Những thành tựu nghiên cứu - Nhập môn nhân học | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Những thành tựu nghiên cứu - Nhập môn nhân học | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Nhập môn nhân học
Trường: Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
NHỮNG THÀNH TỰU
NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU CỦA KHOA HỌC
THƯƠNG THẢO ĐỂ TÁI LẬP VÀ SÁNG TẠO
"TRUYỀN THỐNG": TIẾN TRÌNH
TÁI CẤU TRÚC LỄ HỘI CỘNG ĐỒNG
TẠI MỘT LÀNG BẮC BỘ
Lương Văn Hy (Hy V.Luong) & Trương Huyền Chi" TÓM TẮT
Qua phân tích tiến trình tái lập lễ hội cộng đồng tại một làng ở Bắc
bộ, bài viết này lập luận: a) truyền thống luôn được sáng tạo; b) tiến trình
sáng tạo truyền thông liên quan đến sự thương thảo của nhiều chủ thể với
những tiếng nói đa dạng; c)c) kết quả của tiến trình thương thảo trên ở
cấp cộng đồng có những yếu tố không hoàn toàn lường trước được ở cấp
độ vĩ mô, và không phải lúc nào cũng đi theo một khuôn mẫu nhất định.
Từ khóa: lý thuyết nhân học, động thái thay đổi văn hóa xã hội
“truyền thống”, nghi lễ, lễ hội cộng đồng, giới, làng Bắc Bộ. 1.ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong hai thập niên vừa qua, đời sống lễ nghi và lễ hội ở Việt Nam đã
trở nên sinh động nhiều so với thời kỳ trước đổi mới. Lễ nghi vòng đời
người như lễ cưới, lễ tang, cũng như lễ nghi và lễ hội của tộc họ, của
cộng đồng làng xã, và trên cộng đồng cũng như không gian của nhiều lễ
nghi này, đều trở nên sinh động.
Trong bài này, chúng tôi đi vào động thái của đời sống lễ nghi và lễ
hội ở Việt Nam, qua việc phân tích điển cứu không gian lễ nghi cộng
đồng và những lễ nghi hội làng tại làng Hoài Thị, xã Liên Bão, huyện
Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Phân tích tiến trình tái lập lễ hội cộng đồng tại
một làng, bài này lập luận: a) truyền thống luôn được sáng tạo; b) tiến
trình sáng tạo truyền thông liên quan đến sự thương thảo của nhiều chủ
thể với những tiếng nói đa dạng, đến nhiều hệ tư tưởng địa phương và
xuyên địa phương khác nhau, và đến những động thái phúc tạp trong
quan hệ đa chiều trong cộng đồng địa phương cũng như giữa cộng đồng
địa phương và nhà nước; và c) kết quả của tiến trình thương thảo trên ở
cấp cộng đồng có những yếu tố không hoàn toàn lường trước được ở cấp
độ vĩ mô, và không phải lúc nào cũng đi theo một khuôn mẫu nhất định.
2. TIẾP CẬN LỄ NGHI TỪ NHỮNG LĂNG KÍNH LÝ THUYẾT KHÁC NHAU
Theo định nghĩa của Stanley Tambiah thì ritual gồm cả những lễ nghi
và lễ hội, cũng như những khía cạnh lễ nghi của nhiều hiện tượng khác
như một phiên tòa xử án.
Tạm sắp những lý thuyết về lễ nghi trong nhân học văn hóa và xã hội Tây
phương vào ba trường phái chính
2.1. Trường phái lý thuyết chức năng
Lý thuyết chức năng có hai nhánh chính: chức năng đổi với cá thể (quan
điểm của B. Malinowski) và chức năng xã hội (quan điểm của Emile
Durkheim và được triển khai thêm trong những công trình của Radcliffe- Brown).
Lý thuyết của Malinowski nhẫn mạnh đến chức năng tâm sinh lý của lê
nghi và những phong tục khắc. Trong một ví dụ nổi tiếng về đời sống
người Trobriand ở một đảo ở Thái Bình DươngKhi quan sát hoạt động
đánh bắt cá của người Trobriand, Malinowski nhận xét có sự khác nhau
về tâm lý của họ, khi đánh bắt tại đầm phá không có chút nguy hiểm,
không cần cúng kiếng và dùng ma thuật vẫn thu hoạch tương đối ổn định.
Khi ở ngoài khơi xa, đối mặt với nhiều nguy hiểm, họ cảm thấy bất an và
thu hoạch bất định hơn nên phải lập lễ nghi và sử dụng ma thuật để trấn
an chính mình, mong được an toàn và được mẻ cá to.
Phân tích của Durkheim và Radcliffe-Brown đề cao chức năng của lễ
hội và lễ nghi đối với cộng đồng và xã hội. Một lễ nghi như hội làng có
chức năng truyền đạt thông tin về những quy ước và tôn ti trong cộng
đồng cũng như có khả năng tăng tình đoàn kết của một cộng đồng so với những cộng đồng khác.
2.2. Lý thuyết cấu trúc
Lý thuyết cấu trúc đặt trọng tâm vào việc lý giải lễ nghi và lễ hội qua
ý nghĩa của không gian, thời gian, và hành vi (gồm cả trang phục, ngôn
từ, cử chỉ) trong lễ nghi và lễ hội.
Theo tư duy của trường phái cấu trúc, ý nghĩa của những sắp xếp về
không gian hay hành vi cử chỉ chỉ có thể hiểu được đầy đủ khi được đặt
trong quan hệ đối lập với những hành vi cử chỉ khác. Một thí dụ nhỏ là
việc giữ người thẳng cứng và bước chân cứng không đi động bàn chân
của ông đám trong lễ nghi ở đình làng Hoài Thị, theo quan điểm cấu trúc,
chỉ có thể được cắt nghĩa trong quan hệ đối lập với những bước đi thông
thường trong đời sống thường ngày.
2.3. Trường phái lý thuyết mâu thuẫn
Trường phái lý thuyết mâu thuẫn chịu ảnh hưởng của học thuyết
Macxit, và có kết hợp ít nhiều với hậu cấu trúc luận của Michel Foucault
và hậu hiện đại luận trong khoa học xã hội và các ngành nhân văn ở
phương Tây. Trường phái này dựa trên các giả thuyết sau đây:
- Hệ thống văn hóa, xã hội, kinh tế và chính trị không nhất thiết là một
thực thể thuần nhất, và tự trong hệ thống có những mâu thuẫn từ nhiều
góc độ khác nhau (giới, giai cấp, v.v...)
- Lễ nghi và lễ hội, cũng như ngôn từ, đóng một vai trò quan trọng
trong tiến trình phân hóa và cùng cố sự phân hóa về kinh tế và quyền lực trong xã hội.
Cái truyền thống được sáng tạo này, theo Hobsbawm, có ba loại: (a)
loại đê gây dựng hay biểu tượng hóa tình đoàn kết trong một tập thể; (b)
loại để gây dựng hay hợp lí hóa (legitimizing) thể chế và uy quyền xã hội;
và (c) loại để giáo dục và gây dụng niềm tin, hệ giá trị, và phong cách hành xử.
Mặt khác, một số nhà lý thuyết mâu thuẫn chịu ảnh hưởng của thuyết
Mácxít tin rằng lễ nghi với quý giúp họ làm việc nhanh hơn và thu nhập
cao hơn. Tuy nhiên, họ cũng cho rằng những đồng tiền họ kiếm thêm
được là tiên của quý và vì vậy không thể dùng làm vốn để kinh doanh sản
xuất, vì có làm thì cũng mất vốn. Taussig cũng lập luận là niềm tin cho
rằng tiền của quý không thể làm vốn sinh lời cũng phản ánh một sự thiếu
tin tưởng vào tư bản chủ nghĩa.
Một dòng phân tích quan trọng ở Việt Nam về lễ nghi và những biến
đổi trong lễ nghi trong những năm cuối của thế kỷ
20, tuy không đề cập đến lý thuyết chức năng trong nhân học hay khoa
học xã hội Tây phương, đã quan tâm nhiều đến chức năng của lễ nghi.
Phân tích hiện tượng bà Chúa Kho ở Bắc Ninh, Lê Hồng Lý kết luận:
"Việc thờ bà Chúa Kho nồi lên mạnh trong giai đoạn chuyển đối từ kinh
tế bao cấp xã hội chủ nghĩa sang kinh tế thị trưởng, một giai đoạn với
nhiều xáo trộn (confusion), biến vị (dislocation), và hỗn độn (chaos)...
người ta trở nên giàu có và trắng tay với một tốc độ chóng mặt qua những
buôn bán và đổi chác hợp pháp cũng như bất hợp pháp. Những người trở
nên giàu có bất ngờ thường cho là nhờ may mắn và đằng sau cái may
mắn này, là ơn của thần linh.
Phát biểu về những tính chất và chức năng của lễ hội Tác giả cho rằng
hội làng có những chức năng như phản ánh và báo lưu truyền thống; chức
năng tuyên truyền và giáo dục: và chức năng hưởng thụ và giải trí, trong
đó chức năng đầu tiên được nhấn mạnh.
Có lẽ chính vì quan niệm cấu trúc - chức năng xuyên suốt và chủ đạo
này mà ít có nghiên cứu về lễ hội nào gần đây đặt vấn đề nghi vấn tính
đồng quy thuần nhất trong cộng đồng nơi diễn ra lễ nghi hay lễ hội và sự
đoàn kết của các quan hệ xã hội bộc lộ trong hội làng.
Một quan điểm phân tích chính thống trong khoa học xã hội Việt
Nam sau thời kỳ 1954 nhấn mạnh đến mâu thuẫn giai cấp theo cách nhìn
Mácxít, dù không phủ nhận chức năng của lễ nghi cộng đồng trong việc
tăng độ cộng cảm của những người tham gia và trong việc cố kết cộng đồng.
Thông qua trọng điểm là đời sống lễ hội làng xã và cụ thể hơn nửa là
hội làng ở Hoài Thị, chúng tôi lập luận là:
1. Một mặt. tiến trình sáng tạo truyền thống là một tiến trình liên tục,
với mức độ sáng tạo không phải là nhỏ, và mặt khác, có những nguyên
tắc, những quy luật văn hóa xã hội ít ai đặt vấn đề để tranh cãi, sửa đổi,
hay tái tạo đổi mới, vì người ta chấp nhận nó như một phần hiền nhiên
của cuộc sống làng xã.
2. Tiến trình sáng tạo truyền thống liên quan đến sự thương thảo của
nhiều chủ thể với những tiếng nói đa dạng. đến nhiều hệ tư tưởng địa
phương và xuyên địa phương khác nhau, và đến những động thái phức
tạp trong quan hệ đa chiều trong cộng đồng địa phương cũng như giữa
cộng đồng địa phương và nhà nước:
3. Kết quả của tiến trình thương thảo trên ở cấp cộng đồng có những
yếu tố không hoàn toàn lường trước được ở cấp độ Vĩ mô, và không phải
lúc nào cũng đi theo một khuôn mẫu nhất định.
3. KHÔNG GIAN LỄ NGHI CỘNG Đồng VÀ SỰ SÁNG TẠO TRUYỀN THÔNG
3.1. Bối cảnh lịch sử
Những gián đoạn và thiểu của đời sống lễ nghi cộng đồng một phần
nhỏ là do kinh tế còn nhiều khó khăn, nhất là trong thời kỳ chiến tranh
Việt - Pháp và Việt - Mỹ, nhưng lý do chính yếu là về mặt ý thức hệ. Nhà
nước xem sinh hoạt lễ nghi là duy tâm, không phù hợp với hiện đại và
khoa học. Nhà nước cũng xem những sinh hoạt này là sự phung phí tài
vật có thể được sử dụng hữu hiệu hơn để xây dựng và phát triển cũng như
để hỗ trợ cho chiến tranh.
Không gian và sinh hoạt ở đình gặp nhiều khó khăn hơn ở chùa, một
lý do quan trọng là quan điểm của Nhà nước: đình cũng như phái nam là
trung tâm quyền lực làng xã trước Cách mạng, trong khi chùa và các cụ
bà không phải là trung tâm quyền lực và Nhà nước cũng không cho rằng
họ có khả năng gây khó khăn cho chính quyền. Một phần khác, khác với
bên đình, chùa gắn liền với một lễ nghi vòng đời người rất quan trọng là
đám tang (cũng như những lễ nghi định kỳ cho người quá cố tiếp diễn sau
đám tang khoảng 2-3 năm kể tiếp). Các cụ bà ở chùa, qua việc cầu siêu
cho người đã khuất, đã gần chặt sinh hoạt chùa vào lễ nghi vòng đời
người, một lĩnh vực mà Nhà nước chỉ có thể giản dị hóa chú không thể huỷ bỏ được.
Ngược lại, việc thờ, lễ tế, và lễ rước Thành Hoàng không liên quan gì
đến lễ nghi vòng đời người, và Nhà nước địa phương cũng muốn hủy bỏ
hẳn. Tình hình trên ở Hoài Thị phản ánh xu hướng chung tại Bắc Bộ và
Bắc Trung Bộ sau thời kỳ độc lập.
Trong chu kỳ lễ nghi cộng đồng tại Hoài Thị, thời gian cao điểm là
sau Tết âm lịch, bắt đầu với lễ tế Động thổ vào ngày 6/1, lễ tế Nhập tịch
vào chiều 9/1, lễ cúng Nghè (mộ Thành Hoàng) và lễ tế tạ ở đình vào
ngày 10/1; lễ cúng Thượng nguyên vào 9/1 và lễ Dâng hương vào 10/1 ở
chùa. Năm 2001, lần đầu tiên trong 56 năm, Hoài Thị lại tổ chức đám
rước ngày hội làng vào 10/1 âm lịch." và là thôn thứ hai của xã Liên Bão
tổ chức lễ nước Thành Hoàng vào dịp lễ hội này của vùng Lim, xứ Kinh Bắc.
3.2. Lễ nghi hội làng năm Nhâm Ngọ (2002) và spr sáng tạo truyền thống
Trong lễ hội làng năm 2002 mà chúng tôi có cơ hội nghiên cứu sâu,
số người tham gia đám rước Thành Hoàng, theo ban tổ chức, là 186
người. Cộng với một số thành viên chủ chốt của ban tổ chức ở lại tại đình
và chùa, của ban khánh tiết phụ trách việc tiếp khách, cũng như kể cà vài
cụ phụ trách hòm công đức ở đình và chùa, thì khoảng 200 người làng
tham gia buổi lễ sáng ngày mùng Mười tháng Giêng âm lịch năm Nhâm
Ngọ, tức là khoảng 1/3 dân làng trên 18 tuổi vào thời điểm đó. Đây là
một con số đáng kể, vì ngày Sự lệ không chi có những lễ nghi cộng đồng,
mà còn là ngày hội của tất cả gia đình trong thôn. Đây là ngày mà các phụ
nữ làng Hoài Thị đi lấy chồng nơi khác thường cùng với gia đình cố gắng
vẻ, và hầu như gia đình nào trong làng cũng mời khách, gồm những
người thông gia từ làng khác và bạn bè (trong đó có bạn quan họ, bạn làm
ăn buôn bán hay bạn đồng sự, đồng ngũ, bạn bè cùng hội và bạn học của
các thanh niên), từ khắp nơi về họp mặt và ăn uống lại nhà." Thường thì
những người khách này đều ra đình và chùa thắp hương trước khi trở về
nhà chủ dự tiệc khoản đãi.
Phần lớn các hộ Hoài Thị đều bận rộn làm cỗ vào dịp này và phải có
người ở nhà vào buổi sáng để tiếp khách. Hơn thế nữa, theo tập tục địa
phương, những người "có bụi", còn chở tang người mắt, thì không tham
gia các đám hi như đám cưới, mừng thọ, không tham gia đội tế hay việc ở
đình chùa, và không tham gia đám rước Thành Hoàng.
Tóm lại, cấu trúc đối ngẫu về giới qua không gian nghi lễ có thể được
coi là một yếu tố bền vững của văn hóa địa phương.Cùng với sự tái tạo và
tạo dụng truyền thống trong những năm gần đây, cấu trúc đối ngẫu này
không những không bị thách thức phải thay đổi, mà dường như có chiều
hướng được tái tạo và khẳng định.
4. HỘI LÀNG HOÀI THỊ VÀ LÝ THUYẾT NHÂN HỌC VỀ LỄ NGHI
Tư liệu về lễ nghi công cộng ở Hoài Thị vào dịp lễ hội quan trọng
nhất trong năm như mô tá ở trên đóng góp vào việc thẩm định giá trị của
các trường phái lý thuyết nhân học. Chúng tôi có những nhận định bước
đầu về mặt lý thuyết như sau:
Thứ nhất, giá trị của cấu trúc luận trong nghiên cứu lễ nghi được
khẳng định trong một chừng mực nào đó qua việc hành động trong lễ
nghi và trong không gian lễ nghi được định hình trong các cặp đối ngẫu
nam/nữ: đình/chùa trong/ngoài: giữa/bên:trên/dưới, ... Tuy nhiên, quan hệ
tương thích giữa các cặp đối ngẫu như nam/nữ:trong/ngoài không nhất
thiết là phổ quát, và điều này được phản ánh qua việc cái em nữ trong hội
thanh niên đã ngồi ở phía trong, gần hậu cung, trong một buổi họp của
hội ở đình đề chuẩn bị cho ngày Sự lệ. Quan hệ này có tính cách đặc thù
văn hóa và được truyền đạt qua tiến trình giáo dục.
Thứ hai, lễ nghi cộng đồng ở Hoài Thị là một tiến trình mà trong đó
người ta liên tục sáng tạo truyền thông. Chúng ta không thể thiếu được
tiến trình này đầy đủ nếu không quan tâm đến những quan điểm và tiếng
nói đa dạng hay tính đa thanh, và động thái kinh tế - chính trị - xã hội.
Mặt khác, việc phục hồi không gian lễ nghi truyền thống, và những tố
chức như đội tế, và việc sáng tạo những truyền thống mới như đội dâng
hương, cùng như việc chấp nhận vai trò của các tổ chức phi quan phương
như tộc họ trong đám rước làng Hoài Thị, không thể được quy về quan
điểm hay nỗ lực của Nhà nước, nhất là của Nhà nước trung ương. Tất cả
những thay đổi này và những sáng tạo truyền thống này bắt nguồn từ
cộng đồng địa phương, một cộng đồng tuy có những quan hệ chồng chéo
chằng chịt, nhưng cũng có những cạnh tranh và mâu thuẫn nhất định.
Bà nhấn mạnh rằng lễ vật bà cung tiến là để cho dân thụ hưởng. Chính vì
vậy, theo bà, mâm lễ đó cần được nước một cách nghiêm túc, tức là có
bàn rước đẹp và có tàn che.Việc này gây nhiều tranh luận trong các cuộc
họp của những người cao tuổi cả hai giới. Trong khi nhiều người thuộc
tộc họ của chồng bà ủng hộ bà, thì một số người ở dòng họ khác, và quan
trọng nhất là một số những người trong Ban tổ chức đám rước, không
đồng thuận. Cuộc tranh luận có lúc trở nên căng thắng, thậm chí cho tới
đêm trước ngày nước mọi người vẫn gắng tìm ra một giải pháp thoả đáng
đối với lễ vật của bà. Cuối cùng thì một phần lễ vật này được bổ sung vào
với lễ vật của làng và có mặt trong đám rước. 5.KẾT LUẬN
Qua không gian lễ nghi công cộng và những lễ nghi vào dịp Sự lệ hay
hội làng ở Hoài Thi, chúng tôi thấy truyền thống là một tiến trình sáng tạo
không ngừng. Truyền thống trong cách hiểu của chúng tôi không có
nghĩa là những nếp nghĩ và phong tục cổ xưa, cũng không phải là một hệ
những chuẩn mực và giá trị có thể truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
như một di sản. Việc làng không chỉ là một dịp tất cả dân làng đoàn kết
với nhau theo một tinh thần thuần nhất, mà cũng có thế là lúc những căng
thẳng và cạnh tranh xã hội vốn có được bộc lộ. Việc tái tạo truyên thông
trong những lễ hội cộng đồng có những yếu tố không hoàn toàn lường
trước được ở cấp độ vĩ mô, và không phải lúc nào cũng đi theo một khuôn mẫu nhất định.