Tài liệu những mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh | Học viện Ngoại Giao Việt Nam

Tài liệu những mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh | Học viện Ngoại Giao Việt Nam. Tài liệu gồm 3 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:
Trường:

Học viện Ngoại giao 0.9 K tài liệu

Thông tin:
3 trang 5 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tài liệu những mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh | Học viện Ngoại Giao Việt Nam

Tài liệu những mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh | Học viện Ngoại Giao Việt Nam. Tài liệu gồm 3 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

81 41 lượt tải Tải xuống
Những Mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh
Chiến tranh lạnh kết thúc, trật t hai cực Ianta giải thể với sự sụp đổ của chủ nghĩa xã
hội ở Liên và các nước Đông Âu. So sánh lực lượng trên bình diện toàn cầu từ ch
cân bằng giữa hai hệ thống chính trị - xã hội đối lập nay chuyển sang trạng thái mất cân
bằng theo hướng có lợi cho phương Tây.
Tuy nhiên, tình hình quốc tế đã không phát triển một cách hnh, ổn đnh như
người ta mong đợi. Sự đối đầu Đông - Tây về hệ tư tưởng, chính trị, quân sự, kinh tế…
đã từng chi phối đời sống quốc tế trong suốt thời chiến tranh lạnh, nay được chuyển
hoá dưới những hình thức khác, bên cạnh sự nổi lên của những mâu thuẫn mới. Sự vận
động của các mâu thuẫn này sẽ quyết định diện mạo của trật tự thế giới và xu hướng phát
triển của quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh.
Trước hết, đó là mâu thuẫn giữa các nước lớn xung quanh việc thiết lập một trật
tự thế giới mới.
Khác với các trt t thế giới trước đây thường được thiết lập ngay sau khi chiến tranh
kết thúc, trật tự thế giới mới đã không thể ra đời ngay sau khi Liên Xô tan rã. Mặc dù
Tổng thống Mĩ Busơ (cha) năm 1991 đã tuyên bố về mt trật tự thế gii đơn cực do
chi phối, nhưng thực tế lịch sử đã không diễn ra theo ý muốn của Mĩ. Liên Xô tan
nhưng Liên bang Nga vẫn tiếp tục tồn tại với tim lực quân sự kế thừa Liên cũ và
không phải là mt cường quốc bại trận để chấp nhận mt trật tự thế gii do Mĩ áp đặt.
Các trung tâm kinh tế, các cường quốc khu vực như Tây Âu, Nhật Bản, Trung Quốc…
không ngừng ln mạnh và cố gắng tạo cho mình một vị thế đáng kể để chia sẻ quyn lực
chi phối đời sống chính tr quốc tế.
Trong lúc các cường quốc đang nổi lên thì Mĩ vẫn là mt siêu cường, một cường
quốc vượt tri và là cường quốc duy nhất có ảnh hưởng ở cấp độ toàn cầu. Nước Mĩ vừa
trải qua mt chu kì tăng trưởng dài nhất trong lịch sử nước này (1992 - 2001), vi tc đ
tăng trưởng kinh tế cao (từ 3 đến 4%), chỉ số thất nghiệp thấp, mức lm phát thấp. Với số
dân chỉ bằng 4,7% dân số thế giới, nhưng nước Mĩ chiếm trên 30% GDP toàn cầu, với
khoảng 10.000 tỉ đôla hàng năm, bằng GDP của tt cả các nước thành viên Liên minh
châu Âu (EU) cng lại. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, sức mnh tổng hợp của
(gồm 7 nh vực: kinh tế, quân sự, khoa hc công nghệ, tài nguyên thiên nhiên, chính
trị, xã hi, ảnh hưởng trên trường quốc tế) lớnn hai lần Nhật Bản và hơn bn lần
Trung Quốc. Với sự giải thể Liên bang Xô viết, Mĩ không còn đối thủ cạnh tranh và có
mưu đồ thiết lập trật tự thế gii mt cực. Nhằm đạt được mục tiêu chiến lược ngăn chặn
không cho cường quốc nào, dù là đồng minh hay đối thủ vươn lên tch thức vai tsiêu
cường của mình, Mĩ thực hin chính sách đối ngoại đơn phương, chà đạp lênc nguyên
tắc của luật pháp quốc tế, coi thường các tổ chức quốc tế, kể cả Liên Hợp Quốc và chỉ li
dụng các tổ chức này khi cần thiết lợi ích của Mĩ. Mĩ cho trin khai hệ thống phòng thủ
tên lửa chng tên la (NMD), rút ra khỏi hiệp ước ABM, t chi không phê chuẩn Hiệp
ước cấm thử vũ khí hạt nhân… Chiến lược xây dựng mt thế gii đơn cực do chi phối
được bắt đầu ngay sau chiến tranh lạnh và được thể hiện bằng những biện pháp cứng rắn,
công khai hơn trong thời kì cầm quyền của Tổng thng Busơ (con).
Trong bối cảnh đó, sự kiện nước Mĩ bị tấn công khủng bố ngày 11 - 9 - 2001 là mt
đòn choáng váng thúc đẩy mnh mẽ hơn nữa âm mưu thiết lập trật tự đơn cực của Mĩ.
Sau khi mất ngọn cờ “chng cộng” để tập hợp lực lượng trong chiến tranh lạnh, Mĩ đưa
ra chiêu bài thành lập liên minh chống khng bố quốc tế để tập hợp lực lượng nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho việc nh thành một trật tự thế giới mới do Mĩ chi phối.
Sự kiện 11 - 9 - 2001 được dùng để biện minh cho quyết định sử dụng lực lượng
quân sự phát đng cuộc chiến tranh chớp nhoáng ở Áp-ga-nix-tan (10 - 2001) và cuc
chiến tranh Irắc (3 - 2003) của Mĩ, bất chấp sự phn đối của dư luận quốc tế. Mĩ đã lợi
dụng cuộc chiến chng khủng b để tăng cường sức mạnh và thực hiện mục tiêu chiến
lược lâu dài bá chthế gii của mình. Chủ nghĩa đơn phương, ý đồ thiết lập trật tự thế
giới đơn cực của Mĩ đã vấp phi sự chống đối không những của các nước lớn như Pháp,
Đức, Nga, Trung Quốc… mà còn của hầu hết các quốc gia trên thế gii. Phong trào
chống chiến tranh, chng chính sách hiếu chiến của Mĩ ở Irắc lan rộng khắp thế giới.
Mâu thuẫn giữa chủ trương xây dựng thế giới đơn cực do Mĩ chi phối với yêu cầu thiết
lập mt trật t đa cực của các nước lớn và cộng đồng quốc tế là mt trong những mâu
thuẫn cơ bản trong quan hệ quốc tế thời kì sau Chiến tranh lạnh.
Th hai là mâu thuẫn về lợi ích dân tộc.
Lợi ích dân tộc là tiêu c hàng đầu của các quốc gia trong vic giải quyết các vấn đề
quốc tế. Tuy nhiên, trong thời kì chiến tranh lạnh, khi thế giới bị chia làm hai phe do hai
siêu cường khng chế, lợi ích dân tộc nhiều khi bị đặt xuống dưới, thậm chí bị hi sinh để
bảo v“lợi ích quốc tế” của mi phe. Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, lợi ích dân tộc
được đặt lênng đầu. Mỗi quốc gia dù ln hay nhỏ đều xuất phát từ lợi ích dân tộc để
thhin quan điểm, thái độ riêng đối với các vấn đề quốc tế. Thực tế cho thấy, điều đó
được thể hiện trong thái độ của các nước đối với các vấn đề quốc tế ln hin nay như:
vấn đề chng khng bố quốc tế, cuc chiến tranh Áp-ga-nix-tan, chiến tranh Irắc, vai t
của Liên Hợp Quốc, vấn đề môi trường, vấn đề hạt nhân, nhân quyền… và hàng loạt
những vấn đề khác. Sự tập hợp lực lượng trở nên cơ động, linh hoạt, tuỳ theo từng vn
đề, từng thi đim trong quan hệ quốc tế, không phân biệt chế độ chính tr - hội khác
nhau, trên cơ sở đảm bảo tốt nhất cho lợi ích dân tộc.
Thứ ba là mâu thuẫn về sắc tộc, n giáo.
Đâymâu thuẫn đã từng tồn tại từ lâu đời trong lịch sử nhân loại. Xung đột sắc tộc,
n giáo vốn được biết đến như những hậu quả của chính sách chia để tr” của chủ nghĩa
thực dân, đồng thờin bắt nguồn t sự bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, văn hoá, việc
tranh giành ảnh hưởng quyền lực giữa các nhóm sắc tộc, sự xúi giục, kích động của mt
số thế lực bên ngoài
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, trong xu thế dân chủ, đa nguyên, đa đảng, các cuộc
xung đột sắc tộc, tôn giáo bùng nổ, lan rộng và diễn ra ngày càng quyết liệt ở các khu vực
khác nhau trên thế giới. Trong đó, chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan có điều kiện tăng cường
hoạt đng và trở thành nguồn gốc của chnghĩa khng bquốc tế hiện nay. Xu hướng
chính của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan là chống Mỹ và các nước phương Tây thân Mĩ,
nhưng lấy thủ đoạn khng bố làm vũ khí. Chính sách đối ngoại hiếu chiến của chính
quyền Mĩ đã khiến cho Mĩ trở thành đối tượng của chủ nghĩa khủng bố ở khắp mi nơi
trên thế giới. Khủng b quốc tế có tác động mnh mẽ đến quan hệ quốc tế, gây bất ổn
định trong nội bộ quốc gia, đồng thời tác động đến hoà bình, an ninh khu vực nói riêng và
trên thế giii chung. Tình hình sẽ trở nên đặc biệt phức tạp khi khủng bố và chng
khủng bố trở thành công cụ của nhà nước này chống lại nhà nước kc, làm căng thẳng
quan hệ quốc tế.
Th tư là mâu thuẫn về hệ tư tưởng.
Đã n 10 năm trôi qua sau khi chiến tranh lạnh kết thúc. Liên Xô tan rã, nhưng mâu
thuẫn về ý thức hệ không thế mà mất đi. Trên bình diện quốc tế, các nước tư bn chủ
nghĩa đứng đầu là Mĩ vẫn chưa từ bỏ ý đồ thực hiện diễn biến hnh” với các nước
hội chủ nghĩa còn li như Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Bắc Triều Tiên…
| 1/3

Preview text:

Những Mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh
Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực Ianta giải thể với sự sụp đổ của chủ nghĩa xã
hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu. So sánh lực lượng trên bình diện toàn cầu từ chỗ
cân bằng giữa hai hệ thống chính trị - xã hội đối lập nay chuyển sang trạng thái mất cân
bằng theo hướng có lợi cho Mĩ và phương Tây.
Tuy nhiên, tình hình quốc tế đã không phát triển một cách hoà bình, ổn định như
người ta mong đợi. Sự đối đầu Đông - Tây về hệ tư tưởng, chính trị, quân sự, kinh tế…
đã từng chi phối đời sống quốc tế trong suốt thời kì chiến tranh lạnh, nay được chuyển
hoá dưới những hình thức khác, bên cạnh sự nổi lên của những mâu thuẫn mới. Sự vận
động của các mâu thuẫn này sẽ quyết định diện mạo của trật tự thế giới và xu hướng phát
triển của quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh.
Trước hết, đó là mâu thuẫn giữa các nước lớn xung quanh việc thiết lập một trật
tự thế giới mới
.
Khác với các trật tự thế giới trước đây thường được thiết lập ngay sau khi chiến tranh
kết thúc, trật tự thế giới mới đã không thể ra đời ngay sau khi Liên Xô tan rã. Mặc dù
Tổng thống Mĩ Busơ (cha) năm 1991 đã tuyên bố về một trật tự thế giới đơn cực do Mĩ
chi phối, nhưng thực tế lịch sử đã không diễn ra theo ý muốn của Mĩ. Liên Xô tan rã
nhưng Liên bang Nga vẫn tiếp tục tồn tại với tiềm lực quân sự kế thừa Liên Xô cũ và
không phải là một cường quốc bại trận để chấp nhận một trật tự thế giới do Mĩ áp đặt.
Các trung tâm kinh tế, các cường quốc khu vực như Tây Âu, Nhật Bản, Trung Quốc…
không ngừng lớn mạnh và cố gắng tạo cho mình một vị thế đáng kể để chia sẻ quyền lực
chi phối đời sống chính trị quốc tế.
Trong lúc các cường quốc đang nổi lên thì Mĩ vẫn là một siêu cường, một cường
quốc vượt trội và là cường quốc duy nhất có ảnh hưởng ở cấp độ toàn cầu. Nước Mĩ vừa
trải qua một chu kì tăng trưởng dài nhất trong lịch sử nước này (1992 - 2001), với tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao (từ 3 đến 4%), chỉ số thất nghiệp thấp, mức lạm phát thấp. Với số
dân chỉ bằng 4,7% dân số thế giới, nhưng nước Mĩ chiếm trên 30% GDP toàn cầu, với
khoảng 10.000 tỉ đôla hàng năm, bằng GDP của tất cả các nước thành viên Liên minh
châu Âu (EU) cộng lại. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, sức mạnh tổng hợp của
Mĩ (gồm 7 lĩnh vực: kinh tế, quân sự, khoa học công nghệ, tài nguyên thiên nhiên, chính
trị, xã hội, ảnh hưởng trên trường quốc tế) lớn hơn hai lần Nhật Bản và hơn bốn lần
Trung Quốc. Với sự giải thể Liên bang Xô viết, Mĩ không còn đối thủ cạnh tranh và có
mưu đồ thiết lập trật tự thế giới một cực. Nhằm đạt được mục tiêu chiến lược ngăn chặn
không cho cường quốc nào, dù là đồng minh hay đối thủ vươn lên thách thức vai trò siêu
cường của mình, Mĩ thực hiện chính sách đối ngoại đơn phương, chà đạp lên các nguyên
tắc của luật pháp quốc tế, coi thường các tổ chức quốc tế, kể cả Liên Hợp Quốc và chỉ lợi
dụng các tổ chức này khi cần thiết vì lợi ích của Mĩ. Mĩ cho triển khai hệ thống phòng thủ
tên lửa chống tên lửa (NMD), rút ra khỏi hiệp ước ABM, từ chối không phê chuẩn Hiệp
ước cấm thử vũ khí hạt nhân… Chiến lược xây dựng một thế giới đơn cực do Mĩ chi phối
được bắt đầu ngay sau chiến tranh lạnh và được thể hiện bằng những biện pháp cứng rắn,
công khai hơn trong thời kì cầm quyền của Tổng thống Busơ (con).
Trong bối cảnh đó, sự kiện nước Mĩ bị tấn công khủng bố ngày 11 - 9 - 2001 là một
đòn choáng váng thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa âm mưu thiết lập trật tự đơn cực của Mĩ.
Sau khi mất ngọn cờ “chống cộng” để tập hợp lực lượng trong chiến tranh lạnh, Mĩ đưa
ra chiêu bài thành lập liên minh chống khủng bố quốc tế để tập hợp lực lượng nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho việc hình thành một trật tự thế giới mới do Mĩ chi phối.
Sự kiện 11 - 9 - 2001 được dùng để biện minh cho quyết định sử dụng lực lượng
quân sự phát động cuộc chiến tranh chớp nhoáng ở Áp-ga-nix-tan (10 - 2001) và cuộc
chiến tranh Irắc (3 - 2003) của Mĩ, bất chấp sự phản đối của dư luận quốc tế. Mĩ đã lợi
dụng cuộc chiến chống khủng bố để tăng cường sức mạnh và thực hiện mục tiêu chiến
lược lâu dài bá chủ thế giới của mình. Chủ nghĩa đơn phương, ý đồ thiết lập trật tự thế
giới đơn cực của Mĩ đã vấp phải sự chống đối không những của các nước lớn như Pháp,
Đức, Nga, Trung Quốc… mà còn của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Phong trào
chống chiến tranh, chống chính sách hiếu chiến của Mĩ ở Irắc lan rộng khắp thế giới.
Mâu thuẫn giữa chủ trương xây dựng thế giới đơn cực do Mĩ chi phối với yêu cầu thiết
lập một trật tự đa cực của các nước lớn và cộng đồng quốc tế là một trong những mâu
thuẫn cơ bản trong quan hệ quốc tế thời kì sau Chiến tranh lạnh.
Thứ hai là mâu thuẫn về lợi ích dân tộc.
Lợi ích dân tộc là tiêu chí hàng đầu của các quốc gia trong việc giải quyết các vấn đề
quốc tế. Tuy nhiên, trong thời kì chiến tranh lạnh, khi thế giới bị chia làm hai phe do hai
siêu cường khống chế, lợi ích dân tộc nhiều khi bị đặt xuống dưới, thậm chí bị hi sinh để
bảo vệ “lợi ích quốc tế” của mỗi phe. Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, lợi ích dân tộc
được đặt lên hàng đầu. Mỗi quốc gia dù lớn hay nhỏ đều xuất phát từ lợi ích dân tộc để
thể hiện quan điểm, thái độ riêng đối với các vấn đề quốc tế. Thực tế cho thấy, điều đó
được thể hiện trong thái độ của các nước đối với các vấn đề quốc tế lớn hiện nay như:
vấn đề chống khủng bố quốc tế, cuộc chiến tranh Áp-ga-nix-tan, chiến tranh Irắc, vai trò
của Liên Hợp Quốc, vấn đề môi trường, vấn đề hạt nhân, nhân quyền… và hàng loạt
những vấn đề khác. Sự tập hợp lực lượng trở nên cơ động, linh hoạt, tuỳ theo từng vấn
đề, từng thời điểm trong quan hệ quốc tế, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác
nhau, trên cơ sở đảm bảo tốt nhất cho lợi ích dân tộc.
Thứ ba là mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo.
Đây là mâu thuẫn đã từng tồn tại từ lâu đời trong lịch sử nhân loại. Xung đột sắc tộc,
tôn giáo vốn được biết đến như những hậu quả của chính sách “chia để trị” của chủ nghĩa
thực dân, đồng thời còn bắt nguồn từ sự bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, văn hoá, việc
tranh giành ảnh hưởng quyền lực giữa các nhóm sắc tộc, sự xúi giục, kích động của một
số thế lực bên ngoài…
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, trong xu thế dân chủ, đa nguyên, đa đảng, các cuộc
xung đột sắc tộc, tôn giáo bùng nổ, lan rộng và diễn ra ngày càng quyết liệt ở các khu vực
khác nhau trên thế giới. Trong đó, chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan có điều kiện tăng cường
hoạt động và trở thành nguồn gốc của chủ nghĩa khủng bố quốc tế hiện nay. Xu hướng
chính của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan là chống Mỹ và các nước phương Tây thân Mĩ,
nhưng lấy thủ đoạn khủng bố làm vũ khí. Chính sách đối ngoại hiếu chiến của chính
quyền Mĩ đã khiến cho Mĩ trở thành đối tượng của chủ nghĩa khủng bố ở khắp mọi nơi
trên thế giới. Khủng bố quốc tế có tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế, gây bất ổn
định trong nội bộ quốc gia, đồng thời tác động đến hoà bình, an ninh khu vực nói riêng và
trên thế giới nói chung. Tình hình sẽ trở nên đặc biệt phức tạp khi khủng bố và chống
khủng bố trở thành công cụ của nhà nước này chống lại nhà nước khác, làm căng thẳng quan hệ quốc tế.
Thứ tư là mâu thuẫn về hệ tư tưởng.
Đã hơn 10 năm trôi qua sau khi chiến tranh lạnh kết thúc. Liên Xô tan rã, nhưng mâu
thuẫn về ý thức hệ không vì thế mà mất đi. Trên bình diện quốc tế, các nước tư bản chủ
nghĩa đứng đầu là Mĩ vẫn chưa từ bỏ ý đồ thực hiện “diễn biến hoà bình” với các nước xã
hội chủ nghĩa còn lại như Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Bắc Triều Tiên…