Tài liệu môn Tâm lý học phát triển | Học viện Phụ nữ Việt Nam
Tài liệu môn Tâm lý học phát triển | Học viện Phụ nữ Việt Nam. Tài liệu gồm 131 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tâm lý học đại cương (TLH02)
Trường: Học viện Phụ nữ Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN
TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN Tác giả: Vũ Thị Nho MỞ ĐẦU
Mọi sự vật của tự nhiên, xã hội cùng với con người luôn luôn vận động, biến đổi.
Đời sống tâm lý một con người, một nhóm hay một cộng đồng người cũng luôn luôn vận
động, biến đổi, nghĩa là luôn luôn phát triển. Tâm lý học không thể không nghiên cứu quá
trình đó của tâm lý con người trên cả bình diện cá thể cũng như các nhóm lứa tuổi từ lúc
nảy sinh, hình thành, phát triển và tàn lụi.
Do những đòi hỏi của thực tiễn giáo dục trẻ em, việc nghiên cứu sự phát triển tâm
lý của con người ra đời khá sớm và cho đến nay nó đã tích lũy được những thành tựu về
lý luận và thực tiễn khá phong phú. Nhờ đó Tâm lý học phát triển có ý nghĩa rất lớn trong
quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ nói riêng cũng như đối với con người nói chung.
Dựa trên những thành tựu cơ bản của tâm lý học phát triển mà thế giới đã thu
được, giáo trình "Tâm lý học phát triển" này tổng hợp, hệ thống, khái quát những vấn đề
về sự vận động, biến đổi, phát triển tâm lý của con người theo các giai đoạn lứa tuổi
khác nhau. Trên cơ sở đó tìm ra những đặc điểm, những động lực, những qui luật, những
con đường hình thành và phát triển đặc thù của sự phát triển tâm lý con người. Từ đó
cung cấp cho người học những tri thức khoa học cơ bản về tâm lý học phát triển, nhằm
hiểu biết tâm lý con người và vận dụng sự hiểu biết đó vào mọi hoạt động của cuộc sống
cá nhân cũng như cộng đồng theo phương châm "hiểu mình, biết người". Nhờ đó con
người biết sống có tình, có lý, có văn hóa và hạnh phúc.
Giáo trình này được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu của cải cách giáo dục ở bậc
đại học, tránh lặp lại những vấn đề đã được đề cập đến ở nhiều cuốn sách khác, cố gắng
gợi mở cho sinh viên hướng suy nghĩ về vấn đề được đặt ra; đồng thời cung cấp khối
lượng kiến thức tối thiểu cần thiết cho sinh viên về tâm lý học phát triển.
Tâm lý con người rất đa dạng và phức tạp. Vì vậy, giáo trình này khó có thể tránh
được những sai sót nhất định. Tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của
độc giả xa gần để giáo trình này ngày càng hoàn thiện hơn. VŨ THỊ NHO
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN
Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ EM TỪ 0 ĐẾN 6 TUỔI
Chương 3: SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ Ở TUỔI HỌC SINH NHỎ (Từ 7 đến 12 tuổi)
Chương 4: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TUỔI THIẾU NIÊN
Chương 5: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH ĐẦU TUỔI THANH NIÊN
Chương 6: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CƠ BẢN CỦA THANH NIÊN SINH VIÊN (từ 19 đến 25 tuổi)
Chương 7: NHỮNG NÉT TÂM LÝ ĐẶC TRƯNG CỦA NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH VÀ NGUỜI GIÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO Created by AM Word2CHM
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN
I. CÁC NHÂN TỐ VÀ ĐỘNG LỰC CỦA SỰ PHÁT TRIỂN
II. NHỮNG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN TÂM LÝ
IV. GIÁO DỤC VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ
V. SỰ PHÂN CHIA CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CÂU HỎI Created by AM Word2CHM
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN
TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN à Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN
1. Khái niệm phát triển tâm lý
Nói đến phát triển, nhiều khi người ta chỉ quan tâm đến những kết quả cuối cùng
của một giai đoạn hoặc một quá trình nào đó thể hiện ở hình thức bề ngoài hoặc hành vi
cá nhân. Xem xét sự phát triển như vậy là thiếu biện chứng và phiến diện, dễ dẫn đến sai lầm.
Trên thực tế, sự phát triển tâm lý của mỗi cá nhân hoặc một nhóm người nào đó
bao giờ cũng diễn ra trong một quá trình: từ sự phát sinh, hình thành, phát triển đến tàn
lụi; từ mức độ này đến mức độ khác; từ hình thái này đến hình thái khác. Đó là quá trình
vận động, biến đổi của một thực thể. Nó bao hàm hàng loạt thay đổi có sự ràng buộc
bên trong với nhau, có lúc từ từ, tiệm tiến, có lúc nhảy vọt, nhưng cũng có lúc dẫm chân
tại chỗ, thậm chí thụt lùi lạm thời. Đó là một quá trình phức tạp như phép duy vật biện chứng đã khẳng định.
V.I.Lênin viết: "Phát triển là sự giảm đi và tăng lên, là sự lặp đi, lặp lại, là sự thống
nhất giữa các mặt đối lập" (cái thống nhất, gồm có 2 mặt: mặt đối lập loại trừ lẫn nhau và
mặt quan hệ giữa chúng với nhau).
Tuy nhiên tính chất chung của sự phát triển là một quá trình có chiều hướng tích
cực, đi lên nhằm tạo ra cái mới ở mức độ ngày càng cao hơn, phức tạp hơn, phong phú
và tinh tế hơn so với cái cũ.
Quá trình phát triển tâm lý của con người đi từ cái chưa bị phân hóa đến cái bị
phân hóa. Từ chỗ phân hóa rồi lại tích hợp lại thành các yếu tố, các bộ phận để tạo
thành một cơ cấu mới với những phẩm chất, đặc điểm mới. Những phẩm chất và đặc
điểm này qui định bộ mặt tâm lý của từng giai đoạn, từng độ tuổi trong quá trình phát triển.
Tâm lý của mỗi cá thể, mỗi nhóm tuổi được phát triển như là một hệ thống phức
tạp nhất của những cơ cấu khác nhau (nhận thức, tình cảm, trạng thái, hành vi, v.v...) có
liên quan, tác động phụ thuộc lẫn nhau. Những cơ cấu đó được sắp xếp theo một thứ
bậc để đảm bảo cho hoạt động bên trong và bên ngoài của con người. Ví dụ: lúc mới
sinh, đứa trẻ hoạt động là do những nhu cầu sơ đẳng nhất của cơ thể đòi hỏi. Những nhu
cầu đó được người lớn thỏa mãn nên không bao lâu sau những nhu cầu thứ cấp được
hình thành. Tiếp đến là những tình cảm, hứng thứ, động cơ mới xuất hiện. Những nhu
cầu, động cơ mới này một mặt thúc đẩy hoạt động của đứa trẻ, mặt khác ngày càng
được phát triển trong nhân cách của nó. Nghĩa là đứa trẻ được phát triển theo chính
những cơ chế phức tạp, đan xen, hòa quyện vào nhau một cách biện chứng. Phát triển
tâm lý chính là sự phát triển các cơ chế ngày càng phức tạp, tinh vi của những nhu cầu,
động cơ, hoạt động, hành động của con người từ mức độ này đến mức độ khác, phù
hợp với những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.
Từ những phân tích trên chúng tôi định nghĩa: Phát triển tâm lí là một quá trình bao
gồm từ sự phát sinh, hình thành. Phát triển của những yếu tố, những quá trình, những
thuộc tính, những trạng thái tâm lí của mỗi cá thể, từ đơn giản đến phức tạp, từ chỗ
chưa bị phân hóa đến chỗ bị phân hóa theo những qui luật có liên quan, tác động phụ
thuộc lẫn nhau tạo thành những đặc điểm tâm lý khác nhau theo giai đoạn. Đó là một
hoạt động có tính hệ thống được sắp xếp có tính thứ bậc và ngày càng tinh tế, tạo ra
những đặc điểm đặc trưng cho mỗi thời kỳ, mỗi lứa tuổi khác nhau, đảm bảo cho con
người sống, hoạt động và phát triển với tư cách là một chủ thể có ý thức của xã hội.
Khi nói đến khái niệm phát triển, người ta thường hay đề cập đến các khái niệm có
sự liên quan như tăng trưởng, chín muồi.
Tăng trưởng là khái niệm đề cập đến sự gia tăng về số lượng (chiều dài, dung tích,
khối lượng...) của sự vật, hiện tượng. Ví dụ: sự gia tăng về chiều cao, cân nặng, sự tăng
lên của tế bào thần kinh, sự tăng lên về số lượng tế bào cảm giác của trẻ em trong năm
thứ nhất v.v... Còn chín muồi được dùng khi sự tăng trưởng đạt đến "độ". Ví dụ: "Trăng
đến rằm trăng tròn". Ông cha ta thường nói: "Nữ thập tam, nam thập lục để chỉ sự chín
muồi về mặt sinh học (sự dậy thì) của con người. Nói đến phát triển là nói đến sự thay
đổi chuyển hóa về mặt chất lượng, nói đến một trình độ mới khác về chất so với cái cũ.
Chẳng hạn sự phát triển tâm lý của con người, đi từ cảm giác đến tri giác, từ tri giác đến
tư duy v.v... Tri giác là một trình độ khác về chất so với cảm giác; tư duy là trình độ mới
khác về chất so với tri giác v.v...
Quan hệ giữa tăng trưởng, chín muồi với phát triển là quan hệ giữa số lượng và
chất lượng. Tăng trưởng, chín muồi dẫn đến sự tăng trưởng về chất (phát triển); chất
lượng mới lại tạo tiền đề cho sự tăng trưởng và chín muồi ở mức cao hơn. Đó là mối
quan hệ biện chứng có tính nhân quả của sự vật, hiện tượng. Sự phát triển tâm lý của
con người được vận động cũng không ngoài quy luật đó.
2. Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lý học phát triển a. Đối tượng
Tâm lý học phát triển là một trong những chuyên ngành cơ bản, quan trọng của tâm
lý học. Đối tượng nghiên cứu của nó là những động lực, điều kiện, những qui luật phát
triển, những sự biến đổi của các quá trình, các thuộc tính, các phẩm chất tâm lý trong sự
hình thành nhân cách con người với tư cách là một thành viên của xã hội, theo sự trưởng thành của lứa tuổi.
b. Tâm lý học phát triển bao gồm các ngành sau
* Tâm lý học trong thời kỳ bào thai (còn gọi là thai giáo). Tâm lý học tuổi thơ (tuổi hài nhi).
* Tâm lý học trước tuổi đi học (tuổi vườn trẻ).
* Tâm lý học học sinh tiểu học.
* Tâm lý học tuổi thiếu niên.
* Tâm lý học người trưởng thành.
* Tâm lý học người già.
* Tâm lý học của những em phát triển không bình thường.
Tâm lý học phát triển có mối liên quan với nhiều chuyên ngành tâm lý học khác như
Tâm lí học đại cương, Tâm - sinh lý học, Tâm lý học nhân cách, Tâm lý học sư phạm...
Trong đó mối liên quan giữa Tâm lý học phát triển và Tâm lý học sư phạm (gồm cả dạy
học và giáo dục) là chặt chẽ nhất. Giữa hai ngành tâm lý học này có sự tác động qua lại
và qui định lẫn nhau một cách rất biện chứng: Tâm lý học phát triển và Tâm lý học sư
phạm giống hai đứa con sinh đôi khác trứng của một bào thai. Mối quan hệ giữa hai
ngành tâm lý học này đều có chung khách thể nghiên cứu, đó là trẻ em các lứa tuổi. Bởi
thế cả hai ngành lâm lý này tạo thành một thể thống nhất khó tách bạch, dẫn đến tình
trạng nhiều khi ranh giới trình bày các vấn đề của Tâm lí học phát triển và Tâm lí học sư
phạm trở nên có tính tương đối. Tuy nhiên Tâm lý học pháttriển chủ yếu nghiên cứu động
lực, qui luật cũng như các đặc điểm phát triển của con người theo sự trưởng thành của
từng giai đoạn. Còn Tâm lý họ (sư phạm ghiên cứu những con đường, những qui luật
hình thành của nhận thức, nghiên cứu những vấn đề thuộc về dạy học và giáo dục con người.
Theo nghĩa đầy đủ, nghiên cứu sự phát triển tâm lý không phải là nghiên cứu những
cái gì đã có sẵn mà là nghiên cứu tâm lý trong quá trình vận động, biến đổi không ngừng
của nó. Blônxki, nhà tâm lý học Nga nổi tiếng đã viết: "Chỉ có thể hiểu được hành vi khi ta
hiểu nó như lịch sử hành vi".
Nếu Tâm lý học sư phạm nghiên cứu nhằm tìm ra những con đường, những quy
luật, những điều kiện giúp con người lĩnh hội nhanh nhất, có chất lượng và hiệu quả nhất
nền văn hóa nhân loại, thì Tâm lý học phát triển sẽ nghiên cứu quá trình phát sinh, hình
thành, phát triển tâm lý con người trong sự vận động của chính sự tiếp thu, lĩnh hội đó.
Ví dụ: chiến lược hướng vào người học của Tâm lý học sư phạm đề cao nguyên tắc tôn
trọng đặc điểm và năng lực của chủ thể (người học) nhằm phát huy tốt nhất tính tích cực
hoạt động của người học, giúp họ lĩnh hội một cách chủ động, tự giác hệ thống tri thức,
kỹ năng, thái độ, chuẩn mực hành vi được xã hội loài người tích lũy được từ trước đến
nay; Chiến lược này đã làm biến đổi, phát triển đời sống tâm lý của người học so với
những chiến lược dạy học khác. Sự vận động, biến đổi và phát triển của chiến lược
hướng vào người học diễn ra như thế nào, diễn biến ra sao, theo quy luật nào và nó đòi
hỏi những điều kiện nào... thì Tâm lý học phát triển phải nghiên cứu.
Song, như đã nói ở trên, hai chuyên ngành Tâm lý học sư phạm và Tâm lý học phát
triển liên quan rất mật thiết với nhau, tác động qua lại một cách chặt chẽ, biện chứng và
hỗ trợ đắc lực cho nhau trong tính độc lập tương đối của nó. Ra đời chủ yếu vào nửa
sau thế kỷ XIX, Tâm lý học phát triển coi những quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử về phát triển là điểm xuất phát, là kim chỉ nam cho việc
nghiên cứu của mình. Chẳng hạn, các qui luật lượng đổi chất đổi, qui luật phủ định của
phủ định, qui luật phát triển không đồng đều của sự vật, hiện tượng... của chủ nghĩa duy
vật biện chứng có giá trị soi sáng khi xem xét, nghiên cứu những qui luật phát triển tâm lý
trẻ em theo lứa tuổi. Các nhà tâm lý học, giáo dục học lỗi lạc cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ
XX như K.Đ.Usinxki, I.M.Séchénôv, L.X.Vưgôtxki, X.L.Rubinstêin, A.N.Lêônchicv,
J.Piagct, H.Walon v.v... đã có công lớn trong việc xây dựng nền Tâm lý học phát triển.
Ngày nay, tâm lý học phát triển đã thu được những thành tựu đáng kể, đã thu thập
được một khối lượng tư liệu phong phú. Sự trưởng thành của nó gắn liền với tên tuổi của
nhiêu nhà tâm lý học hiện đại ở nhiều nước, đặc biệt nổi bật trong đó là những nhà tâm lý
học Liên Xô như B.G.Ananhev, L.I.Bôzhôvic, L.N. Landa, N.A.Menchinskaja, Đ.B. Elkônin
v.v... ở Tây âu có thể kể: Luyxiêng, Sevơ Febơrơ, J.Watson, D.Bruner, B.F.Skiner.v.v....
Có thể nêu ra đây vài quan điểm cơ bản mà tâm lý học phát triển lấy làm cơ sở nền
tảng cho việc xây dựng và phát triển chuyên ngành của mình.
Vào những năm 20, 30 của thế kỷ này, L.X.Vưgôtxki đã nêu ra nguyên tắc về tính
gián tiếp của hoạt động tâm lý người, tính xã hội - lịch sử, tính có ý thức của tâm lý
người là những nét khác về bản chất so với tâm lý động vật. Tiếp đó ông nêu ra quan
điểm bản chất tâm lý người có nguồn gốc hoạt động. Ông cho rằng hoạt động tâm lý bên
trong của trẻ em được xây dựng theo mẫu hoạt động bên ngoài.
Kế cận những quan điểm của L.X.Vưgôtxki, X.L.Rubinstêin đã nêu: nguyên lý phát
triển là sự thống nhất giữa cái bên ngoài (hiện thực khách quan) tác động thông qua
những điều kiện bên trong. Nguyên lý này nêu bật quan điểm phản ánh tâm lý được thực
hiện trong quá trình tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể, trong đó hoạt động tích
cực của chủ thể là khâu trung gian cho tác động của thế giới khách quan.
- Phát triển những luận điểm của L.X.Vưgôtxki, A.N.Lêônchiev và các cộng sự đã
đưa ra cấu trúc vĩ mô của hoạt động, đưa ra lý thuyết "chuyển vào trong", rồi đến
P.Ia.Galperin, Đ.B.Elkônin đã tìm ra cơ chế của việc chuyển hoạt động bên ngoài của
chủ thể thành hành động trí tuệ theo giai đoạn.
- Những lý luận về phân chia lứa tuổi của II.Wal on và J.Piaget góp phần làm cơ sở
nghiên cứu và làm phong phú cho tâm lý học phát triển mà ta nghiên cứu. Điều lý thú là
mặc dù xuất phát điểm nghiên cứu khác nhau, nhiều nhà tâm lý học phát triển Âu, Mỹ
cũng đi đến thừa nhận một thành tựu của tâm lý học hiện đại là mỗi hiện tượng tâm lý
đều có nguồn gốc từ hành động, hoạt động của con người, đều chứa đựng yếu tố xã hội - lịch sử cao.
c. Nhiệm vụ của tâm lý học phát triển
Nhiệm vụ của tâm lý học phát triển là nghiên cứu những đặc điểm phát triển của các
quá trình tâm lý, những thuộc tính, những phẩm chất nhân cách, những khả năng, điều
kiện phát triển theo lứa tuổi cũng như qui luật, những con đường hình thành, phát triển của chúng.
Mục đích của việc nghiên cứu đó nhằm phục vụ cho thực tiễn giáo dục trẻ em nói
riêng, giáo dục con người nói chung, nhằm phát triển những nhân cách ngày càng hoàn
thiện để sống và phát triển hài hòa trong xã hội hiện đại; đồng thời làm phong phú thêm
kho tàng lý luận của khoa học giáo dục nói chung, khoa học tâm lý học phát triển nói riêng.
d. Những phương pháp nghiên cứu cơ bản của Tâm lý học phát triển
Để nghiên cứu sự phát triển tâm lý của con người, cần phối hợp nhiều phương
pháp khác nhau, nhằm hỗ trợ, bổ sung cho nhau vì mỗi phương pháp đều có những điểm
mạnh, điểm yếu nhất định. Các phương pháp nghiên cứu tâm lý học phát triển cũng
không nằm ngoài những phương pháp nghiên cứu tâm lý học nói chung mà chúng ta đã
biết. Có thể kể những phương pháp chủ yếu sau đây: - Phương pháp quan sát.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.
- Phương pháp trắc nghiệm.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử.
- Phương pháp nghiên cứu trẻ em sinh đôi cùng trứng hoặc khác trứng v.v...
Điều phải lưu ý trong khi sử dụng các phương pháp để nghiên cứu sự phát triển
tâm lý con người là ở chỗ, nhà nghiên cứu phải đặt đối tượng, khách thể nghiên cứu của
mình trong quá trình vận động và phát triển của nó.
Những kết quả nghiên cứu có giá trị đối với tâm lý học phát triển thường được tiến
hành một cách trường diễn, công phu theo cách nghiên cứu dọc trong một thời gian dài.
Những quan sát, những thực nghiệm liên tục của J.Piaget trong nhiều năm, những thực
nghiệm tâm lý - giáo dục kéo dài từ đầu đến cuối mỗi cấp học của nhiều nhà khoa học
khác nhau trên thế giới là những dẫn chứng điển hình cho phương pháp nghiên cứu tâm
lý học phát triển. Những công trình như vậy đã đóng góp những thành quả to lớn cho tâm
lý học phát triển cũng như các chuyên ngành tâm lý học khác. Created by AM Word2CHM
I . CÁC NHÂN TỐ VÀ ĐỘNG LỰC CỦA SỰ PHÁT TRIỂN
TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN à Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN
Vấn đề nhân tố và động lực của sự phát triển tâm lý luôn luôn là vấn đề trung tâm
của bất cứ ngành tâm lý học nào, đặc biệt là với tâm lý học phát triển.
Trong lịch sử tâm lý học, đây là vấn đề thường xuyên được đề cập, bàn luận và có
nhiều luận điểm khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Tổng hợp, khái quát lại có thể nêu lên
các trường phái điển hình sau đây về nguồn gốc, động lực phát triển tâm lý cá nhân.
1. Quan điểm của thuyết nguồn gốc sinh vật về phát triển
Những người theo trường phái nguồn gốc sinh vật coi những đặc điểm bẩm sinh di
truyền có sẵn của trẻ em là nguồn gốc, là động lực của sự phát triển tâm lý cá thể. Theo
họ, di truyền là yếu tố có tác dụng quyết định đến phát triển tâm lý trẻ, coi môi trường là
yếu tố điều chỉnh, biểu hiện của tính di truyền.
Xuất phát điểm của những người theo dòng phái nguồn gốc sinh vật về phát triển
bắt nguồn từ qui luật tiến hóa nổi tiếng do Heackel đưa ra vào nửa đầu thế kỷ XIX. Qui
luật này cho rằng: Sự phát triển cá thể là sự lặp lại sự phát triển của loài dưới dạng rút
gọn, tương tự như bào thai người ở thời kỳ sống trong bụng mẹ, lặp lại tất cả những giai
đoạn phát triển từ một thực thể đơn bào tới con người. Theo quan điểm này, trong quá
trình phát triển, trẻ con cũng tái tạo lại tất cả những giai đoạn cơ bản của lịch sử loài
người. Ví dụ người ta đã nêu ra 5 giai đoạn phát triển mà đứa trẻ bắt buộc phải trải qua: - Giai đoạn man rợ. - Giai đoạn săn bắn. - Giai đoạn chăn nuôi. - Giai đoạn trồng trọt.
- Giai đoạn thương nghiệp - công nghiệp.
Mỗi giai đoạn phát triển này được những người theo thuyết nguồn gốc sinh vật lý
giải và chứng minh trong quá trình phát triển của mỗi trẻ em. Chẳng hạn khi mới ra đời,
đứa trẻ là một sinh vật man rợ và chỉ khi tuần tự trải qua ba giai đoạn ở giữa để tiến đến
giai đoạn 5 - tức là giai đoạn công - thương nghiệp thì trở nên thích thú trao đổi, buôn
bán, yêu tiền tài. Đó là mẫu người của chế độ tư bản.
Theo thuyết nguồn gốc sinh vật, sự phát triển của trẻ em là do những tố chất di
truyền đã được ghi lại sẵn trong phôi của bào thai ngay từ đầu. Phát triển chẳng qua là
sự bộc lộ dần dần những thuộc tính ấy. Tất cả do di truyền quyết định. Tính tích cực cá
nhân, giáo dục, giáo dưỡng v.v... chẳng qua chỉ làm tăng lên hay giảm đi những yếu tố
tiền định trước đó mà thôi. Đó chính là cơ sở lý luận của "giáo dục tự phát", "giáo dục tự
do". Mặt khác nó là chỗ dựa cho chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, phân biệt đẳng cấp, coi
thường, khinh rẻ những người lao động, những dân tộc chậm tiến dẫn đến sự lý giải phản
khoa học về cái gọi là "dân tộc thượng đẳng", "dân tộc hạ đẳng" đều do các gen di truyền quyết định.
Thực tiễn lịch sử của nhiều dân tộc đã bác bỏ những luận điểm sai lầm thiếu khoa
học đó. Sau khi được giải phóng khỏi ách thống trị của thực dân, giải phóng khỏi áp bức,
bóc lột, nhiều dân tộc vốn bị coi là hạ đẳng, nhiều người vốn bị liệt vào loại "dân đen" đã
hấp thụ những nền văn hóa phát triển và trong một thời gian ngắn đã đạt được trình độ
phát triển cao (Liên Xô trước đây, Nhật Bản, những con rồng châu á hiện nay).
2. Quan điểm của thuyết nguồn gốc xã hội về phát triển
Những người theo thuyết này cho rằng môi trường xã hội là nhân tố quyết định sự
phát triển của trẻ em. Môi trường xung quanh như thế nào thì hành vi, nhân cách của con
người sẽ như thế ấy. Bởi thế muốn nghiên cứu trẻ em thì chỉ cần phân tích cấu trúc môi
trường xã hội xung quanh là hiểu được. Thuyết này còn có tên là thuyết duy cảm, coi trẻ
em lúc sinh ra như tờ giấy trắng (tabula rasa), rồi ảnh hưởng của hoàn cảnh điều kiện
môi trường, xã hội mà những phẩm chất, thuộc tính được vẽ lên đó.
Thuyết nguồn gốc xã hội coi trẻ em chỉ là một tồn tại hoàn toàn thụ động, chịu sự
tác động và chi phối của môi trường xung quanh và không thể thoát khỏi cái vòng kiềm
tỏa đó. Bởi vậy mọi thành công hay thất bại của đứa trẻ đều được giải thích bằng môi
trường bên ngoài. Tuy nhiên thực tiễn xã hội đã cho thấy trong cùng những điều kiện,
hoàn cảnh xã hội như nhau lại hình thành những nhân cách hoàn toàn khác nhau, trái
ngược nhau. Trái lại trong những hoàn cảnh điều kiện môi trường xã hội khác nhau lại
hình thành những nhân cách có nhiều nét tương đồng về thế giới nội tâm, phong thái hành
vi, nhân phẩm v.v... Rõ ràng cũng giống thuyết nguồn gốc sinh vật, thuyết nguồn gốc xã
hội cũng không thể giải thích được thực tiễn sống động trong việc hình thành nhân cách
con người, nó phủ nhận tính tích cực của con người, phủ nhận giáo dục và thể hiện sự vô
trách nhiệm, vì cuối cùng người ta đều đổ mọi tội lỗi cho hoặc do môi trường, hoặc do di truyền bẩm sinh.
3. Thuyết hội tụ hai yếu tố
Theo thuyết này, mối tác động qua lại giữa môi trường và di truyền quyết định sự
phát triển tâm lý trẻ em. Tuy nhiên trong hai yếu tố đó, di truyền giữ vai trò chủ yếu còn
môi trường là điều kiện để biến những yếu tố có sẵn của di truyền thành hiện thực.
Thuyết này nhằm loại bỏ sự phiến diện của thuyết nguồn gốc sinh vật và thuyết
nguồn gốc xã hội do nhà tâm lý học người Đức V.Stecnơ nêu lên.
Tưởng rằng khi kết hợp (hội tụ) 2 yếu tố phiến diện: di truyền và môi trường thì có
thể giải quyết được vấn đề động lực phát triển trẻ em. Song những kết quả nghiên cứu
về trẻ em sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng được tiến hành vào cuối thế kỷ XIX,
đầu thế kỷ XX đã bác bỏ thuyết trên. Với phương pháp nghiên cứu trẻ em sinh đôi trong
nhiều năm, được tiến hành bởi nhiều nhà sinh - tâm lý học như J.Gacne, II.Niumen,
I.I.Caraep v.v... người ta thấy rằng: hóa ra những đứa trẻ sinh đôi cùng trứng, cùng có
môi trường sống như nhau (ví dụ: Natasa và Ema), khi lớn lên cũng không hoàn toàn
giống nhau về sự phát triển tâm lý, nhân cách. Do trong quá trình sống Natasa vốn hiếu
động hơn, thường chủ động bày ra các trò chơi, giữ vai trò chỉ huy, còn Ema thì thụ động
hơn, làm theo những "sai khiến" của Natasa nên tính cách của hai em khác nhau, đến nỗi
I.I Caraep viết: "Sự phân hóa của các cháu sinh đôi này đạt đến mức gây ra tác hại cho
cả hai, vì nó làm cho mỗi cháu phát triển theo một mặt riêng đặc thù của từng cháu"
(trang 415, theo Elkônin - Tâm lý học Liên Xô). Nhiều kết quả nghiên cứu khác chứng tỏ:
ngay cả với các cháu sinh đôi cùng trứng, lớn lên trong cùng một gia đình, cũng không
phát triển như nhau. Mỗi cháu ở vào một hoàn cảnh phát triển có một không hai, riêng
cho mình nó, trong đó khâu trung tâm không phải là môi trường mà là quan hệ của đứa
trẻ với những yếu tố nhất định của môi trường ấy. Nghĩa là cháu có một "môi trường cỏn
con" của riêng mình trong phạm vi môi trường chung. Chỉ có những yếu tố nào của môi
trường mà trẻ tích cực quan hệ, tích cực tác động qua lại với chúng mới tạo thành các
điều kiện cụ thể có ảnh hưởng đến phát triển của trẻ (theo Đ B.Elkônin, tr. 111-116).
4. Quan điểm của phái Nhi đồng học về trẻ em
Bên cạnh những quan điểm sai lầm, phiến diện về động lực phát triển tâm lý trẻ em,
vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, còn một dòng phái thứ tư ảnh hưởng rất lớn đến sự
phát triển tâm lý học, đó là phái Nhi đồng học. Phái Nhi đồng học tự coi mình là những
nhà khoa học duy nhất Mácxít về trẻ em. Họ coi Nhi đồng học là một khoa học phức hợp,
tổng hợp nghiên cứu về trẻ em, giữ độc quyền nghiên cứu về trẻ em, lấn át cả giáo dục
học và sinh lý học lứa tuổi. Họ coi tâm lý học là "khoa học về yếu tố chủ quan", dẫn đến
say mê các trắc nghiệm để xác lập hệ số năng khiếu trí tuệ (hệ số IQ) của học sinh một
cách máy móc, phiến diện.
Những quan niệm và việc làm thiếu căn cứ của phái Nhi đồng học trong một thời
gian đã gây tác hại xấu đến sự phát triển của trẻ em ở một số nước phương Tây, ở
Nga. Bởi vậy ngay từ những năm 30 của thế kỷ XX, nhiều nhà tâm lý học, giáo dục học
đã phê phán những luận điểm của phái Nhi đồng học. Đặc biệt ở Nga, sự phê phán này
đã tiến hành một cách rất căn bản, mạnh mẽ. Cuối cùng vào năm 1936, những quan
điểm sai lầm của phái Nhi đồng học bị bác bỏ.
Những công trình nghiên cứu ngày càng nhiều, càng khoa học về sự phát triển của
trẻ em bình thường, trẻ em khuyết tật, đặc biệt là những trẻ em sinh đôi đã bác bỏ và
phê phán các thuyết sinh vật, môi trường, hội tụ, Nhi đồng học, là những thuyết chủ quan,
phiến diện. Các thuyết đó hoặc tuyệt đối hóa một yếu tố này hay một yếu tố khác, hoặc
kết hợp một cách siêu hình hai yếu tố vốn đã sai lầm, nên kết quả là không lý giải được
thực tiễn sống động của trẻ em. Rõ ràng là phải tìm nguồn gốc, động lực phát triển tâm
lý, nhân cách trẻ em bằng những con đường khác, theo những nguyên tắc xuất phát khác
về bản chất với 4 thuyết nêu trên.
5. Lý luận về phát triển của L.X.Vưgôtxki và tâm lý học hiện đại
Xuất phát từ những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, đặc biệt là phép biện
chứng tự nhiên trong quá trình biến đổi từ vượn thành người nhờ lao động, Vưgôtxki đã
đi sâu nghiên cứu vai trò của công cụ lao động trong quá trình sản xuất và nêu lên tư
tưởng: hoạt động có công cụ đã dẫn đến sự biến đổi hành vi của con người, khiến cho
con người khác động vật Sự khác biệt này thể hiện rõ nhất, tập trung nhất bởi tính gián
tiếp của hoạt động; trong hoạt động con người biết dùng. các ký hiệu (từ ngữ, chữ số...).
Công cụ hướng ra bên ngoài, tác động vào đối tượng, nhằm biến đổi nó phục vụ cho
những nhu cầu sống của con người. Ký hiệu, dấu hiệu ngược lại hướng vào bên trong,
tác động tới hành vi của con người, có giá trị định hướng, điều chỉnh những hoạt động
của con người. Sự phát triển của con người diễn ra chính trong quá trình nắm vững các
công cụ đó và các loại ký hiệu đó. Trải qua các giai đoạn phát triển từ thấp đến cao, các
công cụ lao động và cùng với nó là các loại ký hiệu được loài người ghi lại trong toàn bộ
hệ thống kinh nghiệm mang tính xã hội - lịch sử. Để phát triển, đứa trẻ phải lĩnh hội được
những kinh nghiệm mang tính người đó bằng hoạt động và giao tiếp. Việc truyền thụ
những kinh nghiệm đó trong xã hội loài người được thực hiện bằng con đường đặc trưng
là giáo dục (theo nghĩa rộng). Chính vì vậy, Vưgôtxki coi giáo dục chiếm vị trí trung tâm,
hàng đầu trong toàn bộ hệ thống tổ chức cuộc sống của trẻ em, có tác dụng quyết định
sự phát triển tâm lý của trẻ em.
Những luận điểm trên đây của Vưgôtxki được hình thành từ những năm 20-30 của
thế kỷ này. Nó được Tâm lý học Liên Xô thừa nhận trên bình diện lý luận và được triển
khai nghiên cứu trong thực tiễn bằng nhiều con đường: quan sát tổng kết kinh nghiệm,
thực nghiệm trong phòng thí nghiệm, thực nghiệm tự nhiên và đặc biệt là thực nghiệm
tâm lý - giáo dục. Hàng loạt công trình nghiên cứu của nhiều nhà tâm lý học nổi tiếng như
X.L.Rubinstêin, B.G.Ananhev, A.R.Luria, A.N.Leônchiev, P.Ja.Galperin, I.V.Zankôv,
D.B.Elkônin, B.B.Đavưdov v.v... đã chứng minh tính đúng đắn của nó, đồng thời làm
phong phú thêm về mặt lý luận và thực tiễn của ngành tâm lý học phát triển. Không
những thế, quan điểm hoạt động tích cực của chủ thể để lĩnh hội kinh nghiệm xã hội loài
người đã tích lũy được là nguồn gốc thúc đẩy sự phát triển tâm lý của trẻ em còn được
phát hiện và thừa nhận bởi nhiều nhà tâm lý học ở các nước Âu, Mỹ (A.II.Walon,
J.Piaget, P.Janet, B.F.Skinner, J.B.Watson v.v...).
Tâm lý học ngày nay coi giáo dục (giáo dục và dạy học) là yếu tố có tính chủ đạo
đối với sự phát triển của trẻ em, bởi vì chính giáo dục của người lớn xác lập ra các mối
quan hệ giữa trẻ em với hiện thực xung quanh, xác lập nên tính tích cực hoạt động của
trẻ em. Chỉ có thông qua người lớn và nhờ có sự chỉ đạo, hướng dẫn của người lớn, trẻ
em mới nắm được toàn bộ sự phong phú của thực tại: thế giới đồ vật và phương thức
sử dụng chúng, ngôn ngữ, ký hiệu, quan hệ giữa người với người, động cơ hoạt động và
tất cả những năng lực của con người để trở thành người. Song, động lực của sự phát
triển nằm ngay trong chính hoạt động của bản thân đứa trẻ. Hoạt động tích cực của trẻ
em nhằm chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội - lịch sử mà loài người tích lũy được thông
qua quan hệ với người lớn, là động lực thúc đẩy sự phát triển tâm lý, ý thức, thúc đẩy sự
hình thành nhân cách ở trẻ em.
Quan niệm trên về động lực phát triển của trẻ em đã chi phối và làm thay đổi về
căn bản những vấn đề then chốt của giáo dục. Khi quan niệm động lực phát triển của trẻ
em là hoạt động để lĩnh hội tri thức thì không thể coi đứa trẻ là nhân vật thụ động của
quá trình giáo dục, mà trái lại trẻ em là chủ thể chủ động và tích cực của dạy học. Nội
dung, hình thức, phương pháp giáo dục phải phục vụ cho việc tạo mọi điều kiện để phát
huy tính tích cực hoạt động của học sinh, giúp trẻ em "tự tạo ra kiến thức" chứ không
phải nhớ lại "kiến thức", không phải "bê sẵn" những kiến thức đã có. Created by AM Word2CHM
I I. NHỮNG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN TÂM LÝ
TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN à Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN
Trong quá trình sống, con người và động vật luôn luôn phát triển. Song cơ chế chủ
yếu của sự phát triển tâm lý của động vật là sự di truyền những kinh nghiệm của loài
bằng con đường bản năng sinh vật, bằng con đường thích nghi cá thể với môi trường
bên ngoài. Còn ở con người, đặc điểm của những chức năng tâm lý được phát triển
trong quá trình trẻ em nắm vững kinh nghiệm lịch sử - xã hội (hệ thống tri thức, kỹ năng,
kỹ xảo, quy trình công nghệ lối sống, quan hệ v.v...) bằng chính hoạt động của chủ thể.
Khi ra đời, đứa trẻ được sống trong thế giới của xã hội loài người với những đặc
trưng xã hội - lịch sử của con người, giữa thế giới đối tượng và các quan hệ do con
người tạo ra. Sự trưởng thành của đứa trẻ chính là quá trình nó lĩnh hội dần dần những
đối tượng và những quan hệ mang tính người đó. Quá trình này được thực hiện dưới sự
hướng dẫn, truyền thụ thường xuyên của người lớn, bằng những hình thức khác nhau,
trong đó dạy học chiếm vị trí hàng đầu. Nắm vững các phương thức hoạt động có ý
nghĩa quyết định quá trình phát triển cá thể. Chẳng hạn, muốn trở thành người với tư
cách một chủ thể xã hội, sau khi sinh ra, ngoài những phản xạ sơ đẳng có tính bản năng
gắn liền với sự thỏa mãn các nhu cầu ăn, ở, tự vệ..., đứa trẻ phải dần dần học cách thức
hành động của con người như ăn theo kiểu người (bằng đũa, thìa, dĩa..), mặc, ở theo
kiểu người, khác xa nhau về chất với đời sống động vật. Rồi cùng với sự trưởng thành
của cơ thể, nó phải biết học (lĩnh hội) hàng loạt những phương thức hành động ở những
cấp bậc ngày càng cao hơn, tinh vi hơn dựa trên những phương thức sơ đẳng, cấp thấp
ban đầu; chỉ có như vậy trẻ em mới tồn tại và phát triển với tư cách là thành viên có ý thức của xã hội.
Yếu tố bẩm sinh, di truyền cùng những đặc điểm về thể chất, đặc điểm của các loại
hình thần kinh cấp cao là tiền đề, là điều kiện tự nhiên của sự phát triển. Nó có tác dụng
hoặc tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây những khó khăn nhất định cho việc hình thành một
loại hoạt động nào đó. Ví dụ: nếu chủ thể có sẵn thính giác nhanh, nhạy, sẽ giúp cho việc
hình thành năng lực âm nhạc tốt hơn, người có kiểu loại thần kinh Mêlăngcôlê thường
hay gặp khó khăn trong giao tiếp nhã nhặn với người khác để giải quyết vấn đề... Thiếu
những điều kiện sinh học, tự nhiên như não bộ, hệ thần kinh, những phản xạ bản năng
ban đầu của cơ thể thì tâm lý, ý thức không thể hình thành và phát triển được.
Con người bao giờ cũng sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh, điều kiện cụ thể
của môi trường xã hội. Môi trường là nơi con người sống và biểu hiện tính tích cực hoạt
động của mình. Bởi vậy môi trường là một trong những điều kiện quan trọng của sự phát
triển tâm lý, ý thức của trẻ em. Môi trường mà đứa trẻ sống có ảnh hưởng tiêu cực và
tích cực đến sự phát triển của đứa trẻ tùy thuộc vào chỗ trong môi trường đó nó quan hệ
tích cực với những yếu tố nào. Môi trường xã hội theo nghĩa chung chung không thể quy
định sự phát triển lâm lý trẻ em như phần trên đã khẳng định. Bởi vậy, không thể tuyệt
đối hóa yếu tố này mà phải đặt nó trong mối quan hệ tác động qua lại, biện chứng với
những yếu lố và điều kiện khác của sự phát triển.
Trong môi trường xã hội, nét đặc trưng nhất đó là hoạt động giáo dục - một hình
thái phát triển đặc biệt của loài người, có vai trò và ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển
tâm lý của trẻ em (sẽ phân tích kỹ ở phần sau).
Khi đã có những tiền đề vật chất nhất định, được sống trong xã hội loài người, yếu
tố và điều kiện thứ ba không thể thiếu đối với sự phát triển tâm lý là tính tích cực hoạt
động của chính chủ thể. Hoạt động của chủ thể có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng
của sự phát triển tâm lý. Đời sống tâm lý của mỗi cá nhân nghèo nàn hay phong phú, đa
dạng hay đơn điệu, sâu sắc hay hời hợt v.v... chủ yếu do tính tích cực hoạt động và giao
lưu của chủ thể trong xã hội quyết định.
Các yếu tố: thể chất, bẩm sinh, di truyền; môi trường, xã hội; hoạt động của chủ
thể là những điều kiện của sự phát triển tâm lý. Các yếu tố này tác động và ảnh hưởng
qua lại, biện chứng với nhau và không phải như nhau trong sự phát triển tâm lý của con
người. Nói cách khác, các yếu tố trên tác động khác nhau với mỗi cá thể cũng như mỗi
giai đoạn phát triển trong đời sống tâm lý con người. Bởi vậy khi nghiên cứu tâm lý con
người không thể tuyệt đối hóa nhân tố nào. Vấn đề là xác định được vai trò, vị trí của mỗi
yếu tố trong sự phát triển chung cũng như trong sự phát triển có tính cá thể, lính giai
đoạn của mỗi con người. Created by AM Word2CHM
IV. GIÁO DỤC VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ
TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN à Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN
Như phần trên đã nói, giáo dục có ý nghĩa chủ đạo đối với sự phát triển tâm lý,
nhân cách trẻ em. Phần này sẽ tập trung nói về mối tác động, ảnh hưởng qua lại giữa giáo dục và phát triển.
1. Khái niệm giáo dục
Giáo dục bao hàm giáo dục (theo nghĩa hẹp) và dạy học, là một quá trình người
lớn lìm mọi cách thức, phương thức hữu hiệu nhất tác động đến trẻ em nhằm tổ chức,
chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội - lịch sử mà loài người
tích lũy được ghi lại trong hệ thống tri thức, kỹ năng, công cụ, ký hiệu, quy trình công
nghệ, quy tắc của lối sống, hành vi v.v... (nghĩa là trong hệ thống các đối tượng và quan
hệ xã hội), giúp trẻ em có đủ năng lực, phẩm chất để sống, hoạt động và phát triển
không ngừng trong một xã hội nhất định.
Giáo dục hiểu đầy đủ bao hàm một ý nghĩa toàn diện trong sự phát triển nhân cách
trẻ em. Nó không chỉ nhằm phát triển những quá trình, thuộc tính tâm lý mà còn hướng
vào việc phát triển đứa trẻ cả về thể chất, hình hài; nó không chỉ chú ý đến việc giáo dục,
bồi dưỡng các năng lực, năng khiếu mà còn phải bồi dưỡng những phẩm chất, lối sống
cần thiết mà xã hội đòi hỏi. Nó không chỉ yêu cầu đứa trẻ phát triển ở mức bình quân chủ
nghĩa mà là phát triển ở mức cao hơn.
Giáo dục hiện đại không chấp nhận sự nhồi nhét tri thức sẵn có cho trẻ em bằng roi
vọt, cưỡng chế, bằng nuông chiều, dễ dãi hoặc bằng phương thức thầy truyền thụ, trò
ghi nhớ thụ động mà bằng cách tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn để trẻ tích cực hoạt động,
tự giác chiếm lĩnh hệ thống kinh nghiệm xã hội - lịch sử mà loài người tích lũy được.
Giáo dục hiểu theo nghĩa trên không có nghĩa là chạy theo sự phát triển, mà trong
một chừng mực nào đó, giáo dục cần định hướng trước một bước cho sự phát triển lứa
tuổi của trẻ em. Giáo dục cần tuân thủ theo những quy luật phát triển lứa tuổi cửa trẻ
em, nhưng đồng thời hướng dẫn, chuẩn bị trước cho bước phát triển sau của trẻ em.
Nghĩa là giáo dục quan tâm đến "vùng phát triển gần nhất" mà Vưgôtxki đã nêu ra. Ví dụ:
cuối tuổi mẫu giáo, trong chương trình giáo dục trò chơi cho trẻ em, nhà giáo dục đã
phải dần dần hướng trẻ vào các trò chơi có ý nghĩa học tập để chuẩn bị cho hoạt động
học tập, ở tuổi đầu thanh niên ngoài việc học tập, nhà giáo dục đã dần dần định hướng
để các em bắt đầu suy nghĩ việc chọn nghề, vào đời v.v...
đặc điểm nổi bật sau đây: - Giáo dục đề ra mục tiêu, phương hướng phát triển
nhân cách theo yêu cầu, đòi hỏi của xã hội và tìm mọi con đường phấn đấu để đạt được mục tiêu đó.
- Giáo dục lựa chọn nội dung, chương trình, phương pháp phù hợp để đào tạo thế hệ trẻ
theo mục tiêu đã định. Chính nhờ những nội dung, phương pháp phù hợp mà giáo dục có
thể điều khiển và điều chỉnh sự phát triển nhân cách người học theo yêu cầu của mình.
- Giáo dục có thể tác động tích cực đến những yếu tố bẩm sinh, di truyền, giúp các
chủ thể phát huy và tăng cường những yếu tố tích cực trong quá trình phát triển tâm lý của mình.
- Đối với môi trường sống của con người, giáo dục cũng có khả năng tác động đến
nó một cách tích cực cả trên bình diện vĩ mô và vi mô, giúp cho việc hạn chế những nhân
tố tiêu cực ảnh hưởng xấu đến phát triển và phát huy những nhân tố tích cực của môi
trường, tăng cường khả năng phát triển của cá thể.
- Để đạt được mục tiêu đào tạo con người, giáo dục chọn những thiết bị, đồ dùng
dạy học, dụng cụ học tập phù hợp, tiên tiến giúp người học lĩnh hội tốt nhất những thành
tựu của văn hóa nhân loại.
- Để giáo dục đạt được những nội dung trên, trong quá trình phát triển giáo dục cần
phải tạo ra những điều kiện, những con đường nhất định để phục vụ cho sự phát triển.
2. Những con đường cơ bản của sự phát triển tâm lý trẻ em trong dạy học và giáo dục
a. Biến đổi nội dung và phương thức dạy học là con đường cơ bản ảnh hưởng
trực tiếp đến phát triển tâm lý, nhân cách trẻ em.
Lịch sử các nền giáo dục khác nhau của những hình thái kinh tế - xã hội khác nhau
đã chứng minh rằng, mỗi nền kinh tế xã hội có một nội dung giáo dục giảng dạy của nó,
và do đó cũng hình thành nên những mẫu người cho nó. Ví dụ, mục tiêu đào tạo của chế
độ nô lệ, phong kiến, tư bản, v.v... Chính những nội dung giáo dục, dạy học khác nhau đã
dẫn đến những trẻ em được phát triển về tâm lý khác nhau. Trong thế kỷ XX rất nhiều
công trình nghiên cứu tâm lý học đã khẳng định điều đó. Chẳng hạn những công trình cải
cách nội dung dạy học khác nhau đã dẫn đến những trẻ em được phát triển về tâm lý
khác nhau. Chẳng hạn những công trình cải cách nội dung dạy học của L.V.Zankov vào
giữa thế kỷ này đã đi đến kết luận: dạy học với phương thức đề ra nhiệm vụ nhận thức
khó ở trình độ cao đã giúp học sinh tiểu học phát triển nhanh hơn, tốt hơn cả về mặt tri
thức cũng như tư duy. Tiếp theo ông, các nhà tâm lý học P.Ja.Galpcrin, D.B.Elkônin,
Đavưđôv, L.A.Venger v.v... còn đưa vào nội dung chương trình dạy học tiểu học những
yếu lố mang tính lý luận, khái quát và kết quả là học sinh đã lĩnh hội được những tri -
thức đó dẫn đến mức độ phát triển của các em cao hơn hẳn những học sinh vẫn theo
chương trình của giáo dục cổ truyền. Những thực nghiệm tiếp theo của các ông cũng đã
đi đến chỗ phê phán những lý luận của nhà lâm lý học Thụy Sĩ J.Piaget về tính bất biến
của sự phát triển ở trẻ em theo giai đoạn. Chẳng hạn, bằng rất nhiều thực nghiệm về sự
bảo toàn khối lượng, chất lượng, số lượng v.v... Piaget đã đi đến kết luận: trẻ em dưới 7
- 8 tuổi không thể hiểu được những phép tính số học chân chính, chỉ đến 11- 12 tuổi ở
trẻ mới hình thành được các thao tác lôgic v.v...
Sự thật những thao tác trí tuệ ở trẻ em được hình thành và phát triển tùy thuộc chủ
yếu vào chỗ người ta dạy gì cho nó và dạy như thế nào. Chẳng hạn, thí nghiệm cổ điển
về lượng nước trong 2 cốc nước của Piaget, trẻ em dưới 7 tuổi có lĩnh hội được là nó
bằng nhau hay không (dù đựng ở cốc to hay nhỏ), là ở chỗ người ta chỉ cho nó quan sát
bằng mắt hay vừa quan sát vừa tiến hành hành động đo cụ thể, nghĩa là phụ thuộc vào
hoạt động tích cực của đứa trẻ dưới sự hướng dẫn của người lớn theo phương thức
nào. Như vậy nội dung, hệ thống tri thức, khái niệm, kỹ năng, kỹ xảo được đưa vào
chương trình học ở mỗi lứa tuổi cùng phương thức hoạt động để chiếm lĩnh nó là mặt
chủ yếu, quyết định sự phát triển tâm lý của trẻ em trong quá trình dạy học.
Những tri thức tương ứng với một đối tượng nhất định của một khoa học được đặc
trưng bởi một cấu trúc phức tạp, trong đó chứa đựng những nhiệm vụ, những hành động
và những thao tác đặc trưng. Nhiệm vụ của nhà giáo đục chính là làm sao cho trẻ em lĩnh
hội được những thao tác mới trong tính đặc thù của chúng, tức là biết gắn liền với hoạt
động mà các thao tác đó là phương tiện thực hiện. Ví dụ, các phép tính cộng, trừ, nhân
chia... được dạy cho trẻ em với tư cách là phương tiện để giải các bài toán số học có
những phép tính. Những công trình của Elkônin, Đavưđov, Talưrina đã chứng minh rằng
khả năng giải các bài toán ở phạm vi rộng hơn của đứa trẻ phụ thuộc vào tính khái quát
của phương thức giải mà ta dạy cho nó. Chẳng hạn, với bài toán "Nam cho bạn 3 bút
chì, Nam còn lại 5 bút chì. Hỏi Nam có bao nhiêu bút chì?" Hầu hết trẻ em lớp 1 không
được học theo phương thức khái quát đều làm phép trừ (5 bút chì -3 bút chì = 2 bút
chì). Vì sao có sai lầm đó? Vì thao tác tư duy của các em vẫn gắn một cách cụ thể với
từ "cho đi", "còn lại" mà "cho đi", "còn lại" tức là bớt đi hay trừ đi. Ngược lại những trẻ
em được học theo phương thức khái quát đều giải được bài toán đó dễ dàng, bởi chúng
nắm được bản chất các mối quan hệ của các dữ kiện đã cho.
Ảnh hưởng của nội dung, phương pháp giáo dục đến sự phát triển tâm lý, nhân
cách con người đã được minh chứng rất rõ trong lịch sử giáo dục của những thời đại,
những thể chế và những giai cấp khác nhau. Với nội dung giáo dục theo kiểu "Tầm
chương, trích cú" và phương pháp áp đặt, nhà trường của chế độ phong kiến đã đào tạo
được mẫu người thụ động, phục tùng theo trật tự "Tam cương, ngũ thường", "Tam tòng,
tứ đức". Ngay trong xã hội hiện nay, ta cũng thấy rất hiển nhiên ảnh hưởng của nội dung,
phương pháp giáo dục khác nhau đã dẫn đến xu hướng và sự phát triển tâm lý, nhân
cách khác nhau. Dạy học theo kiểu nội dung có sẵn, theo kiểu kinh nghiệm chủ nghĩa sẽ
hình thành ở học sinh mẫu người nặng về ghi nhớ, tái tạo, kém phát triển tư duy sáng tạo
cũng như tính năng động trong hoạt động và cuộc sống. Ngược lại, nếu việc dạy học
được tiến hành theo chiến lược hình thành những hành động trí tuệ theo hướng phân
tích, khái quát, coi trọng tính tích cực của chủ thể thì sẽ hình thành được những nhân
cách tích cực, sáng tạo, chủ động.
Chính nội dung, phương pháp giáo dục có ý nghĩa đặc biệt như vậy nên bất cứ nền
giáo dục của quốc gia nào (đặc biệt là những quốc gia phát triển), đã không ngừng
nghiên cứu, tìm tòi những con đường, những cải cách về nội dung, phương pháp giáo
dục tiên tiến nhất nhằm phát triển những nhân cách thỏa mãn những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.
b. Vận dung những tri thức, phương thức đã lĩnh hội dựa vào việc giải quyết
những nhiệm vụ học tập, tạo ra sự phát triển những cơ chế tâm lý mới.
Như ta đã biết, sự phát triển tâm lý của trẻ em đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến
phức tạp và mang tính kế thừa, tính phủ định rõ rệt. Trong quá trình phát triển đó, những
thành quả đã được hình thành ở giai đoạn trước (những thao tác, những hành động,
những hoạt động) dần dần sẽ trở thành những công cụ, những phương tiện làm nền, làm
cơ sở cho việc hình thành những hiện tượng tâm lý ở mức cao hơn. Ví dụ, những thao
tác cộng, trừ trong tính toán, trong việc giải các bài toán; những kỹ xảo trong các hoạt
động kỹ thuật, nghệ thuật v.v... Do đó, vấn đề của dạy học nói riêng và giáo dục nói
chung không những phải hình thành ở học sinh những tri thức, khái niệm, những phương
thức hoạt động mà phải dạy trẻ biết vận dụng các tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm đã có
để giải quyết các vấn đề đặt ra (các hoàn cảnh có vấn đề) một cách phù hợp, thông
minh. Nghĩa là không phải học (lĩnh hội) chỉ để giải quyết những van đề riêng lẻ, cụ thể
mà còn phải quy những trường hợp riêng lẻ cụ thể về những "hệ" mang tính khái quát.
Những cứ liệu nghiên cứu thu được của các nhà tâm lý học N.A.Menchinxkaja,
D.N.Bôgôivlenxki, E.N.Kabanôva v.v... đã nêu lên ý nghĩa của những thủ thuật khái quát