Tắc ruột sau mổ và những điều lưu ý cho người bệnh

Tắc ruột sau mổ và những điều lưu ý cho người bệnh được biên soạn dưới dạng file PDF cho các bạn sinh viên tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị thật tốt cho các kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

Tắc ruột sau mổ biến chứng thường gặp sau khi phẫu thuật bụng, đường
tiêu hóa. Biến chứng này thể gây ra những nguy hiểm nếu không được phát
hiện, theo dõi xử trí kịp thời cho người bệnh. Người bị tắc ruột sau mổ thể
phải cắt nhiều đoạn ruột, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
1. Tắc ruột sau mổ xảy ra khi nào?
Biến chứng tắc ruột thể xảy ra muộn hoặc sớm sau mổ. Tình trạng tắc ruột xuất hiện
sau vài ngày phẫu thuật hoặc xảy ra ngay khi bệnh nhân còn nằm viện trong giai đoạn
theo dõi sau phẫu thuật. Cũng nhiều trường hợp tắc ruột thể xảy ra sau khi bệnh
nhân đã về nhà sinh hoạt bình thường. Thậm chí tắc ruột xảy ra sau một thời gian dài
nhiều năm sau mổ.
Đối với trường hợp người bệnh còn đang được theo dõi trong viện thì xử trí sẽ dễ dàng
hơn, đôi khi chỉ cần đặt ống hút làm xẹp ruột truyền dịch bệnh nhân thể ổn định,
hết tắc ruột không cần can thiệp nghiêm trọng bằng cách phẫu thuật.
Biến chứng tắc ruột thể xảy ra sớm hoặc muộn sau mổ
2. Nguyên nhân gây tắc ruột sau mổ
Các bác cho rằng nhiều nguyên nhân gây tắc ruột sau mổ bệnh nhân, trong đó
thể nhắc đến một số nguyên nhân điển hình như:
Do quá trình mổ, các tổ chức phúc mạc, thành bụng hoặc bản thân ruột bị
xoắn tổn thương trong quá trình liền sẹo sẽ khiến các tổ chức xo dính với
nhau hoặc tạo nên các dây chằng gây ra ruột bị mắc xoắn vào đó, khó chui
ra, gây tắc ruột.
Do các dị vật nhỏ rơi vào trong bụng như thức ăn, chỉ phẫu thuật... được tổ
chức bọc lại tạo ra các dính gây tắc ruột.
Do các quai ruột bị liệt năng nên không thể hoạt động gây tắc ruột.
Các trường hợp xoắn dính sẽ nằm nguyên vị trí như vậy đến khi hội sẽ
gây ra tắc ruột về sau.
Do các quai ruột thể chui qua các lỗ hổng bên trong bụng hoặc các lỗ thoát
vị thành bụng nằm tại đây gây tắc ruột.
3. Dấu hiệu tắc ruột sau mổ
Bệnh nhân biến chứng tắc ruột sau mổ thường các biểu hiện ràng như sau:
Buồn nôn nôn ngày càng tăng.
Bệnh nhân không trung tiện.
Đau bụng từng cơn, cơn đau ngày càng nhiều.
Bụng chướng lên ngày càng tăng.
Nhu động ruột dấu hiệu như rắn bò, tăng nhu động ruột ngày càng tăng.
Khi các dấu hiệu lâm sàng, người bệnh tiếp tục được chẩn đoán bằng các phương
pháp cận lâm sàng phát hiện các hiệu cụ thể chính xác hơn bằng cách:
Siêu âm thấy các quai ruột giãn rộng, dịch trong bụng, kết hợp với tình
trạng nhiễm trùng trong lòng tử cung hoặc vết mổ.
Chụp X - quang bụng không sửa soạn thấy một hoặc nhiều quai ruột giãn ra
với mực nước hơi thường ruột non.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ được xét nghiệm công thức máu kết quả
dấu hiệu nhiễm trùng, bạch cầu máu tăng, ure máu ion đồ cho kết quả
sự rối loạn nước điện giải.
Nhiều trường hợp người bệnh chủ quan với các dấu hiệu lâm sàng, các cơn đau bụng
sẽ ngày càng dữ dội, choáng, mồ hôi, nhợt người đi, hoặc đi ngoài ra máu. Nếu
không được xử trí kịp thời thể dẫn đến tình trạng xoắn ruột hoại tử, nguy hiểm đến
tính mạng.
Tắc ruột thể gây ra những cơn đau bụng dữ dội
4. Điều trị tắc ruột sau mổ
Để xử trí hiệu quả kịp thời tắc ruột sau mổ, bệnh nhân sẽ được bác giải quyết tùy
vào tình trạng, nguyên nhân tắc ruột của từng người. Đối với trường hợp tắc ruột ngay
sau khi mổ, vẫn trong quá trình nằm viện theo dõi sau mổ thì việc xử sẽ dễ dàng
kịp thời hơn.
Trường hợp tắc ruột lâu sau khi mổ sẽ phức tạp hơn trong điều trị, bởi nhiều do như
sự chủ quan của bệnh nhân dễ dẫn đến tình trạng tắc ruột nặng nghiêm trọng hoặc
do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số trường hợp tắc ruột sẽ phải phẫu thuật để ổn
định tình hình.
Như vậy, việc theo dõi sau mổ, sớm phát hiện các triệu chứng lâm sàng của tắc ruột nói
trên sẽ giúp việc xử trí điều trị trở nên dễ dàng an toàn hơn đối với người bệnh.
Bên cạnh đó, người bệnh cần biết cách phòng tránh tắc ruột sau mổ.
5. Làm để tránh tắc ruột sau mổ?
Tình trạng tắc ruột một phần liên quan đến chế độ sinh hoạt ăn uống của người
bệnh sau khi mổ. Để tránh tình trạng tắc ruột xảy ra, giai đoạn hậu phẫu, người bệnh
cần vận động sớm, phù hợp với thể lực để tránh ruột bị ì ạch dẫn đến dính nguy dính
vào nhau. Các bác khuyến nghị người bệnh nên ngồi dậy sớm, vận động quanh
giường ngay sau mổ từ ngày thứ 2 trở đi, tùy vào thể lực sau mổ. Điều này giúp ruột
điều kiện lưu thông trở lại sớm nhu động. Khi ruột được hoạt động bình thường
sớm thì sẽ trượt lên nhau tránh được tình trạng dính ruột.
Bên cạnh đó, chế độ ăn cũng đóng vai trò quan trọng tránh tắc ruột. Trẻ em, người già
yếu nên tránh các thực phẩm như măng, mướp, rau rút...; các loại hoa quả nhiều
tanin như ổi, hồng bởi các thực phẩm này gây kết dính với nhau dễ dàng tạo nên các
khối thức ăn, gây tắc trong lồng ruột.
| 1/4

Preview text:

Tắc ruột sau mổ là biến chứng thường gặp sau khi phẫu thuật ở ổ bụng, đường
tiêu hóa. Biến chứng này có thể gây ra những nguy hiểm nếu không được phát
hiện, theo dõi và xử trí kịp thời cho người bệnh. Người bị tắc ruột sau mổ có thể
phải cắt nhiều đoạn ruột, thậm chí là có nguy hiểm đến tính mạng.

1. Tắc ruột sau mổ xảy ra khi nào?
Biến chứng tắc ruột có thể xảy ra muộn hoặc sớm sau mổ. Tình trạng tắc ruột xuất hiện
sau vài ngày phẫu thuật hoặc xảy ra ngay khi bệnh nhân còn nằm viện trong giai đoạn
theo dõi sau phẫu thuật. Cũng có nhiều trường hợp tắc ruột có thể xảy ra sau khi bệnh
nhân đã về nhà sinh hoạt bình thường. Thậm chí tắc ruột xảy ra sau một thời gian dài nhiều năm sau mổ.
Đối với trường hợp người bệnh còn đang được theo dõi trong viện thì xử trí sẽ dễ dàng
hơn, đôi khi chỉ cần đặt ống hút làm xẹp ruột và truyền dịch là bệnh nhân có thể ổn định,
hết tắc ruột và không cần can thiệp nghiêm trọng bằng cách phẫu thuật.
Biến chứng tắc ruột có thể xảy ra sớm hoặc muộn sau mổ
2. Nguyên nhân gây tắc ruột sau mổ
Các bác sĩ cho rằng có nhiều nguyên nhân gây tắc ruột sau mổ ở bệnh nhân, trong đó
có thể nhắc đến một số nguyên nhân điển hình như:
● Do quá trình mổ, các tổ chức ở phúc mạc, thành bụng hoặc bản thân ruột bị
xoắn tổn thương và trong quá trình liền sẹo sẽ khiến các tổ chức xo dính với
nhau hoặc tạo nên các dây chằng gây ra ruột bị mắc và xoắn vào đó, khó chui ra, gây tắc ruột.
● Do các dị vật nhỏ rơi vào trong ổ bụng như thức ăn, chỉ phẫu thuật... được tổ
chức bọc lại tạo ra các xơ dính gây tắc ruột.
● Do các quai ruột bị liệt cơ năng nên không thể hoạt động gây tắc ruột.
● Các trường hợp xoắn dính sẽ nằm nguyên vị trí như vậy đến khi có cơ hội sẽ gây ra tắc ruột về sau.
● Do các quai ruột có thể chui qua các lỗ hổng bên trong bụng hoặc các lỗ thoát
vị ở thành bụng nằm tại đây gây tắc ruột.
3. Dấu hiệu tắc ruột sau mổ
Bệnh nhân có biến chứng tắc ruột sau mổ thường có các biểu hiện rõ ràng như sau:
● Buồn nôn và nôn ngày càng tăng.
● Bệnh nhân không trung tiện.
● Đau bụng từng cơn, cơn đau ngày càng nhiều.
● Bụng chướng lên ngày càng tăng.
● Nhu động ruột có dấu hiệu như rắn bò, tăng nhu động ruột ngày càng tăng.
Khi có các dấu hiệu lâm sàng, người bệnh tiếp tục được chẩn đoán bằng các phương
pháp cận lâm sàng và phát hiện các hiệu cụ thể chính xác hơn bằng cách:
● Siêu âm thấy các quai ruột giãn rộng, có dịch trong ổ bụng, kết hợp với tình
trạng nhiễm trùng trong lòng tử cung hoặc vết mổ.
● Chụp X - quang bụng không sửa soạn thấy một hoặc nhiều quai ruột giãn ra
với mực nước hơi thường là ruột non.
● Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ được xét nghiệm công thức máu có kết quả
dấu hiệu nhiễm trùng, bạch cầu máu tăng, ure máu và ion đồ cho kết quả có
sự rối loạn nước điện giải.
Nhiều trường hợp người bệnh chủ quan với các dấu hiệu lâm sàng, các cơn đau bụng
sẽ ngày càng dữ dội, có choáng, vã mồ hôi, nhợt người đi, hoặc đi ngoài ra máu. Nếu
không được xử trí kịp thời có thể dẫn đến tình trạng xoắn ruột hoại tử, nguy hiểm đến tính mạng.
Tắc ruột có thể gây ra những cơn đau bụng dữ dội
4. Điều trị tắc ruột sau mổ
Để xử trí hiệu quả và kịp thời tắc ruột sau mổ, bệnh nhân sẽ được bác sĩ giải quyết tùy
vào tình trạng, nguyên nhân tắc ruột của từng người. Đối với trường hợp tắc ruột ngay
sau khi mổ, vẫn trong quá trình nằm viện theo dõi sau mổ thì việc xử lý sẽ dễ dàng và kịp thời hơn.
Trường hợp tắc ruột lâu sau khi mổ sẽ phức tạp hơn trong điều trị, bởi nhiều lý do như
sự chủ quan của bệnh nhân dễ dẫn đến tình trạng tắc ruột nặng và nghiêm trọng hoặc
do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số trường hợp tắc ruột sẽ phải phẫu thuật để ổn định tình hình.
Như vậy, việc theo dõi sau mổ, sớm phát hiện các triệu chứng lâm sàng của tắc ruột nói
trên sẽ giúp việc xử trí và điều trị trở nên dễ dàng và an toàn hơn đối với người bệnh.
Bên cạnh đó, người bệnh cần biết cách phòng tránh tắc ruột sau mổ.
5. Làm gì để tránh tắc ruột sau mổ?
Tình trạng tắc ruột có một phần liên quan đến chế độ sinh hoạt và ăn uống của người
bệnh sau khi mổ. Để tránh tình trạng tắc ruột xảy ra, giai đoạn hậu phẫu, người bệnh
cần vận động sớm, phù hợp với thể lực để tránh ruột bị ì ạch dẫn đến dính nguy cơ dính
vào nhau. Các bác sĩ khuyến nghị người bệnh nên ngồi dậy sớm, vận động quanh
giường ngay sau mổ từ ngày thứ 2 trở đi, tùy vào thể lực sau mổ. Điều này giúp ruột có
điều kiện lưu thông trở lại và sớm có nhu động. Khi ruột được hoạt động bình thường
sớm thì sẽ trượt lên nhau và tránh được tình trạng dính ruột.
Bên cạnh đó, chế độ ăn cũng đóng vai trò quan trọng tránh tắc ruột. Trẻ em, người già
yếu nên tránh các thực phẩm xơ như măng, mướp, rau rút...; các loại hoa quả có nhiều
tanin như ổi, hồng bởi các thực phẩm này gây kết dính với nhau dễ dàng tạo nên các
khối bã thức ăn, gây tắc trong lồng ruột.