-
Thông tin
-
Quiz
Tài liệu ôn tập giữa kỳ Chủ nghĩa Mác Lê Nin | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1. Khái niệm và đăc điểm của giai cấp công nhân ̣a. Khái niệm giai cấp công nhân- Mác và Ăngghen đã dùng một số thuật ngữ khác nhau để nói về giai cấp công nhân như:giai cấp vô sản, giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp công nhân hiện đại, giai cấp công nhân đạicông nghiệp,…những thuật ngữ này đều biểu thị một khái niệm thống nhất, đó là chỉ giai cấpcông nhân hiện đại.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Chủ nghĩa xã hội và khoa học (HVNN) 54 tài liệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu
Tài liệu ôn tập giữa kỳ Chủ nghĩa Mác Lê Nin | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1. Khái niệm và đăc điểm của giai cấp công nhân ̣a. Khái niệm giai cấp công nhân- Mác và Ăngghen đã dùng một số thuật ngữ khác nhau để nói về giai cấp công nhân như:giai cấp vô sản, giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp công nhân hiện đại, giai cấp công nhân đạicông nghiệp,…những thuật ngữ này đều biểu thị một khái niệm thống nhất, đó là chỉ giai cấpcông nhân hiện đại.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Môn: Chủ nghĩa xã hội và khoa học (HVNN) 54 tài liệu
Trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:














Tài liệu khác của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45476132 ]= Chương 2
SỨ MÊNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂṆ
I. QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN
VÀ SỨ MỆNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
1. Khái niệm và đăc điểm của giai cấp công nhâṇ
a. Khái niệm giai cấp công nhân
- Mác và Ăngghen đã dùng một số thuật ngữ khác nhau để nói về giai cấp công nhân như:
giai cấp vô sản, giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp công nhân hiện đại, giai cấp công nhân đại công
nghiệp,…những thuật ngữ này đều biểu thị một khái niệm thống nhất, đó là chỉ giai cấp công nhân hiện đại.
- Trong phạm vi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân được
các nhàkinh điển xác định trên hai phương diên cơ bản: kinh tế - xã hộ i và chính trị - xã hộ i:̣
+ Thứ nhất trên phương diện kinh tế - xã hội:
• Về phương thức sản xuất, phương thức lao động: Giai cấp công nhân là những tập
đoàn người trực tiếp hay gián tiếp vận hành những công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp
ngày càng hiện đại, ngày càng có trình độ xã hội hóa cao.
• Về địa vị của giai cấp công nhân trong hệ thống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa:
Giai cấp công nhân là những người không có tư liệu sản xuất, họ buộc phải bán sức lao động
cho nhà tư bản để kiếm sống.
+ Thứ hai trên phương diện chính trị - xã hội:
• Giai cấp công nhân là lực lượng chính trị cơ bản trong xã hội.
• Giai cấp công nhân có lợi ích đối kháng với lợi ích của giai cấp tư sản.
- Phát triển học thuyết của Mác – Ăngghen trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, đặc
biệt từthực tiễn xây dựng CNXH ở nước Nga Xô viết, Lênin đã hoàn thiện khái niệm giai cấp
công nhân. Theo Lênin, trong các nước đi theo con đường XHCN, về cơ bản, giai cấp công
nhân cùng với nhân dân lao động đã trở thành những người làm chủ các tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội.
Địa vị kinh tế, chính trị của họ đã có sự thay đổi căn bản.
- Khái niệm giai cấp công nhân lOMoAR cPSD| 45476132
Từ những phân tích trên, có thể đưa ra định nghĩa về giai cấp công nhân như sau: Giai cấp
công nhân là môt tậ p đoàn xã hộ i ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát
triểṇ của nền công nghiêp hiệ n đại; Là giai cấp đại diệ n cho lực lượng sản xuất tiên tiến; Là
lực ̣ lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá đô từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hộ i; Ở các ̣
nước tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là những người không có hoăc về cơ bản không có tự
liêu sản xuất phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lộ t giá trị thặ ng dư; Ơ ̣
các nước xã hôi chủ nghĩa, giai cấp công nhân cùng nhân dân lao độ
ng làm chủ những tư
liệ ụ sản xuất chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao đông vì lợi ích chung của toàn xã hộ i trong đó
có lợị ích chính đáng của mình.
b. Đặc điểm của giai cấp công nhân
- Lao đông bằng phương thức công nghiệ p với đặ
c trưng công cụ lao độ ng là
máy móc, tạọ ra năng suất lao đông cao, quá trình lao độ ng mang tính chất xã hộ i hóa.̣
- Là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiêp, là chủ thể của quá trình sản xuất vậ t chấṭ
hiên đại, do đó, giai cấp công nhân là đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức ̣
sản xuất tiên tiến, quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hôi hiệ n đại.̣
- Là giai cấp có tính tổ chức, kỷ luât lao độ ng, tinh thần hợp tác và tâm lý lao độ ng công ̣
nghiêp; là mộ t giai cấp cách mạng và có tinh thần cách mạng triệ t để.̣
2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
a. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân -
Giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranh xóa
bỏ chếđộ tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ mọi chế độ áp bức, bóc lột và xây dựng xã hội mới - xã hội xã
hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. -
Việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân phải trải qua hai bước:
+ Bước thứ nhất, “giai cấp vô sản biến thành giai cấp thống trị”, “ Giai cấp vô sản chiếm
lấy chính quyền nhà nước”. Giành chính quyền nhà nước về tay giai cấp vô sản.
+ Bước thứ hai, giai cấp vô sản “dùng sự thống trị chính trị của mình để từng bước một
đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản, để tập trung tất cả những công cụ sản xuất vào
trong tay nhà nước”, tiến hành tổ chức xây dựng xã hội mới- xã hội chủ nghĩa. -
Để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải tập hợp được
cáctầng lớp nhân dân lao động xung quanh nó, tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng xóa bỏ xã hội
cũ và xây dựng xã hội mới về mọi mặt từ kinh tế tới chính trị và văn hóa, tư tưởng. lOMoAR cPSD| 45476132 + Nội dung kinh tế:
• Giai cấp công nhân là chủ thể của quá trình sản xuất vât chất để sản xuất ra của cải vậ ṭ
chất ngày càng nhiều đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người và xã hôi. Bằng cách đó,̣ giai
cấp công nhân tạo tiền đề vât chất - kỹ thuậ t cho sự ra đời của xã hộ i mới.̣
• Giai cấp công nhân tiến hành cải tạo quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa, xây dựng
quan hệ sản xuất mới – xã hội chủ nghĩa.
• Ở các nước xã hôi chủ nghĩa, giai cấp công nhân thông qua quá trình công nghiệ p hóa
và ̣ thực hiên “mộ t kiểu tổ chức xã hộ i mới về lao độ ng” để tăng năng suất lao độ ng xã hộ i và
thực ̣ hiên các nguyên tắc sở hữu, quản lý và phân phối phù hợp với nhu cầu phát triển sản xuất,
thực ̣ hiên tiến bộ và công bằng xã hộ i.̣
+ Nội dung chính trị - xã hội
• Giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao đông dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộ ng sản,̣ tiến
hành cách mạng chính trị để lât đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, giành chính quyền về tay giaị cấp
công nhân và nhân dân lao động; xác lập, bảo vệ và phát triển chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa.
• Nhà nước pháp quyền của giai cấp công nhân và nhân dân lao động được xác lập và
trởthành công cụ có hiệu lực để lãnh đạo chính trị, quản lý kinh tế và xã hội trong quá trình cải tạo
xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
+ Nội dung văn hóa, tư tưởng: Thực hiên sứ mệ nh lịch sử của mình, giai cấp công nhâṇ
trong tiến trình cách mạng cải tạo xã hôi cũ và xây dựng xã hộ i mới trên lĩnh vực văn hóa, tư
tưởng ̣ cần phải tâp trung xây dựng hệ giá trị mới (lao độ ng, công bằng, dân chủ, bình đẳng, tự do,
tiến bộ̣ và phát triển bền vững…) để thay thế cho hệ giá trị tư sản và những hệ tư tưởng cũ lạc hậu
. b. Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
* Địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa - Địa vị kinh tế:
+ Trong lực lượng sản xuất:
• Giai cấp công nhân là bộ phận quan trọng nhất, cách mạng nhất trong các bộ phận cấu
thành lực lượng sản xuất của xã hội tư bản. Trong chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội với nền
đại sản xuất công nghiệp ngày càng phát triển thì như V. I. Lênin nói : “lực lượng sản xuất hàng
đầu của toàn nhân loại là công nhân, là người lao động”.
• Giai cấp công nhân vừa là chủ thể trực tiếp nhất, vừa là sản phẩm căn bản nhất của nền sản
xuất đại công nghiệp. Họ là người trực tiếp vận hành máy móc và sản xuất ra tuyệt đại bộ phận
của cải cho xã hội tư bản, làm giàu cho xã hội tư bản. Chính nền sản xuất đại công nghiệp hiện đại lOMoAR cPSD| 45476132
đã sản sinh ra giai cấp công . Khi sản xuất đại công nghiệp ngày càng phát triển, thì giai cấp công
nhân ngày càng tăng lên về số lượng và nâng cao về chất lượng:
+ Trong quan hệ sản xuất: Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân hoàn toàn
không có hoặc có rất ít tư liệu sản xuất, nên buộc phải bán sức lao động của mình cho nhà tư sản,
trở thành người lao động làm thuê và bị nhà tư sản bóc lột giá trị thặng dư. Như vậy, trong chế độ
tư bản chủ nghĩa giai cấp công nhân có lợi ích kinh tế đối lập trực tiếp với lợi ích của giai cấp tư sản. - Địa vị xã hội:
+ Điều kiện sống và làm việc đã làm giai cấp công nhân có khả năng đoàn kết nội bộ giai
cấp mình trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản.
+ Lợi ích của giai cấp công nhân cơ bản thống nhất với lợi ích của đại đa số quần chúng
nhân dân lao động, là những người cùng bị áp bức, bóc lột, có kẻ thù chung và có chung nguyện
vọng được giải phóng khỏi ách áp bức, bóc lột, do vậy giai cấp công nhân có thể đoàn kết với các
giai cấp, tầng lớp khác trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản.
Tóm lại, chính địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân đã qui định một cách khách
quan vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và cũng chính những điều kiện đó đã tạo ra
cho giai cấp công nhân những đặc điểm chính trị xã hội quí báu. * Những đặc điểm chính trị - xã
hội của giai cấp công nhân -
Thứ nhất: Giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong cách mạng và có tinh
thần cáchmạng triệt để.
+ Giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong cách mạng vì họ đại diện cho phương thức sản
xuất tiên tiến gắn liền với nền khoa học công nghệ hiện đại
+ Giai cấp công nhân được trang bị vũ khí lý luận là chủ nghĩa Mác-Lênin, hệ tư tưởng
mang tính cách mạng và khoa học.
+ Giai cấp công nhân luôn luôn đi đầu trong mọi phong trào cách mạng, bằng hành động
tiên phong của mình mà lôi kéo các giai cấp, tầng lớp khác vào phong trào cách mạng. -
Thứ hai, giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất
+ Giai cấp công nhân, con đẻ của nền sản xuất đại công nghiệp, bị giai cấp tư sản bóc lột,
nên có lợi ích cơ bản đối lập trực tiếp với lợi ích của giai cấp tư sản. lOMoAR cPSD| 45476132
+ Điều kiện sống, điều kiện lao động trong chế độ tư bản chủ nghĩa đã chỉ cho họ thấy, họ
chỉ có thể được giải phóng bằng cách giải phóng toàn xã hội khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa.
+ Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân
không gắn với chế độ tư hữu, do vậy, họ kiên định trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, kiên
quyết đấu tranh xóa bỏ chế độ tư hữu, chống áp bức, bóc lột, xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. -
Thứ ba: Giai cấp công nhân là giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luật cao.
+ Lao động trong nền sản xuất đại công nghiệp với quá trình sản xuất tập trung, cách tổ
chức sản xuất chặt chẽ theo dây chuyền, nhịp độ làm việc khẩn trương, buộc giai cấp này phải tuân
thủ nghiêm ngặt kỷ luật lao động, cùng với cuộc sống tập trung, đô thị đã tạo nên tính tổ chức, kỷ luật chặt chẽ.
+ Ý thức tổ chức kỷ luật lại càng được nâng lên khi giai cấp công nhân trở thành lực lượng
chính trị lớn mạnh, có tổ chức chặt chẽ, nhất là khi giai cấp công nhân được sự giác ngộ chủ nghĩa
Mác-Lênin và tổ chức ra đảng cộng sản.
+ Cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản là giai cấp thống trị mạnh, buộc giai cấp công
nhân phải có ý thức tổ chức kỷ luật cao để giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản. -
Thứ tư: Giai cấp công nhân có bản chất quốc tế.
+ Giai cấp tư sản là một lực lượng quốc tế, giai cấp tư sản không chỉ bóc lột giai cấp công
nhân ở chính nước họ mà còn bóc lột giai cấp công nhân ở các nước thuộc địa.
+ Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất làm cho sản xuất mang tính toàn cầu hóa.
Nhiều sản phẩm là kết quả lao động của giai cấp công nhân ở nhiều quốc gia. Vì thế, phong trào
đấu tranh của giai cấp công nhân không chỉ diễn ra đơn lẻ ở từng doanh nghiệp, ở mỗi quốc gia
mà ngày càng phải có sự gắn bó giữa phong trào công nhân các nước.
c. Những nhân tố chủ quan để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử -
Thứ nhất, sự phát triển của bản thân giai cấp công nhân. Sự phát triển của giai
cấp công nhân được thể hiện trên các phương diện: phát triển về lượng và phát triển về chất +
Sự phát triển về lượng của giai cấp công nhân bao gồm sự phát triển về số lượng, tỷ lệ, cơ
cấu…phù hợp với yêu cầu của sản xuất công nghiệp hiện đại và cơ cấu kinh tế.
+ Sự phát triển về chất của giai cấp công nhân được thể hiện trên hai mặt: năng lực làm chủ
công nghệ hiện đại và ý thức giác ngộ giai cấp, ý thức dân tộc. lOMoAR cPSD| 45476132
Chỉ với sự phát triển như vậy về lượng và chất, đặc biệt về chất thì giai cấp công nhân mới
có thể thực hiện được sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình. -
Thứ hai, Đảng Công sản là nhân tố chủ quan quan trọng nhấṭ để giai cấp
công nhân thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình.
+ Đảng Công sản – đội tiên phong của giai cấp công nhân ra đời và đảm nhận vai trò lãnḥ
đạo cuộc cách mạng là dấu hiệu về sự trưởng thành vượt bậc của giai cấp công nhân với tư cách là giai cấp cách mạng.
+ Quy luật chung, phổ biến cho sự ra đời của Đảng Công sản là sự kết hợp giữa chủ nghĩạ
Mác - Lênin với phong trào công nhân.
+ Đảng Công sản đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, của dân tộc và xã ̣
hôi. Sức mạnh của Đảng không chỉ thể hiện ở bản chất giai cấp công nhân mà còn ở mối liên hệ̣
mật thiết giữa Đảng với nhân dân, với quần chúng lao động đông đảo trong xã hôi, thực hiệṇ cuộc
cách mạng do Đảng lãnh đạo để giải phóng giai cấp và giải phóng xã hôi. ̣
+ Đảng Cộng sản là đội tiên phong chiến đấu, lãnh tụ chính trị và bộ tham mưu chiến đấu
của giai cấp công nhân. Sự lãnh đạo đúng đắn của đảng cộng sản về chiến lược, sách lược, tổ chức
và tư tưởng là điều kiện để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.
- Thứ ba, thực hiện khối liên minh giai cấp giữa công nhân với nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác.
+ Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ ra rằng nguyên nhân cơ bản dẫn tới thất bại của các cuộc
đấu tranh của giai cấp công nhân vào giữa thế kỷ XIX là vì giai cấp công nhân chưa lôi kéo được
người bạn đồng minh là giai cấp nông dân đi theo. Do vậy, để giành được thắng lợi, giai cấp công
nhân phải thực hiện liên với giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác.
+ Giai cấp công nhân dễ dàng liên minh với nông dân và các tầng lớp lao động khác vì họ
có lợi ích cơ bản thống nhất với nhau.
+ Khối liên minh giữa giai cấp công nhân với nông dân và các tầng lớp lao động khác được
thực hiện trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, tư tưởng - văn hóa.
II. GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ VIỆC THỰC HIỆN SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI
CẤP CÔNG NHÂN HIỆN NAY
1. Giai cấp công nhân hiện nay
So với giai cấp công nhân truyền thống ở thế kỷ XIX thì giai cấp công nhân hiện nay vừa có
những điểm tương đồng vừa có những điểm khác biệt. lOMoAR cPSD| 45476132 - Điểm tương đồng:
+ Giai cấp công nhân hiện nay vẫn là lực lượng sản xuất hàng đầu của xã hôi hiện đại. Họ ̣
là chủ thể của quá trình sản xuất công nghiệp hiện đại mang tính xã hôi hóa ngày càng cao. ̣
+ Ở các nước tư bản chủ nghĩa hiên nay, công nhân vẫn bị giai cấp tư sản và bóc lột giá ̣ trị
thặng dư. Vì vậy, xung đột về lợi ích cơ bản giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân (giữa tư
bản và lao động) vẫn tồn tại.
+ Phong trào cộng sản và công nhân ở nhiều nước vẫn luôn là lực lượng đi đầu trong các
cuộc đấu tranh vì hòa bình, hợp tác và phát triển, vì dân sinh, dân chủ, tiến bộ xã hôi và chủ ̣ nghĩa xã hôi.̣ - Điểm khác biệt:
+ Về phương thức lao động, nếu lao động của công nhân trong thế kỷ XIX chủ yếu là lao
động cơ khí, lao động chân tay, thì nay đã xuất hiện bộ phận công nhân của những ngành ừng dụng
công nghệ ở trình độ phát triển cao, do vậy công nhân có trình độ tri thức ngày càng cao.
+ Về phương diện đời sống: một bộ phận công nhân có một số tư liệu sản xuất nhỏ cùng
với gia đình làm thêm các công đoạn phụ cho các xí nghiệp chính; một bộ phận công nhân đã có
cổ phần trong các xí nghiệp tư bản chủ nghĩa; một bộ phận công nhân dần dần làm chủ các tư liệu
sản xuất đặc biệt – tri thức và công nghệ hiện đại.
+ Tính chất xã hôi hóa của lao động hiện đại ngày càng được mở rộng và nâng cao. Lực ̣
lượng sản xuất hiện đại đã vượt ra khỏi phạm vi quốc gia – dân tộc và mang tính chất quốc tế, trở
thành lực lượng sản xuất của thế giới toàn cầu.
+ Với các nước xã hôi chủ nghĩa, giai cấp công nhân đã trở thành giai cấp lãnh đạo và ̣
Đảng Công sản trở thành Đảng cầm quyền.̣
2. Thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trên thế giới hiện nay a.
Về nội dung kinh tế -
Đối với các nước tư bản chủ nghĩa:
+ Giai cấp công nhân tham gia phát triển lực lượng sản xuất, thay đổi vị trí, vai trò của người
lao động đối với tư liệu sản xuất, thay thế chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu
sản xuất bằng chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa với những hình thức thích hợp. -
Đối với các nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa: Thực hiện công
nghiệphóa đất nước theo hướng hiện đại, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững. b. Về nội
dung chính trị lOMoAR cPSD| 45476132 -
Đối với các nước tư bản chủ nghĩa:
+ Mục tiêu đấu tranh trực tiếp của giai cấp công nhân và lao động là chống bất công và bất bình đẳng xã hôi.̣
+ Mục tiêu lâu dài là giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động. -
Đối với các nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa: Lãnh đạo thành công
sựnghiệp đổi mới, giải quyết thành công các nhiệm vụ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hôi,̣ đặc biệt là xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch vững mạnh, thực hiện thành công sự
nghiệp công nghiêp hóa, hiệ n đại hóa đất nước. ̣
c. Về nội dung văn hóa, tư tưởng
- Đối với các nước tư bản chủ nghĩa:
+ Thực hiện cuộc đấu tranh ý thức hệ giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Cuộc đấu
tranh này đang diễn ra phức tạp và quyết liệt do những tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường
và sự tan rã hệ thống XHCN thế giới.
+ Các giá trị đặc trưng cho bản chất khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân, của chủ
nghĩa xã hôi vẫn mang ý nghĩa chỉ đạo, định hướng trong cuộc đấu tranh của giai cấp công ̣ nhân
và quần chúng lao động chống chủ nghĩa tư bản.
- Đối với các nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa:
+ Giáo dục nhận thức và củng cố niềm tin khoa học đối với lý tưởng, mục tiêu của CNXH
cho giai cấp công nhân và nhân dân lao đông. Đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản.
+ Hệ giá trị của giai cấp công nhân bước đầu được khẳng định là hệ giá trị cơ bản của chủ
nghĩa xã hội. Tuy nhiên, sự khẳng định hệ giá trị của giai cấp công nhân còn gặp nhiều khó khăn,
phức tạp, bị cạnh tranh bởi các tàn dư của ý thức hệ tư sản, phong kiến, những biểu hiện của “diễn
biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
III. SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM 1. Đặc điểm của giai
cấp công nhân Viêt Naṃ
Giai cấp công nhân Viêt Nam ra đời và phát triển gắn liền với chính sách khai thác thuộc ̣ địa
của thực dân Pháp ở Viêt Nam. Giai cấp công nhân Việ t Nam mang những đặc điểm chủ yếụ sau:
- Giai cấp công nhân Viêt Nam ra đời trước giai cấp tư sản vào đầu thế kỷ XX, là giai cấp ̣
trực tiếp đối kháng với tư bản thực dân Pháp và bè lũ tay sai của chúng. Giai cấp công nhân Viêṭ lOMoAR cPSD| 45476132
Nam phát triển chậm vì nó sinh ra và lớn lên ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến, dưới ách
thống trị của thực dân Pháp.
- Giai cấp công nhân Việt Nam là lực lượng chính trị tiên phong để lãnh đạo cuộc đấu
tranhgiải phóng dân tộc, giải quyết mâu thuẫn cơ bản giữa dân tộc Viêt Nam với đế quốc thực dân
và ̣ phong kiến, mở đường cho sự phát triển của dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản.
- Đại bô phậ n công nhân Việ t Nam xuất thân từ nông dân và các tầng lớp lao độ ng
khác, dọ đó, giai cấp công nhân Viêt Nam có mối liên hệ tự nhiên, chặ t chẽ với giai cấp nông dân
và các ̣ tầng lớp lao đông trong xã hộ i. Lợi ích của giai cấp công nhân và lợi ích dân tộ c gắn
chặ t vớị nhau, tạo thành đông lực thúc đẩy đoàn kết giai cấp gắn liền với đoàn kết dân tộ c trong
mọi thờị kỳ đấu tranh cách mạng.
Ngày nay, nhất là trong hơn 30 năm đổi mới vừa qua, những đăc điểm đó của giai cấp công ̣
nhân đã có những biến đổi do tác đông của tình hình kinh tế - xã hộ i trong nước và những tác ̣
đông của tình hình quốc tế và thế giới. Có thể khái quát những biến đổi đó trên những nét chínḥ sau đây:
- Giai cấp công nhân Viêt Nam hiệ n nay đã tăng nhanh về số lượng và chất lượng, là giaị
cấp đi đầu trong sự nghiêp đẩy mạnh công nghiệ p hóa, hiệ n đại hóa, gắn với phát triển kinh tế trị
thức, bảo vê tài nguyên và môi trường.̣
- Giai cấp công nhân Viêt Nam hiệ n nay đa dạng về cơ cấu nghề nghiệ p, có mặ t trong mọị
thành phần kinh tế nhưng đôi ngũ công nhân trong khu vực kinh tế nhà nước là tiêu biểu, đóng ̣ vai
trò nòng cốt, chủ đạo.
- Công nhân tri thức được hình thành, cùng với lực lượng công nhân trẻ được đào tạo
nghềtheo chuẩn nghề nghiêp, học vấn, văn hóa; được rèn luyệ n trong thực tiễn sản xuất và thực
tiễṇ xã hôi trở thành lực lượng chủ đạo trong cơ cấu giai cấp công nhân.̣ 2. Nội dung sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam
a. Về kinh tế
- Giai cấp công nhân Viêt Nam với số lượng đông đảo, có cơ cấu ngành nghề đa dạng, hoạṭ
đông trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ công nghiệ p ở mọi thành phần kinh tế, với chất lượng ̣
ngày môt nâng cao về kỹ thuậ t và công nghệ sẽ là nguồn lao độ ng chủ yếu tham gia phát triểṇ
nền kinh tế của đất nước.
- Thực hiên thắng lợi mục tiêu công nghiệ p hóa, hiệ n đại hóa, làm cho nước ta trở thànḥ
môt nước công nghiệ p theo hướng hiệ n đại.̣ lOMoAR cPSD| 45476132
- Thực hiên khối liên minh công - nông - trí thức để tạo ra những độ ng lực phát triển trong ̣
nông nghiêp - nông thôn và nông dân ở nước ta theo hướng phát triển bền vững, hiệ n đại
hóa,̣ chủ đông hộ i nhậ p quốc tế, bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái. ̣ b. Về chính trị - xã hội
Giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng, nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu của
cán bô đảng viên. Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh, ngăn chặ
n,̣ đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
trong nôi bộ ; bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hộ i chủ nghĩa. ̣ c. Về văn hóa tư tưởng
- Xây dựng và phát triển nền văn hóa Viêt Nam tiên tiến, đậ m đà bản sắc dân tộ c có nộ ị
dung cốt lõi là xây dựng con người mới xã hôi chủ nghĩa, giáo dục đạo đức cách mạng, rèn luyệ
ṇ lối sống, tác phong công nghiêp, văn minh, hiệ n đại, xây dựng hệ giá trị của giai cấp công nhân.̣
- Đấu tranh bảo vê chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; chống lại những ̣ quan
điểm sai trái, những sự xuyên tạc của các thế lực thù địch; kiên định lý tưởng, mục tiêu và con
đường cách mạng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hôi. ̣
3. Phương hướng và môt số giải pháp chủ yếu để xây dựng giai cấp công nhân Việ t Naṃ hiên naỵ
a. Phương hướng
- Quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng vàchất lượng.
- Nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tácphong
công nghiệp, kỷ luật lao động của công nhân.
- Bảo đảm việc làm, nhà ở, các công trình phúc lợi phục vụ cho công nhân.
- Sửa đổi, bổ sung các chính sách, pháp luật về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế,bảo hiểm thất nghiệp,… để bảo vệ quyền lợi, nâng cao đời sống vật chất và tính thần của công nhân
b. Môt số giải pháp chủ yếụ
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng
hiện đại, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ mới cần thực hiện môt số giảị pháp chủ yếu sau:
- Một là, nâng cao nhân thức, kiên định quan điểm giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạọ lOMoAR cPSD| 45476132
cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Hai là, xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh gắn với xây dựng và phát huy sức mạnhcủa
liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí trí thức và doanh nhân, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Ba là, thực hiên chiến lược xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, gắn kết chặt chẽ vớị
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế,
đảm bảo hài hòa lợi ích giữa công nhân, người sử dụng lao động, Nhà nước và toàn xã hội.
- Bốn là, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho công nhân, không ngừng tríthức hóa giai cấp công nhân.
- Năm là, xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh gắn liền với xây dựng Đảng trong sạch,
vữngmạnh, xây dựng tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên và các tổ chức chính trị - xã hội khác.
Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội -
Một là, chủ nghĩa xã hội giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội,
giải phóng con người, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện.
+ Mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội là giải phóng con người khỏi sự bóc lột về kinh
tế, nô dịch về tinh thần, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện.
+ Thực hiện xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất, cùng với sự phát
triển của lực lượng sản xuất đã thực hiện việc xóa bỏ đối kháng giai cấp, xóa bỏ bóc lột. -
Hai là, chủ nghĩa xã hội là xã hội do nhân dân lao động làm chủ
+ Nhân dân lao động là chủ thể của xã hội thực hiện quyền làm chủ ngày càng rộng rãi và
đầy đủ trong quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
+ Chủ nghĩa xã hội là một chế độ chính trị dân chủ, nhà nước xã hội chủ nghĩa với hệ thống
pháp luật và hệ thống tổ chức ngày càng ngày càng hoàn thiện sẽ quản lý xã hội ngày càng hiệu quả . -
Ba là, chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất
hiện đạivà chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.
Chủ nghĩa xã hội là xã hội có nền kinh tế phát triển cao, với lực lượng sản xuất hiện đại,
quan hệ sản xuất dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, được tổ chức quản lý có hiệu quả,
và phân phối chủ yếu theo lao động. -
Bốn là, chủ nghĩa xã hội có nhà nước kiểu mới mang bản chất giai cấp công nhân,
đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động. lOMoAR cPSD| 45476132
+ Nhà nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân vì nhà nước là cơ quan
quyền lực tập trung của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động; thực hiện trấn áp những
thế lực phản động, những lực lượng chống đối chủ nghĩa xã hội.
+ Nhà nước xã hội chủ nghĩa mang tính nhân dân rộng rãi. Nhà nước tập hợp đại biểu các
tầng lớp nhân dân, nhằm bảo vệ những lợi ích chính đáng của nhân dân, thực hiện tốt hơn quyền
tự do, dân chủ của nhân dân.
+ Nhà nước xã hội chủ nghĩa mang tính dân tộc sâu sắc là nơi đoàn kết các dân tộc, bảo vệ
những lợi ích chân chính của dân tộc, phát huy những giá trị của dân tộc. -
Năm là, chủ nghĩa xã hội có nền văn hóa phát triển cao, kế thừa và phát huy
nhữnggiá trị của văn hóa dân tộc và tinh hoa văn nhân loại.
+ Trong chủ nghĩa xã hội, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực
của phát triển xã hội.
+ Quá trình xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa phải biết kế thừa những giá trị văn hóa
dân tộc và tinh hoa văn nhân loại, đồng thời, cần chống tư tưởng, văn hóa phi vô sản, trái với
những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và của loài người, trái với phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội. -
Thứ sáu, chủ nghĩa xã hội bảo đảm bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc và có quan
hệhữu nghị, hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
+ Chủ nghĩa xã hội, với bản chất tốt đẹp do con người, vì con người luôn là bảo đảm cho
các dân tộc bình đẳng, đoàn kết và hợp tác hữu nghị; đồng thời có quan hệ với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.
+ Chủ nghĩa xã hội mở rộng được ảnh hưởng và góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh
chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
II. THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 1. Tính tất yếu của thời kỳ quá độ từ
chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội -
Chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội khác nhau về bản chất. Chủ nghĩa tư bản
đượcxây dựng trên cơ sở chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, dựa trên chế độ áp
bức, bóc lột và bất công. Chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu
sản xuất dưới hai hình thức là nhà nước và tập thể, không còn các giai cấp đối kháng, không còn
tình trạng áp bức, bóc lột. lOMoAR cPSD| 45476132 -
Chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên nền sản xuất đại công nghiệp có trình độ cao.
Xãhội xã hội chủ nghĩa là xã hội kế tiếp xã hội tư bản. Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản
đã tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật nhất định cho chủ nghĩa xã hội đó chính là nền sản xuất đại công
nghiệp, nhưng muốn cho cơ sở vật chất kỹ thuật đó phục vụ cho chủ nghĩa xã hội cần có thời gian
tổ chức, sắp xếp lại.
Đối với những nước chưa trải qua quá trình công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa, thì thời kỳ
quá độ cho việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội càng kéo dài với nhiệm vụ
trọng tâm là tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. -
Các quan hệ xã hội của chủ nghĩa xã hội không tự phát nảy sinh trong lòng chủ
nghĩa tưbản, chúng là kết quả của quá trình cải tạo và xây dựng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, cần phải
có thời gian để xây dựng và phát triển những quan hệ đó. -
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một công việc mới mẽ, khó khăn và phức
tạp,phải có thời gian để giai cấp công nhân từng bước làm quen với những công việc đó. 2. Đặc
điểm và thực chất của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội
* Đặc điểm nổi bật của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là sự tồn
tại những yếu tố của xã hội cũ bên cạnh những nhân tố mới của chủ nghĩa xã hội trong mối quan
hệ vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội và
phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Trên lĩnh vực kinh tế:
+ Thời kỳ quá độ là thời kỳ tất yếu còn tồn tại một cơ cấu kinh tế nhiều thành phần vận
động theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được xác lập trên
cơ sở khách quan của sự tồn tại nhiều loại hình sở hữu về tư liệu sản xuất với những hình thức tổ
chức kinh tế đa dạng, đan xen hỗn hợp và tương ứng với nó là những hình thức phân phối khác
nhau, trong đó hình thức phân phối theo lao động là hình thức chủ đạo.
- Trên lĩnh vực chính trị:
+ Do kết cấu kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nhiều thành phần, nên kết cấu
giai cấp xã hội trong thời kỳ này cũng đa dạng, phức tạp.
+ Thời kỳ này bao gồm: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp tri thức, những
người sản xuất nhỏ, tầng lớp tư sản. Các giai cấp; tầng lớp này vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau. lOMoAR cPSD| 45476132
+ Trong một giai cấp, tầng lớp cũng có nhiều bộ phận có trình độ, có ý thức khác nhau.
Thu nhập, ý thức chính trị của các bộ phận khác nhau có sự khác nhau.
- Trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa - xã hội:
+ Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại nhiều tư tưởng và văn hóa khác
nhau. Bên cạnh tư tưởng xã hội chủ nghĩa là chủ nghĩa Mác-Lênin giữ vai trò thống trị, còn tồn tại
tư tưởng tư sản, tiểu tư sản, tâm lý tiểu nông…
+ Trên lĩnh vực văn hóa cũng tồn tại văn hóa cũ, văn hóa mới thường xuyên đấu tranh với nhau.
* Thực chất của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ diễn ra
cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp tư sản đã bị đánh bại và những thế lực chống phá chủ nghĩa
xã hội với giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động. Cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra
trong điều kiện mới là giai cấp công nhân đã cầm quyền, quản lý tất cả các lĩnh vực đời sống xã
hội. Cuộc đấu tranh giai cấp với những nội dung, hình thức mới, diễn ra trong lĩnh vực chính trị,
kinh tế, văn hóa, tư tưởng. Biện pháp đấu tranh bằng tuyên truyền vận động là chủ yếu, bằng hành chính và luật pháp.