Tài liệu nhân học - Nhập môn nhân học | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Tài liệu nhân học - Nhập môn nhân học | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Nhập môn nhân học
Trường: Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠ
ỌC VĂN HÓA THÀNH PHỐ Ồ KHOA VĂN HÓA HỌ Ề Ế ỌC VĂN HÓA ền thông văn hóa ớ ảng viên hướ ẫ ễ ả ự ệ Võ Đăng Khoa Tăng ễ ạm Quách Tườ ễ ề ẫ ạm Văn Quyế ễ Đào Thị ồ ễn Anh Đào ố ồ năm 2022 Giới thiệu nh
“Đóm” Đóm trong Đom Đóm một loài động vật mang đặc trưng riêng,
nổi bật với những đốm sáng nho nhỏ, phát ra từ trong cơ thể chính mình.
Đối với chúng tôi, “Đóm” không chỉ đơn giản là biểu tượng của ánh sáng, là chìa khóa của
vọng, soi đường trong những khoảnh khắc tăm tối. Nó còn là ngọn đuốc, soi sáng
những tâm hồn đang mang trong mình ánh sáng le lói những con người ấy tồn tại giữa
“đời thường” một cách “bình thường” nhưng không “tầm thường”
Chúng tôi chọn cái tên “Đóm” cho dự án Nh
học văn hóa vì chúng tôi nhìn thấy được
khía cạnh nhân văn bên trong những chú đom đóm ấy sự tồn tại nhỏ bé mà muôn màu,
ỉ khi bạn thật sự tĩnh giữa cái ồn ào của phố thị, bạn mới có thể cảm nhận thứ ánh
sáng đang le lói bên trong góc khuất của bóng tối.
Và chúng tôi khao khát được là người truyền đi ánh sáng của
vọng và niềm tin, những
điều tích cực của đời thường, giữa Sài Gòn náo nhiệt ấy, vẫn có những con người mang
tâm hồn tĩnh lặng, nhưng huyên náo trong thế giới riêng của họ.
Câu chuyện/Đề tài chọn
Đề tài “Đóm” quyết định đưa vào để khai thác cho dự án này chủ yếu xoay quanh những
nhân vật tưởng như nhỏ bé, không có gì đáng khai thác giữa cuộc đời đầy bộn bề tấp
nập này, nhưng thực chất, nếu bạn quan sát một cách chậm rãi, chịu nhìn nhận dưới con
mắt của nhân học, sự nhân văn và góc nhìn văn hóa bạn sẽ thấy được họ thực chất
đang sống trong thế giới riêng của họ, nơi đó họ được tự do làm điều họ thích, không
quan tâm đến cuộc sống ngoài kia có ồn ào đến đâu “Những con người đời thường với
những tài lẻ chưa được khám phá”
Câu chuyện chúng tôi muốn truyền tải chính là câu chuyện về cuộc đời họ, những nét
đặc trưng riêng, về tính cách và những góc nhìn thường nhật, từ đó có thể khai thác sâu
hơn về cuộc đời họ dưới con mắt của nhân học. Qua đó đúc kết những bài học, những
phẩm chất, cái đẹp tiềm ẩn bên trong của con người, truyền cảm hứng, nguồn ánh sáng
tích cực đến tất cả mọi người. Nhân vật
Bà cụ bán sách cũ trên đường CMT8.
Lý do chọn đề tài và nhân vật
ong muốn đồng hành cùng "những con người đời thường với những
ẻ chưa được khám phá”. Nhóm hướng đến một nguồn ánh sáng của tri thức, bà cụ
ngồi bán sách cũ ở góc đường Cách Mạng Tháng 8. Dưới sự ra đời của nhiều phương
tiện giải trí hiện đại, cho phép tiếp cận nguồn thông tin nhanh nhất, khiến người ta dường
như quên mất đi cái đạo đọc sách. Giữa dòng xe tấp nập bộn bề, giữa cuộc sống Sài Gòn
nghẹt thở, bà lại lặng lẽ, thu mình vào thế giới yên bình của những con chữ, âm thầm
tìm đến những đóm sáng tri thức trong những trang sách hình ảnh ấy với chúng tôi thật
đẹp, rất đẹp. Thông qua đó, chúng tôi muốn thực hiện sứ mệnh chiếu sáng đến những
góc khuất nhỏ bé, những con người thầm lặng trong bóng tối nhưng luôn mang ngọn lửa
sống nhiệt huyết, truyền cảm hứng muôn màu muôn sắc.
vọng những đóng góp nhỏ
bé này của "Đóm" sẽ tiếp thêm cho các bạn góc nhìn nhân học về từng cá nhân trong cuộc sống.
Quá trình thực hiện dự án
Nhóm tiến hành họp nhóm và đưa ra các sự lựa chọn, ý tưởng hình thức thể hiện các
nhân vật. Ban đầu nhóm đưa ra 3 ý tưởng: chú thổi sáo bị mù ở gần chợ Bà Chiểu
chú bảo vệ đánh đàn ở Bùi Đình Tuý và bà cụ bán sách cũ tại góc đường Cách Mạng Tháng 8
ột quá trình trao đổi và phân tích những điểm có thể khai thác
của từng nhân vật. Nhóm quyết định chọn bà cụ bán sách ở góc đường CMT8
thật là Nguyễn Thị Bông, người ta hay gọi bà là bà Trình một cái tên không kém phần
thơ, là một biểu hiện rõ nhất cho ta thấy về hình ảnh giữa nghệ thuật và đời sống. Giữa
một Sài Gòn ồn ào, đông đúc, xe xe cộ cộ qua lại. Bà chọn cho mình vùng trời riêng,
vùng trời của tri thức và sự hạnh phúc, dẫu vất vả mưu sinh bằng nghề bán sách ở tuổi
xế chiều, mỗi cuốn sách bà bán dao động từ /cuốn, nhà bà ở Ngã 3
Trường Chinh Cộng Hòa nên phải đi xe ôm đến CMT8 bán sách, lượt đi về như vậy là
, dù tuổi già, lại mang nhiều thứ bệnh (bà chia sẻ mình bị tai biến, có hôm
phải vào viện nằm, không có người chăm sóc phải thuê mỗi ngày để chăm
lo cho bà, bà còn phải ăn lá tía tô, “nhai” đậu bắp để thấy đỡ hơn) bà vẫn tràn đầy sự
tích cực, thư thái, gương mặt lúc nào cũng tươi cười, tôi nghĩ bà là bà đang hạnh phúc,
vì không chỉ được sống với đam mê của mình, bà còn nuôi sống bản thân bằng đam mê
ấy. Bà cho biết bản thân mình mê sách từ khi còn chưa ra đời, và chúng tôi cũng tin điều
đó là sự thật. Mong rằng, thông qua dự án môn ọc văn h Đóm sẽ
truyền đi được phần nào nguồn cảm hứng đọc sách, những thông điệp nhân văn, những
bài học về cách nhìn nhận cuộc sống nơi bà bà cụ Trình bán sách và đồng thời cũng
yêu sách như người bạn tri kỉ. Sau khi đã có ý tưởng, nhóm chọn hình thức thể hiện sản
phẩm. Nhóm thống nhất sẽ chọn hình thức thể hiện là quay video phóng sự hoặc dạng phóng sự ảnh.
Công tác chuẩn bị và
nhiệm vụ thực hiện
Ngày 20/3: Nhóm có buổi họp thống nhất ý tưởng & hình thức thể hiện. Phân
công công việc cụ thể như sau:
Khoa: Nhóm trưởng. Nhiệm vụ phân công nhiệm vụ, giám sát tiến độ dự án,
báo cáo dự án,quay phim nhân vật.
và Văn Quyết: Lên ý tưởng kịch bản quay và hình ảnh, hậu cần.
+ Hồng Nhung: Thiết kế Powerpoint thuyết trình, chụp ảnh. Đào, Tường
Kiều Mẫn: Chuẩn bị nội dung báo cáo, chuẩn bị câu hỏi
phỏng vấn, tiếp cận đối tượng.
Ngày 25/3: Nhóm tiếp cận với đối tượng lần thứ 1 và tiếp cận đối tượng thành
công. Nhóm trao đổi với đối tượng về việc quay phim và được đối tượng đồng ý.
Đối tượng đã có những chia sẻ, tâm sự, kết quả thu được: 1 video cụ thể về thông
tin của đối tượng, ảnh chụp cùng đối tượng tiếp cận.
10/4: Nhóm chuẩn bị kịch bản, timeline, những vật dụng cần chuẩn bị
Ngày 11/4: Nhóm tiến hành quay phỏng vấn tại nơi bà bán
22/4: Tiến hành chỉnh sửa clip và thu âm lời thoại
Ngày 23/4: Nhóm xuất video ra
và nộp bản báo cáo cho lớp trưởng
Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện Thuận lợi:
Đối tượng ở gần nhà của thành viên trong nhóm, nên quá trình theo dõi và tiếp
cận hằng ngày cũng dễ dàng.
Đối tượng vui vẻ, thoải mái cho các thành viên bắt chuyện làm quen và qu chụp.
Tinh thần làm việc nhóm hiệu quả. Các thành viên đều hoàn thành tốt nhiệm
vụ của Nhóm trưởng giao cho Khó khăn:
Bước đầu tiếp cận đối tượng hỏi thăm hoàn cảnh chưa khai thác được nhiều
thông tin và đối tượng còn giữ khoảng cách nên chưa thể khai thác được thông
Các thành viên ở khá xa nơi bà bán sách nên việc di chuyển, tiếp cận còn hạn chế.
Trang thiết bị còn nhiều hạn chế
Bị mất tiếng trong quá trình quay phỏng vấn trực tiếp nên nhóm phải thu âm lại
Kết quả (thông tin, hình ảnh) thu được
1.Kết Quả Cá Nhân:
Thông qua dự án môn Nhân Học Văn Hoá: Phóng Sự về bà cụ Trình người dành hơn
nửa cuộc đời bán sách cũ, xem sách như Tri Kỉ. Nhóm 5 “Đóm” rút ra những kết luận
cho chính bản thân như sau:
Những kinh nghiệm trong việc làm bài nhóm: chúng tôi học cách lắng nghe, nhận
nhiệm vụ mà trưởng nhóm phân phó. Bên cạnh đó, học cách chọn lọc tư liệu, chọn lọc
ngôn từ để thu được kết quả tốt nhất.
Trong quá trình làm việc, mỗi thành viên được va chạm thực tiễn, tiếp cận đối
tượng bà cụ từ nhiều góc nhìn, hiểu thêm về cách nhìn nhận cuộc sống, kĩ năng giao tiếp.
Có thêm kĩ năng quan sát, chọn lọc các đối tượng xung quanh, chúng tôi phát
hiện ra rất nhiều điểm sáng, tập nhìn nhận con người dưới góc nhìn Nhân học: kĩ lưỡng,
tập trung vào tính cách, hành vi, đặc điểm nổi bật, nhìn thấy ở họ những nguồn năng
lượng mới mẻ, góp phần truyền đi cảm hứng.
2. Bài Học Nhân Học: bà cụ Trình bán sách cũ
Thông qua bà cụ Trình, Đóm có thêm những hiểu biết mới mẻ, những suy ngẫm
đáng quý, thấu hiểu giá trị cao cả của sách cũng như việc đọc sách.
Hiểu thêm về con người của bà một người đầy lạc quan, tích cực, đương đầu
với nghịch cảnh một mình, bà độc lập và tự tin như một nữ tướng lĩnh thực thụ giữa đời thường.
Đặc biệt, ở bà, có một tình yêu mãnh liệt với sách, bà coi nó như một người bạn,
âm tri kỉ chứ không chỉ như một cái nghề giúp bà mưu sinh. Ở bà mang một màu sắc
rất riêng, độc đáo không hề trùng lẫn với bất kì ai, nhìn bà, tiếp xúc với bà một lần thôi
cũng đủ để ấn tượng và nhớ mãi suốt đời. Bà truyền cho chúng tôi và đặc biệt là tất cả
mọi người về ý nghĩa của Sách hãy đọc chứ đừng coi, đọc là ngẫm nghĩ, chứ không
phải lướt qua hời hợt, không đọng lại giá trị nào, không có chút ý nghĩa thực tiễn nào.
Đọc sách giúp bạn khơi gợi trí tưởng tượng, sự hình dung về thực tiễn, ngoài ra
giúp khơi gợi hứng thú tìm tòi như bà đã từng chia sẻ. Cứ đọc đi, vì cuộc đời này còn
rất nhiều những bí ẩn, những điều bạn chưa biết, hãy cứ đọc vì “Bác học không có nghĩa
là ngừng học” (Charles Darwin).
=> Và cuối cùng, thông qua bà cụ Trình
Đóm còn rút ra bài học về cách
nhìn nhận cuộc sống, nhìn nhận con người, nơi Sài Gòn hoa lệ đầy tấp nập, bạn cần phải
quan sát cuộc sống này dưới góc nhìn của nhân học, mang tính nhân văn, nhìn ra cái
“tĩnh” giữa muôn vàn cái “động” để có những phút giây lắng đọng, để thực sự thấy cuộc
đời vẫn tồn tại những giá trị đáng quý, những con người mang nguồn ánh sáng nhỏ nhoi
le lói chờ đợi được thắp lên như bà.
3. Những hình ảnh nhóm thu được: