Tài liệu ôn tập chương 4 | Pháp luật đại cương

Mọi cơ quan Nhà nước đều có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nhận định SAI Không phải cơ quan Nhà nước nào cũng có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật mà chỉ có các cơ quan Nhà Nước được Luật ban hành văn bản quy phạm pháp Luật quy định thì mới được ban hành

CHƯƠNG 4
Câu 11: Mọi quan Nhà nước đều quyền ban hành văn bản quy phạm pháp
luật
Nhận định SAI
Không phải quan Nhà nước nào cũng thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm
pháp luật chỉ các quan Nhà Nước được Luật ban hành văn bản quy phạm
pháp Luật quy định thì mới được ban hành
Câu 12: Bộ giáo dục quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật tên
Thông
Nhận định SAI
quan Bộ không quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật chỉ Bộ
trưởng quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật tên gọi Thông
Câu 13: Pháp luật tiêu chuẩn duy nhất đánh giá hành vi của con
người.
Nhận định: SAI
Pháp luật tiêu chuẩn để đánh giá hành vi của con người nhưng không phải tiêu
chuẩn duy nhất để điều chỉnh hành vi còn thể sử dụng các quy phạm khác như
quy phạm tôn giáo, quy phạm đạo đức
Câu 14: Pháp luật chỉ thể được hình thành bằng con đường ban hành của Nhà
nước
Nhận Định SAI
Pháp luật thể được hình thành bằng con đường ban hành của Nhà Nước nhưng đây
không phải cách thức duy nhất hình thành pháp luật pháp luật còn thể được
hình thành bằng cách Nhà Nước thừa nhận các quy phạm đã sẵn như tập quán
Câu 15: Tiền lệ pháp hình thức pháp luật lạc hậu, thể hiện trình độ pháp thấp
Nhận định SAI:
Mỗi hình thức pháp luật đều những ưu nhược điểm của riêng nó, tiền lệ pháp hình
thức được rất nhiều nước sản áp dụng đặc biệt các nước thuộc hệ thống pháp
luật Anh Mỹ.
Ưu điểm của giải quyết kịp thời những vụ việc diễn ra trong đời sống bằng việc sử
dụng những bản án đã hiệu lực của những vụ việc tương tự trước đó.
Câu 16: Ngôn ngữ pháp ràng, chính xác thể hiện tính quy phạm phổ biến
của pháp luật
Nhận định SAI:
Ngôn ngữ pháp ràng chính xác thể hiện tính xác định chặt chẽ về hình thức của
pháp luật
Câu 17: Thủ tướng Chính Phủ quyền ban hành văn bản tên Quyết định
chỉ thị
Nhận định SAI
Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiệu lực từ năm 2009, Thủ tướng
chính phủ chỉ quyền ban hành văn bản tên Quyết Định.
Câu 18: Tổ chức chính trị hội quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật
một cách độc lập
Nhận định SAI
Tổ chức chính trị hội không quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật một
cách độc lập, tổ chức chính trị hội chỉ thể phối hợp ban hành văn bản QPPL
tên gọi thông liên tịch với quan Nhà Nước khác để thực hiện các vấn đề liên
quan
Câu 19: Pháp luật chỉ mang tính giai cấp
Nhận định SAI
Bản chất của pháp luật thể hiện tính giai cấp tính hội
Câu 20: Pháp luật luôn tác động tích cực đến kinh tế, yếu tố thúc đẩy kinh tế
phát triển
Nhận định SAI
Mối quan hệ giữa pháp luật kinh tế mối quan hệ giữa sở hạ tầng kiến trúc
thượng tầng. Trong đó kinh tế yếu tố thuộc sở hạ tầng pháp luật yếu tố
thuộc kiến trúc thượng tầng. Pháp luật tác động đến kinh tế cả hai chiều theo hướng
tích cực hướng tiêu cực
Câu 21: Hình thức pháp luật của Nhà Nước ta hiện nay bao gồm hình thức văn
bản quy phạm pháp luật tiền lệ pháp
Nhận định SAI
Nước ta không thừa nhận tiền lệ pháp hình thức pháp luật
Câu 22: Tập quán pháp hình thức pháp luật chủ yếu của Nhà Nước ta hiện nay
Nhận định SAI
Hình thức pháp luật chủ yếu của Nhà Nước ta hiện nay văn bản quy phạm pháp luật,
còn tập quán pháp chỉ nguồn bổ trợ
Câu 23: Quy phạm pháp luật luôn phải hội đủ 3 bộ phận: giả định, quy định
chế tài
Nhận định: SAI
không phải quy phạm pháp luật nào cũng đủ 3 bộ phận những quy phạm
chỉ 1 hoặc 2 bộ phận như các quy định của Bộ luật hình sự thường chỉ bộ phận
giả định chế tài.
Câu 24: Chỉ quy phạm pháp luật mới tính bắt buộc
Nhận định: SAI
Các quy phạm khác như quy phạm tôn giáo, điều lệ của một tổ chức cũng mang tính
bắt buộc đối với thành viên của tổ chức đó. Điểm khác biệt giữa quy phạm pháp luật
với các quy phạm khác tính bắt buộc chung.
Câu 25: Chỉ quy phạm pháp luật mới tính giai cấp
Nhận định: SAI
Các quy phạm khác như quy phạm tôn giáo, quy phạm đạo đức vẫn tính giai cấp,
điều này do tồn tại hội quyết định ý thức hội
Câu 26: Một quy phạm pháp luật chỉ được thể hiện trong một điều Luật
Nhận định SAI
Một quy phạm pháp luật thể được thể hiện trong nhiều điều luật bằng cách viện dẫn
đến điều luật khác
Câu 27: Một quy phạm pháp luật buộc phải thể hiện theo trật tự lần lượt giả
định, quy định chế tài
Nhận định SAI
Theo logic chung thì trật tự một quy phạm pháp luật thể hiện lần lượt giả định, quy
định chế tài, tuy nhiên đây không phải yêu cầu bắt buộc trật tự của các bộ
phận giả định, quy định chế tài trong một quy phạm pháp luật thể bị đảo lộn
CHƯƠNG 5
Câu 28: Người say rượu người năng lực hành vi hạn chế
Nhận định SAI:
Người năng lực hành vi hạn chế người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích
khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người quyền, lợi ích
liên quan, quan, tổ chức hữu quan, T án thể ra quyết định tuyên bố người bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Do đó một người say rượu nếu không quyết định của Tòa án về việc bị hạn chế
năng lực hành vi thì không thể coi người năng lực hành vi hạn chế.
Câu 29: Sự kiện pháp yếu tố thúc đẩy chủ thể tham gia vào quan hệ pháp
luật.
Nhận định SAI:
Yếu tố thúc đẩy chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật khách thể còn sự kiện pháp
chỉ những sự kiện thực tế sự xuất hiện hay mất đi của chúng gắn với sự phát
sinh thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật
Câu 30: Nhà nước chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.
Nhận định SAI
Nhà Nước chỉ tham gia vào một số quan hệ đặc biệt như quan hệ hình sự, quan hệ
hành chính.
Câu 31: Mọi nhân từ đủ 18 tuổi trở lên đều năng lực hành vi đầy đủ.
Nhận định SAI
Không phải mọi nhân từ 18 tuổi trở lên đều năng lực hành vi dân sự đầy đủ
những nhân bị mắc bệnh tâm thần hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì cho
trên 18 tuổi cũng không năng lực hành vi đầy đủ
Câu 32: Năng lực chủ thể của công dân người nước ngoài như nhau
Nhận định SAI
Năng lực chủ thể của người nước ngoài bị hạn chế hơn năng lực chủ thể của công dân
trong một số quan hệ pháp luật nhất định như quan hệ bầu cử, quan hệ sở hữu đất
đai…
Câu 33: Khách thể của quan hệ pháp luật chỉ bao gồm lợi ích vật chất chủ thể
mong muốn đạt được khi tham gia vào quan hệ pháp luật
Nhận định SAI
Khách thể của quan hệ pháp luật bao gồm lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần lợi ích
hội chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia vào các quan hệ hội
Câu 34: nhân tham gia vào quan hệ pháp luật thì trở thành chủ thể của quan
hệ pháp luật
Nhận định SAI
Để trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật thì nhân phải tham gia vào quan hệ
pháp luật đồng thời phải đáp ứng các điều kiện do Nhà Nước quy định cho mỗi loại
quan hệ pháp luật đó nữa.
Câu 35: Thời điểm phát sinh năng lực pháp luật năng lực hành vi của pháp
nhân khác nhau
Nhận định SAI
Thời điểm phát sinh năng lực pháp luật năng lực hành vi của pháp nhân trùng nhau:
Vào thời điểm pháp nhân được quan Nhà Nước cho phép thành lập hoặc từ thời
điểm được cấp giấy phép thành lập trong trường hợp pháp luật quy định việc thành lập
phải được đăng ký.
Câu 36: Nội dung của quan hệ pháp luật chỉ thể hiện quyền của chủ thể
Nhận định SAI
Nội dung của quan hệ pháp luật gồm quyền chủ thể nghĩa vụ chủ thể
Câu 37: Chỉ hành vi của con người mới thể trở thành sự kiện pháp
Nhận định SAI
Sự kiện pháp những sự kiện thực tế sự xuất hiện hay mất đi của chúng gắn với
sự thay đổi, phát sinh hay chấm dứt quan hệ pháp luật.
Sự kiện pháp bao gồm cả hành vi của con người các sự kiện tự nhiên khác
Câu 38: Sự thiệt hại về vật chất dấu hiệu bắt buộc của vi phạm pháp luật.
Nhận định: SAI
Sự thiệt hại do hành vi trái pháp luật của chủ thể gây ra thể thiệt hại về vật chất
thiệt hại về tinh thần, mặt khác sự thiệt hại vật chất hay tinh thần đều không phải
dấu hiệu bắt buộc của vi phạm pháp luật. Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật bao
gồm: hành vi trái
pháp luật xâm hại đến các quan hệ hội được pháp luật bảo vệ, lỗi chủ thể
năng lực trách nhiệm pháp thực hiện
Câu 39: Mọi hành vi trái pháp luật đều hành vi vi phạm pháp luật
Nhận định: SAI
Vì: Hành vi trái pháp luật mới chỉ một trong các yếu tố bắt buộc của vi phạm pháp
luật. Một hành vi bị xem hành vi vi phạm pháp luật khi đủ các yếu tố: hành vi trái
pháp luật xâm hại đến các quan hệ hội được pháp luật bảo vệ, lỗi chủ thể
năng lực trách nhiệm
pháp thực hiện
Câu 40: Phải người từ đủ 16 tuổi trở lên mới thể chủ thể của vi phạm
pháp luật
Nhận định: SAI
Chủ thể của vi phạm pháp luật người năng lực trách nhiệm pháp lý. những
trường hợp người dưới 16 tuổi đã trở thành chủ thể của vi phạm pháp luật dụ như
người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi thể chủ thể của vi phạm pháp
luật hình sự nếu phạm các tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng.
Câu 41: Trách nhiệm pháp chế tài
Nhận định SAI
Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau:
Trách nhiệm pháp hậu quả bất lợi do Nhà nước áp dụng đối với chủ thể vi phạm
pháp luật, theo đó chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu những biện pháp cưỡng
chế được quy định chế tài các quy phạm pháp luật.
Chế tài bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu lên các biện pháp tác động
Nhà Nước dự kiến áp dụng đối với những chủ thể không thực hiện đúng những mệnh
lệnh Nhà Nước đã được nêu trong phần Quy định của quy phạm pháp luật
Câu 42: Trong cấu thành vi phạm pháp luật thì lỗi yếu tố thuộc mặt khách quan
Nhận định SAI
Trong cấu thành vi phạm pháp luật lỗi thuộc yếu tố chủ quan
Câu 43: Lỗi yếu tố duy nhất của mặt chủ quan trong cấu thành vi phạm pháp
luật
Nhận định SAI
Lỗi chỉ một trong những yếu tố của mặt chủ quan trong cấu thành vi phạm pháp luật,
ngoài ra còn yếu tố khác như động mục đích
Câu 44: Mọi hậu quả do vi phạm pháp luật gây ra đều phải được thể hiện dưới
dạng vật chất
Nhận định SAI
Hậu quả do vi phạm pháp luật gây ra thể thực hiện dưới dạng vật chất hoặc tinh
thần.
Câu 45: Hành vi trái pháp luật trong mặt khách quan của cấu thành vi phạm pháp
luật chỉ được thực hiện dưới dạng hành động
Nhận định SAI
Hành vi trái pháp luật thể thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động
Câu 46: Một người nhận thấy trước hành vi của mình nguy hiểm cho hội,
thấy trước được hậu quả xảy ra tuy không mong muốn nhưng ý thức bỏ mặc
cho hậu quả xảy ra biểu hiện của lỗi ý quá tự tin
Nhận định SAI
Trạng thái tâm của người này biểu hiện của lỗi cố ý gián tiếp
Câu 47: Mọi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp
Nhận định SAI
Trong một số trường hợp vi phạm pháp luật xảy ra nhưng đã hết thời hạn truy cứu
trách nhiệm pháp nên không phải chịu trách nhiệm pháp
Câu 48: Bộ luật một trong những yếu tố thuộc hệ thống cấu trúc của pháp luật
Nhận định: SAI
Hệ thống cấu trúc của pháp luật bao gồm 3 thành tố: Quy phạm pháp luật, chế định
pháp luật ngành luật
Câu 49: Nhà nước hoàn toàn không can thiệp vào các quan hệ pháp luật được
điều chỉnh bằng phương pháp bình đẳng thỏa thuận.
Nhận định: SAI
Đối với phương pháp bình đẳng thỏa thuận Nhà Nước không can thiệp trực tiếp vào
các quan hệ pháp luật nhưng Nhà Nước can thiệp gián tiếp bằng cách định ra các
khuôn khổ nhất định để các bên tham gia thỏa thuận
Câu 50: Chế định pháp luật tổng hợp những quy phạm pháp luật điều chỉnh
những quan hệ hội trong cùng một lĩnh vực của đời sống hội
Nhận định SAI
Chế định pháp luật hệ thống những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ
hội cùng tính chất trong một ngành Luật
Câu 51: Trình độ kỹ thuật lập pháp cao tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá sự
hoàn thiện của một hệ thống pháp luật
Nhận định SAI
Để đánh giá sự hoàn thiện của pháp luật cần căn cứ vào nhiều yếu tố như: tính toàn
diện; tính đồng bộ; tính phù hợp trình độ kỹ thuật lập pháp cao
CHƯƠNG 6
Câu 52: Bộ Luật dân sự văn bản pháp luật hiệu lực pháp cao nhất trong
hệ thống các văn bản pháp luật Việt Nam
Nhận định SAI
Văn bản hiệu lực pháp cao nhất trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam
Hiến pháp
Câu 53: Theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999, mọi nhân từ
đủ 14 tuổi trở lên đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với
tội phạm nghiêm trọng
Nhận định: ĐÚNG
Theo quy định của Luật hình sự, nhân từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ chịu trách
nhiệm hình sự đối với những tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt
nghiêm trọng
Câu 54: Theo pháp luật hình sự, cấm trú một loại hình phạt chính
Nhận định: SAI
Cấm trú hình phạt bổ sung ( quy định tại Điều 28- Bộ luật Hình sự)
Câu 55: Theo Bộ luật Hình sự năm 1999 của nước ta, mọi tội phạm mức cao
nhất của khung hình phạt trên 7 năm đều tội phạm rất nghiêm trọng.
Nhận định: SAI
Theo quy định của Luật hình sự, tội phạm mức cao nhất của khung hình phạt trên
7 năm được chia thành hai loại là: tội phạm mức cao nhất của khung hình phạt
15 năm thuộc tội rất nghiêm trọng còn tội phạm mức cao nhất của khung hình
phạt trên 15 năm
tù, chung thân hoặc tử hình thuộc tội đặc biệt nghiêm trọng
Câu 56: Tội phạm cách gọi khác của người phạm tội
Nhận định SAI
Đây hai khái niệm khác nhau. Tội phạm những hành vi nguy hiểm cho hội, do
chủ thể năng lực trách nhiệm pháp hình sự thực hiện, lỗi, trái pháp luật hình sự
bị xử bằng hình phạt.
Người phạm tội người thực hiện hành vi trái pháp luật hình sự tội bị xử bằng
hình phạt
Câu 57: Chủ thể của Luật hình sự thể nhân hoặc pháp nhân
Nhận định SAI
Chủ thể của Luật hình sự chỉ thể nhân. Pháp nhân không phải chủ thể của
Luật hình sự
Câu 58: Tịch thu tài sản chế tài dân sự không phải hình phạt
Nhận định SAI
Tịch thu tài sản một trong những hình phạt bổ sung của Luật hình sự
Câu 59: Theo quy định của pháp luật hình sự thì Phạt tiền hình thức phạt bổ
sung
Nhận định SAI
Phạt tiền một trong các hình phạt chính của Luật hình sự
Câu 60: Tội đặc biệt nghiêm trọng những tội phạm mức hình phạt cao nhất
tử hình
Nhận định SAI
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng những tội phạm mức cao nhất của khung hình
phạt trên 15 năm, chung thân hoặc tử hình
Câu 61: Theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005, mọi tổ chức đều
pháp nhân
Nhận định: SAI
Theo quy định của Luật dân sự 2005, tổ chức pháp nhân khi đáp ứng đủ 4 điều kiện:
- Được thành lập hợp pháp
- tài sản độc lập
- cấu tổ chức chặt chẽ
- Nhân danh mình khi tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập
Câu 62: nhân dưới 18 tuổi không được trực tiếp tham gia vào các quan hệ dân
sự
Nhận định: SAI
trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tài sản
riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự
không cần phải sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật
Câu 63: Theo quy định của Luật dân sự hiện hành, tài sản bao gồm vật tiền
Nhận định: SAI
Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ giá quyền tài sản
Câu 64: Luật dân sự chỉ điều chỉnh các quan hệ tài sản trong giao lưu dân sự
Nhận định SAI
Luật dân sự điều chỉnh các quan hệ tài sản nhân thân trong giao lưu dân sự
Câu 65: Nhà Nước không phải chủ thể của Luật dân sự
Nhận định SAI
Nhà Nước chủ thể đặc biệt của Luật dân sự
Câu 66: Luật dân sự chỉ sử dụng phương pháp bình đẳng thỏa thuận
Nhận định ĐÚNG
Bình đẳng thỏa thuận phương pháp đặc trưng của ngành luật dân sự, ngành luật này
không sử dụng phương pháp mệnh lệnh quyền uy
Câu 67: Tuổi bắt đầu năng lực hành vi dân sự của nhân 15 tuổi
Nhận định SAI
Tuổi bắt đầu năng lực hành vi dân sự của nhân 6 tuổi
Câu 68: Quyền chiếm hữu yếu tố quan trọng nhất trong ba yếu tố của quyền sở
hữu
Nhận định SAI
Trong ba yếu tố của quyền sở hữu (quyền chiếm hữu, sử dụng định đoạt) thì quyền
chiếm hữu yếu tố quan trọng nhất chỉ chủ sở hữu mới quyền quyết định số
phận của tài sản: đem bán, tặng cho, chuyển nhượng…
Câu 69: Hợp đồng phải được làm thành văn bản mới giá trị pháp
Nhận định SAI
Hình thức của Hợp đồng thể bằng miệng hoặc bằng văn bản chúng giá trị
pháp như nhau
Câu 70: Hợp đồng bằng văn bản giá trị pháp cao hơn hợp đồng bằng miệng
Nhận định SAI
Hợp đồng bằng văn bản thường giá trị chứng minh cao hơn nhưng về giá trị pháp
thì hợp đồng bằng miệng hay hợp đồng bằng văn bản đều như nhau
Câu 71: Phương pháp điều chỉnh của luật hình sự Luật dân sự như nhau
Nhận định SAI
Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự phương pháp bình đẳng thỏa thuận còn
phương pháp điều chỉnh của Luật hình sự mệnh lệnh quyền uy
Câu 72: Trong mọi trường hợp khi người chết để lại di chúc thì chỉ những người
được chỉ định hưởng di sản trong di chúc mới được nhận di sản
Nhận định SAI
Theo quy định của Luật dân sự, một số đối tượng hưởng di sản không phụ thuộc
vào nội dung di chúc. Khi đó nếu trong di chúc không cho họ hu7o7nbg3
Câu 73: Luật Hôn nhân gia đình Việt nam năm 2000 chỉ cấm việc kết hôn giữa
những người họ trong phạm vi 3 đời
Nhận định: SAI
Luật hôn nhân gia đình còn cấm kết hôn trong các trường hợp khác như người đang
vợ chồng, người bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc mắc các bệnh khác làm mất
khả năng nhận thức…
Câu 74: Theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình Việt nam năm 2000, việc kết
hôn chỉ được đăng tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Nhận định: SAI
kết hôn còn thể đăng tại quan pháp cấp tỉnh trong trường hợp kết hôn
với người nước ngoài
Câu 75: Theo pháp luật Việt Nam, những người cùng giới không được kết hôn
với nhau
Nhận định ĐÚNG
Pháp luật Việt Nam không cho phép người đồng giới kết hôn
Câu 76: Chỉ trong trường hợp người vợ đang mang thai thì người chồng không
được phép xin ly hôn
Nhận định SAI
Người chồng không được phép ly hôn trong trường hợp người vợ đang mang thai
vợ chồng đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi
Câu 77: Nghĩa vụ cấp dưỡng luôn thuộc về người chồng
Nhận định SAI
Người không trực tiếp nuôi con phải nghĩa vụ cấp dưỡng, do đó nghĩa vụ này không
phân biệt của người chồng hay người vợ
Các bước làm bài tập chia thừa kế
Bước 1: Xác định di sản thừa kế
Bước 2: Chia di sản thừa kế theo
di chúc ( nhân 1 suất tke nếu ng đáng đc
nhận lại k trong di chúc)
Di chúc hiệu bước 3
Bước 3: Chia di sản thừa kế theo pháp luật ( chia đều tiền cho all đáng ra đc
nhận không nhân )
Bước 4. Tính 2/3 một suất thừa kế cho những người thuộc điều 644 BLDS 2015
Bước 1: Xác định di sản thừa kế
Một số dạng phổ biến:
1. Tài sản chung vợ chồng: X => Chia đôi (X/2).
2. Tài sản chung với bồ: X => Nếu trong tình huống cho như sau: AB vợ chồng, tài
sản chung X; A chung sống như vợ chồng với C, tài sản chung của AC Y. A chết,
xác định di sản thừa kế của A = (X + Y/2) : 2.
4. Đề tình tiết còn nghĩa vụ tài sản chưa trả thì cần xác định nghĩa
vụ đó của chung vợ chồng hay của riêng người chết. Nếu nghĩa vụ
của riêng người chết thì phải được trừ vào di sản thừa kế của người
chết;
5. Tiền mai táng được lấy từ di sản thừa kế của người chết. Nếu đề bài
cho tiền mai táng lấy từ tài sản chung của vợ chồng thì cần cộng lại để
xác định tài sản chung của vợ chồng khi chưa trừ đi tiền mai táng
dụ: AB vợ chồng. Khi A chết tiền mai táng hết 50 triệu. Sau khi
trừ tiền mai táng, Tài sản chung của vợ chồng còn 850 triệu. Xác định
di sản thừa kế của
A = (850 triệu + 50 triệu) : 2 50 triệu = 400 triệu.
6. Nếu đề bài cho tiền phúng viếng thì đây chỉ tình tiết bẫy =>
Không được cộng vào di sản thừa kế khoản tiền này phát sinh sau khi người để lại di
sản thừa kế chết.
Bước 2: Chia di sản thừa kế theo di chúc
Những người sau không chia bước này:
Người không được chia thừa kế theo di chúc (trong di chúc người chết không
chia cho người này);
Người bị truất;
Người bị tước (Điều 621), trừ khi người lập di chúc biết về hành vi của những
người này trong di chúc vẫn cho hưởng;
Người được chia trong di chúc nhưng từ chối không hưởng;
Người được chia trong di chúc nhưng chết trước, chết cùng thời điểm với người
lập di chúc => Phần di chúc bị hiệu, nên phần di sản định đoạt cho những
người này được chia thừa kế theo pháp luật.
Bước 3: Chia di sản thừa kế theo pháp luật
(Lưu ý: Bước này chỉ trong trường hợp: sau khi chia di sản theo di
chúc thì còn phần di sản thừa kế chưa được chia => Phần di sản thừa
kế này được chia theo pháp luật).
Xác định những người thừa kế theo pháp luật được chia (chia theo
hàng, ưu tiên theo thứ tự hàng 1, hàng 2, hàng 3).
Những người sau đây không được chia:
1. Người bị truất;
2. Người bị tước (Điều 621);
3. Người từ chối không nhận di sản thừa kế;
4. Đối với người thừa kế chết trước hoặc chết cùng thời điểm với
người để lại di sản (là con của người chết) thì cần chia làm 2 trường hợp:
4a: Những người này không con => Không chia.
4b: Những người này con => Tất cả những người con được thừa kế thế vị
chung nhau 1 suất.
Bước 4. Tính 2/3 một suất thừa kế cho những người thuộc điều 644 Bộ luật Dân
sự 2015
Những người được tính theo Điều 644:
1. Bố mẹ
2. Vợ chồng
3. Con: con chưa thành niên + con đã thành niên nhưng không khả năng lao động
Những người trên rơi vào các trường hợp:
1. Không được hưởng thừa kế theo di chúc: người lập di chúc truất hoặc người lập di
chúc không truất nhưng người lập di chúc đã chia hết di sản thừa kế không chia
cho những người thuộc Điều 644;
2. Được hưởng di sản thừa kế (theo di chúc, theo pháp luật) nhưng phần hưởng không
đủ 2/3 một suất thừa kế theo luật => Được đủ 2/3 1 suất (lấy 2/3 1 suất trừ đi số di
sản họ đã được hưởng để tìm phần thiếu).
- Công thức tính: = 2/3 x (tổng di sản thừa kế : nhân suất(có con đủ tuôi thành
niên))
Lưu ý: Nhân suất không bao gồm 3 nhóm người sau đây:
1. Người thừa kế chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thừa kế
không người thừa kế thế vị (nếu trường hợp họ người thừa kế thế vị thì vẫn
tính như bình thường);
2. Người từ chối không nhận di sản thừa kế;
3. Người không được quyền hưởng di sản thừa kế theo Điều 621 (người bị tước);
Kết luận: (tính toán ra số di sản thừa kế được hưởng của từng người thừa kế. Nên thử
lại bằng máy tính: cộng tổng những người được chia tk nếu bằng di sản thừa kế thì khả
năng đúng; nếu lệch với di sản thừa kế thì sai cần xem lại).
Công thức rút = Phần di sản của người phải rút : (Tổng di sản thừa kế của tất cả
những người phải rút) x tổng số di sản cần rút cho người Điều 644
Nguyên tắc rút bù:
+ Trước hết rút theo tỷ lệ của người hưởng thừa kế theo di chúc (nếu trong số những
người phải trích ra người thuộc Điều 644 thì lưu ý vẫn phải đảm bảo cho người này
đủ 2/3 1 suất thừa kế theo luật).
+ Trường hợp rút của những người thừa kế theo di chúc không đủ thì rút tiếp tục của
những người thừa kế theo pháp luật
Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội,
hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018
[1]
, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Luật số 12/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung
một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, hiệu lực kể từ ngày 01
tháng 01 năm 2018.
| 1/19

Preview text:

CHƯƠNG 4
Câu 11: Mọi cơ quan Nhà nước đều có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật Nhận định SAI
Không phải cơ quan Nhà nước nào cũng có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm
pháp luật mà chỉ có các cơ quan Nhà Nước được Luật ban hành văn bản quy phạm
pháp Luật quy định thì mới được ban hành
Câu 12: Bộ giáo dục có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật có tên là Thông tư Nhận định SAI
Cơ quan Bộ không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật mà chỉ có Bộ
trưởng có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật có tên gọi là Thông tư
Câu 13: Pháp luật là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá hành vi của con người. Nhận định: SAI
Pháp luật là tiêu chuẩn để đánh giá hành vi của con người nhưng không phải là tiêu
chuẩn duy nhất mà để điều chỉnh hành vi còn có thể sử dụng các quy phạm khác như
quy phạm tôn giáo, quy phạm đạo đức
Câu 14: Pháp luật chỉ có thể được hình thành bằng con đường ban hành của Nhà nước Nhận Định SAI
Pháp luật có thể được hình thành bằng con đường ban hành của Nhà Nước nhưng đây
không phải là cách thức duy nhất hình thành pháp luật mà pháp luật còn có thể được
hình thành bằng cách Nhà Nước thừa nhận các quy phạm đã có sẵn như tập quán
Câu 15: Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật lạc hậu, thể hiện trình độ pháp lý thấp Nhận định SAI:
Mỗi hình thức pháp luật đều có những ưu nhược điểm của riêng nó, tiền lệ pháp là hình
thức được rất nhiều nước tư sản áp dụng đặc biệt là các nước thuộc hệ thống pháp luật Anh Mỹ.
Ưu điểm của nó là giải quyết kịp thời những vụ việc diễn ra trong đời sống bằng việc sử
dụng những bản án đã có hiệu lực của những vụ việc tương tự trước đó.
Câu 16: Ngôn ngữ pháp lý rõ ràng, chính xác thể hiện tính quy phạm phổ biến của pháp luật Nhận định SAI:
Ngôn ngữ pháp lý rõ ràng chính xác thể hiện tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật
Câu 17: Thủ tướng Chính Phủ có quyền ban hành văn bản có tên là Quyết định và chỉ thị Nhận định SAI
Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực từ năm 2009, Thủ tướng
chính phủ chỉ có quyền ban hành văn bản tên là Quyết Định.
Câu 18: Tổ chức chính trị xã hội có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật
một cách độc lập Nhận định SAI
Tổ chức chính trị xã hội không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật một
cách độc lập, tổ chức chính trị xã hội chỉ có thể phối hợp ban hành văn bản QPPL có
tên gọi là thông tư liên tịch với cơ quan Nhà Nước khác để thực hiện các vấn đề có liên quan
Câu 19: Pháp luật chỉ mang tính giai cấp Nhận định SAI
Bản chất của pháp luật thể hiện ở tính giai cấp và tính xã hội
Câu 20: Pháp luật luôn tác động tích cực đến kinh tế, là yếu tố thúc đẩy kinh tế phát triển Nhận định SAI
Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế là mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng. Trong đó kinh tế là yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng và pháp luật là yếu tố
thuộc kiến trúc thượng tầng. Pháp luật tác động đến kinh tế cả hai chiều theo hướng
tích cực và hướng tiêu cực
Câu 21: Hình thức pháp luật của Nhà Nước ta hiện nay bao gồm hình thức văn
bản quy phạm pháp luật và tiền lệ pháp Nhận định SAI
Nước ta không thừa nhận tiền lệ pháp là hình thức pháp luật
Câu 22: Tập quán pháp là hình thức pháp luật chủ yếu của Nhà Nước ta hiện nay Nhận định SAI
Hình thức pháp luật chủ yếu của Nhà Nước ta hiện nay là văn bản quy phạm pháp luật,
còn tập quán pháp chỉ là nguồn bổ trợ
Câu 23: Quy phạm pháp luật luôn phải hội đủ 3 bộ phận: giả định, quy định và chế tài Nhận định: SAI
Vì không phải quy phạm pháp luật nào cũng có đủ 3 bộ phận mà có những quy phạm
chỉ có 1 hoặc 2 bộ phận như các quy định của Bộ luật hình sự thường chỉ có bộ phận giả định và chế tài.
Câu 24: Chỉ quy phạm pháp luật mới có tính bắt buộc Nhận định: SAI
Các quy phạm khác như quy phạm tôn giáo, điều lệ của một tổ chức cũng mang tính
bắt buộc đối với thành viên của tổ chức đó. Điểm khác biệt giữa quy phạm pháp luật
với các quy phạm khác là có tính bắt buộc chung.
Câu 25: Chỉ có quy phạm pháp luật mới có tính giai cấp Nhận định: SAI
Các quy phạm khác như quy phạm tôn giáo, quy phạm đạo đức vẫn có tính giai cấp,
điều này do tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
Câu 26: Một quy phạm pháp luật chỉ được thể hiện trong một điều Luật Nhận định SAI
Một quy phạm pháp luật có thể được thể hiện trong nhiều điều luật bằng cách viện dẫn đến điều luật khác
Câu 27: Một quy phạm pháp luật buộc phải thể hiện theo trật tự lần lượt là giả
định, quy định và chế tài Nhận định SAI
Theo logic chung thì trật tự một quy phạm pháp luật thể hiện lần lượt là giả định, quy
định và chế tài, tuy nhiên đây không phải là yêu cầu bắt buộc mà trật tự của các bộ
phận giả định, quy định và chế tài trong một quy phạm pháp luật có thể bị đảo lộn CHƯƠNG 5
Câu 28: Người say rượu là người có năng lực hành vi hạn chế Nhận định SAI:
Người có năng lực hành vi hạn chế là người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích
khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích
liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Do đó một người say rượu nếu không có quyết định của Tòa án về việc bị hạn chế
năng lực hành vi thì không thể coi là người có năng lực hành vi hạn chế.
Câu 29: Sự kiện pháp lý là yếu tố thúc đẩy chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật. Nhận định SAI:
Yếu tố thúc đẩy chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật là khách thể còn sự kiện pháp
lý chỉ là những sự kiện thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của chúng gắn với sự phát
sinh thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật
Câu 30: Nhà nước là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật. Nhận định SAI
Nhà Nước chỉ tham gia vào một số quan hệ đặc biệt như quan hệ hình sự, quan hệ hành chính.
Câu 31: Mọi cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên đều có năng lực hành vi đầy đủ. Nhận định SAI
Không phải mọi cá nhân từ 18 tuổi trở lên đều có năng lực hành vi dân sự đầy đủ vì có
những cá nhân bị mắc bệnh tâm thần hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì cho
dù có trên 18 tuổi cũng không có năng lực hành vi đầy đủ
Câu 32: Năng lực chủ thể của công dân và người nước ngoài là như nhau Nhận định SAI
Năng lực chủ thể của người nước ngoài bị hạn chế hơn năng lực chủ thể của công dân
trong một số quan hệ pháp luật nhất định như quan hệ bầu cử, quan hệ sở hữu đất đai…
Câu 33: Khách thể của quan hệ pháp luật chỉ bao gồm lợi ích vật chất mà chủ thể
mong muốn đạt được khi tham gia vào quan hệ pháp luật Nhận định SAI
Khách thể của quan hệ pháp luật bao gồm lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần và lợi ích xã
hội mà chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia vào các quan hệ xã hội
Câu 34: Cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật thì trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật Nhận định SAI
Để trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật thì cá nhân phải tham gia vào quan hệ
pháp luật đồng thời phải đáp ứng các điều kiện do Nhà Nước quy định cho mỗi loại
quan hệ pháp luật đó nữa.
Câu 35: Thời điểm phát sinh năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp nhân là khác nhau Nhận định SAI
Thời điểm phát sinh năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp nhân trùng nhau:
Vào thời điểm pháp nhân được cơ quan Nhà Nước cho phép thành lập hoặc từ thời
điểm được cấp giấy phép thành lập trong trường hợp pháp luật quy định việc thành lập phải được đăng ký.
Câu 36: Nội dung của quan hệ pháp luật chỉ thể hiện quyền của chủ thể Nhận định SAI
Nội dung của quan hệ pháp luật gồm quyền chủ thể và nghĩa vụ chủ thể
Câu 37: Chỉ có hành vi của con người mới có thể trở thành sự kiện pháp lý Nhận định SAI
Sự kiện pháp lý là những sự kiện thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của chúng gắn với
sự thay đổi, phát sinh hay chấm dứt quan hệ pháp luật.
Sự kiện pháp lý bao gồm cả hành vi của con người và các sự kiện tự nhiên khác
Câu 38: Sự thiệt hại về vật chất là dấu hiệu bắt buộc của vi phạm pháp luật. Nhận định: SAI
Sự thiệt hại do hành vi trái pháp luật của chủ thể gây ra có thể là thiệt hại về vật chất và
thiệt hại về tinh thần, mặt khác sự thiệt hại dù là vật chất hay tinh thần đều không phải
là dấu hiệu bắt buộc của vi phạm pháp luật. Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật bao gồm: Có hành vi trái
pháp luật xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, có lỗi và chủ thể có
năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện
Câu 39: Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật Nhận định: SAI
Vì: Hành vi trái pháp luật mới chỉ là một trong các yếu tố bắt buộc của vi phạm pháp
luật. Một hành vi bị xem là hành vi vi phạm pháp luật khi có đủ các yếu tố: hành vi trái
pháp luật xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, có lỗi và chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện
Câu 40: Phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên mới có thể là chủ thể của vi phạm pháp luật Nhận định: SAI
Chủ thể của vi phạm pháp luật là người có năng lực trách nhiệm pháp lý. Có những
trường hợp người dưới 16 tuổi đã trở thành chủ thể của vi phạm pháp luật ví dụ như
người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi có thể là chủ thể của vi phạm pháp
luật hình sự nếu phạm các tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Câu 41: Trách nhiệm pháp lý là chế tài Nhận định SAI
Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau:
Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi do Nhà nước áp dụng đối với chủ thể vi phạm
pháp luật, theo đó chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu những biện pháp cưỡng
chế được quy định ở chế tài các quy phạm pháp luật.
Chế tài là bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu lên các biện pháp tác động mà
Nhà Nước dự kiến áp dụng đối với những chủ thể không thực hiện đúng những mệnh
lệnh Nhà Nước đã được nêu trong phần Quy định của quy phạm pháp luật
Câu 42: Trong cấu thành vi phạm pháp luật thì lỗi là yếu tố thuộc mặt khách quan Nhận định SAI
Trong cấu thành vi phạm pháp luật lỗi thuộc yếu tố chủ quan
Câu 43: Lỗi là yếu tố duy nhất của mặt chủ quan trong cấu thành vi phạm pháp luật Nhận định SAI
Lỗi chỉ là một trong những yếu tố của mặt chủ quan trong cấu thành vi phạm pháp luật,
ngoài ra còn có yếu tố khác như động cơ mục đích
Câu 44: Mọi hậu quả do vi phạm pháp luật gây ra đều phải được thể hiện dưới dạng vật chất Nhận định SAI
Hậu quả do vi phạm pháp luật gây ra có thể thực hiện dưới dạng vật chất hoặc tinh thần.
Câu 45: Hành vi trái pháp luật trong mặt khách quan của cấu thành vi phạm pháp
luật chỉ được thực hiện dưới dạng hành động Nhận định SAI
Hành vi trái pháp luật có thể thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động
Câu 46: Một người nhận thấy trước hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội,
thấy trước được hậu quả xảy ra tuy không mong muốn nhưng có ý thức bỏ mặc
cho hậu quả xảy ra là biểu hiện của lỗi vô ý vì quá tự tin Nhận định SAI
Trạng thái tâm lý của người này có biểu hiện của lỗi cố ý gián tiếp
Câu 47: Mọi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý Nhận định SAI
Trong một số trường hợp có vi phạm pháp luật xảy ra nhưng đã hết thời hạn truy cứu
trách nhiệm pháp lý nên không phải chịu trách nhiệm pháp lý
Câu 48: Bộ luật là một trong những yếu tố thuộc hệ thống cấu trúc của pháp luật Nhận định: SAI
Hệ thống cấu trúc của pháp luật bao gồm 3 thành tố: Quy phạm pháp luật, chế định pháp luật và ngành luật
Câu 49: Nhà nước hoàn toàn không can thiệp vào các quan hệ pháp luật được
điều chỉnh bằng phương pháp bình đẳng thỏa thuận. Nhận định: SAI
Đối với phương pháp bình đẳng thỏa thuận Nhà Nước không can thiệp trực tiếp vào
các quan hệ pháp luật nhưng Nhà Nước có can thiệp gián tiếp bằng cách định ra các
khuôn khổ nhất định để các bên tham gia thỏa thuận
Câu 50: Chế định pháp luật là tổng hợp những quy phạm pháp luật điều chỉnh
những quan hệ xã hội trong cùng một lĩnh vực của đời sống xã hội Nhận định SAI
Chế định pháp luật là hệ thống những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ
xã hội có cùng tính chất trong một ngành Luật
Câu 51: Trình độ kỹ thuật lập pháp cao là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá sự
hoàn thiện của một hệ thống pháp luật Nhận định SAI
Để đánh giá sự hoàn thiện của pháp luật cần căn cứ vào nhiều yếu tố như: tính toàn
diện; tính đồng bộ; tính phù hợp và trình độ kỹ thuật lập pháp cao CHƯƠNG 6
Câu 52: Bộ Luật dân sự là văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất trong
hệ thống các văn bản pháp luật Việt Nam Nhận định SAI
Văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam là Hiến pháp
Câu 53: Theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999, mọi cá nhân từ
đủ 14 tuổi trở lên đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với
tội phạm nghiêm trọng Nhận định: ĐÚNG
Theo quy định của Luật hình sự, cá nhân từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ chịu trách
nhiệm hình sự đối với những tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng
Câu 54: Theo pháp luật hình sự, cấm cư trú là một loại hình phạt chính Nhận định: SAI
Cấm cư trú là hình phạt bổ sung ( quy định tại Điều 28- Bộ luật Hình sự)
Câu 55: Theo Bộ luật Hình sự năm 1999 của nước ta, mọi tội phạm có mức cao
nhất của khung hình phạt là trên 7 năm tù đều là tội phạm rất nghiêm trọng. Nhận định: SAI
Theo quy định của Luật hình sự, tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt là trên
7 năm tù được chia thành hai loại là: tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt là
15 năm tù thuộc tội rất nghiêm trọng còn tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt là trên 15 năm
tù, tù chung thân hoặc tử hình thuộc tội đặc biệt nghiêm trọng
Câu 56: Tội phạm là cách gọi khác của người phạm tội Nhận định SAI
Đây là hai khái niệm khác nhau. Tội phạm là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, do
chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý hình sự thực hiện, có lỗi, trái pháp luật hình sự
và bị xử lý bằng hình phạt.
Người phạm tội là người thực hiện hành vi trái pháp luật hình sự có tội và bị xử lý bằng hình phạt
Câu 57: Chủ thể của Luật hình sự có thể là cá nhân hoặc pháp nhân Nhận định SAI
Chủ thể của Luật hình sự chỉ có thể là cá nhân. Pháp nhân không phải là chủ thể của Luật hình sự
Câu 58: Tịch thu tài sản là chế tài dân sự không phải là hình phạt Nhận định SAI
Tịch thu tài sản là một trong những hình phạt bổ sung của Luật hình sự
Câu 59: Theo quy định của pháp luật hình sự thì Phạt tiền là hình thức phạt bổ sung Nhận định SAI
Phạt tiền là một trong các hình phạt chính của Luật hình sự
Câu 60: Tội đặc biệt nghiêm trọng là những tội phạm có mức hình phạt cao nhất là tử hình Nhận định SAI
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là những tội phạm có mức cao nhất của khung hình
phạt là trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình
Câu 61: Theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005, mọi tổ chức đều là pháp nhân Nhận định: SAI
Theo quy định của Luật dân sự 2005, tổ chức là pháp nhân khi đáp ứng đủ 4 điều kiện:
- Được thành lập hợp pháp - Có tài sản độc lập
- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
- Nhân danh mình khi tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập
Câu 62: Cá nhân dưới 18 tuổi không được trực tiếp tham gia vào các quan hệ dân sự Nhận định: SAI
Vì trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản
riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự
mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật
Câu 63: Theo quy định của Luật dân sự hiện hành, tài sản bao gồm vật và tiền Nhận định: SAI
Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản
Câu 64: Luật dân sự chỉ điều chỉnh các quan hệ tài sản trong giao lưu dân sự Nhận định SAI
Luật dân sự điều chỉnh các quan hệ tài sản và nhân thân trong giao lưu dân sự
Câu 65: Nhà Nước không phải là chủ thể của Luật dân sự Nhận định SAI
Nhà Nước là chủ thể đặc biệt của Luật dân sự
Câu 66: Luật dân sự chỉ sử dụng phương pháp bình đẳng thỏa thuận Nhận định ĐÚNG
Bình đẳng thỏa thuận là phương pháp đặc trưng của ngành luật dân sự, ngành luật này
không sử dụng phương pháp mệnh lệnh quyền uy
Câu 67: Tuổi bắt đầu có năng lực hành vi dân sự của cá nhân là 15 tuổi Nhận định SAI
Tuổi bắt đầu có năng lực hành vi dân sự của cá nhân là 6 tuổi
Câu 68: Quyền chiếm hữu là yếu tố quan trọng nhất trong ba yếu tố của quyền sở hữu Nhận định SAI
Trong ba yếu tố của quyền sở hữu (quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt) thì quyền
chiếm hữu là yếu tố quan trọng nhất vì chỉ có chủ sở hữu mới có quyền quyết định số
phận của tài sản: đem bán, tặng cho, chuyển nhượng…
Câu 69: Hợp đồng phải được làm thành văn bản mới có giá trị pháp lý Nhận định SAI
Hình thức của Hợp đồng có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản và chúng có giá trị pháp lý như nhau
Câu 70: Hợp đồng bằng văn bản có giá trị pháp lý cao hơn hợp đồng bằng miệng Nhận định SAI
Hợp đồng bằng văn bản thường có giá trị chứng minh cao hơn nhưng về giá trị pháp lý
thì hợp đồng bằng miệng hay hợp đồng bằng văn bản đều như nhau
Câu 71: Phương pháp điều chỉnh của luật hình sự và Luật dân sự là như nhau Nhận định SAI
Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự là phương pháp bình đẳng thỏa thuận còn
phương pháp điều chỉnh của Luật hình sự là mệnh lệnh quyền uy
Câu 72: Trong mọi trường hợp khi người chết để lại di chúc thì chỉ những người
được chỉ định hưởng di sản có trong di chúc mới được nhận di sản Nhận định SAI
Theo quy định của Luật dân sự, có một số đối tượng hưởng di sản không phụ thuộc
vào nội dung di chúc. Khi đó nếu trong di chúc không cho họ hu7o7nbg3
Câu 73: Luật Hôn nhân và gia đình Việt nam năm 2000 chỉ cấm việc kết hôn giữa
những người có họ trong phạm vi 3 đời Nhận định: SAI
Luật hôn nhân gia đình còn cấm kết hôn trong các trường hợp khác như người đang có
vợ có chồng, người bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức…
Câu 74: Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt nam năm 2000, việc kết
hôn chỉ được đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Nhận định: SAI
Vì kết hôn còn có thể đăng ký tại cơ quan tư pháp cấp tỉnh trong trường hợp kết hôn với người nước ngoài
Câu 75: Theo pháp luật Việt Nam, những người cùng giới không được kết hôn với nhau Nhận định ĐÚNG
Pháp luật Việt Nam không cho phép người đồng giới kết hôn
Câu 76: Chỉ trong trường hợp người vợ đang mang thai thì người chồng không
được phép xin ly hôn Nhận định SAI
Người chồng không được phép ly hôn trong trường hợp người vợ đang mang thai và
vợ chồng đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi
Câu 77: Nghĩa vụ cấp dưỡng luôn thuộc về người chồng Nhận định SAI
Người không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng, do đó nghĩa vụ này không
phân biệt là của người chồng hay người vợ
Các bước làm bài tập chia thừa kế
● Bước 1: Xác định di sản thừa kế
● Bước 2: Chia di sản thừa kế theo di chúc ( có nhân ⅔ 1 suất tke nếu ng đáng đc
nhận lại k có trong di chúc)
● Di chúc vô hiệu → bước 3
● Bước 3: Chia di sản thừa kế theo pháp luật ( chia đều tiền cho all đáng ra đc nhận và không nhân ⅔ )
● Bước 4. Tính 2/3 một suất thừa kế cho những người thuộc điều 644 BLDS 2015
Bước 1: Xác định di sản thừa kế
Một số dạng phổ biến:
1. Tài sản chung vợ chồng: X => Chia đôi (X/2).
2. Tài sản chung với bồ: X => Nếu trong tình huống cho như sau: AB là vợ chồng, tài
sản chung là X; A chung sống như vợ chồng với C, tài sản chung của AC là Y. A chết,
xác định di sản thừa kế của A = (X + Y/2) : 2.
4. Đề có tình tiết còn nghĩa vụ tài sản chưa trả thì cần xác định nghĩa
vụ đó là của chung vợ chồng hay của riêng người chết. Nếu là nghĩa vụ
của riêng người chết thì phải được trừ vào di sản thừa kế của người chết;
5. Tiền mai táng được lấy từ di sản thừa kế của người chết. Nếu đề bài
cho tiền mai táng lấy từ tài sản chung của vợ chồng thì cần cộng lại để
xác định tài sản chung của vợ chồng khi chưa trừ đi tiền mai táng
Ví dụ: AB là vợ chồng. Khi A chết tiền mai táng hết 50 triệu. Sau khi
trừ tiền mai táng, Tài sản chung của vợ chồng còn 850 triệu. Xác định
di sản thừa kế của A = (850 triệu + 50 triệu) : 2 – 50 triệu = 400 triệu.
6. Nếu đề bài cho tiền phúng viếng thì đây chỉ tình tiết bẫy =>
Không được cộng vào di sản thừa kế vì khoản tiền này phát sinh sau khi người để lại di sản thừa kế chết.
Bước 2: Chia di sản thừa kế theo di chúc
Những người sau không chia ở bước này:
● Người không được chia thừa kế theo di chúc (trong di chúc người chết không chia cho người này); ● Người bị truất;
● Người bị tước (Điều 621), trừ khi người lập di chúc biết rõ về hành vi của những
người này và trong di chúc vẫn cho hưởng;
● Người được chia trong di chúc nhưng từ chối không hưởng;
● Người được chia trong di chúc nhưng chết trước, chết cùng thời điểm với người
lập di chúc => Phần di chúc bị vô hiệu, nên phần di sản định đoạt cho những
người này được chia thừa kế theo pháp luật.
Bước 3: Chia di sản thừa kế theo pháp luật
(Lưu ý: Bước này chỉ có trong trường hợp: sau khi chia di sản theo di
chúc thì còn phần di sản thừa kế chưa được chia => Phần di sản thừa
kế này được chia theo pháp luật).
– Xác định những người thừa kế theo pháp luật được chia (chia theo
hàng, ưu tiên theo thứ tự hàng 1, hàng 2, hàng 3).
– Những người sau đây không được chia: 1. Người bị truất;
2. Người bị tước (Điều 621);
3. Người từ chối không nhận di sản thừa kế;
4. Đối với người thừa kế chết trước hoặc chết cùng thời điểm với
người để lại di sản (là con của người chết) thì cần chia làm 2 trường hợp:
4a: Những người này không có con => Không chia.
4b: Những người này có con => Tất cả những người con được thừa kế thế vị chung nhau 1 suất.
Bước 4. Tính 2/3 một suất thừa kế cho những người thuộc điều 644 Bộ luật Dân sự 2015
– Những người được tính theo Điều 644: 1. Bố mẹ 2. Vợ chồng
3. Con: con chưa thành niên + con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động
– Những người trên rơi vào các trường hợp:
1. Không được hưởng thừa kế theo di chúc: người lập di chúc truất hoặc người lập di
chúc không truất nhưng người lập di chúc đã chia hết di sản thừa kế mà không chia
cho những người thuộc Điều 644;
2. Được hưởng di sản thừa kế (theo di chúc, theo pháp luật) nhưng phần hưởng không
đủ 2/3 một suất thừa kế theo luật => Được bù đủ 2/3 1 suất (lấy 2/3 1 suất trừ đi số di
sản họ đã được hưởng để tìm phần thiếu).
- Công thức tính: = 2/3 x (tổng di sản thừa kế : nhân suất(có con đủ tuôi thành niên))
Lưu ý: Nhân suất không bao gồm 3 nhóm người sau đây:
1. Người thừa kế chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thừa kế
mà không có người thừa kế thế vị (nếu trường hợp họ có người thừa kế thế vị thì vẫn tính như bình thường);
2. Người từ chối không nhận di sản thừa kế;
3. Người không được quyền hưởng di sản thừa kế theo Điều 621 (người bị tước);
Kết luận: (tính toán ra số di sản thừa kế được hưởng của từng người thừa kế. Nên thử
lại bằng máy tính: cộng tổng những người được chia tk nếu bằng di sản thừa kế thì khả
năng đúng; nếu lệch với di sản thừa kế thì sai cần xem lại).
Công thức rút = Phần di sản của người phải rút : (Tổng di sản thừa kế của tất cả
những người phải rút) x tổng số di sản cần rút bù cho người Điều 644 – Nguyên tắc rút bù:
+ Trước hết rút theo tỷ lệ của người hưởng thừa kế theo di chúc (nếu trong số những
người phải trích ra có người thuộc Điều 644 thì lưu ý vẫn phải đảm bảo cho người này
đủ 2/3 1 suất thừa kế theo luật).
+ Trường hợp rút của những người thừa kế theo di chúc không đủ thì rút tiếp tục của
những người thừa kế theo pháp luật
Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội, có
hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018[1], được sửa đổi, bổ sung bởi:
Luật số 12/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung
một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.