-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tài liệu nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y học
KHẢO SÁT NHU CẦU HỖ TRỢ TÂM LÝ VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG NHU CẦU Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI CHẠY THẬN ĐỊNH KỲ TẠI KHOA THẬN NHÂN TẠO BỆNH VIỆN CHỢ RẪY; Tài liệu giúp bạn ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Tâm thần 3 tài liệu
Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 95 tài liệu
Tài liệu nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y học
KHẢO SÁT NHU CẦU HỖ TRỢ TÂM LÝ VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG NHU CẦU Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI CHẠY THẬN ĐỊNH KỲ TẠI KHOA THẬN NHÂN TẠO BỆNH VIỆN CHỢ RẪY; Tài liệu giúp bạn ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tâm thần 3 tài liệu
Trường: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 95 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoAR cPSD| 48474632 BỘ Y TẾ
BỆNH VIỆN CHỢ RẪY ..........*..........
ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ
KHẢO SÁT NHU CẦU HỖ TRỢ TÂM LÝ VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG
NHU CẦU Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI
CHẠY THẬN ĐỊNH KỲ TẠI KHOA THẬN NHÂN TẠO BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Nhóm nghiên cứu:
Chủ nhiệm đề tài: CNĐD. Lâm Văn Minh Đồng chủ nhiệm đề tài: ThS.
ĐD Nguyễn Trần Đức
Cộng sự: CNĐD. Đỗ Thị Hồng Gấm; CNĐD. Nguyễn Thị Kim Yến; ĐD. Vương Vân
Hường; CS. Nguyễn Việt Đăng Khoa; CNĐD. Phạm Thị Kim Lan; CNĐD. Nguyễn
Thị Hồng Diệu; CNĐD. Nguyễn Xuân Hưng; CNĐD. Trần Thị Hoàng Vinh; CNĐD.
Nguyễn Thị Kiều Diễm; CNĐD. Nguyễn Thị Thanh Thúy. TP.HCM, NĂM 2023
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BN Bệnh nhân lOMoAR cPSD| 48474632 BS Bác sỹ CS Chăm sóc GĐC Giai đoạn cuối ĐD Điều dưỡng ĐTNC Đối tượng nghiên cứu NC Nghiên cứu NVYT Nhân viên y tế PHCN Phục hồi chức năng SK Sức khỏe STM Suy thận mạn TL Tâm lý VLTL Vật lý trị liệu XH Xã hội MỤC LỤC Contents
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ....................................................................................... 2
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 3
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................... 4
Mục tiêu khảo sát ................................................................................................................ 6
CHƯƠNG I ......................................................................................................................... 7
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................................... 7
1.1. Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu .................................................................... 7
1.2. Các nội dung liên quan đến mục tiêu nghiên cứu ........................................................ 8
1.3. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu ............................................................................... 21
1.4. Sơ đồ nghiên cứu ....................................................................................................... 23
CHƯƠNG II ..................................................................................................................... 25
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................... 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 25
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 25
2.3. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................... 25
2.4. Cỡ mẫu ....................................................................................................................... 25
2.5. Phương pháp chọn mẫu ............................................................................................. 26
2.6. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................................... 26 lOMoAR cPSD| 48474632
2.7. Các biến số nghiên cứu .............................................................................................. 26
2.8. Tiêu chuẩn đánh giá ................................................................................................... 27
2.9. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................................... 27
2.10. Đạo đức của nghiên cứu .......................................................................................... 28
CHƯƠNG III .................................................................................................................... 29
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 29
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ............................................................... 29
3.2. Nhu cầu hỗ trợ tâm lý của BN STM GĐC chạy TNT ĐK tại TNT ........................... 31
3.3. Mức độ đáp ứng nhu cầu hỗ trợ tâm lý của BN STM GĐC chạy thận nhân tạo định
kỳ tại Khoa Thận nhân tạo ................................................................................................ 42
CHƯƠNG IV .................................................................................................................... 42
BÀN LUẬN ...................................................................................................................... 42
4.1. Nhu cầu hỗ trợ tâm lý của người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối đang chạy ...... 42
thận định kỳ tại Khoa thận nhân tạo ................................................................................. 42
4.2. Mức độ đáp ứng nhu cầu hỗ trợ tâm lý tại Khoa thận nhân tạo................................. 43
4.3. Hạn chế của đề tài ...................................................................................................... 45
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 46
1. Nhu cầu hỗ trợ tâm lý của người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối đang chạy thận
định kỳ tại Khoa thận nhân tạo ......................................................................................... 46
2. Mức độ đáp ứng nhu cầu hỗ trợ tâm lý của Khoa thận nhân tạo .................................. 46
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................................... 48
1. Đối với Khoa Thận nhân tạo ......................................................................................... 48
2. Đối bệnh nhân ............................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 48
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 54 lOMoAR cPSD| 48474632 1 lOMoAR cPSD| 48474632
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Thông tin chung về bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối chạy thận định
kỳ tại Khoa Thận nhân tạo (n= 230)...................................................................................29
Bảng 3.2. Số lượng nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân (n=230)....................................31
Bảng 3.3. Tỷ lệ các nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân tại Khoa Thận nhân tạo
(n=230)..............................................................................................................................32
Bảng 3.4. Mức độ các nhu cầu hỗ trợ tâm lý cần đáp ứng của bệnh nhân chạy thận
nhân tạo (n=230)................................................................................................................34
Bảng 3.5. Nhu cầu hỗ trợ tâm lý theo các đặc điểm của bệnh nhân...................................36
Bảng 3.6. Số lượng các nhu cầu hỗ trợ tâm lý của người bệnh được đáp ứng (n=230)......38
Bảng 3.7. Mức độ các nhu cầu đáp ứng được....................................................................39 2 lOMoAR cPSD| 48474632 3
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối chạy thận nhân tạo định kỳ không chỉ gây ra
những di chứng về thể xác mà còn để lại những tổn thương nặng nề về tinh thần ở
người bệnh bởi sự thay đổi sinh lý, ngoài hình. Do đó, các vấn đề tâm lý (TL) là vấn
đề phổ biến và quan trọng ở những người bệnh này (1), (2). Chính vì những lý do
này, hỗ trợ tâm lý cho người bệnh chính là một trong những nhiệm vụ cốt lõi của bất
cứ một khoa điều trị nào trên thế giới và tại Việt Nam. Nhằm đánh giá nhu cầu hỗ
trợ tâm lý (NCHTTL) của người bệnh và mức độ đáp ứng các NCHTTL cho bệnh
nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang chạy thận nhân tạo định kỳ được chăm sóc
và điều trị tại Khoa Thận nhân tạo – Bệnh viện Chợ Rẫy, chúng tôi thực hiện nghiên
cứu “Khảo sát nhu cầu hỗ trợ và mức độ đáp ứng tâm lý của Bệnh nhân suy thận mạn
giai đoạn cuối đang chạy thận định kỳ tại Khoa Thận nhân tạo – Bệnh viện Chợ Rẫy”.
Với hai mục tiêu nghiên cứu (1) Mô tả nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân suy thận
mạn giai đoạn cuối đang chạy thận nhân tạo định kỳ (2) Đánh giá mức độ đáp ứng
nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang chạy thận
định kỳ tại Khoa Thận nhân tạo – Bệnh viện Chợ Rẫy.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định lượng và định tính. Thực hiện phỏng
vấn 230 bệnh nhân đang được chạy thận tại khoa. Phỏng vấn sâu 10 đối tượng đã
chạy thận trên 6 tháng và 10 đối tượng chạy dưới 6 tháng trong thời gian từ 20-30 phút/cuộc phỏng vấn.
Kết quả cho thấy: 100% người bệnh có NCHTTL và mỗi người có tối thiểu 6
NCHTTL khác nhau. 55,2% người bệnh có đủ 10 NCHTTL. Ba NCHTTL phổ biến
nhất là NCHTTL do bệnh nhân cảm thấy không chắc chắn về tương lai (98,7%), lo
lắng về kết quả điều trị nằm ngoài tầm kiểm soát (96,5%), và giúp người bệnh giữ
cách nhìn tích cực (96,5%). Không có bệnh nhân nào đánh giá là không được đáp
ứng bất cứ một NCHTTL nào, tuy nhiên cũng không có bệnh nhân nào được đáp ứng
từ 8 NCHTTL trở lên. Tỷ lệ bệnh nhân được đáp ứng đồng thời 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7
NCHTTL lần lượt là 3,04%, 6,52%, 3,91%, 55,22%, 19,57%, 11,3% và 0,43%; trong
đó số bệnh nhân được đáp ứng đồng thời 4 nhu cầu hỗ trợ TL chiếm tỷ lệ cao nhất
(55,22%). Những NCHTTL có mức đáp ứng thấp nhất là không chắc lOMoAR cPSD| 48474632
chắn về tương lai (25,4%), học cách kiểm soát tình hình (29,9%) và những lo ngại về
sự lo lắng của những người thân thiết, với tỉ lệ lần lượt là (41,1%). Người bệnh được
đáp ứng tốt nhất với NCHTTL về lo lắng sự lây lan của bệnh (98,5%), cảm giác lo
lắng và sợ hãi (94,4%), lo lắng rằng kết quả điều trị nằm ngoài tầm kiểm soát (93,2%),
cảm giác chán nản (88,4%), cảm giác buồn rầu (87,4%), giữ cách nhìn tích cực (86%)
và cảm giác về cái chết với tỷ lệ là (85%). Tỷ lệ bệnh nhân được đáp ứng đồng thời
1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 nhu cầu hỗ trợ tâm lý lần lượt là 3,04%,
6,52%, 3,91%, 55,22%, 19,57%, 11,3% và 0,43%;
Khoa Thận nhân tạo – Bệnh viện Chợ Rẫy cần nhận thức được nhiệm vụ HTTL
cho người bệnh là một nhiệm vụ cần thiết, để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm đáp
ứng tốt hơn các NCHTTL cho người bệnh; trong đó, cần đặc biệt chú trọng đến những
NCHTTL chiếm tỉ lệ cao như không chắc chắn về tương lai, giữ cái nhìn tích cực và
lo lắng rằng kết quả điều trị nằm ngoài tầm kiểm soát. Bên cạnh đó, khu điều trị cũng
nên sớm đưa ra các biện pháp cụ thể để cải thiện những NCHTTL đang được đánh
giá mức đáp ứng thấp nhất. Các nghiên cứu tiếp theo có thể tiếp tục tìm hiểu về các
yếu tố liên quan đến NCHTTL của người bệnh và khả năng đáp ứng, cũng như tiến
hành kiểm định tính giá trị và độ tin cậy của bộ công cụ SNCS-SF34 khi áp dụng tại Việt Nam. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe được WHO định nghĩa “là trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh về thể
chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hay ốm
đau”. Sức khỏe tâm lý/tinh thần là một trong những trạng thái sức khỏe của con
người, được định nghĩa là khả năng suy nghĩ, cảm nhận và hành xử của con người
theo cách cho phép chúng ta hoạt động hiệu quả tại nơi làm việc, ở nhà và trong
cộng đồng (1), (2). Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tâm lý không chỉ ảnh
hưởng tới chất lượng sống của người bệnh mà còn ảnh hưởng rất nhiều tới việc
phục hồi sức khỏe thể chất của họ. Không những thế, các vấn đề tâm lý nếu bị kéo
dài và không được hỗ trợ có thể dẫn tới các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm
trọng như: trầm cảm, lo lâu và rối loạn căng thẳng… (3) 4 lOMoAR cPSD| 48474632
Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, người bệnh đa phần được chú
trọng điều trị về thể chất mà ít nhận được sự quan tâm về tâm lý do đó làm hiệu
quả điều trị bệnh chưa cao đặc biệt là trên những bệnh nhân mắc các bệnh mạn
tính, có thời gian điều trị kéo dài.
Nhận thấy tầm quan trọng của chăm sóc (CS) tinh thần cho người bệnh, Bộ Y
tế đã ban hành thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26 tháng 01 năm 2011 về những
nội dung cốt lõi trong công tác CS người bệnh toàn diện (CSNBTD) với 12 nhiệm
vụ. Trong đó, nhiệm vụ “CS về tinh thần” là một trong những nhiệm vụ đóng vai
trò quan trọng được thể hiện trong thông tư này và sẽ góp phần trực tiếp quyết
định sự hài lòng của người bệnh (4).
Hiện nay, bệnh thận mạn tính, một bệnh lý tiến triển mạn tính qua các giai đoạn
do tổn thương không phục hồi các nephron, có tỷ lệ mắc ngày càng cao trên thế
giới cũng như tại Việt Nam. Thận nhân tạo là một trong những phương pháp điều
trị thay thế thận hiện đại, hiệu quả cao được áp dụng phổ biến ở Việt Nam và thế
giới, giúp cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho những người bệnh suy
thận mạn giai đoạn cuối có những biến chứng nặng nề ở các cơ quan khác trong
cơ thể như: Tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, tâm thần kinh, cơ xương khớp,…gây rối
loạn nước điện giải, kiềm toan, thay đổi về huyết học,…trong đó có thay đổi cả
về tâm lý người bệnh. Ngoài nhu cầu cần được chăm sóc về mặt lâm sàng (quản
lý bệnh tật, các bệnh và khuyết tật mắc phải) và nhu cầu về xã hội (các mối quan
hệ giữa các cá nhân, với gia đình…), họ còn có nhu cầu được hỗ trợ tâm lý thường
xuyên (5–7). Chính vì những lý do này, hỗ trợ tinh thần hay còn gọi là hỗ trợ tâm
lý chính là một trong những nhiệm vụ cốt lõi của bất cứ một đơn vị thận nhân tạo
nào trên thế giới và tại Việt Nam.
Khoa Thận nhân tạo – Bệnh viện Chợ Rẫy được thành lập từ năm 1999 và
hiện có 350 BN đang điều trị ngoại trú. Cuộc sống của người bệnh luôn bị giới
hạn bởi việc phải gắng liền với việc lọc máu định kỳ. Chính vì vậy, nhân viên y
tế (NVYN) là cầu nối gần như duy nhất của họ với xã hội xung quanh trong bệnh
viện, là đối tượng họ hướng tới khi cần đáp ứng nhu cầu hỗ trợ chăm sóc về tâm 5 lOMoAR cPSD| 48474632
lý/tinh thần. Hiện nay, số lượng NVYT tại Khoa Thận nhân tạo là 68 nhân viên,
trong số các NVYT, không có cán bộ y tế nào được đào tạo một cách bài bản về
chăm sóc tâm lý/tinh thần cho người bệnh nên sự chăm sóc người bệnh chủ yếu
là chăm sóc về mặt thể chất. Để người bệnh được chăm sóc toàn diện hơn và có
một tinh thần lạc quan, tích cực và thoải mái, một nhiệm vụ cần được chú trọng
hơn tại Khoa Thận nhân tạo này là làm sao đáp ứng được nhu cầu hỗ trợ tâm lý
của họ? Muốn làm được điều này cần phải có sự đánh giá toàn diện về nhu cầu hỗ
trợ tâm lý trên bệnh nhân và khả năng đáp ứng nhu cầu đó tại cơ sở điều trị nhằm
đưa ra chiến lược can thiệp phù hợp nhất. Đây chính là lý do chúng tôi thực hiện
đề tài: “Khảo sát nhu cầu hỗ trợ và mức độ đáp ứng tâm lý của Bệnh nhân
suy thận mạn giai đoạn cuối đang chạy thận định kỳ tại Khoa Thận nhân tạo
– Bệnh viện Chợ Rẫy” nhằm đưa ra những khuyến nghị, đề xuất phù hợp cho
Khoa Thận nhân tạo, góp phần không ngừng cải thiện chất lượng chăm sóc toàn
diện người bệnh trong thời gian tới.
Mục tiêu khảo sát
1. Mô tả nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối
đangchạy thận định kỳ tại Khoa Thận nhân tạo – Bệnh viện Chợ Rẫy.
2. Đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân suy thận mạngiai
đoạn cuối đang chạy thận định kỳ tại Khoa Thận nhân tạo – Bệnh viện Chợ Rẫy. 6 lOMoAR cPSD| 48474632 CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm về tâm lý
Khái niệm tâm lý không phải đơn giản. Thực tế từ xa xưa đến nay con
người đã tốn rất nhiều công sức để tìm hiểu khái niệm này.
Nói một cách khái quát, tâm lý là tất cả các hiện tượng tinh thần nảy sinh
trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hành vi và hoạt động của con người (8–11).
Tâm lý của con người bao gồm 3 mặt:
- Nhận thức: là các quá trình tâm lí giúp cho con người nhận biết được sự vật,
hiện tượng, các mối quan hệ của những sự vật hiện tượng đó. Nhận thức gồm 2 nhóm
chính là nhận thức cảm tính (cảm giác và tri giác) và nhận thức lí tính (chủ yếu là tư duy).
- Đời sống tình cảm: nếu như các quá trình nhận thức đem lại cho con người
hiểu biết về thế giới khách quan thì đời sống tình cảm lại thể hiện mối quan hệ của
chủ thể đối với các sự vật hiện tượng. Tuy nhiên không phải đối với mọi sự vật hiện
tượng mà chỉ là đối với những sự vật hiện tượng có liên quan đến sự thoả mãn nhu
cầu của chủ thể mà thôi. Gọi nó là đời sống hay lĩnh vực bởi nó mang tính tổng thể
(một cách tương đối) và bởi vì trong thành phần của nó có nhiều các thành tố khác
nhau, trải dài từ những màu sắc cảm xúc của cảm giác cho đến tình cảm. Ngay trong
lĩnh vực này, sự tách biệt đâu là quá trình, đâu là trạng thái, thuộc tính cũng chỉ mang tính tương đối.
- Ý chí: là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành
động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn. Ý chí là hình thức
tâm lí điều chỉnh hành vi tích cực nhất ở con người. Nhờ có ý chí, con người chuyển
được từ nhận thức và rung động sang hoạt động thực tiễn. Ý chí luôn đi kèm với hành
động do vậy lĩnh vực này còn được gọi là hành động ý chí (10), (12–16).
1.1.2. Khái niệm về nhu cầu và đáp ứng nhu cầu 7 lOMoAR cPSD| 48474632
Trong ngôn ngữ hàng ngày, thuật ngữ “nhu cầu” được sử dụng để chỉ các
thuộc tính hoặc kết quả mong muốn cụ thể. Trẻ em có thể nói rằng chúng cần
một món đồ chơi, thanh thiếu niên có thể nói chúng cần một chiếc điện thoại
thông minh để kết nối tốt hơn với bạn bè… Trong mỗi trường hợp này, thuật
ngữ “nhu cầu” biểu thị sự hiện diện của một mong muốn hoặc sở thích cụ
thể, thường bắt nguồn từ sự thâm hụt hoặc thiếu hụt của mỗi người. Những
mong muốn hoặc sở thích đó khác nhau giữa các cá nhân (17–19).
Theo Ryan and Deci (2017), thuật ngữ nhu cầu tâm lý được định nghĩa
theo một cách cụ thể và hẹp hơn, như một chất dinh dưỡng tâm lý cần thiết
cho sự điều chỉnh, tính toàn vẹn và tăng trưởng của mỗi cá nhân. Trong khuôn
khổ học thuyết này, một mong muốn cụ thể chỉ có thể được gán cho tình
trạng cụ thể của một nhu cầu tâm lý cơ bản khi sự thỏa mãn của nó không
chỉ có lợi mà còn cần thiết cho hạnh phúc của mỗi cá nhân, trong khi sự thất
vọng của nó làm tăng nguy cơ thụ động, kém cỏi, và khả năng thu người lại.
Rõ ràng, không phải tất cả các động cơ hoặc mong muốn đều phù hợp với
định nghĩa hẹp hơn này. Ví dụ: việc mua sắm vật chất không nhất thiết làm
tăng phúc lợi, ngay cả khi họ rất mong muốn. Deci và Ryan cũng xác định
các nhu cầu về quyền tự chủ, năng lực và sự liên quan là những nhu cầu tâm
lý cơ bản; Sự thỏa mãn những nhu cầu này là nguyên nhân dẫn tới nhiều hiện
tượng qua các thời kỳ phát triển, tạo ra sự khác biệt giữa các tính cách. Các
nhu cầu tâm lý cơ bản được định nghĩa một cách rộng rãi là các nguồn lực
quan trọng làm cơ sở cho khuynh hướng phát triển tự nhiên của cá nhân nhằm
hướng tới việc tăng cường khả năng tự tổ chức, điều chỉnh và phát triển. Các
nghiên cứu về nhu cầu tâm lý có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển, điều
chỉnh và sức khỏe của mỗi cá nhân cũng như cộng đồng. Nó được áp dụng
trong thực tiễn cũng như đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nền
tảng khoa học cho việc hoạch định các chính sách XH (16,17,19,20). 1.2.
Các nội dung liên quan đến mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Hỗ trợ tâm lý 8 lOMoAR cPSD| 48474632
Hỗ trợ tâm lý xã hội được coi là một nhiệm vụ trung tâm của điều
dưỡng trong quá trình chăm sóc người bệnh nhưng vẫn chưa được hưỡng dẫn
rõ ràng, chính xác phải làm như thế nào để thực hiện việc hỗ trợ tâm lý trong
thực tế (21). Hỗ trợ tâm lý xã hội có tác động rất lớn đến chất lượng cuộc
sống và bao gồm một loạt các vấn đề trong chăm sóc ung thư bao gồm hoạt
động thể chất, xã hội, nhận thức, tinh thần và cảm xúc cũng như triệu chứng
tâm lý, đau đớn và các triệu chứng thể chất phổ biến khác như đau đầu, rối
loạn giấc ngủ và rối loạn tiêu hóa (22). Tuy nhiên, nhu cầu hỗ trợ tâm lý
thường không bị phát hiện hoặc bị lãng quên (23).
Nghiên cứu gần đây khảo sát trên 1.200 người bệnh mắc bệnh viêm
khớp đã phát hiện ra rằng số lượng lớn bệnh viện đang gặp khó khăn trong
việc đáp ứng những nhu cầu về hỗ trợ các mặt thuộc về tinh thần, với kết quả
82% người bệnh báo cáo rằng họ muốn hỗ trợ tâm lý để quản lý tác động của
đau đớn và mệt mỏi, 57% người bệnh có nhu cầu kiểm soát cảm xúc và 34%
người bệnh có nhu cầu giải quyết trầm cảm (23).
Một cuộc khảo sát cắt ngang đã được thực hiện, sử dụng bảng câu hỏi
bao gồm ba câu hỏi mở về hỗ trợ tâm lý hữu ích và không hữu ích. Các câu
hỏi đã được 1.080 người bệnh tại sáu đơn vị thấp khớp khu vực trên khắp
nước Anh và 1.200 thành viên của một số tổ chức từ thiện người bệnh quốc
gia tham gia khảo sát. Kết quả: Hỗ trợ tâm lý cho viêm khớp được khuyến
cáo rất cần thiết trong hướng dẫn điều trị thấp khớp (24).
Năm 2011 một nhóm nghiên cứu người Úc đã chỉ ra trong 246 người
bệnh ung thư giai đoạn cuối có 95% NB có nhu cầu cần được hỗ trợ tâm lý,
39-40% người bệnh có nhu cầu cao về hỗ trợ tâm lý trong đề tài “Nhu cầu
của người bệnh ung thư giai đoạn cuối”, và nhu cầu thông tin là một trong
những lĩnh vực lớn nhất của nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội đối với người bệnh
ung thư (22), đồng thời các nhu cầu cần hỗ trợ tâm lý xoay quanh: khi lo lắng
kết quả nằm ngoài tầm kiểm soát, lo ngại bệnh càng trầm trọng hơn; cảm
thấy xuống tinh thần, buồn rầu; quan tâm đến những nỗi lo của người thân; 9 lOMoAR cPSD| 48474632
giữ tinh thần tích cực lạc quan; tin tưởng vào tương lai; học cách kiểm soát
vấn đề của bản thân; khi cảm giác về cái chết và hấp hối. Nghiên cứu của
Andine Angele Kasparian (2013) thực hiện tại Úc đã được tiến hành bằng
cách theo dõi 125 người bệnh bị u ác tính di căn trong 6 năm với kết quả: tất
cả các người bệnh bị u ác tính biểu hiện đau khổ về cảm xúc, hỗ trợ xã hội
hoặc khó khăn liên quan đến khối u trong các khía cạnh khác nhau của cuộc
sống hàng ngày nên được cung cấp dịch vụ hỗ trợ tâm lý như tham vấn, trị
liệu,…, bất kể họ có đáp ứng các tiêu chí cho rối loạn tâm thần hay không (25).
Năm 2016, tác giả Nguyễn Hồng Mai đã thực hiện nghiên cứu tại BV
đa khoa khu vực Bồng Sơn nhằm đánh giá công tác chăm sóc người bệnh đã
thấy rằng có 65% người bệnh có nhu cầu được tư vấn thay đổi hành vi có lợi
cho sức khỏe, trong đó 62% NB được hướng dẫn chế độ ăn, 57,9% người
bệnh được hướng dẫn vệ sinh cá nhân hằng ngày và 50% được hướng dẫn GDSK (26).
Một cuộc khảo sát nhu cầu hỗ trợ tâm lý của người bệnh trước phẫu
thuật của Bùi Thị Thu (2015) thực hiện tại Bệnh viện Định Quán bằng cách
phỏng vấn trực tiếp 160 người bệnh có bệnh lý ngoại khoa, sản khoa, tai mũi
họng được lên lịch phẫu thuật chương trình và phẫu thuật cấp cứu trì hoãn
với kết quả cho thấy: 91,25% người bệnh có nhu cầu hỗ trợ tâm lý trước khi
phẫu thuật, trong đó tâm lý lo lắng nhất của người bệnh trước phẫu thuật là
sợ đau chiếm 85,2% (27). Kết quả này cũng tương tự kết quả của nghiên cứu
của Bệnh viện Đa khoa Ba Tri (2013) thực hiện phỏng vấn trực tiếp 140
người bệnh tại khoa ngoại tổng hợp đánh giá nhu cầu hỗ trợ tâm lý của người
bệnh với kết quả: 85% người bệnh có nhu cầu giải tỏa cảm xúc trước phẫu
thuật (28) và nghiên cứu của Thái Hoàng Đế, Dương Thị Mỹ Thanh (2011)
thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa Huyện An Phú, tỉnh An Giang, tiến hành
phỏng vấn trực tiếp 163 người bệnh trước mổ và sau khi thoát mê (6 giờ sau
mổ) với kết quả: 83,43% người bệnh có nhu cầu hỗ trợ tâm lý, giải tỏa cảm 10 lOMoAR cPSD| 48474632
xúc trước phẫu thuật và 85,88% người bệnh có nhu cầu hỗ trợ tâm lý, giải
tỏa cảm xúc sau phẫu thuật (29).
Trong kết quả nghiên cứu “Nhu cầu hỗ trợ tâm lý của người bệnh Bệnh
viện đa khoa tỉnh Thái Bình” của Trần Thùy Dương (2017) đã thể hiện tỷ lệ
người bệnh có ý định sử dụng dịch vụ tâm lý là 82,5%. Kết luận này đã nêu
bật việc cần được hỗ trợ tâm lý của người bệnh là rất cao và ngành y tế cần
đáp ứng kịp thời (12).
Theo định nghĩa của Hội chữ thập đỏ - Trăng Lưỡi liềm đỏ (the Red
Cross - Red Crescent) và Liên Hợp quốc, hỗ trợ TL được mô tả là bất kỳ hoạt
động hoặc biện pháp nhằm cải thiện hoạt động sống của một người dưới mức
độ căng thẳng bất thường được quan sát thấy trong bối cảnh nhất định. Hỗ
trợ tâm lý sớm và đầy đủ có thể ngăn chặn sự đau khổ cũng như ngăn chặn
điều gì đó nghiêm trọng hơn do đau khổ tạo thành và sẽ giúp những người bị
ảnh hưởng đối phó tốt hơn và nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường.
Hỗ trợ tâm lý nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của những người dễ tổn
thương bằng cách huy động sức mạnh của con người, cố gắng giúp mọi người
thoát khỏi cảm giác mất mát và làm lại cuộc sống của họ (30–33). Hỗ trợ tâm
lý vừa có tác dụng phòng bệnh lại vừa có tác dụng chữa bệnh. Tác dụng
phòng ngừa của hỗ trợ tâm lý nằm ở chỗ nó làm giảm nguy cơ phát triển của
các vấn đề sức khỏe tâm thần. Tác dụng điều trị của nó là khi hỗ trợ tâm lý
giúp cá nhân và cộng đồng vượt qua và đối phó với các vấn đề tâm lý phát
sinh trong cuộc sống. Hai khía cạnh này của hỗ trợ tâm lý góp phần xây dựng
khả năng phục hồi cho người bệnh khi đối mặt với những khủng hoảng và
hoàn cảnh sống khó khăn khác.
Cũng theo Hội chữ thập đỏ - Trăng Lưỡi liềm đỏ, những người hỗ trợ
tâm lý về cơ bản phải có kỹ năng (thông qua quá trình được đào tạo tốt), có
khả năng thể hiện sự quan tâm, sẵn sàng và quan tâm giúp đỡ những người có nhu cầu hỗ trợ. 11 lOMoAR cPSD| 48474632
Theo tác giả Trần Thị Minh Đức đã nêu ra trong Giáo trình tham vấn
tâm lý vào năm 2011 thì “Hỗ trợ tâm lý là một hoạt động (một công việc)
giúp đỡ cho người đang có khó khăn tâm lý để họ thực hiện được điều họ
mong muốn trong cuộc sống. Bao hàm những công việc của người giúp đỡ
không chuyên – tất cả mọi người, và công việc giúp đỡ của những người
chuyên nghiệp – công việc của các nhà tâm lý học, nhà tham vấn, nhân viên
công tác xã hội, bác sĩ tâm thần, nhà giáo dục…”
Theo tác giả Trần Thùy Dương và cộng sự đã đưa ra khái niệm “hỗ trợ
tâm lý” trong bệnh viện “là quá trình tương tác giữa nhà tâm lý, nhân viên
công tác xã hội với bệnh nhân nhằm khơi dậy tiềm năng, nội lực của bản
thân để họ giải quyết được những vấn đề tâm lý của mình, nâng cao hiệu quả
của quá trình điều trị” (12),(35),(36). 12 lOMoAR cPSD| 48474632
Ý nghĩa của hỗ trợ tâm lý:
- Ngăn ngừa sự đau khổ và những diễn biến nghiêm trọng hơn do cảm giác đau
khổ mang lại (như tư tưởng tự hủy hoại bản thân và xã hội…).
- Giúp mọi người đối phó tốt hơn và trở nên hòa hợp hơn với cuộc sống hàng ngày
- Giúp những người thụ hưởng trở lại cuộc sống bình thường của họ.
- Đáp ứng nhu cầu nhất định do cộng đồng xác định (30),(32),(35).
Với những bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, hỗ trợ tâm lý làm giảm đáng kể căng
thẳng, phát triển các kỹ năng tự lực và sự tự tin.
Từ những khái niệm “hỗ trợ tâm lý” nói trên, chúng tôi lựa chọn khái niệm “Hỗ
trợ TL” theo tác giả Trần Thị Minh Đức: “Hỗ trợ tâm lý là một hoạt động (một công
việc) giúp đỡ cho người đang có khó khăn tâm lý để họ thực hiện được điều họ mong
muốn trong cuộc sống. Bao gồm những công việc của người giúp đỡ không chuyên –
tất cả mọi người, và công việc giúp đỡ của những người chuyên nghiệp – công việc
của các nhà tâm lý học, nhà tham vấn, nhân viên công tác xã hội, bác sĩ tâm thần,
nhà giáo dục…”.
Kết quả của các nghiên cứu trên cho thấy nhu cầu hỗ trợ tâm lý tại các bệnh viện
ở Việt Nam hiện nay là rất lớn, đồng thời hiện nay chưa có quá nhiều nghiên cứu đề
cập vấn đề nhu cầu hỗ trợ tâm lý của người bệnh và hầu hết các nghiên cứu chỉ dừng
lại ở việc khảo sát nhu cầu hỗ trợ tâm lý cơ bản, nguyên nhân gốc rễ dẫn đến nhu cầu
hỗ trợ tâm lý của người bệnh rất khó phát hiện và hầu như chưa được chú trọng.
1.2.2. Đáp ứng nhu cầu hỗ trợ tâm lý
Càng ngày các nhu cầu tâm lý của người bệnh càng được quan tâm. Nhằm đáp
ứng nhu cầu này, có nhiều chính sách, hướng dẫn thực hành cũng như chương trình
giáo dục- đào tạo được triển khai. Năm 2011, Chiến lược “Không có sức khỏe tâm
thần - Không có sức khỏe” (No Health Without Mental Health) được Chính phủ Anh
đề ra với mục đích đặt sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần ngang nhau. Hướng
dẫn thực hành của nó cũng xác định sự cần thiết phải giải quyết các nhu cầu tâm lý
liên quan tới điều kiện vật chất để đạt được kết quả thành công và bền vững 13 lOMoAR cPSD| 48474632
(36). Nhiều hướng dẫn của Viện sức khỏe và lâm sàng quốc gia (Anh) cũng đã xác
định vai trò của các dịch vụ hỗ trợ tâm lý đối với người bệnh (37–39).
Theo Thomas Currid, cần có những chính sách của nhà nước cũng như cần
những chuyên gia phải làm việc cùng nhau để giải quyết nhu cầu tâm lý của người
bệnh. Ngoài ra, trong quá trình CSBN, các cán bộ y tế tiếp xúc trực tiếp với BN cần
có kiến thức, kỹ năng và năng lực để đáp ứng nhu cầu CS toàn diện cho BN. Bước
đầu tiên, các NVYT đặc biệt là điều dưỡng/y tá cần được hỗ trợ, giám sát và đào tạo
về các rối loạn tâm lý/tâm thần ở BN; phát triển các kỹ năng để phát hiện những khó
khăn tâm lý mà người bệnh phải trải qua cũng như và nhu cầu hỗ trợ của họ (39).
Melanie Jane Legg cho rằng điều dưỡng/Y tá đóng một vai trò cực kỳ quan trọng
trong việc đáp ứng nhu cầu hỗ trợ TLXH của BN ung thư do điều dưỡng/Y tá là người
gần gũi với người bệnh nhất. Chính vì vậy họ có cơ hội theo dõi tâm lý và nhu cầu
tâm lý của BN, đồng thời là đối tượng mà người bệnh cần tìm kiếm thông tin CS và
tình cảm tiếp cận đầu tiên. Tuy nhiên, để làm được việc này, điều dưỡng/Y tá cần
được đào tạo bài bản (40).
Theo WHO, chính sách và luật pháp là nền tảng nhằm thúc đẩy quyền của người
khuyết tật về TLXH, trí tuệ và nhận thức; đồng thời là nền tảng để đưa ra các dịch vụ
hỗ trợ nhằm đáp ứng nhu cầu của họ, thức đẩy họ phục hồi. WHO cũng có nhiều
chương trình thúc đẩy các quốc gia phát triển và thực hiện các chính sách, luật pháp
phù hợp về CSSK tâm thần phù hợp với thông lệ Quốc tế và các tiêu chuẩn về nhân
quyền bao gồm Công ước Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật (Convention
on the Rights of Persons with Disabilities - CRPD). Kể từ khi CRPD được thông qua
vào năm 2006, ngày càng nhiều quốc gia đang tìm cách cải cách luật pháp và chính
sách của họ để thúc đẩy các quyền hòa nhập cộng đồng, nhân phẩm, quyền tự chủ,
trao quyền và phục hồi cho tất cả những người khuyết tật về TLXH, trí tuệ và nhận
thức (41), (42). Tình trạng sức khỏe tâm thần bao gồm các rối loạn tâm thần kinh, các
khuyết tật TLXH, nhận thức và trí tuệ. Hỗ trợ tâm lý là một trong những hoạt động
cải thiện Sức khỏe tâm thần cho người bệnh. Từ 2008, WHO đã hỗ trợ các quốc gia
tích hợp CSSK tâm thần (bao gồm hỗ trợ tâm lý) vào CSSK ban đầu. Việc kết hợp 14 lOMoAR cPSD| 48474632
này giúp tiết kiệm chi phí, nhân lực chăm sóc y tế đồng thời cũng làm tăng hiệu quả
chăm sóc cho người bệnh (43).
Viện Y tế Quốc gia về Chất lượng điều trị, Vương quốc Anh (NICE - National
Institute for Health and Care Excellence) cho rằng ngân sách hạn chế và áp lực tài
chính trong các bệnh viện dẫn tới điều dưỡng/Y tá ít có cơ hội học tập và thời gian để
xác định nhu cầu tâm lý của BN và đáp ứng được những nhu cầu này. Với BN bị ung
thư, NICE đề xuất nên cung cấp và đánh giá hỗ trợ cho BN dựa trên phương pháp
tiếp cận 4 cấp độ tùy theo mức độ đau khổ tâm lý của BN:
- Cấp độ 1: Bao gồm các chuyên gia CSSK và XH, các trung tâm về nhu cầu chăm
sóc tình cảm và nhận biết các nhu cầu tâm lý.
- Cấp độ 2: Liên quan tới các chuyên gia CSSK và XH có thêm kiến thức chuyên
môn, những người có thể sàng lọc chứng đau khổ tâm lý và tổ chức các can thiệp tâm lý.
- Cấp độ 3: chỉ liên quan đến các chuyên gia được đào tạo và được công nhận,
những người có khả năng đánh giá và chẩn đoán tâm lý và cung cấp các biện
pháp can thiệp tâm lý cụ thể.
- Cấp độ 4: bao gồm các chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể chẩn đoán tâm thần
và những người có thể tổ chức các can thiệp tâm thần và tâm lý chuyên khoa.
Trong các chiến lược đáp ứng nhu cầu hỗ trợ tâm lý của NICE, điều dưỡng/Y tá
đóng vai trò tích cực (37).
1.2.3. Bệnh thận mạn – chạy thận nhân tạo (lọc máu ngoài cơ thể)
Suy thận mạn là hậu quả cuối cùng của các bệnh lý thận – tiết niệu mạn tính,
làm chức năng thận suy giảm dần dần tương ứng với số lượng nephron của thận bị
tổn thương và mất chức năng hồi phục. Suy thận mạn gây ra mức lọc cầu thận giảm,
rối loạn điện giải, tăng huyết áp, thiếu máu mạn tính.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh suy thận mạn, trong đó các bệnh lý ở cầu
thận chiếm 40% bệnh lý gây suy thận mạn bao gồm: viêm cầu thận cấp, hội chứng
thận hư, viêm cầu thận mạn, viêm cầu thận do các bệnh hệ thống,…. Bệnh ống kẽ
thận mạn do nguyên nhân nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn; Bệnh đái tháo 15 lOMoAR cPSD| 48474632
đường và tăng huyết áp là hai nguyên nhân làm tổn thương thận gây suy thận mạn
tính; Bệnh thận bẩm sinh và di truyền (thận đa nang, loạn sản thận, hội chứng
ALport); Bệnh tự miễn (lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì). Người bệnh bị nhiễm
độc trong thời gian kéo dài hoặc một số thuốc sử dụng để chữa trị các rối loạn bệnh
lí cũng có thể làm tổn thương thận, dẫn đến suy thận mạn (44).
Cấu tạo của thận (bình thường) Thận suy
Nguồn: Y học cộng đồng
Nguồn: Bệnh viện 108
Theo Hội thận học thế giới, hiện nay có trên 500 triệu người (chiểm 10%) người
trưởng thành trên thế giới bị bệnh thận mạn tính ở các mức độ khác nhau; có trên 4,5
triệu người được điều trị thay thế bằng thận nhân tạo chu kỳ, lọc màng bụng hoặc
ghép thận. Ở Việt nam hiện nay người bệnh suy thận mạn tính được điều trị thay thế
đều lựa chọn phương pháp thận nhân tạo chu kỳ (TNTCK) và mong muốn cao hơn là được ghép thận.
Thận nhân tạo (TNT) là phương pháp điều trị thay thế thận hiện đại, hiệu quả
được áp dụng phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới giúp cải thiện đáng kể
nguyên nhân gây tàn phế và tử vong ở người bệnh suy thận giai đoạn cuối, nâng cao
chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Là phương pháp lọc ngoài thận hay lọc ngoài cơ thể dựa trên hai cơ chế đó là
khuyếch tán và siêu lọc. Gần một thế kỷ nay, phương pháp điều trị tích cực có nhiều
tiến bộ kéo dài cuộc sống có chất lượng cho nhiều người bệnh suy thận mạn tính giai
đoạn cuối. Ở Việt Nam đã áp dụng kỹ thuật TNT từ năm 1968 đến nay trên toàn quốc
có nhiều Trung tâm thận nhân tạo. 16