Tài liệu ôn tập cuối kỳ môn Tiếng anh (TA8 ISW) | Đại học Hoa Sen

Tài liệu ôn tập cuối kỳ môn Tiếng anh (TA8 ISW) | Đại học Hoa Sen được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem

TÌNH HUỐNG:
Một giám đốc điều hành người Mỹ đến thăm phát hiện ra rằng một công ty con nước ngoài một quốc
gia kém phát triển đã thuê một bé gái 12 tuổi làm việc trên sàn nhà máy, vi phạm lệnh cấm lao động trẻ
em của công ty. Anh ta bảo người quản lý địa phương thay thế đứa trẻ và bảobé quay lại trường học.
Người quản địa phương nói với giám đốc điều hành người Mỹ rằng đứa trẻ trẻ mồ côi không
phương tiện hỗ trợ nào khác, và cô bé có thể sẽ trở thành một đứa trẻ đường phố nếu bị từ chối làm việc.
Nhà điều hành Mỹ nên làm gì?
***TRẢ LỜI:
1. KHÁI NIỆM
- : hệ thống các quy tắc, chuẩn mực hội nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành viĐạo đức
của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.
vd: Chào hỏi, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy cô, người lớn tuổi,… giúp đỡ mọi người xung
quanh,…
- : là những chuẩn mực, thông lệ đạo đức dựa trên các nguyên tắc nhằm hướng dẫn,Đạo đức kinh doanh
đánh giá, kiểm soát và điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh; là cách mà doanh nghiệp tương tác
với khách hàng, các doanh nghiệp khác chính phủ, cách doanh nghiệp đối xử với nhân viên hay đối
phó với dư luận tiêu cực.
vd: Nhiều doanh nghiệp có mối quan tâm sâu sắc về vấn đề môi trường, ví dụ như giảm chất thải
hay làm sạch môi trường tại nơi doanh nghiệp hoạt động, Bình đẳng nhân sự nơi làm việc,..
- Có đạo đức kinh doanh: đạo đức kinh doanh và phi đạo đức kinh doanh (như ví dụ ở trên)2 loại
- Phi đạo đức kinh doanh: sử dụng lao động trẻ em, lạm dụng thời gian của cty, quảng cáo sai sự thật,…
- Phân loại đạo đức kinh doanh:
+ Trách nhiệm cá nhân
Trách nhiệm cá nhân đòi hỏi tất cả các thành viên trong tổ chức, dù ở cấp bậc nào cũng cần hoàn thành tốt
các nhiệm vụ được giao, báo cáo công việc đầy đủ luôn trung thực tại nơi làm việc. Đồng thời, nhân
viên cũng nên biết nhận lỗi nếu gặp sai phạm và cố gắng sửa chữa.
+ Trách nhiệm của doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần tôn trọng lợi ích của tất cả các bên liên quan đến tổ chức, chịu trách nhiệm với nhân
viên, đối tác, khách hàng. Những lợi ích này thể việc hoàn thành hợp đồng, lời hứa, cam kết hay
nghĩa vụ pháp lý nào đó.
+ Trách nhiệm xã hội
Ngoài nhân viên, khách hàng, đối tác, doanh nghiệp cũng cần có trách nhiệm với môi trường, cộng đồng
nơi công ty được đặt trụ sở. Các doanh nghiệp cần hướng tới việc bảo vệ môi trường, tổ chức thiện
nguyện, đầu tư tài chính, đồng thờ áp dụng mọi biện pháp an toàn để giảm thiểu chất thải, xây dựng một
môi trường lành mạnh, trong sạch.
2. VAI TRÒ
Vai trò của đạo đức kinh doanh không chỉ nâng cao lòng trung thành, tinh thần cống hiến của nhân viên
và gắn kết đội ngũ quản lý. Đạo đức kinh doanh còn có thể giúp một doanh nghiệp trường tồn về lâu dài.
Điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp: Kiểm soát hành vi của doanh nghiệp, ngăn chặn tổ chức
làm việc trái với những chuẩn mực đạo đức chung.
Nâng cao thương hiệu doanh nghiệp: Một tổ chức hoạt động với đạo đức kinh doanh sẽ giúp họ
tạo dựng sự tin tưởng của khách hàng các đối tác. Trên thực tế, khách hàng thường chỉ muốn
tìm đến những đối tác uy tín, minh bạch để hợp tác lâu dài.
Góp phần mang đến xã hội văn minh: Khi tổ chức áp dụng các quy tắc đạo đức kinh doanh, các
tệ nạn như sử dụng lao động trẻ em, quấy rối tình dục nhân viên, cạnh tranh quá mức nơi làm
việc… sẽ được loại bỏ.
Nâng cao năng suất hiệu quả làm việc nhóm: Đạo đức kinh doanh giúp các nhân viên sớm
cởi mở hòa nhập với nhau nhanh hơn, nhờ đó năng suất làm việc nhóm được nâng cao. Đồng
thời giúp nhân viên nhận ra giá trị của mình phù hợp với tổ chức vàthể cống hiến lâu dài cho
doanh nghiệp.
Tránh bị phạt: Đạo đức kinh doanh giúp các doanh nghiệp tránh các hành vi vi phạm pháp luật.
Nhờ đó tránh các cáo buộc, bê bối hay hình phạt của pháp luật.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp: Đạo đức kinh doanh giúp định hình những nguyên tắc giá
trị đạo đức doanh nghiệp sẽ tuân thủ thể hiện trong mọi hoạt động, góp phần xây dựng
một văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ và đáng tin cậy, tạo ra sự phát triển bền vữngthành công
lâu dài cho doanh nghiệp và cộng đồng.
3. NGUYÊN TẮC
- Lãnh đạo, quản lý
Sự lãnh đạo và tổ chức chặt chẽ của các nhà quản trị trong doanh nghiệp sẽ giúp nhân viên từ mọi cấp bậc
có thể áp dụng các nguyên tắc đạo đức kinh doanh. Nhờ đó, tạo ra một môi trường uy tín, dễ dàng thu hút
và giữ chân nhân tài. Đồng thời, tốt sẽ giúp cho môi trường làm việc lành mạnh hơn, nhân viênlãnh đạo
có được cảm giác an toàn để cống hiến và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
- Tôn trọng
Để thúc đẩy những hành vi đạo đức một môi trường lành mạnh tại nơi làm việc, mọi người đều cần
được tôn trọng và đối đãi bình đẳng với nhau.
Đối với nhân viên: Cần tôn trọng những quyền lợi chính đáng, tôn trọng năng lực, tiềm năng phát
triển của nhân viên, đồng thời tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác của họ.
Đối với khách hàng: Cần tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lí của họ.
Đối với đối thủ cạnh tranh: Tôn trọng lợi ích và cạnh tranh lành mạnh.
- Trung thực
Sự thiếu sót hay phóng đại về sản phẩm, dịch vụ sẽ không giúp doanh nghiệp tồn tại bền vững cạnh
tranh với thị trường. Do đó, nguyên tắc trung thực chính là chìa khóa để doanh nghiệp thực hiện các hành
vi đạo đức trong kinh doanh:
Nhất quán trong lời nói, lời cam kết và hành động
Không dùng thủ đoạn gian xảo nhằm trục lợi.
Không sản xuất hàng giả, khuyến mại giả, quảng cáo phóng đại sản phẩm, sử dụng sản phẩm vi
phạm bản quyền, bán phá giá…
Không trốn thuế, chạy thuế hay sản xuất những mặt hàng cấm, thực hiện các dịch vụ làm xấu
thuần phong mỹ tục của đất nước.
- Mối quan tâm về môi trường
Thế giới ngày càng phát triển, các công trình, nhà máy hay xưởng sản xuất mỗi ngày thải ra một lượng
lớn khí thải, chất thải nguy hại, khiến môi trường bị đe dọa nghiêm trọng.
Do đó, việc nhận thức và thực hiện những hành động bảo vệ môi trường của mỗi doanh nghiệp là điều vô
cùng quan trọng. Việc này đòi hỏi tất cả mọi thành viên trong tổ chức đều phải thực hiện bảo vệ môi
trường từ những hành động nhỏ nhất, cùng suy nghĩ về những giải pháp giảm thiểu chất thải hay chung
tay thực hiện các chương trình tình nguyện vì môi trường.
- Minh bạch
Nguyên tắc minh bạch trong kinh doanh là một điều tuyệt vời để khách hàng, nhà đầu tư, đối tác hay nhân
viên có thể tin tưởng và có cảm giác an toàn về doanh nghiệp. Đây là quá trình cởi mở, thẳng thắn về các
hoạt động vận hành, kinh doanh của tổ chức.
Một doanh nghiệp tính minh bạch sẽ chia sẻ các thông tin về hiệu suất, doanh thu, các chương trình
khuyến mại, các quy trình nội bộ, nguồn cung ứng, giá cả các giá trị kinh doanh khác của doanh
nghiệp.
Bên cạnh đó, khi những vấn đề sai sót hay tình huống không mong muốn xảy ra, doanh nghiệp sẽ
không cố gắng che giấu hay lấp liếm cho qua. Thay vào đó, đại diện tổ chức sẽ đứng ra công khai
những biện pháp khắc phục cho các bên liên quan như nhân viên, đối tác, khách hàng…
- Tuân thủ luật pháp
Một nguyên tắc quan trọng của đạo đức kinh doanh tuân thủ luật pháp các quy định của quan
chức năng. Doanh nghiệp cần hành động trong giới hạn pháp đảm bảo tuân thủ các quy định về
thuế, lao động, môi trường và các quy định khác.
Việc áp dụng đạo đức kinh doanh không chỉ giúp doanh nghiệp xây dựng lòng tin và uy tín, mà còn góp
phần tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh phát triển bền vững cho cả doanh nghiệp cộng
đồng xung quanh.
4. THỰC TRẠNG
Tại Việt Nam, đạo đức kinh doanh khái niệm vẫn còn tương đối mới mẻ. Các vấn đề về đạo đức kinh
doanh mới thật sự được chú ý khi Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới, xây dựng kinh tế thị trường.
Cho đến ngày nay, việc thực thi đạo đức trong kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn còn tồn
tại nhiều tiêu cực như:
-Bất chấp sử dụng các thủ đoạn bất hợp pháp, không chính đáng để đạt lợi nhuận
-Sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh các sản phẩm kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất
lượng, hàng độc hại… kể cả trong các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người như: thực
phẩm, dược phẩm
-Doanh nghiệp không tôn trọng lợi ích khách hàng, đối tác
-Các doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ đối với người lao động: bảo hiểm,
lương thưởng, ngày phép, an toàn lao động...
-Doanh nghiệp trốn thuế, gian lận thương mại, không thực hiện các trách nhiệm xã hội
-Hoạt động của doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường
*Tuy nhiên , cũng cần lưu ý rằng không phải tất cả các doanh nghiệp vànhân đều vi phạm đạo
đức trong kinh doanh. Việt Nam cũng đã có những cải cách và nỗ lực nhằm củng cố đạo đức kinh
doanh , bao gồm việc ban hành các quy định pháp luật và tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh
hơn.
5. PHƯƠNG PHÁP TĂNG CƯỜNG
1. Thiết lập một văn hóa tổ chức đạo đức: Xây dựng một văn hóa tổ chức mà tôn trọng và đề cao đạo đức
kinh doanh. Điều này có thể bao gồm việc xác định giá trị đạo đức, thiết lập các nguyên tắc quy định
đạo đức, và tạo ra một môi trường khuyến khích nhân viên tuân thủ đạo đức.
2. Đào tạo giáo dục: Cung cấp đào tạo giáo dục về đạo đức kinh doanh cho nhân viên. Điều này
giúp họ hiểunhận thức rõ về các vấn đề đạo đức trong công việccung cấp cho họ các kỹ năng
công cụ để đưa ra quyết định đạo đức.
3. Thiết lập hệ thống phản hồi và báo cáo: Xây dựng hệ thống phản hồi và báo cáo trong tổ chức để nhận
diện và xửcác vi phạm đạo đức. Điều này thể bao gồm cung cấp các kênh phản hồi an toàntin
cậy cho nhân viên báo cáo vi phạm và đảm bảo rằng các hành vi đạo đức được xem xét và xử lý một cách
công bằng và nghiêm minh.
4. Xây dựng quan hệ đối tác đạo đức: Xây dựng quan hệ đối tác đạo đức với khách hàng, đối tác kinh
doanh và cộng đồng. Điều này có thể bao gồm việc xây dựng lòng tin, tuân thủ cam kết đạo đức và thực
hiện các hoạt động tương tác xã hội có ích cho cộng đồng.
5. Đánh giá và cải thiện liên tục: Thực hiện đánh giá đạo đức định kỳ và liên tục để đo lường hiệu quả của
các biện pháp tăng cường đạo đức tìm ra các cải tiến tiềm năng. Sử dụng kết quả đánh giá để điều
chỉnh và cải thiện chính sách, quy trình và hành vi đạo đức trong tổ chức.
6. TỔNG KẾT - GIÁ TRỊ CỐT LÕI
| 1/5

Preview text:

TÌNH HUỐNG:
Một giám đốc điều hành người Mỹ đến thăm phát hiện ra rằng một công ty con nước ngoài ở một quốc
gia kém phát triển đã thuê một bé gái 12 tuổi làm việc trên sàn nhà máy, vi phạm lệnh cấm lao động trẻ
em của công ty. Anh ta bảo người quản lý địa phương thay thế đứa trẻ và bảo cô bé quay lại trường học.
Người quản lý địa phương nói với giám đốc điều hành người Mỹ rằng đứa trẻ là trẻ mồ côi không có
phương tiện hỗ trợ nào khác, và cô bé có thể sẽ trở thành một đứa trẻ đường phố nếu bị từ chối làm việc.
Nhà điều hành Mỹ nên làm gì? ***TRẢ LỜI: 1. KHÁI NIỆM
- Đạo đức: là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi
của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.
vd: Chào hỏi, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy cô, người lớn tuổi,… giúp đỡ mọi người xung quanh,…
- Đạo đức kinh doanh: là những chuẩn mực, thông lệ đạo đức dựa trên các nguyên tắc nhằm hướng dẫn,
đánh giá, kiểm soát và điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh; là cách mà doanh nghiệp tương tác
với khách hàng, các doanh nghiệp khác và chính phủ, cách doanh nghiệp đối xử với nhân viên hay đối
phó với dư luận tiêu cực.
vd: Nhiều doanh nghiệp có mối quan tâm sâu sắc về vấn đề môi trường, ví dụ như giảm chất thải
hay làm sạch môi trường tại nơi doanh nghiệp hoạt động, Bình đẳng nhân sự nơi làm việc,.. - Có
đạo đức kinh doanh: đạo đức kinh doanh và phi đạo đức kinh doanh (như ví dụ ở trên) 2 loại
- Phi đạo đức kinh doanh: sử dụng lao động trẻ em, lạm dụng thời gian của cty, quảng cáo sai sự thật,…
- Phân loại đạo đức kinh doanh:
+ Trách nhiệm cá nhân
Trách nhiệm cá nhân đòi hỏi tất cả các thành viên trong tổ chức, dù ở cấp bậc nào cũng cần hoàn thành tốt
các nhiệm vụ được giao, báo cáo công việc đầy đủ và luôn trung thực tại nơi làm việc. Đồng thời, nhân
viên cũng nên biết nhận lỗi nếu gặp sai phạm và cố gắng sửa chữa.
+ Trách nhiệm của doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần tôn trọng lợi ích của tất cả các bên liên quan đến tổ chức, chịu trách nhiệm với nhân
viên, đối tác, khách hàng. Những lợi ích này có thể là việc hoàn thành hợp đồng, lời hứa, cam kết hay
nghĩa vụ pháp lý nào đó.
+ Trách nhiệm xã hội
Ngoài nhân viên, khách hàng, đối tác, doanh nghiệp cũng cần có trách nhiệm với môi trường, cộng đồng
nơi công ty được đặt trụ sở. Các doanh nghiệp cần hướng tới việc bảo vệ môi trường, tổ chức thiện
nguyện, đầu tư tài chính, đồng thờ áp dụng mọi biện pháp an toàn để giảm thiểu chất thải, xây dựng một
môi trường lành mạnh, trong sạch. 2. V AI TRÒ
Vai trò của đạo đức kinh doanh không chỉ nâng cao lòng trung thành, tinh thần cống hiến của nhân viên
và gắn kết đội ngũ quản lý. Đạo đức kinh doanh còn có thể giúp một doanh nghiệp trường tồn về lâu dài. 
Điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp: Kiểm soát hành vi của doanh nghiệp, ngăn chặn tổ chức
làm việc trái với những chuẩn mực đạo đức chung. 
Nâng cao thương hiệu doanh nghiệp: Một tổ chức hoạt động với đạo đức kinh doanh sẽ giúp họ
tạo dựng sự tin tưởng của khách hàng và các đối tác. Trên thực tế, khách hàng thường chỉ muốn
tìm đến những đối tác uy tín, minh bạch để hợp tác lâu dài. 
Góp phần mang đến xã hội văn minh: Khi tổ chức áp dụng các quy tắc đạo đức kinh doanh, các
tệ nạn như sử dụng lao động trẻ em, quấy rối tình dục nhân viên, cạnh tranh quá mức nơi làm
việc… sẽ được loại bỏ. 
Nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc nhóm: Đạo đức kinh doanh giúp các nhân viên sớm
cởi mở và hòa nhập với nhau nhanh hơn, nhờ đó năng suất làm việc nhóm được nâng cao. Đồng
thời giúp nhân viên nhận ra giá trị của mình phù hợp với tổ chức và có thể cống hiến lâu dài cho doanh nghiệp. 
Tránh bị phạt: Đạo đức kinh doanh giúp các doanh nghiệp tránh các hành vi vi phạm pháp luật.
Nhờ đó tránh các cáo buộc, bê bối hay hình phạt của pháp luật. 
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp: Đạo đức kinh doanh giúp định hình những nguyên tắc và giá
trị đạo đức mà doanh nghiệp sẽ tuân thủ và thể hiện trong mọi hoạt động, góp phần xây dựng
một văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ và đáng tin cậy, tạo ra sự phát triển bền vững và thành công
lâu dài cho doanh nghiệp và cộng đồng. 3. NGUYÊN TẮC
- Lãnh đạo, quản lý
Sự lãnh đạo và tổ chức chặt chẽ của các nhà quản trị trong doanh nghiệp sẽ giúp nhân viên từ mọi cấp bậc
có thể áp dụng các nguyên tắc đạo đức kinh doanh. Nhờ đó, tạo ra một môi trường uy tín, dễ dàng thu hút
và giữ chân nhân tài. Đồng thời, lãnh đạo tốt sẽ giúp cho môi trường làm việc lành mạnh hơn, nhân viên
có được cảm giác an toàn để cống hiến và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. - Tôn trọng
Để thúc đẩy những hành vi đạo đức và một môi trường lành mạnh tại nơi làm việc, mọi người đều cần
được tôn trọng và đối đãi bình đẳng với nhau. 
Đối với nhân viên: Cần tôn trọng những quyền lợi chính đáng, tôn trọng năng lực, tiềm năng phát
triển của nhân viên, đồng thời tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác của họ. 
Đối với khách hàng: Cần tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lí của họ. 
Đối với đối thủ cạnh tranh: Tôn trọng lợi ích và cạnh tranh lành mạnh. - Trung thực
Sự thiếu sót hay phóng đại về sản phẩm, dịch vụ sẽ không giúp doanh nghiệp tồn tại bền vững và cạnh
tranh với thị trường. Do đó, nguyên tắc trung thực chính là chìa khóa để doanh nghiệp thực hiện các hành
vi đạo đức trong kinh doanh: 
Nhất quán trong lời nói, lời cam kết và hành động 
Không dùng thủ đoạn gian xảo nhằm trục lợi. 
Không sản xuất hàng giả, khuyến mại giả, quảng cáo phóng đại sản phẩm, sử dụng sản phẩm vi
phạm bản quyền, bán phá giá… 
Không trốn thuế, chạy thuế hay sản xuất những mặt hàng cấm, thực hiện các dịch vụ làm xấu
thuần phong mỹ tục của đất nước.
- Mối quan tâm về môi trường
Thế giới ngày càng phát triển, các công trình, nhà máy hay xưởng sản xuất mỗi ngày thải ra một lượng
lớn khí thải, chất thải nguy hại, khiến môi trường bị đe dọa nghiêm trọng.
Do đó, việc nhận thức và thực hiện những hành động bảo vệ môi trường của mỗi doanh nghiệp là điều vô
cùng quan trọng. Việc này đòi hỏi tất cả mọi thành viên trong tổ chức đều phải thực hiện bảo vệ môi
trường từ những hành động nhỏ nhất, cùng suy nghĩ về những giải pháp giảm thiểu chất thải hay chung
tay thực hiện các chương trình tình nguyện vì môi trường. - Minh bạch
Nguyên tắc minh bạch trong kinh doanh là một điều tuyệt vời để khách hàng, nhà đầu tư, đối tác hay nhân
viên có thể tin tưởng và có cảm giác an toàn về doanh nghiệp. Đây là quá trình cởi mở, thẳng thắn về các
hoạt động vận hành, kinh doanh của tổ chức.
Một doanh nghiệp có tính minh bạch sẽ chia sẻ các thông tin về hiệu suất, doanh thu, các chương trình
khuyến mại, các quy trình nội bộ, nguồn cung ứng, giá cả và các giá trị kinh doanh khác của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, khi có những vấn đề sai sót hay tình huống không mong muốn xảy ra, doanh nghiệp sẽ
không cố gắng che giấu hay lấp liếm cho qua. Thay vào đó, đại diện tổ chức sẽ đứng ra công khai và có
những biện pháp khắc phục cho các bên liên quan như nhân viên, đối tác, khách hàng… - Tuân thủ luật pháp
Một nguyên tắc quan trọng của đạo đức kinh doanh là tuân thủ luật pháp và các quy định của cơ quan
chức năng. Doanh nghiệp cần hành động trong giới hạn pháp lý và đảm bảo tuân thủ các quy định về
thuế, lao động, môi trường và các quy định khác.
Việc áp dụng đạo đức kinh doanh không chỉ giúp doanh nghiệp xây dựng lòng tin và uy tín, mà còn góp
phần tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh và phát triển bền vững cho cả doanh nghiệp và cộng đồng xung quanh. 4. THỰC T RẠNG
Tại Việt Nam, đạo đức kinh doanh là khái niệm vẫn còn tương đối mới mẻ. Các vấn đề về đạo đức kinh
doanh mới thật sự được chú ý khi Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới, xây dựng kinh tế thị trường.
Cho đến ngày nay, việc thực thi đạo đức trong kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn còn tồn
tại nhiều tiêu cực như:
-Bất chấp sử dụng các thủ đoạn bất hợp pháp, không chính đáng để đạt lợi nhuận
-Sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh các sản phẩm kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất
lượng, hàng độc hại… kể cả trong các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người như: thực phẩm, dược phẩm
-Doanh nghiệp không tôn trọng lợi ích khách hàng, đối tác
-Các doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ đối với người lao động: bảo hiểm,
lương thưởng, ngày phép, an toàn lao động...
-Doanh nghiệp trốn thuế, gian lận thương mại, không thực hiện các trách nhiệm xã hội
-Hoạt động của doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường
*Tuy nhiên , cũng cần lưu ý rằng không phải tất cả các doanh nghiệp và cá nhân đều vi phạm đạo
đức trong kinh doanh. Việt Nam cũng đã có những cải cách và nỗ lực nhằm củng cố đạo đức kinh
doanh , bao gồm việc ban hành các quy định pháp luật và tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh hơn. 5. PHƯƠNG PHÁP TĂNG CƯỜNG
1. Thiết lập một văn hóa tổ chức đạo đức: Xây dựng một văn hóa tổ chức mà tôn trọng và đề cao đạo đức
kinh doanh. Điều này có thể bao gồm việc xác định giá trị đạo đức, thiết lập các nguyên tắc và quy định
đạo đức, và tạo ra một môi trường khuyến khích nhân viên tuân thủ đạo đức.
2. Đào tạo và giáo dục: Cung cấp đào tạo và giáo dục về đạo đức kinh doanh cho nhân viên. Điều này
giúp họ hiểu và nhận thức rõ về các vấn đề đạo đức trong công việc và cung cấp cho họ các kỹ năng và
công cụ để đưa ra quyết định đạo đức.
3. Thiết lập hệ thống phản hồi và báo cáo: Xây dựng hệ thống phản hồi và báo cáo trong tổ chức để nhận
diện và xử lý các vi phạm đạo đức. Điều này có thể bao gồm cung cấp các kênh phản hồi an toàn và tin
cậy cho nhân viên báo cáo vi phạm và đảm bảo rằng các hành vi đạo đức được xem xét và xử lý một cách công bằng và nghiêm minh.
4. Xây dựng quan hệ đối tác đạo đức: Xây dựng quan hệ đối tác đạo đức với khách hàng, đối tác kinh
doanh và cộng đồng. Điều này có thể bao gồm việc xây dựng lòng tin, tuân thủ cam kết đạo đức và thực
hiện các hoạt động tương tác xã hội có ích cho cộng đồng.
5. Đánh giá và cải thiện liên tục: Thực hiện đánh giá đạo đức định kỳ và liên tục để đo lường hiệu quả của
các biện pháp tăng cường đạo đức và tìm ra các cải tiến tiềm năng. Sử dụng kết quả đánh giá để điều
chỉnh và cải thiện chính sách, quy trình và hành vi đạo đức trong tổ chức. 6. TỔNG KẾT - GI Á TRỊ CỐT LÕI