Tài liệu ôn giữa kỳ môn Con người và môi trường | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Tài liệu ôn giữa kỳ môn Con người và môi trường | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Muc luc
Chương 1..............................................................................................................................................1
Câu 1 Nêu các giải pháp quản lí đối với an ninh thực phẩm hiện nay............................................1
Câu 2 nêu đinh nghĩa về Sống xanh và tiêu chí sống xanh đã được đề cập trong môn môi trường
và cpn người tại iuh ( GT trang 11)....................................................................................................2
Câu 3 Trình bày vai trò của sống xanh trong hoạt động bảo vệ môi trường..................................3
Câu 4: Vấn đề môi trường toàn cầu...................................................................................................4
Câu 5: Mối quan hệ qua lại giữa gia tăng dân số và tác động môi trường......................................4
Chương 2..............................................................................................................................................6
Câu 1 : tầm quan trọng của nước.......................................................................................................6
Cau 2 Trình bày những đặc điểm về tài nguyên nước ở Việt Nam và những nguy cơ gây thiếu
hụt nguồn nước hiện nay. ...................................................................................................................6
Cau 3. Thế nào là nước sạch? Tại sao phải phân loại chất lượng nước?.........................................7
Cau 4.Thế nào là ô nhiễm nguồn nước? Cho biết nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.............8
Cau 5.Trình bày các biện pháp để bảo vệ và cải thiện nguồn nước ( GT 43 ).................................8
Cau 6. Những hoạt động thường ngày góp phần gìn giữ và bảo vệ nguồn nước sạch ( chọn 1 số ý
để ghi....................................................................................................................................................9
Chương 3............................................................................................................................................11
1. Phân tích nguồn gốc và nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà...................................11
Câu 2:Phân tích nguồn gốc và nguyên nhân gây ô nhiễm không khí từ hoạt động giao thông....12
Cau 3 Phân tích nguồn gốc và nguyên nhân gây ô nhiễm không khí từ quá trình sản xuất công
nghiệp.................................................................................................................................................13
Câu 4: Phân tích tình hình ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn ở Việt Nam.......................14
Câu 5: Tại địa phương bạn sinh sống, hãy nêu các nguồn gây ô nhiễm không khí? Người dân
hiện có biện pháp gì để giảm thiểu ô nhiễm không khí không? Đề xuất thêm các biện pháp khác
để khắc phục và giảm thiểu ô nhiễm này?.......................................................................................15
Câu 6: Là một sinh viên, trong khả năng của mình, bạn đã và sẽ thực hiện những biện pháp gì
để giảm thiểu ô nhiễm không khí bảo vệ môi trường?....................................................................16 Chương 1
Câu 1 Nêu các giải pháp quản lí đối với an ninh thực phẩm hiện nay
Đối Với Chủ Nhà Hàng, Cửa Hàng Ăn Uống
-Thường xuyên tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức và cung cấp các tài liệu liên quan đến vệ sinh an
toàn thực phẩm định kỳ cho nhân viên theo quy định.
Đối Với Nhân Viên Chế Biến, Phục Vụ Nhà Hàng, Cửa Hàng Ăn Uống
-Thực hiện khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân. Thường xuyên bổ
sung, cập nhập các kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Khi phát hiện các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm để báo cáo lại với chủ cơ sở để xử lý.
Giải Pháp Đảm Bảo Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Đối Với Thực Khách
-Lựa chọn các nhà hàng, cửa hàng ăn uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Vệ sinh đôi tay sạch sẽ trước khi ăn.
Các Nguyên Tắc Về Đảm Bảo Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm
Nguyên Tắc 1: Chọn thực phẩm an toàn
Nguyên Tắc 2: Nấu chín kỹ thức ăn 1
Nguyên Tắc 3. Ăn ngay sau khi nấu
Nguyên Tắc 4: Bảo quản cẩn thận các loại thực phẩm
Nguyên Tắc 5: Nấu lại thức ăn thật kỹ
Nguyên Tắc 6: Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống với bề mặt bẩn
Nguyên Tắc 7: Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác
Nguyên Tắc 8: Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn
Nguyên Tắc 9: Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác
Nguyên Tắc 10: Sử dụng nguồn nước sạch an toàn
Câu 2: Nêu định nghĩa về Sống xanh và tiêu chí sống xanh đã được đề cập trong môn môi
trường và cpn người tại iuh ( GT trang 11)
- Định nghĩa sống xanh có nghĩa là đưa ra những lựa chọn bền vững về những gì chúng ta ăn, cách đi
du lịch, những gì chúng ta mua, sử dụng và thải bỏ nó. Chúng ta có thể thực hiện tính bền vững trong
thực tiễn nơi làm việc và bằng cách phủ xanh các tòa nhà chúng ta sinh sống. Lựa chọn hàng ngày của
chúng ta có thể tạo ra một lối sống bền vững, an toàn và thân thiện với môi trường. Tiêu chí sống xanh:
Cuộc sống kết hợp với sản phẩm thân thiện với môi trường
-Sản phẩm thân thiện với môi trường: là sản phẩm đáp ứng các tiêu chí nhãn sinh thái và được chứng nhận nhãn sinh thái”
-Tiêu chí “đáp ứng các tiêu chí nhãn sinh thái” là tiêu chí cần và tiêu chí “được chứng nhận nhãn sinh
thái” là tiêu chí đủ để một sản phẩm được xác định là sản phẩm thân thiện với môi trường
- Nhận dạng sản phẩm thân thiện với môi trường
Cách 1: dựa vào dán nhãn Eco sản phẩm Việt Nam và một số nước
Cách 2 Chưa có nhãn sinh thái
Được tạo ra từ các vật liệu thân thiện với môi trường
Sản phẩm tạo ra một môi trường thân thiện và an toàn đối với sức khỏe con người
Sản phẩm giảm tác động đến môi trường trong quá trình sử dụng (ít chất thải, sử dụng năng lượng tái
sinh, ít chi phí bảo trì);
Sản phẩm tạo ra một môi trường thân thiện và an toàn đối với sức khỏe con người
Sống tối giản và khỏe mạnh - Sống tối giản :
• Sử dụng ít đồ đạc không cần thiết
• Bỏ thói quen mua sắm tùy hứng
• Giảm bớt gánh nặng sản xuất, giảm thiểu rác thải - Sống khỏe mạnh
• Ăn nhiều thực phẩm xanh
• Hạn chế sử dụng dầu, kiểm tra nguồn gốc thực phẩm
• Chọn ăn rau củ quả theo mùa - Du lịch bền vững
Chuẩn bị hành lý cá nhân: những vật dụng cá nhân thay cho sản phẩm dùng một lần tại khách sạn
Tự mang hộp, cốc, ống hút cá nhân 2
Lựa chọn các địa điểm và mô hình du lịch thân thiện, không bóc lột sức lao động trẻ em, động vật
hay làm suy thoai văn hóa bản địa
Chọn phương thức di chuyển phù hợp, ưu tiện phương tiện công cộng, phương tiện ít xả thải ra môi trường
Ủng hộ các hoạt động bảo vệ môi trường quanh mình : Các hoạt động liên quan đến vấn đề bảo vệ
môi trường nơi học tập, làm việc, sinh sống - Sống văn minh
- Đạo đức sống đúng mực
- Hành xử văn minh tham gia mạng xã hội
- Chọn lọc, tiếp nhận và chia sẽ thông tin có trách nhiệm.
Câu 3 Trình bày vai trò của sống xanh trong hoạt động bảo vệ môi trường Giảm phát thải nhựa
Bằng các hoạt động như từ chối ống hút nhựa, ly nhựa dùng một lần, túi ni lông, trang bị cho bản thân
vật dụng cá nhân khi sử dụng dịch vụ. Sử dụng áo mưa dùng nhiều lần thay cho áo mưa tiện lợi, một
lần. Tái sử dụng, tái chế nhựa nếu có thể. Vứt rác đúng chỗ quy định. Giảm phát thải CO2
Có rất nhiều giải pháp được đưa ra hiện nay từ việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, phát triển
năng lượng mới (năng lượng xanh), năng lượng tái tạo, thay đổi công nghệ mới hiệu suất cao, thu giữ
và lưu trữ các-bon hoặc tăng cường việc hấp thụ CO2 thông qua việc trồng rừng.
Sống xanh giúp bạn kiến tạo tương lai tốt đẹp hơn cho con cháu , Sống xanh giúp bạn khỏe
mạnh hơn , Sống xanh giúp tiết kiệm tiền bạc
Nhờ những tác động tích cực có vai trò vô cùng quan trọng nên sống xanh đã giảm đáng kể các
tình trạng ô nhiêm môi trường hơn như :Biến đổi khí hậu – climate change ② Thủng tầng OZON –
ozone depletion ③ Mưa axit – acid rains ④ Sa mạc hóa
⑤ An ninh lương thực và thực phẩm
Câu 4: Vấn đề môi trường toàn cầu Vấn đề môi trường Nguyên nhân Hậu quả Giải pháp Biến đổi khí hậu
- Thải khí CO2 gây hiệu ứng - Băng tan, mực nước biển dâng - Cắt giảm lượng CO2, SO2… nhà kính lên.
trong sản xuất và sinh hoạt
- Từ các ngành sản xuất điện và - ảnh hưởng đến sức khỏa và
các ngành công nghiệp sử dụng sinh hoạt, sản xuất than đốt
Ô nhiễm nguồn nước ngọt
– Chất thải công nghiệp, nông – Thiếu nguồn nước sạch.
– Xây dựng nhà máy xử lí chấ nghiệp, sinh hoạt. thải.
– Ảnh hưởng đến sức khoẻ của
– Vận chuyển dầu mỏ..
con người và các sinh vật thuỷ – Đảm bảo an toàn hàng hải. sản..
Suy giảm đa dạng sinh vật
– Khai thác thiên nhiên quá – Mất đi nhiều loài sinh vật, – Xây dựng các khu bảo tồn mức.
nguồn thực phẩm, nguyên thiên nhiên. 3
– Thiếu hiểu biết trong việc liệu……….
– Có ý thức bảo vệ tự nhiên.
khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
– Mất cân bằng sinh thái.
– Khai thác và sử dụng hợp lý…..
Câu 5: Mối quan hệ qua lại giữa gia tăng dân số và tác động môi trường
Dân số trên thế giới hiện nay (2020) đang tăng với tốc độ khoảng 1,05%/năm (giảm từ 1,08%
vào năm 2019), Tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt đỉnh điểm vào cuối những năm 1960, khi nó ở mức
trên 2%. Thế giới mất 39 năm (1960 - 1999) để tăng dân số từ 3 tỷ lên 6 tỷ, nhưng chỉ mất 12 năm
(1987 - 1999) để tạo ra tỷ người thứ 6. Có tới 90% dân số thế giới sống ở các nước đang phát triển,
nơi mà các quốc gia ít có khả năng giải quyết các hệ quả do gia tăng dân số đối với việc gây ô nhiễm
và suy thoái môi trường. Ưu tiên trước hết của các nước đang phát triển là nuôi dưỡng bộ phận dân số
ngày càng gia tăng chứ không đủ sức chăm lo đến môi trường.
Tuy nhiên, tác động xấu đến môi trường do đông dân và nghèo đói chưa phải là toàn bộ tác động của
vấn đề dân số. Tiêu dùng quá mức của dân cư các nước công nghiệp cũng là một mặt quan trọng của
vấn đề này. Chính những nước này đã tạo ra hình mẫu của một xã hội tiêu thụ. Một người Mỹ trung
bình tiêu thụ nguyên liệu và năng lượng gấp 17-20 lần một người Nam Á và xả thải bằng lượng xả
thải của 25 người Trung Quốc. Người ta tính được chỉ riêng cộng đồng Châu Âu, Hoa Kỳ và Liên Xô
cũ đã phát xả khoảng 45% tồng lượng khí nhà kính toàn cầu.
Như vậy, tác động của dân số tới môi trường, ngoài số dân, còn phản ánh mức tiêu thụ trên đầu
người và trình độ công nghệ.
Tác động của dân số đến môi trường còn phụ thuộc rất nhiều vào các quá trình động lực dân
cư : du cư, di cư, di dân, tái định cư, tỵ nạn... Bản tính của con người là di chuyển và chính quá trình
di chuyển đó đã làm gia tăng tác động của dân số lên môi trường.
Các nước công nghiệp phát triển, tỉ lệ gia tăng 0,5%/năm.
Đa số các nước nghèo có tỉ lệ gia tăng cao hơn 2,0 %/năm. Do đó, đa số người tăng thêm là ở các
quốc gia đang phát triển vốn đã quá đông dân.
Dân số một số nước châu Âu đang giảm đi do số người chết nhiều hơn số người được sinh ra.
Hệ quả của bùng nổ dân số
Làm giảm thiểu sự đa dạng sinh học: sự đô thị hóa và đã tàn phá các thảm thực vật rừng, làm mất nơi
cư trú của của các động vật hoang dã.
Làm gián đọan Chu trình vật chất: Vì chất thải do con người không được phân hủy, khoáng hóa
bởi các sinh vật phân hủy do các sinh vật này bị ngăn cản bởi các chất ô nhiễm rất độc hại (các hóa
chất: thuốc trừ sâu. Bệnh, axít, kiềm làm giảm số lượng sinh vật phân hủy trong đất).
Tạo ra vô số các chất không thể phân hủy sinh học được (ni lon, than đá, đá, thủy tinh, vào
môi trường đất, nước; Khí mê tan, cacbonic thải vào không khí trong qúa trình khai thác mỏ, than
bùn), tích tụ trong khí quyển, thủy quyển và đất, gây xáo trộn cho sự hoạt động của các hệ sinh thái.
Sự tích tụ chất thải không tái sinh trong nhiều sinh cảnh gây ra 1 sự đảo lộn các chu trình sinh-địa-hóa trong tự nhiên.
Việc sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch đã làm thay đổi đáng kể các chu trình carbon và lưu
huỳnh, và thay đổi cả chu trình đạm. Chương 2
Câu 1: Tầm quan trọng của nước
Nước là yếu tố cơ bản không thể thiếu trong việc duy trì sự sống và mọi hoạt động của con người.
Vai trò của nước đối với con người: nước phục vụ cho nhu cầu ăn uống và sinh hoạt của con
người. Đây là nhu cầu quan trọng nhất. 30triệu người dân cùng với nhu cầu nước cho các hoạt động
sản xuất kinh doanh, dịch vụ, vệ sinh môi trường tại các đô thị thì cần khoảng từ 8 đến 10 triệu m3/ngày. 4
Đối với khu vực nông thôn, hiện có khoảng 62% dân số nông thôn được cấp nước sinh hoạt hợp vệ
sinh, nhưng nếu xét theo tiêu chuẩn nước sạch thì tỷ lệ này chỉ đạt khoảng 30%. Nguồn cấp nước cho
ăn uống và sinh hoạt của người dân ở nhiều đô thị và phần lớn khu vực nông thôn là từ nguồn nước dưới đất.
Vai trò của nước đối với ngành nông nghiệp: nước có vai trò chủ đạo đối với ngành nông nghiệp .
quyết định trong sự tăng trưởng các sản phẩm cây công nghiệp như chè, cà phê, hồ tiêu, mía đường, cao su... hoạt động chăn nuôi.
Vai trò của nước đối với ngành công nghiệp: hầu như trong tất cả các ngành công nghiệp, nước là
một thành phần quan trọng không thể thiếu. Nước tham gia vào quy trình sản xuất để tạo ra sản phẩm,
nước sử dụng để làm mát thiết bị
Vai trò của nước đối với vấn đề năng lượng: Tiềm năng thủy điện của Việt Nam khá lớn, tập trung
chủ yếu trên lưu vực sông Hồng, sông Đồng Nai và các lưu vực sông ở miền Trung và Tây
nguyên. Dự báo tổng công suất thuỷ điện đến năm 2025 là 33.310 MW, trong đó trên 80% trong số
này là từ các nhà máy thuỷ điện xây dựng trên các sông của Việt Nam.
Vai trò của nước đối với ngành giao thông vận tải: vị trí quan trọng trong việc vận chuyển hàng
hóa, nhất là hàng hóa xuất và nhập khẩu đi các nước.
Vai trò của nước đối với ngành du lịch Ngành du lịch trong nước cũng đã tận dụng ưu thế sẵn có về
những kỳ quan, thắng cảnh tự nhiên của đất nước như sông Hương , hang Sơn Đoòng , thắng cảnh
Vịnh Hạ Long để tạo nét đặc trưng và phát triển du lịch. Thực tế cho thấy, tất cả mọi hoạt động từ sinh
hoạt đến sản xuất, xây dựng, vui chơi giải trí, du lịch của con người đều không thể thiếu nước. Nước
là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường. Vì vậy việc quản
lý, bảo vệ hiệu quả tài nguyên nước là việc cần thiết nhằm góp phần vào tiến trình phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
Câu 2: Trình bày những đặc điểm về tài nguyên nước ở Việt Nam và những nguy cơ gây thiếu
hụt nguồn nước hiện nay. Tài nguyên nước mặt
- Nước ta có 108 lưu vực sông với khoảng 3.450 sông, suối tương đối lớn (chiều dài từ 10km trở lên).
- Có 9 hệ thống sông lớn (diện tích lưu vực lớn hơn 10.000 km2 ).
- Tổng lượng nước mặt trung bình hằng năm khoảng 830-840 tỷ m3. Nước dưới đất trữ lượng tiềm
năng khoảng 63 tỷ m3 /năm, phân bố ở 26 đơn vị chứa nước lớn, nhưng tập trung chủ yếu ở Đồng
bằng Bắc Bộ, Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên.
- VN có khoảng 2.900 hồ chứa thủy điện, thủy lợi tương đối lớn (dung tích từ 0,2 triệu m3 trở lên).
- Các lưu vực sông có dung tích hồ chứa lớn gồm: sông Hồng (khoảng 30 tỷ m3 ); sông Đồng Nai
(trên 10 tỷ m3 ); sông Sê San (gần 3,5 tỷ m3 ); sông Mã, sông Cả, sông Hương, sông Vu Gia - Thu
Bồn và sông Srêpok (có tổng dung tích hồ chứa từ gần 2 tỷ m3 đến 3 tỷ m3 ).
- Tổng lượng nước đang được khai thác, sử dụng hàng năm khoảng 81 tỷ m3 , xấp xỉ 10% tổng lượng nước hiện có.
Tài nguyên nước dưới đất:
- Tổng trữ lượng tiềm năng nguồn nước dưới đất của Việt Nam khoảng 18,23 triệu m3 /ngày (khoảng 66,24 tỷ m3 /năm);
- Tổng trữ lượng có thể khai thác trên toàn quốc khoảng 45,59 triệu m3 /ngày (khoảng 16,66 tỷ m3 /năm).
- Nước dưới đất phân bố ở hầu hết các địa phương trong nước, nhưng tập trung chủ yếu ở Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ
Tài nguyên nước ven biển và vùng đất ngập nước (Wetlands):
- Tài nguyên nước ven biển và các vùng đất ngập nước (wetland) nội địa có tầm quan trọng cao cho
việc bảo tồn, duy trì chức năng sinh thái và đa dạng sinh học đất ngập nước.
- Có 68 vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế, và 39 loại hình đất ngập nước Việt Nam
Những nguy cơ gây thiếu hụt nguồn nước 5
- Gần 2/3 lượng nước của nước ta là từ nước ngoài chảy vào.
- Nguồn nước phân bố không đều giữa các vùng, các lưu vực sông.
- Nguồn nước phân bố không đều theo mùa trong năm.
- Nhu cầu sử dụng nước gia tăng.
- Một số khu vực, nguồn nước dưới đất cũng bị khai thác quá mức.
- Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng cả về mức độ, quy mô.
- Rừng đầu nguồn bị suy giảm, diện tích rừng không được cải thiện, chất lượng rừng kém làm giảm nguồn sinh thủy.
- Biến đổi khí hậu; nước biển dâng, xâm nhập mặn.
Câu 3: Thế nào là nước sạch? Tại sao phải phân loại chất lượng nước?
Theo Tổ chức Liên Hợp Quốc: Nước sạch là nhu cầu cơ bản của con người, nước sạch không phải là
nước tinh khiết (như nước cất) mà sẽ bao gồm các hợp chất hòa tan không gây hại cho sức khỏe.
Nước không uống được có thể uống được sau khi được xử lý bằng các quá trình như khử muối, chưng
cất, thẩm thấu ngược, khử trùng,…
Mục 12, Điều 2 Luật Tài nguyên nước Việt Nam (2012) quy định: Nước sạch là nước có chất lượng
đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch của Việt Nam.
Phải phân loại chất lượng nước vì
Tùy theo mục đích sử dụng, sẽ có các mức độ yêu cầu khác nhau đối với chất lượng nước. Những yêu
cầu đặt ra luôn tương thích và hướng tới việc đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người cũng như hiệu
quả sử dụng tiết kiệm, tránh lãng phí. Ở nước ta, chất lượng của các loại nước tự nhiên cần tuân thủ
theo quy định của các quy chuẩn môi trường quốc gia đã được ban hành và cập nhật.
Ví dụ: Chất lượng nước cho mục đích ăn uống sinh hoạt phải đảm bảo theo quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT.
Câu 4.Thế nào là ô nhiễm nguồn nước? Cho biết nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và thành phần sinh học của nước
không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và
sinh vật (Mục 14, Điều 2, Luật Tài nguyên nước, 2012)
Các yếu tố chính có tác động chi phối đến sự ô nhiễm bao gồm:
Yếu tố tự nhiên: khí hậu, thời tiết, thiên tai, các yếu tố địa hình, địa chất, sự vận động của vỏ trái đất.
Yếu tố nhân tạo: do các hoạt động của con người như xả thải vào nguồn nước (nước thải, chất thải
rắn), hoạt động kinh tế xã hội khác (ngăn sông, đắp đập làm kìm hãm quá trình tự làm sạch và phục
hồi trạng thái chất lượng nước ban đầu).
Câu 5.Trình bày các biện pháp để bảo vệ và cải thiện nguồn nước ( GT 43 )Để đối phó với vấn
đề suy thoái nguồn nước, trước hết cần phát hiện dấu hiệu của sự suy thoái (nếu có), đánh giá nguyên
nhân gây ra hiện tượng này để từ đó đề xuất biện pháp quản lý, kiểm soát kịp thời. Xu thế hiện nay là
quản lý tổng hợp lưu vực sông để ngăn chặn và hạn chế suy thoái nguồn nước. Một số nhóm biện
pháp hay được sử dụng bao gồm:
a) Các biện pháp công trình:
- Xây dựng các hồ chứa thượng lưu để điều tiết nguồn nước vận hành theo quy trình hợp lý đồng thời
xây dựng các công trình khai thác lấy nước mặt, nước dưới đất ở trung lưu và hạ lưu các lưu vực sông
nhằm đáp ứng cho các nhu cầu sử dụng nước và duy trì dòng chảy môi trường;
- Trong điều kiện cần thiết và cho phép thì còn phải xây dựng các công trình chuyển nước lưu vực để
giải quyết cho những vùng khan hiếm nước mà các nguồn nước trong lưu vực không đáp ứng được. Ở
Việt Nam tổng dung tích điều tiết của hồ chứa đã và đang xây dựng cho đến nay đạt gần 30 tỷ m3,
chiếm 9% tổng lượng dòng chảy nội địa. 6
- Phát triển các hệ thống thu gom và xử lý các loại chất thải. Đối với sông nội đô cần tăng cường nạo
vét, làm cống hộp lớn để chuyển tải và dẫn thêm nguồn nước sạch ở sông hồ vào nhằm pha loãng và
đẩy nguồn nước bẩn này đến những trạm xử lý; đẩy mạnh việc xây dựng các trạm xử lý nước tải và
chất thải rắn tập trung và phân tán.
- Đẩy mạnh trồng rừng, nâng cao độ che phủ và sử dụng hợp lý tài nguyên đất nhằm điều hòa nguồn
nước, giảm lũ, tăng lưu lượng mùa kiệt.
b) Các biện pháp phi công trình:
- Về tổ chức: giữa tháng 3/2007, Chính phủ đã quyết định hợp nhất nhiệm vụ quản lý lưu vực sông
vào chức năng quản lý tài nguyên nước. Đây cũng là xu thế tổ chức của Thế giới và các nước ASEAN
trong việc tách quản lý ra khỏi sử dụng, gắn việc quản lý số lượng với chất lượng, gắn quản lý nước
mặt với nước dưới đất.
- Về quy hoạch: hiện nay, quy hoạch thuỷ lợi, thuỷ điện, cấp nước đã được các Bộ liên quan xây dựng,
đã và đang được triển khai mạnh mẽ. Để quản lý tổng hợp lưu vực sông, cần sớm hoàn chỉnh và trình
duyệt chính thức quy hoạch các lưu vực sông trọng điểm bao gồm quy hoạch phát triển và quy hoạch
bảo vệ nhằm hài hoà lợi ích giữa thượng lưu, hạ lưu, giữa các đôi tượng sử dụng nước để việc sử dụng
được tiết kiệm, đạt hiệu quả và bền vững.
- Về các văn bản và chính sách: các Bộ, ngành chức năng cần nhanh chóng hoàn thiện các văn bản
liên quan đến quản lý của ngành mình. Riêng về chính sách phí ô nhiễm, cần có lộ trình nâng dần
càng sớm càng tốt để tạo nguồn kinh phí cho xử lý nước. Về thuế tài nguyên nước ở Việt Nam cũng
cần đánh giá lại mức thu cho phù hợp.
- Về sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên nước: đối với một số lưu vực sông gặp khó khăn về tài
nguyên nước cần xây dựng mục tiêu sử dụng nước tiết kiệm trong tất cả các đối tượng sử dụng nước
nông nghiệp, công nghiệp, đô thị, dịch vụ sao cho có hiệu quả hơn. Riêng đối với thuỷ điện, cần có
quy trình vận hành hợp lý để vừa đảm bảo yêu cầu ngành điện và phục vụ các yêu cầu sử dụng nước ở
hạ lưu cũng như duy trì động thái của dòng chảy.
- Các biện pháp tuyên truyền và giáo dục: sử dụng để nâng cao nhận thức trong xã hội về sự cần thiể
cũng như ý thức bảo vệ môi trường nước.
Câu 6: Những hoạt động thường ngày góp phần gìn giữ và bảo vệ nguồn nước sạch ( chọn 1 số ý để ghi
-Nâng cao ý thức cộng đồng
Để bắt tay vào hành động, mỗi người cần phải hiểu và ý thức được việc bảo vệ môi trường nước sạch
quan trọng như thế nào. Đây là chiến dịch của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi tổ chức, mỗi đất nước và của cả toàn cầu. -Giữ sạch nguồn nước
Biện pháp bảo vệ môi trường nước hiệu quả tiếp theo là giữ sạch nguồn nước.
-Tiết kiệm nguồn nước sạch
Bảo vệ nguồn nước chính là hành động tiết kiệm, giảm lãng phí nước trong quá trình sinh hoạt hàng ngày.
-Xử lý phân thải đúng cách
Biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả tiếp theo được Chính phủ các nước khuyến khích áp dụng đó
chính là xử lý phân thải đúng cách. Tuyệt đối tránh tình trạng xả phân trực tiếp ra môi trường, gây ô
nhiễm môi trường, đặc biệt là nguồn nước.
-Phân loại và xử lý đúng các loại rác thải sinh hoạt
Đồng thời, phải biết cách phân loại rác hữu cơ và rác vô cơ để có các biện pháp xử lý rác thải sinh
hoạt hiệu quả. Đồng thời, những khu sinh sống tập thể cần phải có các biện pháp xử lý rác hợp vệ
sinh, hạn chế gây ô nhiễm nguồn nước sạch.
-Hướng tới nông nghiệp xanh 7
Người nông dân có thể tham gia bảo vệ môi trường bằng cách hướng tới nông nghiệp xanh. Hạn chế
tối đa tình trạng chất dinh dưỡng dư thừa ngấm vào đất, nguồn nước ngầm.
-Hạn chế sử dụng túi đựng thực phẩm
Hạn chế sử dụng túi đựng thực phẩm, bao bì nilon cũng là biện pháp bảo vệ môi trường nước hiệu quả.
-Tận dụng sản phẩm có thể tái chế
Thay vì sử dụng các sản phẩm chỉ sử dụng một lần hay bao bì nilon gây ô nhiễm môi trường đất và
nước. Hãy áp dụng phương pháp tận dụng sản phẩm có thể tái chế sử dụng 8 Chương 3
1. Phân tích nguồn gốc và nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà
· Nguồn gốc: Nhiều vật dụng trong gia đình cùng với lối sinh hoạt hiện đại có khả năng gây ô nhiễm
không khí trong nhà và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh + ẩm mốc và vi khuẩn + thảm + chất hoá học bay hơi + khói thuốc lá + bụi bẩn
+ kí sinh trùng từ vật nuôi + nội thất,ống dẫn
+ sử dụng hoá mỹ phẩm có chứa các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi ( VOC ) + … · Nguyên nhân
1. Bụi : Phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau như từ môi trường, từ hoạt động thiết bị trong nhà, lông động
vật, phấn hoa, thảm và hạt bụi mịn pm2.5 hình thành do những phản ứng phức tạp trong không khí.
2. Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ : Hơi hóa chất nông nghiệp chứa nhiều chất độc hại như asen được biết
làm gián đoạn hệ thống nội tiết và thúc đẩy phát triển căn bệnh ung thư.
3. Các sản phẩm phụ Clo như chloramines và trihalomethanes được hình thành khi clo phản ứng với các
chất hữu cơ như da, tóc, vi khuẩn và tạp chất khác. Việc hít phải hóa chất này có thể gây ra kích ứng, và tổn thương hệ hô hấp.
4. Nước tẩy rửa tổng hợp : Các sản phẩm liệt kê ở trên thường chứa hàm lượng lớn hợp chất hữu cơ dễ
bay hơi VOC gây ra hội chứng như đau đầu, kích ứng da, cổ họng khi tiếp xúc.
5. Nước hoa, tinh dầu và các chất khử mùi : Các chất sử dụng tạo ra nước hoa, tinh dầu công nghiệp, các
chất khử mùi đều không được kiểm soát chặt chẽ. Một số hóa chất dễ bay hơi sử dụng có độc tính gây
kích ứng da, dị ứng, ung thư, dị tật bẩm sinh ở trẻ, rối loạn thần kinh trung ương và rối loạn sinh sản.
6. Quần áo : Chất liệu sử dụng làm quần áo có thể có chứa hợp chất như trichloroethylene và
perchloroethylene, là những chất có độc gây ung thư. 9
7. Khói thuốc lá : Theo thống kê, trong khói thuốc lá có tới 4000 loại hóa chất khác nhau trong đó có 200
chất độc và 40 chất gây ung thư. Để loại bỏ mùi thuốc lá khỏi phòng, bạn có thể tham khảo cách khử mùi thuốc lá trong phòng ?
8. Vi sinh vật bao gồm nấm mốc, vi khuẩn, vi rút, phấn hoa, hạt mịn làm trầm trọng hơn bệnh hen suyễn ở
cả người lớn và trẻ nhỏ.
9. Lông & da động vật là nguyên nhân gây kích ứng hô hấp.
10. Thảm & ghế so pha sử dụng hợp chất có formaldehyde, loại khí không màu có mùi hăng. Nó được
phân loại như một chất gây ung thư theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới.
11. Bụi vật liệu : Mùi sơn, sơn mài, keo dán, gỗ dán chứa hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, độc hại.
12. Nến sáp tạo thơm : Theo nghiên cứu, nên sáp có khả năng giải phóng các chất độc hại như toluene và
benzen, chúng thường tích tụ trong phòng trong thời gian dài.
13. Bụi & khí độc từ thiết bị văn phòng : Máy photocopy, máy in laser, thiết bị máy móc, tivi, xe có thể là
nguyên nhân tạo ra hạt mịn PM10, PM2.5.
14. Khí Radon từ mặt bếp, tầng hầm : Radon là nguyên nhân thứ hai gây ung thư phổi ở Mỹ theo Viện ung thư quốc gia Hoa Kỳ.
15. Khí thải tạo ra khi sử dụng bếp gas, lò sưởi, máy nước nóng, máy sấy có thể bao gồm nitơ dioxit và carbon monoxide.
Câu 2:Phân tích nguồn gốc và nguyên nhân gây ô nhiễm không khí từ hoạt động giao thông -Nguồn gốc:
+Các loại hoạt động giao thông vận tải của các loại xe cộ, tàu hỏa, máy bay, tàu thủy,…cũng gây ảnh
hưởng rất lớn đến ô nhiễm môi trường. Thông thường các loại phương tiện này cũng sử dụng các loại
nhiên liệu như xăng, đặc biệt là dầu FO, DO, Mazut. Một vài loại hiện tại còn sử dụng than đá.
+Thành phần và tính chất của các chất gây ô nhiễm trong khói thải của các phương tiện cũng giống như
trong các quá trình đốt các nhiên liệu tương tự như trên.
+Lượng khí thải sinh ra tùy thuộc vào tính năng kỹ thuật của các phương tiện. Ngoài ra nó còn phụ thuộc
vào chế độ vận hành, ví dụ lúc khởi động, chạy nhanh, chạy chậm, khi phanh xe.
-Nguyên nhân: Ô nhiễm không khí do giao thông phát sinh chủ yếu trên các tuyến đường giao thông. Ô
nhiễm không khí do giao thông chủ yếu phát thải trong quá trình đốt cháy nhiên liệu của động cơđốt trong
ở của các phương tiện giao thông. Các thành phần ô nhiễm tiêu biểu của khí thải từ các phương tiện giao
thông như CO, CO2, NOx, SO2 hơi chì... gây ô nhiễm không khí xung quanh. Trong đó vận tải bằng
đường hàng không là một trong những nguồn pháp thải nhiều khí NOx gây lỗ thủng tầng Ozon của khí quyển. 10
Cau 3 Phân tích nguồn gốc và nguyên nhân gây ô nhiễm không khí từ quá trình sản xuất công nghiệp
-Nguồn gốc: Sản xuất công nghiệp sinh ra các chất ô nhiễm rất đa dạng với khối lượng lớn. Ngoài các
chất ô nhiễm do các quá trình đốt nhiên liệu như kể trên được thải qua ống khói, mỗi ngành công nghiệp
còn sinh ra những chất ô nhiễm đặc trưng, không thể có nguyên tắc xác định chung.
+Công nghiệp gang thép: bụi quặng, oxit sắt, là các tạp chất rất nhỏ do thổi không khí qua kim loại nóng
chảy, các hợp chất flo tạo thành từ chất gây cháy CaF2, khí thải chứa bụi, các khí thải từ quá trình đốt lò nung.
+Công nghiệp chế biến dầu mỏ: hydrocacbon, các hợp chất chứa lưu huỳnh có mùi hôi (mercaptan), SOx, H2SO4, H2S, NO và NO2.
+Các nhà máy phân bón supper phốt phát: chủ yếu là HF, SiF4, H2SiF4 từ nguyên liệu, H2SO4, H3PO4, phốt phát.
+Các nhà máy tơ nhân tạo: chủ yếu là các chất có mùi hôi như các hợp chất chứa lưu huỳnh CS2, H2S.
+Các nhà máy xi-măng: chủ yếu là bụi
+Lò gạch: chủ yếu là các hợp chất flo từ đất sét
+Các nhà máy hóa chất khác: HCl, Cl2, NOx, NH3, hydrocacbon thơm, thuốc trừ sâu…
+Các nhà máy sản xuất tôn tráng kẽm, xi mạ các loại: chủ yếu là HCl, các hơi khí độc của các dung dịch mạ…
+Các nhà máy sản xuất giấy: chủ yếu là bụi và các chất tẩy trắng như Cl2, SO2,…
-Nguyên nhân: Sản xuất công nghiệp sinh ra các chất ô nhiễm rất đa dạng với khối lượng lớn. Ngoài các
chất ô nhiễm sinh ra do các quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch, mỗi ngành công nghiệp còn sinh ra các
chất ô nhiễm đặc trưng phát sinh từ quá trình bay hơi và rò rỉ của các dung môi, phát thải các khí ô nhiễm
từ các công đoạn khác nhau trên dây truyền sản xuất. Các loại khí thải phát sinh thường là các chất như:
bụi, CO2, CO, NOx, SO2, VOCs.
+Công nghiệp gang thép, năng lượng
+Công nghiệp chế biến dầu mỏ +Nhà máy xi măng
+Công nghiệp chế biến thực phẩm +Công nghệ dệt may +Nhà máy hóa chất.... 11
Câu 4: Phân tích tình hình ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn ở Việt Nam -Thành phố Hồ Chí Minh:
Ô nhiễm không khí tại địa bàn thành phố chủ yếu là do bụi lơ lửng và từ các hoạt động của phương tiện
giao thông gây ra. Theo số liệu quan trắc về chất lượng không khí thấy rằng nồng độ CO trong không khí
có xu hướng giảm dần. Nhưng 6 tháng đầu năm, nồng độ CO được ghi nhận tăng vọt ở nhiều điểm như
An Sương, ngã tư Huỳnh Tấn Phát – Nguyễn Văn Linh, Hàng Xanh, Gò Vấp,… Toàn thành phố bị bao
trùm trong làn sương mù dày đặc bao phủ cả thành phố đến tận trưa. Theo đài khí tượng thủy văn khu vực
Nam bộ, do không khí ô nhiễm nên xảy ra hiện tượng mù khô. Đơn vị này cũng khuyến cáo người dân
khi ra đường nên mang khẩu trang. Đặc
biệt là trẻ em, sức đề kháng yếu sẽ dễ bị nhiễm các bệnh về đường hô hấp. Với chất lượng không khí kém
như vậy người dân nên chú ý khi đi ra đường. Tại khu vực tập trung hoạt động sản xuất công nghiệp như
khu vực quanh nhà máy thép Thủ Đức và Xi măng Hà Tiên, hoặc các khu vực đang được thi công cơ sở
hạ tầng như tại khu Trường Chinh - Tân Bình, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Phú Nhuận, cầu Thủ Thiêm -
quận 1,… Nồng độ bụi luôn vượt tiêu chuẩn cho phép. Tình trạng kẹt xe trên các tuyến đường lớn luôn là
vấn đề nhức nhối và thường xuyên hơn. Tại các đoạn đường trên đường Cách Mạng tháng tám, đường
Cộng Hòa,... Luôn luôn diễn ra tình trạng kẹt xe, làm cho nồng độ bụi tại khu vực này tăng cao, tình trạng
ô nhiễm không khí ở khu vực này cũng nghiêm trọng hơn
Câu 5: Tại địa phương bạn sinh sống, hãy nêu các nguồn gây ô nhiễm không khí? Người dân hiện
có biện pháp gì để giảm thiểu ô nhiễm không khí không? Đề xuất thêm các biện pháp khác để khắc
phục và giảm thiểu ô nhiễm này?
* Các nguồn gây ô nhiễm không khí: hiện nay tại một số gia đình vẫn còn sử dụng lò củi trong việc nấu
ăn hằng ngày, đốt rác thải sinh hoạt ở các hộ gia đình, khói bụi thải ra từ xe máy, ô tô, khói thải từ các nhà
máy sản xuất xơ dừa, khí thải từ việc sản xuất than thiêu kết tại địa bàn tỉnh Bến Tre, khí thải của các tàu
thuyền đánh bắt thủy hải sản gần bờ,...
* Biện pháp: thay thế việc sử dụng bếp củi bằng bếp gas hoặc bếp điện, phân chia các loại rác thải sinh
hoạt, đầu tư ứng dụng công nghệ sản xuất than thiêu kết không gây ô nhiễm môi trường, tạo ra sản phẩm
chất lượng cao, giảm các cơ sở thủ công gây ô nhiễm môi trường, thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở,
hướng dẫn, giúp đỡ các cơ sở sản xuất chấp hành các biện pháp bảo vệ môi trường... 12
* Đề xuất các biện pháp khắc phục: Có lộ trình tiếp tục vận động, tuyên truyền để người dân nhận thức
được, chuyển đổi, nâng cao chất lượng hoạt động. Tăng cường quản lý nhà nước ở cấp cơ sở, cấp huyện.
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVMT đến cộng đồng và cơ sở sản xuất, thúc đẩy sự quan
tâm giám sát của cộng đồng đối với việc chấp hành pháp luật BVMT của các cơ sở sản xuất; thông qua
các buổi tập huấn, tọa đàm, họp tổ nhân dân tự quản, qua hệ thống loa truyền thanh để phổ biến về sự cần
thiết phải BVMT làng nghề, các quy định pháp luật và các quy định khác có liên quan đến BVMT; hướng
dẫn và hỗ trợ người dân các biện pháp xử lý chất thải phát sinh, sử dụng hóa chất, xử lý vỏ, bao bì đựng
hóa chất theo đúng quy trình...
Câu 6: Là một sinh viên, trong khả năng của mình, bạn đã và sẽ thực hiện những biện pháp gì để
giảm thiểu ô nhiễm không khí bảo vệ môi trường?
- Cập nhật thông tin chất lượng không khí từ các nguồn tin cậy để chủ động phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm môi trường.
- Đeo khẩu trang đạt tiêu chuẩn chất lượng cản bụi mịn do cơ quan chức năng chứng nhận, ôm kín tối ưu
gương mặt, có gọng mũi và van thở lọc 1 chiều khi ra đường (không phải khẩu trang y tế thông thường).
- Thường xuyên vệ sinh phòng ở, nhà cửa và lớp học, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống.
- Chuyển sang sử dụng nhiên liệu sạch (bếp điện, bếp từ) để đun nấu, thay thế bếp than tổ ong.
- Tắt máy xe khi dừng đèn đỏ.
- Tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt.
- Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi, hạn chế sử dụng túi nilon.
- Tăng cường việc sử dụng năng lượng sạch, tích cực trồng cây xanh góp phần bảo vệ môi trường trong lành.
- Khuyến khích người thân đi lại bằng phương tiện công cộng để giảm thiểu ùn tắc và góp phần hạn chế ô
nhiễm không khí khi tham gia giao thông.
- Hăng hái tham gia các cuộc thi về bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, tạo cơ hội để giao lưu,
học hỏi, nâng cao nhận thức về môi trường.
- Không tiếp tay cho hành vi tổn hại đến môi trường.
Những chất ô nhiễm không khí trong nhà. 1. Formaldehyde
Formaldehyde được tìm thấy trong đồ nội thất bằng gỗ công nghiệp như giường, sofa, đệm, trong thảm,
khói thuốc lá, đồ ăn bằng nhựa và khí đốt tự nhiên. Formaldehyde có thể gây ra dị ứng, kích ứng niêm
mạc, hen suyễn, các bệnh về da và hô hấp. Thậm chí có thể dẫn đến ung thư, suy giảm hệ miễn dịch, ảnh
hưởng đến phụ nữ mang thai gây dị tật thai nhi. 2. Trichloroethylene 13
Trichloroethylene chủ yếu có ở trong mực in, sơn, sơn mài, thảm, vải, chất tẩy rửa và nước clo.
Tetrachloroethylene là một chất rất dễ gây ung thư, đồng thời còn khiến mắt và da bị kích ứng; làm tổn
thương các cơ quan như gan, thận; thậm chí gây kích động thần kinh. 2. Benzen
Benzen có nhiều trong sơn, sơn mài, sơn dầu, các sản phẩm làm sạch, xà phòng lỏng, cao su và khói
thuốc lá. Chất gây ung thư nguy hiểm này nếu được tích lũy trong các mô mỡ có thể gây ra bệnh bạch
cầu, kích thích thần kinh (như tác dụng của rượu), gây khó thở, co giật. Đồng thời, benzen cũng làm giảm
huyết áp, ảnh hưởng đến hệ sinh sản. 3. Amoniac
Thật bất ngờ khi ammoniac được tìm thấy trong chính các bộ phận của máy tính, khói thuốc lá và chất tẩy rửa gia dụng.
Amoniac nồng độ cao có thể ngay lập tức gây phỏng da, mắt, mũi, họng, đường hô hấp, thậm chí dẫn đến
mù, tổn thương phổi và tử vong. Hít phải amoniac nồng độ thấp hơn sẽ gây ho, kích ứng mũi, họng. Khi
nuốt amoniac vào cơ thể sẽ gây phỏng miệng, họng và dạ dày. 5. Xylene
Xylene được sử dụng để sản xuất nhựa, sơn, sơn mài và keo dán. Chúng cũng có thể được tìm thấy trong
khí thải xe, các sản phẩm chăm sóc da, chất tẩy rửa và khói thuốc lá. Khí xylene rất nguy hiểm, gây kích
ứng mạnh với da và mắt. Hít phải xylene sẽ gây nên những tổn thương nghiêm trọng cho đường hô hấp,
gan, thận và hệ thần kinh trung ương. -Bụi
Bụi là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt là các loại bụi mịn
như PM10, PM2.5, PM1.0. Mọi người thường cho rằng bụi xuất hiện trong nhà do bay từ ngoài môi
trường vào. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần nhỏ. Bụi và bụi mịn có thể sinh ra từ rất nhiều nguồn khác
nhau như: tế bào da chết của người, các protein có trong nước bọt, nước tiểu và lông thú cưng,... Và đây
chính là một trong những tác nhân làm cho nguồn không khí trong nhà bị ô nhiễm và ảnh hưởng đến sức
khoẻ của các thành viên. -Lông thú cưng
Lông của các loại thú cưng trong nhà tưởng chừng như vô hại, chỉ cần dọn dẹp sạch là xong nhưng đây
cũng chính là một trong những nguồn làm bẩn không khí trong nhà. Lông thú cưng không chỉ có các sợi
kích thước lớn mà còn có nhiều sợi nhỏ mà mắt thường không thể thấy được. Hơn nữa, dù được tắm sạch
thường xuyên nhưng trên lông thú cưng vẫn có chứa các loại vi khuẩn, nấm mốc. Khi hít phải lông thú
cưng, các thành viên trong nhà có thể bị dị ứng, sưng đường hô hấp, đặc biệt đối với trẻ em còn gây ra
nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn.
Biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm không khí trong nhà, cần phải kết hợp nhiều cách khác nhau.
Dưới đây là một số cách đơn giản có thể giúp làm sạch không khí trong nhà:
- Vệ sinh cảnh quan sống, trồng nhiều cây xanh trong và quanh nhà.
- Nên bỏ hẳn hoặc hạn chế hút thuốc với người hút thuốc, người không hút thuốc nên tránh xa khói thuốc.
- Hạn chế đốt vàng mã, đốt nhang quá nhiều vào các dịp lễ.
- Hạn chế mở cửa khi không khí bên ngoài ô nhiễm nặng, nhất là những nhà gần đường giao thông, khu vực ô nhiễm 14
- Thay thế nhiên liệu đốt cháy từ than đá, dầu bằng việc sử dụng năng lượng điện, bếp từ, gas, năng lượng mặt trời, gió, …
Cần làm gì để hạn chế ô nhiễm không khí trong nhà? 1.Loại nguồn ô nhiễm
Bên cạnh đó, nên điều chỉnh bếp gas, lắp đặt hệ thống thông gió nhà bếp để giảm lượng khí thải. Ngoài
ra, "tháo giày trước cửa để đảm bảo rằng bạn không mang phấn hoa hoặc các tác nhân gây dị ứng khác
vào nhà", kỹ sư Abby Lemon bổ sung.
2.Giảm tiếp xúc với carbon monoxide
Các thiết bị sưởi ấm như lò sưởi, bếp củi, máy nước nóng và hệ thống sưởi ấm trung tâm là một số nguồn
phát thải carbon monoxide phổ biến nhất trong nhà. Quan trọng là đảm bảo rằng tất cả các thiết bị đốt
được duy trì và điều chỉnh đúng cách để giảm thiểu khói độc. 3.Loại bỏ nấm mốc
Quản lý mức độ ẩm trong nhà của bạn, đặc biệt là trong các khu vực như nhà bếp và phòng vệ sinh. "Bật
quạt thông gió trong phòng tắm ngay sau khi tắm để giúp loại bỏ độ ẩm trong phòng", kỹ sư Lemon gợi ý. 4. Hạn chế radon
Radon là một loại khí phóng xạ tự nhiên, không mùi và không màu, đặc biệt trong các khu vực như gác
xép và tầng hầm. Hít phải radon là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi ở những người không hút
thuốc lá và là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây ung thư phổi, theo EPA. Kết hợp các biện pháp trong
danh sách này là cách tốt để giảm mức randon. 5.Thông gió
Thông gió giúp đẩy các chất gây ô nhiễm và dị ứng ra bên ngoài, đón khí trong lành vào nhà. Kể cả khi
trời lạnh cũng nên thỉnh thoảng mở cửa sổ và bật quạt, EPA cho biết. Nhưng nếu nhà sống gần đường
đông đúc thì tránh mở cửa sổ vào giờ cao điểm.
6.Chăm sóc thú cưng kỹ càng
Tế bào da chết bị động vật thải ra là một thủ phạm phổ biến khác đằng sau ô nhiễm không khí trong nhà.
Hãy thường xuyên chải lông cho thú cưng và hút bụi thảm, sàn và đồ đạc bằng máy hút bụi với bộ lọc HEPA, theo Forbes.
7.Máy lọc không khí hoặc cây xanh
Sử dụng máy lọc không khí là một cách hiệu quả khác để xử lý không khí lưu cữu. Hay có thể trồng cây
trong nhà để khử độc không khí một cách tự nhiên.
"Các loại cây như hoa huệ hòa bình, lưỡi hổ, trầu bà, thường xuân, vạn lộc và cây cao su là lựa chọn tuyệt
vời vì chúng giúp làm sạch không khí bằng cách giảm thiểu tác động của các chất ô nhiễm như
formaldehyd, amoniac và carbon monoxide"7.Máy lọc không khí hoặc cây xanh
Sử dụng máy lọc không khí là một cách hiệu quả khác để xử lý không khí lưu cữu. Hay có thể trồng cây
trong nhà để khử độc không khí một cách tự nhiên.
"Các loại cây như hoa huệ hòa bình, lưỡi hổ, trầu bà, thường xuân, vạn lộc và cây cao su là lựa chọn tuyệt
vời vì chúng giúp làm sạch không khí bằng cách giảm thiểu tác động của các chất ô nhiễm như
formaldehyd, amoniac và carbon monoxide" 15
Một cách thức mà bạn nên áp dụng là sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Hiện nay, việc đi xe
buýt đã dễ dàng hơn nhờ các ứng dụng điện thoại. Bạn có thể dễ dàng biết giờ xe đến và biết các tuyến
đường tiện nhất để đi lại trong thành phố. Nếu không tiện sử dụng xe buýt, bạn có thể dùng chung xe với
người khác. Ví dụ, khi bạn và đồng nghiệp cần đến cùng một địa điểm, các bạn hãy đi chung xe. Việc
giảm thiểu tối đa các phương tiện giao thông cá nhân là biện pháp bảo vệ môi trường không khí rất thiết thực.
Một số biện pháp đơn giản để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của ô nhiễm không khí:
Việc cố gắng không đi bộ hoặc tập thể dục dọc theo những đường phố đông đúc có thể giúp bạn tránh
khỏi không khí ô nhiễm thải ra từ các phương tiện giao thông. Bởi vào thời điểm mức độ ô nhiễm không
khí cao, nơi tốt nhất cho sức khỏe là ở trong nhà với một chiếc điều hòa không khí được trang bị bộ lọc.
Trong những ngày nhiều khói bụi, khẩu trang thường không có hiệu quả chống ô nhiễm không khí, trừ khi
chúng ôm khít quanh mũi và miệng. Khẩu trang y tế giá rẻ hoặc những "rào chắn" tạm thời như khăn tay
ít có khả năng bảo vệ, bởi các chất ô nhiễm không khí có thể dễ dàng lọt qua mép của khẩu trang khi bạn
hít vào. Do đó, nên lựa chọn loại mặt nạ N95 để bảo vệ bản thân do chúng có đường viền ôm sát mũi và
khuôn mặt. Khả năng lọc bụi của mặt nạ N95 khoảng 95%, nhưng nhược điểm của nó là khá đắt tiền.
Để đối phó với ô nhiễm không khí, người dân có thói quen đeo khẩu trang y tế, khẩu trang vải để bảo vệ sức khỏe.
Tìm hiểu 4 ở nguồn nhân tạo
Ô nhiễm môi trường :Dầu mỡ và các chất bôi trơn không qua xử lí, đưa trực tiếp vào môi trường sẽ gây ra
ô nhiễm đất đai và nguồn nước.
- Sử dụng nước sông, hồ để làm nguội các sản phẩm cơ khí sẽ làm chết các sinh vật sống trong nước.
- Khí thải do sản xuất cơ khí gây ô nhiễm không khí.
Vd ô nhiễm mt: Nước thải từ nhà máy sản xuất bột ngọt Vedan, thải ra sông Thị Vải làm chết nhiều cá và các loài thủy sinh khác.
Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh
hưởng xấu đến con người và sinh vật”
Ví dụ: số lượng động vật hoang dã bị suy giảm do săn bắt quá mức hay diện tích rừng bị thu hẹp sẽ kéo
theo sự suy giảm về chất lượng của đa dạng sình học;
Sự cố môi trường tự nhiên là tất cả các hiện tượng xảy ra trong môi trường tự nhiên mà nó không bị tác
động bởi bất kỳ điều kiện nào từ con người chúng ta.
Ví dụ. Thủy triều, bảo, lũ lụt, mưa, gió, sóng thần, động đất, sạt lỡ…
Sự cố môi trường nhân tạo là tất cả những hiện tượng do sự tác động một cách trực tiếp hay gián tiếp của
con người vào thiên nhiên.
Ví dụ. Đốt phá rừng, xã thải ô nhiễm vào nước biển, xả rác thải bừa bãi… 1. Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với mức trung bình và/hoặc dao động của khí hậu
duy trì trong một khoảng thời gia dài (thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn).
Con người đang tạo ra sự biến đổi khí hậu bằng cách đốt một lượng lớn nhiên liệu hóa thạch (than, dầu,
khí tự nhiên), phá rừng (khi rừng bị chặt hoặc đốt, chúng không còn có thể lưu trữ carbon và carbon được thải ra khí quyển) - Một số tác động Sự nóng lên toàn cầu 16
Theo những thống kê từ các dự án mô hình khí hậu của ủy ban Liên minh chính phủ về biến đổi khí hậu
IPCC, nhiệt độ trung bình của Trái Đất trong thế kỷ XIX đã tăng 0,8oC và tăng chủ yếu từ khi thế giới
bước vào kỷ nguyên công nghiệp. Sự tăng nhiệt độ trung bình của Trái Đất diễn ra mạnh mẽ từ giữa thế
kỷXX với mức tăng là 0,6oC khi các hoạt động công nghiệp phát triển, nạn chặt phá rừng tràn lan gây
hủy hoại môi trường tự nhiên. Các nhà khoa học dự đoán nhiệt độ trung bình của Trái Đất trong suốt thể
kỷ XXI sẽ tăng từ 1,1 đến 6,4oC. Hiệu ứng nhà kính:
Sự nóng lên của toàn cầu chính là ảnh hưởng trực tiếp mà hiệu ứng nhà kính mang lại. CO2 hấp thụ các
bước sóng bức xạ mặt trời gây hiệu ứng nhà kính có nguồn gốc trong tự nhiên do quá trình hoạt động của
núi lửa, cháy rừng,… được cân bằng qua quá trình quang hợp của cây xanh. Tuy nhiên sự tác động của
con người, môi trường thiên nhiên bị hủy hoại đã dẫn đến sự mất cân bằng. Khí thải công nghiệp chứa
CO2 tích tụvới lượng lớn trong bầu khí quyển làm cho hiệu ứng nhà kính diễn ra ngày càng mạnh mẽ.
Hiện nay hiệu ứng nhà kính làm thay đổi môi trường, sự nóng lên toàn cầu đã làm biến đổi khí hậu tại
nhiều nơi trên thế giới, nếu tiếp diễn, một số vùng sẽ có lượng mưa lớn hơn tuy nhiên sau đó sẽ trở nên
nóng và khô hạn hơn. Bên cạnh đó các cơn bão sẽcó sự giảm về số lượng nhưng cường độ và mức độ tàn
phá sẽ ngày càng mạnh mẽ.Để tránh đối mặt với nguy cơ hủy diệt, con người cần phải có những biện
pháp kịp thời để bảo vệ môi trường sống, và một trong những biện pháp đó là cắt giảm lượng khí thải gây nên hiệu ứng nhà kính. 2. Thủng tầng ozon
Nguyên nhân thủng tầng ozon
Một trong những nguyên nhân chính gây ra sự suy giảm ozon này chủ yếu do chính các hoạt động sinh
hoạt và sản xuất của con người. Đây là nơi sản sinh ra hàng loại chất/khí thải gây hại cho môi trường nếu
không được xử lý kịp thời như: Nito, CO2, khí metan,… Những chất này đều có khả năng gây hiệu ứng nhà kính cao.
Khí CFC một loại chất làm lạnh phổ biến có trong điều hòa và tủ lạnh cũng là một trong những tác nhân
gây thủng tầng ozon. CFC có tính ăn mòn cao và độc
Việc tiến hành các thử nghiệm tên lửa cũng sản sinh ra những chất bào mòn tầng ozon như: oxitclo (ClO). Hậu quả
Làm giảm chất lượng không khí
Việc suy giảm của tầng ozon đồng nghĩa với việc gia tăng lực tia tử ngoại UV-B chiếu xuống mặt đất.
Những tia UV-B này có khả năng hình thành các chất hoạt động mạnh làm gia tăng các phản ứng hóa học
có thể gây ô nhiễm môi trường.
Mất cân bằng hệ sinh thái động thực vật biển
Các loài sinh vật như tôm, cua, cá,… có thể mất khả năng sinh trưởng và sinh sản. Đồng thời gây suy
giảm miễn dịch ở các loại này dẫn. Ngoài ra thì lượng tia tử ngoại gia tăng cũng ảnh hưởng đến các loài
sinh vật phù du, sự suy giảm các loài này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của sinh vật biển.
San hô có thể bị tẩy trắng khi nước biển nóng lên.
Thủng tầng ozon gây hại cho thực vật
Lá cây bị hư hại bởi tia cực tím sẽ làm cản trở quá trình quang hợp, cây tăng trưởng chậm, giảm năng
suất. Bên cạnh đó thì có thể xảy ra đột biến hoặc thậm chí chết cây hàng loại nếu bị ảnh hưởng mạnh. 17
Ảnh hưởng đến con người và các loài động vật
Tia tử ngoại có khả năng phá vỡ hệ miễn dịch, tăng khả năng mắc bệnh ung thư. Thị giác bị ảnh hưởng
hoặc có thể dẫn đến mù lòa nếu như không được bảo vệ trước bức xạ mặt trời cao.
Gia tăng hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu
Điều này dẫn đến việc tăng cường hiệu ứng nhà kính và nóng lên toàn cầu.
Việc hình thành nhiều cơn lốc xoáy có xu hướng di chuyển về phía cùng sáng có bức xạ mặt trời cao cũng
là một ảnh hưởng của suy giảm ozon.
Ảnh hưởng đến vật chất và các công trình xây dựng
Lượng bức xạ Mặt Trời lớn sẽ làm suy giảm tuổi thọ của nhiều loại vật liệu gây lão hóa nhanh, hư hỏng,
… Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến các công trình xây dựng, hình thành mối nguy hại tiềm ẩn cho người sử dụng chúng. 3. 1Mưa axit là gì?
Mưa axit còn có tên gọi tiếng Anh là Acid Rain, dùng để chỉ các chất ô nhiễm công nghiệp có trong nước
mưa và nước có độ pH dưới 5.6. Những hạt axit sẽ được lẫn vào trong nước mưa khiến cho độ pH giảm
xuống. Mưa axit còn hòa tan một số kim loại nguy hiểm trong không khí khiến nước mưa thêm độc hơn.
Hiện tượng mưa axit được tạo ra bởi lượng khí thải SO2 và NO2, do con người sản xuất trong quá trình
phát triển của công nghiệp, hóa chất,... Con người khai thác nhiều than đá, dầu mỏ và các nhiên liệu tự
nhiên khác không hợp lý nên dễ làm cho mưa axit xuất hiện.
Nguyên nhân dẫn đến mưa axit có rất nhiều, nhưng chung quy lại chủ yếu là do con người và sự thay đổi
của tự nhiên. Sự thay đổi của tự nhiên như sự phun trào của núi lửa, đám cháy,... Trong bầu khí quyển,
lượng oxit của lưu huỳnh và nitơ tăng đáng kể làm hình thành mưa axit. 4: Tác hại của mưa axit
Mưa axit có tác hại lớn đến môi trường sống của con người, động thực vật, sự phát triển của kinh kế, xã
hội. Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người Ảnh hưởng đến khí quyển Ảnh hưởng lớn đến cây trồng
Làm xói mòn bề mặt các công trình kiến trúc
5: Lợi ích của mưa axit Bên cạnh các tác hại của mưa axit đến con người, động vật và thực vật, thì mưa
axit còn có lợi ích giúp ngăn trái đất nóng lên bởi thành phần sunphua có trong mưa axit sẽ giúp tác động
vào quá trình sản xuất khí methan tự nhiên của vi khuẩn trong đầm lầy
6Biện pháp khắc phục mưa axit
Để khắc phục mưa axit có rất nhiều biện pháp, nhưng biện pháp trọng tâm và thiết yếu nhất chính là ý thức của con người.
Không nên sử dụng nước mưa để sinh hoạt.
Nhà máy xí nghiệp cần xây ống khói thật cao nhằm tránh ô nhiễm cho môi trường địa phương. Đồng thời,
nhà máy nhiệt điện cần phải lắp đặt thiết bị khử sunphua.
Kiểm soát khí thải xe cộ làm giảm lượng khí thải của các oxit nitơ từ xe có động cơ. 18
Loại bỏ triệt để lưu huỳnh và nitơ có trong dầu mỏ và than đá trước khi sử dụng.
Sử dụng các loại năng lượng thân thiện với trường, bằng các nhiên liệu sạch như hydro.
Cải tiến các động cơ trong các phương tiện giao thông theo các tiêu chuẩn EURO để đốt hoàn toàn nhiên
liệu thải ra ngoài môi trường.
Nhà nước luôn cần có chương trình giáo dục tuyên truyền người dân có ý thức trong việc bảo vệ môi trường.
Người dân cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về xử lý nước thải 4. Sa mạc hóa
Sa mạc hóa" hay "hoang mạc hóa" là hiện tượng suy thoái đất đai ở những vùng khô cằn gây ra bởi sinh
hoạt con người và biến đổi khí hậu" Khuynh hướng sa mạc hóa gần đây đã tăng nhanh trên toàn thế giới
phần vì áp lực dân số và nhu cầu trồng trọt và chăn nuôi. Ảnh hưởng lớn nhất của nạn sa mạc hóa là nét
đa dạng sinh thái bị suy giảm và năng suất đất đai cũng kém đi.
Ảnh hưởng của sa mạc hóa trên toàn thể giới thấy rõ một số tác hại như: - Xói mòn đất - Đất trở thành vô sinh
- Ảnh hưởng xấu đến cuộc sống con người Nguyên nhân sa mạc hóa
Chăn thả quá mức: Cỏ là điều cần thiết để neo đất bề mặt trong các khu vực khô hạn. Khi cỏ này được
khai thác bởi chăn nuôi, đất mất hỗ trợ và thổi nó đi với gió. Liên tục khai thác quá mức các thảm thực
vật của động vật ăn cỏ, đã dẫn đến sự gia tăng sa mạc hóa.
Nạn phá rừng: Đô thị hóa và gia tăng trong nông nghiệp, các khu rừng được cắt giảm trên quy mô lớn cho
các mục đích cơ sở hạ tầng và nhiên liệu dẫn đến xói mòn đất thông qua gió và nước. Trong khi đó, các
chất dinh dưỡng từ đất cũng bị mất, làm cho nó vô dụng.
Sahara trở thành sa mạc nóng nhất hành tinh do biến đổi khí hậu
Kỹ thuật nông nghiệp lạc hậu: Những người nông dân ở các vùng kém phát triển sử dụng kỹ thuật tưới
tiêu không chính xác và lỗi thời, như thủy lợi kênh, vì khan hiếm nước. Điều này dẫn đến nhiễm mặn
(muối tích tụ quá mức) của đất, dẫn đến sa mạc hóa.
Thay đổi khí hậu: Là kết quả của việc loại bỏ thảm thực vật khí hậu thay đổi và ảnh hưởng đến môi
trường tổng thể. Do sự vắng mặt của thảm thực vật trên đất liền, không có độ ẩm trong đất bốc hơi và tạo
thành những đám mây gây mưa. Hơn nữa, ít hoặc không có mưa bổ sung thêm các điều kiện hạn hán và
khí hậu biến nóng hơn và khô hơn, gây ra ngày càng nhiều sa mạc hóa.
Những giải pháp khoa học công nghệ thủy lợi phòng chống sa mạc hóa
Xây dựng các công trình điều tiết nguồn nước:
- Khai thác hợp lý và bảo vệ nước ngầm - xây dựng các đập chắn ngầm
- Xử lý nước thải và sử dụng nước hồi quy
- Chuyển đổi và sắp xếp cơ cấu kinh tế, cơ cấu mùa vụ, cây trồng phù hợp:
- Trồng rừng và bảo vệ rừng 19