Tài Liệu Kinh Tế Vi Mô | Trường Đại học Kinh Tế - Luật
Lựa chọn đối nghịch hay còn gọi là lựa chọn bất lợi nói chung là tình huống mà người bán có thông tin mà người mua không có, hoặc ngược lại, về một số khía cạnh của chất lượng sản phẩm. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Kinh tế vi mô (KTVM)
Trường: Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45688262
9. Các công cụ giải quyết vấn đề lựa chọn nghịch –
Lựa chọn đối nghịch hay còn gọi là lựa chọn bất lợi nói chung là tình huống mà người
bán có thông tin mà người mua không có, hoặc ngược lại, về một số khía cạnh của chất lượng
sản phẩm. Nói cách khác, đó là trường hợp thông tin bất cân xứng được khai thác. Thông tin bất
cân xứng , còn được gọi là lỗi thông tin, xảy ra khi một bên tham gia giao dịch có kiến thức quan trọng hơn bên kia. –
Trong một thế giới lý tưởng, người mua nên trả một mức giá phản ánh sự sẵn sàng trả của
họ và giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ đối với họ, và người bán nên bán ở mức giá phản ánh
chất lượng hàng hóa và dịch vụ của họ.
Ví dụ: Trong giao dịch bất động sản, sự lựa chọn đối nghịch xảy ra khi bên bán là bên có ưu thế
thông tin về một lô đất, hay dự án sắp được triển khai hoặc quy hoạch đã được thông qua nhưng
chưa có nhiều thông tin bên ngoài. Đối với bên mua là bên kém ưu thế thông tin dẫn tới bên mua
mua phải đất hay nhà không tốt (trong diện giải tỏa, hay ở nơi dễ ngập lụt, dự án ma hay quy hoạch treo v.v…).
Sau đây là các công cụ làm giảm thiểu vấn đề lựa chọn đối nghịch.
1. Tư nhân sản xuất và bán thông tin
Giải pháp hạn chế lựa chọn nghịch trên thị trường tài chính là phải giảm thiểu được thông tin bất
cân xứng bằng cách cung cấp cho những người cung cấp vốn đầy đủ thông tin về cá nhân hay
công ty đi vay. Một trong những cách có thể làm đó là thành lập các công ty tư nhân chuyên thu
thập, sản xuất và bán các thông tin để phân biệt được công ty tốt với công ty xấu.
2. Vấn đề “người trốn vé”
Hệ thống tư nhân sản xuất và bán thông tin không thể giải quyết triệt để được vấn đề lựa chọn
nghịch bởi vì phát sinh vấn đề “người trốn vé” (free – rider problem). Vấn đề người trốn vé xuất
hiện khi nhiều người có được thông tin mà không phải trả tiền, do đó, những người trốn vé sẽ có
lợi hơn những người bỏ tiền ra mua.
VD: Gỉa sử bạn đã mua thông tin để phân biệt đâu là công ty tốt đâu là công ty xấu, và bạn nghĩ
đó là những thông tin thật giá trị, và bạn quyết định mua chứng khoán của một công ty tốt nhưng
lại được định giá thấp. Tuy nhiên, nhà đầu tư ăn theo đã quan sát và thấy bạn mua một loại
chứng khoán nào đó, ngay lập tức anh ta mua theo bạn. Nếu có nhiều người ăn theo cùng hành
động(hiệu ứng bầy đàn), làm cho cầu về chứng khoán bạn đang mua sẽ tăng lên, ngay lập tức giá
chứng khoán sẽ tăng lên sát với giá trị thực của nó, và cơ hội mua chứng khoán với giá rẽ của
bạn sẽ biến mất. Bây giờ thì bạn nhận ra rằng, việc bỏ tiền ra để mua thông tin là không có ích
lợi gì, và bạn quyết định sẽ chẳng bao giờ làm lại lần thứ hai. Nếu mọi nhà đầu tư đều nhận biết
như bạn, thì các công ty tư nhân chuyên sản xuất và bán thông tin sẽ phải đóng cửa. Điều này
khiến cho vấn đề lựa chọn nghịch vẫn tồn tại. lOMoAR cPSD| 45688262
3. Quy chế của chính phủ tăng cường cung cấp thông tin
Vấn đề người trốn vé đã ngăn cản hoạt động của các công ty tư nhân sản xuất và bán thông tin
giúp giảm thiểu vấn đề thông tin không cân xứng, làm phát sinh lựa chọn đối nghịch. Vậy thị
trường tài chính có thu được lợi ích từ chính phủ? Chính phủ có thể sản xuất thông tin và cung
cấp miễn phí cho xã hội để trợ giúp các nhà đầu tư phân công ty tốt với công ty xấu. Tuy nhiên,
với giải pháp này thì chính phủ phải cung cấp các thông tin phản ánh những mặt trái của công ty.
Việc làm này vấp phải những cản trợ từ vấn đề chính trị.
Khả năng thứ hai, chính phủ điều tiết thị trường chứng khoán bằng các biện pháp khuyết khích
các công ty công bố những thông tin trung thực về chính mình. Tuy nhiên việc yêu cầu minh
bạch thông tin như vậy vẫn không hoạt động tốt được, chẳng hạn các vụ bê bối tại Mỹ và các
nước khác như Enron…, và các vụ bê bối về kiểm toán tại các công ty khác như: WorldCom and Parmalat.
Mặc dù sự điều tiết của chính phủ lảm giảm vấn đề lựa chọn nghịch, nhưng không loại trừ được
hoàn toàn. Vì công ty vẫn là người sở hữu nhiều thông tin về chất lượng thực sự của công ty hơn
những nhà đầu tư. Hơn nữa, công ty xấu luôn có động cơ làm có vẻ như là một công ty tốt, bởi vì
làm như vậy sẽ giúp cho chứng khoán của công ty bán với giá cao hơn. Vì lợi ích, nên các công
ty xấu thường bóp méo những thông tin được yêu cầu công bố cho công chúng, điều này làm
cho nhà đầu tư khó khăn hơn trong việc phân biệt công ty tốt với công ty xấu.
4. Trung gian tài chính
Phân tích trên cho thấy, giải pháp tư nhân sản xuất và bán thông tin, cũng như sự điều tiết của
chính phủ cũng chỉ mới làm giảm chứ không thể triệt tiêu được vấn đề lựa chọn nghịch trên thị
trường tài chính. Vậy làm thế nào để luân chuyển nguồn vốn tiết kiệm tới những công ty làm ăn
tốt trong khi vấn đề thông tin không cân xứng vẫn tồn tại? Để trả lời câu hỏi này chúng ta
nghiên cứu sự phát triển của thị trường xe hơi đã qua sử dụng là như thế nào?
VD: Như ta biết, xe hơi đã qua sử dụng ít được mua bán trực tiếp giữa các cá nhân với nhau, mà
thay vào đó là chúng ta thường được mua bán qua các trung gian. Người kinh doanh mua những
chiếc xe hơi đã qua sử dụng từ các cá nhân và bán lại chúng cho những cá nhân khác có nhu cầu.
Thông qua việc xử lý thông tin hằng ngày, người kinh doanh trở thành chuyên gia trong việc xác
định xem chiếc xe còn tốt ở mức độ nào. Khi chiếc xe còn tốt, người kinh doanh có thể bán nó
kèm theo một bảo lãnh nhất định, ví dụ cấp giấp bảo hành hay uy tín của người kinh doanh. Và
anh ta thu được lợi nhuận từ chênh lệch giữa giá bán và giá mua. Hơn nữa nhà kinh doanh hoạt
động mua bán trên cở sở thông tin mình tự sản xuất ra, nên tránh được vấn đề người trốn vé.
Trong tài chính, mỗi ngân hàng đều trở thành một chuyên gia trong việc sản xuất thông tin về
các công ty để phân biệt đâu là công ty làm ăn tốt và đâu là công ty làm ăn tồi. Trên cơ sở đó,
vốn huy động dùng để cho những công ty tốt vay. Do nguồn vốn đầu tư vào các công ty tốt nên
ngân hàng có thể tính mức lãi suất cao hơn lãi suất huy động, chênh lệch của chúng chính là thu
nhập gộp của ngân hàng. Vai trò của trung gian tài chính, nắm giữ hầu hết các khoản tín dụng lOMoAR cPSD| 45688262
không giao dịch mua bán là mấu chốt của sự thắng lợi trong việc giảm thiểu vấn đề thông tin
không cân xứng trên thị trường tài chính.
5. Thế chấp tài sản và vốn tự có
Lựa chọn nghịch chỉ cản trợ chức năng luân chuyển vốn của thị trường tài chính trong trường
hợp người cho vay chịu tổn thất khi người vay không trả được nợ và phá sản. Thế chấp là việc
cam kết của người vay dùng tài sản của mình để bảo đảm cho khoản vay nếu không trả được
nợ, do đó làm giảm được hậu quả của sự lựa chọn nghịch bởi vì giảm được tổn thất của người
cho vay khi người vay phá sản. Do đó, người cho vay thường sẵn sàng cung cấp những khoản tín
dụng có thế chấp tài sản, còn người đi vay thì sẵn sàng cung cấp tài sản làm thế chấp để tiếp cận
khoản vay được dễ dàng hơn và có thể được ưu đãi về lãi suất.
10. Giải thích được rủi ro đạo đức và các công cụ giải quyết trong hai trường
hợp (equity & debt)
I/ Khái niệm:
- Rủi ro đạo đức là một thuật ngữ kinh tế học và tài chính được sử dụng để chỉ một loại rủi ro
phát sinh khi đạo đức của chủ thể kinh tế bị suy thoái.
- Rủi ro đạo đức là một kiểu thất bại thị trường này sinh trong môi trường thông tin phi đối xứng.
- Rủi ro cạo đức là vấn đề chênh lệch thông tin diễn ra sau khi thực hiện giao dịch.
- Rủi ro đạo đức nảy sinh khi bên có ưu thế thông tin hiểu được tình thế thông tin phi đối xứng
giữa các bên giao dịch và tự nhiên hình thành động cơ hành động theo hướng làm lợi cho bản
thân bất kể hành động đó có thể làm hại cho bên kém ưu thế thông tin. Hành vi tha hóa theo
hướng như thể của bên có ưu thế thông tin được bên kém ưu thể thông tin cho là không đúng
đắn, là một thứ nguy hiểm, rủi ro cho mình. Việc này sẽ dẫn tới nguy cơ tổn hại về mặt tài
chính đối với các bên tham gia. Rủi ro đạo đức tạo ra hệ quả là các công ty nhận thấy rằng
việc huy động vốn bằng các hợp đồng nợ là dễ dàng hơn bằng cách phát hành cổ phiếu.
Ví dụ, Chẳng hạn sau khi bạn đã mua bảo hiểm tài sản, bạn có thể không có nhiều động cơ giữ
gìn tài sản đó do nghĩ rằng nếu có hư hỏng, mất mát đã được công ty bảo hiểm bồi thường. Công
ty bảo hiểm không có nhiều thông tin về việc bạn sẽ sử dụng tài sản đó như thế nào nên bạn có
thể có những hành động đi ngược lại quyền lợi của công ty bảo hiểm.
- Trên thị trường tài chính, rủi ro đạo đức có thể xảy ra khi người đi vay sẽ thực hiện một số
hoạtđộng mà người cho vay không mong muốn. lOMoAR cPSD| 45688262
- Rủi ro đạo đức làm giảm khả năng khoản vay sẽ được hoàn trả, do vậy có thể khiến người
cho vay không muốn cho vay.
- Rủi ro đạo đức có thể xảy ra trong các công ty cổ phần do sự tách biệt giữa chủ sở hữu vốn -
các cổ đông và người quản lí doanh nghiệp - Ban giám đốc: người quản lí doanh nghiệp, do
sở hữu một phần vốn rất nhỏ, hoặc thậm chí không sở hữu một phần vốn nào của doanh
nghiệp, có thể hành động vì lợi ích cá nhân của họ hơn là lợi ích của các cổ đông sở hữu vốn.
II/ Các công cụ giải quyết rủi ro đạo đức
Có hai loại biện pháp được sử dụng nhất
- Một loại là những cam kết trừng phạt các rủi ro đạo đức được mà bên kém ưu thế thông tin
đưa vào các hợp đồng giữa các bên giao dịch. Bên kém ưu thế thông tin hy vọng bên có ưu
thế thông tin sẽ cân nhắc nguy cơ bị trừng phạt để rồi thấy lợi ích của việc minh thay đổi
hành vi không bằng cái giá phải bỏ ra, từ đó không nảy sinh động cơ thay đổi hành vi nữa.
- Một loại biện pháp nữa là tăng cường thu thập thông tin, tăng cường giám sát từ đó khắc
phục tình trạng thông tin phi đối xứng.
1. Trong các hợp đồng vốn:
Vấn đề người chủ- người đại diện sẽ không xảy ra nếu những người sở hữu công ty có đày đủ
thông tin về những gì mà người quản lý thực hiện và có thể ngăn chặn những chi phi lãng phí và gian lận.
Vấn đề người chủ- người đại diện sẽ không xảy ra nếu chỉ minh bạn là người sở hữu công ty và
không có sự phân chia giữa người chủ và người quản lý Nhưng trên thực tế, rủi ro đạo đúc mã
tiêu Điéu là vẫn để người chủ- người đại diện là rất phổ biển, và để giải quyết thì có những biện pháp sau:
1.1. Sản xuất thông tin, theo dõi
Ta thấy rằng vấn đề người chủ- người đại diện nảy sinh bởi vì những người đại diện có nhiều
thông tin về hoạt động của họ và lợi nhuận cụ thể hơn so với các cổ đông có được. Một phương
pháp để các cổ đông tham gia vào việc giảm thiểu rủi ro đạo đức là sản xuất, theo dõi sát hoạt
động của công ty, thưởng xuyên kiểm toán và kiểm tra hoạt động của quản lý. Tuy nhiên, việc
giám sát này có thể rất tốn kém, do đó nó chỉ giải quyết một phần nào đó bởi vì sự hiện diện của
vấn đề người đi xe không trả tiền. Chẳng hạn, một cổ đông của công ty khi biết được người quản
lý bị giám sát chặt chẽ bởi các cổ đông khác, ông ta sẽ dành ít thời gian và tiền bạc hơn để làm
việc đỏ, cuối cùng sẽ dẫn đến việc giám sát sẽ trở nên thiếu hiệu quả vì không ai thực hiện việc đó cả. lOMoAR cPSD| 45688262
1.2. Điều hành của chính phủ
Điều hành của chính phủ bằng cách đưa ra các chuẩn mực kế toán giúp cho người sở hữu có thể
biết được tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Nhà nước đưa ra điều luật trừng phạt nặng
những người lừa đảo hay có hành động giấu điểm và trộm cắp lợi nhuận.
Tuy nhiên, người quản lý có thể sử dụng các biện pháp gian lận và phát hiện các gian lận này
không phải là dễ dàng. Điển hình nhất là vụ bê bối kể toán dẫn đến sự phá sản của tập đoàn năng lượng Enron của Mỹ.
1.3. Nắm quyền kiểm soát
Để giải quyết vấn đề ông chủ và người đại diện, người chủ hay đông lớn của công ty có thể thự
hiện việc đảo thải ban quản trị tồi, tuy nhiên việc đó vô cùng khó khăn. Cổ đông đó phải tồn thời
gian, công sức và tiền bạc để xét xem ban quản trị có thực sự làm việc tắc trách hay không.
Ngoài ra, cơ chế pháp luật khiến cho việc sa thải một người quản lý xấu là rất phức tạp và tốn
nhiều thời gian. Vì thế, việc nắm lại toàn quyền kiểm soát công ty bằng cách mua lại các hợp
đồng cổ phần ( equity contracts ) để bố trí một đội ngũ ban quan trị mới là một giải pháp tốt cho
vấn đề ông chủ và người đại diện.
1.4. Tăng lợi nhuận cho người đại diện
Thay vì là một người ngoài cuộc thực hiện việc nắm quyền kiểm soát công ty, việc một thành
viên trong ban quản trị là người thực hiện việc mua bản đồ và kết quả là người đại diện lại sở
hữu phần lớn công ty. Khi đó người ta gọi đây là việc mua cổ phần kiểu đòn bẩy. Khi đó vấn đề
ông chủ và người đại diện sẽ được giảm thiểu.
2. Trong thị trường nợ:
- Ưu tiên hợp tác làm ăn với các bạn hàng làm ăn lâu năm có uy tín
- Với đối tác mới thì cần thu thập kiểm tra thông tin tài chính và uy tin kinh doanh từ nhiều nguồn khác nhau
- Nếu không tin tưởng đối tác thì cần phải yêu cầu tài sản bảo đảm.
- Ngân hàng phát hành phải luôn xác minh tinh chân thực của bộ hồ sơ chứng từ
- Đối với hoạt động giải ngân, thành lập trung tâm thống kê tín nhiệm khách hàng. Thống kê này
càng đầy đủ, chi tiết thì nó càng là cơ sở để hạn chế rủi ro trong các hoạt động vay nợ
Ví dụ: Thông tin khách hàng. Tuổi tác, nghề nghiệp, thu nhập, tôn giáo, mức độ hoàn trả các
khoản vay thời gian trước... - Vốn chủ sở hữu. lOMoAR cPSD| 45688262
Khi người đi vay có vốn chủ sở hữu cao( khoảng chênh lệch giữa tài sản và nghĩa vụ)thi khả
năng nảy sinh rủi ro đạo đức sẽ giảm đi rất nhiều bởi vì người đi vay có nhiều thứ để mất nếu
anh tat ham gia vào các hoạt động có tính rủi ro lớn.
Nói cách khác, khoản vốn chủ sở hữu của người đi vay cao làm cho hợp đồng nợ có động lực
ngang nhau cho người vay và người cho vay. Nó thống nhất quyền lợi người vay và người cho
vay. Vốn chủ sở hữu cảng lớn thì động lực làm cho người cho vay hành động theo mong muốn
và quyền lợi của người cho vay cảng lớn, khả năng rủi ro đạo đức từ hợp đồng nợ càng nhỏ đi và
công ty càng dễ dàng đi vay tiền khi cần huy động vốn ngược lại vốn chủ sở hữu càng nhỏ thì
vấn đề rủi ro đạo đức cảng lớn và công ty càng khó vay tiền.
- Sử dụng trung gian tài chính:
Các trung gian tài chính chuyên môn hoá trong việc đánh giá rủi ro tiềm năng của người đi vay.
Chúng có thể tiếp cận thông tin cá nhân của người cho xin vay (tiền gửi, thu nhập, tài sản, nợ
phải trả và tin dụng) và kiểm soát những hoạt động đầu tư của người đi vay. Vì vậy, trung gian
tài chính có vị thế tốt hơn để đưa ra quyết định cung cấp các khoản nợ một cách hợp lý. Các
trung gian tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho các quỹ tiền tệ nhàn rỗi của xã hội dịch chuyển từ
người thừa sang người thiểu các trung gian tài chính giảm sát hoạt động của những người vay
vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Theo dõi và các điều khoản bắt buộc
Các điều khoản bắt buộc đặt ra để hạn chế rủi ro đạo đức hoặc bằng cách hạn chế các hoạt động
không mong muốn hay khuyến khích các hoạt động tốt mà người cho vay mong đợi. có bốn dạng
điều khoản thưởng áp dụng:
+ Ngăn người cho vay tham gia các hoạt động không mong muốn hay tham gia vào các dự án đầu tư rủi ro.
Khuyến khích người vay tham gia các hoạt động tốt mà người cho vay mong đợi, làm cho khả
năng chi trả khoản tiền lớn hơn.
+Thế chấp là một khoản rất quan trọng bảo vệ người cho vay, các điều khoản cam kết phải
khuyến khích người đi vay bảo vệ duy trì các tài sản thế chấp này trong tốt và bảo đảm rằng luôn
nằm trong quyền sở hữu của người đi vay.
+Yêu cầu công ty đi vay cung cấp thông tin về hoạt động công ty thường xuyên hay thường kì
dưới dạng báo cáo kế toán hàng quý, báo cáo thu nhập. ... để người cho vay có thể dễ dàng kiểm
soát tình trạng công ty và giảm thiểu rủi ro đạo đức. lOMoAR cPSD| 45688262
11. Nhận dạng được rủi ro lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức từ các tình huống thực tế -
Một người hút thuốc đã thành công trong việc nhận được bảo hiểm với tư cách là một
người không nghiện thuốc lá. Hút thuốc là một yếu tố rủi ro chính được xác định đối với bảo
hiểm nhân thọ hoặc bảo hiểm sức khỏe, vì vậy người hút thuốc phải trả phí bảo hiểm cao hơn để
có được mức bảo hiểm tương tự như người không hút thuốc. => Người mua có thông tin quan
trọng mà người bán không có => xảy ra bất cân xứng thông tin được khai thác => Lựa chọn đối nghịch -
Bằng cách che giấu hành vi lựa chọn hút thuốc của mình, người nộp đơn đang dẫn dắt
công ty bảo hiểm đưa ra quyết định về bảo hiểm hoặc chi phí phí bảo hiểm có hại cho việc quản
lý rủi ro tài chính của công ty bảo hiểm. => Người mua cố tình không cung cấp thông tin quan
trọng cho người bán biết để được hưởng lợi => Xảy ra rủi ro đạo đức
12. Giải thích được hoạt động cơ bản của NHTM
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài.
- Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây: + Cho vay;
+ Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; + Bảo lãnh ngân hàng;
+ Phát hành thẻ tín dụng;
+ Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế;
+ Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
- Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
- Cung ứng các phương tiện thanh toán.
- Cung ứng các dịch vụ thanh toán sau đây:
+ Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy
nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ; lOMoAR cPSD| 45688262
+ Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận
VD: Các hoạt động chính của MBBank
Huy động vốn
Huy động vốn dưới dạng tiền gửi của tổ chức, cá nhân, các tổ chức tín dụng dưới hình thức tiền
gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm…
Phát hành chứng chỉ tiền gửi, ký phiếu, tín phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy
động vốn từ cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước .
Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn.
Hoạt động cấp tín dụng
Ngân hàng cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới nhiều hình thức như cho vay, bảo lãnh, phát
hành thẻ tín dụng, chiết khấu giấy tờ có giá, bao thanh toán trong nước và quốc tế.
Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với cá nhân và tổ chức.
MB bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thành, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và
những hình thức bảo lãnh khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Hoạt động đầu tư
Ngân hàng MB đầu tư vào các lĩnh vực như:
Góp vốn mua cổ phần doanh nghiệp, tổ chức tín dụng.
Góp vốn với tổ chức tín dụng nước ngoài để thành lập tổ chức tín dụng liên doanh tại Việt Nam.
Đầu tư liên doanh liên kết, góp vốn hợp tác đầu tư phát triển các dự án phù hợp quy định pháp luật. Bảo hiểm
MB cung ứng các dịch vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm và các loại
hình bảo hiểm phù hợp với quy định pháp luật.
Các hoạt động khác của ngân hàng
Tham gia thị trường tiền tệ theo quy định của NHNN.
Kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước và quốc tế.
Kinh doanh trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi, đầu tư vào giấy tờ có giá khác trong nước và nước ngoài. lOMoAR cPSD| 45688262
Cung ứng các dịch vụ phái sinh gồm: phái sinh tỷ giá lãi suất, ngoại hối, tiền tệ và các tài sản khác.
Và những hoạt động tài chính, ngân hàng khác được NHNN cho phép.