Tài liệu học triết học - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
1.Vị trí và vai trò của quy luật: Quy luật thể hiện bản chất của phép biện chứng, là hạt nhân của phép biện chứng, nó đề cập đến vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật, vấn đề nguyên nhân, động lực của sự vận động, phát triển. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập:
1.Vị trí và vai trò của quy luật: Quy luật thể hiện bản chất của phép biện chứng, là hạt
nhân của phép biện chứng, nó đề cập đến vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của phép biện
chứng duy vật, vấn đề nguyên nhân, động lực của sự vận động, phát triển. 2. Nội dung quy luật
- Khái niệm mâu thuẫn biện chứng: dùng để chỉ sự liên hệ, tác động theo cách vừa thống
nhất, vừa đấu tranh; vừa đòi hỏi, vừa loại trừ, vừa chuyển hoá lẫn nhau giữa các mặt đối
lập. Mâu thuẫn biện chứng có tính chất:
+ Tính khách quan, phổ biến của mâu thuẫn biểu hiện ở mọi sự vật, hiện tượng thuộc mọi
lĩnh vực trong thế giới đều chứa đựng các mặt đối lập, chúng tạo thành mâu thuẫn vốn có
sự vật, hiện tượng đó, tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của con người
+ Tính đa dạng, phong phú: mỗi sự vật hiện tượng, quá trình đều có thể bao hàm nhiều
loại mâu thuẫn khác nhau, biểu hiện khác nhau trong những điều kiện lịch sử, cụ thể khác
nhau; chúng giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự
vật.Trong các lĩnh vực khác nhau cũng tồn tại những mâu thuẫn và tính chất khác nhau
- Khái niệm các mặt đối lập: Chỉ các bộ phận, thuộc tính… có khuynh hướng biến đổi,
vận động trái ngược nhau, nhưng cùng tồn tại khách quan trong mỗi sự vật, hiện tượng.
- Khái niệm thống nhất giữa các mặt đối lập: là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ giữa
chúng và được thể hiện:
+ Thứ nhất, các mặt đối lập cần đến nhau, nương tựa vào nhau, làm tiền đề cho nhau tồn
tại, không có mặt này thì sẽ không có mặt kia
+ Thứ hai, các mặt đối lập ngang nhau, cân bằng nhau
+ Thứ ba, giữa các mặt đối lập có sự tương đồng, thống nhất do trong các mặt đối lập còn
tồn tại những yếu tố giống nhau
- Khái niệm đấu tranh giữa các mặt đối lập: Khái niệm dùng để chỉ sự tác động qua lại
theo hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa chúng. Đấu tranh giữa các mặt đối lập có tính
tuyệt đối, còn thống nhất giữa chúng chỉ có tính tạm thời, tương đối và có điều kiện
- Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong mọi lĩnh vực và vô cùng đa dạng. Sự đa dạng đó
phụ thuộc vào đặc điểm của các mặt đối lập. Mỗi mâu thuẫn có đặc điểm riêng và vai trò
khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng - Phân loại mâu thuẫn:
Căn cứ vào sự tồn tại và phát triển: mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản
Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển: mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu
Căn cứ vào quan hệ giữa các mặt đối lập với một sự vật, hiện tượng: mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài
Căn cứ vào tính chất của lợi ích cơ bản là đối lập nhau trong quan hệ giữa các giai cấp ở
một giai đoạn lịch sử nhất định: mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng
- Vai trò của mâu thuẫn đối với sự vận động và phát triển: Mâu thuẫn giữa các mặt đối
lập, biểu hiện ở sự tác động (theo hướng phủ định, thống nhất) lẫn nhau giữa các mặt đối
lập là nguyên nhân chính tạo nên nguồn gốc của sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng
- Quá trình vận động của mâu thuẫn: Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống
nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau. Quá trình này dẫn đến sự chuyển hoá của các mặt
đối lập. Sự chuyển hoá giữa chúng diễn ra hết sức phong phú, đa dạng, tuỳ thuộc vào tính
chất của các mặt đối lập cũng như tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể. Sự tác động qua
lại dẫn đến chuyển hoá giữa các mặt đối lập là một quá trình. Lúc mới xuất hiện, mâu
thuẫn thể hiện ở sự khác biệt và phát triển thành hai mặt đối lập. Khi hai mặt đối lập của
mâu thuẫn xung đột gay gắt với nhau và điều kiện đã chín muồi thì chúng sẽ chuyển hoá
lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới hình thành,
quá trình tác động chuyển hoá giữa hai mặt lại tiếp diễn, làm cho sự vật, hiện tượng luôn
luôn vận động và phát triển. Như vậy, sự liên hệ, tác động và chuyển hoá giữa các mặt đối
lập là nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển của thế giới.
c.Ý nghĩa của phương pháp luận:
Thứ nhất, trong hoạt động phải thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn; từ đó giải quyết
mâu thuẫn theo quy luật, điều kiện khách quan. Muốn phát hiện mâu thuẫn cần, cần tìm ra
thể thống nhất của các mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng. Thứ hai, trong quá trình phân
tích mâu thuẫn, cần phân tích cụ thể mâu thuẫn cụ thể để đề ra phương pháp giải quyết
phù hợp. Thứ ba, phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các
mặt đối lập, không điều hoà mâu thuẫn cũng không nóng vội hay bảo thủ.
Phần 2: Kiến thức vận dụng
Như đã chứng minh ở trên, quy luật mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực của mọi sự phát
triển, bản chất của sự phát triển chính là tìm ra và giải quyết các mâu thuẫn nội tại bên
trong sự vật, hiện tượng. Bản thân em sau khi nắm rõ nội dung và ý nghĩa của quy luật
thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, em vận dụng quy luật này vào cách thức để
giải quyết những vấn đề trong cuộc sống và vào quá trình học tập để hoàn thiện bản thân .
Về mặt nhận thức: Đầu tiên, em biết tôn trọng mâu thuẫn, cố gắng tìm ra những mâu
thuẫn phân tích đầy đủ các mặt đối lập để nắm bắt bản chất và khuynh hướng vận động và
phát triển. Thứ hai, em nhận thức bản thân cần có thái độ không sợ mâu thuẫn, không
tránh né mâu thuẫn mà cần phải tìm ra giải pháp khắc phục, như thế mới có thể phát triển
bản thân, có thêm tự tin và kinh nghiệm để giải quyết mâu thuẫn phát sinh sau này. Thứ
ba, sau khi đã nắm rõ bản chất của mâu thuẫn và tìm ra giải pháp cho nó, em cố gắng nắm
vững được các nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn phù hợp đó, không điều hòa mâu thuẫn
mà cần phải tìm ra được phương thức, phương tiện để giải quyết mâu thuẫn khi điều kiện đã chín muồi.