vốn đã kết thúc trong thất bại cay đắng với những lời
cáo buộc lẫn nhau. Mỹ còn nhúng tay vào các hành động quân sự tại Triều
Tiên vốn đi vào thế bế tắc năm 1953. Những thất bại này đã thuyết phục Đảng
Dân chủ lẫn Đảng Cộng hòa ở Mỹ về việc cần có một sức mạnh quân sự áp
đảo, và các chính quyền tiếp đó đã cho phép đầu tư lớn vào việc trang bị tàu
ngầm, tàu sân bay, các vũ khí nguyên tử và thông thường, song song với việc
duy trì đội quân hơn 100.000 người tại Châu Á, chủ yếu đóng ở Nhật Bản và
Hàn Quốc.
Một khía cạnh khác trong chiến lược ngăn chặn là việc ủng hộ hầu hết bất
cứ chế độ nào có dấu hiệu chống cộng sản. Chiến lược này được phát triển vào
đầu những năm 1950 bởi Ngoại trưởng John Foster Dulles cùng với những
người khác. Đầu tiên, các chính phủ chống cộng được đề nghị ngăn chặn sự
lan rộng của chủ nghĩa cộng sản bằng cách đàn áp các phong trào chính trị
cộng sản trên lãnh thổ của mình. Thứ hai, viện trợ của Mỹ sẽ biến họ trở thành
những nước giàu mạnh, dân chủ và có những “ảnh hưởng mang tính làm
gương” lên các nước láng giềng cũng như dân chúng của những nước cộng
sản. Những quốc gia chủ chốt được hưởng lợi từ sự giúp đỡ của Mỹ trong
chiến lược này là Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines, và một vài nước
Đông Nam Á. Kết quả khá đa dạng. Chính quyền Philippines thoái hóa thành
một chính quyền suy đồi chính trị và tham nhũng cực độ dưới sự lãnh đạo của
Tổng thống Ferdinand Marcos, người bất chấp tất cả vẫn nhận được sự ủng hộ
kiên định của Mỹ. Các nhà nước khác lạm dụng nhân quyền và hạn chế tự do
dân chủ cũng là những nước hưởng lợi từ viện trợ Mỹ. Mỹ lộ rõ là đã ủng hộ
những chế độ chuyên chế miễn là những chế độ này đồng ý chống Liên Xô.
Mặt khác, có thể nói Nhật và một vài nước khác đã chuyển hóa thành những
nước thành công, giàu có và dân chủ dưới sự giám hộ của Mỹ.
Thảm họa lớn nhất trong chính sách của Mỹ là cuộc chiến tranh Việt Nam.
Đến đầu những năm 1960, chính sách Châu Á của Mỹ hết sức cứng nhắc, giáo
điều và thiếu thông tin. Lờ đi sự đa dạng cao độ tại khu vực Châu Á- Thái Bình
Dương, quân đội Mỹ dường như tin vào “học thuyết domino”, cho rằng hoạt
động cộng sản thành công (ví dụ như ở Bắc Việt Nam) chắc chắn sẽ lan rộng
và lật đổ các chính phủ thân Mỹ trên khắp khu vực. Đó là cái cớ cho việc ném
bom ồ ạt xuống Hà Nội năm 1965, dẫn tới cuộc chiến 10 năm vốn tàn phá
phần lớn bán đảo Đông Dương, và cuối cùng kết thúc với một thất bại nhục
nhã.
Tuy nhiên, xuất hiện một nhân tố thứ ba trong câu chuyện này: nước Cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa. Quan hệ tay ba có xu hướng đi theo kiểu “hai chống
một” và cả ba cường quốc đều lợi dụng cấu trúc này cho những lợi ích riêng.
Mỹ vận động qua lại giữa Trung Quốc và Liên Xô bằng việc tăng cường hay
bỏ qua những liên minh song phương để ứng phó với những thay đổi trong
tương quan quyền lực. Tương tự, Trung Quốc lợi dụng xung đột giữa hai siêu
cường một cách khá khéo léo.
Nói ngắn gọn, Trung Quốc liên minh với Liên Xô suốt những năm 1950
nhằm tranh thủ sự hỗ trợ kinh tế và quân sự. Tuy nhiên, mối quan hệ lung lay
nghiêm trọng khi hai bên đều muốn làm lãnh đạo chính thức của phong trào
Cộng sản Quốc tế, và có thời gian chiến tranh dọc biên giới phía Bắc Trung
Quốc dường như là chắc chắn. Năm 1960, chia rẽ mở rộng và gay gắt hơn,
Liên Xô rút tất cả mọi việc trợ cho Trung Quốc. Mối bất hòa Trung – Xô dẫn
tới một thập niên Trung Quốc theo đuổi chính sách vừa chống Liên Xô vừa
chống Mỹ. Năm 1972, cả Bắc Kinh và Washington đều thay đổi quan điểm
chiến lược và cùng nhau thương lượng về một liên minh song phương nhằm
chống lại bá quyền của Liên Xô.
Theo sau sự kiện “ngoại giao bóng bàn” giữa hai kiến trúc sư của chính
sách xích lại gần nhau, Henry Kissinger và Chu Ân Lai, Mỹ và Trung Quốc đã
| 1/35

Preview text:

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ ----------- ----------- BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: LỊCH SỬ NGOẠI GIAO & CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM
Đề tài: Tác động của cục diện thế giới và khu vực đến mặt trận ngoại
giao & chính sách đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1954-1975
Sinh viên thực hiện: Vũ Thu Ngân Mã sinh viên: 2056100030
Lớp: Thông tin đối ngoại 40
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Quế
Hà Nội – tháng 12 năm 2022
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ ----------- ----------- BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: LỊCH SỬ NGOẠI GIAO & CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM
Đề tài: Tác động của cục diện thế giới và khu vực đến mặt trận ngoại giao
& chính sách đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1954-1975
Sinh viên thực hiện: Vũ Thu Ngân Mã sinh viên: 2056100030
Lớp: Thông tin đối ngoại 40
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Quế
Hà Nội – tháng 12 năm 2022 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................5
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................5
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..................................................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................5
5. Kết cấu tiểu luận:........................................................................................................5
NỘI DUNG.........................................................................................................................6
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ ĐỐI NGOẠI, NGOẠI GIAO VÀ LỊCH SỬ ĐẤU
TRANH NGOẠI GIAO CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM..............................................6
1.1 Một số khái niệm và khái lược lịch sử đấu tranh ngoại giao.........................6
1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại................................................................8
1.3 Quan điểm và chủ trương của Đảng về đấu tranh ngoại giao trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước.................................................................................15
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC GIAI ĐOẠN 1954-1975.16
2.1 Tình hình thế giới............................................................................................16
2.2 Bối cảnh khu vực.............................................................................................18
CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA CỤC DIỆN THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC ĐẾN
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954-1975..............................22
3.1 Đường lối đối ngoại Việt Nam giai đoạn 1954-1975..... ...............................22
3.2 Những thắng lợi trong đường lối đối ngoại và trên mặt trận ngoại giao
Việt Nam giai đoạn 1954-1975. Bài học kinh nghiệm................................................29
CHƯƠNG 4: ĐẢNG TA TIẾP TỤC KẾ THỪA, PHÁT TRIỂN VÀ VẬN DỤNG
NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀO CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐƯỜNG LỐI ĐỐI
NGOẠI THỜI KỲ ĐỔI MỚI ................................................................................................31
KẾT LUẬN......................................................................................................................34 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngoài ra, đề tài cũng sử dụng
tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: phân tích và tổng hợp, logic và lịch sử,
tổng hợp và khái quát hóa… 5. Kết cấu tiểu luận:
Chương 1: Lý luận về đối ngoại, ngoại giao và lịch sử đấu tranh ngoại
giao của cách mạng Việt Nam. .
Chương 2: Tình hình thế giới và khu vực giai đoạn 1954-1975.
Chương 3: Tác động cục diện thế giới và khu vực đến chính sách đối
ngoại Việt Nam giai đoạn 1954-1975.
Chương 4: Đảng ta tiếp tục kế thừa, phát triển và vận dụng những bài
học kinh nghiệm vào công tác xây dựng đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ ĐỐI NGOẠI, NGOẠI GIAO VÀ LỊCH SỬ
ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM.
1.1 Một số khái niệm và khái lược lịch sử đấu tranh ngoại giao. Một số khái niệm
Đối ngoại và ngoại giao là hai khái niệm riêng biệt tuy gắn bó chặt chẽ với
nhau, nhưng vẫn có sự khác biệt nhất định.
Đối ngoại là toàn bộ mục tiêu, nhiệm vụ, phương hướng, nguyên tắc,
phương châm, biện pháp mà quốc gia theo đuổi trong quan hệ với các quốc gia
khác hoặc chủ thể khác trong cộng đồng quốc tế nhằm phục vụ cho lợi ích của quốc gia.
Còn ngoại giao được hiểu là: Là hoạt động của nhà nước trong lĩnh vực
đối ngoại, ngoại giao là công cụ quan trọng nhất, công cụ hòa bình thực hiện
chính sách đối ngoại của quốc gia; Là tất cả các cơ quan chuyên trách về quan
hệ đối ngoại ở trung ương cũng như ở nước ngoài và những cán bộ làm công
tác ngoại giao nhà nước; Là nghề nghiệp của các nhà ngoại giao; Là khoa học
và nghệ thuật, trước hết là nghệ thuật đàm phán; Mang tính giai cấp sâu sắc.
Lịch sử đấu tranh ngoại giao.
Đấu tranh ngoại giao là một trong những nội dung quan trọng, xuyên suốt
chiều dài lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, góp phần giữ yên bờ cõi,
bảo vệ nền độc lập, khẳng định chủ quyền quốc gia.
Nghệ thuật đấu tranh ngoại giao Việt Nam trải qua hàng nghìn năm lịch sử
với các giai đoạn: Từ thời kỳ Bắc thuộc, đến khi các vua Hùng dựng nước, tiếp
đó là thời kỳ xuất hiện các nhà nước phong kiến tự chủ đến khi Đảng Cộng sản
Việt Nam thành lập dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch .
Hồ Chí Minh Với chiều dài
lịch sử hàng nghìn năm, trải qua sự trị vì, cai quản của các triều đại phong kiến
Việt Nam từ nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần đến nhà Hồ, Lê Sơ, Mạc, Tây
Sơn và nhà Nguyễn, nghệ thuật ngoại giao của nước ta được nghiên cứu, phát
triển, vận dụng khá hiệu quả, trở thành nội dung cốt lõi, xuyên suốt, đóng góp
quan trọng vào bảo vệ, khẳng định nền độc lập, tự chủ, giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc không bị đồng hóa bởi sự thống trị của các nền văn hóa ngoại bang.
Truyền thống ngoại giao Việt Nam có những đặc điểm rất đáng tự hào,
kiên định chủ trương “nội yên ngoại tĩnh”, thể hiện tinh thần hòa bình, hữu
nghị, nhân văn, thân thiện với láng giềng, ngoại giao tâm công, lấy lẽ phải,
công lý và chính nghĩa để thuyết phục lòng người. Cùng với đấu tranh trên mặt
trận quân sự, nhân dân ta còn linh hoạt vận dụng các chính sách ngoại giao
mềm dẻo, khôn khéo nhưng thông minh,cứng rắn; khẳng định tư duy, trí tuệ,
hào khí của một dân tộc không chịu khuất phục, không chịu làm chư hầu, lệ
thuộc, bảo đảm “trong ấm, ngoài êm”, giữ yên bờ cõi. Các chính sách ngoại
giao của nước ta được thực thi một cách thiên biến vạn hóa, đa dạng, phù hợp
với từng thời kỳ lịch sử, mang đậm nét đặc trưng, bản sắc văn hóa dân tộc, sắc
thái chính trị của mỗi chế độ, triều đại phong kiến Việt Nam, nhưng đều nhằm
giữ vững độc lập, tự chủ, ngăn chặn họa xâm lăng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ,
xây dựng nền thái bình lâu bền cho nhân dân.
Trong bản sắc của ngoại giao Việt Nam, tinh thần độc lập, tự cường và bảo
đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc là nguyên tắc bất biến. Đây được xem
là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử, xuất phát từ tinh thần yêu nước của
dân tộc - không trông đợi vào bên ngoài, mà phải dựa vào chính mình để bảo
vệ lợi ích chân chính của đất nước, dân tộc.
Kiên quyết, kiên trì, vừa đánh vừa đàm, biết thắng từng bước để đạt thắng
lợi cuối cùng, cũng là một trong những bản sắc truyền thống nổi bật của ngoại
giao Việt Nam. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, do đặc
điểm là quốc gia nhỏ, Việt Nam liên tục phải đấu tranh, đương đầu với các đế
chế hùng mạnh gấp nhiều lần, luôn lăm le xâm chiếm..., do đó, cần biết thắng
từng bước để đạt thắng lợi cuối cùng.
Ngoại giao Việt Nam luôn vì sự phát triển phồn vinh của dân tộc, điều này
được chứng minh qua việc: Các hoạt động ngoại giao không chỉ phục vụ mục
đích chính trị, quân sự, đấu tranh giữ vững độc lập, tự chủ của dân tộc, bảo vệ
chủ quyền, lãnh thổ đất nước, bảo toàn thể diện quốc gia, kiến tạo hòa bình cho
dân tộc, mà còn góp phần mở rộng các mối quan hệ giao lưu thương mại, tiếp
nhận những giá trị tinh hoa văn hóa của nhân loại.
1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại.
Là người khai sinh ra nền ngoại giao của nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa, ngày nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tư tưởng ngoại
giao Hồ Chí Minh hình thành và phát triển gắn liền với toàn bộ sự nghiệp hoạt
động cách mạng của Người.
Tư tưởng đối ngoại và đoàn kết quốc tế của Người đã thể hiện nổi bật
trong hệ thống các tác phẩm báo chí, các bức thư, các lời kêu gọi, các tác phẩm
chính luận của Người. Các quan điểm đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh phát
triển, hoàn thiện được thể hiện tập trung trong “Đường cách mệnh” (1927),
Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt (1930), Chương trình 10 điểm của mặt
trận Việt Minh (1944), Tuyên ngôn Độc lập (2.9.1945), thể hiện tập trung nhất
trong đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong văn kiện Đại hội, Nghị
quyết của Trung ương, nghị quyết của Bộ chính trị từ 1930 đến nay.
Thực tiễn hoạt động cách mạng cùng nền tảng tri thức và vốn văn hóa đã
kết tinh ở Hồ Chí Minh hệ thống tư tưởng toàn diện, sâu sắc. Trong đó, tư
tưởng của Người về đối ngoại chứa đựng nhiều nội dung không chỉ bền vững
qua thời gian, mà còn có những tư duy đi trước thời đại; thể hiện ở những điểm sau:
Một là, phải độc lập, tự chủ trong đối ngoại và hợp tác quốc tế
Độc lập, tự chủ là tư duy nổi bật, nhất quán trong toàn bộ hoạt động
chính trị của Hồ Chí Minh, nguyên lý chủ yếu của tư tưởng đó là “muốn người
ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã”. Giữ vững độc lập, tự chủ
vừa là đường lối, vừa là nguyên tắc bất biến để bảo vệ tốt nhất lợi ích quốc gia
- dân tộc. Đường lối và nguyên tắc đó cũng được kết tinh trong tư tưởng và
thực tiễn hoạt động đối ngoại của Hồ Chí Minh.
Theo Người, độc lập là không phụ thuộc, không bắt chước, theo đuôi,
giáo điều; tự chủ là chủ động suy nghĩ và làm chủ suy nghĩ của mình, tự chịu
trách nhiệm trước nhân dân, trước đất nước, biết làm chủ bản thân và công
việc. Trong quan hệ quốc tế, Người khẳng định: “Độc lập nghĩa là chúng tôi
điều khiển lấy mọi công việc của chúng tôi, không có sự can thiệp ở ngoài
vào”; và nhấn mạnh: “Độc lập mà không có quân đội riêng, ngoại giao riêng,
kinh tế riêng. Nhân dân Việt Nam quyết không thèm thứ thống nhất và độc lập giả hiệu ấy”.
Như vậy, dân tộc Việt Nam độc lập, tự chủ, thống nhất không chỉ là toàn
vẹn về lãnh thổ mà ngoại giao, đối ngoại của dân tộc cũng phải độc lập, không
bị bất kỳ thế lực, lực lượng nào chi phối. Trong quan hệ giữa các đảng thuộc
phong trào cộng sản, công nhân quốc tế, Người xác định: “Các đảng dù lớn dù
nhỏ đều độc lập và bình đẳng, đồng thời đoàn kết nhất trí giúp đỡ lẫn nhau”.
Người cũng đã thể hiện rất cụ thể và sâu sắc mối quan hệ biện chứng, sự
gắn kết giữa độc lập, tự chủ với mở rộng và tăng cường đoàn kết, hợp tác quốc
tế; giữa tự lực, tự cường với hợp tác và phát triển. Trong mối quan hệ biện
chứng đó, “độc lập, tự chủ” luôn giữ vai trò quyết định, là nền tảng vững chắc
để đoàn kết quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân thế giới.
Hai là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong công tác đối ngoại
Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh của khối đại
đoàn kết toàn dân. Đây là những nhân tố đặc biệt quan trọng trong ngoại giao
với các nước lớn, quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên,
không phải bao giờ yếu tố ngoại lực và nội lực cũng được nhận thức một cách
đầy đủ. Sự sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức cũng dẫn đến sự trì trệ trong quá trình phát triển.
Phát huy sức mạnh nội lực trước hết là phát huy sức mạnh của tập thể,
cộng đồng. Sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc là nguồn lực nội sinh
quan trọng, nó luôn được coi là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối, chiến lược
của Đảng trong chiến tranh cũng như trong đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất
nước. Sức mạnh thời đại là những yếu tố “ngoại lực”; có tác dụng hỗ trợ, bổ
sung cho “nội lực”, là điều kiện không thể thiếu trong chiến lược đối ngoại
của Việt Nam. Hồ Chí Minh cho rằng, cần phải đưa phong trào giải phóng
dân tộc Việt Nam đi theo quỹ đạo cách mạng vô sản, đưa dân tộc Việt
Nam hội nhập với trào lưu chung của thời đại.
Mục tiêu của Đảng Cộng sản Việt Nam là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con
người. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta không tách rời mà gắn liền với cuộc
đấu tranh của nhân dân các nước trên thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ xã hội. Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại đã
trở thành quy luật của cách mạng Việt Nam, góp phần làm cho Việt Nam trở
thành nước độc lập, thống nhất, xã hội chủ nghĩa. Ngày nay, sức mạnh thời đại
còn bao hàm cả hòa bình. Sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại khi kết hợp
sẽ tạo ra nguồn lực to lớn, góp phần đưa cách mạng vượt qua khó khăn, thách thức.
Trên cơ sở xác định vị trí, vai trò của từng nguồn sức mạnh, Người chỉ
rõ sự cần thiết phải chú trọng xây dựng và phát huy sức mạnh của công tác đối
ngoại nhân dân nhằm vận động được nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế
giới ủng hộ sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của
Đảng và nhân dân Việt Nam. Bởi như Người khẳng định: “Sức mạnh, sự vĩ đại
và sự bền bỉ của nhân dân Việt Nam cơ bản là ở sự đoàn kết của nhân dân Việt
Nam và sự ủng hộ của nhân dân thế giới...”.
Ba là, luôn yêu chuộng hòa bình, chống chiến tranh xâm lược
Tư tưởng yêu chuộng hòa bình, chống chiến tranh xâm lược được thể
hiện từ rất sớm và luôn nhất quán trong suốt quá trình hoạt động cách mạng
của Người. Ngay sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Hồ Chí Minh viết Thư
gửi những người Pháp ở Đông Dương (tháng 10-1945), thể hiện sự kính trọng
đối với nhân dân Pháp, nêu lên những điểm tương đồng giữa hai dân tộc Việt -
Pháp là khát vọng độc lập, tự do và kêu gọi: “Hỡi những người Pháp ở Đông
Dương! Các bạn không nghĩ rằng máu nhân loại đã chảy nhiều, rằng hòa bình -
một nền hòa bình chân chính xây trên công bình và lý tưởng dân chủ - phải
thay cho chiến tranh, rằng tự do, bình đẳng, bác ái phải thực hiện trên khắp các
nước không phân biệt chủng tộc và màu da ư?”.
Ngay cả khi phải tiến hành cuộc chiến tranh một mất một còn với đế
quốc thực dân để giành độc lập dân tộc, Người cũng luôn tìm kiếm những cơ
hội đối thoại, đàm phán để tránh một cuộc chiến bạo lực phi nghĩa.
Bốn là, luôn có tinh thần hòa hiếu, “thêm bạn, bớt thù”
Trong thực tiễn lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh luôn phân biệt rõ
giữa bạn và thù, tìm cách giảm bớt kẻ thù, tránh đối phó với nhiều kẻ thù cùng
một lúc, xác định kẻ thù chính để tập trung mũi nhọn đấu tranh. Người khẳng
định: “Muốn làm cách mạng thắng lợi thì phải phân biệt rõ ai là bạn ai là thù,
phải thực hiện thêm bầu bạn, bớt kẻ thù”. Để “thêm bạn, bớt thù”, Người chủ
trương phân biệt giữa nhân dân yêu chuộng hòa bình với lực lượng phản động,
hiếu chiến trong chính phủ của nước đối phương. Trả lời phỏng vấn của nhà
báo Ôxtrâylia W.Bớcsét tháng 8-1963 và tháng 4-1964, Hồ Chí Minh khẳng
định: “Trước đây, chúng tôi đã chú ý phân biệt thực dân Pháp với nhân dân
Pháp yêu chuộng hòa bình, thì ngày nay chúng tôi cũng chú ý phân biệt nhân
dân Mỹ vĩ đại có truyền thống tự do, với bọn can thiệp Mỹ và bọn quân phiệt ở
Hoa Thịnh Đốn đang nâng đỡ chúng”; “... chúng tôi phân biệt nhân dân Mỹ
với đế quốc Mỹ.”(11).
Như vậy, trong lực lượng của đối phương thì “thêm bạn” chính là “bớt
thù”, khi đó nhân dân Việt Nam chỉ phải chống chính phủ hiếu chiến của Pháp
và Mỹ chứ không phải chống toàn bộ nước Pháp và nước Mỹ. Tương quan lực
lượng vì thế đã xoay chuyển theo chiều hướng có lợi cho ta. Trong khi kẻ thù
bị cô lập trên thế giới và ngay trong nội bộ đất nước mình thì sự nghiệp đấu
tranh giải phóng dân tộc của Đảng và nhân dân Việt Nam lại được cả nhân
loại, kể cả nhân dân nước đi xâm lược - vượt lên tình cảm dân tộc - hết mình ủng hộ.
Năm là, xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên cơ sở
tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
Tiếp cận với bản Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và
vấn đề thuộc địa của Lênin, Hồ Chí Minh thấy được sự cần thiết phải liên hiệp
giữa các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc.
Với trách nhiệm của người cộng sản chân chính, Người đã nêu rõ nguyên nhân
đầu tiên gây ra sự suy yếu của các dân tộc phương Đông là “Sự biệt lập” - hậu
quả của chính sách “chia để trị” của bọn thực dân đế quốc. Người chỉ ra: “Sẽ rất
có ích cho người An Nam biết bao, nếu họ được biết những người anh em Ấn
Độ của họ tự tổ chức như thế nào để đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc Anh,
hoặc biết công nhân Nhật Bản đoàn kết nhau lại như thế nào để chống lại ách
bóc lột của chủ nghĩa tư bản...”.
Người kiến nghị với Ban phương Đông của Quốc tế Cộng sản những biện
pháp nhằm tăng cường sự hiểu biết giữa các dân tộc ở phương Đông. Vì theo
Người: “Làm cho các dân tộc thuộc địa, từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau,
hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một Liên minh phương Đông
tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản”.
Trên báo L’Humanite (ngày 2/8/1919), Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “... Xét
về nguyên tắc, tiến bộ chung phụ thuộc vào việc phát triển chủ nghĩa quốc tế
và văn minh chỉ có lợi khi các quan hệ quốc tế được mở rộng và tăng cường.”
Năm 1921, Người chủ trì và sáng lập tổ chức Hội liên hiệp thuộc địa và
xuất bản tờ báo Người cùng khổ (Le Paria). Trong lời kêu gọi thành lập Hội,
Người viết: Đồng bào thân mến, nếu câu phương ngôn “Đoàn kết làm ra sức
mạnh” không phải là một câu nói suông, nếu đồng bào muốn giúp đỡ lẫn nhau,
nếu đồng bào muốn bênh vực cho quyền lợi của bản thân mình, cũng như quyền
lợi của tất cả đồng bào ở các xứ thuộc địa, hãy gia nhập Hội liên hiệp thuộc địa”.
Hội này và báo Le Paria- tờ báo đầu tiên trên thế giới lấy đối tượng phục
vụ là các dân tộc thuộc địa - đã góp phần tích cực thức tỉnh các dân tộc thuộc địa
Pháp đứng lên làm cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thực hiện đoàn kết quốc
tế. Trong thời kỳ hoạt động tại Trung Quốc, Người đã cùng các đồng chí Trung
Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên, Inđônêxia, Miến Điện... thành lập Hội Liên hiệp các
dân tộc bị áp bức (1925) nhằm đoàn kết các dân tộc nhỏ yếu bị áp bức trong một
tổ chức cách mạng vì mục tiêu giải phóng đất nước khỏi ách thực dân.
Trong những năm 1938 - 1940, Hồ Chí Minh hoạt động và chiến đấu bên
cạnh nhân dân Trung Quốc do Đảng Trung Quốc lãnh đạo. Hoạt động này của
Người đã gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng Trung Quốc, tạo cơ sở vững
chắc cho quan hệ đoàn kết Việt -Trung.
Sau ngày Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, Bác Hồ đã dành thời
gian suy nghĩ đến việc mở rộng quan hệ quốc tế nhằm phát triển kinh tế-xã hội
đất nước. Việc đầu tiên mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nghĩ đến là cử cán bộ học tập
khoa học-kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài...
Song tư tưởng chiến lược kinh tế mở được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập
tập trung, đầy đủ và rõ ràng nhất trong bức thư “Lời kêu gọi Liên hợp quốc”
(tháng 12/1946), với những nội dung chính: “Đối với các nước dân chủ, nước
Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực:
Nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà
kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình; Nước Việt Nam
sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường sá giao thông cho việc buôn bán
và quá cảnh quốc tế; Nước Việt Nam chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác
kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc; Nước Việt Nam sẵn sàng ký
kết với các lực lượng hải quân, lục quân trong khuôn khổ của Liên hợp quốc
những hiệp định an ninh đặc biệt và những hiệp ước liên quan đến việc sử dụng
một vài căn cứ hải quân và không quân.” Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, các dân
tộc phải mở cửa giao lưu, quan hệ bình đẳng, cùng có lợi và phê phán tư tưởng
biệt lập giữa dân tộc này với dân tộc khác.
Từ 1954 trở đi, Người dành nhiều sự quan tâm và đóng góp tích cực trong
việc xây dựng khối đoàn kết giữa các thuộc địa ở châu Á là Việt Nam, Ấn Độ,
Inđônêxia, Miến Điện... đặc biệt là khối đoàn kết giữa ba nước Đông Dương là
Việt - Miến - Lào. Suốt quá trình cách mạng, với những quan điểm trên, đã thể
hiện tư duy nhìn xa trông rộng của Bác Hồ.
Thời gian này, mặc dù tình hình thế giới diễn biến phức tạp, Chủ tịch Hồ
Chí Minh vẫn cố gắng tìm cách mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế
giới để vừa tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước bạn cho sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời, cũng để xây dựng mặt trận nhân
dân thế giới ủng hộ Việt Nam đấu tranh thống nhất đất nước.Với tư duy của một
lãnh tụ thiên tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện chính sách đối ngoại đúng
đắn với các nước làm cơ sở cho việc hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay và sau này.
Sáu là, nhất quán phương châm “Dĩ bất biến ứng vạn biến” trong hoạt động đối ngoại.
“Dĩ bất biến ứng vạn biến” là câu nói được Hồ Chí Minh nêu lên lần đầu
tiên vào ngày 31-5-1946, khi Người trao nhiệm vụ thiêng liêng giữ gìn nền độc
lập của Tổ quốc vừa giành lại được cho cụ Huỳnh Thúc Kháng; Người căn
dặn: “Tôi vì nhiệm vụ quốc dân giao phó phải đi xa ít lâu, ở nhà trăm sự khó
khăn nhờ cậy ở Cụ cùng anh em giải quyết cho, mong Cụ “Dĩ bất biến ứng vạn biến”.
“Dĩ bất biến ứng vạn biến” là lấy cái không thể thay đổi (bất biến) để
ứng phó với muôn sự thay đổi (vạn biến). Theo đó, cái “bất biến” là lợi ích của
quốc gia, dân tộc, độc lập dân tộc, chủ quyền... là cốt lõi; cái “vạn biến” là
cách ứng phó tài tình, khéo léo, linh hoạt, kết hợp hài hòa giữa mềm dẻo và
kiên quyết, giữa chiến lược và sách lược, giữa cương và nhu, giữa chủ động và
sáng tạo trong những tình huống cụ thể. Để thực hiện “ứng vạn biến”, điều
quan trọng là phải đánh giá đúng tình hình quốc tế và sự tác động đối với nước
ta, cả mặt thuận và khó khăn.
1.3 Quan điểm và chủ trương của Đảng về đấu tranh ngoại giao trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Trong tình hình đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền, Đảng và
Chính phủ đề ra cho cách mạng mỗi miền những nhiệm vụ chiến lược phù hợp
với đặc điểm tình hình và yêu cầu của cách mạng từng miền, nhằm chấm dứt
tình trạng đất nước bị chia cắt.
Ở miền Bắc, sau khi kháng chiến chống Pháp kết thúc, cuộc cách mang
dân tộc dân chủ nhân dân căn bản hoàn thành, Đảng chủ trương chuyển sang
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trước khi bắt đầu những nhiệm vụ xây dựng chủ
nghĩa xã hội, miền Bắc phải trải qua giai đoạn đấu tranh đòi phía Pháp thi hành
nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ, tiếp quản vùng mới giải phóng, hoàn thành
cải cách ruộng đất, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế. Xây dựng
chủ nghĩa xã hội còn nhằm xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa cách mạng của
cả nước và là hậu phương cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của toàn dân tộc.
Ở miền Nam, do vẫn còn dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay
sai, Đảng chủ trương tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Mở đầu
thời kỳ ta đấu tranh đòi Mỹ-Diệm thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ
1954 về Việt Nam. Trong quá trình diễn biến, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân phát triển thành cuộc chiến tranh nhân dân, chiến tranh giải phóng dân
tộc chống cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ, nhằm giải phóng
miền Nam, bảo vệ miền Bắc, phối hợp với cuộc chiến đấu của nhân dân hai nước Lào và Campuchia...
Hai miền đồng thời thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu chung của cách
mạng cả nước là đánh Mỹ và bọn tay sai của chúng, giải phóng miền Nam, bảo
vệ miền Bắc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước,
thống nhất đất nước, tạo điều kiện để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần
bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và thế giới. Trong việc thực hiện những nhiệm
vụ, mục tiêu chung của cách mạng cả nước, cách mạng mỗi miền có vị trí và vai
trò khác nhau. Miền Bắc là hậu phương, có vai trò quyết định nhất đối với sự
phát triển của toàn bộ cách mạng cả nước và sự nghiệp thống nhất đất nước.
Miền Nam là tiền tuyến có vai trò quyết định trực tiếp trong việc đánh đổ ách
thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC GIAI ĐOẠN 1954- 1975. 2.1 Tình hình thế giới.
Ngoại giao có vài trò rất quan trọng trong giai đoạn 1954-1975, cũng chính
là thời kỳ diễn ra cuộc kháng chiến chống Mỹ. Với chủ trương “vừa đánh vừa
đàm”, ngoại giao kết hợp với quân sự, chúng ta đã từng bước giành thắng lợi
và đi đến thắng lợi hoàn toàn. * Thuận lợi
Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam diễn ra vào thời kỳ
cao điểm của chiến tranh lạnh. Thế giới hình thành hai phe chống đối nhau gay
gắt bằng chiến tranh lạnh và chạy đua vũ trang. Mỹ xâm lược Việt Nam vì lợi
ích chiến lược toàn cầu. Liên Xô luôn theo đuổi mục tiêu cân bằng chiến lược
với Mỹ. Trung Quốc nhằm mục tiêu vươn lên thành cường quốc thứ ba. Liên
Xô, Trung Quốc vừa giúp Việt Nam vừa sử dụng vấn đề Việt Nam để chống hai
nước lớn kia. Chiến tranh Việt Nam, về mặt quốc tế, luôn nằm trên trục chuyển
động của ba cặp quan hệ Mỹ-Xô, Mỹ-Trung, Xô-Trung. Thất bại ở Việt Nam,
Mỹ hoà hoãn với Liên Xô, Trung Quốc cùng hai nước này dàn xếp vấn đề Việt
Nam, hình thành “tam giác chiến lược Mỹ-Xô-Trung”, tác động mạnh mẽ tới diễn biến chiến tranh.
Sau Điện Biên Phủ, phong trào giải phóng dân tộc lên cao, đưa tới việc
hình thành lực lượng thứ ba. Năm 1961, chính thức ra đời phong trào Không
liên kết, năm 1963, tổ chức Thống nhất châu Phi và năm 1966 tổ chức Đoàn kết ba châu ra đời.
Thời kỳ này phong trào đấu tranh cho hoà bình, dân chủ, tiến bộ xã hội
trên thế giới lên mạnh. Thông tin bùng nổ, lương tri loại người thức tỉnh. Các
tầng lớp nhân dân, tổ chức chính trị, xã hội, tôn giáo của các nước đều ủng hộ sự
nghiệp chính nghĩa của các dân tộc. * Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi, bối cảnh quốc tế cũng có những phức tạp, khó khăn cho Việt Nam:
Mỹ rất mạnh về tiềm lực, có liên minh quân sự khắp nơi NATO-SEATO,
AMZUS; Mỹ khống chế Liên Hợp Quốc, Mỹ kéo Liên Hợp Quốc vào Triều
Tiên, dùng Liên Hợp Quốc can thiệp vào Công gô. Tâm lý phục Mỹ, sợ Mỹ
còn khá phổ biến trên thế giới.
Phong trào cách mạng thế giới cũng trải qua những thăng trầm. Phong trào
xã hội chủ nghĩa khủng hoảng về đường lối, không thống nhất quan điểm, sách
lược đấu tranh. Phong trào Không liên kết thời đầu không nhất trí về mục tiêu
và phương hướng hành động.
Nổi cộm nhất là mâu thuẫn Xô-Trung, hai đồng minh chiến lược của Việt
Nam. Mâu thuẫn và đối chọi nhau ngay cả trên vấn đề Việt Nam và giúp Việt
Nam. Mâu thuẫn lợi ích đưa tới xung đột vũ trang trên biên giới hai nước.
Đặc điểm lớn nhất trong cuộc chiến tranh là tương quan giữa hai bên tham
chiến. Mỹ là nước giàu mạnh; Việt Nam là nước nghèo. Có nhà nghiên cứu nói
về thực lực, Mỹ mạnh hơn Việt Nam một ngàn lần. Cũng khó đo đếm, nhưng
nếu tính riêng về sự giàu có, về tiềm lực kinh tế, đúng là Mỹ hơn Việt Nam đến
ngàn lần. Việt Nam có chỗ mạnh áp đảo về chính trị, chiến đấu vì độc lập dân
tộc. Mỹ làm chiến tranh phi nghĩa, chỗ yếu của Mỹ là về chính trị.
Do đặc điểm của thời đại, Mỹ dùng ngoại giao để khắc phục chỗ yếu về
chính trị - Mỹ sử dụng thế ngoại giao, đặt ngoại giao thành một bộ phận của
chiến lược chiến tranh. Trong cuộc họp tại Nhà trắng ngày đầu chiến tranh,
Johnson nói: “Cuộc chiến tranh này giống như một trận đấu ăn giải. Tay phải ta
nắm lực quân sự, song tay trái cần có các đề nghị hòa bình. Mỗi khi đưa quân
lên phía trước, thì cũng đưa các nhà ngoại giao lên phía trước. Các vị tướng
cần đưa quân nhiều hơn nữa; song Bộ Ngoại giao cũng phải cung cấp cho tôi
thêm cái gì nữa...” Chính vì vậy mà thời kỳ Mỹ leo thang (1965-1966), Mỹ mở
nhiều “chiến dịch hòa bình” và không ngớt lời đòi Hà Nội “thương lượng
không điều kiện” với Mỹ. Rồi suốt cuộc chiến tranh, Mỹ đều dùng ngoại giao
và đàm phán trên thế mạnh để che chắn cho quân Mỹ ở chiến trường. 2.2 Bối cảnh khu vực.
Sự thất bại của Nhật vào tháng 8 năm 1945 kéo theo sự nổi lên của một
nền Hòa bình kiểu Mỹ ở Châu Á- Thái Bình Dương trong thời kì hậu Chiến
tranh thế giới lần thứ 2. Mặc dù Chiến tranh Lạnh ở Châu Á- Thái Bình Dương
được đặc trưng bởi cấu trúc tam cực, với Mỹ, Trung Quốc và Liên Xô đứng
đầu mỗi cực, cũng như sự dịch chuyển tương quan lực lượng trong trật tự hình
tam giác này, nhưng yếu tố trung tâm lại chính là địa vị ưu việt, hay như quan
điểm của một số người, là vị thế bá quyền của Mỹ. Không giống như Tây Âu,
nơi vai trò lãnh đạo an ninh của Mỹ được đặt trong cấu trúc đa phương xoay
quanh NATO, một hệ thống các liên minh song phương được coi như là xương
sống của quan hệ an ninh trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Cố gắng
duy nhất trong việc xây dựng liên minh đa phương thời kì Chiến tranh Lạnh đã
thất bại: Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) được thành lập năm 1954
và bao gồm Australia, Anh, Pháp, New Zealand, Pakistan (cho tới năm 1973),
Philippines, Thái Lan và Mỹ. Sự hợp tác không bao giờ thực sự đạt được vì
mức độ da dạng cao giữa các thành viên. SEATO cuối cùng tan rã vào năm
1977. Một hệ thống các hiệp ước an ninh song phương mà Mỹ khởi xướng với
các đồng minh chủ chốt của nó tại Châu Á- Thái Bình Dương là Nhật Bản,
Hàn Quốc, Đài Loan và Philippines sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2 đã tỏ ra
là một sự thay thế triển vọng hơn cho chủ nghĩa đa phương.
Trong các đồng minh, trục đồng minh Mỹ – Nhật nổi lên như là mối quan
hệ quan trọng nhất. Năm 1951, Mỹ và Nhật kí Hòa ước San Francisco và các
Hiệp ước An ninh Tương hỗ hết sức bất bình đẳng. Trong khi Hòa ước San
Francisco chính thức chấm dứt tình trạng chiếm đóng của Mỹ ở Nhật, Hiệp
ước An ninh Tương hỗ đưa Nhật lên vị thế vệ tinh quân sự của Mỹ. Năm 1960,
một hiệp ước quốc phòng song phương giữa hai nước nâng cao vị thế của Nhật
vì nó loại bỏ các quy định trước đây cho phép Mỹ can thiệp vào chính trị Nhật,
cung cấp một chiếc “ô hạt nhân” và buộc Mỹ phải có nghĩa vụ bảo vệ Nhật nếu
Nhật bị tấn công. Hiệp ước đó cũng đòi hỏi Washington phải thảo luận với
Tokyo về việc sử dụng các căn cứ quân sự đặt tại Nhật. Đồng thời, hiệp ước
quân sự càng gắn kết Nhật hơn nữa vào bàn cờ chiến lược an ninh và quốc
phòng Chiến tranh Lạnh toàn cầu của Mỹ với tư cách là một con cờ quan trọng
(xem phân tích sâu hơn tại Umbach 2000).
Kiến trúc an ninh Chiến tranh Lạnh của Châu Á- Thái Bình Dương đặc
biệt khác với Châu Âu, không chỉ về cấu trúc mà còn về cả tác động. Trong khi
cân bằng quyền lực Mỹ – Xô giữ cho Châu Âu được ổn định và an toàn thì sự
đối lập về chính trị và ý thức hệ giữa hai cường quốc đã dẫn tới những xung
đột an ninh trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Trên thực tế, hai “cuộc
chiến tranh nóng” thời Chiến tranh Lạnh lại xảy ra ở Đông Á, đó là ở Triều
Tiên (1950-53) và Việt Nam (1965-73).
Khoảng từ năm 1949 đến 1975, sự hiện diện của Mỹ ở khu vực Châu Á-
Thái Bình Dương chủ yếu nhằm phục vụ chiến lược chống cộng toàn cầu của
nó. Duy trì ưu thế quân sự so với Liên Xô và Trung Quốc là ưu tiên cao nhất.
Nỗ lực đầu tiên trong việc này là ủng hộ Quốc Dân Đảng trong cuộc nội chiến
Trung Quốc, cuộc chiến vốn đã kết thúc trong thất bại cay đắng với những lời
cáo buộc lẫn nhau. Mỹ còn nhúng tay vào các hành động quân sự tại Triều
Tiên vốn đi vào thế bế tắc năm 1953. Những thất bại này đã thuyết phục Đảng
Dân chủ lẫn Đảng Cộng hòa ở Mỹ về việc cần có một sức mạnh quân sự áp
đảo, và các chính quyền tiếp đó đã cho phép đầu tư lớn vào việc trang bị tàu
ngầm, tàu sân bay, các vũ khí nguyên tử và thông thường, song song với việc
duy trì đội quân hơn 100.000 người tại Châu Á, chủ yếu đóng ở Nhật Bản và Hàn Quốc.
Một khía cạnh khác trong chiến lược ngăn chặn là việc ủng hộ hầu hết bất
cứ chế độ nào có dấu hiệu chống cộng sản. Chiến lược này được phát triển vào
đầu những năm 1950 bởi Ngoại trưởng John Foster Dulles cùng với những
người khác. Đầu tiên, các chính phủ chống cộng được đề nghị ngăn chặn sự
lan rộng của chủ nghĩa cộng sản bằng cách đàn áp các phong trào chính trị
cộng sản trên lãnh thổ của mình. Thứ hai, viện trợ của Mỹ sẽ biến họ trở thành
những nước giàu mạnh, dân chủ và có những “ảnh hưởng mang tính làm
gương” lên các nước láng giềng cũng như dân chúng của những nước cộng
sản. Những quốc gia chủ chốt được hưởng lợi từ sự giúp đỡ của Mỹ trong
chiến lược này là Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines, và một vài nước
Đông Nam Á. Kết quả khá đa dạng. Chính quyền Philippines thoái hóa thành
một chính quyền suy đồi chính trị và tham nhũng cực độ dưới sự lãnh đạo của
Tổng thống Ferdinand Marcos, người bất chấp tất cả vẫn nhận được sự ủng hộ
kiên định của Mỹ. Các nhà nước khác lạm dụng nhân quyền và hạn chế tự do
dân chủ cũng là những nước hưởng lợi từ viện trợ Mỹ. Mỹ lộ rõ là đã ủng hộ
những chế độ chuyên chế miễn là những chế độ này đồng ý chống Liên Xô.
Mặt khác, có thể nói Nhật và một vài nước khác đã chuyển hóa thành những
nước thành công, giàu có và dân chủ dưới sự giám hộ của Mỹ.
Thảm họa lớn nhất trong chính sách của Mỹ là cuộc chiến tranh Việt Nam.
Đến đầu những năm 1960, chính sách Châu Á của Mỹ hết sức cứng nhắc, giáo
điều và thiếu thông tin. Lờ đi sự đa dạng cao độ tại khu vực Châu Á- Thái Bình
Dương, quân đội Mỹ dường như tin vào “học thuyết domino”, cho rằng hoạt
động cộng sản thành công (ví dụ như ở Bắc Việt Nam) chắc chắn sẽ lan rộng
và lật đổ các chính phủ thân Mỹ trên khắp khu vực. Đó là cái cớ cho việc ném
bom ồ ạt xuống Hà Nội năm 1965, dẫn tới cuộc chiến 10 năm vốn tàn phá
phần lớn bán đảo Đông Dương, và cuối cùng kết thúc với một thất bại nhục nhã.
Tuy nhiên, xuất hiện một nhân tố thứ ba trong câu chuyện này: nước Cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa. Quan hệ tay ba có xu hướng đi theo kiểu “hai chống
một” và cả ba cường quốc đều lợi dụng cấu trúc này cho những lợi ích riêng.
Mỹ vận động qua lại giữa Trung Quốc và Liên Xô bằng việc tăng cường hay
bỏ qua những liên minh song phương để ứng phó với những thay đổi trong
tương quan quyền lực. Tương tự, Trung Quốc lợi dụng xung đột giữa hai siêu
cường một cách khá khéo léo.
Nói ngắn gọn, Trung Quốc liên minh với Liên Xô suốt những năm 1950
nhằm tranh thủ sự hỗ trợ kinh tế và quân sự. Tuy nhiên, mối quan hệ lung lay
nghiêm trọng khi hai bên đều muốn làm lãnh đạo chính thức của phong trào
Cộng sản Quốc tế, và có thời gian chiến tranh dọc biên giới phía Bắc Trung
Quốc dường như là chắc chắn. Năm 1960, chia rẽ mở rộng và gay gắt hơn,
Liên Xô rút tất cả mọi việc trợ cho Trung Quốc. Mối bất hòa Trung – Xô dẫn
tới một thập niên Trung Quốc theo đuổi chính sách vừa chống Liên Xô vừa
chống Mỹ. Năm 1972, cả Bắc Kinh và Washington đều thay đổi quan điểm
chiến lược và cùng nhau thương lượng về một liên minh song phương nhằm
chống lại bá quyền của Liên Xô.
Theo sau sự kiện “ngoại giao bóng bàn” giữa hai kiến trúc sư của chính
sách xích lại gần nhau, Henry Kissinger và Chu Ân Lai, Mỹ và Trung Quốc đã