Tài liệu cuối kì - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Xét về nguồn gốc nhận thức, vào thời cổ đại, khi các loại hình tri thức còn ởtrong tình trạng tản mạn, dung hợp và sơ khai, các khoa học độc lập chưa hìnhthành, thì triết học đóng vai trò là dạng nhận thức lý luận tổng hợp, giải quyết tấtcả các vấn đề chung về tự nhiên, xã hội và tư duy. Nhưng triết học không thể hìnhthành từ mảnh đất trống, mà phải dựa vào các tri thức khác để khái quát và địnhhướng ứng dụng . Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CÂU HỎI TRIẾT HỌC CHƯƠNG I
1. Nguồn gốc triết học - Slide phần I.1.a
2. Tại sao triết học lại ra đời vào khoảng từ thế kỉ VIII – VI TCN
- Xét về nguồn gốc nhận thức, vào thời cổ đại, khi các loại hình tri thức còn ở
trong tình trạng tản mạn, dung hợp và sơ khai, các khoa học độc lập chưa hình
thành, thì triết học đóng vai trò là dạng nhận thức lý luận tổng hợp, giải quyết tất
cả các vấn đề chung về tự nhiên, xã hội và tư duy. Nhưng triết học không thể hình
thành từ mảnh đất trống, mà phải dựa vào các tri thức khác để khái quát và định
hướng ứng dụng . Các loại hình tri thức cụ thể ở thế kỉ VII TCN thực tế đã khá
phong phú, đa dạng vì thế mà trong giai đoạn đó những tri thức ấy cũng là nền tảng
để triết học được hình thành
- Còn xét về nguồn gốc xã hội, triết học ra đời khi nền sản xuất xã hội đã có sự
phân công lao động và chế độ chiếm hữu nô lệ đã hình thành. Vào khoảng thế kỉ
VII – V trước CN, tầng lớp quý tộc, tăng lữ, điền chủ, nhà buôn, binh lính,.. đã chú
ý đến việc học hành. Tầng lớp trí thức ít nhiều đã được xã hội trọng vọng. Tầng lớp
này có điều kiện và nhu cầu nghiên cứu, có năng lực hệ thống hóa các quan niệm,
quan điểm thành học thuyết, lý luận. Từ đó những người xuất sắc trong tầng lớp
này đã hệ thống hóa thành công tri thức thời đại dưới dạng các quan điểm, các học
thuyết lý luận,.. có tính hệ thống, giải thích sự vận động, quy luật hay các quan hệ
nhân quả của một đối tượng nhất định gọi là triết học mà họ được gọi là triết gia.
3. Khái niệm triết học Mác – Lênin
- Triết học là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên, xã hội và tư duy,
là thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng giúp giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và các lực lượng xã hội tiến bộ nhận thức đúng đắn và cải
tạo hiệu quả thế giới.
4. Quan điểm Triết học Mác – Lênin về triết học
- Triết học là hệ thống tri thức lý luận phổ quát nhất của con người về TG; về vị thế
và khả năng của con người trong thế giới ấy.
5. Đặc trưng của tri thức triết học
- Tri thức triết học có tính hệ thống (triết học xem xét thế giới như một chỉnh thể
trong mối quan hệ giữa các yếu tố và tìm cách đưa ra một hệ thống các quan niệm
về chỉnh thể đó), lý luận (những lập luận logic chặt chẽ, không thể phản bác được),
khái quát (trừu tượng hóa sâu sắc về thế giới, về bản chất cuộc sống con người)
6. So sánh tri thức triết học với tri thức khoa học
Khoa học có thể được định nghĩa là nghiên cứu kiến thức về thế giới vật chất và tự
nhiên dựa trên quan sát và thí nghiệm trong khi Triết học có thể được định nghĩa là
nghiên cứu về bản chất cơ bản của tri thức, thực tế và tồn tại.
Khoa học, với tư cách là một ngành nghiên cứu về hiện tượng tự nhiên, đã tồn tại
chưa quá ba thế kỷ, trong khi triết học để giải thích mọi thứ kể từ các nền văn minh cổ đại.
Mọi thứ đều được triết học giải thích bằng ngôn từ và logic hàng ngày mà bất cứ ai
có trí thông minh trung bình cũng có thể hiểu được. Mặt khác, giải thích khoa học
đòi hỏi sự trợ giúp từ các khái niệm và phương trình đòi hỏi sự giải thích và nghiên
cứu thích hợp, và không thể hiểu được bởi một người không thuộc dòng khoa học.
Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội, hệ thống các quan điểm
chung nhất của con người về thế giới và sự nhận thức thế giới ấy. Vấn đề cơ bản
của triết học (hay đối tượng nghiên cứu) là vấn đề về mối quan hệ giữa tồn tại và
tư duy, giữa vật chất và ý thức nên mang tính trừu tượng cao. Các môn khoa học cụ
thể thì có đối tượng nghiên cứu rất rõ ràng về vật chất cụ thể nào đó tồn tại khách
quan không phụ thuộc vào ý thức.
Khoa học tìm hiểu để hiểu dựa trên các hiện tượng tự nhiên.
- Triết học là mơ hồ hơn khoa học.
- Triết học sử dụng các lý luận hợp lý và biện chứng trong khi khoa học sử dụng
các kiểm nghiệm giả thuyết (theo kinh nghiệm).
- Triết học cải tiến, từ bỏ, hay phản đối các vị trí triết học trong khi khoa học cải
tiến, bỏ rơi hoặc phản đối các lý thuyết khoa học.
- Khoa học căn cứ vào các giải thích của nó từ các thí nghiệm và quan sát trong khi
triết học căn cứ vào lời giải thích của nó trên một đối số của các nguyên tắc. VD:
- Triết học Mác - Lênin dựa trên các quan điểm duy vật nghiên cứu về tự nhiên và
về xã hội và mối quan hệ giữa chúng.
- Hóa học: nghiên cứu các thành phần cấu tạo, các phản ứng hóa học....của các chất trong tự nhiên
7. Thế giới quan là gì ? Kết cấu ? Vai trò với con người, với em
- Phần I.1.d: Khái niệm, kết cấu của tgq
- Vai trò của thế giới quan: những vấn đề được triết học đặt ra và tìm lời giải đáp
trước hết là những vấn đề thuộc thế giới quan. Thế giới quan đúng đắn là tiền đề
quan trọng để xác lập phương thức tư duy hợp lý và nhân sinh quan tích cực
- Thế giới quan đóng vai trò định hướng đối với toàn bộ cuộc sống của con người,
từ thực tiễn cho đến hoạt động nhận thức thế giới cũng như tự nhận thức bản thân,
xác định lý tưởng, hệ giá lối sống cũng như nếp sống của mình.
- Sống trong thế giới loài người, con người cần phải nhận thức thế giới và nhận
thức bản thân mình. Trong mối liên kết chung giữa thế giới và con người đã giúp
chúng ta tạo nên những định hướng về lý tưởng sống thông qua các mục tiêu và
định hướng phương pháp hoạt động cụ thể.
- Bên cạnh đó thế giới quan là nhân tố định hướng cho quá trình con người tiếp tục
nhận thức thế giới. Có thể ví thế giới quan như một “thấu kính”, qua đó con người
nhìn nhận thế giới xung quanh cũng như tự xem xét chính bản thân mình để xác
định cho mình mục đích, ý nghĩa cuộc sống và lựa chọn cách thức hoạt động đạt
được mục đích, ý nghĩa đó. Như vậy thế giới quan đúng đắn là tiền đề để xác lập
nhân sinh quan tích cực và trình độ phát triển của thế giới quan là tiêu chí quan
trọng về sự trưởng thành của mỗi cá nhân cũng như của mỗi cộng đồng xã hội nhất định.
Ví dụ về thế giới quan (tham khảo)
+ Đối với thế giới quan huyền thoại thì dân tộc Việt Nam có truyền thuyết Lạc
Long Quân- Âu Cơ để giải thích về nguồn gốc của dân tộc với 100 anh em, 50 theo
cha lên núi và 50 theo mẹ xuống biển hay truyền thuyết Sơn Tinh- Thủy Tinh giải
thích hiện tượng mưa lũ của nước ta….
+ Thế giới quan tôn giáo giải thích dựa trên cơ sở thừa nhận sự sáng tạo của một
loại năng lực thần bí, siêu nhiên. Theo Kinh thánh, Thiên Chúa là đấng đã sáng tạo
ra vũ trụ, muôn loài trong 6 ngày và ngày thứ 7 Ngài nghỉ ngơi. Ông Adam và bà
Eva không nghe lời Thiên Chúa đã ăn trái của “cây biết điều thiện điều ác” (trái
cấm) nên bị Thiên Chúa đuổi khỏi Vườn địa đàng. Hai người này truyền tội lỗi (gọi
là tội tổ tông, nguyên tội) cho con cháu là loài người. Bởi loài người mang tội,
Thiên Chúa đã giáng sinh làm người và chịu khổ hình để loài người được hòa giải với Thiên Chúa.
+ Thế giới quan triết học được xây dựng dựa trên hệ thống lý luận, phạm trù, quy
luật. Trái Đất là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn
nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời xét về bán kính, khối lượng và mật
độ của vật chất. Trái Đất còn được biết tên với các tên gọi “hành tinh xanh”, là nhà
của hàng triệu loài sinh vật, trong đó có con người và cho đến nay nó là nơi duy
nhất trong vũ trụ được biết đến là có sự sống.
Vai trò của TGQ đối với sinh viên:
Thứ nhất, giáo dục triết học Mác – Lênin trong trường đại học nhằm góp phần hình
thành thế giới quan khoa học trong nhân cách sinh viên Việt Nam
Giáo dục triết học Mác – Lênin trước hết là giáo dục những nguyên lý; phạm trù cơ
bản của chủ nghĩa Mác – Lênin nhằm xây dựng lập trường thế giới quan cho sinh
viên. Đó chính là thế giới quan duy vật biện chứng – nền tảng để sinh viên nhận
thức và tiếp thu những nguyên lý; quy luật khác.
Thứ hai, giáo dục triết học Mác – Lênin còn góp phần xây dựng nhân sinh quan
cộng sản chủ nghĩa cho sinh viên; xây dựng trong họ những quan niệm đúng đắn
về cuộc đời; về ý nghĩa và mục đích của cuộc sống. Cụ thể là; triết học Mác –
Lênin giúp sinh viên hiểu được mục đích cao nhất của con người là xây dựng một
xã hội công bằng; dân chủ; văn minh; trong đó; mọi người đều có một cuộc sống
đầy đủ về vật chất và tinh thần. Đó là một xã hội mà “sự phát triển tự do của mỗi
người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”.
Thứ ba, giáo dục triết học Mác – Lênin góp phần xây dựng lý tưởng cộng sản cho
các thế hệ sinh viên Việt Nam. Lý tưởng giữ vai trò quan trọng trong quá trình hình
thành nhân cách sinh viên; vì lý tưởng là mục đích cao nhất; đẹp nhất; tạo ra nghị
lực giúp con người vượt qua mọi thách thức đạt đến mục tiêu đề ra.
8. Vấn đề cơ bản của triết học là gì? Phân tích? Tại sao vd đó lại cơ bản?
- Vấn đề cơ bản: vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức; giữa tư duy và tồn tại
- vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt, việc giải quyết hai mặt vấn đề cơ bản của
triết học là xuất phát điểm của các trường phái lớn: chủ nghĩa duy vật – chủ nghĩa
duy tâm; khả tri luận (thuyết có thể biết) – bất trả tri luận (thuyết ko thể biết).
Ngoài ra còn có chủ nghĩa nhị nguyên và hoài nghi luận
+ Mặt thứ nhất (bản thể luận): Giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái
nào có sau, cái nào quyết định cái nào
· VC1 – YT2; vật chất quyết định: chủ nghĩa duy vật
· YT1 – VC2; ý thức quyết định: chủ nghĩa duy tâm
· VC – YT; song song tồn tại: nhị nguyên
+ Mặt thứ hai (nhận thức luận): Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không
· Khả tri: Thừa nhận khả năng nhận thức thế giới của con người (Chiếm
đại đa số các nhà triết học theo chủ nghĩa duy tâm cũng như duy vật
· Bất khả tri: Phủ nhận … · Hoài nghi: Nghi ngờ….
- Nguyên nhân nó là vd cơ bản: nó là vấn đề cơ bản vì việc giải quyết nó sẽ quyết
định cơ sở để giải quyết những vấn đề khác của triết học, điều đó đã được chứng
minh trong lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp của triết học.
Trên thực tế, các hiện tượng mà chúng ta vẫn thường gặp trong cuộc sống chỉ gói
gọn trong hai loại: hiện tượng vật chất (tồn tại bên ngoài ý thức chúng ta) hoặc
hiện tượng tinh thần (tồn tại bên trong chúng ta).
Nó còn là tiêu chuẩn để xác định lập trường, thế giới quan của triết gia và học thuyết của họ
Các học thuyết triết học rất đa dạng, song cũng đều phải trả lời các câu hỏi vật chất
và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau cái nào quyết định cái nào? vật chất và ý
thức có quan hệ với nhau như thế nào? và lấy đó là điểm xuất phát lý luận. Câu trả
lời cho các câu hỏi này có ảnh hưởng trực tiếp tới những vấn đề khác của triết học.
Do đó vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại hay giữa ý thức và vật chất được coi là
vấn đề cơ bản của triết học.
9. Nên lựa chọn trường phái triết học nào
- Trên thực tế, ta nên lựa chọn theo trường phái triết học duy vật. Vì khi quan sát
chủ nghĩa duy vật qua 3 hình thức cơ bản và dừng lại ở hình thức cuối cùng là chủ
nghĩa duy vật biện chứng – đỉnh cao của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử triết học,
ta nhận thấy nó không chỉ đứng trên lập trường duy vật trong việc lý giải các tồn
tại trong giới tự nhiên (như chủ nghĩa duy vật siêu hình trước đây) mà còn đứng
trên lập trường duy vật trong việc giải thích các hiện tượng, quá trình diễn ra trong
đời sống xã hội loài người - đó chính là những quan điểm duy vật về lịch sử hay
chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Do nó không chỉ đứng trên lập trường duy vật trong quá trình định hướng nhận
thức và cải tạo thế giới mà còn sử dụng phương pháp biện chứng trong quá trình
ấy. Từ đó tạo nên sự đúng đắn, khoa học trong việc lý giải thế giới và cải tạo thế giới.
- Nội dung của chủ nghĩa duy vật biện chứng được xây dựng trên cơ sở kế thừa
những tinh hoa của lịch sử triết học và trên cơ sở tổng kết những thành tựu lớn của
khoa học, của thực tiễn trong thời đại mới; nó trở thành thế giới quan và phương
pháp luận khoa học của giai cấp cách mạng và của các lực lượng tiến bộ trong thời đại ngày nay.
=> Từ đó ta nhìn nhận so với sai lầm cố ý của chủ nghĩa duy tâm bắt nguồn từ cách
xem xét phiến diện, tuyệt đối hóa, thần thánh hóa một mặt, một đặc tính nào đó của
quá trình nhận thức mang tính biện chứng của con người thì chủ nghĩa duy vật lại
thực tế hơn. Theo cách nói và nhìn nhận chủ quan, chủ nghĩa duy vật có tính thực
tiễn cao hơn chủ nghĩa duy tâm
10. 2 hình thức biện chứng ? 3 hình thức phép biện chứng (thời điểm ra đời,
mặt tích cực, hạn chế, vai trò)
- Biện chứng bao gồm biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan. Biện chứng
khách quan là biện chứng của thế giới vật chất, còn biện chứng chủ quan là sự
phản ánh biện chứng khách quan vào trong đời sống ý thức của con người.
- 3 hình thức phép biện chứng: (Phần I.3, t bổ sung thêm thui nha) ·
Phép biện chứng tự phát ·
Phép biện chứng duy tâm
- Thể hiện trong triết học cổ điển Đức, người khởi đầu là Kant và người hoàn thiện là Hegel
- Bởi vì phép biện chứng trong triết học của Ph. Hêghen là phép biện chứng được
xây dựng trên lập trường duy tâm vậy nên hệ thống lý luận về phép biện chứng
trong triết học của Ph. Hêghen vẫn chưa phản ánh đúng đắn bức tranh hiện thực
của các mối liên hệ phổ biến và sự phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy của con người. ·
Phép biện chứng duy vật
- phép biện chứng duy vật trong giai đoạn hiện nay đã trở thành một trong số
những nội dung có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thế giới quan và đối với
phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin, đồng thời phép biện chứng
duy vật cũng là thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của hoạt động sáng
tạo trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
11. so sánh 2 pp biện chứng và siêu hình ? Chọn cái nào ?vd
- Giống: đều là kết quả của quá trình con người nhận thức thế giới khách quan
- Khác: I.3 cái bảng đối lập giữa biện chứng và siêu hình
– Để có cách nhìn nhận chính xác về thế giới vật chất cần sử dụng thế giới quan
duy vật và phương pháp luận biện chứng VÍ DỤ Một viên phấn
- Theo phương pháp luận biện chứng: thì dưới tác dung lực cơ học thi sau khi viết viên
phấn sẽ bị mài mòn đi không còn hình dạng như trước nữa. Dưới tác dụng hoá học sẽ
bị ăn mòn dần ... nên theo thời gian viên phấn sẽ không còn như trước nữa.
- Theo pp luận siêu hình: thì dù bao lâu đi nữa thi viên phấn đó vẫn luôn tồn tai như thế không thay đổi.
Từ đó tự chế thêm vd nhen: Bánh xe chạy sẽ mòn, tuổi tác, nước, tài nguyên thiên nhiên,…
12. Điều kiện tiền đề ra đời. Giải thích, cm gì trong học thuyết, vai trò
Khái niệm, đối tượng, chức năng (2c) của triết MLN
- Điều kiện kinh tế xã hội: Từ đấu tranh kinh tế sang đấu tranh chính trị, điển hình
như cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt ở Liong (Pháp – 1831), khởi nghĩa của thợ
dệt ở Xiledi (Đức – 1844), phong trào Hiến chương ở Anh (từ năm 1836 đến năm
1847).Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đòi hỏi phải có một lý luận khoa học,
cách mạng dẫn đường, trong khi đó có rất nhiều các trào lưu tư tưởng phản khoa
học tìm cách len lỏi vào phong trào công nhân.Điều này đã thúc đẩy cho sự ra đời
của triết học Mác. Có thể nói, sự xuất hiện của giai cấp công nhân trên vũ đài lịch
sử cùng với cuộc đấu tranh mạnh mẽ của họ là điều kiện chính trị – xã hội quan
trọng nhất thúc đẩy sự ra đời của Chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng.
- Tiền đề (II.1.a) Chủ nghĩa Mác ra đời không chỉ xuất phát từ nhu cầu khách quan
của lịch sử mà còn là kết quả của sự kế thừa tinh hoa di sản lý luận của nhân loại,
trong đó trực tiếp nhất là triết học cổ điển Đức, kinh tế – chính trị cổ điển Anh và
chủ nghĩa xã hội không tưởng ở các nước Pháp và Anh.
Trong những thập kỷ đầu thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên phát triển mạnh với nhiều
phát minh quan trọng, cung cấp cơ sở tri thức khoa học để tư duy biện chứng trở thành khoa học Chương 2
1. Ưu và nhược của quan điểm vật chất trước Mác.
- Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm:
Ưu điểm: thừa nhận sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng của TG
Nhược điểm: phủ nhận đặc tính tồn tại khách quan của vật chất. TG quan
duy tâm rất gần với TG quan tôn giáo và tất yếu dẫn đến thần học
- Quan niệm của chủ nghĩa duy vật
Ưu điểm: thừa nhận sự tồn tại khách quan của TG vật chất, lấy bản thân giới
tự nhiên để giải thích tự nhiên. Các nhà duy vật trước Mác đã xác lập
phương pháp luận tích cực cho sự phát triển nhận thức một cách khoa học về
thế giới, đặc biệt là trong việc giải thích về cấu tạo vật chất khách quan của
các hiện tượng tự nhiên, làm tiền đề cho việc giải quyết đúng đắn nhiều vấn
đề trong việc ứng xử tích cực giữa con người và giới tự nhiên, vì sự sinh tồn
và phát triển của con người.
Nhược điểm: một mặt, quan niệm về vật chất của các nhà duy vật trước Mác
chưa bao quát được mọi tồn tại vật chất trong thế giới, mặt khác quan niệm
này chủ yếu mới chỉ được tiếp cận từ giác độ cấu tạo bản thể vật chất của
các sự vật, hiện tượng trong thế giới, giác độ nhận thức luận chưa được
nghiên cứu đầy đủ; tức là chưa giải quyết được triệt để phạm trù vật chất từ
góc độ giải quyết hai mặt vấn đề cơ bản của triết học.
2. Đóng góp của các quan điểm vật chất trước Mác (vị trí, vai trò) trong
việc Triết học Mác-Lênin đưa ra quan điểm vật chất?
Chủ nghĩa duy vật là một trong hai trường phái cơ bản của triết học. Xuất hiện
ngay từ thời cổ đại khi triết học mới bắt đầu hình thành. Từ đó đến nay lịch sử phát
triển của nó luôn gắn liền với lịch sử phát triển của khoa học và thực tiễn. Nó đã
trải qua nhiều hình thức khác nhau nhưng đều thống nhất với nhau ở chỗ coi vật
chất là cái có trước và cái quyết định ý thức, đều xuất phát từ bản thân thế giới để
giải thích thế giới. Các nhà triết học duy vật trước Mác trong cuộc đấu tranh chống
chủ nghĩa duy tâm đã hết sức quan tâm giải quyết vấn đề cốt lõi là vật chất. Họ đưa
ra những kiến giải khác nhau về vật chất và qua đó đã có những đóng góp hết sức
quan trọng đối với lịch sử phát triển của triết học duy vật. Tuy nhiên tất cả họ đều
mắc phải hạn chế lớn nhất là đã đồng nhất vật chất với vật thể hoặc một thuộc tính
nào đó của vật thể, họ không thấy được sự tồn tại của vật chất gắn liền với vận
động và họ không chỉ ra được biểu hiện của vật chất trong đời sống xã hội và chỉ
đến khi triết học Mác xít xuất hiện thì phạm trù vật chất mới được giải quyết một
cách khoa học. Với quan niệm về vật chất như đã nói ở trên, các nhà duy vật trước
Mác đã xác lập phương pháp luận tích cực cho sự phát triển nhận thức một cách
khoa học về thế giới, đặc biệt là trong việc giải thích về cấu tạo vật chất khách
quan của các hiện tượng tự nhiên, làm tiền đề cho việc giải quyết đúng đắn nhiều
vấn đề trong việc ứng xử tích cực giữa con người và giới tự nhiên, vì sự sinh tồn và phát triển của con người.
3. Phân tích quan điểm vật chất trong LS của từng thời kỳ, giới thiệu bối
cảnh của cuộc khủng hoảng cuối TK XIX- đầu TK XX
Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm: thừa nhận sự tồn tại của các sự vật, hiện
tượng của TG nhưng lại phủ nhận đặc tính tồn tại khách quan của vật chất.
TG quan duy tâm rất gần với TG quan tôn giáo và tất yếu dẫn đến thần học
Quan niệm của chủ nghĩa duy vật thời kỳ cổ đại: quy vật chất về một hay
một vài dạng cụ thể và xem chúng là khởi nguyên của thế giới, tức là quy
vật chất về những dạng vật thể hữu hình, cảm tính đang tồn tại ở thế giới bên
ngoài, chẳng hạn: nước (Thales), lửa (Heraclitus), không khí (Anaximenes);
đất, nước, lửa, gió (Tứ đại- Ấn Độ); kim, mộc, thủy, hỏa, thổ (Ngũ hành-
Trung quốc). Bước tiến quan trọng nhất của sự phát triển phạm trù vật chất
là cho rằng vật chất là nguyên tử với những đặc điểm: là hạt nhỏ nhất; đặc,
không thẩm thấu; không khác nhau về chất; tồn tại vĩnh viễn; đa dạng về
hình dáng và trật tự sắp xếp
Quan niệm của chủ nghĩa duy vật thời kỳ cận đại (TK XV - XVIII): thuyết
nguyên tử vẫn được tiếp tục nghiên cứu, khẳng định trên lập trường duy vật;
chứng minh sự tồn tại thực sự của nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của vật chất
vĩ mô thông qua thực nghiệm của vật lý học; đồng nhất vật chất với khối
lượng; giải thích sự vận động của thế giới vật chất trên nền tảng cơ học; xem
vật chất, vận động, không gian, thời gian như những thực thể khác nhau,
không có mối liên hệ nội tại với nhau..
Bối cảnh của cuộc khủng hoảng cuối thế kỉ XIX - đầu TK XX:
Cuối thế kỉ XIX - đầu TK XX: trong vật lý học đã có nhiều phát minh
quan trọng: năm 1895, Rơnghen phát hiện ra tia X; năm 1896, Béc-
cơ-ren phát hiện ra hiện tượng phóng xạ của nguyên tố Urani; năm
1897, Tôm-xơn phát hiện ra điện tử,...
Các nhà khoa học, triết học duy vật tự phát hoài nghi quan niệm về
vật chất của Chủ nghĩa duy vật trước
Chủ nghĩa duy tâm trong một số khoa học tấn công và phủ nhận quan
niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật
Một số nhà khoa học tự nhiên trượt từ chủ nghĩa duy vật máy móc,
siêu hình sang chủ nghĩa tương đối, rồi rơi vào chủ nghĩa duy tâm
4. Cho ví dụ về vật chất?
vd: những thiết bị là dạng vật chất
5. 5 ý nghĩa của pp luận-> giải quyết quan điểm cm ntn? Định nghĩa vật chất của Lênin
Giải quyết một cách đúng đắn và triệt để cả hai mặt vấn đề cơ bản của triết học
Triệt để khắc phục hạn chế của CNDV cũ, bác bỏ CNDT, bất khả tri
Khắc phục được khủng hoảng, đem lại niềm tin trong khoa học tự nhiên
Tạo tiền đề xây dựng quan điểm duy vật về xã hội và lịch sử loài người
Là cơ sở để xây dựng nền tảng vững chắc cho sự liên minh ngày càng chặt
chẽ giữa triết học duy vật biện chứng
=> tạo nên nền tảng lý luận khoa học cho việc phân tích một cách duy vật biện
chứng các vấn đề của chủ nghĩa duy vật lịch sử, trước hết là các vấn đề về sự vận
động và phát triển của phương thức sản xuất vật chất, về mối quan hệ giữa tồn tại
xã hội và ý thức xã hội, về mối quan hệ giữa quy luật khách quan của lịch sử và
hoạt động có ý thức của con người…
- Định nghĩa của lê nin: I.1.c
6. Ý thức: nguồn gốc, bản chất, ý nghĩa của PP luận
Nguồn gốc: Bộ óc và sự hoạt động cùng các mối quan hệ thế giới khách
quan và con người được nhận định là các yếu tố tự nhiên là sự bắt nguồn và
cũng là nguồn gốc tự nhiên của ý thức. ví dụ cụ thể:
Con người khi lao động cụ thể là lao động chế tạo ra các công cụ lao động,
công cụ dùng trong sinh hoạt, từ đó con người có ý thức về việc thay đổi
thói quen ăn uống hay mục đích của hoạt động biến đổi phát triển xã hội. Bản chất: I.2.b Ý nghĩa của pp luận:
Do ý thức chỉ là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan nên trong
nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan.
Cần phải chống bệnh chủ quan duy ý chí.
Do ý thức là sự phản ánh tự giác, sáng tạo hiện thực, nên cần chống tư
tưởng thụ động và chủ nghĩa giáo điều xa rời thực tiễn
Phát huy tính năng động, sáng tạo ý thức trong thực tiễn.
Đối với bản thân: tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập là phẩm
chất cần có trong lao động hiện nay
7. MQh giữa vật chất – ý thức ? ý nghĩa pp luận Phần I.3
8. 2 nguyên lý: mối liên hệ phổ biến, sự phát triển -> phân tích nguyên lý:
khái niệm, tính chất, ý nghĩa phương pháp luận. (II.2.a)
Vận dụng ngtac phát triển vào bản thân: Học tập luôn là yếu tố vô cùng quan
trọng đối với học sinh, sinh viên để phát triển và hoàn thiện bản thân mình. Với sự
vận động đi lên của xã hội thì học sinh, sinh viên cần phải nắm chắc cơ sở lý luận
của quan điểm phát triển, để từ đó vận dụng một cách tối ưu nhất, sáng tạo vào hợp lý.
- Khuynh hướng chung của sự phát triển là vận động đi lên, tức là phải thấy được
tính quanh co, phức tạp của sự vật hiện tượng trong quá trình phát triển của nó.
Sinh viên có thể nhìn nhận và xác định trước, vạch ra trong đàu các giai đoạn phát
triển của bản thân, từ đó học cách vượt qua gián đoạn và thúc đẩy sự vật hiện
trượng đó phát triển trong hiện tại và tương lai. Ngày nay, để trở thành một công
dân toàn cầu việc học thêm ngoại ngữ, áp dụng các phần mềm, máy móc của nước
ngoài trong học tập là điều cần thiết. sinh viên cần rèn luyện ý thức tự chủ, độc lập
ham học hỏi và sẵn sàng tiếp thu các tư tưởng, văn hóa, khoa học tiến bộ một cách
có chọn lọc phù hợp với văn hóa của dân tộc. tập trung tạo điều kiện và phát huy,
nâng cao khả năng đó, cùng với việc học tập vã tích lũy kiến thức chuyên môn.
7. Phân tích quan điểm toàn diện và quan điểm LS cụ thể. Vận dụng vào
đời sống (1 hđ cụ thể)
Quan điểm toàn diện và quan điểm LS cụ thể: II.2.a
Vận dụng vào đời sống: Ví dụ trong đánh giá một con người với những mặt
khác nhau phản ánh trong con người họ; không thể chỉ thực hiện quan sát
phiến diện từ những thể hiện bên ngoài để đánh giá tính cách, thái độ và
năng lực của họ. Cũng không thể chỉ dựa trên một một hành động để phán
xét con người hay phán xét cách sống của họ. Khi đánh giá cần có thời gian
cho quá trình quan sát tổng thể từ những phản ánh trong bản chất con người;
các mối quan hệ của người này với người khác; cách cư xử cũng như việc
làm trong quá khứ và hiện tại. Những nhìn nhận và đánh giá trên từng khía
cạnh và kết hợp với nhau sẽ tạo ra những quan điểm toàn diện từ đó mà cách
nhìn nhận một người được thực hiện hiệu quả với các căn cứ rõ ràng; chứ
không phải chỉ là phù phiếm, giả định của nhận định.
10.Dựa vào các nguyên tắc đó, phân tích 1 vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội
(cái này đề ra vấn đề nào thì tùy cơ ứng biến nha)
vd: Vấn đề đổi mới toàn diện- văn kiện VI đại hội VI của Đảng
Dịch bệnh covid: dựa vào từng thời điểm, từng nơi -> ban hành chính sách khác nhau. 11.6 cặp phạm trù
Chung - riêng; Nguyên nhân- kết quả : phân tích, ý nghĩa pp luận: II.2.b
Vận dụng phạm trù cái chung- cái riêng: Chuyển hóa tích cực: xóa bỏ lỗi
thời lạc hậu thì biến cái chung thành cái đơn nhất; ý tưởng hay thì nhân rộng
( chuyển hóa cái riêng thành cái chung)
Vận dụng phạm trù nguyên nhân- kết quả: giải thích hiện tượng biến đổi khí hậu Nguyên nhân:
Khách quan: Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu do tự nhiên
bao gồm thay đổi cường độ sáng của Mặt trời, xuất hiện các
điểm đen Mặt trời (Sunspots), các hoạt động núi lửa, thay đổi
đại dương, thay đổi quỹ đạo quay của Trái Đất.
Chủ quan: Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ năm
1750), con người đã sử dụng ngày càng nhiều năng lượng, chủ
yếu từ các nguồn nguyên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt),
qua đó đã thải vào khí quyển ngày càng tăng các chất khí gây
hiệu ứng nhà kính của khí quyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của trái đất.
Kết quả: các điều kiện sống của con người và sinh vật bị thay đổi
đáng kể trong đó có một số hiện tượng như: mực nước biển dâng,
băng tan, thiên tai, dịch bệnh,...
- Vận dụng cặp phạm trù cái chung – riêng trong hội nhập quốc tế ở VN hiện nay:
Chung: Khi tham gia vào tổ chức kinh tế trong khu vực hay thế giới đều phải
tuân theo những nguyên tắc của hội nhập kinh tế nói chung
Thực hiện hội nhập: mở rộng thị trường, thực hiện thuận lợi hóa, tự do thương mại và đầu tư
Hội nhập kt quốc tế giúp nền kt phát triển, tuy nhiên cũng có những hạn chế nhất định
Coi hội nhập ktqt chỉ là phương tiện để mở rộng mqh quốc tế, thiết lập qhsx,
nâng cao vị thế quốc tế
Hội nhập kt gắn với giao lưu văn hóa, truyền bá
Quá trình hội nhập dc Đảng và nhà nước chú trọng, điều chỉnh phù hợp với
đk thực tế và năng lực của đất nước
Riêng:Góp phần duy trì ổn định địa hình, tạo mt thuận lợi phát triển kt Mở rộng thị trường xk
Thu hút vốn đầu tư nc ngoài
Tạo đk tiếp thu, học hỏi công nghệ tiên tiến, giao lưu nguồn lực trong và ngoài nc
12. Quy luật: phân tích, ý nghĩa, vận dụng
Quy luật lượng- chất:
phân tích, ý nghĩa: II.2.c
vận dụng: học anh văn thì phải tích lũy thời gian, công sức. Quá trình
tích lũy về lượng - tri thức của mỗi học sinh là một quá trình dài, đòi
hỏi nỗ lực không chỉ từ phía gia đình, nhà trường mà còn chính từ sự
nỗ lực và khả năng của bản thân người học.
Quy luật lượng chất thể hiện ở chỗ, mỗi học sinh dần tích lũy
cho mình một khối lượng kiến thức nhất định qua từng bài học
trên lớp cũng như trong việc giải bài tập ở nhà. Việc tích lũy
kiến thức sẽ được đánh giá qua các kỳ học, trước hết là các kì
thi học kì và cuối cấp là kỳ thi tốt nghiệp.
Với việc tích lũy đủ lượng kiến thức cần thiết sẽ giúp học sinh
vượt qua các kì thi và chuyển sang một giai đoạn học mới.
->Có thể coi thời gian học là độ, các bài kiểm tra là các điểm nút và điểm
số đạt yêu cầu là bước nhảy, bởi kết quả thi (bước nhảy) tốt là sự kết thúc
một giai đoạn tích luỹ kiến thức trong quá trình học tập rèn luyện của sinh
viên. Sinh viên từng bước tích lũy kiến thức (lượng) để làm thay đổi kết
quả học tập (chất) theo quy luật.
Quy luật thống nhất và đấu tranh các mặt đối lập:
phân tích, ý nghĩa: II.2.c
vận dụng: trong hoạt động kinh tế thì sản xuất và tiêu dùng sẽ phát
triển theo những chiều hướng trái ngược nhau. Sản xuất chính là việc
tạo ra của cải vật chất, sản phẩm để có thể đáp ứng được nhu cầu của
người tiêu dùng. Còn tiêu dùng là mục đích cuối cùng của việc sản
xuất, tất cả những sản phẩm được sản xuất ra đều cần có người tiêu dùng.
Sản xuất là việc tạo ra sản phẩm và là đối tượng có thể cung cấp
cho việc tiêu dùng. Nếu như không có quá trình sản xuất để tạo
ra sản phẩm tiêu dùng thì sẽ không thể có tiêu dùng.
Sản xuất quy định phương thức tiêu dùng, tạo ra đối tượng tiêu
dùng, đây không phải là đối tượng nói chung mà là đối với
những đối tượng nhất định do bản thân sản xuất làm môi giới cho người tiêu dùng.
Do đó, sản xuất không chỉ là đối tượng tiêu dùng mà nó còn
quyết định về phương thức tiêu dùng. Sản xuất cung cấp các
sản phẩm cho tiêu dùng và tạo ra nhu cầu cho người tiêu dùng.
Điều này có nghĩa là chỉ khi sản xuất ra một sản phẩm nào đó
thì mới tạo ra nhu cầu tiêu dùng đối với sản phẩm đó.
Do vậy có thể thấy được rằng sản xuất và tiêu dùng chính là sự
thống nhất của hai mặt đối lập, chúng có tính chất tương đồng
và có mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau từ đó tạo điều
kiện cho nhau cùng chuyển hóa, phát triển.
13.Thực tiễn, các hoạt động cơ bản của thực tiễn, vai trò, ý nghĩa pp luận: slide III.2.b
note: Sản xuất vật chất là hoạt động quan trọng nhất
Ví dụ về vai trò của thực tiễn:
Ví dụ về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
+Ví dụ: Sự xuất hiện học thuyết Macxit vào những năm 40 của thế kỷ
XIX cũng BẮT NGUỒN từ hoạt động thực tiễn của các phong trào
đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản lúc bấy giờ
Ví dụ thực tiễn là động lực của nhận thức
+Ví dụ: Chẳng hạn, xuất phát từ NHU CẦU thực tiễn con người CẦN
phải “đo đạc diện tích và đo lường sức chứa của những cái bình, từ sự
tính toán thời gian và sự chế tạo cơ khí” MÀ toán học đã ra đời và phát triển.
Ví dụ thực tiễn là mục đích của nhận thức
+Ví dụ: Ngay cả những thành tựu mới đây nhất là khám phá và giải
mã bản đồ gien người cũng ra đời từ chính thực tiễn, từ MỤC ĐÍCH
chữa trị những căn bệnh nan y và từ MỤC ĐÍCH tìm hiểu, khai thác
những tiềm năng bí ẩn của con người…có thể nói, suy cho cùng,
không có một lĩnh vực tri thức nào mà lại không xuất phát từ một
MỤC ĐÍCH nào đó của thực tiễn, không NHẰM vào việc phục vụ, hướng dẫn thực tiễn.
14.Phân tích mqh biện chứng giữa lý luận và thực tiễn. Rút ra ý nghĩa của pp luận
*Mqh biện chứng giữa lý luận và thực tiễn
1. Thực tiễn có vai trò quyết định đối với lý luận.
Sở dĩ như vậy vì thực tiễn là hoạt động vật chất, sản xuất ra mọi thứ, còn lý luận là
sản phẩm tinh thần, phản ánh thực tiễn.
Thực tiễn là cơ sở, động lực của lý luận. Tức là, thực tiễn là bệ phóng, cung cấp
các nguồn lực cho lý luận. Thực tiễn còn vạch ra tiêu chuẩn cho lý luận.
Thông qua hoạt động thực tiễn, lý luận mới được vật chất hóa, hiện thực hóa, mới
có sức mạnh cải tạo thế giới khách quan.
2. Tuy nhiên, lý luận có tính độc lập tương đối và tác động tích cực trở lại thực tiễn.
Lý luận có vai trò rất lớn đối với thực tiễn, tác động trở lại thực tiễn, góp phần làm
biến đổi thực tiễn thông qua hoạt động của con người.
Lý luận là “kim chỉ nam” cho hành động, soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn.
Lênin khẳng định: “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng”.
Lý luận khi thâm nhập vào quần chúng thì biến thành sức mạnh vật chất.
Lý luận có thể dự kiến được sự vận động của sự vật trong tương lai, chỉ ra những
phương hướng mới cho sự phát triển của thực tiễn.
Lý luận khoa học làm cho hoạt động của con người trở nên chủ động, tự giác, hạn
chế tình trạng mò mẫm, tự phát. Vì vậy, Bác Hồ đã ví “không có lý luận thì lúng
túng như nhắm mắt mà đi”.
Tuy nhiên, do tính gián tiếp, tính trừu tượng cao của sự phản ánh hiện thực nên lý
luận có thể xa rời thực tiễn và trở nên ảo tưởng.
Khả năng tiêu cực đó càng tăng lên nếu lý luận đó lại bị chi phối bởi những tư
tưởng không khoa học hoặc phản động. Vì vậy, phải coi trọng lý luận, nhưng
không được cường điệu vai trò của lý luận, coi thường thực tiễn và tách rời lý luận với thực tiễn.
Điều đó cũng có nghĩa là phải quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực
tiễn trong nhận thức khoa học và hoạt động cách mạng.
Như Bác Hồ đã khẳng định: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên
tắc căn bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì
thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”.
* Ý nghĩa phương pháp luận
– Không được tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn, hạ thấp vai trò của lý luận trong
lao động, công tác, sản xuất.
Nếu không coi trọng vai trò của lý luận, ta sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng, chủ
nghĩa kinh nghiệm. Nếu không có lý luận, ta sẽ ở vào tình trạng mò mẫm, không
phương hướng, không xác định được các chương trình, kế hoạch khả thi.
– Ngược lại, ta không được đề cao vai trò của lý luận đến mức xem nhẹ thực tiễn,
rời vào bệnh giáo điều, chủ quan duy ý chí. Việc xa rời thực tiễn sẽ đưa đến những
chương trình, kế hoạch viển vông, lãng phí nhiều sức người, sức của.
– Trong sự nghiệp Đổi Mới hiện nay, ta phải không ngừng đổi mới tư duy gắn liền
với nắm sâu, bám sát thực tiễn.
Chỉ có đổi mới tư duy lý luận, gắn liền với việc đi sâu, đi sát vào thực tiễn thì mới
đề ra đường đường lối, chủ trương đúng đắn trong việc xây dựng một nước Việt
Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
15. Phân tích quá trình nhận thức của con người? Từ đó chứng minh phái khả
tri (mặt thứ 2 của con người triết học) là đúng
*Phân tích quá trình nhận thức của con người: III.2.c
CHƯƠNG 3: CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
1. Sản xuất vật chất là gì?
Là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động trực tiếp hoặc
gián tiếp vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên để tạo ra
của cải xã hội, nhằm thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.
2. Vai trò của sản xuất vật chất đối với đời sống xã hội và con người?
- Đối với đời sống xã hội:
+ Tiền đề trực tiếp tạo ra “tư liệu sinh hoạt của con người”.
+ Là nhân tố quyết định sự sinh tồn, phát triển của con người và xã hội.
+ Là cơ sở để hình thành nên quan hệ kinh tế - vật chất, các quan hệ xã hội
về nhà nước, pháp quyền, đạo đức…
+ Là điều kiện quyết định cho con người cải biến tự nhiên, xã hội và
chính bản thân con người.
+ Sáng tạo ra toàn bộ đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội.
+ Ví dụ: Cuộc sống con người tiến hóa từ thời cổ đại đến hiện nay thông qua
quá trình sản xuất vật chất mà tồn tại được. Con người phải sản xuất vật chất
như nông – lâm – ngư – công nghiệp, xây dựng,… trồng trọt, chăn nuôi giúp
cung cấp lương thực , thực phẩm cho con người tồn tại và phát triển đi lên.
Nếu không có sản xuất vật chất thì con người không có gì ăn, có có nước
uống thì không thể sống được. Bên cạnh đó, con người cũng sản xuất vật
chất không ngừng để thay đổi bản thân và cả thế giới. Từ việc săn bắt, hái
lượm bằng tay con người dần dần biết tạo vũ khí để sản xuất; sau đó tiến bộ
đến ngày nay là sản xuất vật chất quy mô công nghiệp lớn.
- Đối với bản thân em: Sản xuất vật chất cung cấp bàn ghế, đồ dùng học tập
giúp em có thể học tập, tiếp thu kiến thức tốt hơn. Ngoài ra còn cung cấp
lương thực - thực phẩm giúp cho em phát triển cơ thể một cách tốt nhất. Nhờ
sự sản xuất ra của cải vật chất để duy trì sự tồn tại và phát triển của con
người, họ còn sáng tạo ra đời sống tinh thần xã hội, phong phú. Sản xuất vật
chất còn giúp cho em hình thành nên ngôn ngữ, nhận thức, tư duy, tình cảm của bản thân mình.
3. Nêu ý nghĩa phương pháp luận của sản xuất vật chất?
- Sản xuất vật chất qua đó cũng không ngừng phát triển. Mang đến cơ
sở, nền tảng cho nhu cầu tồn tại, đáp ứng chất lượng cuộc sống để tìm kiếm
sự phát triển của con người.
- Sự phát triển của sản xuất vật chất quyết định sự biến đổi, phát triển
các mặt của đời sống xã hội. Khi nhu cầu sản xuất càng cao, ứng dụng để
mang đến đa dạng của sản phẩm càng lớn. Từ đó quyết định phát triển xã hội
từ thấp đến cao. Trong các thời kỳ khác nhau, sản xuất đều thúc đẩy chất
lượng xã hội nên cao hơn.
- Mọi thứ xuất phát từ sản xuất vật chất, từ đời sống vật chất
- Vì vậy cần phải chú tâm đến đời sống vật chất của con người
4. Tại sao khi nghiên cứu lịch sử xã hội, Mác lại bắt đầu từ sản xuất vật chất?
Vì khi nghiên cứu xã hội, Mác bắt đầu nghiên cứu từ con người hiện thực
trong cuộc sống. Sản xuất vật chất nhằm để duy trì sự tồn tại của con người
như hoạt động hái lượm, săn bắt. từ đó làm nảy sinh ra các mối quan hệ xã
hội, kết hợp với nhau trong sản xuất. Trong quá trình sản xuất vật chất con
người luôn luôn tìm mọi cách để làm biến đổi tự nhiên, biến đổi xã hội, đồng
thời làm biến đổi bản thân mình. Chính sự phát triển không ngừng của sản
xuất vật chất đã quyết định sự biến đổi, phát triển các mặt của đời sống xã
hội, quyết định sự phát triển xã hội. Do đó, khi nghiên cứu các hiện tượng xã
hội, chúng ta phải xuất phát từ cơ sở sâu xa của nó, đó là sản xuất vật chất.
5. Trình bày khái niệm, kết cấu của lực lượng sản xuất? Trong đó, yếu tố
nào là quan trọng nhất? - Khái niệm:
+ Là nền tảng vật chất - kỹ thuật của hình thái kinh tế-xã hội.
+ Là mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên trong quá trình sản xuất vật chất.
+ Thể hiện năng lực thực tế chinh phục giới tự nhiên bằng sức mạnh của con
người trong quá trình đó.
- Kết cấu: gồm tư liệu sản xuất và người lao động. Trong đó yếu tố người lao
động là quan trọng nhất.
6. Tại sao con người là chủ thể sáng tạo và quan trọng nhất?
– Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội:
+ Để tồn tại và phát triển, con người phải lao động, tạo ra của cải vật chất để
nuôi sống mình và xã hội.
+ Sản xuất ra của cải vật chất là đặc trưng riêng chỉ có ở con người. Đó là
quá trình lao động có mục đích và không ngừng sáng tạo của con người, tạo của
cải vật chất đảm bảo cho sự tồn tại của xã hội và thúc đẩy xã hội phát triển.
+ Con người sáng tạo ra các giá trị tinh thần của xã hội. Đời sống con người
là nguồn đề tài vô tận cho các phát minh khoa học, cảm hứng sáng tạo văn học,
nghệ thuật. Chính con người là tác giả của các công trình khoa học, các tác phẩm văn học, nghệ thuật,…
Xuất phát điểm trong nghiên cứu của C. Mác về lịch sử - xã hội là hoạt động sản
xuất vật chất của con người hiện thực. Theo ông, bản thân con người bắt đầu được
phân biệt với động vật là khi con người sản xuất ra các tư liệu sinh hoạt phục vụ
cho những nhu cầu thiết yếu của mình. Ông viết: “Người ta phải có khả năng sống
đã rồi mới có thể “làm ra lịch sử”. Nhưng muốn sống được thì trước hết cần phải
có thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo và một vài thứ khác nữa. Như vậy, hành vi
lịch sử đầu tiên là việc sản xuất ra những tư liệu để thỏa mãn nhu cầu ấy, việc sản
xuất ra bản thân đời sống vật chất”(1). Như vậy, tiền đề đầu tiên cho sự tồn tại của
con người là việc sản xuất ra những tư liệu để thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu.
Đó là việc sản xuất ra chính đời sống vật chất của con người. Đồng thời với quá
trình đó, con người cũng sáng tạo ra các mặt của đời sống xã hội. C. Mác viết:
“Việc sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt vật chất trực tiếp và chính mỗi một giai
đoạn phát triển kinh tế nhất định của một dân tộc hay một thời đại tạo ra một cơ sở,
từ đó mà người ta phát triển các thể chế nhà nước, các quan điểm pháp quyền, nghệ
thuật và thậm chí cả những quan niệm tôn giáo của con người ta”(2). Luận điểm
này đã khẳng định tính triệt để trong quan niệm duy vật của C. Mác.
7. Tại sao nói khoa học là lực lượng sản xuất trực tiếp?
Vì khoa học là nguồn gốc chính của những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ.
- Thì những phát minh của khoa học - công nghệ có nguồn gốc từ nghiên cứu khoa
học. Khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật. Đến lượt mình, kĩ thuật lại đi trước
mở đường cho sản xuất. Đầu tư vào khoa học mang lại hiệu quả ngày càng cao.
Thời gian nghiên cứu khoa học đến ứng dụng vào sản xuất được rút ngắn lại.
- Rút ngắn khoảng cách từ phát minh, sáng chế đến ứng dụng vào sản xuất, làm
cho năng suất lao động, của cải xã hội tăng nhanh
- Kịp thời giải quyết những mâu thuẫn, yêu cầu sản xuất đặt ra. Có khả năng phát triển "vượt trước"
- Thâm nhập vào các yếu tố, trở thành mắt khâu bên trong quá trình sản xuất (Tri
thức khoa học kết tinh vào người lao động, quản lý, "vật hoá" vào công cụ và đối tượng lao động)
- Kích thích sự phát triển năng lực làm chủ sản xuất của con người
8. Tại sao lực lượng sản xuất là yếu tố năng động cách mạng thường biến
đối trong quan hệ sản xuất?
lực lượng sản xuất thể hiện năng lực thực tiễn của con người trong quá trình
cải biến giới tự nhiên. Khi tiến hành sản xuất vật chất, con người dùng
những công cụ lao động để tác động vào giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải
vật chất phục vụ những nhu cầu thiết yếu của mình. Cũng trong quá trình đó,
con người nắm bắt được những quy luật của tự nhiên, biến giới tự nhiên từ
chỗ hoang sơ, thuần phác trở thành “thế giới thứ hai” với sự tham gia của
bàn tay và khối óc của con người. Sản xuất vật chất luôn thay đổi nên lực
lượng sản xuất là một yếu tố động và là một quá trình luôn được đổi mới, phát triển không ngừng.
9. Khái niệm, kết cấu của quan hệ sản xuất. Trong đó, yếu tố nào là quan trọng nhất? - Khái niệm:
+ Thể hiện mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất.
+ Là quan hệ cơ bản, quy định mọi quan hệ xã hội khác.
+ Phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
+ Tạo thành cơ sở hạ tầng của xã hội.
+ Là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt chế độ xã hội.
+ Trong quy luật này, quan hệ sản xuất do lực lượng sản xuất quy định.
- Kết cấu: quan hệ phân phối, quan hệ tổ chức, quản lý, quan hệ sở hữu.
Trong đó, yếu tố sở hữu tư liệu sản xuất là quan trọng nhất
10.Phân tích quan hệ sản xuất của nước ta hiện nay.
các thành phần kinh tế (đại hội đảng lần thứ 13): Kinh tế nhà nước giữ vai
trò chủ đạo; kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố, phát
triển; kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng; kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài (tư hữu) ngày càng được khuyến khích phát triển phù hợp với chiến
lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
11.Vận dụng quy luật này xem xét cách tư duy của đảng ta.
- Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có tính quy luật
này cũng tác động mạnh mẽ vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta. Từ lý luận và thực tiễn cho chúng ta thấy rằng, lực lượng sản xuất
chỉ có thể phát triển khi có một quan hệ sản xuất phù hợp với nó. Còn quan
hệ sản xuất lạc hậu hơn, hoặc “tiên tiến” (theo ý muốn chủ quan của con
người) hơn so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì nó sẽ kìm
hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Do đó, trong công cuộc đổi mới kể
từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986), VII (1991), VIII (1996) và
lần thứ IX (2001), Đảng ta đã “chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài
chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo
cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Đường lối đó xuất phát từ trình độ lực lượng sản xuất ở nước ta vừa thấp
kém, vừa không đồng đều nên chúng ta không thể nóng vội, chủ quan như
trước đây để xây dựng một quan hệ sản xuất dựa trên chế độ công hữu xã hội
chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Như thế, sẽ đẩy quan hệ sản xuất vượt quá xa
(không phù hợp) so với lực lượng sản xuất vốn có của chúng ta. Vì vậy, thực
hiện nhất quán và lâu dài nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng
xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta đã đề ra trong công cuộc đổi mới đất nước là
nhằm khơi dậy tiềm năng của sản xuất, khơi dậy năng lực sáng tạo, chủ
động, kích thích lợi ích… đối với các chủ thể lao động trong quá trình sản
xuất, kinh doanh để thúc đẩy sản xuất phát triển theo đúng mục đích của nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là “Phát triển lực
lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của
chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Phát triển lực lượng sản xuất
hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả ba mặt
sở hữu, quản lý và phân phối”.
Đối với nước ta, từ một nước nông nghiệp lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá
nặng nề, do vậy, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đi đôi với việc
củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất thì điều cần thiết và có tính quyết
định là chúng ta phải phát triển lực lượng sản xuất. Muốn phát triển lực
lượng sản xuất thì không có con đường nào khác là phải tiến hành công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đảng ta đã khẳng định: “về thực chất, công nghiệp
hoá, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động
thủ công là chính, sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với