Tài liệu nhập môn Truyền thông đa phương tiện| Học Viện Phụ Nữ Việt Nam
Tài liệu nhập môn Truyền thông đa phương tiện| Học Viện Phụ Nữ Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Nhập Môn truyền thông đa phương tiện
Trường: Học viện Phụ nữ Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN PHỤ NỮ VIỆT NAM
TẬP BÀI GIẢN G
NHẬP MÔN TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN
Ngành đào tạo: Truyền thông đa phương tiện
Trình độ đào tạo: Đại học
Chủ b iên: ThS. Lê Thị Minh Huyền
Thành viên: TS. Nguyễn Duy Cường
ThS. Trịnh Thị Thu Nga Hà Nội, 2021
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................. 4
CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ
TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN .............................. 6
1.1. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu của học phần Nhập môn
Truyền thông đa phương tiện......................................................................... 6
1.1.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 6
1.1.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 7
1.1.3. Nội dung và tầm quan trọng của học phần ........................................ 9
1.2. Lịch sử ra đời và phát triển của truyền thông đa phương tiện .................. 10
1.2.1. Trên thế giới .................................................................................. 10
1.2.2. Tại Việt Nam.................................................................................. 14
1.3. Khái niệm ............................................................................................ 15
1.3.1. Truyền thông ................................................................................. 15
1.3.2. Đa phương tiện .............................................................................. 18
1.3.3. Truyền thông đa phương tiện .......................................................... 20
1.4. Vai trò của truyền thông đa phương tiện ................................................ 22
1.4.1. Tạo nên hệ thống thông tin đa dạng, đa lớp, đa chiều ...................... 22
1.4.2. Sự tương tác đa chiều .................................................................... 24
1.4.3.Thay đổi phương thức thu thập và xử lý thông tin của nhà truyền thông
............................................................................................................... 27
1.4.4. Nâng cao hiệu quả truyền thông ..................................................... 28
1.5. Ứng dụng truyền thông đa phương tiện ................................................. 29
1.5.1. Các cơ quan báo chí - truyền thông ................................................ 29
1.5.2. Các lĩnh vực đời sống xã hội .......................................................... 34
CHƯƠNG 2. ĐẶC TRƯNG TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN ............. 42
2.1. Các phương tiện chuyển tải................................................................... 42
2.1.1. Văn bản (text) ................................................................................ 42
2.1.2. Hình ảnh tĩnh (still image) ............................................................. 44
2.1.3. Hình ảnh động (animation) ............................................................ 45
2.1.4. Đồ họa (Infographic) ..................................................................... 48
2.1.5. Âm thanh (Audio) .......................................................................... 53
2.1.6. Video............................................................................................. 54 1
2.1.7. Các chương trình tương tác (interactive program) .......................... 58
2.2. Thông tin tức thời và phi định kỳ .......................................................... 58
2.3. Khả năng tương tác cao ........................................................................ 61
2.4. Tính toàn cầu ....................................................................................... 63
2.5. Tính cá thể hóa..................................................................................... 65
CHƯƠNG 3: BÁO CHÍ ĐA PHƯƠNG TIỆN.................................................. 68
3.1. Tổng quan về báo chí đa phương tiện .................................................... 68
3.1.1. Khái niệm báo chí đa phương tiện .................................................. 68
3.1.2. Sự khác biệt giữa báo chí đa phương tiện và một số loại hình báo chí
truyền thống............................................................................................ 70
3.2. Đặc điểm của báo chí đa phương tiện .................................................... 73
3.2.1. Thông tin đa diện, đa chiều và sử dụng các yếu tố đa phương tiện
trong mỗi tác phẩm. ................................................................................ 73
3.2.2. Khả năng chuyển tải thông tin nhanh chóng, tức thời ...................... 74
3.2.3. Công chúng dễ dàng phản hồi quan điểm của mình với bài báo, tòa
soạn một cách nhanh chóng..................................................................... 75
3.3. Quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí đa phương tiện .............................. 76
3.3.1.Nghiên cứu nhu cầu của công chúng ............................................... 77
3.3.2. Xác định đề tài, chủ đề ................................................................... 78
3.3.3. Thu thập và xử lý thông tin, tư liệu ................................................. 79
3.3.4. Lập dàn bài ................................................................................... 83
3.3.5. Thể hiện tác phẩm báo chí đa phương tiện ...................................... 83
3.3.6. Theo dõi, tiếp nhận và xử lý phản hồi ............................................. 85
3.4. Những yêu cầu đối với nhà báo đa phương tiện trong thời đại số ............ 86
3.4.1. Về phẩm chất cá nhân .................................................................... 87
3.4.2. Về kỹ năng nghề nghiệp ................................................................. 90
3.4.3. Các yêu cầu khác ........................................................................... 91
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ PHẦN MỀM CÔNG NGHỆ ĐA PHƯƠNG TIỆN ....... 93
4.1. Khái quát chung phần mềm công nghệ đa phương tiện........................... 93
4.1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................ 93
4.1.2. Ứng dụng của phần mềm công nghệ đa phương tiện trong hoạt động
báo chí truyền thông................................................................................ 95
4.2. Giới thiệu các phần mềm thông dụng để sản xuất sản phẩm truyền t hông
đa phương tiện mang tính chuyên nghiệp ..................................................... 97 2
4.2.1. Bộ Adobe....................................................................................... 97
4.2.2. Autodesk Maya ............................................................................ 107
4.2.3. Autodesk MotionBuilder............................................................... 108
4.3. Một số phần mềm trực tuyến hỗ trợ sản xuất sản phẩm truyền thông đa
phương tiện .............................................................................................. 109
4.3.1. PowToon ..................................................................................... 109
4.3.2. Piktochart ................................................................................... 110
4.3.3. VideoScribe ................................................................................. 112
4.3.4. GoAnimate .................................................................................. 113
4.3.5. Biteable ....................................................................................... 114
4.3.6. Renderforest ................................................................................ 115
4.3.7. Canva.......................................................................................... 116
4.3.8. Một số các apps sử dụng trên thiết bị di động ............................... 117
CHƯƠNG 5: XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG
TIỆN TRONG THỜI ĐẠI SỐ....................................................................... 122
5.1. Truyền thông xã hội (Social Media) .................................................... 122
5.1.1. Khái niệm .................................................................................... 122
5.1.2. Ưu điểm và hạn chế của truyền thông xã hội ................................. 126
5.1.3. Những lưu ý khi truyền thông xã hội ............................................. 131
5.1.4. Một số mạng xã hội phổ biến hiện nay .......................................... 132
5.2. Truyền thông trên thiết bị di dộng ....................................................... 142
5.2.1. Khái niệm .................................................................................... 142
5.2.2. Ưu điểm và hạn chế truyền thông trên thiết bị di dộng ................... 144
5.2.3. Lưu ý khi truyền thông trên thiết bị di động................................... 146
5.3. Truyền thông trên website .................................................................. 147
5.3.1. Khái niệm .................................................................................... 147
5.3.2. Ưu điểm và hạn chế truyền thông trên website .............................. 149
5.3.3. Những lưu ý khi truyền thông trên website .................................... 152
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 155 3 LỜI NÓI ĐẦU
Cuộc các mạng công nghiệp lần thứ 4 đã tác động mạnh mẽ tới đời sống - xã
hội của toàn nhân loại, đặc biệt đã làm thay đổi diện mạo của lĩnh vực báo chí -
truyền thông. Các công ty, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân, các cơ quan báo chí -
truyền thông đã và đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để thay đổi phương thức
quảng bá hình ảnh thương hiệu, chuyển tải nội dung thông tin nhằm mở rộng phạm
vi, đối tượng công chúng tác động. Điều đáng nói là sự thay đổi về phương thức tác
động tới công chúng bằng các yếu tố đa phương tiện, giúp công chúng có khả năng
tiếp nhận thông tin một cách trực quan, đa chiều và thuyết phục cao.
Năm 1997, Việt Nam chính thức kết nối Internet và mở ra một thời kỳ mới -
thời kỳ hội nhập không khoảng cách. Cũng từ đây, phương thức truyền thông đa
phương tiện đã chính thức bắt đầu và đến nay, truyền thông đa phương tiện đang là
một trong những lĩnh vực hoạt động truyền thông hiệu quả nhất.
Nắm bắt được xu thế đó, các trường Đại học đào tạo về Báo chí - truyền thông
đã và đang đẩy mạnh đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện, trong đó, h ọc
phần “Nhập môn truyền thông đa phương tiện” có ý nghĩa đặc biệt trong việc cung
cấp cho sinh viên nền tảng lý luận cơ bản về Truyền thông đa phương tiện; từ đó,
sinh viên có cơ sở tiếp cận các học phần chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ thuật tiếp
theo thuộc chương trình đào tạo.
Với mục đích cung cấp hệ thống các kiến thức lý luận, nền tảng về truyền
thông đa phương tiện một cách khoa học, đồng thời giới thiệu một số ứng dụng/phần
mềm công nghệ thông tin hữu hiệu được sử dụng phổ biến trong ngành truyền thông
đa phương tiện, Học viện Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức biên soạn Tập bài giảng Nhập
môn truyền thông đa phương tiện. Đây là tài liệu chính thức được giảng viên và sinh
viên nghiên cứu giảng dạy và học tập. Nội dung của tập bài giảng được khái quát
khoa học cùng với các ví dụ thực tiễn sẽ giúp sinh viên tiếp nhận kiến thức học phần
một cách dễ hiểu, dễ nhớ và dễ ứng dụng.
Tập bài giảng được cấu trúc thành 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về truyền thông đa phương tiện do Ths. Trịnh Thị Thu Nga biên soạn.
Chương 2: Đặc trưng truyền thông đa phương tiện do Ths. Lê Thị Minh Huyền biên soạn.
Chương 3: Báo chí đa phương tiện do Ths. Lê Thị Minh Huyền biên soạn. 4
Chương 4: Một số phần mềm công nghệ truyền thông do TS. Nguyễn Duy Cường biên soạn.
Chương 5: Xu hướng phát triển của truyền thông đa phương tiện trong thời đại
số do Ths. Lê Thị Minh Huyền biên soạn.
Trong quá trình biên soạn tập bài giảng Nhập môn Truyền thông đa phương
tiện, nhóm tác giả đã tiếp cận và tham khảo nhiều tài liệu về báo chí – truyền thông
trong nước và quốc tế; đồng thời cũng thể hiện những nhận thức, quan điểm riêng ở
một số vấn đề/khía cạnh trình bày. Mặc dù đã nghiêm túc, nỗ lực trong quá trình
biên soạn tập bài giảng theo yêu cầu của Học viện Phụ nữ Việt Nam, tuy nhiên,tập
bài giảng sẽ không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Để tập bài giảng được tiếp
tục hoàn thiện, nhóm biên soạn rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các
nhà nghiên cứu, các cán bộ giảng viên, đồng nghiệp và bạn đọc. Mọi đóng góp xin gửi về địa chỉ: K
hoa Truyền thông Đa phương tiện – Học viện Phụ nữ Việt Nam, 68
Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội hoặc địa chỉ email : huyenltm@vwa.edu.vn. Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2021 5
CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
VÀ TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN Mục tiêu chương:
Chương 1 giới thiệu chung về đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu
học phần Nhập môn truyền thông đa phương tiện. Ngoài ra, chương 1 trình bày các
khái niệm, phân tích vai trò của truyền thông đa phương tiện trong xã hội và các
ứng dụng của nó tới một số ngành/lĩnh vực. Với những thông tin, kiến thức được
cung cấp, người học sẽ có kiến thức nền tảng, tổn
g quát về Truyền thông đa phương
tiện và phương pháp luận để tiếp cận học phần, cũng như tiếp cận ngành học Truyền
thông đa phương tiện.
1.1. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu của học phần nhập môn
Truyền thông đa phương tiện
1.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Truyền thông đa phương tiện là một ngành khoa học ứng dụng, trang bị hệ
thống kiến thức chuyên ngành và kĩ năng làm việc chuyên nghiệp, tác nghiệp của
các phóng viên, nhà báo, nhà truyền thông (blogger, YouTube, nhà báo "công
dân"…) nhằm phát huy tối đa tiềm năng để sáng tạo ra các sản phẩm truyền thông
phục vụ nhu cầu thông tin, trải nghiệm của công chúng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Truyền thông đa phương tiện trước hết là một ngành khoa học, do đó học phần
Nhập môn Truyền thông đa phương tiện có đối tượng nghiên cứu đặc thù riêng.
Đồng thời, truyền thông đa phương tiện là nghề nghiệp chuyên môn, hoạt động thực
tiễn nên có đối tượng tác động cụ thể.
Đối tượng nghiên cứu của Truyền thông đa phương tiện thuộc về nhiều lĩnh
vực khác nhau như: Công nghệ thông tin, Mỹ thuật, Báo chí - truyền thông (Sách,
báo chí, dữ liệu, phát thanh, truyền hình, điện ảnh và Internet marketing…). Đây là
ba thành tố được liên kết, tương tác, hỗ trợ, bổ sung để sản xuất ra các sản phẩm
truyền thông đa phương tiện.
+ Công nghệ thông tin: nghiên cứu các phần mềm công nghệ phù hợp, hiệu
quả, ứng dụng để sáng tạo ra các sản phẩm truyền thông đa phương tiện.
+ Mỹ thuật: Những nguyên lý cơ bản trong sử dụng màu sắc, tạo hình, thiết
kế… Tuy nhiên, yếu tố mỹ thuật là một trong những phạm trù rộng mang tính thẩm
mĩ nên trong học phần Nhập môn Truyền thông đa phương tiện không thể bao quát 6
được. Vì vậy, yếu tố này đã được cụ thể hóa trong các học phần như: Cơ sở tạo hình,
mỹ thuật cơ bản, nghệ thuật đồ họa chữ, ...
+ Báo chí – truyền thông: các vấn đề lý luận và thực tiễn của báo chí - truyền
thông như: công chúng truyền thông, thông điệp truyền thông, các nguyên tắc, quy
trình sáng tạo sản phẩm truyền thông: sản xuất phim quảng cáo, sản xuất tác phẩm
báo chí đa phương tiện, kỹ năng viết cho truyền thông, sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện…
Trên cơ sở tích hợp ba thành tố cơ bản này, người làm truyền thông sẽ nghiên
cứu, vận dụng, sáng tạo, sản xuất ra cá
c sản phẩm truyền thông đa phương tiện đáp ứng nhu cầu công chúng.
1.1.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu truyền thông đa phương tiện dựa trên nền tảng kiến thức và phương
pháp nghiên cứu đa ngành, liên ngành trong khoa học xã hội, kỹ thuật, nghiên cứu về
bản chất và hiệu quả của truyền thông đa phương tiện đối với các cá nhân và xã hội,
cũng như phân tích những nội dung truyền thông và các sản phẩm truyền thông; sử
dụng các phương pháp và lý thuyết của các ngành khoa học khác như báo chí -
truyền thông, xã hội học, nghiên cứu văn hoá, tâm lý học, mỹ thuật, công nghệ thông tin.
Các phương pháp phân tích trong nghiên cứu truyền thông đa phương tiện:
Phân tích kiểm soát: đây là phương pháp được sử dụng khi nghiên cứu một
mô hình truyền thông. Phân tích kiểm soát tập trung làm rõ các câu hỏi: Cơ quan/tổ
chức truyền thông này chịu sự quản lý của ai? Mục đích? Tôn chỉ? Vai trò chính trị?
Cách thức tổ chức? Hoạt động?... Việc phân tích kiểm soát giúp định hình thông
điệp, mục đích truyền thông, cách thức tổ chức sản xuất và thể hiện các sản phẩm
truyền thông của mô hình đó.
Phân tích nội dung: Nghiên cứu về các thông điệp được gọi là phân tích nội
dung của sản phẩm truyền thông. Phân tích nội dung trong nghiên cứu truyền thông
đa phương tiện liên quan đến sự thể hiện của các thông điệp đó trên các phương tiện
truyền thông như thế nào. Ví dụ, trên các phương tiện truyền thông đại chúng như
báo chí hay truyền hình, những người phụ nữ bị bạo hành, bị mua bán được thể hiện
như thế nào trên các sản phẩm đa phương tiện? Các mối quan hệ gia đình được thể
hiện ra sao trong các bộ phim truyền hình, phim quảng cáo?... Về mặt định lượng,
phân tích nội dung thường liên quan đến việc đếm các tần xuất xuất hiện của các sự 7
kiện được nghiên cứu và tiến hành các so sánh để đưa ra những nhận định khách quan.
Phân tích hình thức biểu đạt: phân tích hình thức biểu đạt của sản phẩm truyền
thông và sự tích hợp “đa phương tiện” trong sản xuất các sản phẩm truyền thông.
Chỉ ra hiệu quả của việc sáng tạo ra sản phẩm truyền thông đa phương tiện hiện đại,
có sức biểu đạt cao khi tích hợp các yếu tố công nghệ thông tin, mỹ thuật và báo chí
- truyền thông trong một sản phẩm đa phương tiện. Nghiên cứu, phân tích ưu điểm,
hạn chế của các phần mềm/ứng dụng phù hợp; với các nguyên lý thiết kế mỹ thuật,
đồ họa; kết hợp các nội dung thông điệp; … trong sản phẩm truyền thông đa phương
tiện và chỉ ra mối liên hệ giữa chúng trong việc tăng cường sức biểu đạt.
Phân tích phương tiện truyền thông: Là phân tích kênh truyền tin (phát thanh,
truyền hình,…) và các nền tảng công nghệ truyền tin di dộng như điệnt hoại thông
minh, máy tính bảng, máy tính xách tay… Phân tích phương tiện truyền thông luôn
phải thấy được những ưu điểm và hạn chế của các phương tiện truyền thông đối với
các sản phẩm đa phương tiện, từ đó lựa chọn các phương tiện phù hợp đối với thông
điệp truyền thông và công chúng truyền thông.
Phân tích khán giả (công chúng truyền thông): trong quá trình truyền thông, để
thông điệp đến được và đầy đủ tới người nhận, chúng ta cần có nghiên cứu về khán
giả (nhu cầu, thị hiếu, khả năng nhận thức, các yếu tố nhân khẩu có liên quan…).
Khi có được hiểu biết sâu sắc về khán giả, chúng ta mới có thể đưa những thông điệp
đến họ một cách có hiệu quả. Khán giả được phân tích trong các vai trò là công
chúng (người tiếp nhận sản phẩm truyền thông), thị trường (nơi bán các sản phẩm
truyền thông), là nạn nhân (khi bị lừa đảo, biến chất bởi các sản phẩm truyền thông).
Phân tích hiệu quả: Truyền thông đa phương tiện xuất phát từ mục đích hướng
đến đạt hiệu quả của quá trình truyền thông. Để có thể phân tích được hiệu quả,
chúng ta cần biết sự phản hồi của quá trình ấy. Nếu sản phẩm truyền thông đưa ra có
phản hồi tiêu cực, không như ý muốn của người truyền tin, điều đó có nghĩa rằng cần
phải có sự thay đổi nhất định nào đó để cải thiện hiệu quả của quá trình truyền thông.
Các phương pháp nghiên cứu và phân tích trong ngành Truyền thông đa
phương tiện phong phú, đa dạng, bao gồm cả hai loại: nghiên cứu định tính (phân
tích tài liệu thứ cấp, quan sát, phỏng vấn sâu, nghiên cứu diễn ngôn, nghiên cứu nội
dung…) và nghiên cứu định lượng (khảo sát bảng hỏi, thống kê toán học…). 8
1.1.3. Nội dung và tầm quan trọng của học phần
1.1.3.1. Nội dung của học phần
Học phần Nhập môn Truyền thông đa phương tiện gồm 5 chương.
Chương 1: Ngoài giới thiệu đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu,
Chương 1 còn tập trung vào lịch sử ra đời và phát triển truyền thông đa phương tiện,
một số khái niệm cơ bản về truyền thông, truyền thông đa phương tiện, vai trò và
ứng dụng truyền thông đa phương tiện.
Chương 2 tập trung vào đặc trưng truyền thông đa phương tiện. Chương này
không chỉ đi sâu tìm hiểu về các yếu tố đa phương tiện mà còn phân tích tính tức
thời, phi định kỳ, khả năng tương tác cao, tính toàn cầu và tính cá thể hóa.
Chương 3 bàn về báo chí đa phương tiện - một trong những loại hình truyền
thông đa phương tiện đưa thông tin chính thống, khách quan, chân thật nhất so với
các loại hình truyền thông đa phương tiện khác. Ngoài ra, còn giới thiệu quy trình
sáng tạo tác phẩm báo chí đa phương tiện và những yêu cầu cần có của một phóng
viên báo chí đa phương tiện.
Chương 4 giới thiệu các phần mềm công nghệ ứng dụng trong sản xuất sản
phẩm truyền thông đa phương tiện. Trong đó giới thiệu các phần mềm chuyên
nghiệp và các phần mềm ứng dụng trên các thiết bị di động để sản xuất sản phẩm
truyền thông đa phương tiện một cách nhanh chóng, đáp ứng được nhu cầu thông tin nhanh của công chúng.
Chương 5 bàn về xu hướng phát triển của truyền thông đa phương tiện trong xã
hội hiện đại. Bao gồm các chuyên đề: Truyền thông xã hội, truyền thông trên thiết bị
di động, truyền thông trên website. Phân tích những ưu điểm, hạn chế và những lưu
ý khi truyền thông trên các nền tảng này.
1.1.3.2. Tầm quan trọng của học phần
Nhập môn truyền thông đa phương tiện là học phần thuộc khối kiến thức cơ sở
ngành và được bố trí vào kỳ 2, năm thứ nhất. Học phần này cung cấp những kiến
thức cơ bản, bao quát nhất về truyền thông đa phương tiện. Đây là cơ sở giúp sinh
viên có cái nhìn tổng quan về ngành truyền thông đa phương tiện. Từ đó, sẽ tích lũy
kiến thức nền tảng để theo học các học phần chuyên ngành và học phần chuyên
ngành sâu ở các kỳ học tiếp theo. Do đó, học phần Nhập môn Truyền thông đa
phương tiện có ý nghĩa quan trọng đối với ngành truyền thông đa phương tiện vì một số lý do sau: 9
Thứ nhất: Là kiến thức cơ sở ngành giúp người học hiểu, nhận diện về ngành
truyền thông đa phương tiện. Từ đó, so sánh được sự khác biệt giữa truyền thông đa
phương tiện và truyền thông truyền thống, nhữn
g ưu thế của truyền thông đa phương
tiện trong xã hội ngày nay.
Thứ hai: Với những kiến thức tổng quan về truyền thông đa phương tiện, bước
đầu người học có thể hiểu và vận dụng những kiến thức chung cũng như những lưu ý
khi truyền thông trên một số nền tảng mạng xã hội, thiết bị di động, nền tảng web để
hoạt động truyền thông hiệu quả, đảm bảo đúng nguyên tắc và đúng pháp luật.
Thứ ba: Công nghệ đa phương tiện gắn liền với sự phát triển của truyền thông
đa phương tiện, do vậy việc ứng dụng các phần mềm công nghệ trong sản xuất sản
phẩm truyền thông đa phương tiện cũng là một trong những yêu cầu đối với người
theo học ngành truyền thông đa phương tiện. Vì vậy, học phần này cũng giới thiệu
tổng quan về các phần mềm công nghệ ứng dụng trong sản xuất các sản phẩm truyền
thông đa phương tiện để người học có thể nhanh chóng vận dụng, bước đầu xây
dựng một sản phẩm truyền thông đa phương tiện.
Thứ tư: Trên cơ sở các kiến thức sinh viên tích lũy được sau khi học xong học
phần, kết hợp với các kiến thức ở các học phần khác thuộc cơ sở ngành và chuyên
ngành, sinh viên sẽ phát hiện, bồi dưỡng và trau dồi những sở trường, năng khiếu
của mình để từ đó lựa chọn và quyết định hướng đi theo chuyên ngành sâu một cách
phù hợp sau khi hết năm thứ hai.
1.2. Lịch sử ra đời và phát triển của truyền thông đa phương tiện
1.2.1. Trên thế giới
Lịch sử của ngành truyền thông đa phương tiện ở thời kỳ sơ khai đã xuất hiện
rất sớm và được đánh dấu bằng sự chuyển động của hình ảnh vào năm 60 của thế kỷ
thứ XVI. Với sự chuyển động nhanh của hình ảnh, thì mắt người không thể nào quan
sát kỹ và lưu lại được và họ mong muốn có một thiết bị để chụp lại, ghi lại những
khoảng khắc đó. Chính vì vậy mà nhiều nhà phát minh đã tìm tòi để sáng tạo ra
những chiếc máy ảnh sơ khai nhất.
Năm 1568, Danielo Barbaro đã chế tạo r
a chiếc máy ảnh có khả năng thay đổi
đường kính để ảnh được rõ nét hơn. Năm 1802, Gamphri Devid và Tomas Edward
dùng cách in tiếp xúc đã tạo ra bức ảnh trên một loại giấy đặc biệt, nhưng độ bền của
chúng khá kém. Năm 1816, Zozep Nips đã chế tạo được một chiếc máy ảnh kiểu hộp
có thể thu được ảnh âm bản. Năm 1835, ông William Talbot là người đầu tiên làm
được dương bản từ ảnh âm, đồng thời những bức ảnh thu được cũng rất nét. Năm 10
1839, Luis Dage công bố phát minh về quá trình định vị ảnh lên các miếng bạc. Thời
gian tiếp theo, rất nhiều người đóng góp công sức và ý tưởng trong quá trình hoàn
thiện chiếc máy ảnh. Cuối cùng, cho đến năm 1888 chiếc máy ảnh hiện đại của hãng
Eastman Dry Play and Film xuất hiện trên thị trường. Nó được nạp sẵn phim rộng 6
cm với khả năng chụp 100 kiểu ảnh.
Thời kỳ sơ khai của truyền thông đa phương tiện cũng phải kể đến các thiết bị
truyền tín hiệu phát thanh không dây. Ở thời kỳ này, trong quá trình nghiên cứu về
lĩnh vực truyền tín hiệu không dây, hàng loạt các thí nghiệm đã được tiến hành kể từ
đầu thế kỷ 19 nhằm nghiên cứu sự liên quan giữa điện và từ tính dựa vào những dự
đoán trước đó. Tiêu biểu là vào năm 1800, Alessandro Volta đã phát triển những
phương pháp để tạo ra dòng điện. Tiếp theo là Gian Domenico Romagnosi với
nghiên cứu về sự liên quan giữa dòng điện và từ tính nhưng nghiên cứu của ông
chưa được công nhận. Mãi đến năm 1829, Hans Christian Orsted đã đưa ra một thí
nghiệm để chứng minh thuộc tính từ của dòng điện, đó là dòng điện chạy trong một
cuộn dây làm chệch hướng của kim la bàn đặt gần. Chính thí nghiệm của Orsted đã
khơi mào cho André-Marie Ampère phát triển lý thuyết về đ ệ i n từ và kế đó là
Francesco Zantedeschi với nghiên cứu về sự liên quan giữa ánh sáng, điện và từ
trường. Năm 1831, Michael Faraday đã thực hiện một loạt các thí nghiệm để chứng
minh sự tồn tại của hiện tượng cảm ứng điện từ. Mối quan hệ này đã được ông xây
dựng thành một mô hình toán học của định luật Faraday. Theo đó, lực điện từ có thể
lan toả ra vùng không gian xung quanh các dây dẫn.
Dựa trên các nghiên cứu trước đó, Joseph Henry đã thực hiện một thí nghiệm
chứng minh được lực từ có thể tác động từ độ cao 61m vào năm 1832. Ông cũng
chính là người đầu tiên tạo ra dòng điện xoay chiều dao động với tần số cao. Trong
thí nghiệm, ông nhận ra rằng dòng điện xoay chiều sẽ tạo ra một lực dao động với
tần số giảm dần cho đến khi nó trở về trạng thái cân bằng.
Từ năm 1861 đến năm 1865, dựa trên những nghiên cứu của Faraday và các
nhà khoa học khác, James Clerk Maxwell đã phát triển một học thuyết mang tên
thuyết sóng điện từ được đăng tải trên tạp chí khoa học hoàng gia với tựa đề "thuyết
động lực của điện trường". Ông chính là người thống nhất các khái niệm quan trọng
của vật lý hiện đại là điện, từ trường và ánh sáng bằng 4 phương trình Maxwell nổi
tiếng. Dù ông không phải là người phát minh ra sóng radio, nhưng chính học thuyết
này đã đặt một nền móng vững chắc cho sự ra đời của sóng radio cũng như máy phát thanh ngày nay. 11
Khi nền khoa học máy tính bắt đầu xuất hiện thì đây cũng là yếu tố đặt nền
móng cho sự phát triển của truyền thông đa phương tiện. Năm 1936, Alan Turing,
nhà toán học người Anh đã lên ý tưởng một cỗ máy vạn năng, sau này gọi là cỗ máy
Turing, có khả năng tính toán bất cứ thứ gì có thể tính được. Ý tưởng của Alan
Turing là nền tảng cho máy tính hiện đại ngày nay.
Năm 1937, Bộ phim hoạt hình đầu tiên được công chiếu có tên "Nàng Bạch
Tuyết và bảy chú lùn" do hãng Walt Disney sản xuất. Bộ phim đã sử dụng công nghệ
làm hoạt hình truyền thống là sử dụng hình hoạt họa. Có nghĩa là vẽ tay các hoạt
cảnh, nhân vật rồi sau đó sử dụng công nghệ ghép các hình lại với nhau với tốc độ
nhanh để tạo nên kỹ xảo hình ảnh chuyển động.
Đến năm 1981, IBM mới cho ra mắt chiếc máy vi tính đầu tiên trong một cuộc
họp báo ở Waldorf Astoria, New York. Lúc đó, chiếc máy tính nặng 21 pound
(khoảng 9,5 kg) giá bán 1.565 USD. Một số đặc điểm của chiếc máy tính IBM đời
đầu là bộ nhớ chỉ có 16k, có khả năng kết nối với tivi, chơi game và xử l ý văn bản.
Có thể nói, chính IBM đã châm ngòi cho sự bùng nổ máy tính cá nhân và sự phát
triển của IBM cũng phần nào thể hiện những bước tiến dài của nền tin học toàn cầu.
Sau này, truyền thông đa phương tiện chỉ thực sự được ghi nhận là tồn tại và
đánh dấu mốc khi sự xuất hiện của Internet, trình duyệt web. Khi ấy các phương tiện
truyền thông như âm thanh, hình ảnh, đồ họa, văn bản … làm tiền đề cho sự phát
triển của truyền thông đa phương tiện như ngày nay.
World Wide Web được phát minh vào năm 1989 bởi nhà Khoa học máy tính
Sir Tim Berners – Lee người Anh (Ông còn được biết đến với tên gọi TimBL). Nó
bắt nguồn từ việc ông nghiên cứu để tìm ra một phương pháp giúp các nhà khoa dễ
dàng chia sẻ dữ liệu hay các kết quả nghiên cứu của mình. Vào thời điểm ấy, thể
thức siêu văn bản cùng Internet đã có mặt trên thị trường nhưng chưa có ai nghĩ rằng
sẽ sử dụng nó trong việc chia sẻ dữ liệu. Sau đó, TimBL đề xuất sử dụng 3 công
nghệ chính để toàn bộ các máy tính có thể “hiểu” lẫn nhau, đó là thuật ngữ HTML,
URL, HTTP. Đến nay, cả 3 công nghệ này vẫn còn được sử dụng rộng rãi. Ngoài ra,
nhà Khoa học máy tính TimBL cũng chính là “cha đẻ” phát triển trình duyệt web
cùng web server đầu tiên của thế giới.
Chỉ sau 10 năm (từ năm 1991-2000) đã ra đời và phát triển nhiều bộ tiêu
chuẩn mã hóa tín hiệu hình ảnh, âm thanh, video, xuất hiện các ngôn ngữ lập trình
web mới, đa dạng các trình duyệt web được ra mắt cụ thể như: 12
Năm 1991, sự ra đời của MPEG – đây là một định dạng cho file video xuất
hiện trên Internet. Ở thời gian đầu phiên bản đầu tiên là MPEG 1, sau này được cải
tiến và nâng cấp lên các phiên bản MPEG 2, MPEG 3 và hiện nay là MPEG 4.
Năm 1993, trình duyệt web đồ họa đầu tiên trên thế g ớ i i được công bố.
Năm 1994, trình duyệt Netscape được ra đời do Jim Clark và Marc Andressen
tại Mỹ sáng lập đã mở ra một kỷ nguyên Internet mới cho cả nhân loại.
Hình 1.1. Netscape phiên bản 1.0
Nguồn: https://ictnews.vietnamnet.vn/cuoc-song-so/
Năm 1995, trình duyệt web Internet Explore của hãng phần mềm Microsoft
chính thức ra mắt. Sau đó, các phiên bản Internet Explore cũng được nâng cấp và cải
tiến liên tục. Năm 2013, Internet Explore đã nâng cấp lên phiên bản 11.
Say này là hàng loạt các trình duyệt web ra đời như Opera, Arachne (web
Browser), Amaya, Mozilla, Safari, … trong đó nổi bật nhất là Google Chrome ra mắt
năm 2008 và Microsoft Edge năm 2015. Những năm trở lại đây thị trường trình
duyệt web có nhiều thay đổi với sự xuất hiện và mất đi của nhiều tên tuổi. Theo Bảo
Nhi (2020): Trang web thống kê Netmarketshare công bố báo cáo thị phần thị trường
trình duyệt và hệ điều hành, tính đến tháng 10/2020 thì Google Chrome chiếm
69,25% và đang dẫn đầu thị phần thị trường.
Sự phát triển của công nghệ thông tin, đã khiến các trình duyệt web liên tục
được nâng cấp lên phiên bản mới để có thể tích hợp các tính năng truyền thông đa
phương tiện. Điều đó tạo điều kiện cho truyền thông đa phương tiện ngày càng phát
triển mạnh mẽ. Các cơ quan báo chí truyền thông trên thế giới chuyển dần sang xu
hướng tích hợp đa phương tiện, hội tụ nội dung kỹ thuật số để bắt kịp với nhu cầu
thông tin của công chúng hiện đại và dành thị phần trong cuộc chạy đua truyền
thông. Tiêu biểu cho xu hướng này là công ty phát hành báo chí truyền thông lớn
như New York Times Co. (www.nyt.com) và Tribune Co., Chicago Tribune 13
(www.tribune.com) đều chuyển tin chủ yếu qua mạng Internet. Các kênh truyền hình
khác như CBS, KNS, CNN, FOX… cũng mở thêm kênh trên mạng Internet.
1.2.2. Tại Việt Nam
Cho dù truyền thông đa phương tiện xuất hiện tại Việt Nam muộn hơn so với
thế giới nhưng nền tảng tạo tiền đề cho truyền thông đa phương tiện ra đời phải kể
đến sự xuất hiện của các phương tiện như: phát thanh (radio), truyền hình và đặc biệt là mạng Internet.
Ở Việt Nam, 2/9/1945 là ngày đánh dấu mốc sự ra đời của chương trình phát
thanh đầu tiên được truyền thử tại Quảng trường Ba Đình. Chương trình đã được
phát bằng máy phát sóng trung 300
W và truyền bằng dây trần, song do hạn chế về
máy móc kỹ thuật nên âm thanh bị nhiễu và hạn chế vùng phủ song, nên chỉ một số nơi nghe được.
Bên cạnh đó, sự xuất hiện của truyền hình vào những năm 70 của thế kỷ XX đã
tạo ra một luồng thông tin mới - thông tin bằng hình ảnh và âm thanh sống động, hấp
dẫn, chân thực. Ngày 29/4/1975 đánh dấu sự ra đời của Đài truyền hình đầu tiên tại
Việt Nam với công nghệ đen trắng.
Chỉ hai năm sau khi ra đời Altair 8800 Computer - chiếc máy vi tính đầu tiên
của Mỹ, năm 1977, Việt Nam đã chế tạo thành công VT80 - chiếc máy vi tính đầu
tiên mà không hề thua kém Altair và Việt Nam chính thức trở thành nước thứ ba chế
tạo ra máy vi tính (chỉ sau hai cường quốc là Mỹ và Pháp). Nhóm tác giả chế tạo
thuộc cán bộ kỹ thuật Viện Khoa học Tính toán và Điều khiển (nay là Viện Công
nghệ Thông tin) do Tiến sĩ Nguyễn Chí Công làm trưởng nhóm.
Khi Việt Nam chính thức kết nối Internet tức ngày 19/11/1997 cũng là thời cơ
để truyền thông đa phương tiện tại Việt Nam chính thức bước vào một một tầm cao
mới. Việc tích hợp các phương tiện truyền thông đã đem lại cảm giác mới lạ, h ấp
dẫn và độc đáo, thú vị cho người trải nghiệm tin tức.
Tháng 9/2004, Công ty Cổ phần Vina Game (VNG) chính thức "dấn thân"
trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm truyền thông đa phương tiện. Đây là công ty
tiên phong trong phát hành game online với game nổi tiếng như "Võ lâm truyền kỳ".
Chỉ trong vòng một tháng game này đã tạo ra một cơn sốt trong giới trẻ với lượng
người truy cập tại cùng một thời điểm lên tới 20.000 máy tính. Ngoài ra, VNG còn
phát triển và mở rộng thị trường hoạt động thương mại điện tử vào tháng 6/2006 với
web 123mua và công cụ thanh toán điện tử Zing Pay; kinh doanh giải trí nghe và tải
nhạc trên Zing MP3 hay trò chuyện trực tuyến Zing Chat, Zing Me, Zalo. Đặc biệt,
VNG đã chính thức mở thêm dịch vụ kinh doanh tin tức với sự góp mặt của Zing 14
News. Đến nay, VNG đã và đang trở thành một trong những tập đoàn truyền thông
đa phương tiện có vị trí và chỗ đứng bền vững trên hệ thống các tập đoàn, công ty
truyền thông đa phương tiện tại Việt Nam.
Sau VNG thì Tổng Công ty Truyền thông đa phương phương tiện – VTC cũng
là một trong những đội ngũ tiên phong trong hoạt động truyền thông đa phương tiện
tại Việt Nam, kinh doanh với nhiều mảng lĩnh vực như: Truyền hình kỹ thuật số,
phát hành trò chơi trực tuyến, sản xuất trò chơi trực tuyến, thanh toán điện tử, tin
tức, trung tâm đào tạo thiết kế và lập trình, …
Sự ra đời của truyền thông đa phương tiện khiến cho các cơ quan báo chí
truyền thông truyền thống như báo in, đài phát thanh - truyền hình cũng phải tự
chuyển mình để bắt kịp với xu hướng phát triển và đáp ứng nhu cầu công chúng hiện
đại và mở rộng phạm vi ảnh hưởng. Đi đầu cho hoạt động chuyển đổi này được kể
đến báo Lao động cho ra đời Lao động điện tử, báo Nhân dân cho ra đời Nhân dân
điện tử, đài Tiếng nói Việt Nam ra đời VOV News năm 1999. Sau đó là toàn bộ các
cơ quan báo chí, các đài phát thanh – truyền hình trong cả nước, các cơ quan, tổ
chức chính trị - xã hội cũng lần lượt cho ra đời các phiên bản thông tin điện tử, các
cổng thông tin điện tử.
Ngày nay đã có hàng loạt các tổng công ty, công ty, doanh nghiệp, cơ quan báo
chí truyền thông đã chuyển đổi phương thức truyền thông truyền thống và kinh
doanh sang truyền thông đa phương tiện và từ đây nhu cầu nguồn nhân lực cho
ngành truyền thông đa phương tiện đã tăng cao. Vì vậy, các trường đại học, cao đẳng
có xu hướng và nhu cầu đào tạo ngành này như: trường Đại học FPT, Học viện Bưu
chính viễn thông, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Khoa học xã hội và
nhân văn, Học viện Thanh thiếu niên và Học viện Phụ nữ Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. 1.3. Khái niệm
1.3.1. Truyền thông
Trong thời đại công nghệ 4.0, nhu cầu truyền thông của con người ngày càng
trở nên quan trọng và trở thành thiết yếu của toàn xã hội. Với sức mạnh vốn có,
truyền thông đang nắm giữ những thế mạnh riêng mà không gì có thể phủ nhận
được. Truyền thông đã phá vỡ khoảng cách về không gian, thời gian, địa lý giữa con
người với con người. Đồng thời cung cấp thông tin trên toàn cầu ở mọi lúc, mọi nơi.
Truyền thông và con người giống như hai thực thể sống cậy nhờ và gắn bó
khăng khít không tách rời nhau. Từ thủa xa xưa, con người trong xã hội nguyên thủy
sống thành các thị tộc, bộ lạc, chưa có tiếng nói và chữ viết, các thành viên trong xã 15
hội đã trao đổi thanh tin (truyền thông) bằng các phương tiện ký hiệu, tín hiệu ngôn
ngữ như: đốt lửa, tiếng hú, dùng đá khắc trên những thân cây, … để thông báo cho
nhau biết nơi săn bắt, hái lượm, cách thức phát hiện những con mồi, đường đi hay
thông báo khi có kẻ đến xâm phạm lãnh thổ. Đến khi có tiếng nói và chữ viết thì
hoạt động truyền thông – giao tiếp đã phát triển lên một nấc thang mới từ truyền
thông đơn giản đến truyền thông hiện đại.
Truyền thông là hoạt động trao đổi, tương tác qua lại với mục đích: giao tiếp,
thông báo, truyền thông tin, …
Theo tiếng Latinh Truyền thông có từ gốc là “communicare”. Được dịch nghĩa
là “chung” hay “cộng đồng”. Xét về nội hàm thì truyền thông có thể hiểu là phương
tiện, cách thức, con đường để chia sẻ và truyền tải thông tin giữa con người với con
người, con người và xã hội. Truyền thông chính là quá trình chuyển hóa những kiến
thức, kỹ năng, kinh nghiệm, suy nghĩ, tình cảm, thông tin… từ người này sang người
khác, nhóm người này sang nhóm người khác hay từ một người tới cộng đồng, xã
hội thông qua các phương tiện biểu đạt như: văn bản, video, hình ảnh, đồ họa hoặc tín hiệu khác…
Các nhà nghiên cứu truyền thông trên thế giới đã tiếp cận truyền thông ở nhiều
góc độ khác nhau, t ừ đó đã đưa ra các định nghĩa khác nhau:
Theo tác giả Frank Dace (được trích bởi Dương Xuân Sơn, 2016), Truyền
thông được nhìn nhận như sau: "Truyền thông là quá trình làm cho cái trước đây là
độc quyền của một vài người trở thành cái chung của hai hay nhiều người".
Như vậy, truyền thông đã khiến thông tin trở thành của chung, mọi người đều
được sở hữu chứ không còn độc quyền của một vài cá nhân. Điều đó đồng nghĩa với
việc thông tin được lan tỏa rộng rãi.
Theo Gerald Miler (1966), bản chất của truyền thông là tác động tới sự thay đổi
hành vi của công chúng. Trong đó quá trình truyền thông sẽ được bắt đầu từ nguồn
phát, có nghĩa là nguồn phát sẽ truyền nội dung thông điệp đến công chúng với mục
đích tác động nhằm thay đổi hành vi.
Sự phát triển của xã hội loài người đã tạo cơ hội cho truyền thông ra đời và
được coi là yếu tố song hành, tác động con người. Xét thực tế ở Việt Nam, các nhà
nghiên cứu cũng đưa ra nhiều định nghĩa về truyền thông dưới mọi góc nhìn và rất đa dạng:
Theo Nguyễn Văn Dững và Đỗ Thị Thu Hằng (2017):
Truyền thông là hoạt động trao đổi thông tin giữa các cá thể trong xã hội về các
lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm tích lũy vốn kiến thức, tăng kỹ năng và kinh 16
nghiệm. Giá trị của hoạt động truyền thông được đo bằng kết quả của sự thay đổi về
nhận thức, thái độ, sự chuyển biến trong hành vi của mỗi cá cá thể trong xã hội. Từ
đó, công chúng có thể đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của cộng đồng.
Qua những phân tích, nhận định và thực tiễn của hoạt động truyền thông, có thể
đưa ra khái niệm truyền thông như sau: Truyền thông là quá trình giao tiếp, ở đó các cá thể tron
g xã hội liên tục truyền thông tin qua lại lẫn nhau. Thông tin có thể là:
tâm tư, tình cảm, quan điểm hay tin tức thời sự,…. Từ đó tác động vào suy nghĩ,
nhận thức và hướng tới điều chỉnh hành động cho phù hợp với nhu cầu phát triển
của các cá thể và xã hội.
Truyền thông là quá trình giao tiếp nhằm chia sẻ những hiểu biết, tình cảm,
kinh nghiệm, kiến thức,… Để quá trình truyền thông diễn ra một cách suôn sẻ và
hiệu quả cần các thành tố cơ bản được thể hiện qua mô hình sau: Thông Thông Thông Nguồn Mã hóa Kênh Giải mã điệp điệp điệp Nhiễu Thông điệp Phản hồi Đối tượng tiếp nhận
Mô hình truyền thông hai chiều mềm dẻo của Claude Shanno n
Có rất nhiều các học giả đưa ra mô hình truyền thông, tuy nhiên mô hình truyền
thông hai chiều của Claude Shannon vẫn là một mô hình hoàn hảo nhất và được áp
dụng cho đến ngày nay. Các thành tố trong mô hình truyền thông này bao gồm:
- Nguồn (người gửi): Đây là chủ thể của quá trình truyền thông, là các cá nhân,
tổ chức, cơ quan báo chí, truyền thông nơi nắm giữ nội dung thông tin và thực hiện quá trình truyền thông. - Thông điệp: l
à toàn bộ thông tin được người gửi truyền đến đối tượng tiếp
nhận. Thông điệp có thể là những tin tức, tri thức, chia sẻ kinh nghiệm, quan điểm,
tình cảm,… và được thể hiện trên các phương tiện: Lời nói, chữ viết, âm thanh, hình
ảnh, đồ họa,… để đối tượng tiếp nhận có khả năng giải mã và hiểu được thông điệp.
- Kênh truyền thông: Là con đường, cách thức, phương tiện để chuyển tải nội
dung thông điệp từ nguồn đến đối tượng tiếp nhận. Các kênh truyền thông cụ thể 17
như: truyền thông trực tiếp: mặt đối mặt; truyền thông gián tiếp: Sách, báo, Internet, truyền hình, …
- Đối tượng tiếp nhận (công chúng truyền thông): Là cá nhân, nhóm người,
cộng đồng người trong xã hội. Những người này là thành viên tham gia trong quá
trình truyền thông, họ giữ vai trò là người tiếp nhận thông tin.
- Sự tương tác phản hồi: Đây là quá trình thông tin được thực hiện ngược lại từ
đối tượng tiếp nhận tới nguồn phát. Trong quá trình truyền thông luôn có sự tương
tác hai chiều, sự tương tác trở lại của công chúng khi đó sẽ đồng nghĩa với việc họ
trở thành người truyền thông điệp (nguồn). Sự tương tác hai chiều nhằm giúp cho
thông tin luôn đảm bảo tính chính xác, khách quan, đa chiều. Sự thay đổi tích cực
của đối tượng tiếp nhận là thước đo hiệu quả của quá trình truyền thông.
- Nhiễu: Là các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động trong quá trình truyền
thông khiến cho thông tin đó có thể bị sai lệch đi ít nhiều (do yếu tố tâm lý, tiếng ổn, kỹ thuật…).
Có rất nhiều quan điểm phân chia các dạng thức truyền thông. Trong khuôn
khổ tập bài giảng này, nhóm tác giả dựa trên các tiêu chí để phân chia các dạng thức
của truyền thông như sau:
Dựa vào số lượng người tham gia: Chia thành truyền thông cá nhân (1-1),
truyền thông liên cá nhân - truyền thông nhóm (1 người - nhóm người) hay (nhiều
người với nhiều người).
Dựa vào hình thức thực hiện (kênh chuyển tải thông điệp): Bao gồm: truyền
thông trực tiếp (mặt đối mặt) và truyền thông gián tiếp: Thông qua các phương tiện
truyền thông đại chúng như: sách, báo, radio, truyền hình, băng đĩa nhạc, phim ảnh,
quảng cáo; Truyền thông đa phương tiện như: Mạng xã hội, báo chí đa phương tiện,
website, các phần mềm trên các ứng dụng công nghệ,…
1.3.2. Đa phương tiện
Ngày nay, cụm từ đa phương tiện được con người nhắc đến nhiều và đa phương
tiện đang được ứng dụng trong rất nhiều các lĩnh vực của đời sống xã hội như: giáo
dục, y tế, văn hóa, khoa học công nghệ,… Đa phương tiện đang dần phổ biến dùng
để chỉ nhiều loại sản phẩm, phần mềm khác nhau trên máy vi tính, mạng Internet.
Đó có thể là các video, trò chơi điện tử, sàn thương mại điện tử, thư điện tử có kèm
hình ảnh và âm thanh, giáo dục từ xa – dạy trên sóng phát thanh – truyền hình, trên
Internet, học trực tuyến (e-learning),… Sức mạnh của đa phương tiện đã khiến cho
xã hội phát triển ngày càng đa dạng và hiện đại hơn. 18
Theo từ điển Oxford của Anh, multimedia - đa phương tiện là sử dụng nhiều
phương tiện, trong đó nhấn mạnh đến việc sử dụng kết hợp các phương tiện tác động
vào nhiều giác quan của công chúng để đạt hiệu quả truyền thông.
“Đa phương tiện” theo cách hiểu thông thường đó là nhiều phương tiện. Tuy
nhiên, trong những bối cảnh cụ thể thuật ngữ này được gọi tên, khai thác, sử dụng
một cách khác nhau. Năm 1965, buổi trình diễn có tên “Exploding Plastic
Inevitable” – được coi là khởi nguồn cho thuật ngữ đa phương tiện bởi buổi biểu
diễn đã sử dụng và sự kết hợp của các phương tiện, phương thức trình diễn khác
nhau như: Nhạc rock, chiếu bóng, ánh sáng và trình diễn nghệ thuật. Trong nhiều
lĩnh vực người ta cũng sử dụng cụm từ đa phương tiện với nhiều ý nghĩa khác nhau.
Đa phương tiện cũng được ứng dụng trong việc trình chiếu các slide kết hợp giữa
hình ảnh và âm thanh thông qua hệ thống máy tính, máy chiếu vào cuối thập kỷ 70
của thế kỷ XX. Cho đến nay, nhiều loại hình sản phẩm xuất hiện dưới hình thức đa
phương tiện như: phầm mềm công nghệ, chương trình game,… trên các thiết bị di
động, máy tính kết nối Internet.
Khi Internet ra đời đã xuất hiện hàng loạt các trang web nhưng các webisite này
mới chỉ tồn tại dưới dạng đơn giản với ngôn ngữ lập trình HTML được xây dựng
trên nền tảng World Wide Web. Tuy nhiên, công nghệ ngày càng phát triển, trình độ
của các lập trình viên được nâng cao, khả năng tích hợp đa phương tiện trong thiết
kế web được ứng dụng khiến cho website trở nên sinh động và hấp dẫn.
Ngày nay nhiều ngành nghề, lĩnh vực trong đời sống xã hội đã ứng dụng đa
phương tiện để đổi mới và nâng cao chất lượng, chính vì vậy mà đa phương tiện
được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Theo Đỗ Trung Tuấn (200 )
7 : Xét trên góc độ bưu chính viễn thông thì đa
phương tiện chính là các dữ liệu multimedia. Ở đó tập hợp các yếu tố: văn bản (text),
hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, âm thanh và video, các chương trình tương tác. Các
yếu tố này có sự hỗ trợ bổ sung, kết hợp với nhau tạo thành một sản phẩm đa
phương tiện. Có thể hiểu, đa phương tiện chính là số hóa các dữ l ệ i u được sử dụng
đồng thời để chuyển tải thông tin tới công chúng và ngược lại (từ công chúng tới
nguồn phát) thông qua máy tính, thiết bị di động kết nối Internet.
Như vậy để có thể được coi là đa phương tiện cần các yêu cầu sau: 1. Sử dụng
các dữ liệu đa phương tiện: Hình ảnh, âm thanh, văn bản, video… 2. Thông tin phải
được số hóa trên nền tảng Internet. 3. Công chúng sử dụng máy tính, thiết bị di động
để tiếp nhận thông tin. 4. Tương tác phản hồi thông qua các chương trình tương tác. 19
Nói về khái niệm đa phương tiện, Nguyễn Văn Dững (2011) cho rằng: Đây
chính là khả năng kết hợp các đơn phương tiện truyền thông như: Văn bản, video,
hình ảnh, âm thanh,… được sử dụng ở nhiều mức độ khác nhau nhằm gây sự chú ý
và nâng cao hiệu quả thông điệp.
Theo Nguyễn Thị Trường Giang (2017): Đa phương tiện là sự tích hợp đa mã
ngôn ngữ biểu đạt (Văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, đồ họa,…) dựa trên sự
tương tác (tương tác trực tiếp, đồng thời, đa chiều, liên tục, trong mọi thời điểm,
không gian) thông qua kỹ thuật công nghệ (hội tụ và ứng dụng tối đa các tính năng kỹ thuật mới).
Như vậy, từ những ý kiến, nhận định và nghiên cứu trên đây, có thể hiểu: Đa
phương tiện là sự kết hợp của nhiều loại phương tiện chuyển tải thông tin (ngôn ngữ
văn tự và phi văn tự) gồm: Văn bản (text), hình ảnh tĩnh (still image), hình ảnh động
(animation), đồ họa (infograpphic), âm thanh tổng hợp (audio), video và các chương
trình tương tác (interactive program) nhằm gây sự chú ý, tăng độ hấp dẫn, đảm bảo
tính tin cậy, chân thực, khách quan và nâng cao tính thuyết phục của thông điệp.
Các phương tiện này phải được số hóa trên nền tảng Internet.
1.3.3. Truyền thông đa phương tiện
Truyền thông đa phương tiện đang là một trong những xu hướng phát triển
quan trọng của truyền thông đại chúng hiện đại. Sự phát triển đó đã khiến cho những
nhà nghiên cứu đưa ra các quan niệm về truyền thông đa phương tiện dưới nhiều góc nhìn đa dạng.
Theo tác giả Tony Cawkell (được trích dẫn bởi Nguyễn Thị Trường Giang,
2017) đưa ra khái niệm đa phương tiện dưới góc độ hình thức thể hiện như sau:
Truyền thông đa phương tiện là quá trình xử lý và thể hiện thông tin dưới hai hay
nhiều dạng truyền thông (media). Ở đó, các máy v itính có khả năng mã hóa dữ liệu,
kết hợp văn bản cùng với hình ảnh. Như vậy cũng có thể co ilà những chiếc “máy
tính đa phương tiện”. Tuy nhiên, có rất nhiều thuộc tính bổ sung đã được phát triển
và đến nay thì thuật ngữ multimedia mang ý nghĩa là xử lý thông tin dưới dạng văn
bản, đồ họa, hình ảnh, âm thanh.
Mark Deuze (2004) đã đưa ra hai góc độ khi định nghĩa về truyền thông đa
phương tiện như sau: Thứ nhất: Có thể ví truyền thông đa phương phương tiện như
một sản phẩm khoa học được đăng tải trên Internet, mà ở đó sử dụng ít nhất hai hay
nhiều dạng ngôn ngữ (văn bản, âm thanh, hình ảnh động và tĩnh, đồ họa, video,
tương tác). Thứ hai: truyền thông đa phương tiện như là một loại hình truyền thông 20
mà thông qua đó có các loại phương tiện: website, các phần mềm công nghệ, thư
điện tử, tin nhắn, … trên nền tảng Internet.
Theo Tony Feldman (1998), có nhắc lại định nghĩa của Patrick Gabbins:
“Truyền thông đa phương tiện là sử dụng nhiều công cụ chuyển tải thông tin bao
gồm: text, hình ảnh, âm thanh, video, … và được số hóa thông qua trên môi trường Internet”.
Jonasses (1999) lại đưa ra một khái niệm: “Truyền thông đa phương tiện là sự
tích hợp của hơn một dạng truyền thông trong việc thông tin… Nói một cách chung
nhất, thuật ngữ này hướng đến sự tích hợp của các dạng truyền thông như: chữ viết,
âm thanh, đồ họa, hình ảnh, ảnh động, video và các hình khối không gian khác trong
một hệ thống máy tính”.
Theo tác giả Nguyễn Thị Trường Giang (2017), đã khái quát: Truyền thông đa
phương tiện là hình thức truyền tải thông tin, sử dụng nhiều phương tiện b ể i u đạt
như: văn bản, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, video, âm thanh, đồ họa… có khả năng
tác động vào nhiều giác quan của con người. Trong đó ứng dụng công nghệ thông tin
(các phần mềm công nghệ, máy tính) để sáng tạo, thiết kế, sản xuất và truyền đi
những thông điệp của chủ thể truyền thông.
Như vậy, quan điểm, định nghĩa về truyền thông đa phương tiện của các tác giả
trên đều nhắc đến các phương tiện chuyển tải thông tin gồm: văn bản, hình ảnh tĩnh,
hình ảnh động, video, âm thanh, đồ họa, các chương trình tương tác. Điều này tạo
nên sự khác biệt giữa truyền thông đa phương tiện với truyền thông đại chúng. Từ
đây, có thể đưa ra khái niệm về truyền thông đa phương tiện một cách bao quát nhất như sau:
Truyền thông đa phương là hình thức truyền thông điệp tới công chúng bằn g sự
kết hợp của hai hay nhiều phương tiện như: văn bản, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động,
video, âm thanh, đồ họa, các chương trình tương tác và sử dụng công nghệ thông tin
trong sáng tạo, thiết kế, sản xuất nội dung, sau đó được "xuất bản" trên mạng Internet toàn cầu.
Truyền thông đa phương tiện đang tồn tại dưới các dạng thức sau: Mạng xã hội,
báo chí đa phương tiện, đồ họa đa phương tiện, sàn thương mại điện tử, phim ảnh,
quảng cáo trực tuyến, sách trực tuyến… Các sản phẩm truyền thông đa phương tiện
đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội như: Báo chí, giáo
dục (các phần mềm học trực tuyến, …); kinh doanh, du lịch, giải trí: (các trò chơi
điện tử, phim ảnh, hoạt hình,…). 21
1.4. Vai trò của truyền thông đa phương tiện
1.4.1. Tạo nên hệ t ố
h ng thông tin đa dạng, đa lớp, đa chiều
Truyền thông đa phương tiện đang là một trong những xu hướng phát triển
quan trọng của truyền thông đại chúng hiện đại. Việc kết hợp đa dạng các phương
tiện truyền tải nhằm đáp ứng nhu cầu không chỉ về lượng thông tin mà còn cả hình
thức tiếp nhận và những tiện ích phù hợp với lối sống hiện đại của công chúng. Đó
chính là yếu tố sống còn trong cuộc đua, cạnh tranh thông tin ngày càng khốc liệt
trong thế giới truyền thông ngày nay.
Khác với truyền thông truyền thống chỉ đơn thuần cung cấp thông tin cho công
chúng bằng các ngôn ngữ truyền thông đơn lẻ như: Chữ in, hình ảnh tĩnh, audio,
video thì truyền thông đa phương tiện lại mang đến cho công chúng sự đa dạng trong
một sản phẩm truyền thông bao gồm: Văn bản, hình ảnh, ảnh động, audio, video, đồ
họa, các chương trình tương tác,… Công chúng được “thưởng thức” thông tin một
cách trực quan và sinh động thông qua nhiều giác quan và điều này khiến cho công
chúng thỏa mãn nhu cầu thị hiếu của mình. Chính vì vậy mà thông tin trở nên đa dạng.
Đối với công chúng khi nghe các chương trình phát thanh, xem các chương
trình truyền hình truyền thống, họ phải chờ đợi qua khung giờ phát sóng. Mọi thông
tin công chúng khó có quyền lựa chọn. Tuy nhiên, với truyền thông đa phương tiện,
công chúng sẽ có cơ hội trải nghiệm, chủ động tìm kiếm và “thưởng thức” thông tin
qua nhiều lớp khác nhau. Khi công chúng truy cập vào bất cứ một trang thông tin
hay một trang báo mạng điện tử thì lớp đầu tiên (trang chủ) sẽ xuất hiện và họ
thường xem lướt một cách tổng quát. Ở phần tổng quát này là các tin, bài mang tính
chất khái quát bao gồm: Tiêu đề, sa pô hay nội dung tóm tắt thông qua đồ họa, hình
ảnh động, … Tuy nhiên, khi tiếp nhận thông tin cụ thể hơn thì hành động tiếp theo là
tìm đến nội dung chi tiết, mô tả nội dung chính của bài, xem hình ảnh, video để hiểu
được toàn bộ thông tin tác phẩm chuyển tải.
Bên cạnh đó, cùng một thông tin, công chúng muốn tiếp cận bằng nhiều cách
thức khác nhau như: Xem đơn thuần video, đọc văn bản kết hợp với hình ảnh, video,
xem đồ họa,… và có thể xem thông tin đó trên nhiều trang thông tin khác nhau với
nhiều góc phân tích, nhìn nhận đa chiều. Để c ứn
h g minh yếu tố đa lớp thông tin trong sản phẩm truyền thông đa phương
tiện, xem xét qua ví dụ sau: Khi vào website hvpvvn.edu.vn, công chúng có thể thấy
nhiều tiêu đề các bài viết. Từ đây, họ có thể lựa chọn một bài viết bất kỳ bằng cách 22
bấm (click) vào bài viết đó, ví dụ có thể là bài “Thông báo tuyển sinh thạc sỹ năm
2021”, ngay lập tức một trang mới được xuất hiện với toàn bộ nội dung thông tin.
Nếu có nhiều thời gian, công chúng có thể đọc toàn bộ văn bản, xem toàn bộ ảnh,
click vào các link liên kết để đọc chi tiết. Nếu không có thời gian sẽ lướt qua và nắm
thông tin tổng quát. Tiếp đó, có thể lướt xuống phía dưới để đọc các thông tin cùng
chủ đề hoặc các gợi ý liên kết đến bài viết khác.
Hình 1.2. Trang chủ website hvpnvn.edu.vn và tác phẩm truyền thông đa phương
tiện “Học viện Phụ nữ Việt Nam tuyển sn inh thạc sỹ” ngày 14.6.2021.
Tít của mỗi tác phẩm xuất hiện trên timeline tương ứng với một tin tức, đồng
nghĩa với một lớp (một địa chỉ riêng biệt trên website). Như vậy để thấy rằng thông
tin trên truyền thông đa phương tiện luôn đa lớp.
Yếu tố đa chiều trong truyền thông đa phương tiện là một trong những “biến
đổi vượt bậc’’ của hoạt động truyền thông. Ở đó, công chúng và cơ quan truyền
thông, có thể thực hiện tương tác, bằng cách bình luận quan điểm của mình về nội
dung tác phẩm, hay ấn nút Like, Share, Dislike dưới mỗi tác phẩm. Đây là tương tác
qua lại nhiều chiều, tương hỗ. Những tương tác này có thể được thực hiện trên 2 mối
quan hệ: Thứ nhất: công chúng – cơ quan truyền thông; Thứ hai: Công chúng với công chúng.
Với đặc tính dễ tương tác, trao đổi, phản hồi, khiến công chúng sẵn sàng đóng
góp ý kiến một cách thẳng thắn, tích cực góp phần nâng cao hiệu quả truyền thông. 23
Hình 1.3. Công chúng thể hiện quan điểm của mình bằng các bình luận.
Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=x8OyyHUUJmg
1.4.2. Sự tương tác đ
a chiều
Khi công chúng tiếp nhận các sản phẩm truyền thông truyền thống, h ọ luôn bị
động trong quá trình tiếp nhận thông tin. Nếu là báo in phải đợi thời gian ra báo, nếu
là phát thanh, truyền hình thì phải đợi đến khung giờ phát sóng. Điều này có nghĩa
họ thụ động trong việc nhận thông tin. Tuy nhiên, với sự phát triển của Internet cùng
với đó là truyền thông đa phương tiện, công chúng không còn thụ động mà chủ động
hơn về hoạt động tiếp nhận thông tin, đồng thời là người truyền (phát) thông tin.
Công chúng chủ động tiếp nhận thông tin: điều này dễ dàng nhận thấy bởi nhu
cầu tiếp nhận thông tin của mỗi công chúng là khác nhau. Họ có thể bố trí thời gian
thuận tiện để xem, đọc, nghe các tin tức thời sự, văn hóa, giải trí… khi nào muốn mà
không cần phải đợi chờ như cách tiếp cận những sản phẩm truyền thông truyền
thống. Giờ đây, mọi thông tin được xuất bản trong môi trường Internet toàn cầu và
được lưu trữ với mã nguồn mở. Do đó, công chúng dễ dàng có thể lựa chọn không
gian, thời gian tiếp nhận thông tin hoặc tra cứu thông tin theo chủ đề, nhu cầu cá
nhân. Các nội dung tin tức cũng sẽ luôn được cập nhật một cách nhanh nhất dù ở bất
cứ đâu, bất cứ khi nào và công chúng chỉ cần có thiết bị hỗ trợ kết nối mạng Internet.
Công chúng chủ động chuyển tải, chia sẻ thông tin trên các trang mạng xã hội
một cách hào hứng. Với xu hướng sử dụng các trang mạng xã hội mà công chúng 24
đang lựa chọn như Facebook, TikTok, Zalo,… nhằm kết nối cộng đồng thì công
chúng còn thường xuyên, chủ động đăng tải nội dung thông tin trên tài khoản cá
nhân của mình về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Những thông tin ấy có thể là
chia sẻ, trao đổi về kỹ năng sống, nấu ăn, chăm sóc con, các mẹo vặt, … hay cả
những tin tức thời sự.
Hình 1.4A. Công chúng hào hứng chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân trên mạng
xã hội. Nguồn: https://www.facebook.com/groups/groupyeubep;
Hình 1.4B. Công chúng hào hứng chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân trên mạng
xã hội. Nguồn: https://www.youtube.com/channel/UCZFX6pLjhPr96Wo5tlxuJOg 25
Ví dụ như vào 21h42 ngày 21/6/2021, khi có một vụ cháy xảy ra tại Xã Nghĩa
Hương – Huyện Quốc Oai – Hà Nội, sự việc xảy ra nhà báo, phóng viên chưa có mặt
thì công chúng nơi đó đã trở thành nguồn tin, họ là những “phóng viên” nghiệp dư
truyền tải thông tin bằng video phát trực tiếp trên nền tảng mạng xã hội để đưa đến
cho công chúng thông tin một cách chân thực nhất. Như vậy, công chúng đã trở
thành nguồn tin và dễ dàng, sẵn sàng, chủ động đăng tải thông tin bất cứ ở đâu, bất
cứ khi nào chỉ với một thiết bị di động kết nối Internet.
Hình 1.5. Tài khoản Facebook Hiếu Trung phát trực tiếp vụ cháy tại Xóm 7 -
Nghĩa Hương – Quốc Oai – Hà Nội lúc 21h42 ngày 21/6/2021
Nắm bắt được xu hướng truyền thông cá nhân của công chúng trên các trang
mạng xã hội, nhiều nhà truyền thông, phóng viên đã sử dụng các trang mạng xã hội
để nắm bắt thông tin và tìm kiếm đề tài. Họ chú ý và quan tâm đến những tâm tư,
phản ánh, ... những trào lưu của công chúng, từ đó hình thành ý tưởng cho các sản
phẩm truyền thông đa phương tiện. Như vậy lúc này nhà truyền thông đã trở thành
người tiếp nhận thông tin từ công chúng và vị trí đã được hoán đổi. Vì vậy, các
thông tin được phản ánh một cách kịp thời, sát thực hơn và đáp ứng được nhu cầu
ngày càng cao của công chúng so với truyền thông truyền thống.
Như vậy vị trí của công chúng (nguồn nhận) và nhà truyền thông (nguồn phát)
trong hoạt động truyền thông đa phương tiện đang đan xen, hoán đổi vị trí cho nhau 26
tùy thuộc vào từng bối cảnh. Đây là mối quan hệ tương tác hai chiều, tạo điều kiện
cho tin tức, thông tin đa phương tiện luôn đa đạng, phong phú và đa chiều.
1.4.3.Thay đổi phương thức thu thập và xử lý thông tin của nhà truyền thông
Yếu tố đa phương tiện của truyền thông đã tác động mạnh mẽ tới sự phát triển
của truyền thông truyền thống. Nói đúng ra đó là sự canh tranh vươn mình thích nghi
trong thời đại công nghệ 4.0. Như vậy, để không bị “bỏ lại phía sau” hay "đào thải",
các cơ quan báo chí truyền thông, các nhà báo, phóng viên, nhà truyền thông đã phải
thay đổi phương thức thu thập và xử lý thông tin. Từ đó, sản xuất ra các sản phẩm
truyền thông đáp ứng thị hiếu, nhu cầu của công chúng, đồng thời vừa bắt kịp xu
hướng của truyền thông hiện đại.
Trong truyền thông truyền thống, mỗi phóng viên, nhà báo, kỹ thuật viên là một
mắt xích trong quy trình sản xuất tác phẩm - sản phẩm báo chí - truyền thông, điều
đó thể hiện sự chuyên môn hóa trong từng khâu công việc. Điều này cho thấy một hệ
thống sản xuất cồng kềnh, mất nhiều thời gian, nhiều nhân công mà chưa chắc đã
đem lại chất lượng cao. Với thời đại công nghệ hiện đại như ngày nay, truyền thông
đa phương tiện lại đòi hỏi nhà báo, phóng viên, nhà truyền thông phải là người đa
năng (“n trong 1”). Ngoài kỹ năng sáng tạo tác phẩm truyền thông truyền thống, họ
còn phải biết xử lý hình ảnh, video, âm thanh,… biết tư duy và ứng dụng các phương
tiện ngôn ngữ biểu đạt để trình bày nội dung thông tin một cách đa dạng và độc đáo,
thu hút sự quan tâm của công chúng.
Với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các phương tiện truyền thông truyền thống với
truyền thông hiện đại, để có được những tác phẩm, sản phẩm truyền thông có sức tác
động lớn, đòi hỏi đội ngũ nhà truyền thông phải có kỹ năng khai thác, xử lý, kiểm
chứng và chắt lọc thông tin trong bối cảnh “mớ hỗn độn thật – giả”. Bên cạnh đó,
nhà truyền thông không chỉ biết sử dụng mạng xã hội mà còn biết khai thác các dữ
liệu đa dạng để phục vụ cho hoạt động của mình nhằm thu hút công chúng, khéo léo
để kéo công chúng tham gia vào các diễn đàn, bình luận thể hiện quan điểm của họ
để nâng cao hiệu quả truyền thông.
Mỗi tác phẩm đa phương tiện cần được chuyển tải tới công chúng thông qua
nhiều phương tiện biểu đạt như: văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, đồ họa, các
chương trình tương tác, ... Do đó, đòi hỏi nhà truyền thông phải nắm bắt, làm chủ
được công nghệ. Biết sử dụng máy tính, sử dụng thành thạo các thiết bị ghi hình,
chụp ảnh, các phần mềm chuyên dụng để xử lý hình ảnh, âm thanh, … Như vậy, nhà 27
truyền thông mới có thể xử lý công việc ở mọi lúc, mọi nơi, cập nhật thông tin một cách nhanh nhất.
1.4.4. Nâng cao hiệu quả truyền thông
Sự ra đời của truyền thông đa phương tiện giống như một lực hút “thôi miên”
công chúng về phía mình bởi các ưu thế vượt trội về phương tiện chuyển tải thông
tin. Điều đó khẳng định hiệu quả truyền thông được nâng cao rõ rệt và biểu hiện cụ
thể thông qua các khía cạnh sau:
Thông tin luôn hấp dẫn, thu hút và gây sự chú ý với công chúng. Với đặc trưng
về sự kết hợp đa dạng của nhiều phương tiện mà trong đó có hình ảnh chuyển động,
âm thanh, đồ họa đã đem lại cho công chúng cơ hội tiếp nhận những thông tin hấp
dẫn. Đặc biệt Video là một trong những phương tiện đã gây sự chú ý và thu hút công
chúng bằng các hình ảnh và âm thanh sinh động, trực quan nhất. Những phương tiện
này khiến cho công chúng tập trung hơn và đặc biệt là khả năng ghi nhớ thông tin một cách nhanh chóng.
Thông tin luôn cập nhật, dễ hiểu, dễ tiếp nhận.
Cập nhật: Với đặc tính không bị gò ép bởi thời gian phát sóng như truyền hình
và phát thanh, hay tính định kỳ của báo in, sách, … truyền thông đa phương tiện có
thể cập nhật thông tin bất cứ khi nào nhằm đưa thông tin đến được với công chúng
nhanh nhất bằng cách “xuất bản” trên Internet. Vì vậy, các thông tin đăng tải trên
truyền thông đa phương tiện luôn nóng hổi, thời gian cập nhật được tính theo phút,
thậm chí thông tin còn được cập nhật trực tuyến, trực tiếp tại thời điểm truyền thông.
Dễ hiểu: Công chúng tiếp nhận thông tin trên truyền thông đa phương tiện là
thông qua câu chuyện được kể bằng hình ảnh, âm thanh, video, đồ họa, văn bản.
Những phương tiện trực quan, sinh động này đã giúp họ hiểu toàn vẹn nội dung đang
diễn ra mà không cần bất cứ lời giải thích nào. Họ không phải tưởng tượng như đọc
báo in, sách hay nghe phát thanh mà họ còn được tiếp nhận thông tin với minh
chứng mắt thấy tai nghe như đang chứng kiến sự việc. Do đó khiến cho công chúng
dễ dàng hiểu và nắm bắt thông tin nhanh chóng.
Dễ tiếp nhận: Chỉ với thiết bị di dộng cá nhân (điện thoại di dộng, ipad,…) hay
máy tính kết nối Internet cùng với các thao tác đơn giản, cộng với các phương tiện
chuyển tải trực quan sinh động: văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, … công chúng
truyền thông đa phương tiện đã có thể tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng ở mọi nơi mọi lúc. 28
1.5. Ứng dụng truyền thông đa phương tiện
Công chúng trong xã hội hiện đại luôn có những tiêu chuẩn khắt khe về việc
lựa chọn và tiếp nhận thông tin. Đi đôi với đó là nhu cầu được cập nhật thông tin
một cách nhanh chóng, tức thời, ở mọi nơi, mọi thời điểm và thông qua nhiều
phương tiện. Điều này cũng dễ lý giải cho việc vì sao các kênh truyền hình, các
website đã nắm bắt được nhu cầu công chúng và có những biến đổi về mặt hình thức
thể hiện trong việc cung cấp thông tin thể hiện cụ thể như: sử dụng ngôn ngữ đa
phương tiện: Hình ảnh, đồ họa, âm thanh, text, video, các chương trình tương tác,
các liên kết … Với sức mạnh đa phương tiện, truyền thông đa phương tiện đã được
ứng dụng trong rất nhiều các trong các cơ quan báo chí - truyền thông, các ngành,
lĩnh vực của đời sống xã hội như: Giáo dục, du lịch, y tế, thương mại, …
1.5.1. Các cơ quan báo chí - truyền thông
Báo chí thế giới thay đổi vượt bậc từ khi có sự ra đời của Internet. Báo chí
truyền thống bị “đè bẹp” và dường như “thoi thóp” trong kỷ nguyên số. “Tin tức xã
hội” lên ngôi, báo chí truyền thông truyền thống bị tác động và ảnh hưởng rất nhiều,
đặc biệt là sự sụt giảm về số lượng công chúng.
1.5.1.1. Thay đổi cách sản xuất sản phẩm báo chí – truyền thôn g
Với báo chí truyền thông truyền thống, công chúng tiếp cận thông tin một cách
thụ động, một chiều, đơn điệu thì ngày nay với sự xuất hiện của truyền thông đa
phương tiện, công chúng đã chuyển sang chủ động tiếp nhận thông tin đa chiều và
hấp dẫn. Trong thực tế, báo chí truyền thông truyền thống thường đưa tin chậm hơn
và truyền thông đa phương tiện đã vượt trội về tốc độ đưa tin. Ngoài ra, nhu cầu của
công chúng trong việc chia sẻ và tiếp nhận thông tin trên Internet ngày càng lớn đã
khiến số lượng công chúng đa phương tiện tăng mạn ,
h vượt trội gấp hàng trăm, hàng
nghìn lần so với công chúng truyền thông truyền thống. Các tin tức trên báo chí
truyền thông truyền thống không mấy được quan tâm, tin tức trên truyền thông đa
phương tiện trở nên chiếm lĩnh "thị trường truyền thông". Do đó, những giá trị thông
tin của tin tức được “sản xuất” một cách chuyên nghiệp bởi các cơ quan báo chí
truyền thông truyền thống dần bị xóa nhòa và giờ đâ
y họ phải ứng dụng để đổi mới
cho phù hợp với thực tiễn nhu cầu của công chúng truyền thông hiện đại.
1.5.1.2. Thêm phiên bản báo chí đa phương tiện
Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, các cơ quan báo chí truyền thống
phải thích ứng và chuyển đổi số thành một sản phẩm báo chí truyền thông Internet 29
(báo mạng điện tử ra đời và nay được gọi là báo chí đa phương tiện) phát hành song
song với báo chí truyền thông truyền thông. Chỉ với chiếc điện thoại thông minh
(smartphone) hoặc các thiết bị điện tử nghe - nhìn kết nối Internet, công chúng có thể
truy cập thông tin ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trên toàn cầu. Cùng với khả
năng sử dụng nhiều phương tiện (hình ảnh, âm thanh, văn bản, hình ảnh động, …),
khả năng tương tác đa chiều đã hình thành một loại hình báo chí mới đầy sức hấp
dẫn. Với thông tin sống động, tác động vào nhiều giác quan, công chúng chủ động
trong hoạt động tiếp nhận, khả năng ghi nhớ cao đã tạo ra cho báo chí đa phương
tiện một vị thế “soái ngôi” trong hệ thống báo chí hiện đại.
Theo Hà Huy Phượng (2013), nhờ có sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật – công
nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, Internet kết nối thông tin toàn cầu mà đa
phương tiện phát triển. Đa phương tiện ứng dụng trong lĩnh vực báo chí có thể hiểu,
đó là khả năng hội tụ, tích hợp đa loại hình sản phẩm truyền thông – báo chí trong
một tòa soạn. Nó có khả năng chuyển tải đồng thời dữ liệu bằng đa mã ngôn ngữ
(text, ảnh, đồ họa, audio clip, video clip) và sự tương tác đa chiều. Mặt khác, nó
được vận dụng tối đa sự tiến bộ của công nghệ vào sản xuất sản phẩm cũng như
quản trị toàn bộ tòa soạn, quy trình sản xuất sản phẩm báo chí. Khi hình thành tòa
soạn hội tụ truyền thông đa phương tiện sẽ hình thành mô hình nhà báo đa năng, tức
là nhà báo đó có khả năng thích ứng tạo ra các tác phẩm và sản phẩm theo từng loại
hình báo chí. Điều này, cách thức làm báo “đơn năng” sẽ không đáp ứng được. Đây
cũng chính là sự đòi hỏi các nhà báo tác nghiệp theo phong cách truyền thống phải
thay đổi, đáp ứng được tính chất làm báo hiện đại, đa phương tiện hiện nay.
1.5.1.3. Xây dựng và phát triển mô hình hội tụ truyền thông, tòa soạn hội tụ
Trước những thách thức của truyền thông đa phương tiện, các cơ quan báo chí
truyền thống phải tìm lối đi mới để bắt kịp thời kỳ hội nhập, đồng thời giữ lại “tính
mạng” của mình trong thế giới báo chí truyền thông mới. Các cơ quan báo in, phát
thanh - truyền hình lần lượt cho ra đời trang thông tin điện tử hay báo điện tử, các
kênh truyền hình trực tuyến, phát thanh trực tuyến. Báo chí truyền thông hiện đại
đang và sẽ theo xu hướng chung là hội tụ tất cả các phương tiện biểu đạt (văn bản,
hình ảnh, âm thanh, đồ họa, video, …). Bên cạnh đó, việc bố trí, phân phối thông tin
đến công chúng phải có cấu trúc để công chúng có thể tiếp nhận nhanh, chất lượng
và phù hợp với từng nhóm công chúng riêng lẻ.
Nội hàm của khái niệm hội tụ truyền thông (media convergence) khá rộng và
được nhìn dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung có thể bao quát như 30
sau: 1. Hội tụ về hình thức tổ chức cơ quan báo chí truyền thông. 2. Sự kết hợp của
các loại hình truyền thông truyền thống. 3. Sự kết hợp các phương tiện truyền thông.
Hội tụ truyền thông được coi là sự phát triển tất yếu của báo chí hiện đại, được nhận
định còn tiếp tục phát triển và sẽ xuất hiện nhiều hình thức mới hơn.
Hiện nay, khái niệm hội tụ truyền thông không còn xa lạ với giới báo chí, các
nhà báo và nhà nghiên cứu báo chí truyền thông, tuy nhiên vì quá trình hội tụ truyền
thông vẫn đang ở những bước đi đầu tiên, nên các học giả trong và ngoài nước vẫn
còn một số ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề này.
Theo Nguyễn Đức Dũng (201 )
3 : Hội tụ truyền thông là sự sáp nhập các loại
hình truyền thông truyền thống trong một tổ chức hoạt động. Sự kết hợp giữa các
phương tiện cũ, mới cùng sự hỗ trợ của công nghệ đã tạo ra cho truyền thông đa
phương tiện một diện mạo mới đầy hấp dẫn và lôi cuốn công chúng.
Nhiều người cho rằng Internet giống như một những "chú ong chăm chỉ" đi thụ
phấn cho các bông hoa để tạo ra những trái ngọt. Thực tiễn cho thấy sự kết hợp giữa
báo in và mạng Internet cho ra đời báo mạng điện tử, giữa truyền hình và Internet
cho ra đời truyền hình giao thức (IPTV); giữa phát thanh và Internet tạo ra phát
thanh trực tuyến (Podcasting). Như vậy, hội tụ truyền thông đã mang lại mở ra một
tương lai mới cho các loại hình truyền thông truyền thống.
Nói đến hội tụ truyền thông còn đồng nghĩa với tòa soạn hội tụ. Theo Nguyễn
Thành Lợi (2014), tòa soạn hội tụ gồm 03 yếu tố sau: Hội tụ về không gian làm việc;
Hội tụ phương thức tác nghiệp của nhà truyền thông; Hội tụ về nội dung tin tức.
Sự ra đời của các công cụ và phương thức truyền thông mới là kết quả mà cuộc
cách mạng công nghệ 4.0 cung cấp cho ngành báo chí truyền thông hiện đại. Với nền
tảng Internet, các phương tiện truyền thông mới đã phá vỡ nguyên nguyên tắc vốn có
của truyền thông truyền thông đã gây dựng trước đó (như tính định kỳ) để tạo ra một
không gian mới là phi định định kỳ và toàn cầu hóa.
Thực tiễn hiện nay cho thấy, tính năng hội tụ của các phương tiện truyền thông
trên mạng Internet không ngừng nâng cao, cách thức, hình thức tiếp nhận và truyền
phát thông tin ngày càng đa dạng và phong phú. Sự phát triển mạnh mẽ của công
nghệ và thời đại Internet 3G, 4G, 5G khiến báo chí truyền thông di động phát triển
mạnh mẽ. Có thể thấy, mạng Internet và thiết bị di động đã làm thay đổi cuộc sống
của con người, đồng thời cũng làm thay đổi “môi trường sinh thái” của các phương
tiện truyền thông, khiến cách thức tổ chức của các phương tiện truyền thông mới và
cũ có nhiều thay đổi. Sự thay đổi về hình thức và phương thức truyền thông mới
khiến cách thức hợp nhất và tái tạo nội dung truyền thông ngày càng trở nên khó 31
khăn hơn. Đặc biệt, các phương tiện truyền thông mới đã phá bỏ “biên giới cứng” về
không gian, thời gian của các phương tiện truyền thông truyền thống vốn tồn tại đơn
lẻ trước đây như: Báo in, Phát thanh và truyền hình.
Do đó, trong môi trường hội tụ truyền thông, sự tác động của các phương tiện
truyền thông mới đã khiến cho các phương tiện truyền thông truyền thống luôn phải
đối mặt với những thách thức chưa từng có mong để giữ lại "tính mạng" của mình. Theo Martin Emmer (201 )
3 cho rằng: Internet là một thế giới rộng lớn tồn tại
bên cạnh thế giới thực, nó là tác nhân tạo ra các phương tiện truyền thông mới mà ở
đó công chúng truyền thông có thể tiến hành mọi hoạt động như bên ngoài đời sống thực.
Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều các cơ báo chí truyền thông đang trong quá
trình định hình, xây dựng phát triển theo xu hướng hội tụ truyền thông như: Đài Phát
thanh và truyền hình cấp tỉnh, các toàn soạn báo in, … Tuy nhiên bên cạnh đó cũng
đã có các cơ quan báo chí truyền thông đã kiện toàn tổ chức mô hình hội tụ truyền
thông như: Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh, Thông tấn xã Việt Nam, Toàn
soạn báo điện tử Vietnamnet, VietnamPlus, Dantri, Vnexpress,…
1.5.1.4. Sử dụng mạng xã hội là kênh quảng bá thông tin, tương tác với công chúng
Sự phát triển của công nghệ số đã sản sinh các phương tiện truyền thông mới
mà trong đó phải kể đến mạng xã hội hay truyền thông xã hội. Mạng xã hội đã, đang
và ngày càng có chỗ đứng trong cuộc sống thường ngày của con người. Nhiều người
sẽ coi mạng xã hội như một "thành viên" trong gia đình mà không thể “không gặp” hàng ngày.
Mạng xã hội là một công cụ kết nối, chia sẻ nhanh và dễ dàng bất cứ nội dung
nào, bất cứ ở đâu, khi nào. Bên cạnh đó mạng xã hội còn có sức mạnh to lớn, có thể
tạo nên những thay đổi tích cực, không chỉ ở phạm vi cá nhân mà còn cả ở khu vực
và thế giới. Theo Datareportal (2021) thống kê, tính đến tháng 01/2021, có 4,2 tỉ
người trên thế giới sử dụng mạng xã hội (chiếm 53,6% dân số). Trong đó, ở Việt
Nam có 72 triệu người (chiếm 73,7% dân số) tăng 7 triệu người so với cùng kỳ năm
2020. Như vậy có thể thấy, số lượng người sử dụng mạng xã hội ngày càng đông đảo. 32
Hình 1.6. Thống kê số người sử dụng mạng xã hội trên thế giới và Việt Nam tháng 01/20 1
2 . Nguồn: https://datareportal.com/reports/digital-2021
Nắm bắt được thị hiếu của công chúng, các cơ quan báo chí truyền thông đã
tóm lấy cơ hội này để nối dài cánh tay của mình bằng cách sử dụng mạng xã hội là
một kênh thông tin. Qua các chương trình tương tác, liên kết đính kèm, mạng xã hội
đã giúp báo chí truyền thông có thêm những trải nghiệm mới trên nền tảng độc đáo.
Các tin bài được đăng tải, chia sẻ trên mạng xã hội là cơ hội để tiếp cận thêm công
chúng, tạo dựng và duy trì uy tín của tác giả, tòa soạn.
Tất cả các cơ quan báo chí truyền thông đều quảng bá nội dung thông tin trên
mạng xã, họ thực hiện chiến lược nhằm khai thác mạng xã hội để thu hút, gia tăng
người truy cập bằng cách tạo lập các trang fanpage, tạo tài khoản YouTube,
TikTok,… chủ động đăng tải thông tin và nhận được hàng triệu lượt theo dõi. Khi
một thông tin mới, họ sẽ tiến hành đăng tải trên mạng xã hội trước tiên, thời gian sau
đó sẽ hoàn thiện để đăng tải.
Hình 1.7. Fanpage của một số các cơ quan báo chí truyền thông tại Việt Nam
thu hút được hàng triệu người theo dõi
Nguồn: https://www.facebook.com/VTVtoiyeu;https://www.facebook.com/thanhnien; 33
Ngoài ra, nhiều công chúng có thói quen sau khi đọc, xem các thông tin trên
này trên mạng xã hội thấy hay, hấp dẫn họ sẽ nhanh chóng chia sẻ tiếp trên trang cá
nhân của mình hoặc trên các hội nhóm (group). Vì vậy, thông tin sẽ được biết đến
(tiếp cận) theo cấp số nhân, đồng nghĩa với việc số lượt người truy cập truy cập cũng tăng lên.
Trên thế giới, các cơ quan, tập đoàn truyền thông lớn như: Walt Disney (Mỹ),
Twenty-FirstCentury Fox, Inc (Mỹ), CBS (Mỹ), CNN, BBC, NewYork Time đều có
những bước đi quyết liệt chủ động để quảng bá nội dung trên mạng xã hội. Họ yêu
cầu các phóng viên của mình phải hội nhập để lắng nghe và từ đó có sự hiểu biết hơn
về công chúng – người tạo nên thương hiệu cho họ. Tại Việt Nam, các cơ quan báo
chí truyền thông cũng không nằm ngoài chiến lược này. Trên các website chính thức
của cơ quan báo chí đã tích hợp thêm các công cụ hỗ trợ độc giả thực hiện các hoạt
động Like, Share bài báo mình vừa đọc lên mạng xã hội một cách dễ dàng.
Hơn thế nữa, các cơ quan báo chí truyền thông còn có thể sử dụng mạng xã hội
để giao lưu trực tuyến với công chúng, khiến sự tương tác không chỉ dừng lại ở việc
phản hồi thông tin đơn giản mà còn đi sâu vào cấp độ giao lưu về tình cảm, tăng sự
thân thiện, tạo mối liên hệ khăn khít giữa cơ quan truyền thông và công chúng. Đổi
lại, công chúng sẽ tin yêu và sử dụng sản phẩm truyền thông của cơ quan, đồng thời
tích cực tham gia vào quá trình sản xuất, truyền phát nội dung thông tin.
Các trang mạng xã hội của cơ quan báo chí truyền thông mặc dù không phải là
trang website chính thức nhưng lại là một kênh truyền thông một cách hiệu quả. Tuy
nhiên chưa được quản lý một cách chặt chẽ như các kênh báo chí truyền thông chính
thống, do vậy sẽ có rất nhiều những điều không hay có khả năng xảy ra như: bị làm
giả, mạo danh… Vì vậy, cần có những quy định, chế tài từ các cơ quan quản lý nhà
nước để các kênh truyền thông mới này hoạt động một cách hiệu quả.
1.5.2. Các lĩnh vực đời sống xã hội
1.5.2.1. Lĩnh vực giáo dục
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang tác động mạnh mẽ tới lĩnh
vực giáo dục và mang đến sự chuyển biến và thay đổi lớn trong hình thức, phương pháp dạy v
à học. Việc ứng dụng công nghệ đa phương tiện vào bài giảng, đã và đang
được thực hiện ở hầu hết tất cả các bậc học trên thế giới và trong đó có Việt Nam.
Với phương pháp sử dụng công cụ học tập hiện đại phục vụ cho quá trình dạy
học ngày một nhiều như: cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, thiết bị dạy học, dụng
cụ học tập, tài liệu, học liệu mở, tài nguyên ảo, ứng dụng thực tế ảo, … Việc tích 34
hợp công nghệ dựa trên nền tảng đổi mới phương pháp dạy học thay cho dạy học
truyền thống đã mang lại sự đổi mới mạnh mẽ cho ngành giáo dục. Một trong những
phần mềm phổ biến hỗ trợ việc dạy và học là chương trình Powerpoint, Pdf, ....
Ngoài ra còn rất nhiều phần mềm khác như: Mona ELMS, UPM, Storyline, Lecture
market, … Trong phương pháp học đa phương tiện, từ lời nói, tai nghe và mắt thấy
giúp cho học sinh, sinh viên hiểu thấu các nội dung bài giảng nhanh hơn và trực quan hơn.
Ứng dụng phương tiện công nghệ vào dạy học, hướng đến đổi mới phương
pháp giảng dạy, hỗ trợ lớn cho giảng viên khi đảm bảo tiết dạy được sinh động,
thuận tiện, chính xác. Giảng viên được giảm bớt sức lao động nhưng hiệu quả dạy
học lại được nâng cao. Còn với người học, phương tiện công nghệ tạo sự hứng thú
tham gia vào quá trình học tập, người học dễ dàng lĩnh hội kiến thức một cách đầy
đủ, toàn diện nhất. Giúp người học không còn sợ, chán ghét cách học viết, thay vào
đó là sự say mê, tìm tòi, học hỏi, nhiệt tình trong học tập, tăng cường trí nhớ, thỏa
sức sáng tạo, hình thành và rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo, cung cấp thêm kiến thức,
kinh nghiệm trực tiếp liên quan đến thực tiễn xã hội và môi trường sống.
Từ cuối năm 2019 đến nay (2021), bệnh viêm phổi cấp - Covid 19 lan rộng trên
thế giới, khiến cho hoạt động giáo dục đào tạo bị ảnh hưởng. Trước tình hình phức
tạp của dịch bệnh và nắm bắt xu hướng thời đại, các cơ sở giáo dục đã chuyển sang
hình thức dạy học trực tuyến, đào tạo từ xa (E-learning) nhưng vẫn đảm bảo được
chất lượng và thời gian đào tạo. Với việc sử dụng công cụ dạy và học thông quá máy
tính, điện thoại thông minh kết nối Internet, người học đã được tiếp cận nội dung học
tập một cách sinh động bằng nhiều phương tiện trực quan như: Hình ảnh, video,
audio và các hoạt động tương tác… Từ đó, tạo ra cho người học sự chủ động, h ứng
thú bỏ đi cảm giác đối phó với môn học.
Hiện nay, phương pháp giáo dục đa phương tiện không chỉ được phát huy tối
ưu trong dạy và học ngoại ngữ ở Việt Nam mà còn ứng dụng trong tất cả các môn
học: Toán, Văn học, Lịch sử, Địa lý, Khoa học, Vật lý…Người học cũng có thể vừa
học vừa chơi bằng chính các sản phẩm truyền thông đa phương tiện trên Internet. Có
hàng trăm các website, ứng dụng phần mềm hướng về học tập, người học tham gia
vào các dự án tương tác được thiết kế thành các câu đố, trò chơi thú vị, khiến họ
không cảm thấy căng thẳng, áp lực, các phần mềm hỗ trợ dạy và học trực tuyến. Ví
dụ như: website violympic.vn tổ chức các cuộc thi giải toán, tập làm văn trên mạng
dành cho các học sinh từ lớp 1 đến lớp 9; website ioe.vn tổ chức các cuộc thi tiếng
anh cho học sinh từ lớp 3 đến hết 12; các phần mềm học toán cho trẻ em như: Đậu 35
lém, HocTot, PhotoMath, Maths Solver, Socratic…; phần học tiếng anh bằng hoạt
hình: Momkey Junior, Lingokids, Dualingo…; các phần mềm hỗ trợ dạy trực tuyến
như: Zoom Meeting, Microsoft Teams, Edubit.vn, Skype, Hangouts meet…
Hình 1.8 - Một số các phần mềm để dạy, học trực tuyến
Nguồn: https://voip24h.vn/; https://www.office365vietnam.info/,
http://thtantrieu.edu.vn/; https://vi.duolingo.com/mobile
Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong giáo dục còn khiến cho người học
không bị hạn chế bởi không gian, khoảng cách, họ có thể học ở bất kỳ đâu, bất cứ
khi nào, tạo nên một môi trường học tập đa dạng, thỏa mãn nhu cầu tự học, tự nghiên cứu của mỗi người.
1.5.2.2. Lĩnh vực y tế
Ngày nay, công nghệ truyền thông đa phương tiện trong đó có thực tế ảo với
việc mô phỏng hình ảnh 3D đã được ứng dụng rộng rãi trong cá c chuyên ngành y
khoa khác nhau. Bao gồm các liệu pháp tâm lý, phục hồi chức năng, thực hành kỹ
năng, phẫu thuật, nha khoa…
Việc sử dụng thực tế ảo trong phẫu thuật trước đây không được đánh giá
cao. Nhưng hiện tại, việc ứng dụng công nghệ này giúp tiến hành các thủ thuật xâm
lấn một cách chính xác. Các hoạt động như: thủ thuật xâm lấn thực sự được thực
hiện bởi một robot, dưới sự điều khiển bởi một bác sĩ phẫu thuật, chăm sóc sức khỏe
dựa trên thực tế ảo cho phép bác sĩ phẫu thuật nhìn thấy mọi thứ, sử dụng một thiết
bị nhỏ cho phép “nhìn thấy”, đưa ra quyết định ngay lập tức và thực hiện chính
xác. Hơn nữa, thiết bị cho phép điều chỉnh áp suất để sử dụng trong khi vận
hành. Điều này giúp phẫu thuật viên thực hiện các hoạt động tinh vi với ít rủi ro hơn cho người bệnh.
Ngoài ra thực tế ảo còn có khả năng giúp người bệnh giảm cảm giác đau. Ví dụ
như trong quá trình phục hồi chức năng sau chấn thương và bỏng nặng, người
bệnh luôn luôn phải trải qua cảm giác đau đớn kéo dài. Để giảm thiểu các cơn đau, 36
đặc biệt là trong quá trình thay băng, băng bó, bác sĩ có thể kê các liều thuốc giảm
đau. Điều này có thể làm cho các thao tác dễ chịu hơn. Nhưng chăm sóc sức khỏe
thực tế ảo thì có thể đem lại nhiều hơn thế. Không giống như thuốc giảm đau, nó có
thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, thực tế ảo hoàn toàn an toàn và có tác
động tích cực đến tâm lý của người bệnh. Người bệnh phải đeo tai nghe có mắt kính,
thực tế ảo sẽ mang đến cho họ một thế giới hoàn toàn khác. Người bệnh sẽ thích thú
khi tham quan cảnh vật như xem: Đỉnh núi tuyết, hồ trên núi, đền cổ, ... Ứng dụng
thực tế ảo hoạt động như một tác nhân phân tâm. Người bệnh có thể tập trung vào
việc tham quan chứ không phải là nỗi đau. Do đó, cảm giác đau sẽ thấp hơn nhiều
mà không gây hại cho sức khỏe.
Hình 1.9 - Sử dụng thực tế ảo trong phẫu thuật y học.
Nguồn: https://tourzy.vn/chia-se/thuc-t - e ao-tron - g y-t e
1.5.2.3. Lĩnh vực du lịc h
Phát triển ngành du lịch là một trong những định hướng phát triển không chỉ
của Việt Nam mà còn là định hướng phát triển của các nước có nền công nghiệp nhẹ.
Phát triển du lịch đồng nghĩa với việc quảng bá hình ảnh quốc gia tới bạn bè quốc tế.
Hoạt động quảng cáo nhằm thu hút du khách và nâng cao sự cạnh tranh. Để đẩy
mạnh phát triển du lịch đòi hỏi ứng dụng các phương tiện truyền thông trong hoạt
động truyền thông là yếu tố quyết định tới thành công của ngành công nghiệp không khói này.
Trên Internet nói chung và truyền thông đa phương tiện nói riêng đã có nhiều
các website quảng bá du lịch một cách bài bản, xây dựng các chuyên trang, chuyên
mục, chuyên đề, bản tin, thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức
và kiến thức về phát triển du lịch; tuyên truyền về các loại hình du lịch đặc trưng của
Việt Nam như: du lịch di sản, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch biển, du lịch nghỉ 37
dưỡng, du lịch sinh thái…; nhiều các ấn phẩm du lịch bao gồm ấn phẩm in và ấn
phẩm điện tử dịch nhiều thứ tiếng; sản xuất các thước phim, các phóng sự, video clip
cung cấp hình ảnh trực quan, sống động và dễ thu hút sự quan tâm của khách du lịch;
truyền thông du lịch trên các công cụ tìm kiếm google, tăng cường hình ảnh và tốc
độ hiển thị nhanh nhất của điểm đến Việt Nam trên công cụ tìm kiếm nhằm quảng bá
về thương hiệu du lịch Việt Nam một cách hiệu quả nhất.
Ngày nay với Big Data (Dữ liệu lớn), Internet of Things (Vạn vật kết nối),
Artificial Intelligence (Trí tuệ nhân tạo), sẽ tác động mạnh mẽ tới trải nghiệm du lịch
của khách hàng, cũng như chiến lược marketing của công ty du lịch. Vì vậy, việc sử
dụng và ứng dụng mạng xã hội Facebook, Instagram, Twitter, YouTube và các nền
tảng trực tuyến khác để tiếp cận khách hàng và nhận đánh giá phản hồi cũng là một
trong những phương pháp thích hợp để đẩy mạnh sự phát triển của ngành du lịch
cũng như thu hút khách hàng tiềm năng.
1.5.2.4. Lĩnh vực giải trí
Từ khi truyền thông đa phương tiện xuất hiện, giải trí trên các phương tiện
truyền thông đại chúng khác dần bị “quay lưng” mà trong đó phải kể đến là các
chương trình giải trí trên truyền hình. Sự hấp dẫn của truyền thông đa phương tiện đã
kéo cho công chúng về phía mình, lựa một phương tiện giải trí mới hấp dẫn, đa dạng và chủ động hơn.
Sự độc đáo, sống động trong chuyển tải hình ảnh, âm thanh và các yếu tố đa
phương tiện, làm cho công chúng cảm thấy thỏa mãn nhu cầu giải trí của mình. Đặc
biệt là sự xuất hiện của các mạng xã hội đã thay đổi tư duy hưởng thụ giải trí của
công chúng so với trước đây. Với kết nối Internet, công chúng chủ động, lựa chọn và
tiếp nhận những nội dung giải trí phù hợp với nhu cầu của cá nhân.
Trên mạng xã hội, người dùng chỉ cần đăng ký một tài khoản là có thể tham gia
vào mạng lưới giải trí rộng khắp, liên kết toàn cầu. Người dùng có thể nghe nhạc,
xem phim miễn phí, chơi các trò chơi điện tử trực tuyến trong kho dữ liệu mở với
nhiều thể loại đa dạng. Chắc chắn trong lịch sử văn minh loài người, chưa bao giờ
công chúng lại được giải trí dễ dàng, thuận tiện và thoải mái như hiện nay.
Bên cạnh đó, công chúng của truyền thông đa phương tiện không chỉ được chủ
động lựa chọn phương thức giải trí của mình mà còn có thể trở thành những người
sáng tạo nội dung giải trí để thu hút những công chúng khác và mang lại thu nhập từ
đây. Lý giải cho điều này chính là sự xuất hiện của các blogger, youTuber nổi tiếng
như: Trấn Thành, Vlog 1977,… đã tạo sức hút giải trí cho công chúng bằng các nội
dung phong phú với phong cách thể hiện trẻ trung, mới lạ. Chính vì vậy có nhiều nhà 38
nghiên cứu truyền thông cho rằng lĩnh vực giải trí là con ngỗng đẻ trứng vàng của
truyền thông mạng xã hội nói riêng và truyền thông đa phương tiện nói chung. Sự
biến đổi này đã tạo ra những thành tựu cho lĩnh vực giải trí nhưng cũng là thách thức
lớn đối với các cơ quan báo chí truyền thống đang hoạt động trong lĩnh vực giải trí.
Hình 1.10. Kênh YouTube giải trí
Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=pBJB_LL_lSo
1.5.2.5. Lĩnh vực dịch vụ - Thương mại
Sự phát triển của công nghệ và truyền thông đa phương tiện đã khiến cho hoạt
động thương mại trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Các sản phẩm được quảng bá tới
khách hàng một cách sinh động bằng nhiều phương tiện: Video trực tiếp
(livestream), đồ họa, catalogue, hình ảnh, flash quảng cáo,… trên mạng xã hội, trang
website và đặc biệt là sự ra đời của các sàn thương mại điện tử. Nhờ có chiến lược
truyền thông phù hợp mà bài toán lợi nhuận, thương hiệu công ty được giải mã một
cách thoả đáng, lấy yếu tố con người và chất lượng sản phẩm, dịch vụ làm trọng.
Ông Trần Tuấn Anh – Giám đốc điều hành sàn thương mại điện tử Shopee đã
từng chia sẻ trên kênh brandcom.vn: Riêng tỉ trọng đầu tư về kênh truyền thông
digital là chiến lược rất trọng yếu của Shopee Việt Nam. Khách hàng của công ty là
người trẻ vì thế việc đầu tư này chiếm tỉ trọng rất lớn với ngân sách của marketing.
Dùng thuật ngữ Always on for digital advertising (luôn luôn tập trung vào quảng cáo
kỹ thuật số). Khách hàng ngày nay càng thông minh, đầu tiên họ tìm kiếm trên
Google, 65% khách hàng tìm kiếm thông tin trên mạng trước khi mua hàng. Do đó,
công ty luôn mở những phương thức tìm kiếm để khách hàng có thể dễ tìm. 39
Chúng tôi vào Việt Nam tháng 8.2016, nên ít người biết đến. Thách thức với
một startup như Shopee ở Việt Nam là làm sao để vào thị trường nhanh nhất và kinh
tế nhất. Phương thức tiếp cận hợp lý nhất là nhắm vào nhóm khách hàng đã quen với
thương mại điện tử. Qua phân tích, mua bán trên Facebook hay các mạng xã hội tại
Việt Nam rất nhiều, chứng tỏ nhu cầu mua bán trực tuyến trên mạng xã hội khá cao
nhưng chưa có đơn vị bắt đúng nhu cầu để đáp ứng. Chúng tôi chọn giải pháp thu hộ
tiền và miễn phí vận chuyển với nhóm đối tượng này, do đó là hai vấn đề lớn nhất
mà người bán đang phải đối mặt. Bên cạnh đó, chúng tôi tạo ra các công cụ tương
tác, bình luận để người bán có thể lan truyền thông tin về các tính năng mới trên
Shopee. Nhờ vậy, chi phí để có khách hàng mới của chúng tôi rất thấp. Trong hai
năm đầu, chúng tôi chỉ tập trung làm marketing trên digital như vậy. Mãi đến gần
đây, chúng tôi mới làm các video quảng bá (TVC), với Sơn Tùng – MTP làm hình
mẫu quảng bá. Clip quảng bá của Sơn Tùng cho Shopee có hơn 108 triệu lượt xem.
Là người mới, nên chúng tôi chọn ứng dụng trên di động trong 18 tháng đầu, dễ
nhìn, dễ xem, đáp ứng đúng thị hiếu của người dùng đang sử dụng điện thoại di động
ngày một nhiều hơn. Xét về phân bổ cơ cấu, chúng tôi làm tiếp thị trực tuyến 100%.
Giờ đây, để trở thành chủ nhân của một shop thời trang online, một trang thông
tin điện tử, hay một nhà truyền thông nổi tiếng trên mạng xã hội … thật đơn giản.
Chỉ với vài thao tác đơn giản trên máy tính hay trên điện thoại di dộng là mong
muốn ấy đã trở thành hiện thực. Với các phần mềm công nghệ như Facebook, Zalo,
Intasgram, shopee, lazada, Tiki… công chúng có thể đăng tải và cập nhật thông tin
về sản phẩm để tiếp cận khách hàng và đẩy mạnh các hoạt động tương tác, chăm sóc
khách hàng. Chưa bao giờ hoạt động giao dịch thương mại trực tuyến phát triển như
ngày nay. Chỉ cần ngồi ở nhà cùng với thiết bị di động kết nối Internet là khách hàng
đã có thể mua bất kỳ sản phẩm mong muốn.
Hình 1.11. Kinh doanh thương mại điện tử
Nguồn: https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/ 40
Thấy được sức mạnh của truyền thông đa phương tiện nên các cá nhân, các
công ty đều xúc tiến dịch vụ - thương mại nhằm quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm
kinh doanh trên nền tảng số, trong đó đẩy mạnh phát triển trên các mạng xã hội. Đây
là “mảnh đất màu mỡ” để sản phẩm, thương hiệu tiếp cận tới khách hàng một cách
nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả nhất mà không mất chi phí hoặc chỉ với chi phí thấp. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày khái niệm truyền thông đa phương tiện?
2. So sánh ưu điểm, nhược điểm truyền thông đa phương tiện với truyền thông đại chúng.
3. Lấy ví dụ và phân tích ứng dụng của truyền thông đa phương tiện trong xã hội? 41
CHƯƠNG 2. ĐẶC TRƯNG TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN
Mục tiêu chương:
Chương hai trình bày đặc trưng tru ề
y n thông đa phương tiện, giúp người học
nhận diện được các phương tiện chuyển tải thông tin trên truyền thông đa phương
tiện và những ưu điểm của truyền thông tin đa phương tiện so với các loại hình
truyền thông truyền thống. Từ đó, vận dụng vào thực tiễn để phân tích, đánh giá hiệu
quả của các sản phẩm truyền thông đa phương tiện.
2.1. Các phương tiện chuyển tải
Đúc kết từ thực tiễn cho thấy, bất kỳ một sản phẩm truyền thông đa phương
tiện nào cũng luôn được tích hợp ít nhất 2 trong số các phương tiện chuyển tải sau:
văn bản (text), hình ảnh tĩnh (still image), hình ảnh động (animation), đồ họa
(infographic), âm thanh (audio), video và các chương trình tương tác (interactive
program) - phương tiện tích hợp sẵn có của truyền thông đa phương tiện.
2.1.1. Văn bản (text)
Đây là yếu tố không thể thiếu đối với bất cứ một tác phẩm, sản phẩm truyền
thông đa phương tiện, thậm chí có thể nói đây là một trong những thành tố chính
chiếm diện tích lớn nhất trong đó.
Văn bản có chức năng truyền tải đầy đủ và trọn vẹn nội dung thông tin của tác
phẩm. Đa phần văn bản là phương tiện chính dùng để thể hiện nội dung. Ngoài ra,
văn bản còn kết hợp với hình ảnh tĩnh, đồ họa, video, audio, video… để tăng tính
hấp dẫn, chân thực, khách quan của thông tin. Bên cạnh đó, văn bản còn được dùng
để chú thích, bổ trợ, làm rõ nội dung thông tin cho các đoạn video, hình ảnh, đồ họa. 42
Hình 2.1. Văn bản thể hiện nội dung chính trong sản phẩm truyền thông đa phương
Nguồn: http://www.hvpnvn.edu.vn/
Hình 2.2. Văn bản dùng để chú thích, bổ trợ làm rõ cho hình ảnh, video.
Nguồn: http://www.hvpnvn.edu.vn/
Bên cạnh đó, văn bản còn có một sức mạnh trong tự thân vốn có đó là cách
biểu hiện kiểu chữ, kích cỡ chữ, màu sắc chữ,… Điều này làm tăng tính hấp dẫn của
văn bản. Kiểu chữ dùng trong một tác phẩm thường đồng nhất, thông dụng (Time
New Roman, Arial, Cambria…) và có sẵn trong máy tính trên bất cứ hệ điều hành,
đảm bảo cho công chúng có thể xem được nội dung văn bản trên bất cứ thiết bị nào
(máy tính, ipad, điện thoại di dộng…). Cỡ chữ trong văn bản được sử dụng đa dạng
vừa tạo ra sự chú ý của công chúng, vừa nhằm phân biệt các thành phần trong nội 43
dung của một tác phẩm truyền thông đa phương tiện như: Tít, mào đầu, chính văn,
chú thích ảnh… Tuy nhiên, việc sử dụng kiểu chữ, cỡ chữ trong từng đoạn, nội dung
tác phẩm ra sao còn phụ thuộc vào ý đồ của nhà thiết kế, tác giả tính toán sao cho tác
phẩm đạt hiệu quả truyền thông tốt nhất.
Hình 2.3. Kiểu chữ, màu chữ được thể hiện đa dạng trong sản phẩm truyền thông
đa phương tiện. Nguồn: https://www.phunuonline.com.vn/
2.1.2. Hình ảnh tĩnh (still image)
Đây là hình chụp và hình họa. Hình ảnh tĩnh được dùng nhiều trong các tác
phẩm truyền thông đa phương tiện. Hình ảnh tĩnh là chụp lại một lát cắt của sự vật,
sự kiện, hiện tượng, con người trong một khoảnh khắc nhất định. Một bức ảnh được
chụp đúng khoảnh khắc sẽ lột tả được cảm xúc, thông tin quan trọng, có giá trị đôi
khi bằng nghìn lời nói. Thực tế việc tiếp nhận thông tin qua ảnh sẽ giúp công chúng
nhanh chóng nắm bắt thông tin một cách dễ dàng và hấp dẫn hơn qua văn bản. Chỉ
cần lướt xem những bức ảnh đi kèm với văn bản , công chúng đã phần nào tư duy
được nội dung bài viết. Từ đó, họ sẽ quyết định dừng lại để đọc chi tiết thông tin hay
lướt qua để lựa chọn bài viết khác.
Ảnh tĩnh trên truyền thông đa phương tiện có thể đứng độc lập hoặc cũng có
thể kết hợp với các yếu tố khác, hoặc được dùng để làm đường dẫn và o các phần nội
dung khác. Bên cạnh đó, ảnh không chỉ là yếu tố làm tăng tính xác thực của thông 44
tin mà còn là một “công cụ” giúp mắt người đọc được nghỉ ngơi, thoải mái hơn khi
tiếp nhận những tác phẩm có nội dung dài. Việc bố trí những bức ảnh xen kẽ giữa
các nội dung bằng văn bản hay video, đồ họa, … làm cho công chúng cảm thấy linh
hoạt khi tiếp nhận thông tin.
Hình 2.4. - Một số hình ảnh tĩnh dùng đan xen cùng văn bản trong tác phẩm truyền
thông đa phương tiện. Nguồn: http://www.hvpnvn.edu.vn/
Thông thường dung lượng ảnh được sử dụng trong tác phẩm truyền thông đa
phương tiện từ vài chục đến vài trăm Kb, kích thước vài trăm pixels. Dung lượng
này phù hợp với việc truyền tải và trình chiếu trên môi trường Internet, đảm bảo độ
hiển thị ảnh nhanh với chất lượng tương đối tốt. Tuy nhiên, tùy theo tính chất, thông
tin chuyển tải mà một số ảnh trong tác phẩm truyền thông đa phương tiện có dung
lượng lên tới hàng Mb và kích thước lớn hàng nghìn pixels. Những định dạng ảnh
này là GIF (Graphics Interchanger Format), PNG và JPEG (Joint Photographic
Expert Group). Hầu hết dưới mỗi bức ảnh đều có lời chú thích những thông tin liên
quan trực tiếp hoặc gián tiếp xuất hiện phía trước (trên đầu) hoặc phía dưới ảnh.
2.1.3. Hình ảnh độn g (animation)
Bản chất của hình ảnh động chính là hình ảnh tĩnh được sử dụng kỹ thuật tạo
thành chuyển động cơ học, có nghĩa là tạo thành trình diễn ảnh (slid s e how) và hoạt họa (animation).
Trình diễn ảnh: là hình thức trình diễn của tập hợp các ảnh tĩnh được sắp xếp
lại với nhau theo ý đồ của tác giả. Kỹ thuật viên dùng phần mềm xử lý để tạo ra hiệu
ứng chuyển động ảnh, các hình ảnh sẽ tự động hiển thị nối tiếp nhau trên màn hình 45
giao diện nhằm diễn đạt những nội dung thông tin của tác phẩm. Tùy theo thiết kế
của từng tác phẩm truyền thông đa phương tiện mà các slideshow ảnh, giao diện trình diễn khác nhau.
Có thể chia thành 03 loại trình diễn ảnh như sau:
Thứ nhất: Slideshow kết hợp cùng âm thanh (audioshow) và văn bản. Với cách
kết hợp sử dụng nhạc nền lồng vào slideshow tạo cảm xúc thông qua các bức ảnh
trên nền nhạc và xuất hiện văn bản chú thích hoặc bình luận bổ sung thông tin.
Trong slideshow, mỗi bức ảnh được dừng lại ở một khoảng thời gian, tạo điều kiện
để công chúng theo dõi khoảnh khắc đó lâu hơn, kỹ hơn, sâu hơn. Từ đó, tác động
lên nhận thức, cảm xúc của công chúng tốt hơn. Hình 2.5. Slid s
e how kết hợp cùng văn bản, nhạc nền trong tác phẩm “Cập nhật
thông tin về diễn biến tình hình dịch Covid-1 9 ngày 14/7/2021”.
Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=B6BKfVkL9xw
Thứ hai: Slideshow dùng kết hợp cùng văn bản, âm thanh lời bình cung cấp
thông tin một cách đầy đủ cho ảnh. Đây là hình thức văn bản xuất hiện trên ảnh thể
hiện lại thông tin trong lời bình đã có. Từ đ ,
ó công chúng có thể vừa nghe và vừa
đọc lại những gì mà lời bình phát ra. 46
Hình 2.6 - Slideshow dùng kết hợp cùng văn bản, âm thanh lời bình trên kênh
YouTube FBNC Vietnam ngày 26/6/2021.
Nguồn: https://www.youtube.com/user/FBNCVietnam
Thứ ba: Slideshow chỉ kết hợp cùng âm thanh lời bình. Đây là cách kết hợp
thường gặp nhất trong các tác phẩm đa phương tiện xuất hiện trên YouTube.
Hình 2.7. Slideshow chỉ kết hợp cùng âm thanh lời bình trên kênh YouTube Báo
Tuổi trẻ ngày 1 / 5 7/20 1
2 . Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=X_xaDSiTn3I
Hình hoạt họa (animation): Đây là loại hình ảnh được tạo ra từ sự kết hợp
nhiều hình ảnh tĩnh trên góc độ mỹ thuật (vẽ), giống với nguyên lý làm phim hoạt
hình. Ảnh động dạng hoạt họa là những ảnh được vẽ riêng lẻ sau đó sử dụng kỹ thuật 47
phần mềm công nghệ để chỉnh sửa, lắp ghép các chi tiết với nhau trong từng bối
cảnh hoàn chỉnh, tạo nên sự chuyển động mềm mại và liền mạch với tốc độ cao như một bộ phim.
Hình 2.8. Hình hoạt họa trong bộ phim hoạt hình Gà lừa chuột.
Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=azFOHNWPnhA
2.1.4. Đồ họa (Inf g o raphic )
Đồ họa được coi là một phương tiện trong các yếu tố đa phương tiện nhằm
chuyển tải thông tin bằng đồ thị, biểu đồ, bảng biểu, lược đồ, sơ đồ, … bằng việc
thiết kế và trình bày một cách khoa học, sinh động, đồ họa đã giúp công chúng tiếp
nhận thông tin một cách bao quát nhất về nội dung thông điệp. Nói về sự độc đáo
của thông tin đồ họa, tác giả Hà Huy Phượng (2000) nhận định: Với cách sử dụng
ngôn ngữ riêng biệt, khả năng biểu đạt các chi tiết một cách hài hòa, độc đáo về nội
dung, ngắn gọn về hình thức, thông tin bằng đồ họa đã giúp cho công chúng tiếp
nhận thông tin nhanh, ấn tượng, dễ hiểu, dễ nhớ một cách có hệ thống và khoa học.
Thông tin đồ họa là một sản phẩm kết hợp giữa báo chí, mỹ thuật và công nghệ.
Với cách trình bày ấn tượng và độc đáo, các thông tin đều được đơn giản hóa,
chắc hẳn công chúng sẽ cảm thấy hứng thú hơn khi thông tin được trình bày bằng
những hình ảnh thú vị. Công chúng không cần mất thời gian suy nghĩ mỗi khi đọc tài
liệu nhưng vẫn có thể nắm bắt thông tin chính xác với Infographic. Tất cả thông tin
phức tạp được trình bày qua hàng nghìn trang giấy sẽ khiến người xem nhàm chán 48
và lười đọc. Rất ít người kiên nhẫn ngồi hàng giờ đồng hồ để nghiền ngẫm hết các số
liệu trong đó nhưng khi dùng Infographic, thời gian của họ được tiết kiệm khá nhiều .
Ví dụ: Nhìn vào Infographic dưới đây, công chúng có thể nắm được toàn bộ
quy trình làm sổ đỏ lần đầu của hộ gia đình, cá nhân. Quy trình được khái quát thông
qua 5 bước. Những thông tin này được thể hiện một ngắn gọn, khoa học, sinh động
giúp công chúng dễ hiểu, dễ nhớ. Từ đó, công chúng sẽ ứng dụng trong thực tiễn đời
sống, qua đó thấy được hiệu quả truyền thông. Hình 2.9 – Infogra h
p ic. Nguồn: https://hdmotion.vn/thiet-k - e infographic.html
Đồ thị cũng là một trong những dạng thức của Infographic. Đây là thông tin phi
văn tự và được sử dụng nhiều trong báo chí, truyền thông đa phương tiện. Đồ thị
biểu đạt mức độ giá trị của nội dung thông tin một cách trực quan nhất. Đồ thị xuất
hiện nhiều trong nội dung thông tin về các lĩnh vực kinh tế, đô thị, môi trường, thủy
văn, … đã đem lại hiệu quả tác động cao, giúp công chúng có được những thông tin khách quan, rõ ràng. 49
Hình 2.10 - Đồ thị được dùng trong tác phẩm truyền thông đa phương tiện "Xu thế
biến đổi lượng mưa tại tỉnh Lâm Đồng thời kỳ từ 1980 – 2018" - Bản tin
KHCN&HTQT Quý II năm 2020.
Nguồn: http://vnmha.gov.vn/ban-ti - n quy-khcnhtqt-135/
Ngoài ra, biểu đồ cũng là một dạng Inforgraphic và xuất hiện với tần suất lớn,
giúp công chúng thấy được sự tương quan giữa các số l ệ
i u hơn là việc phải ghi nhớ
các con số diễn giải dài dòng.
Có một số dạng biểu đồ như sau: Biểu đồ hình cột (cột ngang, cột dọc , ) biểu đồ
hình tròn. Mỗi dạng biểu đồ có những ý nghĩa thông tin khác nhau. Tùy thuộc vào
mục đích thông tin mà nhà truyền thông lựa chọn dạng biểu đồ nào cho phù hợp nhất.
Hình 2.11. Infographic - Bức tranh toàn cảnh nền kinh tế 86.000 tỷ USD của thế g iới.
Nguồn: https://andrews.edu.vn/ 50 Hình 2.12. Infographi
c - Mức sống dân cư Việt Nam thay đổi như thế nào qua các
năm sử dụng biểu đồ cột ngang. Nguồn: http: vt . v vn ngày 8/6/202 . 1
Ngoài ra, bản đồ cũng là một trong những hình thức tồn tại của Infographic.
Bản đồ xuất hiện trên truyền thông đa phương tiện được thể hiện dưới 2 hình thức:
Bản đồ tĩnh và bản đồ động.
Bản đồ tĩnh: Công chúng khi tiếp nhận sẽ thấy thông tin được hiện ra t oàn bộ
trên trang. Ví dụ hình 2.13.
Bản đồ động: Khi công chúng tiếp nhận thông tin đến khu vực nào thì trên bản
đồ sẽ dịch chuyển đến khu vực đó. Việc thực hiện này được điều chỉnh bằng sự dịch
chuyển của thanh công cụ trên máy tính hoặc hành động lướt lên, xuống của người
dùng trên màn hình cảm ứng của thiết bị di động. Đây là một trong những cách thể
hiện độc đáo mà hiện nay một số báo chí truyền thông thế giới đang sử dụng. Ví dụ hình 2.14. 51 Hình 2.13. Infogaphi
c - Bản đồ tĩnh.
Nguồn: https://cungcau.v n Hình 2.14. Infograpfi
c - Bản đồ chuyển động.
Nguồn: https://www.nytimes.com/newsgraphics/2013/10/13/russia/index.html
Hiện nay Infographic đã trở thành xu hướng truyền thông được nhiều cơ quan
báo chí truyền thông sử dụng. Ngoài ra Infographic còn được sử dụng để thể hiện
content quảng cáo, bởi người dùng có nhu cầu tìm đến các nội dung ngắn gọn súc
tích và chứa đựng nhiều yếu tố mới mẻ. Mặt khác, việc lướt web từ những thiết bị di
động có màn hình nhỏ đã hạn chế khả năng đọc những bài viết, nội dung phân tích chuyên sâu. 52 2.1.5. Âm thanh (Audio)
Bên cạnh các phương tiện như: text, văn bản, đồ họa,… thì âm thanh cũng là
một trong những phương tiện quan trọng trong hệ thống đa phương tiện. Âm thanh
bao gồm các thành tố: Lời nói, tiếng động và âm nhạc. Âm thanh có tác dụng tạo nên
sự gần gũi với công chúng bởi có sự xuất hiện của tiếng nói trong tác phẩm.
Hiện nay, âm thanh sử dụng trên truyền thông đa phương tiện tồn tại dưới các hình thức sau:
Chương trình phát thanh độc lập: Đây là các chương trình phát thanh trên
website, YouTube, chương trình phát thanh phát lại từ các đài Phát thanh huyện, đài
Phát thanh - truyền hình cấp tỉnh.
Âm thanh đọc toàn bộ nội dung được đính kèm phía trên tác phẩm chứa văn
bản đầy đủ: Với dạng này, thay vì việc công chúng đọc tác phẩm qua văn bản thì giờ
đây họ có thêm một lựa chọn là nghe toàn bộ tác phẩm này bằng định dạng audio.
Họ chỉ cần bấm audio để nghe toàn bộ nội dung, thú vị hơn là công chúng còn có
quyền lựa chọn giọng đọc là nam hay nữ phù hợp với vùng miền yêu thích.
Hình 2.15. Âm thanh được sử dụng trong tác phẩm “Tòa án Mỹ chặn lệnh cấm
TikTok của ông Trump ngay trước “giờ G". Nguồn: https://dantri.com.vn /
Sách nói (audiobook): với sự xuất hiện hàng loạt của các trang sách nói, cá c
kênh YouTube đọc truyện khiến cho công chúng có nhiều cơ hội lựa chọn hơn. Thay
bằng việc công chúng phải đọc sách, truyện, tác phẩm như truyền thống thì giờ đây
họ chỉ cần nghe và tiếp nhận nội dung thông tin qua giọng đọc của phát thanh viên. 53
Ưu điểm của phương tiện audio này chính là việc công chúng có thể vừa tiếp nhận
thông tin vừa làm một số các công việc khác như nấu ăn, lau dọn nhà cửa, tập thể
dục,…hay khi di chuyển các các phương tiện giao thông công cộng.
Hình 2.16. Sách nói. Nguồn: http://www.sachnoiviet.com/
Hình 2.17. Nghe truyện
Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=oPn4N3GXaXk
Sự phát triển của âm thanh là ưu điểm của truyền thông đa phương tiện nhưng
lại là một trong những nguyên nhân khiến cho văn hóa đọc ngày càng bị mai một.
Tuy nhiên, việc đáp ứng nhu cầu của công chúng vẫn là yếu tố quan trọng của truyền
thông đa phương tiện trong thời đại công nghệ số hiện nay. 2.1.6. Video
Bản chất của video xuất hiện trên truyền thông đa phương tiện bao gồm hình
ảnh và âm thanh, đồng thời được kết hợp cùng văn bản, hình ảnh tĩnh. Có thể nói 54
truyền thông đa phương tiện đã thâu tóm toàn bộ tính ưu việt các loại hình truyền
thông truyền thống mà trong đó video trước đây là lợi thế của truyền hình.
Thế mạnh của video trên truyền thông đa phương tiện đã đem lại sự hấp dẫn và
sinh động bằng ngôn ngữ hình ảnh động. Qua video, công chúng không chỉ có thể
theo dõi được diễn biến của sự việc, hiện tượng hay những câu chuyện được diễn tả
mà còn như được chứng kiến "mắt thấy tai nghe" một cách chi tiết thông qua các cỡ
cảnh từ bao quát (toàn cảnh) đến cụ thể (trung cảnh, cận cảnh, đặc tả). Qua những
hình ảnh sinh động, đầy màu sắc ấy, khiến cho khả năng tiếp nhận và ghi nhớ thông
tin công chúng dễ dàng hơn.
Hình 2.18. Video xuất hiện nhiều trên truyền thông đa phương tiện.
Nguồn: https://zingnews.vn/ và http://hvpnvn.edu.vn/
Video xuất hiện trên Internet, tồn tại dưới các hình thức sau:
Thứ nhất: Video minh họa cho bài viết
Đây là dạng video xuất hiện phổ biến trên truyền thông đa phương tiện. Có
nghĩa là video sử dụng để minh họa hoặc là một phần nội dung của bài viết. Ở đó,
nội dung chính của bài viết được chuyển tải bằng văn bản, video chỉ mang tính chất bổ sung thông tin. 55
Hình 2.19. Video trong bài viết trên fanpage Truyền thông đa phương tiện VWA
Nguồn: https://www.facebook.com/vwa.truyenthongdaphuongtien
Thứ hai: Video là nội dung chính của tác phẩm
Hình 2.20. Video là nội dung chính trong tác phẩm “Khuyến cáo của Bộ y tế phòng,
chống dịch Covid – 19 dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5”
Nguồn: https://www.youtube.com/channel/UCfUUVsaHvBCaSq44Xh-vx g _
Với hình thức tồn tại này, thông tin trong video là những thông tin đầy đủ nhất.
Công chúng xem video sẽ tiếp nhận được toàn bộ nội dung thông tin. Khi đó văn bản
chỉ là là phương tiện để giới thiệu tiêu đề hoặc phần giới thiệu và mô tả lại nội dung
lời bình trong video (nếu có). 56
Hình 2.21. Video là nội dung chính của tác phẩm xuất hiện chủ yếu trên YouTube
Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=tobipSNqv0g
Thứ 3: Video phát lại hoặc trực tiếp từ các đài truyền hình
Đây là dạng video xuất hiện nhiều trên mạng xã hội YouTube, Fanpage,
website và thường xuất hiện dưới dạng toàn bộ nội dung hoặc được cắt trích một
phần nội dung các chương trình truyền hình đã phát sóng của đài Truyền hình Việt
Nam, đài Phát thanh - truyền hình đại phương, trung tâm truyền thông. Tuy nhiên,
hầu hết tất cả các đài Phát thanh - truyền hình đều phát các chương trình truyền hình
trên sóng và phát đồng thời trên mạng xã hội YouTube, Fanpage hay website của đài.
Hình 2. 22. Các đài Phát thanh – truyền hình đều có kênh YouTube, đăng tải đồng
thời trên fanpage, website
Nguồn: https://www.youtube.com/channel/UCAv-ybqgkA88ph4SXFRALIQ
Nguồn: https://vtv.vn/truyen-hinh-tru - c tuyen/vtv3.ht m 57
2.1.7. Các chương trình tương tác (interactive program)
So với các loại hình truyền thông truyền thống, truyền thông đa phương tiện có
khả năng tương tác cao với công chúng. Đây cũng chính là ưu thế vượt trội nhất mà
loại hình truyền thông mới “ăn đứt” các loại hình truyền thông ra đời trước đó.
Các chương trình tương tác được tích hợp trên truyền thông đa phương tiện là
các ứng dụng nhằm khai thác ý kiến, quan điểm, hành động của công chúng đối với
sản phẩm truyền thông. Đó có thể là các trò chơi trực tuyến, lớp học elearning, trả lời
câu hỏi trắc nghiệm, giải đố, bình chọn, thăm dò ý kiến, lấy ý kiến phản hồi, ... Với
những chương trình này, công chúng có thể trực tiếp tham gia trả lời các câu hỏi
khảo sát hoặc làm trắc nghiệm và chỉ sau một cú nhấp chuột là có ngay đáp án, kết quả…
Hình 2.23. Chương trình tương tác “Dự đoán ai sẽ trở thành tổng thống Mỹ năm 2020”
Nguồn: https://tuoitre.vn/ong-trump-rut-ngan-khoang-cach-tai-bang-chien-truong-
pennsylvania-20201102223659205.htm
2.2. Thông tin tức thời và phi định kỳ
Để có thể tiếp cận thông tin trên báo in, công chúng phải đợi chờ thời gian ra
báo. Thời gian đợi chờ ấy có thể là một ngày (nhật báo), là hai ngày, ba ngày hay sáu
ngày (báo thưa kỳ), hay bảy ngày (tuần báo) và cũng có thể là hai tuần (bán nguyệt
san), thậm chí một tháng hay một quý. Đôi khi là đợi chờ ra một cuốn sách mà chưa
có thời gian xác định. Thời gian in ấn và phát hành đã khiến cho công chúng phụ
thuộc vào tính định kỳ. Khi công chúng muốn tiếp nhận thông tin trên phát thanh,
truyền hình lại phải phụ thuộc vào khung thời gian phát sóng, thời lượng phát sóng.
Thời kỳ công nghệ phát thanh và truyền hình còn sơ khai, hầu hết tất cả các chương 58
tình phát sóng đều làm hậu kỳ (sản xuất xong mới phát sóng), tuy nhiên, khi kỹ thuật
phát triển, nhiều chương trình phát thanh, truyền hình đã bắt đầu sản xuất các
chương trình trực tiếp thường xuyên hơn nhưng vẫn đảm bảo tính định kỳ.
Sau đó, với sự xuất hiện của truyền thông đa phương tiện đã tạo ra một sự bứt
phá, phá vỡ tính định kỳ vốn có của các loại hình truyền thông truyền thống và tạo ra
cho công chúng sự thưởng ngoạn mới không phải chờ đợi.
Thông tin tức thời và phi định kỳ có thể hiểu là thông tin được truyền đi ngay
lập tức mà không cần tuân thủ theo quy luật thời gian. Khi sự kiện, sự việc được diễn
ra ở đâu, thời điểm nào, người làm truyền thông chỉ cần thiết bị thông minh kết nối
Internet cùng với sự hỗ trợ của các phần mềm công nghệ là có thể cập nhật thông tin
ngay tức thời. Khi có thông tin mới là có thể cập nhật một cách dễ dàng mà không hề
gặp bất cứ khó khăn nào. Khi ấy, công chúng ở khắp nơi trên thế giới có thể tiếp cận
và tham gia vào quá trình tiếp nhận thông tin.
Những ví dụ có thể chứng minh cho tính tức thời này chính là các cuộc
livestream, phát trực tiếp trên các trang mạng xã hội như facebook, Twitter,
YouTube, … hay tường thuật trực tiếp về các sự kiện chính trị, các trận đấu thể thao,… d ễ
i n ra trong nước và quốc tế được đăng tải trên truyền thông đa phương tiện.
Sự kiện Euro 2020 bắt đầu được tổ chức từ tháng 6/2021. Những trận đấu giữa
các đội tuyển luôn thu hút sự quan tâm của công chúng. Công chúng dễ dàng đón
xem trực tiếp các trận đấu trên truyền thông đa phương tiện như: YouTube, Fanpage,
website, truyền hình trực tuyến, … và các kênh này luôn thu hút hàng triệu người
xem. Như vậy, diễn biến của trận đấu được cung cấp cho công chúng một cách sống
động và trực quan nhất. Công chúng được hòa mình trong không khí của trận đấu,
khiến cho họ có cảm giác vui mừng, phấn khích khi cầu thủ ghi bàn hoặc cũng có thể
là tâm trạng tiếc nuối khi đội bóng mình yêu thích chưa ghi được bàn thắng vào lưới đội bạn. 59
Hình 2.24. Trực tiếp trận bóng đá giữa Italia và Wales - Euro 2020
Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=hmscrLMIW9A
Sự kiện khai mạc đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra ngày
26/1/2021 đã được hàng loạt các kênh truyền thông đa phương tiện phát và tường thuật trực tiếp.
Hình 2.25. Tường thuật trực tiếp "Lễ khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng".
Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=YO1Ke-z8Ic U
Nguồn: https://www.qdnd.vn/chinh-tri/ 60
Hay sự kiện bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 cũng là một trong những sự kiện
thế giới được công chúng quan tâm trên truyền thông đa phương tiện và đặc biệt là
mạng xã hội cũng đưa thông tin và cập nhật tức thời.
Hình 2.26. Sự kiện bầu cử tổng thống Mỹ được trực tiếp trên kênh YouTube
Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=wJPcyeb9fwc
2.3. Khả năng tương tác cao
Đặc trưng quan trọng của truyền thông đa phương tiện hơn hẳn so với các loại
hình truyền thông truyền thống chính là khả năng tương tác. Khi các phương tiện
truyền thông phát triển thì nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng ngày càng lên
cao, đồng thời sự tương tác giữa công chúng với truyền thông cũng được coi trọng.
Nếu ở các loại hình truyền thông truyền thống, thông tin chủ yếu là một chiều,
khả năng tiếp nhận phản hồi của công chúng chậm và khó khăn, sự giao lưu giữa tòa
soạn, cơ quan truyền thông bị hạn chế, … thì ở truyền thông đa phương tiện tất cả
những nhược điểm trên đều bị loại bỏ. Trong quá trình chuyển tải và tiếp nhận thông
tin, tính tương tác cao của truyền thông đa phương tiện đã cho phép tương tác nhiều
chiều giữa các đối tượng tham gia hoạt động truyền thông.
Tính tương tác của truyền thông đa phương tiện có các cấp độ sau:
Thứ nhất: Tương tác giữa công chúng truyền thông với giao diện bằng các định
vị được lập trình sẵn, như các cuộc thăm dò ý kiến, biểu quyết, dự đoán, các cuộc
thi, kiểm tra trực tuyến, thích (like), chia sẻ (share) các bài viết. Khả năng lan truyền
thông tin nhanh chỉ bằng các nút Like, Share là các công cụ để lan truyền thông tin
một cách nhanh chóng. Chỉ bằng một cú click là thông tin được nhân rộng theo các cấp số nhân. 61
Thứ hai: Tương tác giữa công chúng với nội dung thông tin của sản phẩm đa
phương tiện bằng các bình luận (comment). Khả năng tương tác ấy không bị giới hạn
bởi không gian, thời gian, địa lý hay dung lượng ký tự, trang giấy… Các phương tiện
sử dụng trong tương tác luôn đa dạng (văn bản, âm thanh, hình ảnh tĩnh, hình ảnh
động, video, audio, biểu tượng, …). Với những thông tin nổi bật, hấp dẫn được nhiều
người quan tâm có thể chỉ sau một vài phút đăng tải đã có đến hàng trăm nghìn lượt xem và bình luận.
Trong năm 2020, cả thế giới vô cùng lo lắng trước dịch bệnh Covid-19 bùng
phát và có nhiều diễn biến phức tạp. Chính điều này đã khiến Viện Sức khỏe nghề
nghiệp và môi trường kết hợp với bộ ba nghệ sĩ Khắc Hưng – Min – Erik quyết tâm
làm mới lại ca khúc "Ghen" để thực hiện nên một dự án cộng đồng, chung tay đẩy
lùi dịch bệnh mang tên "Ghen Co Vy".
Khi xuất hiện trên YouTube ngày 23/2/2020, MV "Ghen Cô Vy" phiên bản
hoạt hình (animation) đã khiến cho công chúng vô cùng thích thú và sau đó tạo nên
một hiệu ứng lan truyền trên các mạng xã hội. Hơn thế nữa MV còn nhận được sự
chú ý và xuất hiện trên sóng của các kênh truyền thông nổi tiếng, các chương trình
trên thế giới như: Truyền hình Mỹ - HBO; chương trình "Last Week Tonight With John Oliver".
Tính đến 26/6/2021, MV đã nhận được 89.211.195 lượt xem, 615 nghìn lượt
like, 28.487 bình luận. Đây là một con số không hề nhỏ để nói đến hiệu quả truyền thông. Hình 2.2
7 - MV "Ghen Cô Vy" được đăng tải trên kênh YouTube của Min official
nhận được hàng chục triệu lượt xem và hàng chục nghìn bình luận
Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=BtulL3oArQw 62
Thứ ba: Tương tác giữa công chúng với công chúng, liên hệ với chuyên gia, gửi email phản hồi, …
Những nội dung tương tác thể hiện qua việc bình luận, thảo luận giữa các bên
tham gia vào hoạt động truyền thông làm cho giá trị nội dung gia tăng, tạo hiệu quả
tích cực cho sản phẩm truyền thông trên môi trường Internet. Hình 2.2
8 - Tương tác của công chúng trong các sản phẩm truyền thông đa phương .ti ện
Nguồn: https://tuoitreplus.com/biden-thu-hep-khoan -
g cach-vo -itrump-o-bang-chien- truong-p123079.htm l
Bên cạnh đó, khi một thông tin, một tác phẩm truyền thông đa phương tiện
được đăng tải, công chúng bày tỏ quan điểm, đánh giá, nêu ý kiến cá nhân, hay phản
hồi cung cấp thêm thông tin. Những phản hồi của công chúng được chấp nhận và có
thể tiếp tục trở thành đề tài mới để nhà truyền thông khai thác. 2.4. Tính toàn cầu
Một xã hội kết nối Internet là đồng nghĩa với việc kết nối toàn cầu. Điều này
cho thấy truyền thông đa phương tiện mang tính toàn cầu ngay từ giữa thế kỷ XX và
trở thành “làng thông tin toàn cầu”.
Quá trình phát triển mạnh mẽ của truyền thông đa phương tiện nhằm mở rộng
quy mô hoạt động, phạm vi ảnh hưởng ra thế giới là điều khẳng định tính toàn cầu 63
mà chỉ truyền thông hiện đại mới đáp ứng kịp. Ngày nay, hệ thống vệ tinh nhân tạo
bao quanh không gian trái đất đã mang thông tin đồng thời đến mọi nơi, mọi lúc trên
toàn địa cầu. Ở bất kỳ đâu, nhà truyền thông đều có thể đăng tải tin tức, sự kiện diễn
ra trên các phương tiện truyền thông mới để đưa đến công chúng ở mọi quốc gia,
khu vực mà dường như không có rào cản về kỹ thuật, địa lý hay rào cản quốc gia nào
có thể ngăn cản được. Từ đâ ,
y chính thức không còn khái niệm biên giới cứng của các quốc gia. Theo Tạ Ngọc Tấn (201 )
0 , toàn cầu hóa truyền thông được phản ánh ở những
tiến trình sau đây: "Thứ nhất: Các phương tiện truyền thông mới phát triển mạnh mẽ
và sự chi phối của các chủ thể đối với truyền thông toàn cầu (các tập đoàn truyền
thông, tổ chức truyền thông). Thứ hai: quá trình toàn cầu hóa truyền thông đa
phương tiện được tạo nên bởi sự chuẩn hóa công nghệ truyền thông dựa trên hai yếu
tố là: Sự phát triển của khoa học công nghệ và sức ép của việc mở rộng quy mô hoạt
động, phạm vi ảnh hưởng. Thứ ba: Mở rộng phạm vi cơ sở hạ tầng kỹ thuật, mở rộng
công chúng, mở rộng không gian nguồn tin".
Sự biến đổi của các loại hình truyền thông truyền thống và sự xuất hiện của
hàng loạt các mạng xã hội đã cho thấy khả năng toàn cầu hóa của truyền thông đa
phương tiện càng rõ nét.
Sự hình thành của nhiều hãng thông tấn lớn đã chiếm lĩnh thị trường thông tin:
Với việc khai thác các tin tức trên khắp thế giới, nhiều hãng thông tấn bán lại cho
các cơ quan báo chí – truyền thông của quốc gia khác. Với sự chuyên biệt và hợp tác
hóa này, các cơ quan báo chí truyền thông chỉ cần mua lại tin tức từ các hãng thông
tấn đó là có thể có đủ tin tức để cung cấp cho công chúng của mình.
Với môi trường cung cấp thông tin phong phú, đa dạng, mọi ngành nghề, m ọi
lĩnh vực mà toàn cầu hóa truyền thông đa phương tiện mang lại giúp cho công chúng
có nhiều cơ hội để có thể tiếp thu tri thức nhân loại, nâng cao trình độ hiểu biết cho
mình. Có thể nói, chưa bao giờ công chúng có được môi trường học tập thuận lợi
như ngày nay. Chỉ một cú nhấp chuột công chúng có thể tiếp cận đến một kho tàng
tri thức phong phú, đa dạng. Đó là môi trường thông tin mở cho tất cả những ai
muốn học tập và nâng cao trình độ hiểu biết.
Toàn cầu hóa truyền thông đa phương tiện là nhân tố quan trọng trong việc thúc
đẩy quá trình phát triển, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào
trong đời sống. Nhờ quá toàn cầu hóa thông tin, công chúng có thể nhanh chóng tiếp
cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới nhất, tạo điều kiện cho mọi 64
cá nhân, tổ chức có thể tiếp cận, nâng cao hiểu biết, thúc đẩy quá trình ứng dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào đời sống.
Toàn cầu hóa truyền thông đa phương tiện đã phản ánh sinh động nhất, đầy đủ
nhất bức tranh hiện thực của đời sống xã hội. Ngoài ra, đó cũng là cứ liệu thông tin
được tích lũy với khối lượng, dung lượng khổng lồ, không chỉ có ý nghĩa quan trọng
với các nhà hoạch định chính sách mà còn rất thiết yếu đối với những người làm
công tác nghiên cứu khoa học, cũng như tất cả những ai ham hiểu biết, có mong
muốn nâng cao trình độ của mình.
Toàn cầu hóa truyền thông đa phương tiện đã thúc đẩy các loại dịch vụ ngày
càng trở nên đa dạng, thậm chí trở thành những ngành hoạt động khổng lồ và có ý
nghĩa quan trọng hơn cả nhiều ngành sản xuất vật chất của xã hội. Một loạt các loại
hình, yêu cầu dịch vụ hiện đại đã được xử lý, giải quyết thông qua vai trò của hệ
thống truyền thông đại chúng toàn cầu. Đó là các dịch vụ quảng cáo, bán hàng, cung
cấp dịch vụ, các dịch vụ thanh toán trực tuyến, trao đổi chính tài chính, nguồn vốn,
các dịch vụ văn hóa giải trí, tâm lý, du lịch, giáo dục đào tạo, tư vấn…
2.5. Tính cá thể hó a
Về bản chất, tính cá thể hóa và tính toàn cầu hóa của truyền thông đa phương
tiện thoạt đầu tưởng mâu thuẫn. Tuy nhiên, đúng là truyền thông đa phương tiện vừa
mang tính toàn cầu lại vừa mang tính cá thể hóa. Sự ra đời của các thiết bị di động
kết hợp cùng với Internet đã khiến cho quá trình cá nhân hóa của con người trong xã
hội diễn ra một cách sâu sắc và rõ nét: con người có vật sở hữu riêng, có thể thể hiện
cá tính, tính cách riêng của mình trên các thiết bị, vật dụng ấy, có thể lựa chọn dịch
vụ/sản phẩm tùy theo mục đích, nhu cầu của mình. Như vậy, tính cá thể hóa của
truyền thông đa phương tiện có thể xét ở các khía cạnh sau đây:
Một là: Cá thể hóa nột dung và trải nghiệm tin tức: Nghĩa là công chúng có
quyền chọn lọc nội dung thông tin, lựa chọn thời gian, không gian, cách thức,
phương pháp mà mình muốn tiếp nhận. Đồng thời, công chúng có thể bình luận và
biểu đạt ý tưởng, thể hiện quan điểm, làm rõ được những giả định của tác giả khi
thông tin về một sự kiện, sự việc nào đó. Quá trình này, các cá nhân tiếp nhận, tương
tác bằng phương tiện riêng, địa chỉ riêng, tên riêng (tài khoản) của chính bản thân
mình. Ví dụ khi công chúng bấm “Theo dõi” hay “Quan tâm” hoặc “Nhận tin tức
mới”… trên các trang báo điện tử, các fanpage, các phần mềm trực tuyến…tòa soạn,
phần mềm, fanpage sẽ tự động gửi những thông báo cập nhật thông tin mới qua
email, các nhắc nhở trên phần mềm theo sở thích mà công chúng đăng ký. 65
Hai là: Cá thể hóa hoạt động sáng tạo nội dung thông tin: Hiện nay, với sự
phát triển không ngừng của hệ thống thuê bao điện thoại di động, hàng tỷ người trên
khắp thế giới đã được trang bị chiếc điện thoại thông minh, nó không chỉ là phương
tiện tiếp nhận thông tin mà còn trở thành một công cụ hành nghề đắc lực cho những
“nhà báo - công dân mạng”. Chỉ với thiết bị di động các nhân, công chúng không chỉ
là người nhận thông tin mà còn trở thành người cung cấp thông tin cho mạng xã hội
qua kênh truyền thông cá nhân hoặc bán cho các hãng truyền thông khác. Với những
thao tác dễ dàng trong việc sử dụng và vận hành các thiết bị di động, bất cứ một
công dân nào cũng có thể ghi lại sự kiện xảy ra ngay tại nơi mình chứng kiến, thay
thế cho một nhà báo chuyên nghiệp và chuyển tải trên mạng xã hội.
Ba là: Cá thể hóa dịch vụ tin tức, giao dịch trực tuyến: Hiện nay, công chúng
có quá nhiều sự lựa chọn các dịch vụ, các gói tin tức. Đó có thể là các phần mềm
ứng dụng cho phép cá nhân người dùng tải về và sử dụng trên các thiết bị thông
minh. Người dùng có quyền lựa chọn hoặc xóa bỏ các dịch vụ này nếu thấy tiện ích
hoặc không tiện ích. Ví dụ như các phần mềm giao dịch trực tuyến, các phần mềm
đọc tin tức, xem truyền hình trực tuyến, nghe truyện trực tuyến …
Hình 2.29. Một số các phần mềm mà công chúng lựa chọn để cập nhật tin tức,
giao dịch thương mại điện tử
Nguồn: https://baomoi.com/;https://news.google.com; https://shopee.vn/ 66
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. So sánh ưu và nhược điểm của các phương tiện chuyển tải thông tin trong
truyền thông đa phương tiện.
2. Một tác phẩm được gọi là truyền thông đa phương tiện cần có những phương
tiện chuyển tải nào? Vì sao.
3. Tại sao nói Truyền thông đa phương tiện có tính toàn cầu.
4. Tính toàn cầu và tính cá thể hóa của truyền thông đa phương tiện có mâu
thuẫn với nhau không? Vì sao. THẢO LUẬN
1. Sưu tầm một số tác phẩm truyền thông đa phương tiện và chỉ ra các phương
tiện chuyển tải thông tin trong tác phẩm đó.
2. Vận dụng những kiến thức đã học, hãy đánh giá hiệu quả của các phương tiện
chuyển tải thông tin qua một tác phẩm đa phương tiện cụ thể.
3. Chứng minh luận điểm sau: "Truyền thông đa phương tiện đã phá vỡ tính định
kỳ mà truyền thông truyền thống đã gây dựng". 67
CHƯƠNG 3: BÁO CHÍ ĐA PHƯƠNG TIỆN
Mục tiêu chương:
Trong chương 3 sẽ trình bày khái niệm báo chí đa phương tiện, các đặc điểm
của báo chí đa phương tiện, so sánh sự khác biệt giữa báo chí đa phương tiện với
các loại hình báo chí truyền thốn ,
g quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí đa phương
tiện. Từ đó, sinh viên vận dụng vào thực hành lên ý tưởng và sáng tạo tác phẩm báo
chí đa phương tiện.
3.1. Tổng quan về báo chí đa phương tiện
Ý tưởng báo chí đa phương tiện ra đời ở Mỹ vào những năm 1950, nhưng phải
sang thế kỷ XXI nó mới trở thành hiện thực, khi mà ngành công nghiệp công nghệ
thông tin phát triển mạnh mà đỉnh cao là khả năng số hóa, tích hợp và xử lý dữ liệu
đa phương tiện trong các lĩnh vực truyền thông. Xu hướng phát triển truyền thông đa
phương tiện diễn ra mạnh mẽ, tá
c động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Với ưu thế vượt trội của công nghệ tích hợp và đa ngôn ngữ, truyền thông đa phương
tiện cho phép công chúng tiếp nhận thông tin bằng cách thỏa mãn các giác quan khác
nhau, tạo nên hiệu ứng tương tác mạnh mẽ nhất so với các loại hình truyền thông
truyền thống. Mới chỉ hình thành và phát triển trong một thời gian ngắn nhưng báo
chí đa phương tiện đã có một vị trí khá vững chắc và khẳng định là xu hướng phát
triển về mặt phương thức truyền thông cả trong hiện tại và tương lai.
3.1.1. Khái niệm báo chí đa phương tiện
Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và nhu cầu thưởng thức ngày càng
đa dạng của công chúng, việc phát triển báo chí theo hướng đa phương tiện đã trở
thành xu hướng tất yếu của nhiều cơ quan báo chí, truyền thông hiện nay.
Khái niệm báo chí đa phương tiện cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu báo chí
hiện đại nêu ra, tuy nhiên mỗi tác giả lại nhìn nhận dưới những góc nhìn khác nhau.
Andy Bull (2010) nhận định: “Báo mạng điện tử đã làm tiền đề cho báo chí đa
phương tiện ra đời và phát triển. Tuy nhiên vẫn có thể coi báo mạng điện tử là báo
chí đa phương tiện nhưng ở một mức độ thấp”.
Tác giả Mark Deuze (2004) cho rằng: với việc sử dụng các loại phương tiện
truyền thông như: Văn bản, hình ảnh, đồ họa, âm thanh, video, chương trình tương
tác để truyền tải thông tin đến công chúng một cách đa dạng, sống động và chân thực
đó là một trong những yếu tố để sản sinh ra báo chí đa phương tiện. 68
Trong tham luận tại Hội thảo khoa học chủ đề: “Sự vận động, phát triển của
báo chí Việt Nam trong xu thế hội tụ truyền thông, tích hợp phương tiện”, tổ chức tại
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (tháng 6/2013), tác giả Nguyễn Thị Trường Giang
cũng nêu ý kiến cho rằng: “Báo chí đa phương tiện là loại hình báo chí có chứa các
sản phẩm báo chí sử dụng đồng thời nhiều hình thức để truyền tải thông tin như: văn
bản, hình ảnh, âm thanh, video, đồ họa, chương trình tương tác. Một sản phẩm báo
chí được coi là sản phẩm đa phương tiện khi nó tích hợp nhiều trong số các phương
tiện truyền tải gồm: văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, đồ họa, chương trình tương tác”.
Theo Đinh Thị Thúy Hằng (2008) cũng nhận thấy “một sản phẩm báo chí được
coi là sản phẩm đa phương tiện khi nó tích hợp nhiều trong số các phương tiện
truyền tải như: Văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, đồ họa, chương trình tương tác
nhằm đưa thông tin tới công chúng một cách khách quan, chân thực và đáp ứng được tính thời sự”.
Tác giả Ashok Banerji trong cuốn sách “Multimedia Technologies” (2010), ông
nêu cách hiểu dưới góc nhìn như sau: “Khi được sử dụng như một danh từ, đa
phương tiện đề cập đến công nghệ và các thiết bị, các phương tiện truyền thông. Đó
là việc sử dụng kết hợp các hình thức khác nhau của các phương tiện truyền thông
âm thanh và hình ảnh như: văn bản, đồ họa, hoạt hình, âm thanh và video; khi sử
dụng như một tính từ, đa phương tiện mô tả sự trình bày liên quan đến việc sử dụng
nhiều phương tiện truyền thông cùng một lúc”.
Như vậy có thể nói báo chí đa phương tiện là thuật ngữ dùng để chỉ loại hình
báo chí tồn tại trên môi trường Internet và khả năng sử dụng tất cả các chất liệu biểu
đạt như văn tự, phi văn tự (hình vẽ, sơ đồ, bảng, biểu đồ, đồ họa…), hình ảnh (tĩnh
và động), âm thanh để đem đến cho công chúng những thông tin nhanh nhất, chân
thực và sống động nhất. So với tất cả các loại hình báo chí trước đó, báo chí đa
phương tiện có thể thỏa mãn nhu cầu cao của công chúng hiện đại.
Báo chí hiện đại sử dụng không giới hạn các phương tiện để truyền thông.
Ngày nay, nhà báo dễ dàng thực hiện các tác phẩm báo chí đa phương tiện thông qua
các phương tiện truyền tải bao gồm: văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, đồ họa,... để
phục vụ cho việc sản xuất tin, bài. Đối với các phóng viên đa phương tiện khi tác
nghiệp không thể thiếu một số các thiết bị sau: máy ghi âm, máy ảnh, máy quay,
máy tính xách tay, điện thoại di động kết nối 3G, 4G, 5G,…
Khái niệm “Báo chí đa phương tiện” còn được sử dụng để chỉ một cơ quan báo
chí đa loại hình. Đó là mô hình cơ quan báo chí ứng dụng kỹ thuật số để hội tụ tất cả 69
các quy trình từ sản xuất nội dung đến tiêu thụ, phân phối nội dung trong tòa soạn,
nói một cách đơn giản, cơ quan báo chí đa phương tiện có thể sử dụng chung nội
dung cho các loại hình khác nhau trong cùng tòa soạn, t ạo ra một hệ thống truyền
thông thống nhất có đầy đủ các loại hình báo chí: Phát thanh, truyền hình và báo
mạng điện tử, trong đó truyền hình và báo in có thể phối hợp cùng tổ chức sản xuất
chương trình, hình thành một hệ thống tương tác với nhau.
Sau khi phân tích các quan điểm, góc nhìn của các nhà nghiên cứu về báo chí
đa phương tiện có thể rút ra khái niệm chung nhất như sau:
Báo chí đa phương tiện là một loại hình truyền thông hiện đại, cung cấp thông
tin về các sự kiện, sự việc, câu chuyện một cách nhanh nhất, chân thực cho công chúng thôn
g qua các phương tiện: Văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, đồ họa, ...
được xuất bản trên Interne . t
3.1.2. Sự khác biệt giữa báo chí đa phương tiện và một số loại hình báo chí truyền thống
Báo chí là phương tiện truyền thông đại chúng cung cấp những tin tức thời sự
của đời xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, kinh tế, văn hóa, xã
hội, cuộc sống hiện đại đã làm cho báo chí truyền thống thay đổi diện mạo bằng sự
ra đời của báo chí đa phương tiện. Đây là một trong những dấu mốc quan trọng mở
ra kỷ nguyên báo chí mới – báo chí hiện đại.
Sự xuất hiện của báo chí đa phương tiện với nhiều lợi thế đã làm cho các loại
hình truyền thông truyền thống “bị lép vế”. Tuy nhiên, mỗi loại hình lại mang những
thế mạnh và hạn chế khác nhau.
Có thể so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa báo chí đa phương tiện với các
loại hình báo chí truyền thống: báo in, phát thanh, truyền hình như sau:
Báo chí đa phương tiện và báo in Tiêu chí Báo in
Báo chí đa phương tiện
-Phải bỏ tiền mua báo và-Phải sử dụng các thiết bị đọc.
Máy tính, điện thoại thông
-Đáp ứng được tâm lý minh, máy tính bảng… đã
truyền thông của côngkết nối mạng Internet để Công chúng
chúng: dở đọc, gấp, đánh tiếp nhận thông tin.
dấu và lưu trữ làm tư liệu -Không có cảm nhận sờ riêng.
nắm, thông tin là sở hữu
-Phản hồi thông tin củachung. 70
công chúng có nhiều khó-Phản hồi của công chún khăn. nhanh chóng, tiện lợi.
- Cá nhân hóa thông ti - Cá nhân hóa thông ti thấp. cao.
Phải trả tiền theo số lượngPhải trả cước thuê bao
tờ báo, số báo phát hànhInternet hàng tháng, dịc Chi phí xuất bản cao.
vụ điện thoại truy cập theo giờ/ ngày/ tháng… Giá cả
Chi phí đăng tải thấp. Chỉ đưa bài lên mạng thông qua vài thao tác, ít tốn kém.
Độ tin cậy của thông tin Độ an toàn thông tin cao Độ an toàn thông tin thấp
Chậm, phụ thuộc vào thờ Tính thời sự cao, cập nhậ Tính thời sự gian phát hành báo. nhanh, tức thời.
Báo in là sản phẩm vật Không bị phụ thuộc vào
chất nên trong quá trìnhkhoảng cách địa lý. Nếu
phát hành bị phụ thuộ đủ các điều kiện kỹ thuật Phương thức phát
vào khoảng cách, khôn thì công chúng có thể tiế hành/đăng tải
gian do vận chuyển đến nhận thông tin ở bất kỳ tay công chúng.
đâu trên thế giới ngay lập tức sau khi đăng tải.
Bị hạn chế bởi số trang Không bị hạn chế bởi số
do đó các tác phẩm báo in trang: Thông tin mở
được phóng viên, biên tậpphóng viên, nhà báo cun
viên chọn lọc kỹ càng cấp một loạt các thông tin
Giới hạn thông tin chuyểnCông chúng chỉ có th thông qua các đường link, tải
tiếp nhận thông tin trong công chúng có thể tự d
khuôn khổ của số báolựa chọn thông tin mình cung cấp. muốn.
-Chỉ lưu trữ theo từng số - Lưu trữ thông tin một
báo, tập báo theo thời gia cách có hệ thống. Có côn Khả năng lưu trữ
mà không lưu trữ được cụ tra cứu thông tin theo theo chủ đề.
chủ đề một cách dễ dàng 71
-Thời gian lưu trữ bị phụ
thuộc vào điều kiện môi
trường (thời tiết, thời gian…).
Không tận dụng được Có sự hỗ trợ đắc lực của
nhiều sức mạnh của côngcông nghệ mới: Đa
nghệ mới: Chỉ sử dụng phương tiện chuyển tải:
Ứng dụng khoa học, côn phương tiện chuyển tải là văn bản, hình ảnh tĩnh, nghệ
văn bản chữ in và ảnh hình ảnh động, video, tĩnh.
audio, đồ họa, các chương trình tương tác… nên thông tin sinh động.
Báo chí đa phương tiện và phát thanh, truyền hình (truyền thông phát sóng) Tiêu chí
Phát thanh/truyền hìn h
Báo chí đa phương tiện
-Công chúng bị động tiếpCông chúng chủ động
nhận thông tin. Phải đợ trong việc chọn lựa sử
chờ thời gian phát sóng v dụng phương tiện và nội Công chúng
chỉ có thể nghe, xem mộ dung mình yêu thích, c
lần nếu không phát lại. thể xem, nghe lại nhiều lần.
Ngôn ngữ và chất lượngChất lượng hình ảnh và
hình ảnh và âm thanhâm thanh kém hơn do phụ
Phương tiện chuyển tải sống động, sắc nét.
thuộc vào tốc độ đường
truyền là dung lượng bị nén trên Internet.
Độ tin cậy của thông tin Độ an toàn thông tin cao Độ an toàn thông tin thấp
Giới hạn thông tin chuyểnBị hạn chế bởi thời lượng Không bị hạn chế thờ tải phát sóng trong ngày. lượng.
-Thời gian lưu trữ bị phụ - Lưu trữ thông tin một
thuộc vào thiết bị lưu trữ cách có hệ thống. Có côn Khả năng lưu trữ
và điều kiện môi trường cụ tra cứu thông tin theo
(băng từ, thời tiết, thời chủ đề một cách dễ dàng gian…). 72
3.2. Đặc điểm của báo chí đa phương tiện
3.2.1. Thông tin đa diện, đa chiều và sử dụng các yếu tố đa phương tiện trong mỗi tác phẩm.
Không bị giới hạn bởi số trang báo hay thời gian phát sóng như báo in, các
chương trình phát thanh – truyền hình, báo chí đa phương tiện với đặc tính liên kết
siêu văn bản, mỗi tác phẩm báo chí đa phương tiện được trình bày thành nhiều tầng
theo kết cấu menu, đó là hệ thống dẫn đường trong màn hình cơ sở, các liên kết
(link) đến các thông tin khác, bài báo khác, tư liệu khác có liên quan đến nhân vật,
sự kiện, chi tiết được phản ánh trong tác phẩm. Những đường link chỉ dẫn, liên kết
không chỉ trong cơ sở dữ liệu của tác phẩm báo chí đa phương tiện đó mà còn có khả
năng liên kết đến tất cả các địa chỉ khác trên Internet có cùng nội dung bằng các từ khóa.
Mỗi bài báo khi công chúng mở bằng cách nhấp chuột hay click vào màn hình
cảm ứng, bài báo sẽ hiện ra với một địa chỉ định danh cụ thể, công chúng có thể di
chuyển từ phân tầng này sang phân tầng khác thông qua các liên kết siêu văn bản.
Hình 3.1. Các địa chỉ định danh của bài báo, các từ khóa chứa liên kết để link sang
các bài viết khác cùng nội dung
Nguồn: https://dantri.com.vn/kinh-doanh/thu-tuon - g chua - n bi-nguon-luc-cai-cac - h tien-luong-tu-17202 - 2 20210524202737283.htm
Không giới hạn số lượng trang báo, số lượng chữ viết, hình ảnh cộng với lợi thế
là sự phân tầng và kết nối bằng các liên kết siêu văn bản, khiến cho thông tin trên
báo chí đa phương tiện được trình bày chặt chẽ, h ợp lý, đồng thời thể hiện được sự
phong phú, sâu, rộng của thông tin. Từ đó, công chúng được tiếp cận dưới nhiều góc
độ thể hiện sự đa diện, đa chiều mà thông tin ở một số loại hình báo chí truyền thống khó thể hiện được. 73
Mỗi một tác phẩm báo chí đa phương tiện được truyển tải bằng nhiều phương
tiện thông tin. Thông thường sẽ sử dụng ít nhất hai trong nhiều các phương tiện
truyền tải thông tin như: văn bản, hình ảnh, đồ họa, âm thanh, video và các chương
trình tương tác. Trong đó có hai phương tiện truyền tải luôn cố định là văn bản và
các chương trình tương tác. Văn bản dùng để thể hiện nội dung hay chỉ đơn thuần là
tiêu đề của tác phẩm còn các chương trình tương tác là sự tích hợp sẵn có ở bất kỳ
một tác phẩm báo chí đa chí đa phương tiện nào (thích, chia sẻ, bình luận…).
Hình 3.2. Các chương tình tương tác luôn tích hợp sẵn có trong mỗi tác phẩm
báo chí đa phương tiện. Nguồn: https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/
Tích hợp đa phương tiện không có nghĩa là cộng các phương tiện khi thể hiện
nội dung thông tin mà đòi hỏi phóng viên phải biết khai thác thế mạnh của từng loại
phương tiện để sử dụng nhằm tăng hiệu quả thông tin, tạo ra nhiều sự lựa chọn cho
công chúng. Mỗi phương tiện là một phần của tác phẩm, bổ sung, hỗ trợ cho nhau
trong việc truyền tải thông tin: Video diễn đạt hành động, hình ảnh thể hiện cảm xúc,
audio bộc lộ trạng thái, văn bản trình bày nội dung cốt lõi, đồ họa miêu tả tiến trình,
mối quan hệ một cách tóm lược, các chương trình tương tác thôi thúc công chúng “hành động”…
3.2.2. Khả năng chuyển tải thông tin nhanh chóng, tức thời
Với tính ưu việt so với các loại hình báo chí truyền thống, báo chí đa phương
tiện sử dụng công nghệ cho phép chuyển tải thông tin tới công chúng một cách phi
định kỳ. Thông tin gần như được cập nhật liên tục và tức thời, thậm chí còn diễn ra
đồng thời với sự kiện như trực tuyến, trực tiếp các sự kiện trên Internet. Chỉ cần kết
nối mạng Internet thì ở bất kỳ đâu trên thế giới, việc cập nhật thông tin của các cơ
quan báo chí đa phương tiện đều có thể diễn ra. Chỉ với thao tác đơn giản, thông tin
trên báo mạng có thể đến với công chúng một cách dễ dàng (trong điều kiện công
chúng có máy tính, điện thoại thông minh kết nối Internet). Những sự kiện nóng có 74
thể được cập nhật liên tục và được link đến nhiều địa chỉ khác nhau có cùng chủ đề.
Tốc độ cập nhật thông tin nhanh, mới mẻ khiến cho báo chí đa phương tiện luôn thu
hút và dẫn đầu về số lượng công chúng quan tâm.
Ví dụ như sự kiện ông Joe Biden tuyên thệ nhận chức Tổng thống Mỹ vào ngày
20/1/2021, báo vietnamnet.vn đã tường thuật trực tiếp bằng liên kết video, đồng thời
cập nhật bằng phương tiện văn bản, hình ảnh, video theo các khung giờ bắt đầu từ
18h16 ngày 20/1/2021 đến 5h45 ngày 21/1/2021.
Hình 3.2. trực tiếp lễ nhận chức của ông Joe Biden
Nguồn: https://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/truc-tie - p l - e nha - m chuc-tong-thon - g my- cua-ong-jo - e biden-706934.html
3.2.3. Công chúng dễ dàn
g phản hồi quan điểm của mình với bài báo, tòa soạn
một cách nhanh chóng
Báo chí đa phương tiện tạo ra những tương tác trực tiếp giữa sản phẩm báo chí,
nhà báo, tòa soạn với công chúng hay giữa những cuộc thảo luận, thăm dò ý kiến…
Ở đó, công chúng được bình luận vè các vấn đề, về nội dung bài viết ngay bên dưới.
Đây được xem như cuộc đối thoại diễn ra giữa phóng viên, biên tập viên với công
chúng hay giữa công chúng với công chúng. Tương tác trực tuyến dựa trên các bài
báo xuất hiện trên mạng Internet mở đường cho mối quan hệ giữa nhà báo và công 75
chúng, cung cấp cơ hội cho công chúng được tham gia nhiều hơn với những gì họ đang đọc.
Khả năng dễ tương tác, phản hồi, giao tiếp, trao đổi với các phóng viên, biên
tập viên, tòa soạn là rất quan trọng đối với những công chúng của báo mạng điện tử
hiện nay. Công chúng không muốn cảm thấy họ đang là lực lượng được “cho ăn”
thông tin, họ muốn cảm nhận, bàn luận, chia sẻ, trao đổi… về những gì mình được
đọc, được nghe, được thấy trên báo đa phương tiện. Họ muốn có cảm giác được hài
lòng, được tự do thể hiện quan điểm của mình một cách trực tiếp.
Những nội dung phản hồi của công chúng thông qua việc bình luận, thảo luận giữa
các bên tham gia vào hoạt động truyền thông đã góp phần gia tăng nội dung, tạo ra giá
trị mới cho tác phẩm báo chí đa phương tiện, tăng tính dân chủ, bình đẳng, nâng cao
hiệu quả tích cực cho sản phẩm truyền thông trên môi trường Internet.
Hình 3.3. Các bình luận của công chúng trong bài báo “Những giáo viên muốn lớn
cũng không được” đăng trên báo giaodục.net ngày 19/4/2020.
Nguồn: https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/co-nhung-giao-vie - n muon-lo - n cun - g khong-duoc-post208641.g d
3.3. Quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí đa phương tiện
Có rất nhiều quan điểm cho rằng quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí đa
phương tiện ngày nay không theo một bước quy chuẩn nào, hay có người lại cho
rằng cần phải có quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí đa phương tiện một cách cơ
bản nhất để ứng dụng trong hoạt động nghề nghiệp. Mỗi quan điểm đều nhìn trên
những góc độ, khía cạnh khác nhau. Thường với các phóng viên có kinh nghiệm họ
có sẽ bỏ qua một số bước thực hiện, bởi các bước đó họ đã được định hình từ trong
suy nghĩa, ý tưởng. Tuy nhiên với những người đang học nghề và mới theo nghề thì
việc đưa ra một quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí đa phương tiện là cần thiết. Khi
ứng dụng quy trình này một cách thành thạo và trở thành kỹ năng thành thục thì quá 76
trình sáng tạo tác phẩm truyền thông sẽ trở nên linh hoạt theo nhu cầu của mỗi cá nhân.
Hiện nay có nhiều tác phẩm báo chí đa phương tiện được thực hiện một cách
trực tuyến hay trực tiếp. Tuy nhiên, để có thể thực hiện trực tuyến, trực tiếp vẫn đòi
hỏi phóng viên phải xác định được đề tài, chủ đề và có kế hoạch từ trước. Vì vậy,
hoạt động sáng tạo của phóng viên báo chí đa phương tiện luôn được ứng biến một
cách nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo mang đến cho công chúng những thông tin
khách quan, chân thực có giá trị, h ấp dẫn và lôi cuốn.
3.3.1. Nghiên cứu nhu cầu của công chúng
Để một tác phẩm báo chí đa phương tiện thu hút được công chúng thì việc đầu
tiên nhà báo cần phải nắm được nhu cầu của công chúng: họ cần gì, họ muốn gì? và
làm thế nào để họ đón nhận tác phẩm của mình một cách hào hứng. Một tác phẩm
báo chí đa phương tiện thực sự trở thành bài báo khi nó được công chúng chú ý tới.
Ngày nay, các cơ quan báo chí truyền thông đa phương tiện đều thực hiện cơ
chế tự chủ về tài chính, do đó, công chúng chính là khách hàng của cơ quan báo chí
truyền thông. Họ là người trực tiếp hoặc gián tiếp trả tiền mua và sử dụng các sản
phẩm dịch vụ báo chí truyền thông. Công chúng chính là nguồn sống của các cơ
quan báo chí truyền thông. Vì vậy, việc nghiên cứu nhu cầu của công chúng đối với
mỗi phóng viên nhà báo là cần thiết trước khi lựa chọn và tiến hành sáng tạo tác
phẩm báo chí đa phương tiện.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, số lượng các cơ quan báo chí truyền
thông đa phương tiện ngày càng tăng lên đồng nghĩa với việc tin tức tràn ngập trên
Internet, công chúng có nhiều cơ hội và quyền lựa chọn thôn g tin mà mình cập nhật.
Bên cạnh đó, báo chí chính thống cũng đang phải cạnh tranh gay gắt với mạng xã
hội, nhà báo chuyên nghiệp đang bị thách thức với nhà báo nhân dân, nhà báo công
dân. Bởi vậy, để tác phẩm báo chí đa phương tiện thu hút sự quan tâm của công
chúng thì nhà báo, phóng viên phải biết lựa chọn những chủ đề hấp dẫn nhưng lại
không được đi lạc hướng với tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí. Để nghiên cứu
và phán đoán được nhu cầu của công chúng, phóng viên, nhà báo có thể dựa vào một số gợi ý như sau:
+ Theo nhu cầu của công chúng đám đông trên nền tảng dòng thông tin thời sự chính thống. 77
+ Hiểu được tâm lý mong muốn tiếp nhận thông tin ngắn gọn, xúc tích nhưng trực quan, sinh động.
+ Thông tin đảm bảo nhanh nhậy, khách quan, chân thực. + Thông tin đa chiều.
3.3.2. Xác định đề tài, chủ đề
Đối với bất cứ một bài báo nào thì công việc đầu tiên của phóng viên là phải
xác định đề tài, chủ đề. Đây là một trong những công việc quan trọng nhằm giúp
phóng viên có được định hướng một cách rõ ràng. Thực chất đây chính là ý tưởng của bài báo.
Việc lựa chọn đề tài, chủ để có thể từ nhiều nguồn khác nhau:
- Từ Ban biên tập giao theo sự phân công: Dựa trên yêu cầu nội dung của tòa
soạn và căn cứ vào lĩnh vực mà phóng viên đảm nhiệm, trưởng phòng, trưởng ban –
người phụ trách trực tiếp của phóng viên sẽ giao cho phóng viên một đề tài nào đó
theo sự phân công. Đó có thể là các đề tài để có “bài đinh” cho tờ báo khi đăng tải
hoặc cũng có thể là đề tài quá lớn cần nhiều người thực hiện. Hay cũng có thể đó là
các tin, bài làm theo giấy mời dựa trên định hướng tuyên truyền, chương trình đã có kế hoạch…
- Tự tìm kiếm đề tài: Về bản chất thì việc phóng viên tự tìm kiếm đề tài vẫn là
công việc thường xuyên. Nhiều người cho rằng nhà báo giỏi là nhà báo luôn tự mình
tìm kiếm đề tài để lên ý tưởng cho bài viết. Vậy phóng viên, nhà báo có các cách
thức để tìm đề tài thông qua những nguồn sau đây:
+ Đi thực tế cơ sở: Đây là một trong những nguồn thông tin sinh động và đa
dạng nhất. Dưới sự quan sát, lắng nghe, tìm hiểu của nhà báo ở mọi nơi sẽ có những phát hiện mới.
+ Từ các phương tiện truyền thông đại chúng (như báo in, phát thanh, truyền
hình, tờ rơi, quảng cáo, các trang mạng xã hội: facebook, Tik o T k, Intasgram, Blog, ...).
+ Từ quần chúng nhân dân
+ Từ các mối quan hệ xã hội (bạn bè, người thân, cộng tác viên…)
+ Từ các cơ quan công quyền, các tổ chức xã hội
+ Từ các nguồn tin của nước ngoài
Xác định đề tài, chủ đề của mỗi nhà báo thể hiện sự nhạy bén trong nghề. Để có
thể tìm kiếm và phát hiện được những chủ đề hay có ý nghĩa xã hội đòi hỏi nhà báo 78
luôn phải trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, theo dõi sát tình hình thời sự và đặc biệt là
tăng cường đi thực tế. Như vậy mới có thể phát hiện ra được những đề tài hay, “đắt” và “độc quyền”.
Ví dụ như: nhóm phóng viên trẻ của Truyền hình Người đưa tin đã lăn lộn suốt
một tháng liền (giữa tháng 3/2019 đến giữa tháng 4/2019) tại cổng bệnh viện Bạch
Mai – Hà Nội để quan sát, thu thập thông tin thực hiện loạt phóng sự với chủ đề “30
ngày săn băng nhóm móc túi” gồm 4 tập: Tập 1: Lật mặt; Tập 2: Phục kích; Tập 3:
Cất lưới; Tập 4: End Game.
Loạt phóng sự đã vạch trần hành vi của băng nhóm dàn cảnh để móc túi vô
cùng chuyên nghiệp. Hàng trăm người dân nghèo khổ đã bị móc mất tiền bạc, của
cải khi đi khám bệnh. Phóng sự đã gây được nhiều sự chú ý của công chúng.
Hình 3.4. Loạt phóng sự “30 ngày săn băng nhóm móc túi” đăng tải trên Youtube
Truyền hình người đưa tin thu hút được sự quan tâm của công chúng
Nguồn: https://www.youtube.com/user/quangkhoi141
3.3.3. Thu thập và xử lý thông tin, tư liệu
Khi đã xác định được chủ đề của tác phẩm, phóng viên, nhà báo sẽ tiến hành
công việc tiếp theo là thu thập thông tin. Mỗi phóng viên, nhà báo có những cách thu
thập thông tin các nhiều nguồn khác nhau như: Internet, báo, sách, mạng xã hội, các
bản báo cáo, đi thực tế… Tuy nhiên, thông thường để thu thập thông tin một cách
xác thực, đòi hỏi phóng viên, nhà báo cần phải đến tận nơi có con người, sự việc liên
quan trực tiếp, gián tiếp tới chủ đề và thực hiện các phương pháp để thu thập thông
tin. Đây còn là cơ hội để phóng viên, nhà báo phát hiện thêm nhiều đề tài mới.
Khi tiến hành thu thập thông tin và xử lý thông tin tư liệu, phóng viên cần sử
dụng những phương pháp sau: 79
- Phương pháp quan sát: Quan sát là hình thức tiếp xúc trực tiếp của nhà báo
với hiện thực muốn xem xét. Mục đích và trình độ quan sát của nhà báo sẽ tỉ lệ thuận
với lượng thông tin, độ chính xác của thông tin quan sát.
Đối với phóng viên, quan sát là phương pháp khai thác tài liệu, thu thập thông
tin rất cơ bản, thu thập được thông tin sống động, chi tiết đặc sắc làm tăng độ tin cậy
và hấp dẫn, tiết kiệm lời trong tác phẩm. Đối với phóng viên, nhà báo hoạt động
trong báo chí đa phương tiện, quan sát là phương pháp có ảnh hưởng rất lớn đến chất
lượng tác phẩm, bởi đối với tác phẩm đa phương tiện, trước hết là ưu tiên sử dụng
nhiều ngôn ngữ thể hiện: video, âm thanh, ảnh…
Quan sát là con đường ngắn nhất để nắm bắt thông tin thực tại, giúp phóng
viên, nhà báo có cơ sở để khẳng định hoặc phủ định sự vật, hiện tượng, phân biệt sự
vật này với sự vật khác.
Bên cạnh những ưu điểm, phương pháp quan sát còn có một số hạn chế. Đó là
quan sát dễ mang lại tính cục bộ và bị hạn chế bởi tầm nhìn, góc nhìn của mỗi phóng
viên, nhà báo; do không có điều kiện quan sát quá trình mà thường quan sát thời
điểm nên nhiều khi chỉ thấy hiện tượng mà không nắm được bản chất. Quan sát dễ
mang tính chủ quan bởi nó phụ thuộc vào nhãn quan chính trị, trình độ quan sát.
Trong quá trình quan sát phóng viên, nhà báo có thể áp dụng một số các dạng quan sát sau:
+ Quan sát trong cuộc: Quan sát trong cuộc là người quan sát tham gia vào hoạt
động của nhóm người mà anh ta đang nghiên cứu, có khi để làm điều này, anh ta
phải giấu kín mục đích và nghề nghiệp của mình.
+ Quan sát ngoài cuộc: Quan sát ngoài cuộc là đứng ngoài để nghiên cứu.
Người quan sát trong thời điểm này không phải là thành viên trong nhóm, trong quá
trình hay hiện tượng mà anh ta quan sát.
+ Quan sát thời điểm: Người quan sát chỉ quan sát trong một thời gian nhất định.
+ Quan sát quá trình (quan sát liên tục): Quan sát thời điểm dài và theo trục
thời gian diễn biến của sự kiện, hiện tượng, vấn đề.
+ Quan sát chi tiết: Quan sát từng chi tiết cụ thể.
+ Quan sát tổng thể: Là quan sát toàn bộ quá trình diễn biến của sự kiện, sự
việc ở bằng nhiều dạng khác nhau để đưa ra một cái nhìn bao quát nhất.
Để tiến hành quan sát đạt hiệu quả, phóng viên, nhà báo cần xác định rõ mục
đích quan sát (quan sát để làm gì, những thông tin gì cần thu thập). Trong quá trình
quan sát phải tập trung cao độ, phân tích, liên tưởng, chú ý đến những chi tiết lạ hoặc 80
đặc biệt. Ghi lại những hình ảnh, chi tiết quan trọng để làm dữ liệu thông tin cho tác phẩm.
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn là quá trình hỏi – đáp mà ở đó phóng
viên sử dụng các câu hỏi có mục đích để khai thác ý kiến, quan điểm của một hay
một nhóm người. Phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin qua con đường giao
tiếp cá nhân, nhưng trong quá trình này đòi hỏi nhà báo quan tâm tới là cá nhân
người trả lời đó mang đặc điểm chủ quan. Tuy nhiên, trong thực tiễn hoạt động báo
chí, những tư liệu phỏng vấn thu thập được là những người dân – người liên quan
trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự việc, những người có thẩm quyền – thông hiểu những
lĩnh vực cần biết. Khi ấy phóng viên có thể thu thập được nhiều thông tin “khách
quan” một cách dễ dàng, giản tiện và nhanh chóng hơn là bằng cách nghiên cứu tài liệu hay quan sát.
Để thực hiện phỏng vấn, phóng viên, nhà báo thường tiến hành phỏng vấn dưới
hai hình thức sau: Phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn gián tiếp.
+ Phỏng vấn trực tiếp: Đây là dạng phỏng vấn mặt đối mặt. Phóng viên gặp
trực tiếp những người liên quan để lấy ý kiến, quan điểm của họ về vấn đề, sự việc
liên quan đến chủ đề của tác phẩm. Phỏng vấn trực tiếp không chỉ giúp cho phóng
viên thu nhận được ý kiến mà còn nhận được cả thông tin về tâm trạng, thái độ, cảm
xúc trong quá trình phỏng vấn.
+ Phỏng vấn gián tiếp: Đây là hình thức phỏng vấn được thông qua một
phương tiện kỹ thuật, cách thức khác. Phỏng vấn gián tiếp bao gồm:
- Phỏng vấn anket: Với hình thức này, phóng viên đặt ra hệ thống câu hỏi có kèm
các phương án trả lời, người được phỏng vấn chỉ cần tích vào phương án trả lời họ cho
là phù hợp nhất. Kết quả phỏng vấn, phóng viên sẽ chỉ thu được các ý kiến theo chủ
quan của mình mà không khai thác được quan điểm độc đáo, những thông tin bộc lộ
bằng cảm xúc, ngữ điệu cử chỉ như khi thực hiện phỏng vấn mặt đối mặt.
- Phỏng vấn qua điện thoại: Với sự phát triển của công nghệ, ngày nay phóng
viên có thể phỏng vấn qua điện thoại bằng cách gọi trực tiếp thông qua hình ảnh
(video call): Hình thức này gần giống với phỏng vấn trực tiếp, có nghĩa là phóng
viên và người được phỏng vấn nhìn thấy nhau, thấy được cảm xúc, thái độ…. Tuy
nhiên, tương tác giữa phóng viên và người được phỏng vấn bị giới hạn bởi khoảng
cách không gian. Khi thực hiện hình thức phỏng vấn này sẽ rút ngắn được thời gian
phỏng vấn nhưng thường chỉ áp dụng đối với người được phỏng vấn ở quá xa khi
phóng viên không có điều kiện phỏng vấn trực tiếp hoặc một lý do khách quan, chủ
quan nào đó không thể gặp trực tiếp. 81
- Phỏng vấn qua thư điện tử: Phóng viên gửi hệ thống câu hỏi đến địa chỉ thư
điện tử của người được phỏng vấn. Người phỏng vấn sẽ trả lời các câu hỏi này dưới
một trong các hình thức sau: văn bản hoặc dữ liệu âm thanh (file audio), hình ảnh
(video). Việc lựa chọn hình thức trả lời như thế nào là sự thỏa thuận giữa phóng viên
và người được phỏng vấn. Khi ấy người được phỏng vấn sẽ tự mình trả lời câu hỏi
và gửi lại cho phóng viên qua thư điện tử.
Mỗi hình thức phỏng vấn sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau, việc lựa chọn
hình thức phỏng vấn nào sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của phóng viên. Tuy nhiên, một
yêu cầu đặt ra đối với các phóng viên đa phương tiện khi tiến hành phỏng vấn là cần
phải sử dụng các phương tiện kỹ thuật để lưu lại những dữ liệu phục vụ cho quá trình
sử dụng và hoàn thiện tác phẩm.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Theo tác giả Nguyễn Như Ý (2007), tài
liệu bao gồm: sách báo, các văn bản giúp ta tìm hiểu vấn đề (như tài liệu học tập, tài
liệu tham khảo…). Còn quan niệm tài liệu trong báo chí bao gồm: văn bản, băng đĩa hình, tiếng…
Đây là hình thức cọ xát với việc hiện thực có tính chất gián tiếp và “khách
quan”. Căn cứ vào đó, một số nhà nghiên cứu cho rằng phương pháp nghiên cứu tài
liệu đảm bảo tính khách quan cao hơn so với phương pháp phỏng vấn. Phương pháp
nghiên cứu tài liệu không phụ thuộc vào hoàn cảnh nghiên cứu, tài liệu vẫn chứa
đựng một cách khách quan trong mình lượng thông tin trước sau như một.
Căn cứ vào tính chất thông tin có thể chia tư liệu thành các dạng như sau: Tài
liệu mang tính chất khái quát: Báo cáo tổng kết, sơ kết…; Tài liệu chi tiết: Báo cáo
tài chính, báo cáo kết quả học tập, đơn hàng, chứng từ, hợp đồng; Tài liệu mang tính
chất định hướng: Chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, chính sách…; Tài liệu cung cấp kiến thức.
Căn cứ vào tính chất pháp lý, tư liệu có thể chia thành các dạng: Tài liệu mang
tính pháp lý: của các cơ quan, tổ chức; tài liệu không mang tính pháp lý: của cá
nhân, thậm chí nặc danh.
Để phương pháp nghiên cứu tài liệu đạt hiệu quả đòi hỏi phóng viên phải xác
định rõ nguồn văn bản, xác định tính pháp lý của văn bản, đọc khái quát rồi đọc chi
tiết văn bản, ghi nhận những vấn đề cần quan tâm, phân tích tính logic của tài liệu.
Bên cạnh đó, phóng viên cần phân tích độ chính xác, tin cậy của tài liệu, tìm tòi, phát
hiện và ghi nhận những chi tiết quan trọng, đặc sắc trong tài liệu, đánh dấu những tài
liệu có liên quan cần nghiên cứu tiếp, không được định kiến, áp đặt chủ quan khi nghiên cứu tài liệu 82
Mỗi phương pháp thu thập và xử lý thông tin tư liệu đều có những mặt tích cực
và hạn chế. Do đó, phóng viên không nên tuyệt đối hóa một phương pháp nào. Tuy
nhiên, khi sáng tạo tác phẩm báo chí đa phương tiện phóng viên nên sử dụng nhiều
phương pháp để thu thập được thông tin một cách hiệu quả và đa dạng. Không được
thiên vị, định kiến trong khi khai thác tài liệu. Cần tuân thủ các nguyên tắc đạo đức,
văn hóa khi thực hiện các phương pháp thu thập thông tin.
3.3.4. Lập dàn bài
Dàn bài giống như kịch bản của một tác phẩm được phác thảo mà ở đó câu
chuyện được phóng viên chuyển tải tới công chúng. Về bản chất thì đây là đề cương
giúp phóng viên đi đúng hướng khi bắt tay vào sáng tạo tác phẩm. Dàn bài giúp cho
phóng viên định hình ra được các phần, các đoạn để triển khai tác phẩm một cách
nhanh chóng, đảm bảo sự mạch lạc, tránh trùng lặp, thiếu sót, hoặc mâu thuẫn giữa các ý, chi tiết.
Từ dàn ý đến tác phẩm báo chí đa phương tiện hoàn chính là một khoảng cách
cũng giống như từ kịch bản đến khi hoàn thiện một tác phẩm video. Có rất nhiều yếu
tố khách quan và chủ quan tác động có thể dẫn đến sự thay đổi kết cấu bố cục, chi
tiết của tác phẩm. Vì vậy, v ệ
i c lập dàn bài là cần thiết và mang tính chất sơ bộ,
không phải cố định mà nó có thể chỉnh sửa, bổ sung thay đổi bất cứ khi nào. Điều là
phù hợp với tính sáng tạo trong công việc của phóng viên báo chí.
Việc lập dàn ý cho một tác phẩm báo chí đa phương tiện của mỗi phóng viên có
những quan niệm khác nhau, nhiều phóng viên cho rằng họ không cần lập dàn bài
trước mà sáng tạo luôn bởi ý tưởng của họ đã có sẵn trong đầu, nhưng có những
phóng viên lại lập dàn bài một cách cụ thể, cẩn thận, chi tiết. Tuy nhiên, điều này
còn phụ thuộc vào kinh nghiệm, kỹ năng sáng tạo của mỗi phóng viên, nhưng đối
với những phóng viên mới vào nghề, chưa có nhiều kỹ năng kinh nghiệm thì việc lập
dàn bài là hết sức cần thiết để hoàn thiện tác phẩm đạt yêu cầu chất lượng của cơ quan báo chí.
3.3.5. Thể hiện tác phẩm báo chí đa phương tiện
Đây là khâu cụ thể hóa của dàn ý thành một tác phẩm báo chí đa phương tiện
hoàn chỉnh. Lúc này phóng viên huy động tối đa những thông tin, tư liệu thu thập
được: hình ảnh, video… kết hợp với phương thức diễn đạt, vốn từ vựng để làm nổi
bật nội dung chính của câu chuyện.
Theo Peter Eng và Jeff Hodson (2007) đã từng chỉ ra “Viết bài là một tiến trình
không phải chỉ bắt đầu khi người phóng viên ngồi xuống trước máy chữ hay máy 83
tính. Viết cần đến suy nghĩ. Bắt đầu ngay từ khi phóng viên nghĩ ra đề tài, liên tục
tiến triển qua giai đoạn đưa tin: tìm nòng cốt câu chuyện, hỏi các câu hour, thu thập
các chi tiết. Phóng viên suy nghĩ về các dữ liệu ngay khi đang thu lượm tin tức, rồi
phân tích về sữ liệu đó để xem những thông tin nào hợp với câu chuyện và những
thông tin nào không. Sau cùng, phóng viên sắp xếp các dữ liệu đó sao cho mạch lạc
để người đọc có thể hiểu rõ ràng”.
Trong quá trình sáng tạo, phóng viên có thể điều chỉnh thêm bớt các chi tiết mà
dàn ý đã phác thảo, thậm chí có thể thay đổi hoàn toàn kết cấu, bố cục so với những
dự kiến ban đầu. Tuy nhiên cần tuân thủ tôn chỉ mục đích và phong cách của cơ
quan báo chí đa phương tiện, các yêu cầu về đặc trưng của loại hình báo chí đa phương tiện, thể l ạ
o i, dung lượng, hình thức tổng thể của trang báo.
Mỗi phóng viên báo chí đa phương tiện có những ý đồ sáng tạo khác nhau,
không có một công thức khuôn mẫu nào. Tuy nhiên, với phóng viên báo chí đa
phương tiện còn đòi hỏi phải có kỹ năng xử lý ảnh, video, audio, tạo hộp thông tin,
từ khóa… cho tác phẩm. Do đặc trưng về tính phi định kỳ nên cho phép tác phẩm
được cập nhật thông tin nhanh chóng, thậm chí có thể trực tuyến, trực tiếp. Vì vậy,
đòi hỏi phóng viên báo chí đa phương tiện phải xử lý tác phẩm thật nhanh nếu không
sự việc, sự kiện, thông tin sẽ trôi qua mất và không còn độc quyền.
Trong một số trường hợp, khi có các sự kiện lớn của đất nước, những tin tức
đòi hỏi phải cập nhật thông tin nhanh thì phóng viên phải sáng tạo và xuất bản ngay
tại chỗ trong một khoảng thời gian ngắn. Ông Nguyễn Kim Trung – Thư ký tòa soạn
VietNamNet chia sẻ trên báo Sinh viên Việt Nam số 25 ngày 23/6/2003: “Trong
những trường hợp có sự k ệ
i n và đang diễn tiến như họp Quốc hội chẳng hạn, tòa
soạn phải thiết lập một đường line riêng, kết nối Internet về thẳng tòa soạn, cử theo
một người trong Ban thư ký tòa soạn đi cùng phóng viên tiến hành nhập tin và vừa
viết vừa xử lý, xuất bản ngay tại chỗ. Tất cả chỉ mất khoảng 5 phút. Sau đó phải cập
nhật liên tục chính bản tin đó, sửa khoảng 6 lần”.
Sau khi hoàn thiện tác phẩm, các phóng viên sẽ đăng nhập vào hệ thống phần
mềm kho lưu trữ tin bà ivà tiến hành lưu trữ tác phẩm của mình vào cơ sở dữ liệu
của tòa soạn. Tại đây, tác phẩm sẽ được lưu ở chế độ chưa kiểm duyệt. Họ phải thực
hiện mọi thao tác như: chỉnh sửa ảnh, chèn tin bài, ảnh và chú thích ảnh, tạo box
thông tin (nếu có), chèn file video, file audio (nếu có), lưu vào vị trí chọn đăng… sau
đó chọn mục cần đăng như: mục chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục, văn hóa – xã
hội… trước khi gửi cho trưởng ban. Ngay sau đó tác phẩm được ghi vào server. 84
Phần mềm quản lý nội dung phân quyền rất cụ thể. Ví dụ như phóng viên chỉ
có quyền đưa tác phẩm lên mà không thể biên tập sau khi chỉnh sửa. Ban biên tập có
quyền vào và biên tập, sửa chữa. Trưởng ban có quyền xóa bài. Thư ký tòa soạn có
quyền đăng bài trong phạm vi, lĩnh vực mình phụ trách. Tổng thư ký tòa soạn, tổng
biên tập có quyền đăng bài, xóa bài bất cứ lúc nào.
3.3.6. Theo dõi, tiếp nhận và xử lý phản hồi
Đây là công đoạn cuối cùng, đóng vai trò quan trọng và cần thiết góp phần
đánh giá hiệu quả của tác phẩm báo chí đa phương tiện. Tiếp nhận thông tin phản hồi
từ công chúng góp ý giúp cho báo chí đa phương tiện thực hiện tốt hơn chức năng và
nhiệm vụ của mình, đồng thời công việc này cũng giúp tòa soạn nhận thức rõ hơn sự
cần thiết phải cải tiến chất lượng nội dung, hình thức của tác phẩm, sản phẩm báo
chí, cải thiện kỹ năng, lề lối làm việc, nâng cao trách nhiệm xã hội của các nhà báo.
Trong các toàn soạn báo chí đa phương tiện, thưởng có Trưởng Ban bạn đọc
hoặc phóng viên chuyên trách công tác bạn đọc, trực tiếp làm công tác theo dõi, tiếp
nhận và xử lý phản hồi của công chúng.
Theo Đinh Văn Hường (2004) chỉ ra các công việc cụ thể theo dõi, tiếp nhận và
xử lý phản hồi gồm những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, tiếp nhận và phân loại thư bạn đọc có thể chia làm 5 loại thư: Thư
phản ánh tình hình thực tế ở địa phương, cơ sở, thư hỏi về các vấn đề trong cuộc
sống; đơn, thư tố cáo, khiếu nại…; thư là tin bài, ảnh… gửi để đăng báo; thư góp ý
đề nâng cao nội dung, hình thức của tác phẩm, tờ báo. Tùy vào nội dung yêu cầu,
chất lượng của thư, bộ phận bạn đọc sẽ cho đăng tải, chuyển cho các bộ phận chuyên
môn khác giải quyết hoặc cử phóng viên trực tiếp đi điều tra.
Mỗi phóng viên nhà báo đều luôn ý thức rằng mỗi tác phẩm báo chí được đăng tải
là mối quan hệ giữa tòa soạn, nhà báo với công chúng bắt đầu được thiết lập. Vì vậy, đòi
hỏi nhà báo phải có đạo đức và trách nhiệm trong mỗi tác phẩm cung cấp tới công chúng.
Do đó, những phản hồi của công chúng gửi tới nhà báo, cơ quan báo chí phải được tôn
trọng và ứng xử có văn hóa. Đây cũng là cơ hội tốt để nâng cao uy tín của cơ quan báo
chí và sự yêu mến công chúng. Công việc này cũng giúp tờ báo phát triển nguồn
nhân lực vô tận. Bởi dù ở một tờ báo có nhiều người đến đâu cũng không thể có mặt
ở khắp nơi và biết được mọi điều. Tờ Miền Tây nước Pháp (Ouest-France) có một
quy định đối với phóng viên, biên tập viên của mình: Ba ngày là thời hạn tối đa phải
trả lời thư của công chúng gửi đến toàn soạn và chính điều đó, mạng lưới cộng tác
viên của tờ báo rất hùng hậu. 85