-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tài liệu học tập Bài 5 - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Tổ chức sản xuất là sự kết hợp chặt chẽ giữa sức lao động, tư liệu laođộng, và đối tượng lao động cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ sản xuất, quymô sản xuất và công nghệ sản xuất đã xác định nhằm sản xuất ra sản phẩm vớichất lượng cao trên cơ sở quán triệt ba vấn đề cơ bản của thị trường. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Pháp luật đại cương (PL101) 799 tài liệu
Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Tài liệu học tập Bài 5 - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Tổ chức sản xuất là sự kết hợp chặt chẽ giữa sức lao động, tư liệu laođộng, và đối tượng lao động cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ sản xuất, quymô sản xuất và công nghệ sản xuất đã xác định nhằm sản xuất ra sản phẩm vớichất lượng cao trên cơ sở quán triệt ba vấn đề cơ bản của thị trường. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101) 799 tài liệu
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Tôn Đức Thắng
Preview text:
CHƯƠNG 3
TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP
1. Khái niệm, yêu cầu và nội dung của tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp công nghiệp 1.1 Khái niệm
Tổ chức sản xuất là sự kết hợp chặt chẽ giữa sức lao động, tư liệu lao
động, và đối tượng lao động cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ sản xuất, quy
mô sản xuất và công nghệ sản xuất đã xác định nhằm sản xuất ra sản phẩm với
chất lượng cao trên cơ sở quán triệt ba vấn đề cơ bản của thị trường : sản xuất
cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai ?
Các yếu tố của quá trình sản xuất bao gồm:
- Lao động: Là hoạt động có mục đích của con ngời nhằm cải biến tự
nhiên để đáp ứng nhu cầu của con ngời. Lao động bao giờ cũng là lao động tích
cực, chủ động, sáng tạo của con ngời, là yếu tố quan trọng nhất của quá trình
sản xuất. Trong nền kinh tế tri thức lao động phải là lao động cả con ngời có kỹ thuật, có học vấn cao.
- Tư liệu lao động: Là một hoặc toàn bộ những cái mà con người tác
động vào đối tượng lao động trong quá trình sản xuất. Tư liệu lao động là yếu tố
động nhất, cách mạng nhất.
- Đối tượng lao động: Là toàn bộ những cái đã có sẵn trong tự nhiên
(khoáng sản, rừng, cá, tôm) hoặc đã thông qua lao động chế biến (bán thành phẩm, nguyên liệu).
Vai trò của tổ chức sản xuất:
- Cho phép hoặc góp phần quan trọng vào việc sử dụng có hiệu quả
nguyên nhiên vật liệu, thiết bị máy móc và sức lao động trong doanh nghiệp.
- Góp phần to lớn vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, thực hiện được mục tiêu kinh tế tổng hợp của doanh
nghiệp, tức là làm ăn có lãi.
- Có tác dụng tốt đối với việc bảo vệ môi trường các doanh nghiệp
(không gây ô nhiễm, không gây độc hại).
1.2. Nội dung cơ bản của quá trình sản xuất
a. Khái niệm quá trình sản xuất
Quá trình sản xuất là một quá trình bắt đầu từ khi xác định phương án
sản phẩm, chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất, tổ chức sản xuất để tạo ra sản
phẩm và đưa sản phẩm đó để tiêu thụ trên thị trường.
b. Quá trình sản xuất bao gồm những quá trình cơ bản sau:
Quá trình sản xuất chính: là quá trình sử dụng những công cụ lao động
chủ yếu để tác động vào đối tượng lao động chính nhằm biến đổi nó trở thành
thực thể chính của sản phẩm.
Quá trình sản xuất phụ là quá trình tiếp tục của quá trình sản xuất chính
để hoàn thành sản phẩm, làm tăng giá trị của sản phẩm hoặc tận dụng năng lực
sản xuất thừa của quá trình sản xuất chính để tạo ra các sản phẩm phụ.
Quá trình sản xuất phù trợ: là quá trình chủ yếu tạo ra cấc điều kiện
thuận lợi về mặt kỹ thuật để quá trình sản xuất chính và phụ được diễn ra một các thuận lợi.
Quá trình sản xuất phục vụ: là quá trình chủ yếu tạo điều kiện thuận lợi
về mặt tổ chức để quá trình sản xuất chính và phụ được diễn ra một cách có hiệu quả. c.
Phân chia quá trình sản xuất:
Quá trình sản xuất được phân ra thành các giai đoạn công nghệ và bước công việc (nguyên công).
Bộ phận chủ yếu của quá trình sản xuất là quá trình công nghệ.
- Quá trình công nghệ: Là quá trình làm thay đổi hình dáng kích thước,
tính chất vật lý, hoá học của đối tượng chế biến.
Giai đoạn công nghệ: Quá trình công nghệ được chia thành nhiều giai
đoạn công nghệ khác nhau theo phương pháp chế biến khác nhau, sử dụng thiết bị máy móc khác nhau. Ví dụ:
Cơ khí: NVL tạo phôi gia công cơ khí (tiện, phay, bào) lắp ráp thành phẩm.
Ngành sợi: sợi kéo sợi dệt (vải mộc) nhuộm, in hoa vải thành phẩm.
Ngành may: Vải cắt may hoàn thành quần áo
(Bán thành phẩm: Là những đối tượng lao động đã kết thúc một hoặc
một số giai đoạn công nghệ nhng cha kết thúc ở giai đoạn công nghệ cuối cùng.
Thành phẩm: Là những đối tợng lao động đã kết thúc ở giai đoạn công
nghệ cuối cùng đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.
Sản phẩm dở dang: Là những đối tượng lao động đang nằm trên dây chuyền sản xuất.)
- Bước công việc: Là một phần của giai đoạn công nghệ do 1 hay 1
nhóm công nhân thực hiện liên tục trên một nơi làm việc với thiết bị và đối tư-
ợng lao động không đổi.
Khi tiến hành tổ chức sản xuất thì bước công việc là một đơn vị cơ bản
để tổ chức sản xuất, còn khi nghiên cứu sâu về quá trình lao động người ta sẽ
tiếp tục phân chia bước công việc thành những yếu tố nhỏ hơn.
Một số khái niệm cần quan tâm thêm:
- Sản phẩm chính: Là những sản phẩm được xác định khi thành lập doanh nghiệp.
- Sản phẩm phụ: Là những sản phẩm được sản xuất từ những phế liệu,
phế phẩm của sản phẩm chính.
d. Nội dung của công tác tổ chức quá trình sản xuất là
- Xác định loại hình sản xuất của các nơi làm việc từ phân xưởng cho đến toàn xí nghiệp.
- Lựa chọn phương án tổ chức quá trình sản xuất hợp lý, phù hợp với
đặc điểm kỹ thuật sản xuất nhưng vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Tính toán chu kỳ sản xuất và áp dụng các biện pháp nhằm rút ngắn chu kỳ sản xuất.
- Lựa chọn đúng cơ cấu sản xuất và không ngừng tìm ra các biện pháp
thích hợp nhằm hoàn thiện cơ cấu ấy.
1.3Yêu cầu của tổ chức quá trình sản xuất
a. Tổ chức sản xuất phải theo hướng chuyên môn hoá kết hợp với kinh doanh tổng hợp.
Chuyên môn hoá: là hình thức phân công lao động xã hội nhằm làm cho
doanh nghiệp nói chung, các bộ phận sản xuất và các nơi làm việc nói riêng có
nhiệm vụ chỉ chế tạo một hoặc một số rất ít loại sản phẩm hoặc chỉ tiết hành
một hoặc một số rất ít các bước công việc.
Kinh doanh tổng hợp là những hoạt động kinh tế mang tính chất bao trùm
lên nhiều lĩnh vực khách nhau từ sản xuất công nghiệp đến sản xuất phi công
nghiệp, từ sản xuất đến lưu thông phân phối và dịch vụ.
Chuyên môn hoá và kinh doanh tổng hợp là hai vấn đề khác nhau nhưng
giữa chúng có sự tác động kiềm chế lẫn nhau, do đó vấn đề đặt ra là phải khéo
kết hợp hài hoà giữa chúng. Vừa phải chuyên môn hoá và vừa phải đa dạng hoá sản phẩm.
b. Thường xuyên duy trì đảm bảo sự cân đối giữa các khâu và các bộ
phận trọng quá trình sản xuất.
Khái niệm: Cân đối là sự thích ứng về lượng hoặc nhịp độ phát triển của
hiện tượng và sự vật.
Đảm bảo cân đối: Là đảm bảo một mối quan hệ hợp lý giữa các yếu tố
của quá trình sản xuất, giữa các bộ phận sản xuất với nhau và giữa các nơi làm việc.
Ví dụ: - Mất cân đối giữa các yếu tố: Có 2 công nhân, có 4 cái máy thì chưa cân đối.
- Mất cân đối giữa các bộ phận sản xuất: 1 máy cắt, 10 máy may.
Ý nghĩa: Việc tổ chức sản xuất mang tính cân đối nhằm sử dụng có hiệu
quả từng yếu tố sản xuất và giảm bớt lượng sản phẩm dở dang hoặc bán thành
phẩm giữa các nơi làm việc, giữa các bộ phận sản xuất.
c. Đảm bảo tính nhịp nhàng sản xuất nhịp nhàng có nghĩa là số lượng
sản phẩm sản xuất trong từng thời gian quy định (giờ, ngày, ca… ) phải xấp xỉ nhau.
Ý nghĩa: Để đảm bảo hiệu quả sử dụng về lao động, thiết bị và lượng
NVL, xoá bỏ các khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế tạo điều kiện
doanh nghiệp nâng cao được uy tín trên thị trường. Bởi vì ngược lại sản phẩm
làm vội phí phạm NVL, chất lượng không tốt, công nhân phải làm nhiều đồng
nghĩa sức khoẻ không ổn định.
d. Phải tiến hành sản xuất một cách liên tục
Tức là phải đảm bảo không bị gián đoạn do những nguyên nhân chủ quan
gây nên như sản xuất không cân đối, thiếu nguyên nhiên vật liệu, thiếu việc làm,
thiết bị máy móc hỏng đột xuất. Ý nghĩa:
- Tiết kiệm thời gian lao động trong sản xuất
- Sử dụng hợp lý công suất và thời gian hoạt động của thiết bị máy móc
- Góp phần sự đảm bảo sản xuất cân đối và nhịp nhàng
- Bảo đảm hoàn thành kế hoạch sản xuất với hiệu quả cao.
2. Cơ cấu sản xuất
2.1 Cơ cấu sản xuất:
Cơ cấu sản xuất phản ánh sự bố cục về chất và cân đối về lượng của quá
trình sản xuất. Cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp được tạo lập bởi các bộ phận
sản xuất và phục vụ sản xuất với những hình thức tổ chức xây dựng, phản ánh
sự phân bố về không gian và mối liên hệ giữa các bộ phận với nhau.
2.2 Các bộ phận của cơ cấu sản xuất:
- Bộ phận sản xuất chính: Là bộ phận trực tiếp chế tạo sản phẩm chính
(cắt, may, đóng gói trong nhà máy dệt). Đặc điểm của bộ phận này là nguyên
vật liệu mà nó chế biến phải trở thành sản phẩm chính của doanh nghiệp
- Bộ phận sản xuất phụ: Là bộ phận tiếp tục hoàn thiện sản phẩm sau
khi kết thúc ở bộ phận sản xuất chính hoặc tận dụng phế liệu, phế phẩm của sản
xuất chính để chế tạo ra những loại sản phẩm phụ ngoài danh mục sản phẩm
thiết kế. Tuỳ theo từng doanh nghiệp, nếu xét thấy có hiệu quả thì tổ chức sản
xuất, không có hiệu quả thì bán phế liệu, phế phẩm ra ngoài.
- Bộ phận sản xuất phù trợ: Là bộ phận mà hoạt động của nó có tác
dụng trực tiếp tới bộ phận sản xuất chính và phụ, bảo đảm cho các bộ phận sản
xuất ấy có thể tiến hành liên tục và đều đặn.
- Bộ phận phục vụ sản xuất: Là bộ phận được tổ chức ra nhằm bảo đảm
việc cung ứng, bảo quản, cấp phát, vận chuyển nguyên vật liệu, nhiên liệu,
thành phẩm và dụng cụ lao động. Bộ phận này thường gồm: Quản lý kho tàng,
vận chuyển nội bộ, vận chuyển từ bên ngoài về.
2.3 Các cấp sản xuất trong doanh nghiệp.
Các cấp sản xuất trong doanh nghiệp phản ánh kết quả của việc phân
công lao động nội bộ doanh nghiệp. Bao gồm: Phân xưởng, ngành (hoặc buồng máy) và nơi làm việc.
- Phân xưởng: Là đơn vị tổ chức sản xuất cơ bản và chủ yếu của doanh
nghiệp, có nhiệm vụ sản xuất một loại sản phẩm hoặc hoàn thành một giai đoạn
công nghệ của quá trình sản xuất.
- Ngành (buồng máy): Là đơn vị tổ chức sản xuất nằm trong phân xưởng
có quy mô lớn, được tổng hợp trên cùng một khu vực nhiều nơi làm việc, có
quan hệ mật thiết với nhau về công nghệ hoặc sản phẩm. ở đây công nhân cùng
thực hiện một số thao tác nhất định hoặc tiến hành những bước công việc khác
nhau để sản xuất ra cùng một loại sản phẩm (hoặc sản phẩm giống nhau).
Ở những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thường không có cấp
phân xưởng, do đó ngành trở thành đơn vị tổ chức sản xuất cơ bản và chủ yếu
của doanh nghiệp. Việc bỏ cấp phân xưởng trong doanh nghiệp chỉ thực sự đem
lại hiệu quả khi các ngành được tổ chức theo nguyên tắc “đối tượng khép kín”.
Nói cách khác là trong quá trình chế biến, đối tượng lao động không phải di
chuyển qua lại giữa các ngành mà đi theo một đường thẳng.
- Nơi làm việc: Nơi làm việc là đơn vị cơ sở, khâu đầu tiên của tổ chức
sản xuất trong doanh nghiệp, là phần diện tích sản xuất mà ở đó một công nhân
hay một nhóm công nhân sử dụng thiết bị, máy móc, dụng cụ để hoàn thành một
bước công việc trong việc chế tạo sản phẩm. Tại nơi làm việc có thể có một
công nhân điều khiển một máy hoặc một nhóm công nhân trông coi nhiều máy.
2.4 Các kiểu cơ cấu sản xuất trong doanh nghiệp.
Các kiểu cơ cấu sản xuất được hình thành bởi các cách liên hợp, phối
hợp với nhau của các cấp sản xuất. ở nước ta hiện nay có các kiểu cơ cấu sản xuất sau:
Doanh nghiệp - Phân xưởng - Ngành - Nơi làm việc.
Doanh nghiệp - Phân xưởng - Nơi làm việc.
Doanh nghiệp - Ngành - Nơi làm việc.
Doanh nghiệp - Nơi làm việc.
2.5 Xác định hình thức bố trí sản xuất để hoàn thiện cơ cấu sản xuất trong doanh nghiệp.
a. Theo nguyên tắc công nghệ:
Khái niệm: Theo nguyên tắc này thì các bộ phận sản xuất được hình
thành để hoàn thành một, một phần hay một giai đoạn công nghệ nhất định.
Ví dụ: ứng với giai đoạn công nghệ kéo sợi ta có phân xưởng kéo sợi,
nhuộm có phân xưởng nhuộm, đúc, rèn đến tạo phôi là một phần giai đoạn công
nghệ trong phân xưởng cơ khí.
Đặc điểm: Như vậy khi hình thành theo nguyên tắc này tên phân xưởng
mang tên của giai đoạn công nghệ, các loại sản phẩm đều được gia công ở tất cả các phân xưởng.
Nhận xét: Một doanh nghiệp sản xuất 1000 loại sản phẩm, 1 loại 5
chiếc đi qua tất cả các phân xưởng đạt trình độ chuyên môn hoá sản xuất thấp
không có điều kiện nâng cao năng suất, nâng cao chất lượng hạ giá thành.
- Đường vận chuyển nguyên vật liệu bán thành phẩm dài ảnh hưởng đến chu kỳ sản xuất.
- Khó kiểm tra, kiểm soát tình hình sản xuất vì nó phải qua nhiều giai đoạn.
- Nó rất linh hoạt khi thay đổi nhiệm vụ sản xuất.
b. Theo nguyên tắc đối tượng:
Khái niệm: Theo nguyên tắc này thì các phân xưởng được hình thành
để gia công khép kín 1 sản phẩm, vì thế mà các giai đoạn công nghệ chế tạo sản
phẩm đều đợc bố trí ở từng phân xưởng. Tên của phân xưởng sẽ mang tên của sản phẩm. Nhận xét:
- Do sản xuất khép kín ở từng phân xưởng nên năng suất lao động cao,
giá thành sản phẩm hạ.
- Đường vận chuyển ngắn, giảm bớt kho tàng trung gian, hàng chế dở ít,
ứ đọng do đó chu kỳ sản xuất đợc rút ngắn.
- Kém linh hoạt khi thay đổi nhiệm vụ sản xuất.
c. Bố trí theo nguyên tắc hỗn hợp
Ví dụ: Doanh nghiệp chế tạo máy công cụ có các phân xưởng: đúc, rèn,
nhiệt luyện (theo hình thức công nghệ) và trong phân xưởng cơ khí, lắp ráp mỗi
phân xưởng này lại có nhiệm vụ sản xuất và lắp ráp 1 loại sản phẩm (theo hình
thức đối tượng). Nhận xét: Mỗi một loại chuyên môn hoá đều có những ưu điểm
và nhược điểm nên nếu như sản xuất rất ổn định, ít loại sản phẩm, số lượng của
mỗi loại nhiều thì áp dụng chuyên môn hoá theo đối tượng. Khi sản xuất không
ổn định, sản xuất nhiều loại sản phẩm, sản lượng mỗi loại ít thì bố trí theo
nguyên tắc công nghệ. Trường hợp sản xuất tơng đối ổn định, số loại sản phẩm
không nhiều, sản lượng của từng loại tơng đối nhiều thì kết hợp cả 2 nguyên tắc trên.
3. Loại hình sản xuất của doanh nghiệp
Loại hình sản xuất là cách thức tổ chức, kinh tế, kỹ thuật tổng hợp nhất
của sản xuất, được quy định bởi trình độ chuyên môn hoá của nơi làm việc, số
chủng loại sản phẩm và tính ổn định của đối tượng chế biến trên nơi làm việc.
Khi xem xét loại hình sản xuất, người ta chia thành ba loại hình và từng
loại có các đặc điểm sau:
3.1 Loại hình sản xuất khối lượng lớn
Sản xuất khối lượng lớn là một quá trình sản xuất mà ở đó người ta chỉ
sản xuất một loại sản phẩm hoặc một nhóm sản phẩm nào đó nhưng số lượng
(khối lượng) rất lớn. Thiết bị phục vụ sản xuất được lắp đặt theo dây chuyền
làm cho dòng di chuyển của sản phẩm có tính chất thẳng dòng.
Trong loại hình sản xuất này, máy móc thiết bị và các tổ hợp sản xuất
được trang bị chỉ để sản xuất một loại sản phẩm, vì vậy hệ thống sản xuất không
có tính linh hoạt, bắt buộc phải thực hiện phương pháp sửa chữa dự phòng máy
móc thiết bị (sửa chữa trước khi máy hỏng) để tránh sự không liên tục trong quá
trình sản xuất. Tuy nhiên, trình độ chuyên môn hoá cao, tạo điều kiện để nâng
cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành.
Với loại hình sản xuất này, người ta có thể sử dụng các thiết bị, máy
móc, dụng cụ chuyên dùng, bố trí các nơi làm việc theo hình thức đối tượng,
chuyên môn hoá công nhân, do đó năng suất và hiệu quả cao.
3.2 Loại hình sản xuất hàng loạt
Là loại hình sản xuất mà nơi làm việc được phân công chế biến một số
loại chi tiết hay sản phẩm khác nhau; các chi tiết được thay nhau chế biến lần
lượt theo định kỳ. Nếu số lượng của mỗi loại chi tiết lớn thì gọi là sản xuất hàng
loạt lớn, ngược lại nếu số lượng của mỗi loại chi tiết ít thì gọi là sản xuất hàng
loạt nhỏ. Loại hình sản xuất ở giữa hai loại trên gọi là sản xuất hàng loạt vừa.
Theo thứ tự của loại hình sản xuất này thì trình độ chuyên môn hoá trong
sản xuất giảm dần nên doanh nghiệp khó có điều kiện để nâng cao năng suất,
chất lượng, hạ giá thành. Tương ứng với loại hình này người ta bố trí sản xuất theo nhóm.
3.3. Loại hình sản xuất đơn chiếc
Đây là loại hình sản xuất có trình độ chuyên môn hoá thấp, nơi làm việc
tham gia chế tạo rất nhiều bước công việc khác nhau và thông thường từ 11
bước công việc trở lên, mỗi loại chi tiết chỉ được sản xuất với số lượng rất ít,
thậm chí chỉ có một cái, do đó thời gian gián đoạn trong sản xuất rất lớn. Muốn
nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đòi hỏi người công nhân phải có trình
độ tay nghề cao và đào tạo theo hướng giỏi một nghề, biết nhiều nghề. Loại
hình sản xuất này tồn tại phổ biến trong các doanh nghiệp xây dựng hay doanh
nghiệp cơ khí như: Đóng tàu, sản xuất máy hạng nặng…
Qua sự phân tích trên, chúng ta có thể tóm lược những đặc điểm cơ bản
của từng loại hình sản xuất như sau:
Bảng 2.1: So sánh các loại hình sản xuất phổ biến trong các doanh nghiệp Chỉ tiêu Loại hình sản Loại hình sản Loại hình sản xuất khối lượng xuất hàng loạt xuất đơn chiếc lớn - Nơi làm việc
- Chỉ sản xuất một - Chỉ sản xuất - Sản xuất rất
loại sản phẩm hay một số loại sản nhiều loại sản
tiến hành một phẩm hay tiến phẩm hoặc tiến
bước công việc hành một số bước hành rất nhiều
nhất định của quá công việc khác bước công việc
trình gia công nhau. Nếu khối khác nhau nhưng
nhưng khối lượng lượng mỗi loại số lượng mỗi loại
sản phẩm sản xuất chi tiết nhiều thì sản phẩm ít, ra lại rất nhiều.
gọi là sản xuất thậm chí chỉ một hàng loạt lớn. sản phẩm. - Số loại sản - ít
- Tương đối nhiều - Nhiều phẩm
- Số lượng từng - Nhiều - Trung bình - ít loại - Mức ổn định - Rất ổn định
- Tương đối ổn - Không ổn định định
- Sự lặp lại quá - Liên tục
- Sau một khoảng - Không lặp lại trình sản xuất thời gian - Trình độ CM - Cao - Không cao - Thấp hoá - Trang thiết bị - Chuyên dùng - Kết hợp - Vạn năng - Trình độ LĐ - Thấp - Trung bình - Cao - Năng suất LĐ - Cao - Trung bình - Thấp - Giá thành SP - Thấp - Trung bình - Cao
- Tính linh hoạt - Không linh hoạt - Trung bình - Thay đổi nhanh khi thay đổi nhiệm vụ sản xuất - Vốn đầu tư - Cao - Trung bình - Thấp