-
Thông tin
-
Quiz
Tài liệu hướng dẫn tự học - Môn Vi sinh ký sinh trùng | Đại học Y dược Cần Thơ
Đại học Y dược Cần Thơ với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và học tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.
Vi sinh - ký sinh trùng 11 tài liệu
Đại học Y dược Cần Thơ 303 tài liệu
Tài liệu hướng dẫn tự học - Môn Vi sinh ký sinh trùng | Đại học Y dược Cần Thơ
Đại học Y dược Cần Thơ với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và học tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.
Môn: Vi sinh - ký sinh trùng 11 tài liệu
Trường: Đại học Y dược Cần Thơ 303 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Y dược Cần Thơ
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
BỘ MÔN KÝ SINH TRÙNG
CHỦ BIÊN: LÊ THỊ CẨM LY
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
MÔN KÝ SINH TRÙNG Y HỌC Cần Thơ, 2022
Chủ biên: Lê Thị Cẩm Ly Ban biên soạn: Đoàn Văn Quyền Lê Thị Cẩm Ly Nguyễn Thị Thảo Linh Ban biên tập: Lê Nguyễn Uyên Phương Phan Hoàng Đạt
PHẦN 1: GIỚI THIỆU TÀI LIỆU HỌC MÔN KÝ SINH TRÙNG
1. Tài liệu học chính thức
Ngô Văn Truyền, Đoàn Văn Quyền , (2020), Ký sinh trùng Y học, Nhà Xuất Bản Y
Học Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh Giáo trình thực tập Sổ tay Ký Sinh Trùng
2. Tài liệu tham khảo bắt buộc
- Paniker's Textbook of Medical Parasitology, CK Jayaram Paniker (2018) -
8th ed ; New Delhi: Jaypee Brothers Medical. Ebook YCTS.06483
- The Biology of Parasites by Richard Lucius et al. (z-lib.org).pdf, US Wiley-VCH, 2017, YCTS.06117 1
3. Tài liệu tham khảo thêm
-Trần Xuân Mai và CS (2010), Ký sinh Trùng Y Học, Nhà xuất bản Y học
-Lê Thị Xuân (2008), Ký sinh trùng thực hành, Nhà xuất bản Giáo dục
-Trần Xuân Mai và CS (1990), Ký sinh Trùng Y Học, Nhà xuất bản Y học 2
PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH
Để học tốt môn Ký sinh trùng sinh viên cần thực hiện tốt các bước sau:
1. Xem hướng dẫn tự học môn Ký sinh trùng. Thực hiện đầy đủ các bước.
2. Đọc bài giảng ít nhất 1 lần trước khi đến lớp.
3. Khi lên lớp chú ý nghe giảng và tham gia phát biểu xây dựng bài học.
4. Tự lượng giá sơ bộ cuối bài giảng ngay sau khi học xong trên lớp.
5. Học thuộc bài giảng theo mục tiêu ở mỗi bài sau khi lên lớp.
6. Tìm tài liệu chuyên ngành Ký sinh trùng có trên thư viện trường xem bổ
sung kiến thức hỗ trợ bài giảng.
7. Tự lượng giá thông qua Ngân hàng câu hỏi và phản hồi ngân hàng câu hỏi cho Bộ môn (nếu có)
8. Làm đầy đủ các bài tập về nhà, bài tập tình huống, bài báo cáo thuyết trình khi Thầy/Cô yêu cầu.
9. Học nhóm, trao đổi kiến thức với bạn cùng nhóm về các tình huống tự học
của môn học để đạt kết quả thi thực hành, lý thuyết cao nhất.
10. Đọc thêm các bài giảng tương ứng trong sách tự học bắt buộc. 3
BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ KÝ SINH TRÙNG HỌC
1. Trình bày các kiểu tương tác giữa các sinh vật và hiện tượng ký sinh.
-Sinh viên cần hiểu rõ định nghĩa ký sinh trùng là gì? cộng sinh, tương sinh, hội
sinh, ký sinh ngẫu nhiên, ký sinh bắt buộc, ký sinh không bắt buộc (Nội ký sinh,
ngoại ký sinh, ký sinh lạc chủ, ký sinh lạc chỗ)?
-Đọc sách của PGS.Trần Xuân Mai, Ký sinh trùng Y học, 2010 bài Đại cương từ Tr 3- tr4
2. Trình bày tính đặc hiệu ký sinh, ký chủ, các loại ký chủ và chu trình phát triển của ký sinh trùng.
-Sinh viên phải phân biệt được các loại ký chủ : Ký chủ vĩnh viễn, ký chủ trung
gian, ký chủ chính, ký chủ phụ, ký chủ chờ thời, tàng chủ.
-Đọc sách của PGS.Trần Xuân Mai, Ký sinh trùng Y học, 2010 bài Đại cương từ Tr 8- tr9
3. Trình bày đặc điểm dịch tễ học, sự tương tác ký sinh trùng và ký chủ.
Trình bày được ảnh hưởng ký sinh trùng lên ký chủ và ngược lại. Xem kỹ nội dung
trong sách Ký sinh trùng Y học của Bộ môn
4. Hiểu rõ cách viết tên ký sinh trùng bằng tên la tinh.
Đọc sách của PGS. Trần Xuân Mai, Ký sinh trùng Y học, 2010 bài Đại cương trang 15
5. Trình bày bệnh lý, chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh ký sinh trùng.
Sinh viên phải tìm đọc thêm các sách về triệu chứng học nội khoa, triệu chứng học
ngoại khoa để hiểu rõ bệnh học.
Đọc thêm sách về kỹ thuật xét nghiệm Ký sinh trùng của PGS. Lê Thị Xuân để
hiểu rõ các phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán xét nghiệm.
Đọc sách của PGS.Trần Xuân Mai, Ký sinh trùng Y học, 2010 bài Đại cương từ Tr 17- tr23 4
BÀI 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM KÝ SINH TRÙNG
Sau khi học xong bài này, sinh viên phân biệt được xét nghiệm trực tiếp, xét nghiệm gián
tiếp là gì? Các ký sinh trùng thường gặp ở mỗi loại bệnh phẩm như phân, máu. CHƯƠNG ĐƠN BÀO
BÀI 3. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐƠN BÀO HỌC
Sinh viên đọc thêm sách của PGS.Trần Xuân Mai, Ký sinh trùng Y học, 2010 bài Đại cương từ Tr 26- tr30
BÀI 4. Entamoebahistolytica SCHAUDINN, 1903
Phân biệt được 3 dạng thể hoạt động ăn hồng cầu Entamoeba histolytica
histolytica, thể hoạt đồng không ăn hồng cầu Entamoeba histolytica mimuta và thể
bào nang Entamoeba histolytica cyst.
Từ chu trình phát triển sinh bệnh và không sinh bệnh giải thích được cơ chế gây
bệnh và đặc điểm bệnh amip đường ruột và bệnh amip ngoài ruột.
Tư vấn được cho người dân biện pháp dự phòng Entamoeba histolytica.
BÀI 5. GiardialambliaSTILES, 1915
Nhận dạng được các dạng của Giardia lamblia dưới kính hiển vi. Vị trí ký sinh,
sức chịu đựng môi trường sống, khả năng di chuyển và sinh sản của Giardia
lamblia từ đó giải thích được đặc điểm gây bệnh của Giardia lamblia.
BÀI 6.PentatrichomonasintestinalisDAVAINE, 1860; LEUCKART, 1879
Vị trí ký sinh, sức chịu đựng môi trường sống, khả năng di chuyển và sinh sản của
Pentatrichomonas intestinalis từ đó giải thích được đặc điểm gây bệnh của
Pentatrichomonas intestinalis. Phân biệt được thế nào là chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán cận lâm sàng
BÀI 7. Trichomonasvaginalis DONNÉ, 1837
Mô tả được hình thể Trichomonas vaginalis, từ chu trình phát triển giải thích
được đặc điểm gây bệnh và dự phòng 5
BÀI 8. BalantidiumcoliMALMSTEN,1857; STEIN,1862
Mô tả được các dạng Balantidium coli, từ chu trình phát triển giải thích được
đặc điểm gây bệnh và dự phòng
BÀI 9.Plasmodiumsp(KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT)
Mô tả và phân biệt được các dạng của 5 loài ký sinh trùng sốt rét Plasmodium sp.
Từ chu trình phát triển hữu tính và vô tính giải thích được sinh lý bệnh học sốt rét và dự phòng bệnh.
BÀI 10. ToxoplasmagondiiNICOLLE MANCEAUX, 1908
Mô tả được các dạng của Toxoplasma gondii. Nêu được vai trò quan trọng của tàng
chủ là mèo. Chu trình phát triển ở mèo và ở người để lý giải cơ chế bệnh sinh và phòng bệnh.
BÀI 11. Cryptosporidiumsp
Học thuộc chu trình phát triển Cryptosporidium sp, vận dụng vào giải thích cơ chế gây bệnh và dự phòng.
CÂU HỎI TỔNG HỢP VÀ TÌNH HUỐNG CHƯƠNG ĐƠN BÀO
1. So sánh hình thể của Cryptosporidium sp và Toxoplasma gondii
2. So sánh hình thể của Giardia lamblia , Pentatrichomonas intestinalis và Trichomonas vaginalis
3. So sánh hình thể của 2 loài Plasmodium falciparum và Plasmodium vivax
4. Để chẩn đoán các bệnh amip, bệnh sốt rét, viêm âm đạo do
Trichomonas vaginalis, tiêu chảy do Giardia lamblia, tiêu chảy do
Cryptosporidium sp, bệnh nhiễm Toxoplasma gondii thể bẩm sinh cần làm
các xét nghiệm gì tương ứng?
5. Bệnh nhi 8 tuổi vào viện vì đau bụng, tiêu phân đàm máu, kèm cảm giác mót
rặn. Khả năng bệnh nhi nhiễm ký sinh trùng gì? cần cho xét nghiệm gì tìm
KST đó? em hãy vẽ hình và mô tả các dạng sống của KST gây bệnh này?
6. Bệnh nhân nữ 25 tuổi đến khám và tư vấn chuẩn bị mang thai, bạn hãy tư
vấn cho bệnh nhân nguy cơ nhiễm KST gì có thể gây dị dạng cho thai và
biện pháp phòng tránh nhiễm KST này? Bộ xét nghiệm tiền sản TORCH có
tìm nguyên nhân do KST không? loài nào? 6
7. Bệnh nhân nam 30 tuổi vào viện vì sốt cao từng cơn kèm lạnh run, mỗi cơn
cách nhau 1 ngày, sau khi lên cơn sốt vã mồ hôi nhiều. Khả năng bệnh nhân
nhiễm KST gì? xét nghiệm gì để tìm KST đó? hướng dẫn bệnh nhân cách
phòng bệnh? Cách đây 1 tháng bệnh nhân có đi đến vùng có bệnh sốt rét cao.
8. Bệnh nhi 9 tuổi vào viện vì tiêu chảy, xét nghiệm phân thấy KST: thể bào
nang hình trứng, rất chiết quang, có trục sống thân, có từ 2-4 nhân, kích
thước 8-12mcmx7-10mcm. Bạn hãy cho biết đây là loài KST gì? nêu biện pháp dự phòng.
9. Bệnh nhân nữ 30 tuổi đến khám vì viêm âm đạo,kèm tiểu khó và tiểu đau
buốt. khám thấy niêm mạc âm đạo đỏ, có nhiều điểm xuất huyết, huyết trắng
nhiều, màu trắng đục, có bọt có mùi hôi. Khả năng bệnh nhân nhiễm loài
đơn bào nào? xét nghiệm gì để xác định? mô tả hình dạng loài đơn bào này?
yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của đơn bào này là gì?
10.Bệnh nhân nam 45 tuổi vào viện vì tiêu chảy kéo dài xen kẽ với thời kỳ yên
lặng, có xét nghiệm HIV dương tính. Khả năng bệnh nhân nhiễm loài đơn
bào gì? mô tả hình dạng và trình bày chu trình phát triển của loài đơn bào này? 7 CHƯƠNG GIUN SÁN
BÀI 12. ĐẠI CƯƠNG VỀ GIUN SÁN
Nêu được sự khác nhau của giun và sán
BÀI 13. AscarislumbricoidesLINNÉ,1758
Mô tả hình dạng của 3 loại trứng giun đũa Ascaris lumbricoides. Dựa vào chu trình
phát triển của giun đũa giải thích cơ chế gây ra hội chứng Loeffler ở phổi khi nhiễm giun đũa.
BÀI 14 TrichuristrichiuraLINNÉ, 1771; STILES, 1901
Mô tả hình dạng của giun tóc Trichuris trichiura trưởng thành và trứng.
Dựa vào chu trình phát triển của giun để giải thích các triệu chứng khi nhiễm giun tóc Trichuris trichiura
BÀI 15 Ancylostoma duodenale UBINI, 1843; REPLIN, 1845; Necator americanusSTILES, 1902
So sánh hình thể của giun móc Ancylostoma duodenale và giun móc Necator americanus.
Mô tả hình dạng của ấu trùng giun móc giai đoạn 1 và giai đoạn 2. Dựa vào đặc
tính ký sinh của giun móc giải thích các triệu chứng khi nhiễm giun móc.
BÀI 16 StrongyloidesstercoralisBAVAY, 1876; STILES và HASSALL, 1902
Mô tả hình dạng các dạng sống của giun lươn Strongyloides stercoralis con trưởng
thành, ấu trùng giai đoạn 1 và giai đoạn 2.
So sánh 3 chu trình phát triển của giun lươn Strongyloides stercoralis trực tiếp, gián tiếp và tự nhiễm.
Từ đặc tính ký sinh và chu trình phát triển giải thích cơ chế gây ra các triệu chứng
nhiễm giun lươn Strongyloides stercoralis.
Nêu cách phòng bệnh giun lươn hiệu quả 8
BÀI 17 EnterobiusvermicularisLINNÉ, 1758; LEACH, 1853
Mô tả được hình dạng của trứng, con trưởng thành giun kim Enterobius vermicularis .
Từ chu trình phát triển giun kim giải thích nguyên nhân gây ra tái nhiễm và các
triệu chứng khi nhiễm giun kim
BÀI 18 TrichinellaspiralisOWEN, 1835; RAILLIET, 1895
Mô tả được hình dạng con trưởng thành và ấu trùng. Hiểu được đặc tính ký sinh
của giun và yếu tố nguy cơ nhiễm giun là ăn thịt động vật chưa được nấu chín. Biết
cách phòng bệnh giun xoắn Trichinella spiralis
BÀI 19 Wuchereria bancroftiCOBBOLD, 1921; Brugia malayiBRUG, 1927
và BUCKLEY, 1960; Brugiatimori
Mô tả hình thể giun chỉ bạch huyết.
Trình bày chu trình phát triển của giun chỉ bạch huyết.
Nêu biện pháp phòng chống bệnh giun chỉ bạch huyết.
BÀI 20 FasciolahepaticaLINNÉ, 1758
Mô tả được hình dạng loài sán lá lớn ở gan Fasciola gigantica gây bệnh tại Việt
Nam. Hiểu được tập tính ký sinh từ đó giải thích được triệu chứng nhiễm bệnh
Fasciola gigantica. Tiêu chuẩn chẩn đoán, điều trị và cách dự phòng bệnh.
Mô tả được đặc điểm dịch tể học của Fasciola gigantica và yếu tố nguy cơ nhiễm
sán là do ăn rau sống có chứa nang trùng sán.
BÀI 21 ClonorchissinensisCOBBOLD,1875và LOOSS,1907;Opisthorchis
viverriniRIVOLTA, 1884 và BLANCHARD, 1895;Opisthorchisfelineus
RIVOLTA, 1884 và BLANCHARD, 1895
Mô tả được hình dạng của sán lá nhỏ ở gan như con trưởng thành, trứng sán.
Hiểu được tập tính ký sinh từ đó giải thích được triệu chứng nhiễm bệnh
Clonorchis sinensis. Tiêu chuẩn chẩn đoán, điều trị và cách dự phòng bệnh. 9
Đặc tính ký sinh Clonorchis sinensis thích nghi với người rất cao. Sán thải trứng ra
phân người nhiễm chỉ sau 01 tháng, đôi khi chưa có bất kỳ triệu chứng bệnh nào.
BÀI 22 FasciolopsisbuskiLANCESTER, 1857; ODHNER, 1902
Mô tả được hình thể sán trưởng thành và trứng Fasciolopsis buski
Hiểu rõ chu trình phát triển, đặc tính gây bệnh và yếu tố nguy cơ
Vùng dịch tễ sán lưu hành là ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
BÀI 23 ParagoninuswestermaniKERBER, 1878; BRAUN, 1899
Mô tả hình thể sán Paragonimus westermani trưởng thành và trứng
Vận dụng kiến thức về chu trình phát triển lý giải các triệu chứng do sán
Paragonimus westermani gây ra và các biện pháp phòng bệnh.
Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán Paragonimus westermani là gì?
BÀI 24 TaeniasoliumLINNÉ, 1758
Mô tả được đặc điểm của đầu sán Taenia solium, đốt sán Taenia solium trưởng thành
Từ đặc tính sán ký sinh và chu trình phát triển giải thích được các thể bệnh nguy
hiểm khi nhiễm như ấu trùng ở các mô Cysticercus cellulosae và phòng bệnh.
BÀI 25 Taenia saginataGOEZE, 1782
Mô tả hình thể trứng, đốt trưởng thành và đầu sán dải bò Taenia saginata.
Trình bày chu trình phát triển của sán dải bò Taenia saginata. Từ đó đề ra được biện
pháp dự phòng bệnh hiệu quả.
CÂU HỎI TỔNG HỢP VÀ TÌNH HUỐNG CHƯƠNG GIUN SÁN
1. Phân biệt hình thể ấu trùng giai đoạn 1 và giai đoạn 2 giun móc và giun
lươn. Khi xét nghiệm mẫu phân tươi để phân biệt ấu trùng của 2 loài giun
này chúng ta cần phải làm gì?
2. So sánh hình thể và đặc tính của các trứng giun đũa, giun tóc, giun móc,
giun kim. Trứng giun nào có khả năng lây nhiễm ngay, vì sao?
3. So sánh ký chủ trung gian thứ nhất và ký chủ trung gian thứ hai của 4 loài sán: Clonorchis
sinensis, Fasciola gigantica, Fasciolopsis buski, Paragonimus westermani 10
4. So sánh hình dạng và đặc tính ký sinh của hai loài sán dải heo Taenia
solium và sán dải bò Taenia saginata.
5. So sánh hình dạng và đặc tính ký sinh của hai loài sán lá gan lớn Fasciola
gigantica và sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis.
6. Bệnh nhân nữ, 40 tuổi, quê ở Gia Lai. Vào viện vì đau hạ sườn phải. Qua
hỏi bệnh ghi nhận: Đau vùng hạ sườn phải, không sốt, tại đây nổi lên 1
đường gồ cao, mọng nước, ngoằn ngoèo. Tiền sử: Cách nhập viện 1 tháng,
bệnh nhân biếng ăn, mệt mỏi, đau vùng thượng vị và có 1 khối u đỏ, cứng
không đau # 3cm, vài ngày sau u di chuyển lên ngực phải. Khi thám sát sang
thương bắt được 1 con KST hình chiếc lá còn sống. Bệnh nhân mắc bệnh gì?
7. Một bệnh nhân nữ 50 tuổi vào viện vì đau bụng vùng thượng vị. Qua hỏi
bệnh sử ghi nhận bệnh nhân có các triệu chứng, hội chứng sau: Đau âm ỉ
vùng thượng vị thường xuyên, Ăn uống rất kém, Gan lách không to, Hội
chứng thiếu máu (kết mạc mắt nhạt, lòng bàn tay trắng bệch…) Tiền sử: đau
dạ dày tá tràng gần 2 năm, đã điều trị nhiều nơi nhưng không khỏi. Bạn là
bác sĩ nhận bệnh này bạn sẽ làm gì?
8. Một bệnh nhân nữ 63 tuổi vào viện vì tiêu chảy. Qua hỏi bệnh sử, tiền sử và
khám lâm sàng ghi nhận: Hội chứng Cushing, Phù toàn thân, người suy kiệt
nặng, Ăn uống kém, buồn nôn. Đi tiêu ngày 6-7 lần phân toàn nước, không
đàm, không máu. (đi tiêu lỏng gần 2 tháng nay) Tiền sử: viêm dạ dày tá
tràng gần 2 năm điều trị nhiều nơi nhưng không khỏi. Bạn sẽ làm gì?
9. Bệnh nhân nam 50 tuổi đến khám vì phát hiện nhiều đốt sán xơ mít xung
quanh khi ngủ dậy. Bệnh nhân có thói quen ăn phở tái. Khả năng bệnh nhân nhiễm KST gì? vì sao?
10.Bệnh nhân nam 45 tuổi đến khám vì nhiều nốt u cục dưới da, mật độ chắc.
Khả năng bệnh nhân nhiễm KST nào? làm xét nghiệm gì để chẩn đoán và dự
phòng bệnh bằng cách nào?
11.Tại phòng khám nhi: Một bà mẹ đưa con mình đến khám bệnh vì bé hay
quấy khóc về đêm. Hỏi bệnh được biết: bé trai 3 tuổi, thể trạng ốm, hay quấy
khóc đặc biệt về đêm và hay đái dầm. Nếu anh (chị) là bác sĩ khám bệnh
nhân này. Anh (Chị) sẽ làm gì? Hãy hướng dẫn cách phòng tránh, bệnh giun kim cho người mẹ này. 11
CHƯƠNG ĐỘNG VẬT CHÂN KHỚP
BÀI 26 ĐẠI CƯƠNG ĐỘNG VẬT CHÂN KHỚP
Trình bày và phân biệt được vai trò gây bệnh (ký sinh, gây độc, gây ngứa, chiếm
đoạt máu và gây sợ hãi) và vai trò truyền bệnh (vận chuyển mầm bệnh, ký chủ
trung gian và vector) của động vật chân khớp
BÀI 27 CÁI GHẺ (Sarcoptescabiei)
So sánh hình thể cái ghẻ cái và cái ghẻ đực
Phân tích đặc tính ký sinh của cái ghẻ, từ đó giải thích được triệu chứng do cái ghẻ
gây ra và các biện pháp dự phòng hiệu quả.
BÀI 28 Demodexfolliculorum,Demodexbrevis(GHẺ THÂN DÀI)
Mô tả được hình thể ghẻ thân dài.
Trình bày được chu trình phát triển của ghẻ thân dài.
Trình bày phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng và phòng bệnh ghẻ thân dài. BÀI 29 BỌ CHÉT
Phân biệt được hình thể 5 loài bọ chét đã học
Trình bày được 7 vai trò trong y học của bọ chét BÀI 30 MUỖI
Phân biệt được hình thể các ấu trùng và con trưởng thành của 4 giống muỗi.
Nêu được các bệnh do muỗi truyền và giải thích tập tính muỗi liên quan đến khả năng truyền bệnh
BÀI 31 KIỂM SOÁT ĐỘNG VẬT CHÂN KHỚP
Tham gia tích cực xây dựng bài thuyết trình, báo cáo thuyết trình khi được yêu cầu.
05 chủ đề soạn bài thuyết trình là 5 phương pháp kiễm soát động vật chân khớp:
Phương pháp quản lý môi trường, phương pháp sinh học, phương pháp hóa học,
phương pháp di truyền học, phương pháp lồng ghép 12
CÂU HỎI TỔNG HỢP VÀ TÌNH HUỐNG CHƯƠNG ĐỘNG VẬT CHÂN KHỚP
1. Khi đi thực tế tại cộng đồng, tuyên truyền giáo dục cho người dân về phòng
chống các bệnh sốt rét, sốt xuất huyết. Hãy hướng dẫn người dân cách nhận
biết ổ ấu trùng của muỗi Anopheles sp và Aedes sp. Một bác nông dân hỏi:
“Tôi thấy một ổ lăng quăng ở ngoài ao rau muống. Vậy nó có phải là ổ của
muỗi đầu sốc không?” Bạn hãy trả lời câu hỏi này cho Bác.
2. Một bé gái 4 tuổi, đến khám bệnh vì chân nổi nhiều mụn đỏ, rất ngứa về
đêm. Mẹ của bé rất lo lắng và hỏi bác sĩ về chân con mình sau này có để lại
sẹo không? Bạn là bác sĩ khám bệnh nhân này. Bạn sẽ làm gì? Tiền sử của
bé rất hay bị nổi mụn nước ở chân rồi tự hết. Khám thấy nhiều mụn nước ở
da, có mủ. Khi bôi dung dịch xanh methylen lên vùng da tổn thương thì
thấy xuất hiện nhiều đường màu xanh nối giữa các mụn nước trong. Bé không có sốt.
3. Bệnh nhân nữ 25 tuổi đến khám vì nổi nhiều mụn trứng cá ở mặt. Khả năng
bệnh nhiễm KST gì? bạn hãy tư vấn cho bệnh nhân về KST này 13 CHƯƠNG VI NẤM
BÀI 32 ĐẠI CƯƠNG VỀ VI NẤM HỌC 1. Định nghĩa vi nấm. 2. Phân loại vi nấm.
3. Mô tả hình thể vi nấm.
4. Trình bày sự sinh sản của vi nấm.
5. Nêu tầm quan trọng của vi nấm.
BÀI 33 BỆNH VI NẤM NGOẠI BIÊN LANG BEN
1. Nêu tên vi nấm gây bệnh lang ben.
2. Nêu đặc điểm dịch tễ học của bệnh lang ben.
3. Trình bày 2 loại sang thương của lang ben.
4. Nêu nguyên tắc điều trị dự phòng bệnh lang ben.
BÀI 34 BỆNH VI NẤM NGOÀI DA
1. Trình bày tính chất sinh lý của vi nấm ngoài da.
2. Trình bày phân loại của C.W. Emmons.
3. Trình bày 3 phương thức truyền bệnh của vi nấm ngoài da.
4. Nêu các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng bệnh vi nấm ngoài da.
5. Nêu nguyên tắc điều trị và dự phòng bệnh vi nấm ngoài da.
BÀI 35 BỆNH VI NẤM CRYPTOCOCCUS
1. Nêu tính chất ngoại sinh và cơ hội của bệnh.
2. Nêu vai trò phát tán mầm bệnh của chim bồ câu.
3. Trình bày đặc điểm bệnh lý của vi nấm.
4. Trình bày phương pháp nhuộm mực tàu để tìm vi nấm. 5. Nêu 4 cấp dự phòng.
BÀI 36 BỆNH VI NẤM CANDIDA
1. Nêu các yếu tố thuận lợi để vi nấm Candida chuyển từ lối sống hoại sinh sang ký sinh.
2. Trình bày các loại bệnh lý do Candida gây ra.
3. Trình bày phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng bệnh vi nấm Candida.
4. Nêu nguyên tắc điều trị và dự phòng bệnh vị nấm Candida. 14 BÀI 37 BƯỚU NẤM
1. Nêu 2 nhóm tác nhân gây bướu nấm.
2. Nêu đặc điểm lâm sàng của bướu nấm.
3. Nêu nguyên tắc chẩn đoán cận lâm sàng và điều trị bệnh bướu nấm.
BÀI 38 BỆNH VI NẤM SPOROTHRIX
1. Nêu tên các loại vi nấm gây bệnh.
2. Nêu tính chất dịch tễ học của bệnh.
3. Nêu tính chất bệnh lý vi nấm.
4. Trình bày các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng của bệnh.
5. Trình bày các cấp dự phòng.
BÀI 39 BỆNH VI NẤM ASPERGILLUS
1. Nêu tên các loại vi nấm gây bệnh.
2. Nêu tính chất dịch tễ học của bệnh.
3. Nêu tính chất bệnh lý vi nấm.
4. Trình bày các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng của bệnh.
5. Trình bày các cấp dự phòng.
BÀI 40 BỆNH VI NẤM HISTOPLASMA
1. Nêu tên các loại vi nấm gây bệnh.
2. Nêu tính chất dịch tễ học của bệnh.
3. Nêu tính chất bệnh lý vi nấm.
4. Trình bày các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng của bệnh.
5. Trình bày các cấp dự phòng.
BÀI 41 BỆNH VI NẤM PENICILLIUMMARNEFFEI
1. Nêu tên các loại vi nấm gây bệnh.
2. Trình bày tính chất dịch tễ học của bệnh.
3. Nêu tính chất bệnh lý vi nấm.
4. Trình bày các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng của bệnh.
5. Trình bày các cấp dự phòng.
BÀI 42 BỆNH VI NẤM RHINOSPORIDIUM
1. Trình bày đặc điểm dịch tể học của bệnh Rhinosporidium.
2. Nêu đặc điểm lâm sàng của bệnh Rhinosporidium.
3. Nêu phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng và điều trị bệnh Rhinosporidium. 15
BÀI 43 Pneumocystiscarinii CHAGAS, 1909; DELANOE, 1912
1. Trình bày tính cơ hội của Pneumocystis carinii
2. Mô tả bệnh cảnh lâm sàng của bệnh do Pneumocystis carinii.
3. Nêu phương pháp chẩn đoán bệnh Pneumocystis carinii.
4. Điều trị và dự phòng Pneumocystis carinii.
5. Trình bày 3 cấp phòng bệnh Pneumocystis carinii.
CÂU HỎI TỔNG HỢP VÀ TÌNH HUỐNG CHƯƠNG VI NẤM
1. So sánh hình thể và đặc tính ký sinh gây bệnh của Vi nấm Cryptococcus
neoforman và Candida sp
2. Trình bày hình dạng vi nấm Pityrosporum orbiculare khi quan sát trực tiếp
da với KOH qua kính hiển vi
3. Trình bày hình dạng vi nấm Piedraia hortai khi quan sát trực tiếp da với KOH qua kính hiển vi
4. Hãy trình bày phương pháp xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh do vi nấm
Cryptococcus neoforman gây ra.
5. Bệnh nhân nữ 30 tuổi đến khám phụ khoa vì có nhiều huyết trắng, ngứa, đau
rát âm hộ, âm đạo. Khám thấy huyết trắng màu trắng đục như sữa, vón cục
đóng thành đám trên thành âm đạo. Bệnh nhân có chỉ định soi tươi huyết
trắng tìm Candida sp. Hỏi:
-Mẫu huyết trắng này cần soi với dung dịch hóa chất nào ? vì sao?
-Khi nhiễm Candida albican hoặc Candida sp thì sẽ thấy hình ảnh gì ?
6. Bệnh nhân nam 40 tuổi đến khám vì sưng mô mềm xung quanh các móng
tay, móng đục, bề mặt nâu nhạt và lồi lõm. Bệnh nhân có chỉ định xét
nghiệm móng tìm vi nấm. Hỏi:
- Khả năng bệnh nhân nhiễm nấm gì?
- Mẫu móng này cần soi với dung dịch hóa chất nào? vì sao?
7. So sánh thể bệnh ở phổi do Aspergilus sp và thể bệnh ở phổi do Histoplasma capsulatum
8. So sánh tổn thương da do Sporothrix schenckii và tổn thương da do Penicillium marneffei
9. So sánh đặc điểm lâm sàng bệnh bướu nấm và bệnh vi nấm Rhinosporidium
10.Pneumocystis carinii gây bệnh gì? thường gặp ở đối tượng nào? hãy mô tả các dạng sống của nó? 16
PHẦN 3: TỰ LƯỢNG GIÁ THÔNG QUA NGÂN HÀNG CÂU HỎI
- Sinh viên sau khi học xong bài giảng, tự lượng giá dựa vào ngân hàng câu
hỏi tự học trên Website bộ môn (quét mã QR bên dưới).
- Bộ môn không cung cấp đáp án. Đáp án dựa vào giáo trình và nội dung bài
giảng của Thầy/Cô trên lớp. 17