-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tài liệu môn Dẫn luận ngôn ngữ học | Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên
Tài liệu môn Dẫn luận ngôn ngữ học | Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên. Tài liệu gồm 31 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Dẫn luận ngôn ngữ (ĐHTN) 2 tài liệu
Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên 101 tài liệu
Tài liệu môn Dẫn luận ngôn ngữ học | Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên
Tài liệu môn Dẫn luận ngôn ngữ học | Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên. Tài liệu gồm 31 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Dẫn luận ngôn ngữ (ĐHTN) 2 tài liệu
Trường: Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên 101 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên
Preview text:
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
Bài 1: BẢN CHẤT – CHỨC NĂNG CỦA NGÔN NGỮ I.
Bản chất của ngôn ngữ
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt.
Ngôn ngữ không phải là hiện tượng tự nhiên vì không học nói thì không nói được.
Vd: năm 1920 8 tuổi, cô bé người sói Kamala không biết nói không biết đi.
Vd: năm 1962, 7 tuổi, sau 6 năm biết đi, 4 năm biết nói được 6 từ, 7 năm học
được 40 từ, biết ăn bằng tay, chỉ chạy được bằng cách bò nhan
Ngôn ngữ không phải là một hiện tượng di truyền vì không phải cứ cha mẹ nói tiếng
nào thì con cái sẽ nói tiếng ấy.
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội và là một bộ phận cấu thành quan trọng của văn
hóa do được cộng đồng xã hội quy ước sử dụng, do được thay đổi – tồn tại và phát
triển tùy thuộc theo xã hội.
Tính xã hội của ngôn ngữ thể hiện thái độ chủ quan. II.
Chức năng của ngôn ngữ
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp vì đó là công cụ để trao đổi tư tưởng, tình cảm riêng
có ở người khác với động vật chỉ có trao đổi thông tin (vd: tiếng khỉ đầu đàn
Nigieria báo động nguy hiểm theo mức độ tăng dần từ hoắc hoắc (ít nguy hiểm nhất)
paiau paiau hoắc paiau hoắc paiau (nguy hiểm nhất)
Ngôn ngữ là công cụ tư duy vì đó là công cụ để suy nghĩ, tư duy trừu tượng được
trở thành tư duy của con người – tư duy bằng suy luận. Tuy nhiên, ngôn ngữ không
đồng nhất với tư duy vì nếu không như vậy, cứ ngôn ngữ như nhau thì tư duy cũng sẽ như nhau.
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu âm thanh. III. Dấu hiệu
Là một sự vật hoặc thuộc tính vật chất kích thích giác quan con người làm cho
người ta tri giác được, lý giải được, suy diễn được ra một hiện tượng gì đó ngoài sự vật đó. Đặc điểm
Dấu hiệu phải là vật chất có thể
Dấu hiệu là cái thay thế cho cái gì đó
Dấu hiệu nhân tạo nằm trong hệ thống mới có giá trị mới được sử dụng. Phân loại Dấu hiệu nhân tạo Dấu hiệu ngôn ngữ Dấu hiệu chữ viết Biển báo, cột mốc. Bảng hiệu Làm dấu, ra dấu
Vật biểu trưng, vật tượng trưng.
Dấu hiệu chỉ đường.
Dấu hiệu thông qua hình ảnh.
Dấu hiệu tự nhiên thông qua như các triệu chứng của bệnh (symptoms)
Tín hiệu là loại dấu hiệu được cố ý phát ra một cách có chủ định
Ký hiệu là một thực thể tâm lý có 2 mặt (âm thanh là cái biểu đạt và ý nghĩ là cái được biểu đạt)
Tính chất của ký hiệu
Tính 2 mặt (khác với tính một mặt của các âm vị, đèn báo)
Tính khu biệt: ký hiệu này khác ký hiệu kia.
Tính hình tuyến: các ký hiệu được lần lượt phát ra theo thời gian, ký hiệu
này nối tiếp ký hiệu kia, không thể phát ra hai ký hiệu cùng lúc.
Tính võ đoán: mối quan hệ giữa âm và nghĩa của một ký hiệu là không có lý do.
Tính hệ thống: các ký hiệu đều nằm trong các hệ thống nhất định, chỉ khi
không tách rời khỏi hệ thống đó nó mới có giá trị sử dụng. IV.
Các cấp độ và đơn vị ngôn ngữ (level and unit)
Cấp độ là tập hợp của những đơn vị đồng loại, không phải là một tiểu hệ thống vì nó bao
gồm nhiều tiểu hệ thống khác như âm vị, nguyên âm, bán nguyên âm, phụ âm, … nhưng
cùng chức năng khu biệt của ngôn ngữ.
Unit gồm nhiều elements là yếu tố cấu thành 1 chỉnh thể nói chung trong quan hệ với chỉnh thể ấy.
Các cấp độ và đơn vị trong ngôn ngữ
Câu từ hình vị âm vị. Câu câu đơn+câu ghép
Câu đơn: nòng cốt là C – V
Câu ghép : nòng cốt là C – V – T
Từ từ đơn+từ ghép+từ láy+ từ phái sinh
Từ đơn: >= 1 âm tiết nhưng chỉ có duy nhât 1 nghĩa
Từ ghép: do 2 hình vị ghép vào với nhau thành 1 khối hoàn chỉnh, chặt chẽ mang tính định danh, đại diện.
Từ ghép chính phụ. Vd: áo thun, chiếu cói.
Từ ghép đẳng lập. vd: ông bà ,trời đất, núi sông.
Từ láy là láy lại một phần biến tố.
Từ phái sinh: Vd “trời đất” và “gió bụi” trong câu “Thuở trời đất nổi cơn gió bụi” (Chinh
phụ ngâm) trời đất = xã hội, “gió bụi”=loạn lạc.
Là từ mà biến tố làm thay đổi về chất, không tham gia cấu tạo nghĩa của từ, lấy căn tố kết hợp với một phụ tố. Vd: work + er = worker Real+un=unreal Happy+ness=happiness.
Hình vị= căn tố + phụ tố = căn tố + tiền tố/căn tố+ trung tố/căn tố + hậu tố.
Âm vị nguyên âm+bán nguyên âm+phụ âm+thanh điệu.
BÀI 1(TT) HỆ THỐNG CẤU TRÚC CỦA NGÔN NGỮ
Hệ thống là tập thể các phần tử, yếu tố có quan hệ với nhau trong 1 chỉnh thể.
Cấu trúc là tổng thể các mối quan hệ nội tại giữa các yếu tố làm nên 1 chỉnh thể.
Vd: hệ thống đóng: hệ thống ngày giờ thời gian 24gx7 ngày, 5 ngón (tay/chân).
Hệ thống mở: hệ thống tiền tệ gồm các liên hệ khoa học giữa các số lượng mệnh giá như
100đ, 200đ, 500đ, 1000đ, 2000đ, 5000đ, 10k, 20k, 50k.
Liên hệ đồng nghĩa, trái nghĩa, liên hệ khoa học.
Mỗi yếu tố có một vai trò, chức năng nhất định. Nếu thiếu nó, hệ thống sẽ không hoạt động
được. Các biến tố chỉ số nhiều của dạng từ tiếng Anh là một hệ thống vì mỗi biến tố có một
vai trò nhất định. Vd: banks, boxes, feet, children.
Tương tự với các từ chỉ ngôi xưng hô của tiếng Việt
Tôi, tớ, mình, tao = I = ngôi thứ I
Ông, bà, anh, chị, mi = YOU= Ngôi thừ II.
Chúng, nó, họ = THEY = Ngôi thứ III
Xét theo chiều dọc: CÂU TỪ HÌNH VỊ ÂM VỊ
Xét theo chiều ngang: CÂU ĐOẢN NGỮ TỪ ÂM TIẾT
Câu: tiếng Anh: S – V – O / tiếng Việt: C – V – T / tiếng Hàn: S – O – V
Từ: chính chính: sạch sẽ, gọn ghẽ, … Chính phụ:
Âm tiết: C – V – C (tiếng Anh) , P – N – P (tiếng Việt) (C: consewel, V: vowel, P: phụ âm, N; nguyên âm)
Vd: cat (C – V – C), go (C – V), spring (C – C – C – V – C), a (V)
Các mối quan hệ trong ngôn ngữ
Quan hệ bao hàm (quan hệ cấp bậc) (hieraschical relation)
Đơn vị ở cấp độ cao hơn thì bao hàm các đơn vị ở cấp độ thấp hơn.
Đơn vị ở cấp độ thấp hơn thì nằm trong đơn vị ở cấp độ cao hơn và là thành tố cấu tạo nên
đơn vị ở cấp độ cao hơn đó.
Vd: câu từ hình vị âm vị.
Vd: Sinh viên đang học bài = 20 âm vị = 5 hình vị = 5 từ = 1 câu.
Quan hệ ngữ đoạn (symtagmatic relation)
Là khả năng kết hợp của từ này với từ kia để tạo thành câu nói
Quan hệ dọc (quan hệ liên tưởng) (paradigmatic relation)
Là khả năng thay thế từ này bằng từ khác vào cùng vị trí Vd: C V TÔI ĂN ANH ẤY XƠI CÔ ẤY ĐỚP HỌ NỐC TỌNG
Giá trị: các đơn vị ngôn ngữ có giá trị khu biệt
Ngữ trị: các đơn vị ngôn ngữ có giá trị kết hợp.
Ngôn ngữ là cái chung, có tính chất xã hội.
Quan hệ đồng đại:
Là mối quan hệ giữa các yếu tố đang cùng tồn tại và có yếu tố liên hệ với nhau trong một hệ thống.
Vd: Vinh hoa nhiều thấy khách đăm chiêu,
Bần tiện ai là kẻ trọng yêu.
Khách đăm chiêu = Khách trái phải 2 bên = Khách đầy nhà.
Cá buồn cá lội tung tăng
Em buồn em biết đãi đằng cùng ai.
Đãi đằng với đăm chiêu là quan hệ đồng đại
Đãi đằng với “giãi bày” là quan hệ lịch đại
Quan hệ lịch đại là quan hệ giữa yếu tố còn tồn tại và yếu tố đã bị mất đi trong thời gian.
Vd: min (từ cổ) = tôi, tao, tớ, mình (quan hệ lịch đại)
Nhà dây thép = nhà thông tin (quan hệ lịch đại nhưng chỉ là từ cũ, ko phải từ cổ vì vẫn còn
người nhớ và biết nghĩa của từ)
Từ cổ “nả” trong “của nả”, “tày” trong “không tày học bạn” không còn nhớ và biết nhiều
về nghĩa từ cổ, not “từ cũ”.
“Người về chăn chiếu no đôi
Tôi về gối chiếc lẻ loi một mình” “chiếc” = “đơn, một” rạch chiếc = rạch đơn.
Nguồn gốc của ngôn ngữ
Lao động cần phải hợp tác trong lao động hiệu lệnh qui ước ngôn ngữ ra đời.
Lời nói là cái riêng, có tính chất cá nhân. Các đơn vị lời nói: Câu được nói ra
Từ cụ thể có sở chỉ. Vd Tôi về nhà, Bạn tôi đang đợi!
Hình vị cụ thể: có âm cụ thể theo giọng điệu riêng.
Âm vị (giọng điệu riêng) Mối liên hệ
Lời nói là một biểu hiện cụ thể của ngôn ngữ khi và chỉ khi có giọng điệu riêng.
Vd: “nước sôi rồi” tường thuật Trả lời Thông báo Nhắc nhở Đánh giá “hết giờ rồi” thông báo Mệnh lệnh.
BÀI 2: CÁC NGÔN NGỮ TRÊN THẾ GIỚI Họ Ấn Âu:
Dòng Ấn: tiếng Hindi, Belgal, Penjab
Dòng Iran: tiếng Iran, Iraq, Apganistan, Tagistant
Dòng Slaver: tiếng Nga, Ukraina, Brelozutxia, Séc, Slovenia, Ba Lan, Bengoto
Dòng German: tiếng Anh, Đức, Na Uy, Thụy Điển, Hà Lan, Đan Mạch.
Dòng Roman: tiếng Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Rumani, Latinh.
Dòng Celter: tiếng Pháp, Iceland, Scotland. Tiếng Albani Tiếng Armenia Tiếng Hy Lạp.
Họ Tuyếc (họ Uran – Aletaic): tiếng Thổ, Mông Cổ, Tuyếc mê nia, Nhật Bản, Triều Tiên.
Họ Ugiô Phần Lan: tiếng Hungary, Phần Lan.
Họ Selvi Tamit: tiếng Ả Rập, Ai Cập, Do Thái.
Họ Nam Á: tiếng Kinh (Việt Nam), Khmer, Môn cổ (Mianmar), Mumbai (Ấn Độ).
Họ Nam Đảo: tiếng Java, Malaysia, Sri Lanka, Indonesia, Tagalo, Gia Rai, Mã Lai, Chăm, Chư pa, Ê đê.
Họ Hán Tạng: Hán, Hoa, La Hủ, Phù Lá, Hà Nhì, Cống, Shila…
Các loại hình ngôn ngữ là nhóm các ngôn ngữ có chung những đặc điểm về hình thái, chức năng nhất định
Các ngôn ngữ đơn lập: tiểu biểu là tiếng Việt, Hán, Thái, Môn, Cơ ho, Mạ, Mơ nông.
Đặc điểm ngôn ngữ đơn lập:
Từ không biến đổi hình thái.
Quan hệ/ ý nghĩa ngữ pháp diễn đạt bên ngoài từ bằng trật tự từ, hư từ và thanh điệu.
U trong “u ơi” là hình vị - đơn vị ngữ pháp nhỏ nhất có nghĩa.
U trong “Tú” không phải là hình vị vì không có nghĩa ngữ pháp, cũng không có thanh điệu
vì thanh sắc ở đây là thanh điệu chung của cả TỪ “Tú”, không phải của riêng âm tiết “u”
Hình vị luôn bằng âm tiết (tiếng Việt) khác với tiếng Anh.
Các ngôn ngữ không đơn lập
Ngôn ngữ chắp dính (tiếng Thổ, Phần Lan, Triều Tiên, Mông Cổ, Nhật Bản, Congtu( Kenya) Đặc điểm
Quan hệ/ ý nghĩa ngữ pháp diễn đạt bên trong từ
Có căn tố, phụ tố, không có biến tố.
Mỗi phụ tố chỉ có 1 hình thức và 1 ý nghĩa.
Vd: international relations.
Tiền tố căn tố hậu tố phụ tố Ngôn ngữ hòa kết
Tiếng Anh, Pháp, Nga
Có căn tố, phụ tố, và nội biến tố.
Ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp được diễn đạt bên trong từ, dung hợp trong từ nhưng
không thể tách bạch phần nào biểu thị ý nghĩa ngữ pháp, phần nào biểu thị ý nghĩa từ vựng.
Từ có biến hình (tiếng Sancrit, Hy Lạp cổ, Latinh, Slaver, German, Roman, Do Thái cổ, Ả Rập)
Ngôn ngữ hỗn nhập (tiếng Nam Mỹ, Siberia)
Loại hình rập khuôn: có loại từ nửa là từ, nửa là câu.
Chủ vị đứng 2 đầu như 1 cái khuôn.
Tiếng Da đỏ, Carcade, Chu Cốt, Camchata.
Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập, sử dụng các phương thức ngữ pháp cơ bản là trật tự
từ, hư từ, ngữ điệu.
BÀI 3: NGỮ ÂM HỌC I.
Âm tiết (1 đoạn của âm) là vỏ ngữ âm của từ, là đơn vị phát âm nhỏ nhất ≠ hình vị
là đơn vị cấu tạo từ. Vd: bà: hai âm vị, một âm tiết.
Student, students, city: 2 âm tiết
Bus: 1 âm tiết, syllable: 3 âm tiết. C W V C C A T T O Á N
Âm tiết mở: âm đứng cuối là N, A. VD: bà, bàn.
Âm tiết khép: âm đứng cuối là âm tắc vô thanh. Vd: học, tập, hút.
Âm tiết nửa khép: âm đứng cuối là âm mũi N, NG, NH.
Âm tiết nửa mở: âm đứng cuối là bán nguyên âm U, I. II. Phụ âm
Đặc trưng chỉ có tiếng động hoặc ngoài tiếng động là chủ yếu còn có 1 phần là tiếng thanh.
Đặc điểm cấu âm là khi luồng hơi từ phổi đi qua thanh hầu thì gặp phải sự cản trở
đáng kể trước khi phát ra ngoài. III. Nguyên âm
Là âm chỉ bao gồm tiếng thanh, không bao gồm tiếng động.
Đặc điểm cấu âm là luồng hơi từ phổi thoát ra tự do không gặp vật cản trong bộ máy phát âm. Đặc điểm: cao độ
Phân loại bổng, trầm vừa (dùng mặt lưỡi giữa) và cực trầm (dùng gốc lưỡi).
Trường độ: an ≠ ăn , ơn≠ ân do trường độ phân biệt nghĩa của từ tính là 2 âm vị
khác nhau. giống nhau về âm sắc, khác nhau về trường độ.
Trường độ quyết định và phân biệt nghĩa của từ
Từ 1 2 là một chu kỳ, A B là một bước sóng.
Các foocnan va nhau nguyên âm loãng.
Các foocnan gần nhau nguyên âm đặc
Không bao giờ tồn tại tần số của phụ âm do không bao giờ kéo dài hay lặp lại được các phụ âm .
Am cơ bản quyết định [âm sắc; đặc trưng âm thanh; bản chất] của âm tiết. Tần số tính theo giây.
Giọng trầm âm loãng khó nghe
Giọng cao âm đặc dễ nghe. IV.
Bán nguyên âm (semi vowel)
Là những âm gồm cả tiếng động và tiếng thanh mà khi cấu âm nó không bị cản trở.
Nguyên âm đôi: đường, lương, gương, xuống, cuống
Nguyên âm (dài): A trong CAO, CAU, ĐAO, ĐAU, SAO, SAU, CHÁO, CHÁU.
Bán nguyên âm (ngắn): O, U trong CAO, CAU, ĐAO, ĐAU, SAO, SAU, CHÁO, CHÁU V.
Âm vị (phoneme)
Là đơn vị khu biệt âm thanh nhỏ nhất cấu tạo vỏ âm của từ
Là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất của ngôn ngữ có chức năng khu biệt nghĩa và nhận diện từ
Là tổng thể những nét khu biệt được thể hiện đồng thời. Phụ âm sát /⨜/
/t/ = phụ âm + tắc + vô thanh + không bật lưỡi + đầu lưỡi quặt. Tôi thanh ta Tôn thinh tôi Tơ thính tớ Tanh
/d/= phụ âm + tắc + hữu thanh + đầu lưỡi bẹt + không bật lưỡi Đa VI. Âm tố
Là đơn vị âm thanh nhỏ nhất của lời nói
Là sự thể hiện cụ thể của âm vị
Nghiên cứu âm vị phải nghiên cứu từ âm tố
Âm tố là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất có tính cụ thể, riêng biệt, vô số và được cảm thụ bằng thính giác.
Tất cả những âm tố cùng thể hiện một âm vị gọi là những biến thể của âm vị.
Biến thể tự do là những cách thể hiện âm vị ở mỗi cá nhân, thời điểm, tính huống phát âm cụ thể. Ng và “nh”
Nh xuất hiện sau các nguyên âm dòng trước “I”,”ê”,”e”.
Ng xuất hiện sau các nguyên âm dòng sau. VII. Thanh điệu
Là sự nâng cao hay hạ thấp giọng nói trong một âm tiết có tác dụng khu biệt âm thanh của từ hoặc hình vị. Vd: thanh ngang Thanh huyền Thanh ngã Thanh hỏi Thanh sắc Thanh nặng
1 ngang 3 ngã 5 sắc Thanh cao
2 huyền 4 hỏi 6 nặng Thanh thấp Thanh bằng Thanh trắc VIII. Ngữ điệu
Là sự lên xuống giọng nói trong câu nói Trong câu tường thuật Trong câu nghi vấn
Trong câu mệnh lệnh, cảm thán IX. Từ
Là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa ngữ pháp có thể đứng độc lập, giữ chức năng ngữ pháp nhất định Đơn vị cấu tạo từ
Hình vị (từ tố): là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa dùng để cấu tạo từ, tạo ra nghĩa mới
(vd: speaker) (khác với cấu tạo dạng thức nghĩa pháp của từ, không tạo ra nghĩa mới. Vd: speaks)
Hình vị không thể định danh được, không thể đứng độc lập được, chỉ giữ chức năng mang nghĩa.
Các loại từ xét về mặt cấu trúc:
Từ đơn: có 1 hình vị là căn tố. Vd: work, drive, acid, radio, ….
Có thể có từ 1 âm tiết trở lên.
Từ ghép: có từ 1 từ đơn trở lên ghép lại. Vd: ăn ở, tốt đẹp,…
Từ phái sinh: bằng căn tố+phụ tố cấu tạo từ (phân biệt với các phụ tố không cấu tạo từ). Vd: worker, driver, … Thành ngữ (idiom) Tục ngữ (proverts) Quán ngữ (cliché) Cách ngôn Châm ngôn (maxim) Nghĩa của từ
Là sự phản ánh thực tế khách quan.
Các thành tố nghĩa của từ (denotative meanings)
Nghĩa biểu vật. Từ chỉ cái gì đó (sự vật, hiện tượng, tính chất, quan hệ). Vd: chỉ những người mẹ.
Nghĩa biểu niệm (significative meaning). Từ chỉ khái niệm, ý niệm nào đó. Vd người, phụ
nữ, đã có, con, quan hệ mẹ - con.
Nghĩa biểu cảm (commotative meaning): tốt, trung hòa, xấu. Vd kính trọng.
Nghĩa kết cấu (structural meaning)
Giá trị có tác dụng phân biệt nghĩa của từ này với nghĩa của từ khác.
Ngữ trị có khả năng kết hợp từ này với từ khác.
Vd: giá trị khu biệt (mẹ≠cha≠bà), ngữ trị (mẹ có thể làm CN, ĐN, BN)
Cấu trúc nghĩa biểu niệm= nét nghĩa1+nét nghĩa2+nét nghĩa3
Vd: Mẹ là người phụ nữ đã có con nói trong mối liên hệ với con.
Các phạm trù nghĩa của từ
Từ đa nghĩa (polysemy)
Nghĩa đen gốc xưa nhất (nghĩa từ nguyên)
Nghĩa cổ (sinh ra trên cơ sở nghĩa đen gốc)
Nghĩa ẩn dụ. Vd: lòng đường.
Nghĩa hoán dụ. Vd: đau lòng.
Từ đồng âm: là những từ có vỏ ngữ âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau.
Từ đồng âm đồng loại: đường (ăn) – đường (đi), tăm (cá) – tăm (răng)
Từ đồng âm khác loại: tốt (adj) – tốt (noun), gạch (verb) – gạch (noun).
Từ đồng âm khác cách viết: chăn – trăn, da – gia.
Từ đồng nghĩa: là những từ có vỏ ngữ âm khác nhau nhưng nghĩa giống nhau.
Từ đồng nghĩa hoàn toàn: phi trường, sân bay Tàu bay, máy bay, phi cơ
Xe lửa, tàu lửa, tàu hỏa.
Từ đồng nghĩa bộ phận khác nhau sắc thái nghĩa: sai, lầm, lẫn; lựa – chọn – truyền – kén.
Từ đồng nghĩa bộ phận khác nhau sắc thái biểu cảm: cho – biếu – tặng – bố thí.
Từ đồng nghĩa bộ phận khác nhau phạm vi sử dụng: phẫu thuật – mổ, trần bì – vỏ quýt.
Các quan hệ ngữ pháp
Quan hệ chủ vị (quan hệ ly tâm)
Gồm quan hệ C – V (câu tả) hoặc C “là” V (câu luận)
Vd: Bá đi học (câu tả). Bá là sinh viên (câu luận). Quan hệ đẳng lập
Gồm quan hệ C '’hay’’ V, C ’’hoặc’’ V, C ’’và’’ V ; C,V. Vd : Bá và Bách là bạn.
Bạn hay tôi, ai đi làm việc đó cũng được.
Khởi ngữ CN VN Bổ ngữ Quan hệ chính phụ.
Vd : Tất cả những cái tăm thủng mới đóng ấy đều sắp hỏng.
P3 P2 P1 Trung tâm p1 p2 P1 Trung tâm..
Tất cả những con người tệ bạc ấy đều bị khinh bỉ.
P2 P1 TRUNG TÂM P1 P2 P1 Tr TRUNG TÂM Đường phố TT TT Đường nhựa Hương lộ Quốc lộ TT Phụ Giếng khơi TT P Nhà ngói TT P Đậu hũ TT P
PHƯƠNG THỨC NGỮ PHÁP
Là hình thức, cách thức thể hiện ý nghĩa ngữ pháp của toàn câu. Có 8 phương thức như vậy;
1. Sử dụng trật tự từ (ghép từ theo đúng trật tự từ, trật tự ngữ pháp)
2. Sử dụng hư từ (Tôi đã ăn cơm rồi, Tôi sắp đi HN đây, ngừng để học, khổ vì vợ)
3. Sử dụng ngữ điệu căn cứ ngữ điệu cuối cùng của câu
4. Sử dụng trọng âm logic. Vd ‘desert(sa mạc)≠de’sert(tráng miệng)
‘promise(noun)≠pro’mise(verb)
5. Sử dụng phụ tố + biến tố
6. Biến đổi bên trong từ căn. Vd foot – feet, man – men
7. Thay thế từ căn. Vd good – better, bad – worse
8. Láy ngữ pháp. Vd ngon ngon, nặng nặng, khó khó, xa xa. I. Phạm trù ngữ pháp
Là sự khái quát một số ý nghĩa ngữ pháp nhất định được thể hiện ra bằng sự biến hình của từ hoặc sự kết hợp của hư từ.
Điều kiện để lập thành một phạm trù ngữ pháp
Ít nhất phải có từ 2 nghĩa nhỏ trở lên. Vd: nghĩa số ít + nghĩa số nhiều phạm trù số.
Ít nhất phải có từ 2 hình thức ngữ pháp biểu thị những ý nghĩa ấy trở lên. Vd: “những”,”các” trong “những/các con bò”
1. Phạm trù số (number category)
Vd: tiếng Việt: Sinh viên này học giỏi/Những sinh viên này học giỏi Số ít số nhiều.
Vd: tiếng Anh: The students study well/ The student studies well. Số nhiều số ít.
Các phương thức biểu đạt số ít số nhiều của các ngôn ngữ khác nhau thì cũng khác nhau.
2. Phạm trù giới (gender category)
Là phạm trù từ vựng trong tiếng Việt, tiếng Anh; nhưng lại là phạm trù ngữ pháp trong
tiếng Pháp, tiếng Nga để chia động từ, tính từ, thì cho phù hợp.
Bao gồm: đực, cái, trung. Vd: Đực: con tàu, cái bàn. Cái: quyển sách. Trung: bức thư.
3. Phạm trù cách (cate category)
Bao gồm: đối cách (chỉ đối tượng)(vd: “sân” trong “Tôi xây cái sân”), chủ cách (làm chủ
ngữ), vị trí cách (chỉ vị trí)(vd: “sân” trong “Tôi ở trên sân”), sở hữu cách (vd: “xe”
trong “Xe của tôi bị hỏng”), công cụ cách (vd: “xe” trong “Tôi tự đi xe đến trường”), nối
cách (vd: “xe” trong “Xe và người chen chúc nhau giờ tan sở”) 4. Phạm trù thời
Gồm 3 thời: quá khứ, hiện tại, tương lai. 5. Phạm trù thể
Gồm 3 thể: đơn, tiếp diễn, hoàn thành. 6. Phạm trù dạng
Active: Millions of tourists visit to the museum.
Passive: The museum is visited by millions of tourists.
7. Phạm trù thức (mood category)
Gồm 2 loại: hiện thực (real) và giả định (if) Vd:
If I were a millionaire, I would travel around the world.
If you freeze water, it becomes a solid.
8. Phạm trù từ vựng ngữ pháp/phạm trù từ loại
Là một tập hợp từ được phân chia trên cơ sở ý nghĩa khái quát và đặc điểm hoạt động
ngữ pháp./Là lớp từ có chung ý nghĩa khái quát và đặc điểm ngữ pháp.
Cơ sở/ tiêu chuẩn phân loại
Dựa vào ý nghĩa khái quát
Vd: danh từ chỉ sự vật, động từ chỉ hành động, giới từ chỉ mối liên hệ, thán từ chỉ thái
độ, tính từ chỉ tính chất.
Dựa vào khả năng kết hợp từ. Vd: ngữ khí từ, thán từ.
Dựa vào chức vụ cú pháp. Vd chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ.
Dựa vào từ loại. Vd: thực từ thể hiện ý nghĩa từ vựng (gồm danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ)
Hư từ thể hiện ý nghĩa ngữ pháp. (gồm phó từ, biến từ, giới từ,
trợ từ, tình thái từ, thán từ) Vd
trợ từ: đã, chính đang, chứ, toàn, những, …
Phó từ: còn, đang, chưa, không, đã.
Thán từ: ái chà, ối, ôi chao, trời ơi!. Câu hỏi ôn tập.
1. Bản chất, chức năng của ngôn ngữ là gì? Tại sao nói ngôn ngữ là công cụ …? (2 cách
hỏi, cùng 1 nội dung trả lời)
2. Dấu hiệu là gì? Có những loại nào? Dấu hiệu ngôn ngữ là gì? Tính chất?
3. Cấp độ và đơn vị ngôn ngữ?
4. Các mối quan hệ của ngôn ngữ (ngang, dọc, bao hàm)
5. Thuộc tính hệ thống & thuộc tính cấu trúc của ngôn ngữ.
6. Phân biệt ngôn ngữ với dấu hiệu tự nhiên, ngôn ngữ với lời nói
7. Quan hệ đồng đại, quan hệ lịch đại.
8. Nguồn gốc của ngôn ngữ.
9. Các họ của ngôn ngữ.
10. Đặc điểm các loại hình ngôn ngữ
11. Âm tiết, âm vị, âm tố (định nghĩa, cách xác định, cho ví dụ)
12. Phụ âm, nguyên âm, bán nguyên âm, thanh điệu, ngữ điệu (đặc điểm, cách xác định, cho ví dụ)
13. Các quan hệ ngữ pháp (chủ vị, đẳng lập, chính phụ), cho ví dụ.
14. Tám phương thức ngữ pháp.
15. Các phạm trù ngữ pháp (số, giới, cách, thời, thể, dạng, thức)
16. Phạm trù từ vựng ngữ pháp/phạm trù từ loại
/ d / : hữu thanh - đầu lưỡi / răng tắc
/ t / : Vô thanh - đầu lưỡi / răng - tắc .
Âm lượng cực lớn : e, a ( khi có ch và nh) , a, ă, o, ô.
Âm lượng lớn vừa : e, ơ, â, o.
Âm lượng nhỏ vừa : iê, ươ, uô.
Âm lượng nhỏ : i , ư, u.
https://websrv1.ctu.edu.vn/coursewares/supham/nguamtv/Nguamtiengviet.htm
http://ngonngu.net/index.php?p=64
http://ngonngu.net/index.php?p=71