Tài liệu dân sự 2 tháng 1 - pháp luật đại cương | Đại học Văn Lang
Tài liệu dân sự 2 tháng 1 - pháp luật đại cương | Đại học Văn Langgiúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học
Preview text:
THẢO LUẬN DÂN SỰ 2
THÁNG THỨ NHẤT - VẤN ĐỀ 2
*Vấn đề 2: Giao kết hợp đồng có điều kiện phát sinh
Tóm tắt Quyết định số 09/2022/DS-GĐT ngày 30/3/2022 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Nguyên đơn: Ông Trần Thế Nhân Bà Lê Thị Hồng Lan Ông Trần Nhật Minh Bà Đặng Ngọc Diễm
Bị đơn: Bà Phan Minh Yến
Vụ việc: Tranh chấp Văn bản thỏa thuận về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và
hủy hợp đồng ủy quyền
Ông Dân bà Lan được hỗ trợ tái định cư lô đất nền số 281A3 có diện tích 92,5 m². Vợ
chồng ông Nhân được tái định cư diện tích 60 m² đất và được chủ đầu tư là công ty Phát
triển và kinh doanh nhà thành phố Cần Thơ đồng ý cho góp vốn xây dựng cơ sở hạ tầng
để nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích chênh lệch là 32,5 m². Ngày 21/11/2013, vợ
chồng ông Nhân cùng vợ chồng ông Nhật (con của ông Nhân, bà Lan) ký kết với bà Phan
Minh Yến “Văn bản thỏa thuận về việc chuyển nhượng lô nền” cho bà Yến lô đất số
281A3 với giá chuyển nhượng 520 triệu đồng. Cùng ngày, hai bên cũng ký kết hợp đồng
ủy quyền với nội dung vợ chồng ông Nhân, vợ chồng ông Minh ủy quyền cho bà Yến
thực hiện nghĩa vụ thanh toán nộp tất cả các khoản tiền đối với nền đất số 281A3. Tòa án
xét thấy, tại thời điểm ký kết văn bản thỏa thuận nêu trên, lô đất nền số 281A3 chưa được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thực tế, vợ chồng ông Nhân đã thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ với chủ đầu tư, được bàn giao và đã nhận đầy đủ tiền chuyển nhượng từ bà Yến
là 520 triệu đồng. Như vậy, “Văn bản thỏa thuận về việc chuyển nhượng lô nền” ngày
21/11/2013 giữa vợ chồng ông Nhân với bà Yến là giao dịch bằng văn bản giữa các bên
về việc cam kết chuyển nhượng quyền sử dụng đất và trách nhiệm bồi thường thiệt hại
nếu bên chuyển nhượng không thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận và cam kết. Giao dịch
này là tự nguyện, phù hợp với quy định của pháp luật. Do đó, “Văn bản thỏa thuận
chuyển nhượng lô nền” giữa vợ chồng ông Nhân với bà Yến không bị vô hiệu nhưng
chưa phát sinh hiệu lực do tại thời điểm vợ chồng ông Nhân lên khởi kiện vào ngày
20/7/2018 thì điều kiện làm phát sinh hiệu lực của giao dịch chưa xảy ra vì đến ngày
04/9/2018 bà Lan mới được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong trường hợp
này, vợ chồng ông Nhân, bà Lan có quyền đơn phương chấm dứt việc cam kết ký hợp
đồng chuyển nhượng theo thỏa thuận tại “Văn bản thỏa thuận về việc chuyển nhượng lô
nền” ngày 21/11/2013 và phải bồi thường gấp ba lần số tiền đã nhận theo thỏa thuận.
2.1 BLDS có cho biết thế nào là hợp đồng giao kết có điều kiện phát sinh không?
BLDS 2015 chưa cho biết cụ thể thế nào là hợp đồng giao kết có điều kiện phát sinh.
Căn cứ theo khoản 6 Điều 402 BLDS 2015 quy định: “Hợp đồng có điều kiện là hợp
đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện
nhất định.” và khoản 1 Điều 120 BLDS 2015 quy định về Giao dịch dân sự có điều kiện:
“Trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự
thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ.” Có thể thấy, quy
định về hợp đồng có điều kiện chỉ là thực hiện hợp đồng có điều kiện, nhằm xác định hợp
đồng đã có hiệu lực và sự kiện xác lập chắc chắn xảy ra; không xác định rõ sự tác động
của sự kiện đối với hiệu lực của hợp đồng có điều kiện. Quy định hiện nay không làm rõ
“sự kiện nhất định” trong hợp đồng có điều kiện có phải là “điều kiện phát sinh hoặc hủy
bỏ” trong giao dịch có điều kiện hay không nên dẫn tới sự nhầm lẫn trong quá trình thực
thi vì đây là hai khái niệm khác biệt. Vì vậy, các điều luật trong BLDS 2015 có sự mâu
thuẫn, không logic và chưa có khái niệm về hợp đồng có điều kiện.