Tài liệu ôn tập đại cương Kỹ thuật máy tính | Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng
Tài liệu ôn tập đại cương Kỹ thuật máy tính | Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học
Preview text:
-Thông tin (information): Hiểu biết của con người về một thực thể, sự vật, khái niệm, hiện tượng nào đó.
hình thành trong quá trình giao tiếp: sự nhận thức thông tin từ người khác hoặc thông qua các phương tiên thông tin
đại chúng, từ các ngân hàng dữ liệu, hoặc từ tất cả các hiện tượng quan sát được trong môi trường xung quanh.
phản ánh sự vật, sự việc, hiện tượng của thế giới khách quan. Mang lại nhận thức cho con người về thế giới xung quanh.
-Dữ liệu (data): là chuỗi bất kỳ của một hoặc nhiều ký hiệu có ý nghĩa thông qua việc giải thích một hành động cụ thể nào đó.
Thường là các giá trị định tính và định lượng của sự vật, hiện tượng được xác định thông qua các phép đo Chứa đựng thông tin
-Tín hiệu (signal): là một đại lượng vật lý chứa đựng thông tin hay dữ liệu, có thể truyền đi xa và tách thông tin ra được.
Hầu hết các tín hiệu đáng quan tâm đều ở dạng các hàm số, các phân bố hay các quá trình thay đổi ngẫu
nhiên của thời gian hoặc vị trí.
-Máy: vật được chế tạo gồm nhiều bộ phận, thường là phức tạp, dùng để thực hiện chính xác hoặc hàng loạt công việc chuyên môn nào đó
-Thiết bị: bộ phận phụ trợ, được sử dụng để trợ giúp cho hoạt động của máy
Xu thế phát triển “thiết bị” ngày càng nhỏ gọn, đa năng và có thể liên kết với thiết bị khác.
Trong thực tế, tùy theo cách lắp đặt, liên kết và sử dụng mà một bộ phận nào đấy, lúc này là “máy”, lúc khác, nơi
khác lại là “thiết bị”.
-Máy tính hay máy điện toán: là thiết bị hay hệ thống thực hiện tự động các phép toán số học dưới dạng tín hiệu số hoặc phép toán logic.
Các máy tính cỡ nhỏ thường gọi là máy vi tính, trong số đó máy dùng cho cá nhân thường gọi là máy tinh cá nhân PC (personal computer).
-Máy tính số (digital computer): có thể thực hiện 1 số chức năng cơ bản (tập lệnh)
-Lệnh: là đơn vị cơ bản của một ngôn ngữ lập trình. Lệnh có thể cũng trở thành một đơn vị thao tác của máy tính
điện tử hay còn gọi là một chỉ thị.
Câu lệnh như là mệnh đề cơ bản có thể được cấu trúc thông qua việc sử dụng các từ hoặc là có thể tạo bởi các chỉ thị
từ các cấu trúc ngữ pháp hay cú pháp đã được định nghĩa sẵn.
Các câu lệnh của một chương trình dùng để chỉ thị cho máy tính biết làm gì, xử lý như thế nào với các dữ liệu và từ
đó tiến hành các phép tính toán hay biến đổi dữ liệu để đạt được kết quả.
-Chương trình: danh sách các lệnh được thực hiện theo trình tự nhất định
-Ngôn ngữ máy (machine language hay mã máy machine code) là một tập các chỉ thị được bộ xử lý CPU của máy
tính trực tiếp thực thi.
Lập trình bằng ngôn ngữ máy rất phức tạp, tốn nhiều thời gian, công sức, kết quả rất khó bảo trì, phát triển
-Ngôn ngữ lập trình: là một tập con của ngôn ngữ máy tính, được thiết kế và chuẩn hóa để truyền các chỉ thị cho các máy tính.
Ngôn ngữ lập trình được dùng để lập trình máy tính, tạo ra các chương trình máy nhằm mục đích điều khiển máy tính
hoặc mô tả các thuật toán để người khác đọc hiểu. -Ngôn ngữ máy:
- Mỗi loại máy tính đều có ngôn ngữ máy riêng của nó. Là ngôn ngữ duy nhất mà máy có thể trực tiếp hiểu và thực hiện.
- Các lệnh viết bằng ngôn ngữ máy ở dạng mã nhị phân hoặc mã hexa
* Ưu điểm: khai thác triệt để tính năng phần cứng của máy tính, có thể trực tiếp hiểu được, không cần chương trình dịch.
* Nhược điểm: khó hiểu, khó nhớ, sử dụng nhiều câu lệnh để biểu diễn các thao tác. -Hợp ngữ:
- Hợp ngữ cho phép người lập trình sử dụng một số từ (thường là tiếng Anh viết tắt) để thể hiện các lệnh cần thực hiện.
* Ưu điểm: khai thác triệt để tính năng phần cứng
* Nhược điểm: đã thuận lợi cho các nhà lập trình chuyên nghiệp nhưng chưa thích hợp với số đông người lập trình.
- Để máy tính hiểu cần có chương trình hợp dịch để chuyển hợp ngữ sang ngôn ngữ máy. -Ngôn ngữ bậc cao:
- Là ngôn ngữ gần với ngôn ngữ tự nhiên, có tính độc lập cao, ít phụ thuộc vào loại máy.
* Ưu điểm: dễ hiểu, dễ chỉnh sửa, tính độc lập cao.
- Để máy tính hiểu được, cần phải có chương trình dịch để chuyển từ ngôn ngữ bậc cao sang ngôn ngữ máy.
-Biểu diễn thông tin trong máy tính điện tử:
Trong máy tính mọi thông tin đều được biểu diễn bằng số nhị phân
Để đưa dữ liệu vào cho máy tính, cần phải mã hoá nó về dạng nhị phân.
Với các kiểu dữ liệu khác nhau cần có cách mã hoá khác nhau.
Đơn vị nhỏ nhất để biểu diễn thông tin gọi là bit (BInary digiT)
1bit nhận 1 trong 2 giá trị: 0 (OFF) hoặc 1(ON)
-Phân loại máy tính điện tử:
Phân theo khả năng sử dụng tổng quát:
+Máy tính lớn / siêu máy tính (mainframe/super computer)
Phức tạp, có tốc độ rất cao để Giải quyết các công việc lớn, phức tạp
giá thanh cao (hàng trăm ngàn ~ hàng triệu USD)
Sử dụng trong các công ty lớn/viện nghiên cứu
+Máy tính tầm trung (mini computer)
Gần giống như các máy Mainframe nhưng hỗ trợ ít người dùng hơn (10 – 100), nhỏ hơn và rẻ hơn (vài chục nghìn USD)
+Máy vi tính (micro computer):
Nhỏ, rẻ, hiệu năng cao, phù hợp nhiều đối tượng sử dụng
Máy tính cá nhân (PC), máy tính nhúng, smartphone, smartTV, … HỆ ĐẾM
Là tập hợp các ký hiệu và qui tắc để biểu diễn và xác định giá trị các số.
• Mỗi hệ đếm có một số ký tự/số (ký số) hữu hạn. Tổng số ký số của mỗi hệ đếm được gọi là cơ số (base hay radix), ký hiệu là b.
• Ví dụ: Trong hệ đếm cơ số 10, dùng 10 ký tự là: các chữ số từ 0 đến 9.
Về mặt toán học, ta có thể biểu diễn 1 số theo hệ đếm cơ số bất kì.
• Khi nghiên cứu về máy tính, ta quan tâm đến các hệ đếm sau đây:
Hệ thập phân (Decimal System) → con người sử dụng
Hệ nhị phân (Binary System) → máy tính sử dụng
Hệ đếm bát phân (Octal System), hệ mười sáu (Hexadecimal System) →dùng để viết gọn số nhị phân HỆ THẬP PHÂN
Hệ đếm thập phân hay hệ đếm cơ số 10 bao gồm 10 ký số như sau: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
Dùng n chữ số thập phân có thể biểu diễn được 10n giá trị khác nhau: 00...000 = 0 99...999 = 10n-1
Số A được biểu diễn dưới dạng: A = a a n n-1 … a a 1 0. a-1 a-2 … a-m
Giá trị của A được hiểu như sau: HỆ ĐẾM CƠ SỐ b
•Có b ký tự để thể hiện giá trị số. Ký số nhỏ nhất là 0 và lớn nhất là b-1.
•Số N(b) trong hệ đếm cơ số (b) được biểu diễn bởi: •N(b) = an an-1 an-2 …a a 1 0.a-1 a-2 …a-m •�(�) = ∑ni=-m aibi •�(�) = a n n-1 0 -1 nb + an-1b
+ … + a1b + a0b + a-1b + … + a-mb-m HỆ ĐẾM NHỊ PHÂN
•Sử dụng 2 chữ số: 0 và 1
•Chữ số nhị phân gọi là bit (binary digit) Ví dụ: Bit 0, bit 1
•Bit là đơn vị thông tin nhỏ nhất
•Dùng n bit có thể biểu diễn được 2n giá trị khác nhau:
00...000(2) = 0 (trong hệ thập phân)
11...111(2) = 2n - 1 (trong hệ thập phân)
CHUYỂN ĐỔI GIỮA CÁC HỆ ĐẾM
BIỂU DIỄN DỮ LIỆU TRONG MÁY TÍNH •Nguyên lý:
Mọi dữ liệu khi đưa vào máy tính đều phải được mã hóa thành số nhị phân
•Các loại dữ liệu:
Dữ liệu nhân tạo: Do con người quy ước
Dữ liệu tự nhiên: Tồn tại khách quan với con người.
Phổ biến là các giá trị biến đổi từ tín hiệu vật lý như âm thanh, hình ảnh, …
•Nguyên tắc mã hóa dữ liệu
Mã hóa dữ liệu nhân tạo:
Dữ liệu số: Mã hóa theo các chuẩn quy ước
Dữ liệu ký tự: Mã hóa theo bộ mã ký tự
Mã hóa dữ liệu tự nhiên:
Các dữ liệu cần phải số hóa trước khi đưa vào máy tinh
Theo sơ đồ mã hóa và tái tạo tín hiệu vật lý
•Các loại dữ liệu trong máy tính Dữ liệu cơ bản
Số nguyên: Mã nhị phân thông thường (không dấu) và mã bù hai (có dấu)
Số thực: Số thực dấu chấm động Ký tự: Bộ mã ASCII Dữ liệu có cấu trúc
Là tập hợp các loại dữ liệu cơ bản được cấu thành theo một cách nào đó.
Ví dụ: Kiểu dữ liệu mảng, xâu ký tự, tập hợp, cấu trúc, …
BIỂU DIỄN SỐ NGUYÊN
•Dùng 1 chuỗi bit để biểu diễn.
•Đối với số nguyên có dấu, sử dụng bit đầu tiên (Most significant bit) để biểu diễn dấu ‘-‘ và là bit dấu.
•Độ dài từ dữ liệu:
Là số bit được sử dụng để mã hóa loại dữ liệu tương ứng
Trong thực tế, độ dài từ dữ liệu thường là bội số của 8.
-Số nguyên không dấu:
n = 16 bit: Dải biểu diễn là [0, 2 -1 =65535] 16
n = 32 bit: Dải biểu diễn là [0, 2 -1] 32
n = 64 bit: Dải biểu diễn là [0, 2 -1] 64
Với số bit mã hóa cho số nguyên n=8
+Dải biểu diễn là [0, 255] 0000 0000 = 0 0000 0001 = 1 0000 0010 = 2 0000 0011 = 3 ... 1111 1111 = 255
-Số nguyên có dấu:
Bit 1 đầu tiên để biểu diễn dấu – (bit này gọi là bit dấu)
Sử dụng số bù hai để biểu diễn giá trị
+Có thể tìm số bù một của A bằng cách đảo ngược tất cả các bit
+Số bù hai = Số bù một + 1
Số A + Số bù hai của A = 0 nếu bỏ qua bit nhớ ra khỏi bit cao nhất •
Ví dụ: Biểu diễn số nguyên có dấu sau đây bằng 8 bit: A = - 70(10) • Ta có: +70(10) ~ 0100 0110 (2) • Bù 1: 1011 1001(2) đảo các bit • Bù 2 1011 1010(2) bù 1 cộng 1 Vậy A = 1011 1010(2) •
Dải biểu diễn là [-128, 127] • 0000 0000 = 0 • 0000 0001 = +1 • 0000 0010 = +2 • ....... • 01111111 = +127 • 10000000 = -128 • 10000001 = -127 • ....... • 1111 1110 = -2 1111 1111 = -1
TÍNH TOÁN SỐ HỌC VỚI SỐ NGUYÊN BIỂU DIỄN KÝ TỰ
•Các ký tự cũng cần được chuyển đổi thành chuỗi bit nhị phân gọi là mã ký tự.
•Số bit dùng cho mỗi ký tự theo các mã khác nhau là khác nhau.
•Bộ mã ASCII dùng 8-bit cho 1 ký tự, mã hóa được 28=256 ký tự.
•Bộ mã Unicode dùng 16-bit cho 1 ký tự, mã hóa được 216 = 65536 ký tự MÃ ASCII •
American Standard Code for Information Interchange •
Do ANSI (American National Standard Institute) thiết kế •
ASCII lúc đầu chỉ dùng 7 bit (128 ký tự) sau đó mở rộng cho 8 bit và có thể biểu diễn 256 ký tự khác nhau trong máy tinh •
Bộ mã 8 bit mã hóa được cho 2 = 256 kí tự, có mã từ 00 8 (16) đến FF(16), bao gồm: •
128 kí tự chuẩn có mã từ 00(16) - 7F(16) •
128 kí tự mở rộng có mã từ 80(16) - FF(16) •
95 kí tự hiển thị được: Có mã từ 20(16) ÷ 7E(16) •
26 chữ cái hoa Latin 'A' ÷ 'Z' có mã từ 41(16) ÷ 5A(16) •
26 chữ cái thường Latin 'a' ÷ 'z' có mã từ 61(16) ÷ 7A(16) •
10 chữ số thập phân '0' ÷ '9' có mã từ 30(16) ÷ 39(16) •
Các dấu câu: . , ? ! : ; … •
Các dấu phép toán: + - * / … •
Một số kí tự thông dụng: #, $, &, @, ... • Dấu cách (mã là 20(16)) •
33 mã điều khiển: mã từ 00(16) ÷ 1F(16) và 7F(16) dùng để mã hóa cho các chức năng điều khiển MÃ UNICODE
•Chuẩn Unicode gồm một tập các biểu đồ mã để tham chiếu trực quan, các phương thức mã hóa và tập hợp mã hóa ký tự chuẩn
•Là quy tắc để chuẩn hóa, phân tách, đối chiếu, kết xuất và thứ tự hiển thị văn bản hai chiều (từ trai sang phải hoặc từ phải sang trái).
•Là bộ mã 16-bit, nên số ký tự có thể biểu diễn (mã hoá) là 216
Được thiết kế cho đa ngôn ngữ
CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG MÁY TÍNH
•Xử lý dữ liệu:
Chức năng quan trọng nhất của máy tính
Dữ liệu có thể có rất nhiều dạng khác nhau và có yêu cầu xử lý khác nhau.
•Lưu trữ dữ liệu:
Dữ liệu đưa vào máy tính được xử lý ngay hoặc có thể được lưu trong bộ nhớ.
Khi cần chúng sẽ được lấy ra xử lý.
•Trao đổi dữ liệu:
Trao đổi dữ liệu giữa các thành phần bên trong và bên ngoài thông qua thiết bị ngoại vi
Quá trình vào ra (input- output)
Các thiết bị vào-ra được coi là nguồn cung cấp dữ liệu hoặc nơi tiếp nhận dữ liệu.
Khi dữ liệu được vận chuyển trên khoảng cách xa với các thiết bị hoặc máy tính gọi là truyền dữ liệu (data communication). •Điều khiển:
Máy tính cần phải điều khiển ba chức năng trên.
CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ THỐNG MÁY TÍNH
•Phần cứng: Phần cứng máy tính là các thiết bị / linh kiện điện tử cấu thành nên máy tính.
–Các thành phần phần cứng cơ bản của máy tính như Mainboard, CPU, RAM, HDD, Monitor, … •Phần mềm:
-Phần mềm máy tính là các chương trình được thiết kế chứa các mã lệnh giúp phần cứng làm việc phục vụ nhu cầu người sử dụng.
-Phần mềm được lưu trữ trong các thiết bị lưu trữ.
-Phần mềm máy tính được chia thành 2 loại chính:
-Phần mềm hệ thống (System Software): Hệ điều hành (Operating System) và trình điều khiển thiết bị (Driver).
-Phần mềm ứng dụng (Application Softwares): bao gồm các chương trình giúp người sử dụng thực hiện một số công việc cụ thể.
CẤU TRÚC PHẦN CỨNG
•Bộ xử lý trung tâm: -Chức năng
Điều khiển hoạt động của toàn bộ hệ thống máy tính Xử lý dữ liệu
-Nguyên tắc hoạt động cơ bản: CPU hoạt động theo chương trình nằm trong bộ nhớ chính, bằng cách:
Nhận lần lượt lệnh từ bộ nhớ chính
Sau đó tiến hành giải mã lệnh và phát các tín hiệu điều khiển thực thi lệnh
Trong quá trình thực thi lệnh, CPU có thể trao đổi dữ liệu với bộ nhớ chính hay hệ thống vào-ra.
-Cấu trúc cơ bản của CPU:
Khối điều khiển (Control Unit – CU)
Điều khiển hoạt động của máy tính theo chương trình đã định sẵn
Khối tính toán số học và logic (Arithmetic – Logic Unit - ALU):
Thực hiện các phép toán số học và các phép toán logic trên các dữ liệu cụ thể
Tập các thanh ghi (Register File - RF)
Lưu trữ các thông tin tạm thời phục vụ cho hoạt động của CPU Bus bên trong (Internal Bus)
Kết nối các thành phần bên trong CPU với nhau
Đơn vị ghép nối bus (Bus Interface Unit – BIU)
Kết nối và trao đổi thông tin với nhau giữa các bus bên trong với các bus bên ngoài Bộ vi xử lý
CPU được chế tạo trên một vi mạch và được gọi là bộ vi xử lý.
Có thể gọi CPU là bộ vi xử lý
Tuy nhiên, các bộ vi xử lý hiện nay có cấu trúc phức tạp hơn nhiều so với một CPU cơ bản.
Tốc độ của bộ vi xử lý
Số lệnh được thực hiện trong 1s
MIPS (Milliions of Intructions per Second) Khó đánh giá chính xác
Tần số xung nhịp của bộ xử lý
Bộ xử lý hoạt động theo một xung nhịp (clock) có tần số xác định
Tốc độ của bộ xử lý được đánh giá gián tiếp thông qua tần số xung nhịp •Bộ nhớ Chức năng:
Lưu trữ chương trình và dữ liệu
Các thao tác cơ bản với bộ nhớ: Thao tác đọc (read) Thao tác ghi (write) Các thành phần chính
Bộ nhớ trong (Internal Memory): cache, RAM, ROM
Bộ nhớ ngoài (External Memory): HDD, SDD, disk, … -Bộ nhớ trong Bộ nhớ đệm (Cache)
Là thành phần nhớ tốc độ nhanh nhưng được đặt đệm giữa CPU và bộ nhớ chính nhằm tăng tốc độ truy cập bộ nhớ của CPU
Cache đóng vai trò như là một nơi lưu trữ tạm thời những lệnh mà CPU cần xử lý
Những lệnh này sẽ xếp hàng với nhau chờ được xử lý.
Bộ nhớ đệm càng lớn thì sẽ chứa được nhiều lệnh hơn nhờ đó giúp rút ngắn thời gian chờ và tăng hiệu suất làm việc của CPU
Bộ nhớ chính (Main memory)
Là thành phần nhớ tồn tại trên mọi hệ thống máy tính
Chứa các chương trình và dữ liệu đang được CPU sử dụng
Tổ chức thành các ngăn nhớ được đánh địa chỉ; Số bit dùng để đánh địa chỉ quyết định dung lượng tối đa bộ nhớ (n bit, 2n)
Ngăn nhớ thường được tổ chức theo đơn vị Byte
Nội dung ngăn nhớ có thể thay đổi, song địa chỉ vật lý của ngăn nhớ luôn cố định
Thông thường, bộ nhớ chính gồm 2 phần: ROM (Read Only Memory) RAM (Random Access Memory) ROM (Read Only Memory)
ROM là “bộ nhớ chỉ đọc”.
Dữ liệu đã được ghi vào từ trước và chứa các chương trình giúp máy tính “khởi động”.
Lưu trữ các chương trình mà khi mất nguồn điện sẽ không bị xóa
Trên máy vi tính: ROM thường trên main board, lưu trữ cấu hình và chương trình khởi động máy tính.
Trên điện thoại: ROM có thể hiểu như là phân vùng bí mật để lưu trữ hệ điều hành, không thể ghi dữ liệu
lên ROM một cách thông thường. RAM (Random access memory)
Lưu trữ các chương trình, hệ điều hành và dữ liệu
RAM là bộ nhớ truy suất ngẫu
Dữ liệu lưu trên RAM sẽ bị mất khi tắt máy hoặc mất
RAM có dạng hình chữ nhật thường cắm vào bo mạch chủ. -Bộ nhớ ngoài
Chức năng và đặc điểm
Lưu giữ tài nguyên phần mềm của máy tính, bao gồm: Hệ điều hành, các chương trình và dữ liệu
Bộ nhớ ngoài được kết nối với hệ thống dưới dạng các thiết bị vào ra Dung lượng lớn Tốc độ chậm Các loại bộ nhớ ngoài:
Bộ nhớ từ: Đĩa cứng, đĩa mềm
Bộ nhớ quang: Đĩa CD, DVD, …
Bộ nhớ bán dẫn: Flash disk, memory card HỆ THỐNG VÀO RA
•Chức năng: Trao đổi thông tin giữa máy tính với thế giới bên ngoài.
•Các thao tác cơ bản Vào dữ liệu (Input) Ra dữ liệu (Output)
•Các thành phần chính:
Các thiết bị vào-ra (IO devices) hay còn gọi là thiết bị ngoại vi (Peripheral devices) Chức năng:
Chuyển đổi dữ liệu giữa bên trong và bên ngoài máy tính
Các thiết bị ngoại vi cơ bản:
Thiết bị vào: Bàn phím, chuột, máy quét, …
Thiết bị ra: Màn hình, máy in, …
Thiết bị nhớ: Các ổ đĩa, …
Thiết bị truyền thông: Modem, …
Các mô-đun ghép nối vào-ra (IO Interface modules)
Các thiết bị vào ra không kết nối trực tiếp với CPU mà được kết nối thông qua các mô-đun ghép nối vào-ra.
Trong các mô đun ghép nối vào-ra có các cổng vào-ra (IO Port)
Các cổng này cũng được đánh địa chỉ bởi CPU, có nghĩa là mỗi cổng cũng có một địa chỉ xác định.
Mỗi thiết bị vào-ra kết nối với CPU thông qua cổng tương ứng với địa chỉ xác định.
LIÊN KẾT HỆ THỐNG (BUSSES)
•CPU, bộ nhớ chính và hệ thống vào-ra cần phải kết nối với nhau để trao đổi thông tin
•Việc kết nối này được thực hiện bằng một tập các đường kết nối gọi là bus
•Thực tế bus trong máy tính khá phức tạp, nó được thể hiện bằng các đường dẫn trên các bản mạch, các khe cắm trên
bản mạch chính, các cáp nối, …
•Độ rộng của bus: Là số đường dây của bus có thể truyển thông tin đồng thời.
•Về chức năng, bus được chia làm 3 loại chính: Bus địa chỉ, bus dữ liệu và bus điều khiển Bus địa chỉ:
Chức năng: vận chuyển địa chỉ để xác định vị trí dữ liệu trên bộ nhớ chính hay cổng vào ra.
Độ rộng bus: N-bit cho biết số lượng ngăn nhớ tối đa được đánh địa chỉ. Bus dữ liệu:
Vận chuyển dữ liệu giữa các CPU và các thành phần khác trong hệ thống
Độ rộng: M-bit cho biết lượng dữ liệu có thể vận chuyển trong 1 lần (M = 8,16, 32, 64, 128)
Bus điều khiển: Vận chuyển các tín hiệu điều khiển: Đọc/ghi dữ liệu Ngắt Điều khiển bus
•Một số loại bus điển hình trong máy tinh
Bus của CPU-Front Side Bus: có tốc độ nhanh nhất Bus của bộ nhớ chính
AGP bus (Accelerated Graphic Port): bus đồ họa nối ghép các màn hình tăng tốc.
PCI bus (Peripheral Component Interconnect): nối ghép với các thiết bị ngoại vi có tốc độ trao đổi dữ liệu nhanh
IDE (Intergrated Device Electronics): Bus kết nối với ổ cứng, ổ quang
SATA (Serial Advanced Technology Attachment)
USB (Universal Serial Bus): bus kết nối đa năng
GIỚI THIỆU MẠNG MÁY TÍNH •Khái niệm:
Mạng máy tính hay mạng (computer network, network) là một tập hợp gồm nhiều máy tính hoặc thiết bị
xử lý thông tin được kết nối với nhau qua các đường truyền và có sự trao đổi dữ liệu với nhau Mục đích:
Trao đổi thông tin giữa các máy tính Chia sẻ tài nguyên Đường truyền vật lý:
Là các phương tiện vật lý kết nối các máy tính và thiết bị mạng
Vô tuyến: sóng radio, viba, sóng hồng ngoại,…
Hữu tuyến: cáp xoắn, cáp đồng trục, cáp quang,…
Băng thông: tốc độ truyền tin tối đa (bps, Kbps, Mbps,…)
•Phân loại mạng máy tính:
-Phân theo mối phạm vi địa lý:
Mạng cá nhân (PAN – Personal Area Network)
Phạm vi kết nối: vài chục mét
Số lượng người dùng: một vài người dùng
Thường phục vụ cho cá nhân Ví dụ: Bluetooth, NFC
LAN (Local Area Network) mạng cục bộ
Phạm vi nhỏ, ví dụ bán bán kính 500m,
Số lượng máy tính không quá nhiều,
Mạng không quá phức tạp.
Ví dụ: quán Net, mạng trường học
WAN (Wide Area Network) mạng diện rộng,
Các máy tính có thể ở các thành phố khác nhau. Bán kính có thể 100-200 km.
Ví dụ mạng của các ngân hàng, Tổng cục thuế, mạng truyền hình cáp, ...
GAN (Global Area Network) mạng toàn cầu
Máy tính ở nhiều nước khác nhau.
Thường là kết hợp của nhiều mạng con. Ví dụ mạng Internet.
CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MẠNG MÁY TÍNH
•Về mặt phần cứng: Các nút mạng
máy tính (lưu trữ, xử lý, trao đổi thông tin)
Các thiết bị kết nối mạng: HUB, SWICTH, ROUTER, …
Đường truyền: không dây hoặc có dây
Các nút mạng có các vỉ mạng /card mạng (Network Interface Card, NIC): giao tiếp giữa máy tính và đường truyền
•Về mặt phần mềm: Hệ điều hành mạng
Các phần mềm/ứng dụng cho mạng máy tính INTERNET
Internet là một mạng máy tính có qui mô toàn cầu
Gồm rất nhiều mạng con và máy tính nối với nhau bằng nhiều loại phương tiện truyền.
Internet không thuộc sở hữu của riêng ai cả. Chỉ có các uỷ ban điều phối và kỹ thuật giúp điều hành Internet.
Ban đầu là mạng ARPANET của Bộ Quốc phòng Mỹ (DoD)