Tài liệu Chương 2 - Dẫn luận ngôn ngữ | Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng

Tài liệu Chương 2 - Dẫn luận ngôn ngữ | Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

CHƯƠNG 2 : LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ
2.3 Các loại hình ngôn ngữ
2.3.1 Loại hình ngôn ngữ hoà kết
Một số điển hình tiêu biểu: tiếng anh, tiếng nga, pháp, hy lạp, ả rập,….
Đặc điểm:
1. Biến đổi âm vị ở trong hình vị mang ý nghĩa ngữ pháp được gọi là “biến tố
bên trong”
Vd: Tiếng Anh: foot “bàn chân”- feet “những bàn chân”
Child “ đứa trẻ” – children “ nhứng đứa trẻ”
Ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp được dung hợp ở trong từ nhưng không thể
tách bạch phần nào biểu thị ý nghĩa từ vựng, phần nào biểu thị ý nghĩa ngữ pháp.
Chính xuất phát từ những đặc điểm này mà người ta gọi là các ngôn ngữ “
hòa kết”.
2. Ngôn ngữ hòa kết cũng có các phụ tố. nhưng mỗi phụ tố có thể đồng thời
mang nhiều ý nghĩa và ngược lại, cùng một ý nghĩa có thể diễn đạt bằng các phụ tố
khác nhau.
Vd: tiếng Nga: phụ tố -a trong từ pyka, chỉ một mình nó đồng thời biểu diễn các ý
nghĩa: cách một, số ít, giống cái của danh từ.
Còn ý nghĩa giống cái có thể được biểu diễn bằng – a trong pyka ( cách , số ít)
bằng -y trong pyky (cách 4 số ít).
3. Có sự liên kết chặt chẽ của các hình vị ở trong từ. Mối liên hệ chặt chẽ này
thể hiện ở chỗ ngay cả chính tố cũng không thể đứng 1 mình.
Vd: tiếng Nga: pyk luôn phải có phụ tố đi kèm: pyka, pyke, pykam,….
Phân loại các ngôn ngữ hòa kết:
Ngôn ngữ hoa kết tổng hợp là ngôn ngữ có đầy đủ các đặc điểm loại hình vừa nêu
trên
Ngôn ngữ hòa kết phân tích là ngôn ngữ trong đó hiện tượng biến hình của từ đã có
phần giảm bớt đi và thay vào đó người ta dùng hư từ dùng trật tự từ dùng ngữ điệu
để diễn đạt quan hệ ngữ pháp
Những mối quan hệ giữa các từ biểu hiện bằng các dạng thức của từ chính vì vậy
mà trong các ngôn ngữ tổng hợp có cách khác nhau để diễn đạt mối quan hệ giữa
các từ trong câu
2.3.2 Loại hình ngôn ngữ chắp dính
Một số ngôn ngữ tiêu biểu: tiếng Thổ Nhĩ Kì, tiếng Triều Tiên, Tiếng Mông Cổ,
tiếng Bantu ở châu Phi
Đặc điểm:
1. Hình vị: sử dụng rộng rãi các phụ tố để cấu tạo từ mới và diễn đạt những
mối quan hệ ngữ pháp khác nhau. Hình vị trong các ngôn ngữ chắp dính có tính
độc lập cao và mối liên hệ giữa các hình vị không chặt chẽ. Chính tố có thể không
hoạt động độc lập.
Vd: tiếng Thổ Nhĩ Kì : Adam “ người đàn ông”- Adamlar “ những người đàn ông”
Chính mối quan hệ không chặt chẽ của các hình vị mà người ta gọi những
ngôn ngữ này là ngôn ngữ chắp dính.
2. Mỗi phụ tố chỉ biểu thị một ý nghĩa ngữ pháp, ngược lại, mỗi ý nghĩa ngữ
pháp chỉ được biểu thị bằng một phụ tố ( quân hệ 1-1).
Vd: tiếng Tacta: kul “ bàn tay số ít’’- kul-lar “ những bàn tay” (-lar chỉ số nhiều)
Do đó, từ có thể có độ dài rất lớn.
2.3.3. NGÔN NGỮ HỖN NHẬP(Creole language):
Định nghĩa: Ngôn ngữ hỗn nhập là một hệ thống ngôn ngữ mới được tạo ra từ việc
kết hợp các yếu tố từ hai hoặc nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Quá trình hình thành: Ngôn ngữ hỗn nhập thường xuất phát từ các tình huống giao
tiếp giữa các cộng đồng ngôn ngữ khác nhau, ví dụ như trong các cộng đồng giao
thương, chính trị, hoặc người di cư. Trong quá trình này, các thành phần của các
ngôn ngữ khác nhau được kết hợp lại với nhau để tạo ra một hệ thống ngôn ngữ
mới, thường có ngữ pháp và từ vựng riêng.
Ví dụ: Papiamentu, một ngôn ngữ phát sinh từ sự giao tiếp giữa người Tây Ban
Nha, Bồ Đào Nha và các ngôn ngữ châu Phi ở Curaçao và các đảo lân cận.
2.3.4. NGÔN NGỮ ĐƠN LẬP (Isolate language):
Định nghĩa: Ngôn ngữ đơn lập là một ngôn ngữ mà không có mối quan hệ di
truyền với bất kỳ ngôn ngữ nào khác.
Tính độc lập: Các ngôn ngữ đơn lập thường phát triển và tồn tại hoàn toàn độc lập,
không chịu ảnh hưởng lớn từ các ngôn ngữ khác trong việc hình thành cấu trúc hay
từ vựng.
Ví dụ: Basque, một ngôn ngữ không có mối quan hệ di truyền với bất kỳ ngôn ngữ
nào khác trên thế giới, được nói chủ yếu ở khu vực Basque của Tây Âu.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu hỏi 1 : Một ý nghĩa ngữ pháp có thể được biểu thị bằng nhiều phụ tố là đặc
trưng của?
A. Ngôn ngữ hòa kết
B. Ngôn ngữ tổng hợp.
C. Ngôn ngữ chắp dính
D. Ngôn ngữ đơn lập
Câu hỏi 2 : Quan hệ ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp được biểu hiện bằng hư từ, trật tự
từ, ngữ điệu là đặc điểm của loại hình ngôn ngữ gì?
A. Ngôn ngữ hòa kết
B. Ngôn ngữ đơn lập
C. Ngôn ngữ chắp dính
D. Ngôn ngữ biến hình như
| 1/3

Preview text:

CHƯƠNG 2 : LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ
2.3 Các loại hình ngôn ngữ
2.3.1 Loại hình ngôn ngữ hoà kết
Một số điển hình tiêu biểu: tiếng anh, tiếng nga, pháp, hy lạp, ả rập,…. Đặc điểm: 1.
Biến đổi âm vị ở trong hình vị mang ý nghĩa ngữ pháp được gọi là “biến tố bên trong”
Vd: Tiếng Anh: foot “bàn chân”- feet “những bàn chân”
Child “ đứa trẻ” – children “ nhứng đứa trẻ”
Ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp được dung hợp ở trong từ nhưng không thể
tách bạch phần nào biểu thị ý nghĩa từ vựng, phần nào biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. 
Chính xuất phát từ những đặc điểm này mà người ta gọi là các ngôn ngữ “ hòa kết”. 2.
Ngôn ngữ hòa kết cũng có các phụ tố. nhưng mỗi phụ tố có thể đồng thời
mang nhiều ý nghĩa và ngược lại, cùng một ý nghĩa có thể diễn đạt bằng các phụ tố khác nhau.
Vd: tiếng Nga: phụ tố -a trong từ pyka, chỉ một mình nó đồng thời biểu diễn các ý
nghĩa: cách một, số ít, giống cái của danh từ.
Còn ý nghĩa giống cái có thể được biểu diễn bằng – a trong pyka ( cách , số ít)
bằng -y trong pyky (cách 4 số ít). 3.
Có sự liên kết chặt chẽ của các hình vị ở trong từ. Mối liên hệ chặt chẽ này
thể hiện ở chỗ ngay cả chính tố cũng không thể đứng 1 mình.
Vd: tiếng Nga: pyk luôn phải có phụ tố đi kèm: pyka, pyke, pykam,….
Phân loại các ngôn ngữ hòa kết:
Ngôn ngữ hoa kết tổng hợp là ngôn ngữ có đầy đủ các đặc điểm loại hình vừa nêu trên
Ngôn ngữ hòa kết phân tích là ngôn ngữ trong đó hiện tượng biến hình của từ đã có
phần giảm bớt đi và thay vào đó người ta dùng hư từ dùng trật tự từ dùng ngữ điệu
để diễn đạt quan hệ ngữ pháp
Những mối quan hệ giữa các từ biểu hiện bằng các dạng thức của từ chính vì vậy
mà trong các ngôn ngữ tổng hợp có cách khác nhau để diễn đạt mối quan hệ giữa các từ trong câu
2.3.2 Loại hình ngôn ngữ chắp dính
Một số ngôn ngữ tiêu biểu: tiếng Thổ Nhĩ Kì, tiếng Triều Tiên, Tiếng Mông Cổ,
tiếng Bantu ở châu Phi
Đặc điểm: 1.
Hình vị: sử dụng rộng rãi các phụ tố để cấu tạo từ mới và diễn đạt những
mối quan hệ ngữ pháp khác nhau. Hình vị trong các ngôn ngữ chắp dính có tính
độc lập cao và mối liên hệ giữa các hình vị không chặt chẽ. Chính tố có thể không hoạt động độc lập.
Vd: tiếng Thổ Nhĩ Kì : Adam “ người đàn ông”- Adamlar “ những người đàn ông” 
Chính mối quan hệ không chặt chẽ của các hình vị mà người ta gọi những
ngôn ngữ này là ngôn ngữ chắp dính. 2.
Mỗi phụ tố chỉ biểu thị một ý nghĩa ngữ pháp, ngược lại, mỗi ý nghĩa ngữ
pháp chỉ được biểu thị bằng một phụ tố ( quân hệ 1-1).
Vd: tiếng Tacta: kul “ bàn tay số ít’’- kul-lar “ những bàn tay” (-lar chỉ số nhiều) 
Do đó, từ có thể có độ dài rất lớn.
2.3.3. NGÔN NGỮ HỖN NHẬP(Creole language):
Định nghĩa: Ngôn ngữ hỗn nhập là một hệ thống ngôn ngữ mới được tạo ra từ việc
kết hợp các yếu tố từ hai hoặc nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Quá trình hình thành: Ngôn ngữ hỗn nhập thường xuất phát từ các tình huống giao
tiếp giữa các cộng đồng ngôn ngữ khác nhau, ví dụ như trong các cộng đồng giao
thương, chính trị, hoặc người di cư. Trong quá trình này, các thành phần của các
ngôn ngữ khác nhau được kết hợp lại với nhau để tạo ra một hệ thống ngôn ngữ
mới, thường có ngữ pháp và từ vựng riêng.
Ví dụ: Papiamentu, một ngôn ngữ phát sinh từ sự giao tiếp giữa người Tây Ban
Nha, Bồ Đào Nha và các ngôn ngữ châu Phi ở Curaçao và các đảo lân cận.
2.3.4. NGÔN NGỮ ĐƠN LẬP (Isolate language):
Định nghĩa: Ngôn ngữ đơn lập là một ngôn ngữ mà không có mối quan hệ di
truyền với bất kỳ ngôn ngữ nào khác.
Tính độc lập: Các ngôn ngữ đơn lập thường phát triển và tồn tại hoàn toàn độc lập,
không chịu ảnh hưởng lớn từ các ngôn ngữ khác trong việc hình thành cấu trúc hay từ vựng.
Ví dụ: Basque, một ngôn ngữ không có mối quan hệ di truyền với bất kỳ ngôn ngữ
nào khác trên thế giới, được nói chủ yếu ở khu vực Basque của Tây Âu. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu hỏi 1 : Một ý nghĩa ngữ pháp có thể được biểu thị bằng nhiều phụ tố là đặc trưng của? A. Ngôn ngữ hòa kết B. Ngôn ngữ tổng hợp. C. Ngôn ngữ chắp dính D. Ngôn ngữ đơn lập
Câu hỏi 2 : Quan hệ ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp được biểu hiện bằng hư từ, trật tự
từ, ngữ điệu là đặc điểm của loại hình ngôn ngữ gì? A. Ngôn ngữ hòa kết B. Ngôn ngữ đơn lập C. Ngôn ngữ chắp dính
D. Ngôn ngữ biến hình như