Tài liệu học tập Luật tố tụng hình sự - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng

Với mong muốn góp phần vào công cuộc cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tôn trọng và bảo vệ quyền con người, trong đề tài nghiên cứu khoa học này, nhóm tác giả nghiên cứu về quyền im lặng của người bị buộc tội - một trong những quyền con người cơ bản - nhằm hoàn thiện hơn những quy định của pháp luật Việt Nam. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Câu hỏi: Hãy lựa chọn đặt tên 1 đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực: pháp luật
dân sự hoặc tố tụng dân sự, xác định các câu hỏi nghiên cứu và các phương pháp
dự định tiến hành nghiên cứu; kết cấu của đề tài...
---------
* Đề tài NCKH về lĩnh vực luật Tố tụng Hình sự:
- Tên đề tài: QUYỀN IM LẶNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ - LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN;
- Lĩnh vực nghiên cứu: Luật tố tụng Hình sự;
- Tính cấp thiết của đề tài:
Với mong muốn góp phần vào công cuộc cải cách tư pháp, xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tôn trọng và bảo vệ quyền con người, trong đề
tài nghiên cứu khoa học này, nhóm tác giả nghiên cứu về quyền im lặng của người
bị buộc tội - một trong những quyền con người cơ bản - nhằm hoàn thiện hơn
những quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền con người nói chung. Từ
đó, đề tài sẽ đưa ra những kiến nghị nhằm đảm bảo thực thi quyền im lặng một
cách có hiệu quả trong thực tiễn áp dụng pháp luật, phù hợp với tình hình nước ta.
- Mục đích nghiên cứu:
+ Thứ nhất, tìm hiểu, nghiên cứu, lý giải những quan điểm khoa học,
cơ sở lý luận và thực tiễn quy định pháp luật của các nước Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản
và Trung Quốc về quyền im lặng;
+ Thứ hai, rà soát, đánh giá những quy định của pháp luật TTHS Việt
Nam nhằm bổ sung, hoàn thiện những hạn chế, bất cập còn tồn tại.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về cơ sở lý luận, nhóm tác giả sẽ nghiên cứu, tiếp cận những quan
điểm khoa học tiến bộ về quyền im lặng trên phạm vi quốc tế và trong nước;
+ Về cơ sở pháp lý, nhóm tác giả nghiên cứu theo hai trọng tâm là
pháp luật quốc tế (giới hạn một số nước điển hình) và pháp luật Việt Nam. Trong
phạm vi pháp luật quốc tế, nhóm tác giả nghiên cứu các quy định trong các Điều
ước quốc tế, pháp luật các quốc gia và các án lệ có liên quan đến quyền im lặng.
Trong phạm vi pháp luật Việt Nam, nhóm tác giả nghiên cứu các quy định của pháp
luật Tố tụng hình sự Việt Nam có liên quan đến quyền im lặng.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp phân tích pháp luật dựa trên các học thuyết sẽ được sử
dụng để giải thích, phân tích, tổng hợp các vấn đề lý luậnvà pháp lý của các quy
phạm pháp luật;
+ Phương pháp logic sẽ được sử dụng để tư duy, suy luận nhằm đưa ra
những đánh giá, kết luận từ những nền tảng lý luận, cơ sở pháp lý. Từ đó, nhóm tác
giả đưa ra những quan điểm, kiến nghị, đề xuất phù hợp với yêu cầu đặt ra;
+ Phương pháp so sánh sẽ được sử dụng để đánh giá những nét tương
đồng, khác biệt giữa những hệ thống pháp luật về vấn đề quyền im lặng. Từ đó, tìm
hiểu, tổng hợp những ưu điểm và hạn chế để áp dụng vào Việt Nam một cách phù
hợp;
+ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết sẽ được sử dụng để thu thập, tìm
kiếm thông tin từ nhiều nguồn tư liệu trong và ngoài nước. Từ đó, tổng hợp, phân
tích để đưa ra kết luận.
- Kết cấu đề tài:
+ Chương 1: Nhận thức chung về quyền im lặng trong tố tụng hình sự;
+ Chương 2: Quyền im lặng trong pháp luật tố tụng hình sự một số
nước trên thế giới;
+ Chương 3: Đề xuất xây dựng chế định quyền im lặng và nâng cao
khả năng thực thi quyền im lặng trong tố tụng hình sự Việt Nam.
* Đề tài NCKH về lĩnh vực luật Dân sự:
- Tên đề tài: HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU DO GIẢTẠO VÀ HẬU QUẢ PHÁP
LÝ CỦA HỢP ĐỒNG GIẢ TẠO.
- Lĩnh vực nghiên cứu: Luật Dân sự;
- Tính cấp thiết của đề tài:
Bộ luật Dân sự điều chỉnh các quan hệ xã hội được hình thành trên cơ sở
bình đẳng, tự do ý chí, độc lập vềtài sản và tự chịu trách nhiệm. Trong đó, chế định
hợp đồng dân sự là một hành lang pháp lý quan trọng giúp các chủ thể trong xã hội
có thể tự do trao đổi hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu bản thân.Với tư cách là công cụ
cho các bên xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ, hợp đồng là “luật chung” điều
chỉnh hành vi, ứng xử theo chuẩn mực mà hai bên đã đặt ra cho đối phương để đảm
bảo tính đúng đắn, lợi ích của giao dịch. Một hợp đồng được xây dựng trên những
quy định pháp luật không rõ ràng, thiếu tính đồng bộ, bất cập sẽ không phát huy
được vai trò của mình và có thể dẫn đến các tranh chấp gây thiệt hại cho các cá
nhân, pháp nhân tham gia giao dịch. Vì vậy, việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung
hướng tới hoàn thiện chế định hợp đồng dân sự nói riêng hay Bộ luật Dân sự nói
chung có thể tạo môi trường thuận lợi để kinh tế có điều kiện phát triển, sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực xã hội, góp phần thúc đẩy nền kinh tế thị trường theo định
hướng XHXN và hướng tới xây dựng nhà nước pháp quyền của Đảng, Nhà nước và
là ý chí của nhân dân.
Hợp đồng vô hiệu do giả tạo và xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu do giả
tạo không phải là vấn đề mới xuất hiện nhưng đang có xu hướng lan rộng và được
xã hội quan tâm trong thời gian gần đây đặc biệt trong vấn đề giả tạo để trốn thuế.
Lý giải cho việc này đó là mặc dù chúng ta đã có quy định, cơ chế để điều chỉnh
cho vấn đề này nhưng chưa giải quyết triệt để, còn khó khăn trong việc xác định
các trường hợp giả tạo, xử lý hậu quả pháp lý của giả tạo...
Ngày nay, khi Việt Nam đang từng bước hội nhập trong xu thế toàn cầu hóa
của thế giới trên nhiều mặt đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Việc hợp tác với các
quốc gia khác nhất là các quốc gia không cùng chung truyền thống pháp luật sẽ dẫn
đến những điểm bất đồng trong áp dụng pháp luật. Trong các hợp đồng kinh doanh,
thương mại với cá nhân, pháp nhân nước ngoài việc viện dẫn để tuyên bố hợp đồng
vô hiệu do giả tạo một cách tùy tiện, bất hợp lý sẽ làm mất niềm tin đối với nhà đầu
tư nước ngoài. Nhưng không vì thế mà có tâm lý e ngại, dè dặt tuyên vô hiệu đối
với các hợp đồng có các dấu hiệu giả tạo mà phải nghiên cứu tìm ra đúng bản chất
giả tạo của hợp đồng. Để chế định hợp đồng phát huy được hết vai trò của mình,
chỉ dừng lại việc bảo đảm quyền dân sự, quyền tự do thỏa thuận, bảo vệ lợi ích
công cộng là chưa đủ mà còn phải phù hợp với tập quán, thông lệ quốc tế. Vì vậy,
việc tiếp thu, học hỏi các hệ thống pháp luật khác là xu hướng tất yếu. Trong công
trình, bên cạnh nghiên cứu các quy định pháp luật Việt Nam tác giả sẽ tập trung
làm rõ định hướng, đường lối giải quyết của Tòa án trong các tranh chấp liên quan
đến HĐGT, thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc xử lý HĐGT. Từ đó, tìm ra được
đặc điểm, bản chất, các yếu tố xác định được hợp đồng giả tạo.
Từ những lý do trên tác giả chọn “Hợp đồng vô hiệu do giả tạo và hậu quả
pháp lý của hợp đồng giả tạo” để làm đề tài NCKH.
- Mục đích nghiên cứu:
+ Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về giao kết hợp đồng giả tạo: khái
niệm, mục đích, đặc điểm... của loại hợp đồng giả tạo.
+ Đưa ra các yếu tố giúp các chủ thể có thẩm quyền có thể xác định
đúng đắn “yếu tố giả tạo” của giao dịch.
+ Bàn luận về hậu quả pháp lý hợp đồng giả tạo giúp người đọc có thể
hiểu sâu hơn về mục đích của việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu đối với loại hợp
đồng giả tạo cũng như là những bất lợi của chủ thể các bên khi giao kết hợp đồng
giả tạo.
- Đối tượng nghiên cứu: Công trình này tập trung nghiên cứu nội dung liên
quan đến hợp đồng giả tạo. Cụ thể nghiên cứu các quy định pháp luật trong Bộ luật
Dân sự xoay quanh hai chế định chính là Giao dịch dân sự và hợp đồng. Tìm ra
được bản chất của hợp đồng giả tạo thông qua khái niệm, đặc điểm và tiến hành
phân loại chúng đồng thời lý giải nguyên nhân tại sao giao dịch dân sự giả tạo thì
vô hiệu và vô hiệu một cách tuyệt đối. Công trình cũng nghiên cứu hậu quả pháp lý
của hợp đồng giả tạo và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định
pháp luật liên quan đến hợp đồng giả tạo.
- Phạm vi nghiên cứu: Bộ luật Dân sự năm 2005 và Bộ luật Dân sự 2015...
Ngoài ra, các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của các Tòa án cũng là đối
tượng để tác giả có thể nhìn nhận, đánh giá vấn đề pháp lý dưới góc độ thực tiễn.
Ngoài ra, cũng nghiên cứu thêm một số quy định liên quan ở pháp luật nước ngoài
để đánh giá tính khả thi khi áp dụng tại Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng những phương pháp nghiên cứu
tổng hợp như hệ thống hoá cơ sở lý luận sau, phân tích, so sánh, đối chiếu các quy
định pháp luật khác nhau, đặc biệt là phương pháp so sánh luật học.Công trình
cũng sử dụng phương pháp khoa học biện chứng để xem xét mối liên hệ tác động
qua lại giữa các quy định với nhau, giữa quy định và cách áp dụng của cơ quan tài
phán. Phương pháp khoa học lịch sử nhằm lý giải nguyên nhân cho sự ra đời cũng
như cách thức của quy định. Khóa luận vẫn sẽ khai thác các kết quả nghiên cứu đã
có trước đó, nhưng vẫn đảm bảo tính độc lập và khách quan trong nghiên cứu và
những đề xuất, kiến nghị của mình.
- Kết cấu đề tài: Gồm 2 chương
+ Chương 1. Xác định hợp đồng giả tạo trong pháp luật dân sự VN.
+ Chương 2. Hậu quả pháp lý của hợp đồng giả tạo trong pháp luật
dân sự VN.
| 1/5

Preview text:

Câu hỏi: Hãy lựa chọn đặt tên 1 đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực: pháp luật
dân sự hoặc tố tụng dân sự, xác định các câu hỏi nghiên cứu và các phương pháp
dự định tiến hành nghiên cứu; kết cấu của đề tài... ---------
* Đề tài NCKH về lĩnh vực luật Tố tụng Hình sự:
- Tên đề tài: QUYỀN IM LẶNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN;
- Lĩnh vực nghiên cứu: Luật tố tụng Hình sự;
- Tính cấp thiết của đề tài:
Với mong muốn góp phần vào công cuộc cải cách tư pháp, xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tôn trọng và bảo vệ quyền con người, trong đề
tài nghiên cứu khoa học này, nhóm tác giả nghiên cứu về quyền im lặng của người
bị buộc tội - một trong những quyền con người cơ bản - nhằm hoàn thiện hơn
những quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền con người nói chung. Từ
đó, đề tài sẽ đưa ra những kiến nghị nhằm đảm bảo thực thi quyền im lặng một
cách có hiệu quả trong thực tiễn áp dụng pháp luật, phù hợp với tình hình nước ta. - Mục đích nghiên cứu:
+ Thứ nhất, tìm hiểu, nghiên cứu, lý giải những quan điểm khoa học,
cơ sở lý luận và thực tiễn quy định pháp luật của các nước Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản
và Trung Quốc về quyền im lặng;
+ Thứ hai, rà soát, đánh giá những quy định của pháp luật TTHS Việt
Nam nhằm bổ sung, hoàn thiện những hạn chế, bất cập còn tồn tại. - Phạm vi nghiên cứu:
+ Về cơ sở lý luận, nhóm tác giả sẽ nghiên cứu, tiếp cận những quan
điểm khoa học tiến bộ về quyền im lặng trên phạm vi quốc tế và trong nước;
+ Về cơ sở pháp lý, nhóm tác giả nghiên cứu theo hai trọng tâm là
pháp luật quốc tế (giới hạn một số nước điển hình) và pháp luật Việt Nam. Trong
phạm vi pháp luật quốc tế, nhóm tác giả nghiên cứu các quy định trong các Điều
ước quốc tế, pháp luật các quốc gia và các án lệ có liên quan đến quyền im lặng.
Trong phạm vi pháp luật Việt Nam, nhóm tác giả nghiên cứu các quy định của pháp
luật Tố tụng hình sự Việt Nam có liên quan đến quyền im lặng.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp phân tích pháp luật dựa trên các học thuyết sẽ được sử
dụng để giải thích, phân tích, tổng hợp các vấn đề lý luậnvà pháp lý của các quy phạm pháp luật;
+ Phương pháp logic sẽ được sử dụng để tư duy, suy luận nhằm đưa ra
những đánh giá, kết luận từ những nền tảng lý luận, cơ sở pháp lý. Từ đó, nhóm tác
giả đưa ra những quan điểm, kiến nghị, đề xuất phù hợp với yêu cầu đặt ra;
+ Phương pháp so sánh sẽ được sử dụng để đánh giá những nét tương
đồng, khác biệt giữa những hệ thống pháp luật về vấn đề quyền im lặng. Từ đó, tìm
hiểu, tổng hợp những ưu điểm và hạn chế để áp dụng vào Việt Nam một cách phù hợp;
+ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết sẽ được sử dụng để thu thập, tìm
kiếm thông tin từ nhiều nguồn tư liệu trong và ngoài nước. Từ đó, tổng hợp, phân
tích để đưa ra kết luận. - Kết cấu đề tài:
+ Chương 1: Nhận thức chung về quyền im lặng trong tố tụng hình sự;
+ Chương 2: Quyền im lặng trong pháp luật tố tụng hình sự một số nước trên thế giới;
+ Chương 3: Đề xuất xây dựng chế định quyền im lặng và nâng cao
khả năng thực thi quyền im lặng trong tố tụng hình sự Việt Nam.
* Đề tài NCKH về lĩnh vực luật Dân sự:
- Tên đề tài: HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU DO GIẢTẠO VÀ HẬU QUẢ PHÁP
LÝ CỦA HỢP ĐỒNG GIẢ TẠO.
- Lĩnh vực nghiên cứu: Luật Dân sự;
- Tính cấp thiết của đề tài:
Bộ luật Dân sự điều chỉnh các quan hệ xã hội được hình thành trên cơ sở
bình đẳng, tự do ý chí, độc lập vềtài sản và tự chịu trách nhiệm. Trong đó, chế định
hợp đồng dân sự là một hành lang pháp lý quan trọng giúp các chủ thể trong xã hội
có thể tự do trao đổi hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu bản thân.Với tư cách là công cụ
cho các bên xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ, hợp đồng là “luật chung” điều
chỉnh hành vi, ứng xử theo chuẩn mực mà hai bên đã đặt ra cho đối phương để đảm
bảo tính đúng đắn, lợi ích của giao dịch. Một hợp đồng được xây dựng trên những
quy định pháp luật không rõ ràng, thiếu tính đồng bộ, bất cập sẽ không phát huy
được vai trò của mình và có thể dẫn đến các tranh chấp gây thiệt hại cho các cá
nhân, pháp nhân tham gia giao dịch. Vì vậy, việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung
hướng tới hoàn thiện chế định hợp đồng dân sự nói riêng hay Bộ luật Dân sự nói
chung có thể tạo môi trường thuận lợi để kinh tế có điều kiện phát triển, sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực xã hội, góp phần thúc đẩy nền kinh tế thị trường theo định
hướng XHXN và hướng tới xây dựng nhà nước pháp quyền của Đảng, Nhà nước và là ý chí của nhân dân.
Hợp đồng vô hiệu do giả tạo và xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu do giả
tạo không phải là vấn đề mới xuất hiện nhưng đang có xu hướng lan rộng và được
xã hội quan tâm trong thời gian gần đây đặc biệt trong vấn đề giả tạo để trốn thuế.
Lý giải cho việc này đó là mặc dù chúng ta đã có quy định, cơ chế để điều chỉnh
cho vấn đề này nhưng chưa giải quyết triệt để, còn khó khăn trong việc xác định
các trường hợp giả tạo, xử lý hậu quả pháp lý của giả tạo...
Ngày nay, khi Việt Nam đang từng bước hội nhập trong xu thế toàn cầu hóa
của thế giới trên nhiều mặt đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Việc hợp tác với các
quốc gia khác nhất là các quốc gia không cùng chung truyền thống pháp luật sẽ dẫn
đến những điểm bất đồng trong áp dụng pháp luật. Trong các hợp đồng kinh doanh,
thương mại với cá nhân, pháp nhân nước ngoài việc viện dẫn để tuyên bố hợp đồng
vô hiệu do giả tạo một cách tùy tiện, bất hợp lý sẽ làm mất niềm tin đối với nhà đầu
tư nước ngoài. Nhưng không vì thế mà có tâm lý e ngại, dè dặt tuyên vô hiệu đối
với các hợp đồng có các dấu hiệu giả tạo mà phải nghiên cứu tìm ra đúng bản chất
giả tạo của hợp đồng. Để chế định hợp đồng phát huy được hết vai trò của mình,
chỉ dừng lại việc bảo đảm quyền dân sự, quyền tự do thỏa thuận, bảo vệ lợi ích
công cộng là chưa đủ mà còn phải phù hợp với tập quán, thông lệ quốc tế. Vì vậy,
việc tiếp thu, học hỏi các hệ thống pháp luật khác là xu hướng tất yếu. Trong công
trình, bên cạnh nghiên cứu các quy định pháp luật Việt Nam tác giả sẽ tập trung
làm rõ định hướng, đường lối giải quyết của Tòa án trong các tranh chấp liên quan
đến HĐGT, thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc xử lý HĐGT. Từ đó, tìm ra được
đặc điểm, bản chất, các yếu tố xác định được hợp đồng giả tạo.
Từ những lý do trên tác giả chọn “Hợp đồng vô hiệu do giả tạo và hậu quả
pháp lý của hợp đồng giả tạo” để làm đề tài NCKH. - Mục đích nghiên cứu:
+ Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về giao kết hợp đồng giả tạo: khái
niệm, mục đích, đặc điểm... của loại hợp đồng giả tạo.
+ Đưa ra các yếu tố giúp các chủ thể có thẩm quyền có thể xác định
đúng đắn “yếu tố giả tạo” của giao dịch.
+ Bàn luận về hậu quả pháp lý hợp đồng giả tạo giúp người đọc có thể
hiểu sâu hơn về mục đích của việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu đối với loại hợp
đồng giả tạo cũng như là những bất lợi của chủ thể các bên khi giao kết hợp đồng giả tạo.
- Đối tượng nghiên cứu: Công trình này tập trung nghiên cứu nội dung liên
quan đến hợp đồng giả tạo. Cụ thể nghiên cứu các quy định pháp luật trong Bộ luật
Dân sự xoay quanh hai chế định chính là Giao dịch dân sự và hợp đồng. Tìm ra
được bản chất của hợp đồng giả tạo thông qua khái niệm, đặc điểm và tiến hành
phân loại chúng đồng thời lý giải nguyên nhân tại sao giao dịch dân sự giả tạo thì
vô hiệu và vô hiệu một cách tuyệt đối. Công trình cũng nghiên cứu hậu quả pháp lý
của hợp đồng giả tạo và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định
pháp luật liên quan đến hợp đồng giả tạo.
- Phạm vi nghiên cứu: Bộ luật Dân sự năm 2005 và Bộ luật Dân sự 2015...
Ngoài ra, các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của các Tòa án cũng là đối
tượng để tác giả có thể nhìn nhận, đánh giá vấn đề pháp lý dưới góc độ thực tiễn.
Ngoài ra, cũng nghiên cứu thêm một số quy định liên quan ở pháp luật nước ngoài
để đánh giá tính khả thi khi áp dụng tại Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng những phương pháp nghiên cứu
tổng hợp như hệ thống hoá cơ sở lý luận sau, phân tích, so sánh, đối chiếu các quy
định pháp luật khác nhau, đặc biệt là phương pháp so sánh luật học.Công trình
cũng sử dụng phương pháp khoa học biện chứng để xem xét mối liên hệ tác động
qua lại giữa các quy định với nhau, giữa quy định và cách áp dụng của cơ quan tài
phán. Phương pháp khoa học lịch sử nhằm lý giải nguyên nhân cho sự ra đời cũng
như cách thức của quy định. Khóa luận vẫn sẽ khai thác các kết quả nghiên cứu đã
có trước đó, nhưng vẫn đảm bảo tính độc lập và khách quan trong nghiên cứu và
những đề xuất, kiến nghị của mình.
- Kết cấu đề tài: Gồm 2 chương
+ Chương 1. Xác định hợp đồng giả tạo trong pháp luật dân sự VN.
+ Chương 2. Hậu quả pháp lý của hợp đồng giả tạo trong pháp luật dân sự VN.