Mối quan hệ của nghệ sĩ với công chúng - Nhập môn nhân học | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh

Mối quan hệ của nghệ sĩ với công chúng - Nhập môn nhân học | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

2. MỐI QUAN HỆ GIỮA NGHỆ SĨ VÀ CÔNG CHÚNG
2.1 các định nghĩa cơ bản.
Fandom: fandom là một cộng đồng được lập ra bởi những người cùng sự hâm
mộ, yêu mến, ủng hộ dành cho một thần tượng, nhóm nhạc, nghệ sĩ, người nổi
tiếng hay một bộ phim nào đó. Các fandom đóng một vai trò cùng quan trọng
trong sự nghiệp tiến vào Showbiz của họ bởi trong giới nghệ sĩ này, họ có nổi tiếng
hay không phụ thuộc rất nhiều vào số lượng fan thu hút được.
Fanclub: nếu fandom hầu hết do tự phát thì fanclub là tên gọi chung của một cộng
đồng người hâm mộ riêng nhân nghệ hoặc nhóm nhạc nào đó được chính
nghệ sĩ đó (hoặc công ty chủ quản) lựa chọn.
Fansign: nơi các thần tượng tổ chức những sự kiện tương tác trực tiếp với
fan của mình.
Fansite: một trang web hoặc fanpage một hoặc nhiều nhân tạo lập.
được dùng để đăng tải những bức hình, video hoặc tạo chủ đề bàn luận về các idol
mà họ hâm mộ.
2.2 Phân loại các thành phần trong một fandom:
Fan cứng (hay fan ruột): họ những người theo dõi nghệ lâu nhất, những
thành phần đầu tiên tham gia vào fandom, góp phần xây dựng fandom ủng hộ
nghệ sĩ từ những ngày đầu tiên khi người đó mới được vào showbiz. Đây là lượng
fan sẽ chắc chắn bỏ tiền ra mua các sản phẩm của thần tượng.
Supporter: đây là một thuật ngữ hay được sử dụng chỉ những người không có quá
trình theo dõi nghệ đủ lâu, hoặc vẫn chưa hoàn toàn fan, nhưng họ cũng yêu
mến và ủng hộ nghệ sĩ, ủng hộ các sản phẩm của nghệ sĩ đó. Họ thường thích thần
tương, nhiều nghệ sĩ khác nhau. Có thể vì lí do tình cảm chưa đủ sâu mà họ không
sẵn lòng bỏ tiền ra bất chấp vì thần tượng.
Fan phong trào: Đây một thành phần khiến nhiều fandom đau đầu. Bởi vì tình
yêu của họ với nghệ sĩ thường bộc phát tùy hứng. Họ thể yêu thích nghệ sĩ bởi
người đó nổi tiếng, xinh đẹp, hay đang tác phẩm được nhiều người biết đến.
Thời gian họ theo dõi nghệ sỹ thường ngắn. Đây cũng một bộ phận fan thường
xuyên mặt trong các cuộc khẩu chiến xảy ra trên mạng với fandom của những
nghệ sĩ khác hoặc với antifan.
Fan lí trí: Fan lí trí có thể là fan cứng, nhưng không có nghĩa fan cứng là fan lí trí.
Đôi khi fan phong trào đủ trí thì vẫn một fan chân chính xứng đáng trong
fandom. Fan trí có sự suy xét, đủ hiểu biết, đủ tỉnh táo để không bị cảm xúc lấn
át, bị các thông tin sai sự thật, chưa kiểm chứng dẫn dắt. Fan trí cũng sẽ
không bao giờ đi tranh cãi hay kéo anti về cho thần tượng.
Tuy nhiên số lượng fan này không nhiều. kể cả fan trí cũng không phải lúc
nào cũng lí trí. Quá trình đu idol là theo dõi và ủng hộ trong thời gian dài, ít nhiều
ai cũng sẽ thứ tình cảm nào đó với thần tượng. Người quá trí thì thường
khó ủng hộ idol hết mình.
Fan bạn trai/bạn gái: đây là một kiểu fan rất điển hình, có thể nói là quá trình đầu
tiên một người đu idol đều có chút giống kiểu fan này. Với họ, nghệ sĩ là hình mẫu
tưởng để làm bạn trai/gái. Chính vậy yêu cầu đối với idol cũng rất khắt khe.
Họ khó lòng chia sẻ idol với bất cứ ai khác.
Fan não tàn: fan não tàn có thể nói là “cực phẩm” fan trong các loại fan. Kiểu fan
này đúng như tên gọi. Họ sẽ bất chấp hếtbênh vực thần tượng, không cần biết
đúng sai.
Fanti: là sự kết hợp giữa fan và antifan trong đó tỷ lệ fan chiếm tới 99%. Đơn giản
nói họ một fan chân chính nhưng lại mang đặc điểm thích “troll” thần
tượng.
Fan cuồng: cuồng theo cách không thể khống chế, mất kiểm soát hành vi của
mình. Chỉ cần thấy thần tượng, họ xẽ sẵn sàng lao vào bất chấp ,thậm chí, họ còn
những hành động xâm phạm quyền riêng của thần tượng như theo dõi, hack
camera an ninh trong nhà, đặt camera trong phòng khách sạn, gắn máy nghe lén
dưới gầm xe di chuyển, gọi điện vào nửa đêm cùng nhiều hành vi đáng sợ khác.
Nonfan (người qua đường): tập hợp những người không phải fan, không hâm
mộ hay sự yêu thích thần tượng. Họ chỉ đơn giản thích nhạc của người đó
hoặc đang trong quá trình tìm hiểu chứ chưa thực sự trở thành một fan chân chính.
Antifan những người mang trong mình sự ghét bỏ, không ưa đối với một nghệ
sĩ, người nổi tiếng nào đó.
Mối quan hệ giữa nghệ sĩ với công chúng:
Nghệ công chúng mối quan hệ tương hỗ, tức tác động qua lại. Giữa
nghệ công chúng sự thúc đẩy lẫn nhau cùng tiến đến một cuộc sống tốt
đẹp, giàu sang hơn.
Đa số đều cho rằng, công chúngngười nuôi nghệ sĩ. Có công chúng mới có nghệ
được. Nếu không công chúng ủng hộ, thì tên tuổi nghệ không có, những sản
phẩm của họ ra đời cũng không được công chúng đón nhận. nghệ lấy doanh
thu từ việc bán sản phẩm, công chúng làm ngơ, thì "mặt hàng" của nghệsẽ "ế".
Nghệ sĩ tạo ra tác phẩm nghệ thuật. Tác phẩm có giá trị sẽ mang lại đời sống tốt đẹp
cho công chúng. Từ đó, công chúng yêu đời hơn, học được điều tốt từ tác phẩm,
tránh xa cái xấu. Cũng từ đó, mà có lối đi đúng hơn. Từ đó, mà công việc cũng theo
chiều hướng tốt hơn. Từ tác phẩm tốt của nghệ , công chúng có thêm nguồn năng
lượng tích cực cho ngày m việc. Giá trị tốt đẹp sẽ đọng lại lâu trong tâm trí công
chúng. Ở đây, có thể nói là nghệ sĩ đã nuôi đời sống tinh thần cho công chúng.
Công chúng thì bỏ tiền ra mua xem nghệ biểu diễn sân khấu, hay mua 3G,
4G, internet xem nghệ sĩ biểu diễn, nói chuyện qua điện thoại, máy tính. Ở nghĩa đen,
công chúng đã nuôi nghệ sĩ, khi họ trả tiền trực tiếp luôn cho nghệ sĩ. Điều này
không có gì phải bàn i. Nhưng sâu xa, nghệ sĩ đã nuôi công chúng dù không trực
tiếp, nhưng gián tiếp, đó nuôi đời sống tinh thần. Qua đời sống tinh thần từ tác
phẩm, công chúng sẽ có sự mở mang hơn về trí tuệ, tình cảm, mà trí tuệ, tình cảm sẽ
góp phần định hướng cho mọi hành động, công việc. Như vậy, nghệ sĩ đã có sự kích
thích về tinh thần cho công chúng làm việc và sáng tạo tốt hơn. Một tác phẩm nghệ
giá trị của nghệ sĩ thiên tài không những để lại giá trị tinh thần, mà còn để lại giá trị
lớn về tiền.dụ: Việt Nam, các tác phẩm phim, âm nhạc được lấy “cốt từ
Tấm Cám, Thạch Sanh... có lượt xem/nghe lớn... Qua đó, kích thích cho việc quảng
bá sản phẩm trên các kênh phát hành, mạng xã hội.
Nghệ nhiều fan (người hâm mộ), các nhãn hàng nhờ nghệ pr thương hiệu,
lượng sản phẩm cũng sản xuất nhiều hơn. Như vậy, qua ngh sĩ, việc sản xuất kinh
doanh phát đạt hơn. Công chúng, i rộng ra là loài người. Từ rất lâu, đã gắn bó rất
nhiều với nghệ sĩ. Những u chuyện cổ tích, những bài t... đều sản phẩm của
nghệ sĩ, khi chưa tìm được đích danh nghệ sĩ thì ta gọi n gian, tức nghệdân
gian. Chúng ta lớn lên từ những câu chuyện cổ tích, thần thoại, lời ru... Nếu không
“món ăn” tinh thần này, chắc đời sống chúng ta sẽ cô đơn hơn, buồn hơn. Và khi đời
sống tinh thần khiếm khuyết thì có lẽ, chúng ta cũng khó làm một việc gì ra hồn. Vì
vậy, việc tạo ra của cải vật chất có lẽ cũng không có thành quả cao.
Công chúng, là đối tượng nhận thức và phản ánh, sáng tạo của nghệ sĩ. Chính công
cuộc lao động xây dựng, bảo vệ đất nước, với những gương sáng cống hiến cho đất
nước, ỡng chất nuôi dưỡng tâm hồn nghệ sĩ, khơi dậy năng lực sáng tạo của
nghệ sĩ. ng chúng tạo ra của cải vật chất, giúp cho cả cộng đồng, trong đó có nghệ
sĩ, tồn tại và phát triển. Công chúng, qua việc xem/đọc những tác phẩm của nghệ sĩ,
khi đã đủ trình độ, đủ ng khiếu sẽ trở thành một nghệ .nghệ , khi tuổi đã
cao, khi không đủ sức để hoạt động nghệ thuật, thì lại trở thành công chúng.
Với các biểu hiện nói trên, giữa nghệ sĩ và công chúng có mối quan hệ tương hỗ, tác
động qua lại mật thiết, khó có thể tách rời.
| 1/5

Preview text:

2. MỐI QUAN HỆ GIỮA NGHỆ SĨ VÀ CÔNG CHÚNG
2.1 các định nghĩa cơ bản.
Fandom: fandom là một cộng đồng được lập ra bởi những người có cùng sự hâm
mộ, yêu mến, ủng hộ dành cho một thần tượng, nhóm nhạc, nghệ sĩ, người nổi
tiếng hay một bộ phim nào đó. Các fandom đóng một vai trò vô cùng quan trọng
trong sự nghiệp tiến vào Showbiz của họ bởi trong giới nghệ sĩ này, họ có nổi tiếng
hay không phụ thuộc rất nhiều vào số lượng fan thu hút được.
Fanclub: nếu fandom hầu hết do tự phát thì fanclub là tên gọi chung của một cộng
đồng người hâm mộ riêng cá nhân nghệ sĩ hoặc nhóm nhạc nào đó và được chính
nghệ sĩ đó (hoặc công ty chủ quản) lựa chọn.
Fansign: là nơi mà các thần tượng tổ chức những sự kiện tương tác trực tiếp với fan của mình.
Fansite: là một trang web hoặc fanpage mà một hoặc nhiều cá nhân tạo lập. Nó
được dùng để đăng tải những bức hình, video hoặc tạo chủ đề bàn luận về các idol mà họ hâm mộ.
2.2 Phân loại các thành phần trong một fandom:
Fan cứng (hay fan ruột): họ là những người theo dõi nghệ sĩ lâu nhất, những
thành phần đầu tiên tham gia vào fandom, góp phần xây dựng fandom và ủng hộ
nghệ sĩ từ những ngày đầu tiên khi người đó mới được vào showbiz. Đây là lượng
fan sẽ chắc chắn bỏ tiền ra mua các sản phẩm của thần tượng.
Supporter: đây là một thuật ngữ hay được sử dụng chỉ những người không có quá
trình theo dõi nghệ sĩ đủ lâu, hoặc vẫn chưa hoàn toàn là fan, nhưng họ cũng yêu
mến và ủng hộ nghệ sĩ, ủng hộ các sản phẩm của nghệ sĩ đó. Họ thường thích thần
tương, nhiều nghệ sĩ khác nhau. Có thể vì lí do tình cảm chưa đủ sâu mà họ không
sẵn lòng bỏ tiền ra bất chấp vì thần tượng.
Fan phong trào: Đây là một thành phần khiến nhiều fandom đau đầu. Bởi vì tình
yêu của họ với nghệ sĩ thường bộc phát tùy hứng. Họ có thể yêu thích nghệ sĩ bởi
vì người đó nổi tiếng, xinh đẹp, hay đang có tác phẩm được nhiều người biết đến.
Thời gian họ theo dõi nghệ sỹ thường ngắn. Đây cũng là một bộ phận fan thường
xuyên có mặt trong các cuộc khẩu chiến xảy ra trên mạng với fandom của những
nghệ sĩ khác hoặc với antifan.
Fan lí trí: Fan lí trí có thể là fan cứng, nhưng không có nghĩa fan cứng là fan lí trí.
Đôi khi fan phong trào có đủ lí trí thì vẫn là một fan chân chính xứng đáng trong
fandom. Fan lí trí có sự suy xét, đủ hiểu biết, đủ tỉnh táo để không bị cảm xúc lấn
át, bị các thông tin sai sự thật, chưa có kiểm chứng dẫn dắt. Fan lí trí cũng sẽ
không bao giờ đi tranh cãi hay kéo anti về cho thần tượng.
Tuy nhiên số lượng fan này không nhiều. Và kể cả fan lí trí cũng không phải lúc
nào cũng lí trí. Quá trình đu idol là theo dõi và ủng hộ trong thời gian dài, ít nhiều
ai cũng sẽ có thứ tình cảm nào đó với thần tượng. Người mà quá lí trí thì thường
khó ủng hộ idol hết mình.
Fan bạn trai/bạn gái: đây là một kiểu fan rất điển hình, có thể nói là quá trình đầu
tiên một người đu idol đều có chút giống kiểu fan này. Với họ, nghệ sĩ là hình mẫu
lí tưởng để làm bạn trai/gái. Chính vì vậy yêu cầu đối với idol cũng rất khắt khe.
Họ khó lòng chia sẻ idol với bất cứ ai khác.
Fan não tàn: fan não tàn có thể nói là “cực phẩm” fan trong các loại fan. Kiểu fan
này đúng như tên gọi. Họ sẽ bất chấp hết mà bênh vực thần tượng, không cần biết đúng sai.
Fanti: là sự kết hợp giữa fan và antifan trong đó tỷ lệ fan chiếm tới 99%. Đơn giản
mà nói họ là một fan chân chính nhưng lại mang đặc điểm thích “troll” thần tượng.
Fan cuồng: là cuồng theo cách không thể khống chế, mất kiểm soát hành vi của
mình. Chỉ cần thấy thần tượng, họ xẽ sẵn sàng lao vào bất chấp ,thậm chí, họ còn
có những hành động xâm phạm quyền riêng tư của thần tượng như theo dõi, hack
camera an ninh trong nhà, đặt camera trong phòng khách sạn, gắn máy nghe lén
dưới gầm xe di chuyển, gọi điện vào nửa đêm cùng nhiều hành vi đáng sợ khác.
Nonfan (người qua đường): là tập hợp những người không phải fan, không hâm
mộ hay có sự yêu thích thần tượng. Họ chỉ đơn giản là thích nhạc của người đó
hoặc đang trong quá trình tìm hiểu chứ chưa thực sự trở thành một fan chân chính.
Antifan là những người mang trong mình sự ghét bỏ, không ưa đối với một nghệ
sĩ, người nổi tiếng nào đó.
Mối quan hệ giữa nghệ sĩ với công chúng:
Nghệ sĩ và công chúng có mối quan hệ tương hỗ, tức có tác động qua lại. Giữa
nghệ sĩ và công chúng có sự thúc đẩy lẫn nhau cùng tiến đến một cuộc sống tốt đẹp, giàu sang hơn.
Đa số đều cho rằng, công chúng là người nuôi nghệ sĩ. Có công chúng mới có nghệ sĩ
được. Nếu không có công chúng ủng hộ, thì tên tuổi nghệ sĩ không có, những sản
phẩm của họ ra đời cũng không được công chúng đón nhận. Mà nghệ sĩ lấy doanh
thu từ việc bán sản phẩm, công chúng làm ngơ, thì "mặt hàng" của nghệ sĩ sẽ "ế".
Nghệ sĩ tạo ra tác phẩm nghệ thuật. Tác phẩm có giá trị sẽ mang lại đời sống tốt đẹp
cho công chúng. Từ đó, công chúng yêu đời hơn, học được điều tốt từ tác phẩm,
tránh xa cái xấu. Cũng từ đó, mà có lối đi đúng hơn. Từ đó, mà công việc cũng theo
chiều hướng tốt hơn. Từ tác phẩm tốt của nghệ sĩ, công chúng có thêm nguồn năng
lượng tích cực cho ngày làm việc. Giá trị tốt đẹp sẽ đọng lại lâu trong tâm trí công
chúng. Ở đây, có thể nói là nghệ sĩ đã nuôi đời sống tinh thần cho công chúng.
Công chúng thì bỏ tiền ra mua vé xem nghệ sĩ biểu diễn ở sân khấu, hay mua 3G,
4G, internet xem nghệ sĩ biểu diễn, nói chuyện qua điện thoại, máy tính. Ở nghĩa đen,
công chúng đã nuôi nghệ sĩ, khi họ trả tiền trực tiếp luôn cho nghệ sĩ. Điều này
không có gì phải bàn cãi. Nhưng sâu xa, nghệ sĩ đã nuôi công chúng dù không trực
tiếp, nhưng gián tiếp, đó là nuôi đời sống tinh thần. Qua đời sống tinh thần từ tác
phẩm, công chúng sẽ có sự mở mang hơn về trí tuệ, tình cảm, mà trí tuệ, tình cảm sẽ
góp phần định hướng cho mọi hành động, công việc. Như vậy, nghệ sĩ đã có sự kích
thích về tinh thần cho công chúng làm việc và sáng tạo tốt hơn. Một tác phẩm nghệ
giá trị của nghệ sĩ thiên tài không những để lại giá trị tinh thần, mà còn để lại giá trị
lớn về tiền. Ví dụ: ở Việt Nam, có các tác phẩm phim, âm nhạc được lấy “cốt” từ
Tấm Cám, Thạch Sanh... có lượt xem/nghe lớn... Qua đó, kích thích cho việc quảng
bá sản phẩm trên các kênh phát hành, mạng xã hội.
Nghệ sĩ có nhiều fan (người hâm mộ), các nhãn hàng nhờ nghệ sĩ pr thương hiệu,
lượng sản phẩm cũng sản xuất nhiều hơn. Như vậy, qua nghệ sĩ, việc sản xuất kinh
doanh phát đạt hơn. Công chúng, nói rộng ra là loài người. Từ rất lâu, đã gắn bó rất
nhiều với nghệ sĩ. Những câu chuyện cổ tích, những bài hát... đều là sản phẩm của
nghệ sĩ, khi chưa tìm được đích danh nghệ sĩ thì ta gọi là dân gian, tức nghệ sĩ dân
gian. Chúng ta lớn lên từ những câu chuyện cổ tích, thần thoại, lời ru... Nếu không có
“món ăn” tinh thần này, chắc đời sống chúng ta sẽ cô đơn hơn, buồn hơn. Và khi đời
sống tinh thần khiếm khuyết thì có lẽ, chúng ta cũng khó làm một việc gì ra hồn. Vì
vậy, việc tạo ra của cải vật chất có lẽ cũng không có thành quả cao.
Công chúng, là đối tượng nhận thức và phản ánh, sáng tạo của nghệ sĩ. Chính công
cuộc lao động xây dựng, bảo vệ đất nước, với những gương sáng cống hiến cho đất
nước, là dưỡng chất nuôi dưỡng tâm hồn nghệ sĩ, khơi dậy năng lực sáng tạo của
nghệ sĩ. Công chúng tạo ra của cải vật chất, giúp cho cả cộng đồng, trong đó có nghệ
sĩ, tồn tại và phát triển. Công chúng, qua việc xem/đọc những tác phẩm của nghệ sĩ,
khi đã đủ trình độ, đủ năng khiếu sẽ trở thành một nghệ sĩ. Và nghệ sĩ, khi tuổi đã
cao, khi không đủ sức để hoạt động nghệ thuật, thì lại trở thành công chúng.
Với các biểu hiện nói trên, giữa nghệ sĩ và công chúng có mối quan hệ tương hỗ, tác
động qua lại mật thiết, khó có thể tách rời.