-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tài liệu kinh tế vĩ mô | Trường đại học Luật, đại học Huế
Tài liệu kinh tế vĩ mô | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế vĩ mô(DHLH) 7 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Tài liệu kinh tế vĩ mô | Trường đại học Luật, đại học Huế
Tài liệu kinh tế vĩ mô | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế vĩ mô(DHLH) 7 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Preview text:
MỤC LỤC Trang PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................2
PHẦN II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp thu thập số liệu..........................................................................3
2.2 Phương pháp phân tích....................................................................................3
PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Lý luận chung về chuyên đề nghiên cứu.........................................................3
3.1.1 Khái niệm, nội dung, yếu tố tác động...........................................................3
3.1.2 Bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới.......................................................7
3.2 Thực trạng........................................................................................................8
3.3.Bài học rút ra sau nghiên cứu..........................................................................9
PHẦN IV:KẾT LUẬN........................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................11 1 PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1Tính cấp thiết của đề tài
Chi phí sản xuất là một trong những yếu tố then chốt quyết định sự tồn tại và
phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Chi phí sản xuất
cũng là một trong những khái niệm cơ bản và quan trọng nhất trong kinh tế học
vi mô, bởi vì nó liên quan đến các vấn đề như sản lượng, giá cả, lợi nhuận, hiệu
quả và cạnh tranh của các doanh nghiệp. Ngoài ra, chi phí sản xuất còn ảnh
hưởng đến sự phân bổ và sử dụng của các nguồn lực kinh tế trong xã hội. Với
mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp sẽ phải đưa ra
những nhiều quyết định khác nhau để đạt được mục tiêu này. Do đó, nghiên cứu
về chi phí sản xuất có tính cấp thiết và ý nghĩa thực tiễn cao, không chỉ đối với
các doanh nghiệp mà còn đối với các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên
cứu và các sinh viên kinh tế.Vì vậy, em xin chọn đề tài: “Trên góc độ kinh tế học
Vi mô trình bày nội dung cơ bản vấn đề: ”Chi phí sản xuất”. Ý nghĩa của việc
nghiên cứu vấn đề này đối với doanh nghiệp” để nghiên cứu và tìm hiểu trong bài tiểu luận này.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của bài tiểu luận này là trình bày nội dung cơ bản về chi phí sản xuất
trong kinh tế học vi mô, bao gồm các khái niệm, phân loại hình, phân tích tình
hình kinh tế. Kết hợp sử dụng phương pháp phân tích lý thuyết để làm rõ các
khía cạnh của chi phí sản xuất. Trong bài tiểu luận em mong muốn đóng góp vào
việc nâng cao kiến thức và kỹ năng về chi phí sản xuất cho các sinh viên và
cũng hy vọng gợi mở những hướng nghiên cứu mới về chi phí sản xuất trong bối
cảnh kinh tế toàn cầu hóa và công nghệ số hóa. 2
PHẦN II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Nguyên lý kinh tế học- N.Gregory Mankiw
-Thông tin trên Internet -Trang thông tin Cafebinz
2.2 Phương pháp phân tích -Phương pháp logic -Phương pháp nghị luận
-Phương pháp thống kê kinh tế
PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Lý luận chung về chuyên đề nghiên cứu
3.1.1 Khái niệm, nội dung, yếu tố tác động
Khái niệm: Chi phí của một hàng hóa là tất cả những gì mà người ta phải bỏ ra
để có được hàng hóa đó. Chi phí sản xuất là toàn bộ những phí tổn hoặc tiêu hao
mà các cơ sở sản xuất phải bỏ ra để sản xuất và bán hàng hóa, dịch vụ trong mỗi đơn vị thời gian.
Nội dung: Phân loại chi phí theo mục tiêu nghiên cứu như
*Chi phí kế toán và chi phí kinh tế
-Chi phí hiện là chi phí được trả trực tiếp bằng tiền, là toàn bộ những khoản
chi phí mà doanh nghiệp đã chi tiêu thực sự như: tiền công, tiền lương, tiền chi
cho nguyên vật liệu, tiền thuê mặt bằng,….
-Chi phí ẩn là chi phí phát sinh khi một doanh nghiệp sử dụng nguồn lực do
chính người chủ doanh nghiệp sở hữu.Chi phí này không tạo ra một giao dịch
thanh toán bằng tiền mặt. Chi phí ẩn lại được chia làm hai loại: chi phí ẩn hữu
hình và chi phí ẩn vô hình
-Chi phí cơ hội là giá trị mất đi do không sử dụng nguồn lực vào một mục
đích sử dụng tốt nhất bị bỏ qua. Do đó, chi phí cơ hội bao gồm hai loại chi phí hiện và chi phí ẩn
-Chi phí kế toán là toàn bộ những khoản chi phí doanh nghiệp chi ra dưới
hình thức tiền tệ được phản ánh, ghi chép vào chứng từ, sổ sách, biểu mẫu kế
toán theo quy định của pháp luật. Chi phí kế toán còn được gọi là chi phí hiện vì
những khoản chi ra được ghi chép đầy đủ. 3
-Chi phí kinh tế là tổng cộng của chi phí kế toán với chi phí ẩn.
Sự khác nhau giữa chi phí ẩn và chi phí hiện cho chúng ta thấy điểm khác
nhau quan trọng giữa phương pháp phân tích doanh nghiệp của nhà kinh tế và
của nhà kế toán. Các nhà kinh tế quan tâm đến việc nghiên cứu để đưa ra được
các quyết định về sản xuất và giá cả một cách hợp lý, và những quyết định này
phải dựa vào cả chi phí hiện và chi phí ẩn, nên các nhà kinh tế phải xem xét cả
hai để tính chi phí của doanh nghiệp. Còn các nhà kế toán thì khác, họ làm công
việc theo dõi các dòng tiền đi vào và đi ra khỏi doanh nghiệp. Do vậy, họ phải
tính tất cả các chi phí hiện nhưng lại thường bỏ qua các chi phí ẩn.
Như vậy, chúng ta thấy mặc dù chi phí cơ hội luôn bị che dấu nhưng các nhà
kinh tế luôn tính nó vào chi phí khi cần đưa ra bất kỳ một quyết định kinh doanh
nào. Nhưng các chi phí chìm, là loại chi phí rõ ràng, thấy được nhưng lại không
được tính vào chi phí khi họ đưa ra các quyết định kinh doanh
Tác dụng của cách phân loại này:
Chi phí kế toán giúp ta kiểm soát được các khoản chi phí đã bỏ ra dưới dạng tiền
tệ, phục vụ phân tích chi phí. Chi phí kinh tế giúp các nhà quản trị xây dựng
chọn lựa phương án trong kinh doanh, quản lý toàn diện các loại chi phí
*Chi phí sản xuất và thời gian
-Nhất thời là thời gian DN không thể thay đổi số lượng của bất kì yếu tố sản
xuất nào, do sản lượng của nó cố định.
-Ngắn hạn là khoảng thời gian đủ ngắn các doanh nghiệp không thể thay đổi
được mọi yếu tố đầu vào, mà chỉ có thể thay đổi được một số yếu tố, còn một số
yếu tố sản xuất khác cũng như quy mô sản xuất của doanh nghiệp là không thể
thay đổi được. Vì vậy, chi phí sản xuất ngắn hạn có loại biến đổi được gọi là chi 4
phí biến đổi (Biến phí) có những chi phí không biến đổi được gọi là chi phí cố
định (Định phí).Trong ngắn hạn muốn thay đổi qui mô sản xuất thì doanh nghiệp
sẽ thay đổi các yếu tố đầu vào biến đổi
-Dài hạn là khoảng thời gian mà các doanh nghiệp có thể thay đổi mọi yếu
tố sản xuất, quy mô và số lượng sản phẩm cũng thay đổi. Vì vậy, trong dài hạn
mọi chi phí đều là biến phí
*Các loại chi phí trong ngắn hạn
-Tổng chi phí (TC) là tổng số các phí tổn, tiêu hao cần thiết và thấp nhất mà
các doanh nghiệp phải chi ra để sản xuất và bán một khối lượng sản phẩm, hàng
hóa, hoặc dịch vụ nhất định trong mỗi đơn vị thời gian.
Tổng chi phí sản xuất phụ thuộc vào sản lượng với các điều kiện khác không
đổi, sản lượng tăng, tổng chi phí sản xuất cũng tăng theo. Sản lượng giảm, tổng chi phí cũng giảm
Hàm tổng chi phí tổng quát có dạng: TC = TFC + TVC hay TC=f(Q)
-Tổng chi phí cố định(TFC) là những chi phí không thay đổi về số lượng
(quy mô) khi sản lượng biến đổi. Ví dụ: Tiền lãi vay ngân hàng, tiền thuê mặt bằng, máy móc…
-Tổng chi phí biến đổi (TVC) là những chi phí thay đổi về số lượng khi sản
lượng thay đổi. Tức là những chi phí khi sản lượng tăng lên chi phí cũng tăng,
sản lượng giảm chi phí giảm, sản lượng bằng không chi phí biến đổi cũng bằng
không. Nó bao gồm: Chi phí nguyên, nhiên, vật liệu, tiền lương khấu hao máy
móc thiết bị cho sản xuất
Cách tính hàm tổng chi phí biến đổi: TVC = TC - TFC
Đường tổng phí, chi phí cố định,chi phí biến Chi phí sản xuất 5
-Chi phí trung bình (AC) là chi phí sản xuất tính bình quân cho một đơnvị
sản phẩm hay chi phí trung bình của một sản phẩm là tổng của chi phí trung
bình cố định và chi phí trung bình biến đổi tương ứng với mỗi mức sản lượng.
-Chi phí trung bình cố định (AFC) là chi phí cố định tính bình quân cho một đơn vị sản phẩm
-Chi phí trung bình biến đổi (AVC) là chi phí biến đổi tính bình quân cho một đơn vị sản phẩm.
-Chi phí biên (MC) là tổng chi phí tăng thêm hoặc tổng chi phí giảm đi khi
người ta sản xuất thêm hoặc bớt một đơn vị sản phẩm
Ví dụ, nếu tổng chi phí cho việc in 300 cuốn sách là 15.000 nghìn đồng (tức
15 triệu đồng), còn tổng chi phí của việc in 301 cuốn sách là 15.030 nghìn đồng,
thì trong trường hợp này, để có thêm cuốn sách thứ 301, người ta phải bổ sung
thêm một khoản chi phí là 30 nghìn đồng.
*Các loại chi phí trong dài hạn
Trong dài hạn mọi yếu tố sản xuất đều thay đổi, doanh nghiệp có thể thay
đổi quy mô sản xuất. Vì vậy, về mặt chi phí không còn chi phí cố định, mọi chi
phí trong dài hạn đều là chi phí biến đổi
-Tổng chi phí dài hạn (LTC) là toàn bộ các chi phí cần thiết thấp nhất mà
doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất một khối lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nhất
định trong thời kỳ dài hạn với các yếu tố sản xuất biến đổi.
-Chi phí trung bình dài hạn là chi phí tính bình quân cho một đơn vị sản phẩm trong dài hạn
-Chi phí biên dài hạn là tổng chi phí dài hạn tăng lên hoặc giảm xuống khi ta
sản xuất thêm hoặc bớt một đơn vị sản phẩm trong dài hạn. Các yếu tố tác động:
Các yếu tố tác động đến chi phí sản xuất trong kinh tế học vi mô là những
yếu tố ảnh hưởng đến số tiền mà doanh nghiệp cần bỏ ra để thu được các yếu tố
sản xuất như lao động, đất đai và vốn cần thiết trong quá trình sản xuất một sản
phẩm. Các yếu tố này có thể được phân loại theo các nhóm sau:
Yếu tố nội bộ: là những yếu tố do chính doanh nghiệp quyết định và kiểm
soát, như công nghệ, quy mô, hiệu quả và cạnh tranh. Các yếu tố này ảnh hưởng
đến chi phí sản xuất bằng cách thay đổi năng suất, chất lượng và khả năng thích
ứng của các yếu tố sản xuất.Ví dụ, việc áp dụng công nghệ mới có thể giúp giảm 6
chi phí nguyên vật liệu, lao động và vận chuyển; việc cải thiện hiệu quả có thể
giúp giảm chi phí biến đổi trên mỗi sản phẩm; việc tăng cường cạnh tranh có thể
giúp giảm chi phí cơ hội và chi phí bán hàng.
Yếu tố ngoại bộ: là những yếu tố do các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp gây
ra và không thể kiểm soát được, như giá năng lượng, giá nguyên liệu đầu vào,
giá thuê đất, chi phí vận chuyển, tỷ giá hối đoái, rào cản tài chính và thuế quan.
Các yếu tố này ảnh hưởng đến chi phí sản xuất bằng cách thay đổi chi phí trực
tiếp và gián tiếp của các yếu tố sản xuất.Ví dụ, việc tăng giá năng lượng có thể
làm tăng chi phí điện, xăng dầu và khí; việc tăng giá nguyên liệu đầu vào có thể
làm tăng chi phí mua sắm;việc biến động của tỷ giá hối đoái có thể làm tăng
hoặc giảm chi phí nhập khẩu hoặc xuất khẩu; việc áp dụng các rào cản tài chính
và thuế quan có thể làm tăng chi phí giao dịch và thuế.
3.1.2 Bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới
Theo các nguồn tài liệu mà em đã tìm kiếm, em đã tổng hợp một số điểm
chính như sau về bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới năm 2020-2023 là một
yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của các doanh nghiệp.
-Bối cảnh kinh tế thế giới: Kinh tế thế giới trong giai đoạn 2020-2023 đã trải
qua nhiều biến động phức tạp và bất ổn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19,
chiến tranh thương mại, xung đột chính trị, biến đổi khí hậu và các yếu tố khác.
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã giảm sâu vào năm 2020, sau đó phục hồi mạnh
vào năm 2021 nhờ các biện pháp kích thích kinh tế và tiến trình tiêm chủng
vaccine. Tuy nhiên, triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2022 và 2023 vẫn còn
nhiều bất định và rủi ro, do lạm phát cao, sự thắt chặt chính sách tiền tệ, sự bùng
phát của các biến thể mới của virus, sự bất ổn của một số ngân hàng lớn, chiến
sự Nga-Ukraina và các vấn đề khác. Các tổ chức quốc tế đã đưa ra những dự báo
khác nhau về tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2022 và 2023, nhưng cùng thống
nhất về dự báo mức tăng trưởng thấp hơn năm 2021 từ 0,5 đến 1,2 điểm phần
trăm. Các nền kinh tế phát triển dự kiến có mức tăng trưởng chậm lại do sự giảm
nhu cầu tiêu dùng và đầu tư. Các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới
nổi dự kiến có mức tăng trưởng cao hơn do sự phục hồi của xuất khẩu hàng hóa và du lịch.
-Bối cảnh kinh tế trong nước: Kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2020-2023
đã chứng kiến sự kiên cường và linh hoạt của Chính phủ, các doanh nghiệp và
nhân dân trong việc vừa chống dịch vừa duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kinh tế Việt Nam đã giảm trưởng âm vào quý II năm 2020, sau đó đã có sự hồi
phục mạnh mẽ vào quý III và quý IV năm 2020, qua đó hoàn thành xuất sắc mục
tiêu tăng trưởng cả năm. Năm 2021, kinh tế Việt Nam đã tiếp tục tăng trưởng ấn
tượng, vượt xa kỳ vọng của nhiều tổ chức quốc tế. Năm 2022 và 2023, kinh tế 7
Việt Nam tiếp tục tăng trưởng cao, nhờ vào các yếu tố như tiến trình tiêm chủng
vaccine, sự phục hồi của xuất khẩu và du lịch, sự hấp dẫn của môi trường đầu
tư, sự thúc đẩy của các chính sách kích thích kinh tế và cải cách. Tuy nhiên, kinh
tế Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, do ảnh hưởng
của các yếu tố bên ngoài như lạm phát toàn cầu, sự biến động của giá năng
lượng và nguyên liệu đầu vào, sự bất ổn của kinh tế thế giới và các rủi ro về dịch bệnh. 3.2 Thực trạng
Thực trạng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam năm 2020-2023
đã tăng cao do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như giá năng lượng, giá nguyên liệu
đầu vào, giá thuê đất, chi phí vận chuyển, chi phí nhân công, chi phí phòng
chống dịch bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo báo cáo của PwC, chi
phí sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực may mặc, giày dép
và điện tử tiêu dùng dự kiến sẽ sụt giảm từ 10% đến 30% vào năm 2020 so với
năm trước. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
năm 2020 tăng 3,23% so với năm trước, cao nhất trong ba năm qua. Trong khi
đó, chỉ số giá sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2020 giảm 1,36% so với năm
trước, thấp nhất trong mười năm qua.
-Kết quả đạt được: Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã có những
nỗ lực và sáng kiến để giảm thiểu chi phí sản xuất và tăng hiệu quả kinh doanh.
Một số biện pháp được áp dụng bao gồm: áp dụng công nghệ mới, cải tiến quy
trình sản xuất, tìm kiếm nguồn cung mới, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu,
chuyển đổi kênh bán hàng và tiếp thị, tối ưu hóa nguồn nhân lực và tài chính.
Nhờ vậy, kinh tế Việt Nam đã duy trì được mức tăng trưởng GDP tích cực trong
hai năm 2020 và 20213, là một trong số ít quốc gia có mức tăng trưởng cao nhất
thế giới. Ngoài ra, kinh tế Việt Nam cũng đã có những thành tựu trong việc kiểm
soát lạm phát, cân bằng ngân sách, duy trì thặng dư thương mại và thu hút FDI.
-Hạn chế: Tuy nhiên, vấn đề chi phí sản xuất trong kinh tế Việt Nam vẫn còn
nhiều hạn chế và thách thức. Một số hạn chế bao gồm: sự phụ thuộc cao vào các
nguyên liệu nhập khẩu; sự thiếu hụt cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ; sự thiếu
đồng bộ trong các chính sách thuế, tiền tệ và thương mại; sự thiếu minh bạch và
hiệu quả trong quản lý nhà nước; sự thiếu cạnh tranh và đổi mới sáng tạo trong
các doanh nghiệp. Một số thách thức bao gồm: sự bất ổn của kinh tế thế giới và
các thị trường xuất khẩu; sự gia tăng của các rủi ro về dịch bệnh, biến đổi khí
hậu, thiên tai và xung đột; sự gia tăng của các yêu cầu về chất lượng, an toàn và
bền vững trong sản xuất và tiêu dùng. 8
3.3.Bài học rút ra sau nghiên cứu
Chi phí sản xuất thật sự có ý nghĩa rất lớn đối với bất kỳ doanh nghiệp sản
xuất nào. Bởi đây chính là thang đo giá trị đầu vào của doanh nghiệp đó.Đối với
góc nhìn của kinh tế học vi mô, chi phí sản xuất đóng một vai trò vô cùng quan
trọng và có mối quan hệ với nhiều vấn đề khác của một doanh nghiệp cũng như
với xã hội. Việc giảm chi phí sản xuất chính là cách mà những nhà quản trị đang
tìm kiếm để giảm giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh và đáp ứng tốt
nhu cầu của người tiêu dùng.
Bài toán làm thế nào để giảm chi phí sản xuất là gì? Làm tăng lợi nhuận của
doanh nghiệp, tăng tính cạnh tranh của hàng hóa, đồng thời cũng làm tăng lợi
ích cho người tiêu dùng là bài toán muôn thuở mà doanh nghiệp nào cũng luôn
cân nhắc và cải tiến.Tuy nhiên, chi phí sản phẩm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khác, và không chỉ có riêng chi phí sản xuất. 9 PHẦN IV:KẾT LUẬN
Trên đây là những nội dung cơ bản về vấn đề chi phí sản xuất trong kinh tế
học Vi mô, trong đó đã em giới thiệu qua một số khái niệm và công thức liên
quan đến tổng chi phí, tổng chi phí biến đổi, tổng chi phí cố định,...và phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp, như công nghệ,
quy mô, hiệu quả và cạnh tranh.Cũng như minh họa các khái niệm qua các biểu
đồ. Việc nghiên cứu vấn đề chi phí sản xuất có ý nghĩa quan trọng đối với doanh
nghiệp, bởi vì chi phí sản xuất là một trong những yếu tố quyết định lợi nhuận
và sự tồn tại của doanh nghiệp. Bằng cách hiểu rõ chi phí sản xuất, doanh
nghiệp có thể lựa chọn các phương án sản xuất hiệu quả nhất, tối ưu hóa lợi ích
và giảm thiểu rủi ro. Ngoài ra, việc nghiên cứu chi phí sản xuất cũng giúp doanh
nghiệp có thể thích ứng với các thay đổi của thị trường và môi trường kinh
doanh.Trên đây là toàn bộ bài nghiên cứu của em, dựa trên cơ sở những hiểu
biết cá nhân cũng như các tài liệu tham khảo giúp em hoàn thành bài viết của
mình. Do phần hạn chế của kiến thức nên trong bài nghiên cứu còn phần nhiều
thiếu sót vì vậy em rất mong nhận được đánh giá, nhận xét từ thầy giáo. . 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyên lý kinh tế học- N.Gregory Mankiw
Chi Phí Sản Xuất – Wikipedia
Chi Phí Sản Xuất Trong Kinh Tế Học Vi Mô
Kinh tế Việt Nam 2021 và Covid-19: Lạc quan, đau thương rồi hy vọng – BBC Trang thông tin Cafebinz
Tổng Quan về Việt Nam - World Bank Group 11